Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề cương nghiên cứu: Thực trạng môi trường nước và sự phát triển của Thủ Đô Hà Nội pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.08 KB, 5 trang )

Đề cương nghiên cứu
Đề Tài: “ Thực Trạng Môi Trường Nước Và Sự Phát Triển Bền
Vững Của Thủ Đô Hà Nội”
Tóm lược
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ, hình vẽ
Danh mục từ viết tắt
Chương 1:Tổng quan nghiên cứu đề tài
• Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây Hà Nội đã và đang đô thị hóa với tốc độ nhanh, điều đó cũng
đồng nghĩa vứi môi trường ở Hà Nội bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng . Trong khi đó
nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường và trình độ áp dụng khoa học công nghệ cải
thiện và phòng ngừa ô nhiễm môi trường còn hạn chế, kinh nghiệm quản lí môi trường
đô thị còn bất cập , ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp.Đây là vấn đề đặt
ra đòi hỏi thành phố Hà Nội cần xác định những thách thức về ô nhiễm môi trường hiện
nay của thành phố, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước .Nghiên cứu để tìm ra nguyên
nhân ,giải pháp phù hợp nhất để khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường
nước để đảm bảo phát triển bền vững, thành phố xanh – sạch – đẹp xứng đáng là thủ
đô trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị -xã hội của cả nước. Với lí do trên chúng tôi
đưa ra vân đề nghiên cứu “Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội hiện nay và ảnh
hưởng của nó đến sự phát triển của thủ đô”.
• Xác lập tuyên bố vấn dề trong nghiên cứu đề tài
Đưa ra thực trạng ô nhiêm nguồn nước ở Hà Nội và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển
của thành phố.
• Các mục tiêu nghiên cứu
_Tìm hiểu thực trạng nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội
_Ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới sự phát triển của thành phố
_Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay
cho thành phố


• Phạm vi nghiên cứu
Thành phố Hà Nội
• Ý nghĩa của nghiên cứu
Đưa ra , cho thấy tầm quan trọng của nước đối với sự sống. Từ đó, giáo dục thêm kiến
thức cho mọi người trong việc bảo vệ môi trường ,đặc biệt là môi trường nước đảm bảo
cho việc phát triển bền vững .
• Kết cấu báo cáo
Gồm 4 chương
Chương 2 :Tóm lược một số vấn đề lí luận về chủ đề “Thực trạng
ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội và ảnh hưởng đến sự phát triển
của thành phố”.
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản:
Ô nhiễm môi trường là sự xuất hiện của một chất lạ trong môi trường tự nhiên hoặc làm
biến đổi thành phần, tỉ lệ về hàm lượng của các yếu tố có sẵn ,gây độc hại cho cơ thể
sinh vật và con người nếu như hàm lượng của các chất đó vượt khỏi giới hạn thích nghi
tiềm tàng của cơ thể.
Chất gây ô nhiễm môi trường là chất thải ,rác thải các chất độc hại
Ô nhiễm môi trường nước
2.2 Một số lí thuyết về vấn đề nghiên cứu
_Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội: Nước là một tài nguyên quý của con người,
mọi hoạt động sản xuất sinh hoạt đều cần dùng đến nước .Chính vì vậy mà hàng ngày có
một lượng lớn nướcđược tiêu thụ và cũng đồng thời cũng ngần ấy nước được thải ra
môi trường. Hà Nội là một trong những thành phố lớn nhất của Việt Nam. Lượng nước
thải của thành phố thải ra hàng ngày là rất lớn , tuy nhiên hệ thống xử lí nước thải của
thành phố lại chưa có, còn các doanh nghiệp thì chỉ có một số ít doanh nghiệp có hệ
thống xử lí , còn lại hầu như là thải trực tiếp ra môi trường từ đó gây ra ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe đời sống của người dân, ảnh hưởng tới
sản xuất cũng như gây mất mĩ quan đô thị.
Nước thải ở Hà Nội chủ yếu được thải vào một số sông, hồ chính như hồ Tây, hồ Bảy
Mẫu, hồ Thủ Lệ, sông Tô Lịch , sông Kim Ngưu…bốc mùi hôi thối và rất khó chịu, ảnh

hưởng đến sinh hoạt của con người, đặc biệt là các cá nhân sống xung quanh hồ và dọc
theo các con sông.Màu nước đen kịt, các loài sinh vật cá tôm không thể nào sống
được.Nước thải của thành phố Hà Nội thải ra hệ thống thoát nước hàng ngày khoảng
500000m
3
trong đó có khoảng 100000m
3
là nước thải công nghiệp của các sở dịch vụ và
bệnh viện.
_Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở thành phố: Có hai nguyên nhân chính :
+Nguyên nhân tự nhiên : do qúa trình phát triển và chết đi của các loài thưc động vât
có trong nguồn nước hoặc do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ mặt đất.
+Nguyên nhân nhân tạo : do nước thải sinh hoạt, nước thải ở các khu công nghiệp và
nước thải ở các bệnh viện không qua xử lí mà xả trực tiếp ra sông hồ.
-Hậu quả:
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người chết do các bệnh liên quan
đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên. Ngoài ra, tỉ
lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là rất cao.
-Giải pháp :
+Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua xử lý
và cải thiện hệ thống vệ sinh.
+Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia
đình như lọc nước, đun sôi nước bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng. Ngay cả việc xây
dựng thói quen rửa tay cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người.

+Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cũng cần phải áp
dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi
doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu.
Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một
cuộc sống khỏe mạnh.


+Điều quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch
cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này và thu hút người
dân tham gia.

2.3) Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam
2.4)Những nghiên cứu có liên quan
2.5)Mô hình nội dung về vấn đề nghiên cứu đề tài.
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích
vấn đề “ Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội và ảnh
hưởng của nó tới sự phát triển của thành phố”
3.1) Hệ phương pháp nghiên cứu vấn đề
- Khảo sát
- Điều tra
- Phân tich
- Thống kê
3.2)Kết quả trắc nghiệm mô hình nghiên cứu
3.3)Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia
3.4)Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp
Chương 4 : Các kết luận thảo luận và đề xuất cho vấn đề
“Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hà Nội và
ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của thành phố”
4.1)Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
4.2)Các thảo luận về những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu
4.3)Các đề xuất kiến nghị về vấn đề nghiên cứu
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nên đưa ra các chương trình hành động nhằm nâng
cao nhận thức của người dân, phát động giáo dục tuyên truyền trong các nhà trường cho
học sinh
- Phối hợp với Thành Đoàn, hội thanh niên tình nguyện của thành phố , các trường cao
đẳng, đại học tổ chức các hoạt động về bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hợp lí

nguồn nước.
4.4)Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Do thời gian và khả năng có hạn nên bài nghiên cứu có phần chưa hoàn chỉnh và chặt
chẽ, mong được sự đóng góp của mọi người.

Tài liệu tham khảo
• Nguyễn Xuân Kính . Con Ng ười Môi Trường Và Văn Hoá, Nxb Khoa học xã hội
• TS. Lê Thành Tài . Sức Khỏe Môi Trường, Nxb Lao động Xã hội
• Nhiều Tác Giả . Luật Bảo Vệ Môi Trường, NXB Hồng Đức
• Ngô Thị Giáng Uyên . Sống Xanh - Những Cảm Nhận Ngắn Về Môi Trường Và Lối
Sống Ở Việt Nam Hiện Nay, Nxb Trẻ
Các phụ lục
Các thành viên nhóm 7:
Vũ Minh Qúy
Hoàng Như Quỳnh
Trần Thái Sơn
Vũ Ngọc Sơn
Trần Thị Thanh Tâm
Hoàng Thanh Quỳnh
Ngô Thị Hồng Thắm
Kiều Thị Thắm
Phương
Biên Bản Họp Nhóm

×