Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ sâm mềm (brucea mollis wall ex kurz)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.72 KB, 17 trang )

Nghiên cứu thành phần hóa học cây Khổ sâm
mềm (Brucea mollis Wall. ex Kurz)


Bùi Minh Nhuệ


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Hóa hữu cơ; Mã số: 60 44 27
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Cường
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Tổng quan về chi Brucea(Sầu đâu); hoạt tính sinh hoạt; loài Brucea mollis
(khổ sâm mềm) và lớp chất quassinoit. Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây
Brucea mollis và xác định các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư. Xử lí mẫu thực
vật và chiết tách cũng như tìm hiểu về hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp
chất phân lập được: Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.01 (12N);
hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.02 (MC218); hằng số vật lý và
các dữ kiện phổ của hợp chất BM.03 (3R, 12K); hằng số vật lý và các dữ kiện phổ
của hợp chất BM.04 (MC220); hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất
BM.05 (MC221). Đưa ra kết quả và thảo luận: Xác định tên khoa học cây Brucea
mollis; đánh giá tác dụng gây độc tế bào các cặn chiết từ lá cây Brucea mollis; cấu
trúc của các hợp chất được phân lập; hoạt tính sinh học của các hợp chất được phân
lập.

Keywords. Hóa hữu cơ; Thành phần hóa học; Cây khổ sâm


Content
I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Thiên nhiên là một kho thuốc khổng lồ mà đến nay thế giới vẫn chưa khám phá hết.
Việt Nam chúng ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và có một hệ động thực vật đa
dạng phong phú với 10.368 loài thực vật, trong đó có tới 3.830 loài có khả năng dùng làm
thuốc (Viện dược liệu, 2001). Đây chính là tiềm năng to lớn mà chúng ta cần phải tận dụng.
Trên thực tế, nhiều cây thuốc đã cho thấy có hiệu quả điều trị bệnh rõ rệt nhưng cơ chế
tác dụng của chúng vẫn chưa được giải thích và chứng minh một cách thuyết phục. Xu hướng
chữa bệnh hiện nay là kết hợp Đông – Tây y với phương châm vừa áp dụng kinh nghiệm
chữa bệnh của cha ông ta bằng thuốc Nam, vừa nghiên cứu tính năng tác dụng của cây thuốc
bằng cơ sở khoa học hiện đại.
Cây Khổ sâm mềm ( hay còn gọi là Sầu đâu rừng, Cứt chuột) có tên khoa học là
Brucea mollis Wall. ex Kurz, thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae là một loài cây thuộc hệ
thực vật đặc hữu Việt Nam. Trong y học dân gian nước ta, từ lâu cây đã được sử dụng để trị
các bệnh sốt rét, ung nhọt, đau bụng, amíp, ghẻ lở. Tuy vậy loài cây dược liệu này chưa được
nghiên cứu nhiều về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cả trên ở thế giới cung như ở
Việt Nam.
Ngày nay, bệnh ung thư đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu cho
loài người. Bằng các phương pháp thử hoạt tính hiện đại, cây Brucea mollis đã được phát
hiện có hoạt tính chống nhiều dòng ung thư.
Kết quả thử độc tính tế bào các cặn chiết từ lá cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall.ex
Kurz) trên các dòng ung thư LU-1 ( ung thư phổi ở người ), Hep – G2 ( ung thư gan người ),
MCF – 7 ( ung thư vú ở người ) được đưa ra ở bảng sau:

STT
Các cặn chiết
lá cây Khổ sâm mềm
IC
50
(100 µg/ml)
Lu-1
Hep-G2

MCF-7
1
2
3
4
MeOH (cặn chiết)
n-hexan (cặn chiết)
Cloroform (cặn chiết)
Nước (cặn chiết)
28,4
3,5
58,43
>128
14,49
1,03
61,21
>128

61,6
5,8
60,87
>128


Kết quả này cho thấy: cặn chiết MeOH cho hoạt tính gây độc tế bào mạnh dòng tế bào
ung thư gan người (Hep-G2) với giá trị IC
50
(100 μg/ml) 14,49. Đặc biệt phân đoạn n-hexan
cho hoạt tính gây độc tế bào rất mạnh với cả ba dòng tế bào ung thư LU-1, Hep-G2, MCF-7
với các giá trị IC

50
(100 μg/ml) lần lượt là 3,5; 1,03 và 5,8. Kết quả này đã giúp chúng tôi
định hướng phân lập các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư.
Nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây
này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
" Nghiên cứu thành phần hóa học cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex
Kurz) với nội dung nghiên cứu như sau:
1. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây
2. Xác định các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư
Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ góp phần vào việc nghiên cứu, tìm kiếm các
hoạt chất mới có hoạt tính chống ung thư, mà còn có tác dụng đóng góp vào kho tàng kiến
thức của nhân loại về thành phần và hoạt tính sinh học của cây thuốc dân gian Việt Nam,
nhằm bảo tồn các loài thực vật quý trong hệ sinh thái của nước ta và trên hết, góp phần xóa
đau khổ, giảm đói nghèo cho xã hội, khai thác và ứng dụng có hiệu quả các hoạt tính quý báu
từ cây thuốc vào lĩnh vực y dược học.
II. THỰC NGHIỆM
2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu
Cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex Kurz) được thu hái vào tháng 3/2009, ở
Mai Châu, tỉnh Hoà Bình. Tên khoa học của cây do TS. Trần Thế Bách (Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật) xác định. Mẫu tiêu bản của cây được lưu trữ tại phòng tiêu bản thực vật
HN thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, kí hiệu mẫu là VK 2211 (HN).
Mẫu thực vật sau khi thu hái về được rửa sạch, loại bỏ phần hư hỏng, phơi khô và sấy ở
nhiệt độ 50-60
o
C cho đến khô. Sau đó mẫu được xay nhỏ và được ngâm chiết kiệt nhiều lần
bằng MeOH ở nhiệt độ phòng.
Sau khi cất loại dung môi, cặn cô được chiết phân đoạn với các dung môi có độ phân cực
tăng dần như: n-hexan, cloroform hoặc diclometan, etyl axetat và MeOH.
Các dung môi dùng để chiết tách và chạy sắc ký là dung môi công nghiệp được làm

khan, lọc và cất lại trước khi sử dụng.
2.1.2 Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết
Các phương pháp sắc ký được sử dụng để nhận biết và phân lập các hợp chất từ cặn
chiết thô bao gồm: sắc ký bản mỏng TLC, sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel pha
thường (Merck loại 40-63 m) hoặc pha đảo (ODS, YMC (30-50 μm)), sắc ký cột dianion
HP-20, sephadex LH-20. Bên cạnh đó còn dùng phương pháp kết tinh để thu chất sạch.
2.1.3 Các phương phương xác định cấu trúc hóa học các hợp chất
Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập ra được xác định bằng cách kết
hợp các phương pháp vật lý và hóa học, sử dụng các phương pháp phổ như: phổ
khối lượng (ESI-MS), phổ khối phân giải cao (HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân
một chiều và hai chiều (1D, 2D-NMR).
2.1.3.1 Xác định điểm chảy và góc quay cực
Điểm nóng chảy được đo trên máy Boetius, góc quay cực đo trên máy Polartronic-D,
chiều dài cuvet là 1 cm.
2.1.3.2 Phổ khối lượng (ESI-MS) và phổ khối phân giải cao (HR-ESI-MS)
Phổ khối ion hóa bụi điện tử ESI-MS được ghi trên máy ghi Agilent 6310 Ion Trap, phổ khối
phân giải cao HR-ESI-MS được đo trên máy Agilent 6510 Q-TOF LC/MS.
2.1.3.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều được ghi trên máy Bruker Avance
500 MHz với TMS là chất chuẩn nội.
2.1.4 Phương pháp thử hoạt tính ức chế tế bào ung thư in vitro
2.1.4.1 Vật liệu
+ Hóa chất: do Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên cung cấp và các hóa chất cần
thiết khác của các hãng Sigma, GIBCO, Invitrogen v.v.
+ Các dòng tế bào ung thư: KB (ung thư biểu mô), LU-1 (ung thư phổi người), Hep-G2
(ung thư gan người), MCF-7 (ung thư vú người), LNCaP (ung thư tiền liệt tuyến) và HL-60
(ung thư máu cấp tính) do GS. TS. J. M. Pezzuto, Trường Đại học Hawaii và GS. Jeanette
Maier, trường Đại học Milan, Italia cung cấp.
2.1.4.2 Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro
Các dòng tế bào ung thư được nuôi cấy dưới dạng đơn lớp trong môi trường nuôi cấy

DMEM với thành phần kèm theo gồm 2 mM L-glutamine, 1,5 g/L sodium bicarbonate, 4,5
g/L glucose, 10 mM HEPES, và 1,0 mM sodium pyruvate, ngoài ra bổ sung 10% fetal bovine
serum-FBS (GIBCO).
Tế bào được cấy chuyển sau 3-5 ngày với tỉ lệ (1:3) và nuôi trong tủ ấm CO
2
ở điều
kiện 37
o
C, 5% CO
2
.
2.1.4.3 Phép thử sinh học xác định hoạt tính gây độc tế bào (cytotoxic assay)
Các tế bào ung thư được nuôi trong phiến vi lượng 96 giếng, được thử chất,
nhuộm bằng SRB (sulforhodamine B) và đo hàm lượng protein tổng số ở bước sóng 515 nm
bằng máy Microplate Reader (BioRad). Hoạt chất được chuẩn bị cho thí nghiệm ở các nồng
độ 100 g/ml; 20 g/ml; 4 g/ml; 0,8 g/ml.
Dữ liệu sau đó được phân tích bằng bảng Excel và giá trị IC
50
sẽ được xác định nhờ
phần mềm TableCurve phiên bản số 4.
DMSO 10% là dung môi pha chất được sử dụng như đối chứng âm. Ellipticine được sử
dụng làm đối chứng dương ở các nồng độ 100 g/ml; 20 g/ml; 4 g/ml; 0,8 g/ml. Dữ liệu
sau đó được phân tích bằng bảng Excel và giá trị IC
50
sẽ được xác định nhờ phần mềm
TableCurve phiên bản số 4.
DMSO 10% là dung môi pha chất được sử dụng như đối chứng âm. Ellipticine được sử
dụng làm đối chứng dương ở các nồng độ 100 g/ml; 20 g/ml; 4 g/ml; 0,8 g/ml.
2.2 Xử lí mẫu thực vật và chiết tách
Lá cây Khổ sâm mềm sau khi thu hái được thái nhỏ, phơi khô, nghiền thành bột (2,6 kg), ngâm

chiết trong metanol (12 lít × 3 lần). Dịch chiết metanol sau đó được quay cất loại dung môi
dưới áp suất giảm thu được 191g dịch cô. Dịch cô này được hoà vào 1,5 lít hỗn hợp
MeOH:nước (1/1) rồi chiết phân bố lần lượt bằng các dung môi n-hexan, diclorometan, etyl
axetat. Sau khi cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn chiết n-hexan (80 g),
diclometan (21 g), etyl axetat (8 g) và dịch nước Hai cặn chiết n-hexan và diclometan cho
các vết giống nhau trên sắc ký bảng mỏng TLC nên được gộp lại và tiến hành tách phân đoạn
trên

Hình Error! No text of specified style in document 1. Sơ đồ phân đoạn các cặn chiết từ lá
cây Khổ sâm mềm
cột silica gel pha thường và hệ dung môi rửa giải lần lượt là n-hexan:axeton 100 - 40/1 - 20/1
- 10/1 - 5/1 - 2,5/1 - 1/1 - 0/100, thu được tám phân đoạn 1E (10 g), 1F (5 g), 1G (27 g), 1H
(8 g), 1I (14 g), 1K (9 g), 1L (15 g), 1M (15 g). Phân đoạn 1G (27 g) tiếp tục tách phân đoạn
trên cột silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải diclometan:metanol (gradient, 1-
100%), thu được 11 phân đoạn 12A (3 g), 12B (1,3 g), 12C (2,4 g), 12D (2,8 g), 12E (1 g),
12F (1,4 g), 12G (4,1g), 12H (700 mg), 12I (1 g), 12L (1,9 g), 12S (0,76 g).
Phân đoạn 12F (1,4 g) xuất hiện tinh thể, lọc rửa bằng axeton thu được chất sạch
BM.01 (22 mg) (12N). Phân đoạn 12G (4,1 g) chạy tách chất lần lượt qua hai cột sắc ký trên
silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải lần lượt là diclometan (100%) và n-
hexan:axeton 20/1, thu được chất sạch BM.02 (24 mg) (MC218). Hai phân đoạn 12I và 12L
xuất hiện chất kết tinh, tiến hành lọc rửa bằng metanol thu được chất sạch BM.03 (570 mg)
(3R, 12K). Phân đoạn 12B được tiến hành sắc ký cột trên silica gel pha thường với hệ dung
môi rửa giải n-hexan:diclometan 2/1 thu được ba phân đoạn 14A (500 mg), 14B (180 mg),
14C (140 mg). Gộp hai phân đoạn (14B+14C) tiến hành sắc ký cột trên silica gel pha thường
với hệ dung môi rửa giải n-hexan:etyl axetat 40/1, thu được hai chất sạch BM.04 (70 mg)
(MC220) và BM.05 (75 mg) (MC221).
2.3 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được
2.3.1 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.01 (12N)
Chất bột màu trắng.
ESI-MS (+) m/z: 550,6 [M+H]

+

, C
38
H
78
O.
1
H-NMR (400 MHz, CDCl
3
), δ (ppm): 3,49 (2H, -CH
2
-O), 1,45 (2H, m, CH
2
), 1,16 (70H,
35CH
2
), 0,78 (3H, m, CH
3
).
13
C-NMR (100 MHz, CDCl
3
), δ (ppm): 62,3 (-CH
2
-O-), 22,4-32,3 (36CH
2
), 13,7 (CH
3
) .

2.3.2 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.02 (MC218)
Chất bột màu trắng.
ESI-MS (-) m/z: 495,6 [M+H
2
O-H]
-

, C
33
H
66
O.
1
H-NMR (500 MHz, CDCl
3
), δ (ppm): 3,64 (2H, -CH
2
-O-), 1,57(4H, m, 2CH
2
), 1,26 (58H,
29CH
2
), 0,88 (3H, m, CH
3
).
2.3.3 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.03 (3R, 12K)
Tinh thể hình kim, không màu, không mùi.
1
H-NMR (400 MHz, CDCl
3

), δ (ppm): 5,34 (1H, d, J = 5 Hz, H-6), 5,12 (1H, dd), 5,03 (1H,
dd), 3,51 (1H, m, H-3), 1,01 (3H, s, H-19).
13
C-NMR (100 MHz, CDCl
3
), δ (ppm): 140,8 (s, C-5), 138,4 (d, C-22), 129,3 (d, C-23),
121,7 (d, C-6), 71,8 (d, C-3), 56,8 (d, C-14), 55,9 (d, C-17), 51,2 (d, C-9), 50,1 (d, C-24),
42,3 (t, C-4), 42,2 (t, C-12), 40,4 (d, C-20), 37,2 (t, C-7), 36,1 (t, C-1), 36,1 (s, C-13), 33,9 (t,
C-25), 31,8 (d, C-8), 31,6 (t, C-13), 31,6 (t, C-16), 29,1 (t, C-2), 28,2 (q, C-28), 26,0 (t, C-
15), 24,2 (t, C-11), 21,1 (q, C-26), 21,0 (q, C-21), 19,3 (d, C-27), 18,7 (q, C-19), 12,2 (q, C-
29), 12,0 (q, C-18).
2.3.4 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.04 (MC220)
Chất bột màu vàng, tan trong CHCl
3
, R
f
= 0,25 (n-hexan: EtOAc 20/1).
ESI-MS (+) m/z: 603,0 [M+H]
+
, C
43
H
70
O.
1
H-NMR (500 MHz, CDCl
3
) và
13
C-NMR (125 MHz, CDCl

3
): xem bảng 3.2.
2.3.5 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.05 (MC221)
Chất bột màu đỏ, R
f
= 0,17 (n-hexan:EtOAc 20/1), hiện UV254.
1
H-NMR (500 MHz, CDCl
3
), δ (ppm): 2,60 (t), 2,16 (s), 2,11 (s), 1,72-1,84 (m), 1,47-1,57
(m), 1,21-1,39 (m), 1,05-1,16 (m), 0,84 (d, J = 4,5 Hz), 0,86 (d, J = 5,0 Hz), 0,87, 1,22 (3H,
s).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl
3
): xem bảng 3.3.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1.1. Cấu trúc của các hợp chất được phân lập
1.1.1. Cấu trúc các hợp chất phân lập từ lá cây Khổ sâm mềm
Từ lá cây Khổ sâm mềm phân lập theo sơ đồ 2.1 và 2.2 thu được 4 hợp chất thuộc các
lớp chất béo (BM.01, BM.02, BM.04, BM.05), 1 steroit (BM.03),

3.3.1.1 Hợp chất BM.01: octatriacontan-1-ol (12N)
Hợp chất BM.01 thu được dưới dạng bột trắng.
Phổ
1
H và
13
C-NMR cho thấy phân tử có một nhóm metyl tại δ 13,7 ứng với proton tại
δ 0,78, một nhóm metylen có liên kết với ôxy tại δ 62,3 ứng với proton tại δ 3,49 và 35 nhóm

metylen nằm trong vùng δ 22,4 - 32,3 ứng với proton tại δ 1,16. Điều này cho phép ta dự
đoán hợp chất BM.01 là một ancol no, đơn chức và mạch thẳng.
Trong phổ ESI-MS của BM.01 xuất hiện peak ion giả phân tử tại m/z 550,6 [M+H]
+
,
ứng với công thức phân tử C
38
H
78
O. Do vậy, hợp chất BM.01 được xác định là octatricontan-
1-ol, hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ chi Brucea.

Hình Error! No text of specified style in document 2. Cấu trúc hóa học của hợp chất
BM.01
3.3.1.2 Hợp chất BM.02: tetratriacontan-1-ol (MC218)
Hợp chất BM.02 thu được dưới dạng bột trắng.
Phổ
1
H-NMR của BM.02 có các đặc điểm giống với phổ BM.01.
BM.02 có một nhóm metyl tại δ 0,88, hai nhóm metylen tại δ 1,57, 29 nhóm metylen
tại δ 1,26 và một nhóm metylenhydroxy tại δ 3,64. Vì vậy dựa vào phổ
1
H-NMR ta có thể dự
đoán BM.02 cũng là một ancol no, đơn chức và mạch thẳng.
Trong phổ ESI-MS của BM.02 xuất hiện peak ion giả phân tử tại m/z 479,0 [M - H]
-

,
ứng với CTPT C
33

H
68
O. Vậy BM.02 được xác định là tetratriacontan-1-ol và lần đầu tiên
tách ra từ chi Brucea.
CTCT của BM.02 là :


Hình Error! No text of specified style in document 3. Cấu trúc hóa học của hợp chất
BM.02
3.3.1.3 Hợp chất BM.03: stigmast-5,22-dien-3-

-ol (3R, 12K)
Hợp chất BM.03 thu được dưới dạng tinh thể hình kim, không màu, không mùi, nhiệt
độ nóng chảy 155-157
o
C, [α]
D
25
-45
0
(c = 0,05 trong CHCl
3
). Trong phổ
1
H,
13
C-NMR cho
thấy có ba proton olefinic ở δ 5,34 (1H, d, J = 5,0 Hz, H-6), 5,12 (1H, dd), 5,03 (1H, dd) ứng
với ba cacbon ở δ 121,7 (d, C-6), 138,4 (d, C-22), 129,3 (d, C-23).
Dựa vào đặc tính lý hóa và so sánh phổ với chất chuẩn, hợp chất BM.03 được xác định

là stigmast-5,22-dien-3-

-ol, CTPT C
29
H
58
O.

Hình Error! No text of specified style in document 4. Cấu trúc hóa học của hợp chất
BM.03
3.3.1.4 Hợp chất BM.04: bombiprenone (MC220)
Hợp chất BM.04 thu được dưới dạng bột màu vàng, tan trong CHCl
3
, R
f
= 0,25 (n-
hexan: EtOAc 20/1). Phổ
1
H,
13
C-NMR và HSQC của BM.04 cho thấy trong phân tử có các
nhóm chức có cùng độ chuyển dịch hóa học bao gồm: 7 nhóm metyl (nhóm V), 14 nhóm
metylen (nhóm II + III), 7 nhóm metin (nhóm IV, cacbon lai hoá sp
2
) và 7 cacbon không có
liên kết hydro (nhóm I). Trong phổ HMBC có các tương tác của H
7
/C
5
, H

4
/C
6
, H
34
/C
5
, C
7
,
điều đó cho thấy trong phân tử tồn tại hợp phần dạng isopren. Vì có các nhóm chức giống
nhau và kết hợp phân tích tương tác trong phổ HMBC cho ta biết trong phân tử BM.04 sẽ có
7 nhóm isopren tương đương hoá học và một nhóm isopren nữa ở cuối mạch phân tử. Tất cả
8 nhóm isopren này sẽ nối lại với nhau tạo thành mạch dài phân tử.

Bảng Error! No text of specified style in document 1. Số liệu phổ NMR của hợp chất
BM.04
Vị
trí
δ
C
a

(ppm)
δ
H
b

(ppm)
HMBC

(HC)
COSY
(HH)
NOESY
(HH)
1
29,9 (q)
2,13 (3H, s)
C2, C3
H3, H4,
H3, H4
2
208,8
(s)




3
43,8 (t)
2,45 (2H, t, J = 7,5
Hz)
C2, C4, C5
H1, H4,
H1, H4
Vị
trí
δ
C
a


(ppm)
δ
H
b

(ppm)
HMBC
(HC)
COSY
(HH)
NOESY
(HH)
4
22,5 (t)
2,27 (2H, t, J = 7,5
Hz)
C2, C3, C5,
C6
H1, H3, H5, H7,
H34
H1, H3, H34
5
122,5
(d)
5,08 (1H)
C4, C7, C34
H4, H34
H7
6

134,9-
136,5
(s)
(I)




10




14




18




22




26





30




7
39,7 (t)
(II)
1,97-2,00
(14H, t, J = 7,5 Hz)
C5, C6, C8,
C9, C34
H8, H34
H5, H8, H9,
H34
11
C10, C12,
C13, C35
H12, H35
H9, H12, H13,
H35
15
C14, C16,
C17, C36
H16, 36
H13, H16,
H17, H36

19
C18, C20,
C21, C37
H20, H37
H17, H20,
H21, H37
23
C22, C24,
C25, C38
H24, H38
H21, H24,
H25, H38
27
C26, C28,
C29, C39
H28, H39
H25, H28,
H29, H39
31
C30, C32,
C33, C40
H32, H40
H29, H32,
H33, H40
8
26,6-
26,8 (t)
(III)
2,05-2,09
(14H, t, J = 7,5 Hz)

C6, C7, C9,
C10
H9, H7, H34,
H35
H7, H9, H34,
H35
12
C10, C11,
C13, C14
H13, H11, H35,
H36
H11, H13,
H35, H36
16
C14, C15,
C17, C18
H17, H15, H36,
H37
H15, H17,
H36, H37
20
C18, C19,
C21, C22
H21, H19, H37,
H38
H19, H21,
H37, H38
24
C22, C23,
C25, C26

H25, H23, H38,
H39
H23, H25,
H38, H39
28
C26, C27,
C29, C30
H29, H27, H39,
H40
H27, H29,
H39, H40
32
C30, C31,
C33, C41
H42, H33, H31,
H40, H43
H31, H33,
H40, H42, H43
9
124,1-
124,4
(d) (IV)
5,10-5,13 (7H)
C7, C8, C35
H8, H35
H7, H8, H11
13
C11, C12,
C36
H12, H36

H11, H12, H15
17
C15, C16,
C37
H16, H37
H15, H16, H19
21
C19, C20,
H20, H38
H19, H20, H23
Vị
trí
δ
C
a

(ppm)
δ
H
b

(ppm)
HMBC
(HC)
COSY
(HH)
NOESY
(HH)
C38
25

C23, C24,
C39
H24, H39
H23, H24, H27
29
C27, C28,
C40
H28, H40
H27, H28, H31
33
C31, C32,
C42, C43
H42, H32, H43
H31, H32, H42
34
16,0 (q)
(V)
1,57-1,60 (21H, s)
C5, C6, C7
H4, H5, H8,H7
H4, H7, H8
35
C9, C10,
C11
H9, H8, H12,
H11
H8, H11, H12
36
C13, C14,
C15

H13, H12, H16,
H15
H12, H15, H16
37
C17, C18,
C19
H17, H16, H20,
H19
H16, H19, H20
38
C21, C22,
C23
H21, 20, 24, 23
H20, H23, H24
39
C25, C26,
C27
H25, H24, H28,
H27
H24, H27, H28
40
C29, C30,
C31
H29, H28, H32,
H31
H28, H31, H32
41
131,2
(s)





42
25,7 (q)
1,68 (3H, s)
C33, C41,
C43
H32, H33
H33, H43, H32
43
17,7 (q)
1,62 (3H, s)
C33, C41,
C42
H32, H33
H42, H32
a
đo trong CDCl
3
, 125 MHz;
b
đo trong CDCl
3
, 500 MHz; TMS là chất chuẩn nội.

Phổ ESI-MS cho peak ion giả phân tử m/z 603,0 [M+H]
+
ứng với công thức phân tử
C

43
H
70
O . Từ dữ liệu phổ và các phân tích trên, hợp chất BM.04 được xác định là bombiprenone,
hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ chi Brucea.

Hình Error! No text of specified style in document 5. Cấu trúc hóa học của hợp chất
BM.04

Hình Error! No text of specified style in document 6. Phổ
1
H-NMR của hợp chất BM.04


Hình Error! No text of specified style in document 7. Phổ DEPT của hợp chất BM.04
3.3.1.5 Hợp chất BM.05: α-tocopherol (MC221)
Hợp chất BM.05 thu được dưới dạng bột màu đỏ, R
f
= 0,17 (n-hexan:EtOAc 20/1),
hiện UV254.
Phổ
13
C-NMR và DEPT cho thấy có 29 cacbon trong đó có 8 nhóm metyl, 11 nhóm
metylen, 3 nhóm metin và 7 cacbon không có liên kết hydro. Dữ liệu phổ của BM.05 còn cho
thấy sự xuất hiện một vòng thơm bị thế hoàn toàn tại δ
C
117,4 (C4a); 118,5 (C5); 144,5 (C-
6); 121,0 (C-7); 122,6 (C-8) và 145,6 (C-8a). Các cacbon C-6 và C-8a chuyển dịch về trường
thấp, chứng tỏ có gắn với dị tố có độ âm điện lớn, các cacbon khác có các nhóm thế metyl tại
δ

C
11,3 (C-5a); 12,2 (C-7a); 11,8 (C-8b) và một nhóm metylen tại δ
C
20,8 (C-4). Các phân
tích trên đã gợi ý trong phân tử của hợp chất BM.05 tồn tại nhân croman.
Bảng Error! No text of specified style in document 2. Số liệu phổ
13
C-NMR của hợp chất
BM.05 và chất tham khảo
STT
BM.05
δ
C
(ppm)
α-tocopherol
δ
C
(ppm)
(CDCl
3
, 125 MHz, TMS)
(CDCl
3
, 25,2 MHz, TMS)

1


2
74,5

74,3
2a
23,8
23,8
3
31,6
31,6
4
20,8
20,8
4a
117,4
117,0
5
118,5
118,5
5a
11,3
11,2
6
144,5
144,4
7
121,0
121,0
7a
12,2
12,1
8
122,6

122,3
8a
145,6
145,4
8b
11,8
11,8
1'
39,8
39,8
2'
21,1
21,0
3', 5', 7', 9'
37,3 - 37,5
37,5
4', 8'
32,8
32,7
4'a, 8'a
19,8
19,7
6'
24,5
24,5
10'
24,8
24,8
11'
39,4

39,4
12'
28,0
28,0
12'a
22,6
22,6
13'
22,7
22,6

Khi so sánh dữ liệu phổ của BM.05 với dữ liệu phổ của α-tocopherol trong tài liệu tham
khảo [110], ta thấy chúng hoàn toàn phù hợp. Vì vậy ta có thể khẳng định BM.05 là α-
tocopherol, CTPT C
29
H
50
O
2
. Hợp chất này có khả năng chống ôxy hóa mạnh và tiêu diệt các
gốc tự do [111, 112] và lần đầu tiên tách ra từ chi Brucea.

Hình Error! No text of specified style in document 8. Cấu trúc hóa học của hợp chất
BM.05

Hình Error! No text of specified style in document 9. Phổ
1
H-NMR của hợp chất BM.05

Hình Error! No text of specified style in document 10. Phổ DEPT của hợp chất BM.05


3.4 Hoạt tính sinh học của các hợp chất được phân lập
Các hợp chất BM.02  05 được thử hoạt tính gây độc tế bào đối với bốn dòng ung thư
KB (ung thư biểu mô), LU-1 (ung thư phổi người), LNCaP (ung thư tiền liệt tuyến) và HL-60
(ung thư máu cấp tính).
Thí nghiệm được lặp lại ba lần để đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm và của dữ
liệu. Sau quá trình xử lí số liệu bằng phần mềm Table Curve, các giá trị IC
50
đã được tính
toán và cho thấy độ tin cậy cao (r
2
≥ 0,99 tương ứng sai số <0,01). Kết quả thu được như sau:

Bảng Error! No text of specified style in document 3. Kết quả thử hoạt tính của các hợp
chất được
tách ra trên bốn dòng ung thư
Hợp chất
Giá trị IC
50
(g/ml)
trên bốn dòng tế bào ung thư khác nhau
HL-60
LU-1
KB
LNCaP
BM.02
> 20
> 20
> 20
> 20

BM.03
> 20
> 20
> 20
> 20
BM.04
> 20
> 20
> 20
> 20
BM.05
> 20
> 20
> 20
> 20
Ellipticine
0,66
0,72
0,89
0,697
.
Kết quả nay cho thấy hoạt tính của các chất không mạnh, điều này dễ hiểu va
̀
phu
̀

̣
p vơ
́
i

cấu tru
́
c ho
́
a ho
̣
c là những ancol mạch dài, chất béo cu
̉
a chu
́
ng.

IV. KẾT LUẬN
Đã nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây Brucea mollis (Wall. ex Kurz). Và đã phân lập
được 5 hợp chất từ lá cây bao gồm: octatriacontan-1-ol (BM.01), tetratriacontan-1-ol (BM.02,
MC218), stigmast-5,22-dien-3-

-ol (BM.03, 3R, 12K), bombiprenone (BM.04, MC220), α-
tocopherol (BM.05, MC221). Trong đó, các hợp chất BM.01, BM.02, BM.04, BM.05 lần đầu
tiên được phân lập từ chi Brucea.
.
2. Đã đánh giá độc tính tế bào của dịch chiết MeOH tổng và các cặn chiết n-hexan,
cloroform, dịch nước từ lá cây Khổ sâm mềm đối với 3 chủng tế bào ung thư phổi người
(Lu), ung thư gan người (Hep-G2) và ung thư vú (MCF-7). Dịch chiết MeOH cho tác
dụng gây độc tế bào mạnh đối với dòng tế bào ung thư gan người Hep-G2 (IC
50
=14,49
µg/ml). Cặn chiết n-hexan ức chế rất mạnh đối với cả ba dòng tế bào ung thư Lu, Hep-G2
và MCF-7 với giá trị IC
50

(µg/ml) lần lượt là 3,5; 1,03; 5,8.
3. Đã nghiên cứu đánh giá hoạt tính gây độc tế bào các hợp chất phân lập được trên bốn dòng
ung thư KB (ung thư biểu mô), LU-1 (ung thư phổi người), LNCaP (ung thư tiền liệt
tuyến) và HL-60 (ung thư máu cấp tính). Các hợp chất phân lập được đều có hoạt tính
nhưng không mạnh.



References
Tiếng Việt
1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Hà nội, NXB Y học, tr.1036 (1999).
2. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ (2000).
3. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Tập 2,
Tr. 1286.
4. Đỗ Huy Bích và các cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
NXB Khoa học và kỹ thuật, Tập 1, tr. 542.
5. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB y học, Hà Nội,
tr.142-143.
6. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đỗ Thị Thu Hà (1998), Nghiên cứu thuốc dân tộc của đồng bào
dân tộc Dao thôn Hợp nhất, xã Ba vì, tỉnh Hà tây, Tạp chí dược học, số 8, tr. 5-7.
7. Trần Đăng Thạch, Phạm Văn Cường, Trần Hữu Giáp, Đoàn Thị Mai Hương, Nguyễn
Thị Minh Hằng, Marc Litaudon, Lê Văn Hạc, Nguyễn Văn Hùng, Châu Văn Minh
(2010), Thành phần hóa học quả cây lãnh công lông mượt - Tạp chí KH&CN 48 (4A),
58-63.
8. Mai Hùng Thanh Tùng, Hồ Việt Đức, Trần thu Hường, Nguyễn Mạnh Cường, Các
amít và flavonoit từ lá cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall.ex kurz), Tạp chí hóa học
(2011).
9. Mai Hùng Thanh Tùng, Trần Thu Hường, Nguyễn Mạnh Cường,

Trần Thế Bách,

Nguyễn Quốc Bình (2011), tác dụng gây độc tế bào ung thư của lá cây Khổ sâm mềm
(Brucea mollis), Tạp chí dược liệu 16(6).
10. Mai Hùng Thanh Tùng, Hồ Việt Đức,Trần Thu Hường, Nguyễn Mạnh Cường, Các
isoprenoit và coumarin từ cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex Kurz), Tạp chí
Khoa học và Công nghệ (2012)
11. Mai Hùng Thanh Tùng, Nguyễn Thành Dương, Trần Thu Hường, Nguyễn Mạnh
Cường, Các amít và flavonoit từ lá cây Khổ sâm mềm - Brucea mollis, Tạp chí hóa học
(2011)
12. Mai Hùng Thanh Tùng, Hồ Việt Đức, Bùi Hữu Tài, Nguyễn Mạnh Cường, Các
tecpenoit và phenolic glucoside từ cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex Kurz),
Tạp chí hóa học (2011).
13. Mai Hùng Thanh Tùng, Hồ Việt Đức,Young Ho Kim, Nguyễn Mạnh Cường, Đóng góp
mới về nghiên cứu thành phần hóa học cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex
Kurz), Tạp chí hóa học.

Tiếng Anh
14. Nguyen Manh Cuong, Nguyen Hai Nam, Yong Kim, Young Jae You, KiHwan Bae, Tran Van
Sung, and Byung Zun Ahn (2002), Cytotoxic Activity of Vietnamese Herbal Medicines against
A549 Cells, Kor. J. Pharmacogn, 33(1), 64-68.
15. Hyuk Choi, Jungsug Gwak, Munju Cho, Min-Jung Ryu, Jee-Hyun Lee, Sang Kyum Kim,
Young Ho Kim, Gye Won Lee, Mi-Young Yun, Nguyen Manh Cuong, Jae-Gook Shin,
Gyu-Yong Song, Sangtaek Oh (2010), Murrayafolin A attenuates the Wnt/-catenin
pathway by promoting the degradation of intracellular -catenin proteins, Biochemical
and Biophysical Research Comunication, 391, 915-920.
16. Sheila m. Simão, Euclides L. Barreiros, M. Fatima Das G. F. Da Silva and Otto R.
Gorrliebt (1991), Chemogeographical evolution of quassinoids in Simaroubaceae,
Phytochemistry, 30(3), 853-8651.
17. I. Kitagawa, T. Mahmud, P. Simanjuntak, K. Hori, T. Uji, H. Shibuya (1994), Indonesian
medicinal plants. VIII. Chemical structures of three new triterpenoids, bruceajavanin A,
dihydrobruceajavanin A, and bruceajavanin B, and a new alkaloidal glycoside,

bruceacanthinoside, from the stems of Brucea javanica (Simaroubaceae), Chem. Pharm.
Bull., 42,1416-1421.
18. Ngo VT et al (1979), Effectiveness of Brucea sumatrana plant against malaria, Duoc
hoc, 4, 15-17.
19. Christine Kamperdick, Tran Van Sung, Trinh Thi Thuy, Mai Van Tri and Günter Adam
(1995), (20R)-O-(3)-α-L-arabinopyranosyl-pregn-5-en-3

,20-diol from Brucea javanica,
Phytochemistry, 38(3), 699 - 701.
20. Li Pan, Young-Won Chin, Hee-Byung Chai, Tran Ngoc Ninh, Djaja Djendoel Soejarto,
A. Douglas Kinghorn (2009), Bioactivity-guided isolation of cytotoxic constituents of
Brucea javanica collected in Vietnam, Bioorganic & Medicinal Chemistry, 17, 2219-
2224.
21. S. M. Kupchan, R.W. Britton, J. A. Lacadie, M. F. Ziegler, C. W. Sigel (1975), Tumor
inhibitors. 100. Isolation and structural elucidation of bruceantin and bruceantinol, new
potent antileukemic quassinoids from Brucea antidysenterica, J. Org. Chem., 40, 648-
654.
22. T. Toyota, N. Fukamiya, M. Okano, K. Tagahara, J. J. Chang, K. H. Lee (1990),
Antitumor Agents, 118. The isolation and characterization of bruceanic acid A, its
methyl ester, and the new bruceanic acids B, C, and D, from Brucea antidysenterica, J.
Nat. Prod., 53, 1526-1532.
23. M. Okano, N. Fukamiya, T. Aratani, M. Juichi, K. H. Lee (1985), Antitumor Agents,
74. Bruceanol-A and -B, two new antileukemic quassinoids from Brucea
antidysenterica, J. Nat. Prod., 48, 972-975.
24. Narihiko F., Masayoshi O. (1988), Antitumor Agents, 93. Bruceanol C, a new cytotoxic
quassinoid from Brucea antidysenterica, J. Nat. Prod., 51(2), 349-352.
25. K. Imamura, N. Fukamya, M. Okano, K. Tagahara, K. H. Lee (1993), Bruceanols D, E,
and F. Three new cytotoxic quassinoids from Brucea antidysenterica, J. Nat. Prod. ,
56, 2091-2097.
26. K. Imamura, N. Fukamiya, M. Nakamura,M. Okano, K. Tagahara, K. H. Lee (1995),

Bruceanols G and H, cytotoxic quassinoids from Brucea antidysenterica, J. Nat. Prod.,
58,1915-1919.
27. F. A. Darwish, F. J. Evans, J. D. Phillipson (1979), Cytotoxic bruceolides from Brucea
javanica, J. Pharm. Pharmacol., 31, 10.
28. S. M. Kupchan, R.W. Britton, M. F. Ziegler, C.W. Sigel (1973), Bruceantin, a new
potent antileukemic simaroubolide from Brucea antidysenterica, J. Org. Chem., 38,
178-179.
29. J. D. Phillipson, F. A. Darwish (1979), TLX-5 lymphoma cells in rapid screening for
cytotoxicity in Brucea extracts, Planta Med., 35, 308.
30. M. J. O_Neill, D. H. Bray, P. Boardman, K. L. Chan, J. D. Phillipson, D. C. Warhurst,
W. Peters (1987), Plants as sources of antimalarial drugs, Part 4: Activity of Brucea
javanica fruits against chloroquine-resistant Plasmodium falciparum in vitro and
against Plasmodium berghei in vivo, J. Nat. Prod., 50, 41-48.
31. H. Subeki, K. Matsuura, K. Takahashi, M. Nabeta, Y. Yamasaki, K. Maede, Katakura
(2007), Screening of Indonesian medicinal plant extracts for antibabesial activity and
isolation of new quassinoids from Brucea javanica, J. Nat. Prod., 70, 1654-1657.
32. M. Okano, K. H. Lee, I. H. Hall, F. E. Boettner (1981), Antitumor agents. 39.
Bruceantinoside-A and -B, novel antileukemic quassinoid glucosides from Brucea
antidysenterica, J. Nat. Prod., 44, 470-474.
33. S. Rahman, N. Fukamiya, H. Tokuda, H. Nishino, K. Tagahara, K. H. Lee, M. Okano (1999),
Three new quassinoid derivatives and related compounds as antitumor promoters from
Brucea javanica, Bull. Chem. Soc. Jpn., 72, 751-756.
34. T. Sakaki, S. Yoshimura, T. Tsuyuki, T. Takahashi, T. Honda, Yadanzioside P (1986),
A new antileukemic quassinoid glycoside from Brucea javanica (L.) Merr with the 3-
O-(-D-Glucopyranosyl) bruceantin structure, Chem. Pharm. Bull., 34, 4447.
35. N. Fukamiya, M. Okano, K. Tagahara, T. Aratani, Y. Muramoto, K. H. Lee (1987),
Antitumor agents, 90. Bruceantinoside C, a new cytotoxic quassinoid glycoside from
Brucea antidysenterica, J. Nat. Prod., 50, 1075-1079.
36. J. Polonsky, Z. Baskevitch, A. Gaudemer, B. Das (1967), Consituants amers de Brucea
amarissima: structures des Bruceines A, B, et C, Experientia 23, 424-426.

37. K. H. Lee, Y. Imakura, Y. Sumida, R. Y. Wu, I. H. Hall, H. C. Huang (1979),
Antitumor agents. 33. Isolation and structural elucidation of bruceoside -A and -B,
novel antileukemic quassinoid glycosides, and brucein -D and -E from Brucea
javanica, J. Org. Chem., 44, 2180-2185.
38. J. Polonsky, Z. Baskevitch, J. Mueller (1969), Bitter components of Brucea
amraissima. The structure of brucein F, C. R. Hebd, Seances Acad. Sci., 268, 1392-
1395.
39. G. R. Duncan, D. B. Henderson (1968), Bruceins from Brucea sumatrana . The
structure of brucein G, Experientia 24, 768-769.
40. K. H. Lee, Y. Imakura, H. C. Huang (1977), Bruceoside-A, a novel antileukaemic
quassinoid glycoside from Brucea javanica, J. Chem. Soc., Chem. Commun., 2, 69-70.
41. N. Fukamiya, M. Okano, M. Miyamoto, K. Tagahara, K. H. Lee (1992), Antitumor
agents, 127. Bruceoside C, a new cytotoxic quassinoid glucoside, and related
compounds from Brucea javanica, J. Nat. Prod., 55, 468-475.
42. S. Ohnishi, N. Fukamiya, M. Okano, K. Tagahara, K. H. Lee (1995), Bruceosides D, E,
and F, three new cytotoxic quassinoid glucosides from Brucea javanica, J. Nat. Prod.,
58, 1032-1038.
43. N. Fukamiya, K. H. Lee, I. Muhammad, C. Murakami,M. Okano, I. Harvey, J. Pelletier
(2005), Structure-activity relationships of quassinoids for eukaryotic protein synthesis,
Cancer Lett., 220, 37.
44. K. Y. Sim, J. J. Sims, T. A. Geissman (1968), Constituents of Brucea sumatrana. I.
Brusatol, J. Org. Chem., 33, 429-43.
45. J. D. Phillipson, F. A. Darwish (1981), Bruceolides from Fijian Brucea javanica,
Planta Med., 41, 209-220.
46. J. Polonsky, Z. Baskevitch-Varon, T. Sevenet (1975), Bitter constituents of Soulamea
tomentosa Simaroubaceae structure of a new quassinoid, iso-brucein A, Experientia,
31, 1113-1114.
47. I. H. Kim, R. Suzuki, Y. Hitotsuyanagi, K. Takeya (2003), Three novel quassinoids,
javanicolides A and B, and javanicoside A, from seeds of Brucea
javanica,Tetrahedron, 59, 9985-9989.

48. I. H. Kim, S. Takashima, Y. Hitotsuyanagi, T. Hasuda, K. Takeya (2004), New
quassinoids, javanicolides C and D and javanicosides B−F, from seeds of Brucea
javanica, J. Nat. Prod., 67, 863-868.
49. I. H. Kim, Y. Hitotsuyanagi, K. Takeya (2004), Quassinoid xylosides, javanicosides G
and H, from seeds of Brucea javanica, Heterocycles, 63(3), 691-697.
50. I. H. Kim, Y. Hitotsuyanagi, K. Takeya (2004), Quassinoid glucosides from seeds of
Brucea amarissima, Phytochemistry, 65, 3167-3173.
51. J. S. Zhang, L. Lin, Z. L. Chen, R. S. Xu, X. Y. Sun (1983), Studies on
the chemical constituents of Brucea javanica. II. Brucein E-glucopyranoside, Huaxue
Xuebao, 41, 149-152.
52. B. N. Su, L. C. Chang, E. J. Park, M. Cuendet, B. D. Santarsiero, A. D. Mesecar, R. G.
Mehta, H. H. S. Fong, J. M. Pezzuto, A. D. Kinghorn (2002), Bioactive constituents of the
seeds of Brucea javanica, Planta Med., 68, 730-733.
53. T. Sakaki, S. Yoshimura, M. Ishibashi, T. Tsuyuki, T. Takahashi, T. Honda, T.
Nakanishi (1984), New quassinoid glycosides, yadanziosides A-H, from Brucea
javanica, Chem. Pharm. Bull., 32, 4702.
54. T. Sakaki, S. Yoshimura, M. Ishibashi, T. Tsuyuki, T. Takahashi, T. Honda, T.
Nakanishi (1985), Constituents of seeds of Brucea javanica. Structures of new bitter
principles, yadanziolides A, B, C, yadanziosides F, I, J, and L, Chem. Pharm. Bull., 58,
2673-2680.
55. T. Sakaki, S. Yoshimura, T. Tsuyuki, T. Takahashi, T. Honda, T. Nakanishi (1986),
Structures of yadanziosides K, M, N, and O, new quassinoid glycosides from Brucea
javanica (L.) Merr, Chem. Pharm. Bull., 59, 3541.
56. M. Okano, N. Fukamiya, T. Toyota, K. Tagahara, K. H. Lee (1989), Antitumor agents,
104. Isolation of yadanziosides M and P from Brucea antidysenterica and identification
of bruceantinoside B as a mixture of yadanzioside P and bruceantinoside C, J. Nat.
Prod., 52, 398-401.
57. N. Fukamiya, M. Okano, T. Aratani, K. Negoro, A. T. McPhail, M. Juichi, K. H. Lee
(1986), Antitumor agents, 79. Cytotoxic antileukemic alkaloids from Brucea
antidysenterica, J. Nat. Prod., 49, 428-434.

58. N. Fukamiya, M. Okano, T. Aratani, K. Negoro, Y. M. Lin, K. H. Lee (1987),
Antitumor agents. LXXXVII cytotoxic antileukemic canthin-6-one alkaloids from
Brucea antidysenterica and the structure activity relationships of their derivatives,
Planta Med., 53, 140-443.
59. Y. Ouyang, K. Mitsunaga, K. Koike, T. Ohmoto (1995), Alkaloids and quassinoids of
Brucea mollis var. tonkinensis, Phytochemistry, 39, 911-913.
60. Y. Ouyang, K. Koike, T. Ohmoto (1994), Canthin-6-one alkaloids from Brucea mollis
var. tonkinensis, Phytochemistry, 36, 1543-1546.
61. Y. Ouyang, K. Mitsunaga, K. Koike, T. Ohmoto, (1994), Indole alkaloids from Brucea
mollis var. tonkinensis, Phytochemistry, 37, 575-578.
62. H. Schmid (1945), Über wasserlösliche Inhaltsstoffe von Papaver somniferum L, Helv.
Chim. Acta, 28, 722-740.
63. K. C. Liu, S. L. Yang, M. F. Roberts, J. D. Phillipson (1990), Cathin-6-one alkaloids
from cell suspesion cultures of Brucea javanica, Phytochemistry, 29, 141-143.
64. S. Nakatsuka (1986), Structures of Flazin and Ys, hightly fluorescent compounds isolated
from Japanese soy sauce, Tetrahedron Lett., 27, 3399-3402.
65. C. W. Wright, M. J. O_Neill, J. D. Phillipson, D. C. Warhurst (1988), Use of
microdilution assess in vitro antiamoebic activities of Brucea javanica fruits,
Simarouba amara stem and a number of quassinoids, Antimicrob. Agents Chemother.,
32, 1725-1729.
66. S. Rahman, N. Fukamiya, M. Okano, K. Tagahara, K. H. Lee (1997), Anti-tuberculosis
activity of quassinoids., Chem. Pharm. Bull., 45, 1527-1529.
67. Pierre A., Robert-Gero M., Tempete C., Polonsky J. (1980), Structural requirements of
quassinoids for the inhibition of cell transformation, Biochem. Biophys. Res. Comm.,
93, 675.
68. Jian-Hua Liu, Wei-Dong Zhang, Ski-Kai Yan, Yan-Heng Shen (2009), Chemical
constituents of plants from the genus Brucea, Chemistry & Biodiversity, 6, 57-70.
69. Xiao-Hui Yan, Jia Chen, Ying-Tong Di, Xin Fang, Jia-Hong Dong, Peng Sang, Yue-Hu
Wang, Hong- Ping He, Zhong-Kai Zhang, and Xiao-Jiang Hao (2010), Anti Tobacco
Mosaic Virus (TMV) quassinoids from Brucea javanica (L.) Merr, J. Agric. Food

Chem., 58, 1572–1577.
70. Ajmi NoorShahida, Tin Wui Wong, Chee Yan Choo (2009), Hypoglycemic effect of
quassinoids from Brucea javanica (L.) Merr (Simaroubaceae) seeds, Journal of
Ethnopharmacology, 124, 586–591.
71. Saw Bawm, Hideyuki Matsuura, Ahmed Elkhateeb, Kensuke Nabeta , Subeki, Nariaki
Nonaka, Yuzaburo Oku, Ken Katakura (2008), In vitro antitrypanosomal activities of
quassinoid compounds from the fruits of a medicinal plant, Brucea javanica, Veterinary
Parasitology, 158, 288-294.
72. Chen Pangyu (1997), Simaroubaceae (excluding Harrisonia and Suriana), In: Chen
Shukun, ed, Fl. Reipubl. Popularis Sin. 43(3), 10-13.
73. Alain Pierré, Malka Robert-Géro, Christiane Tempête and Judith Polonsky (1980),
Structural requirements of quassinoids for the inhibition of cell transformation,
Biochemical and biophysical research communications, 93, 3, 675-686.
74. Polonsky J. (1973), Quassinoit Bitter Principles, Fortschr Chem. Org. Naturst., 30,
101-50.
75. Polonsky, J. (1985), For reviews, Forts. Chem. Org. Naturst., 47, 221.
76. Grieco P. A., Vander-Roest J. M., Pineiro-Nunez M. M., Campaigne E. E., Carmack M.
(1995), Polyandrol, a C19 quassinoit from Castela polyandra, Phytochem., 38(6),
1463-1465.
77. Moretti C., Deharo E., Sauvain M., Jardel C., Timon David P., Gasquet (1994),
Antimalarial activity of cedronin, J. Ethnopharm., 43, 57-61.
78. Clark E. P. (1937), Quassin. I. The preparation and purification of Quassin and
Neoquassin, with information concerning their molecular formulas, J.Am. Chem. Soc.,
59, 927.
79. Valenta Z., Papadopoulos S., Podesva (1961), Quassin and Neoquassin, Tetrahedron,
15(1-4), 100-110.
80. Connolly J. D., Overton K. H., Polonsky J. (1970), The chemistry and biochemistry of
the limonoids and quassinoids, In Progress in Phytochemistry; Reinhold L., Lieschitz
Y. Ed., Interscience Publishers: London, 2, 385.
81. Okano M., Fukamiya N., Lee K. H. (1990), Studies in Natural Products Chemistry,

Elsevier Science Publishers, Amsterdam, 7, 369-404.
82. Lee K. H., Tani S., Imakura Y. (1987), Antimalarial agents, 4. Synthesis of a brusatol
analog and biological activity of brusatol-related compounds, J. Nat. Prod., 50, 847.
83. VanderRoest J. M., Grieco P. A (1993), Synthetic studies on quassinoits: total synthesis
of (±) bruceatin, J. Am. Chem. Soc., 115, 5841.
84. Waterman, P. D. (1983), Ch. 15 in "Chemistry and Chemical Taxonomy of the Rutales", (Ed.
Waterman, P. D. and Grundon, M.F.), Academic Press, London, 392.
85. Swingle, W.T. (1938), J. Wash. Acad. Sci., 28, 530.
86. Willis, J. E. (1973), A Dictionary of the Flowering Plants and Ferns, Cambridge
University Press, London. .
87. Blatter C. (1975), Indian Medicinal Plants, Calcutta, 470.
88. Perry, L. M. (1980), Medicinal plants of East and Southeast Asia: Attributed Properties
and Uses, The MIT Press Cambridge, Massachusetts, 366. .
89. Braulio M. Fraga (1998), Natural sesquiterpenoids, Nat. Prod. Rep., (1), 73-92.
90. Ran Xu, Gia C. Fazio and Seiichi p. T. Matsuda (2004), On the origins of triterpenoid
skeletal diversity, Phytochemistry, 65(3), 261-291.
91. Chkravarti N., and Chakravarti S. C. (1952), J. Proc. Inst. Chemists (India), 4, 96-104.
92. Chatterjee A. and Majumdar S. H. (1952), Science and Culture, 17, 306-307.
93. Sunthitikawinsakul A, Kongkathip N, Kongkathip B, Phonnakhu S, Daly JW, Spande
TF, Nimit Y, Rochanaruangrai S, (2003), Coumarins and carbazoles from Clausena
excavata exhibited antimycobacterial and antifungal activities, Planta Med., 69(2), 155-
157.






×