Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả xử lý nước
thải bằng thực vật thủy sinh
Nguyễn Thị Thanh Huệ
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Khoa Môi trường
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Loan
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tổng quan về vùng đất ngập nước tự nhiên và nhân tạo. Nghiên cứu các loài
thực vật thủy sinh được sử dụng trong xử lý nước thải. Ứng dụng đất ngập nước ở Việt
Nam và bài học kinh nghiệm trên thế giới trong xử lý nước rỉ rác. Thiết kế mô hình đất
ngập nước để xử lý nước rỉ rác tại thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh- tỉnh Cao Bằng.
Keywords. Khoa học môi trường; Thực vật thủy sinh; Xử lý nước thải; Nước thải
Content
Mở đầu
Sự phát triển ngày một cao của nền kinh tế đi đôi với quá trình đô thị hóa đã làm cho
diện tích đất ngày càng thu hẹp trong đó có quá trình chuyển hóa đất ngập nước sang sản xuất
nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản hay san lấp để tạo ra các vùng đất cho phát triển công
nghiệp, đô thị.
Trong khi đó, đất ngập nước lại có một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống con
người. Một vai trò hết sức quan trọng của đất ngập nước đó là khả năng đồng hóa và xử lý
chất ô nhiễm bởi tự nhiên và các hoạt động của con người gây ra…
Hiện nay, xử lý nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp rác hiện đang là vấn đề "nóng" tại các đô thị
lớn ở Việt Nam. Ðây là nguồn nước thải độc hại do có chứa nhiều chất độc hại hủy diệt đối
với sinh vật và con người như ni-tơ, a-mô-ni-ắc, vi khuẩn gây bệnh đường ruột, BOD
Có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng xử lý nước rỉ rác, nhưng phần lớn các công trình
này hiệu quả đều không cao, không đáp ứng được yêu cầu xử lý đạt tiêu chuẩn thải với các
chỉ tiêu COD và ni-tơ tổng. Cùng với các nghiên cứu về việc sử dụng ĐNN nhân tạo để xử lý
nước rỉ rác, chúng tôi nhận thấy các loại đất ngập nước có thể được kết hợp để đạt được hiệu
quả xử lí cao hơn, đặc biệt là với xử lí nitơ.
Tổng quan về đất ngập nước và thực vật đất ngập nước
Đất ngập nước được sử dụng để cải thiện chất lượng nước được biết đến vào những
thập kỷ 20 của thế kỷ trước, nhưng hầu hết là các đất ngập nước tự nhiên. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp đất ngập nước tự nhiên chỉ đơn giản được xem là một nguồn tiếp nhận nước
thải gần và thuận tiện hơn so với các con sông và các thủy vực khác. Hơn nữa, các vùng đất
ngập nước tự nhiên thường có các thành phần đa dạng nên hầu như khó dự đoán được khả
năng áp dụng đất ngập nước trong xử lý nước thải tại các khu vực địa lý khác nhau. Mặc dù
đất ngập nước tự nhiên có khả năng cải thiện đáng kể chất lượng nước thải song khả năng xử
lý chưa được xác định rõ. Trong vài thập kỷ qua, việc sử dụng đất ngập nước để xử lý nước
thải mới được tập trung nghiên cứu và thực hiện một cách có kiểm soát. Vai trò của các vùng
đất ngập nước trong việc cải thiện chất lượng nước đã trở thành đề tài ngày càng được quan
tâm cho việc bảo tồn vùng đất ngập nước tự nhiên và xây dựng hệ thống đất ngập nước để xử
lý nước thải. Đất ngập nước nhân tạo có thể được xây dựng với mức độ kiểm soát lớn hơn, do
đó cho phép thiết lập các điều kiện thử nghiệm để xử lý các loại các loại chất ô nhiễm với các
loài thực vật và kiểu dòng chảy khác nhau. Những nghiên cứu xây dựng đất ngập nước nhân
tạo để xử lý nước thải bắt đầu vào những năm 1950 ở Đức, ở Hoa kỳ vào những năm 1970
đến 1980 và phát triển mạnh trong những năm 1990, người ta xây dựng nhiều hệ thống xử lý
nước thải bằng đất ngập nước và áp dụng rộng rãi không chỉ để xử lý nước thải đô thị mà còn
để xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, vùng khai khoáng và nước thải nông nghiệp.
Đất ngập nước tự nhiên thể hiện được chức năng xử lý nước thải và nước mưa như: (1) đầm
lầy, (2) vùng đất ngập lũ, (3) vùng đất bụi cây rậm.
Đất ngập nước nhân tạo gồm dòng chảy bề mặt và dòng chảy ngầm. Trong đó có các hệ
thống đất ngập nước như: hệ thống đất ngập nước dòng chảy bề mặt với thực vật nổi, thực vật
ngập nước và thực vật trôi nổi tự do; hệ thống đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm nằm
ngang, thẳng đứng từ trên xuống và thẳng đứng từ dưới lên.
So với hệ đất ngập nước tự nhiên, hệ đất ngập nước nhân tạo được kiểm soát tốt hơn, do đó
tạo cơ sở cho việc thiết lập các hệ thống xử lí nước thải thử nghiệm với hàm lượng chất ô
nhiễm, loại thực vật và kiểu dòng chảy được xác định rõ ràng. Ngoài ra, hệ đất ngập nước
nhân tạo còn có thêm một số ưu điểm so với các vùng đất ngập nước tự nhiên bao gồm việc
lựa chọn vị trí, đa dạng về kích thước, và quan trọng nhất là tải thủy lực và thời gian lưu được
kiểm soát chặt chẽ.
Thực vật trong đât ngập nước có sự thích nghi về tổ chức cơ thể, hình thái, chức năng
cho phép chúng tiếp tục tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt. Trong nhiều hệ sinh thái
ĐNN, thực vật ĐNN tái sinh bằng hạt trong suốt những thời kỳ phơi dài đủ để nảy mầm và
thiết lập hạt giống. Mặt khác, sự phơi và làm ẩm lại của hạt sẽ quyết định giải phóng hạt khỏi
tình trạng ngủ, giai đoạn ẩm - lạnh cũng làm tăng phần nào của tình trạng này. Sự sống tiếp
tục và sự phát triển của hạt phụ thuộc vào khả năng chịu ngập trong nước hoàn toàn hoặc đối
với cây mọc cao đủ để các lá cây duỗi thẳng đến khu vực phía trên mặt nước.
Thực vật đất ngập nước ngoài khả năng sản xuất sinh khối, còn là thành phần then chốt của
hệ sinh thái đất ngập nước bởi vì chúng cung cấp lớp vỏ che chở cho sự sinh sản, nơi ẩn náu
thú săn mồi và nơi nghỉ cho các vật ở dưới nước cùng nhiều loài hoang dã. Theo đó, thực vật
ĐNN tạo dựng nên những chức năng hữu ích của ĐNN, chúng có giá trị xã hội đáng kể như
quản lý chất cặn và sự vận chuyển chất dinh dưỡng. Những giá trị về giải trí và giá trị cảnh
quan thẫm mỹ được cải thiện nhờ quản lý thành công thực vật ĐNN.
Thực vật thuỷ sinh là những loài có khả năng thích nghi cao với môi trường sống ngập trong
nước và một số trong các loài đó có khả năng xử lý các chất ô nhiễm trong nguồn nước với
hiệu quả rất cao. Thực vật thuỷ sinh được sử dụng để xử lý nước ô nhiễm có thể chia làm 3
loại: nhóm thực vật ngập nước, nhóm thực vật trôi nổi, nhóm thực vật nửa ngập nước.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Mô hình được xây dựng cho bãi rác thị trấn Hùng Quốc – Huyện Trà Lĩnh. Thị trấn
Hùng Quốc là thị trấn huyện lỵ miền núi, xuất phát từ điều kiện tự nhiên lý tưởng, vị thế
thuận lợi, vùng phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng. Nơi đây đã thành lập khu kinh tế cửa khẩu
quốc gia Trà Lĩnh – Long Bang (Trung Quốc). Do đó lượng chất thải rắn trong tương lai sẽ là
vấn đề lớn đối với thị trấn Hùng Quốc. Trong khi đó, hiện này rác thải sinh hoạt được thu
gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải của thị trấn chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn. Khi
lượng rác được dự báo trong tương lại sẽ tăng cao, kéo theo đó là lượng lớn nước rỉ rác
không được xử lý. Trong khi đó nước rỉ rác là nước thải có nồng độ COD, BOD, NH
3
-H,
cao, vượt quá khả năng chịu đựng của thực vật (điển hình như lúa), các thành phần môi
trường và sức khỏe của con người. Vậy, cần phải xử lý nước rỉ rác tại bãi rác thị trấn Hùng
Quốc.
Thực vật thủy sinh được lựa chọn là cỏ Vetiver (cỏ hương bài)
Có hai loài cỏ Vetiver phổ biến đã được trồng để bảo vệ đất là Vetiver zizanioides và
Vetiver nigritana. Tuy nhiên loài Vetiver zizanioides phân bố trong vùng ẩm, trong khi loài
Vetiver nigritana hiện diện ở những vùng khô hơn. Có hai kiểu gen của loài Vetiver
zizanioides đã và đang được sử dụng:
Kiểu gen Bắc Ấn Độ: là loại cỏ hoang dại và được gieo trồng bằng hạt.
Kiểu gen Nam Ấn Độ: là loại cỏ có khả năng tạo màu cho đất thấp và loại bất thụ.
Ở Việt Nam, cỏ Vetiver được gọi là cỏ Hương bài hoặc cỏ Hương lau, có tên khoa học
là Vetiveria zizanioides L, giống cỏ này đã được trồng ở Thái Bình để sản xuất dầu thơm.
Paul Trương (1999) cho rằng Vetiver bắt nguồn từ Nam Ấn Độ và thuộc loại Monto, có
một loại cỏ địa phương cũng được gọi là cỏ Hương bài, cùng tên phân loại là Vetiver
zizanioides L được tìm thấy ở Miền Trung, quanh vùng Pleiku và Ban Mê Thuột, nó tự nhân
giống để tồn tại bằng hạt của mình, vì vậy chắc chắn loại cỏ này không bắt nguồn từ Nam Ấn
Độ như loại Monto.
Ngoài ra, dựa vào hình dáng cây, hoa và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của bộ rễ, một
số nhà khoa học đã đặt tên theo địa phương gồm ba giống như sau:
(1) Giống Đồng Nai có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, rễ có mùi thơm đặc trưng của
cỏ Vetiver.
(2) Giống Bình Phước có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, hình dạng giống như giống
Đồng Nai nhưng rễ không có mùi thơm.
(3) Giống Đắc Lắc có hoa tím, hạt lép không nảy mầm và rễ có mùi thơm đặc trưng như
giống Đồng Nai.
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là: phương pháp tổng quan, phương
pháp tổng quan thu thập tài liệu, phương pháp điều tra và phỏng vấn ngoài thực địa, phương
pháp thu thập và tổng hợp tài liệu phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng hợp
đánh giá và các phương pháp tính toán để xây dựng bể yếm khí, ô đất ngập nước.
Kết quả nghiên cứu
Căn cứ vào hiện trạng quả lý chất thải rắn tại thị trấn Hùng Quốc, cùng với nguồn kinh
phí hạn chế, đặc biệt nơi đây có địa hình chủ yếu chia cắt bởi các ngọn núi, đồi; việc đi lại
khó khăn, khả năng cung cấp điện hạn chế. Trong khí đó hệ thống đất ngập nước có thể được
vận hành ở những nơi thiếu điện.
Dựa trên thiết kế bãi rác của thị trấn cùng với quỹ đất còn lại trong bãi rác và lượng nước rác
tạo ra mỗi ngày là 110 m
3
nước rác để xây dựng hệ thống đất ngập nước. Tại bãi rác đã xây
đựng bể thu nước rác và nước mưa chảy tràn với S = 36m
2
, các thông số như BOD, COD, …
giảm đáng kể sau khoảng thời gian lưu tại bể chứa. Chính vì vậy, trước khi đưa nước rác vào
các ô đất ngập nước thì thu nước vào bể yếm khí S= 122m
2
(được mở rộng và cải tạo từ bể
thu nước rỉ rác và nước mưa chảy tràn).
Kết quả điển hình khi nghiên cứu một số hệ thống đất ngập nước xử lý nước rỉ rác:
Với hệ thống HF-VF là hệ thống dòng chảy ngang kết hợp với ô đất lọc sinh học dòng thẳng
đứng (S=75m
2
) trồng sậy và cỏ nến: loại bỏ NH
3
-N (Giá trị trung bình dòng vào = 211 mg/L,
dòng thải = 3,4 mg/L) và phốt pho (Giá trị TB dòng vào = 0,4 mg/L, dòng ra = không phát
hiện). Hiệu quả xử lý khá tốt, đủ điều kiện sử dụng nước cho tưới tiêu.
Với hệ thống HF là hệ thống dòng chảy ngang khi trồng sậy và cỏ nến.
(S=215m
2
): loại bỏ NH
3
-N (Giá trị trung bình dòng vào = 275 mg / L, dòng ra = 151 mg/L)
và phốt pho (Giá trị TB dòng vào = 6,9mg/L, dòng ra = 2,6). Các thông số chưa đạt tiêu
chuẩn dùng trong tưới tiêu, vậy nên cần kết hợp giai đoạn xử lý với hệ thống VF để đạt hiệu
quả tốt hơn.
Nhu cầu nước đầu ra yêu cầu quá trình nitrat hóa xảy ra hoàn toàn nhưng hệ thống dòng chảy
ngang xử lý thứ cấp không thể làm điều này vì khả năng vận chuyển oxy hạn chế. Hệ thống
dòng chảy thẳng đứng có khả năng vận chuyển oxy lớn hơn nhiều, và do đó, tạo điều kiện
cho quá trình nitrat hóa tốt hơn. Tuy nhiên, trong hệ thống thẳng đứng sự khử nitrat xảy ra rất
hạn chế. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ thống đất ngập nước dòng chảy ngang có hiệu quả
xử lý thấp với nồng độ cao. Trong khi đó, hệ thống kết hợp lại thể hiện ưu thế hơn.
Thiết kế được hệ thống đất ngập nước để xử lý nước rỉ rác cho bãi rác của thị trấn Hùng
Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Hệ thống kết hợp dòng chảy ngang và dòng thẳng
đứng, sử dụng Cỏ Vetiver với tổng diện tích là 186 m
2
. Trong đó, một hệ chảy ngang đặt ở
đầu, bao gồm: 3 hệ thống dòng chảy ngang nhỏ với kích thước (19m×1,9m×2m) và một hệ
thẳng đứng, bao gồm: 2 hệ chảy thẳng đứng kích thước (19m×1,9m×2m) ở giai đoạn thứ hai.
Và khi nghiên cứu về một số loài thực vật ở một số nước trên Thế giới, Việt Nam được sử
dụng trong xử lý nước rỉ rác như: sậy, cỏ nến và cỏ Vetiver. Cho thấy, cỏ Vetiver có khả
năng chịu đựng trong điều kiện hạn hán, lũ lụt kéo dài (chịu được trong luồng nước sâu từ
0,6-0,8m liên tục trong vòng 45 ngày), sống được trong môi trường nghèo chất dinh dưỡng,
có khả năng xử lý nước thải ở nồng độ cao (khi COD ~ 1500 mg/L), và đặc biệt chúng là
loài cây đã được sử dụng lâu năm trong mục đích chống xói mòn, sạt nở ở đất nước chúng ta.
Ở Việt Nam, giống C. nemoralis hiệu quả không cao nhưng người dân một số tỉnh ven biển
Miền Trung Việt Nam (tiếng địa phương gọi là Cỏ Đế) và Tây Nguyên từ lâu đã biết ích lợi
của nó và đã trồng để giữ cho bờ ruộng lúa được vững chắc và quan trọng hơn là bộ rễ của nó
ngắn, không thích hợp để ổn định những sườn đất dốc. Hơn nữa, cũng chưa có công trình
nghiên cứu nào về khả năng của nó trong xử lý nước thải, phục hồi và cải thiện môi trường
nên sử dụng sử dụng giống V. zizanioides. Cùng với những công trình nghiên cứu được trình
bày ở trên, việc sử dụng cỏ Vetiver để xử lý nước thải cho hiệu quả cao. Chính vì vậy, tôi
quyết định lựa chọn cỏ Vetiver là loại thực vật được trồng trong hệ thống đất ngập nước ở
Trà Lĩnh – Cao Bằng. Chính vì vậy, đã chọn cỏ Vetiver trồng trong hệ thống đất ngập nước
tại khu vực nghiên cứu.
Sơ đồ tổng thể hệ thống đất ngập nước tại bãi rác thị trấn Hùng Quốc-
huyện Trà Lĩnh – tỉnh Cao Bằng
Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn về cơ chế và động học quá trình loại bỏ chất ô nhiễm
ra khỏi nước rỉ rác của hệ thống đất ngập nước.
Khảo sát quá trình xử lý BOD, COD, NH
3
-N, P theo thời gian, mực nước, thành phần
chất nền và theo chế độ dòng chảy để tìm ra điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý và khả năng
áp dụng của hệ thống.
- Từ nghiên cứu trên có thể áp dụng và mở rộng hệ thống xử lý nước rỉ rác hiện nay, kết
hợp sử dụng các loài thực vật thủy sinh khác như: bèo tây, bèo tấm,
References
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Nguyễn Việt Anh (2006), “Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng
chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam”, www.nea.gov.vn
2. Nguyễn Tiến Bân (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
3. Lê Văn Khoa (2005), Đất ngập nước, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Trịnh Xuân Lai (2000), Giáo trình tính toán các công trình xử lý nước thải, NXB Xây
dựng.
5. Hoàng Minh Lâm (2005). Kết hợp các biện pháp sinh học để xử lý nước thải tại phường
Minh Nông, thành phố Việt Trì.
6. Nguyễn Thị Loan (2009), Nghiên cứu sử dụng hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý
nước sông Tô Lịch cho mục đích sản xuất nông nghiệp.
Bể yếm
khí
ĐNN dòng
chảy thẳng
đứng
ĐNN dòng
chảy ngang
Dòng vào
Dòng ra
7. Nguyễn Ngọc Nam (2009), Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và bèo Lục
bình bằng đất ngập nước.
8. Paul Trương, Trần Tân Văn và ElisePinners (2006), Hướng dẫn kỹ thuật ứng dụng công
nghệ cỏ Vetiver giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường.
9. Ngô Hoàng Văn (2009) - Hội Nước và môi trường nước thuộc Liên hiệp các Hội khoa học
kỹ thuật TPHCM, Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ cánh đồng tưới và cánh
đồng lọc.
10. Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng (2010), Kết quả đo đạc, phân tích môi trường
tỉnh Cao Bằng 2010.
11. Phòng tài nguyên và môi trường huyện Trà Lĩnh (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường
năm 2010.
12. Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị nông thôn (2010), Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
thị trấn Hùng Quốc và khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh đến năm 2025.
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
13. Bastian, R.K. (1993), Constructed Wetlands for Wastewater Treatment and Wildlife
Habitat. 17 Case Studies. US EPA 832-R-93-005, Municipal Technology Branch,
Washington, D.C.
14. Best, E.P.H (1982), “Effects of water pollution on freshwater sumberged macrophytes”,
Water Pollut. Manage. Rev. 1982: 27-56.
15. Brix, H., (1993a), “Wastewater treatment in constructed wetlands: system design,
removal processes, and treatment performance”, in: Constructed Wetlands for Water Quality
Improvement, A.G. Moshiri, ed., CRC Press, Boca Raton, Florida, pp. 9-22.
16. Brix, H., and Schierup, H H., (1989c), “The use of aquatic macrophytes in water
pollution control”, Ambio 18: 100-107.
17. Cooper, P.F., and Boon, A.G., (1987), “The use of Phragmites for wastewater treatment
by the Root Zone Method: the UK approach”, in: Aquatic Plants for Water Treatment and
Resource Recovery, K.R.Reddy and W.H. Smith, eds., Magnolia Publishing: Orlando,
Florida, pp. 153-174.
18. Cooper, P.F., (2005), “The performance of vertical flow constructed wetland systems
with special reference to the significance of oxygen transfer and hydraulic loading rates”,
Wat. Sci. Tech. 51(9): 81-90.
19. DeBusk, T.A., and Reddy, K.R., (1987a), “Wastewater treatment using floating aquatic
macrophytes: contaminant removal processes and management strategies”, in: Aquatic
Plants for Water Treatment and Resource Recovery, K.R. Reddy and W.H. Smith, eds.,
Magnolia Publishing, Orlando, Florida, pp. 643-656.
20. Jan, Vymazal, Lenka and Kröpfelová (2008), “Wastewater Treatment in Constructed
Wetlands with Horizontal Sub-Surface Flow”, Enviroment phollution, volume 14.
21. Ian Percy1, and Paul Truong (2003), Landfill Leachate Disposal with Irrigated Vetiver
Grass.
22. Kadlec, R.H., and Knight, R.L., (1996), Treatment Wetlands, CRC Press, Boca Raton,
Florida.
23. Kadlec, R.H., Knight, R.L., Vymazal, J., Brix, H., Cooper, P. F., and Haberl, R., (2000),
Constructed Wetlands for Water Pollution Control: Processes, Performance, Design and
Operation, IWA Scientific and Technical Report No. 8, London.
24. Manfrinato, W.S., Salati, E., Jr., and Salati, E., (1993), “Water supply system utilizing
the edaphic-phytodepuration technique”, in: Constructed Wetlands for Water Quality
Improvement, A.G. Moshiri, ed., CRC Press, Boca Raton, Florida, pp. 331-340.
25. M.Zupancic Justin, T.g.Bulc, D.Vrhovsek (2005), Slovenian experience: MSW landfill
leachate treatment in contructed wetland and leachate recycling on landfill cover vegetated
with trees, Proceedings Sardinia 2005, Tenth International Waste Management and Landfill
Symposium.
26. Pries, J.H., (1994), “Wastewater and stormwater applications of wetlands in Canada”,
North American Wetlands Conservation Council (Canada). Sustaining wetlands, Issue paper
No. 1994-1.
27. QDNR, (2000), “Queensland Department of Natural Resources. Guidelines for Using
Freewater Surface Constructed Wetlands to Treat Municipal Sewage”, QDNR, Brisbane,
Australia. QuiĖónez-Diaz, M. de J., Karpiscak, M.M., Ellman, E.D., and Gerba, C.P.,
(2001), “Removal of pathogenic and indicator microorganisms by a constructed wetland
receiving untreated domestic wastewater”, J. Environ. Sci. Health A36: 1311-1320.
28. Rai, D.N., and Munshi, J.D., (1979), “The influence of thick floating vegetation
(waterhyacinth- Eichhornia crassipes) on the physicochemical environment of a freshwater
wetland”, Hydrobiologia 62: 65-69.
29. Reddy, K.R., (1981), “Diel variations in physico-chemical parameters of water in
selected aquatic systems”, Hydrobiologia 85: 201-207.
30. Reddy, K.R., and Sacco, P.D., (1981), “Decomposition of waterhyacinth in agricultural
drainage water”, J. Environ. Qual. 10: 228-234.
31. Reed, S.C., Middlebrooks, E.J., and Crites, R.W. (1988), Natural Systems for Waste
Management and Treatment, 1
st
ed., McGraw-Hill Book Company, New York.
32. Salati, E.Jr., Salati, E., and Salati, E., (1999), “Wetland projects developed in Brazil”,
Wat. Sci. Tech. 40(3): 19-25.
33. Salmon, C., Crabos, J.L., Sambuco, J.P., Bessiere, J.M., Basseres, A., Caumette, P., and
Baccou, J.C., (1998), “Artificial wetland performances in the purification efficiency of
hydrocarbon wastewater”, Water Air Soil Pollut. 104: 313-329.
34. Sahai, R., and Sinha, A.B., (1976), “Productivity of submerged macrophytes in polluted
and non-polluted regions of the eutrophic lake, Ramgarh (U.P.)”, in: Aquatic Weeds in S.E.
Asia, C.K. Varshney and J. Rzoska, eds., Dr. Junk Publ., The Hague, The Netherlands, pp.
131-140.
35. Sardinia (2005), Leachate treatment using vertical subsurface flow wetland systems-
findings from two pilot studies. 10th Int. Waste Manag. & Landfill Symp & 3-7 Oct. 2005, S.
Margherita di Pula, Italy.
36. Seidel, K., (1976), “Macrophytes and water purification”, in: Biological Control of
Water Pollution, J. Tourbier, and R.W. Pierson, eds., Pennsylvania University Press,
Philadelphia, pp. 109-122.
37. Vymazal, J., ed., (2001a), Transformations of Nutrients in Natural and Constructed
Wetlands, Backhuys Publishers, Leiden, The Netherlands.
38. Wentz,W.A., (1987), “Ecological/environmental perspectives on the use of wetlands in
water treatment”, in: Aquatic Plants for Water Treatment and Resource Recovery,
K.R.Reddy and W.H. Smith, eds., Magnolia Publishing: Orlando, Florida, pp. 17-25.