Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa tại thành phố vĩnh yên đến môi trường sông phan và đề xuất các giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.12 KB, 10 trang )

Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình
đô thị hóa, công nghiệp hóa tại Thành phố
Vĩnh Yên đến môi trường sông Phan và đề
xuất các giải pháp quản lý


Đào Duy Hưng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Khoa Môi trường
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Đức Hải
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Vĩnh Yên. Nghiên
cứu thực trạng quy hoạch phát triển thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030. Tổng quan về sông Phan, mối quan hệ giữa sông Phan với
thành phố Vĩnh Yên và phân tích thực trạng diễn biến chất lượng môi trường nước
sông Phan do tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường nước sông Phan.

Keywords. Khoa học môi trường; Môi trường nước; Đô thị hóa; Công nghiệp hóa;
Vĩnh Yên

Content
I. MỞ ĐẦU
Sông Phan là sông nội tỉnh lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, bắt nguồn từ sườn Nam dãy núi
Tam Đảo, chảy qua địa phận 24 xã thuộc các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường,
Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích lưu vực


sông Phan tương đối lớn, chiếm ít nhất khoảng 60 % diện tích tỉnh Vĩnh Phúc, tương đương
khoảng 800 km
2
.
Sông Phan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Vĩnh Phúc, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của hầu hết các huyện, thành
thị, là trục tiêu thoát nước chính cho toàn tỉnh trong mùa mưa, lũ. Ngoài ra, sông Phan liên
thông với Đầm Vạc phía Nam của Thành phố Vĩnh Yên, trong khi đó địa hình của Thành phố
Vĩnh Yên có độ dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam, do đó Đầm Vạc và sông Phan còn là nơi
tiếp nhận chất thải từ quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá của Thành phố Vĩnh Yên. Tuy
nhiên, trong thời gian qua chưa có những nghiên cứu đánh giá những tác động đến chất lượng
môi trường nước sông Phan cũng như môi trường sông Phan Vì vậy việc lựa chọn thực hiện
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa tại thành
phố Vĩnh Yên đến sông Phan và đề xuất các giải pháp quản lý” là rất cần thiết.

II. TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Vĩnh Yên
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường và 02 xã với tổng diện tích tự
nhiên là 50,81 km
2
, chiếm 4,1 % diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía

Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương.
- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng trung du, có độ cao từ 9-50 m so với mặt nước biển.
Khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc. Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống

Tây Nam
2.1.3. Khí hậu, thủy văn
Là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình khoảng 24
0
C. Số giờ nắng trung bình 1.630 giờ, số giờ nắng giữa các
tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều. Độ ẩm trung bình 82,5 % và chênh lệch không nhiều qua
các tháng trong năm. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, từ tháng 4 đến tháng 9. Gió
Đông Bắc, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau kèm theo sương muối.
2.1.4. Các dạng tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
- Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua;
- Đất phù sa không được bồi, ngập nước vào mùa mưa;
- Đất phù sa cũ không bạc màu bị feralit hoá;
- Đất bạc màu trên nền phù sa cũ bị feralit hoá;
- Đất dốc tụ ven đồi núi;
- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước;
b) Tài nguyên nước
Gồm nước mặt và nước ngầm, trong đó nguồn nước mặt là sông Phan, Đầm Vạc và
một số ao hồ khác. Nguồn nước mặt với trữ lượng khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng đã bị
suy giảm. Còn nguồn ngầm có trữ lượng không lớn, chất lượng không cao.
c) Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên ít về chủng loại, nhỏ về trữ lượng,
nghèo về hàm lượng.
2.1.5. Dân số
Dân số trung bình năm 2010 là 95.682 người với mật độ dân số là 1.883 người/km
2
,
cao gấp khoảng 2,3 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh (814 người/km
2

).
2.1.6. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
a) Về giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 7446,4 tỷ đồng tính theo giá cố định năm 1994, gấp
2,8 lần năm 2005.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng gia tăng nhanh khu vực công
nghiệp – xây dựng.
c) Chuyển dịch cơ cấu lao động
Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu lao động Thành phố chuyển dịch mạnh từ khu vực nông
nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp.
d) Sản xuất công nghiệp
Giai đoạn 2005-2010 tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp duy trì ở mức cao, đạt
22,37 %/năm trong giai đoạn 2006-2010.
đ) Các ngành dịch vụ
Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ năm 2010 chiếm 24,2 % tổng giá trị sản
xuất trên địa bàn, tăng 0,8 điểm phần trăm so với năm 2005. Năm 2010, ước tính, tỷ trọng
dịch vụ chiếm 45,11 % tổng GTGT, tăng 2,28 điểm %, so với năm 2005.
e) Sản xuất nông, lâm, thủy sản
Nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng
của thành phố Vĩnh Yên (2010 chiếm khoảng 1,3 % tổng GTSX và khoảng 2,47 % tổng
GTGT).
f) Thu-chi ngân sách
Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân 5 năm (2006-2010) đạt 52,54 %, gấp 1,8 lần so
với quy hoạch 2006-2010. Tốc độ tăng chi ngân sách bình quân 5 năm (2006-2010) khoảng
41 %/năm.
g) Kết cấu hạ tầng
Mạng lưới giao thông đô thị của thành phố bao gồm đường bộ và đường sắt. Tổng
chiều dài đường bộ nội thị có khoảng 141,868 km, mật độ đường là 2,79 km/km
2.

Thành phố
cơ bản đã hoàn thành hệ thống cấp nước, đảm bảo cung cấp cho 85 % dân số nội thị được sử
dụng nước sạch.
2.2. Quy hoạch phát triển thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030
2.2.1. Định hƣớng phát triển ngành và lĩnh vực
a) Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Phát triển công nghiệp theo hướng sử dụng công nghệ cao, tiến tiến, kỹ thuật hiện đại,
ít gây ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển các ngành cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu
xây dựng, may mặc và chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống, các ngành tiểu thủ công
nghiệp. Theo quy hoạch thành phố Vĩnh Yên sẽ hình thành 02 KCN và 03 CCN, cụ thể là:
KCN Khai Quang; KCN Hội Hợp và các CCN Lai Sơn, Tích Sơn và Đồng Tâm.
b) Định hướng phát triển xây dựng
Đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng, nhất là quản lý các dự án đầu tư
xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở… Triển khai chương trình phát triển nhà ở xã hội, tạo
bước đột phá trong phát triển nhà.
c) Định hướng phát triển khu vực dịch vụ
Phát triển các lĩnh vực dịch vụ hiện đại, chất lượng cao như tài chính, tín dụng, ngân
hàng, bưu chính, viễn thông, bảo hiểm, tư vấn pháp luật, đào tạo nghề…
d) Định hướng phát triển khoa học- công nghệ, giáo dục và đào tạo
Tập trung vào lĩnh vực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tư vấn về xuất nhập khẩu công nghệ, trang
thiết bị công nghiệp, tài chính, viễn thông, tự động hóa…
đ) Định hướng phát triển y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Nâng cấp và xây dựng thêm bệnh viện đạt tiêu chuẩn cơ sở y tế quốc tế. Tăng cường
các hoạt động y tế để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ở tất cả các tuyến.
e) Định hướng phát triển nông nghiệp
Chuyển dần phát triển nông nghiệp truyền thống sang phát triển nông nghiệp đô thị và
nông nghiệp sinh thái.
2.2.2. Định hƣớng phát triển kết cấu hạ tầng

a) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Phát triển mạng lưới đường dạng vành đai, đường hướng tâm và đường xuyên tâm để
hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ kết hợp đường bộ, đường sắt, đường hàng không,
liên tỉnh, liên vùng.
b) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng cấp thoát nước
- Định hướng cấp nước: Cấp nước cho dân nội thị là 120 lít/người/ngày đêm và dân
ngoại thị là 80 1ít/ người/ngày đêm, tỷ lệ dân số được cấp nước khoảng 85 %, còn giai đoạn
2016-2020 nhu cầu nước sinh hoạt đối với dân nội thị là 130 lít/người/ngày đêm và đối với
dân ngoại thị là 100 1ít/người/ngày đêm, tỷ lệ dân số được cấp nước khoảng 95 %.
- Định hướng thoát và xử lý nước thải: Nâng cấp, cải tạo hệ thống rãnh thoát nước
chung hiện có trên các trục đường trong khu vực Thành phố cũ. Đầu tư hệ thống thu gom và
tách nước thải đưa về trạm xử lý tập trung để xử lý trước khi thải vào Đầm Vạc.
c) Định hướng phát triển cung cấp điện
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện, cấp thoát nước, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và
hạ tầng văn hóa xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 có 90 % các xã phường có điện chiếu sáng
công cộng.
d) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội
* Phát triển chợ
Nâng cấp cải tạo các chợ hiện có và xây dựng mới một số chợ cũng như trung tâm
thương mại lớn.
* Phát triển cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục: Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh
500 giường ở xã Thành Trù; Bệnh viện Sản nhi 500 giường ở xã Định Trung; Xây dựng một
số trường đại học, cao đẳng như: Trường đại học dầu khí; Trường cao đẳng (đại học) Văn hóa
Nghệ thuật – Du lịch.
* Các khu đô thị mới
Dự kiến đến năm 2020 Thành phố Vĩnh Yên sẽ có 12 khu đô thị mới với tổng diện
tích quy hoạch là 1879,18 ha, trong đó có 6 khu đô thị mới đã và đang triển khai với tổng
diện tích là 629,26 ha.
2.2.3. Định hƣớng phát triển không gian
Thành phố Vĩnh Yên được chia thành 3 phân khu chức năng chính là khu đô thị trung

tâm, khu nhà ở và khu công nghiệp.
2.2.4. Định hƣớng quy hoạch sử dụng đất
Đất đô thị chia thành 4 nhóm chính là đất nhà ở; đất làm các khu thương mại, giáo
dục, chợ – văn phòng; đất công nghiệp; đất sản xuất nông nghiệp.
2.3. Tổng quan về sông Phan
2.3.1. Vị trí địa lý
Sông Phan bắt nguồn từ sườn nam dãy núi Tam Đảo chảy theo hướng Nam qua các 24
xã thuộc các huyện, thành phố: Tam Dương, Vĩnh Tường, Vĩnh Yên và Bình Xuyên
2.3.2. Các đặc trƣng thuỷ văn chính
a) Hệ thống sông Phan
Hệ sông Phan định vị ở phần giữa tỉnh Vĩnh Phúc, gồm 2 phụ hệ chính: phụ hệ Bắc
gồm 4 nhánh chính bắt nguồn từ dãy Tam Đảo là vùng thượng lưu sông Phan, sông Cầu Bòn,
sông Sau và sông Bá Hạ; phụ hệ Nam gồm 2 nhánh chính là nhánh sông Phan (nam) và Cà
Lồ cụt.
b) Một số thủy vực chính khác trong lưu vực sông Phan:
Trong lưu vực sông Phan có nhiều đầm, hồ lớn. Thiên tạo có Đầm Vạc (thành phố
Vĩnh Yên), đầm Rưng, vực Xanh, vực Quảng Cư Nhân tạo có hồ Xạ Hương (huyện Bình
Xuyên), hồ Làng Hà (huyện Tam Dương).
2.3.3. Chức năng môi trƣờng và mối quan hệ giữa sông Phan với Thành phố Vĩnh
Yên
a) Cung cấp nguồn nước
Trong bối cảnh dân số đô thị tăng nhanh, các khu công nghiệp mở rộng… nhu cầu về
nước cấp là rất lớn. Nguồn nước sẵn có phục vụ cho những nhu cầu này phụ thuộc quan trọng
vào lưu lượng dòng chảy của sông Phan.
b) Tiêu thoát nước
Thành phố Vĩnh Yên có địa hình dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam, hầu như lượng
nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nước mưa đều được đổ về Đầm Vạc rồi ra sông Phan.
c) Điều hoà môi trường và tạo lập không gian cảnh quan
Sông Phan chảy qua Thành phố Vĩnh Yên là vùng hạ lưu, có chức năng rất quan trọng
là tiếp nhận nước thải của các đô thị và khu công nghiệp, điều hòa môi trường không khí và

thoát nước mưa.

III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Quá trình ĐTH-CNH của Thành phố Vĩnh Yên
Sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập vào năm 1997, thị xã Vĩnh Yên đã có sự phát triển
mạnh, tạo sự chuyển biến lớn về quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và đã đưa Vĩnh Yên từ
một đô thị loại 4 trở thành đô thị loại 3 vào năm 2005.
3.1.2. Chất lƣợng nƣớc sông Phan
Trong những năm qua, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá làm khối lượng các
loại chất thải gia tăng và tính chất của chất thải cũng phức tạp hơn, điều này đã có những tác
động nhất định đến chất lượng nước sông Phan.
3.1.3. Ảnh hƣởng của quá trình ĐTH-CNH tới chất lƣợng nƣớc sông Phan.
Cùng với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, chất thải rắn và nước thải từ quá trình
sinh hoạt của người dân, từ hoạt động du lịch và hoạt động sản xuất của các nhà máy, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… ngày càng tăng lên, trong khi đó hạ tầng về bảo vệ môi
trường của Thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Điều này đã và
đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước Đầm Vạc và sông Phan cũng như các thủy vực
khác trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phƣơng pháp luận DPSIR
3.2.2. Phƣơng pháp kế thừa, thu thập tài liệu, số liệu
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng môi trường nước và trầm tích đáy sông Phan
Nhìn chung, chất lượng nước sông Phan vẫn còn tương đối tốt, các thông số hầu hết
nằm trong giới hạn cho phép so với quy chuẩn QCVN – 2008. Tuy nhiên cũng có một vài
thông số như DO, coliform, Ecoli, PO
4

3-
… ở một vài điểm lấy mẫu cao hơn quy chuẩn Việt
Nam và sự ô nhiễm này chỉ là cục bộ ở một số nơi. Dựa trên kết quả đã nghiên cứu, đánh giá
các thông số lý-hóa-sinh cho thấy như sau:
- Đoạn 1 (Từ xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường đến phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh
Yên): Có một số thông số lý – hoá – sinh vượt quá quy chuẩn cho phép và nguồn nước đã bị ô
nhiễm do dòng sông tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi từ khu dân cư đông
đúc.
- Đoạn 2 (Từ thành phố. Vĩnh Yên về phía hạ nguồn huyện Bình Xuyên): Chất lượng
nước được cải thiện hơn so với đoạn phía trên „Vĩnh Tường - Vĩnh Yên‟. Hệ thống các khu
đất ngập nước ven sông và Đầm Vạc có vai trò quan trọng trong quá trình pha loãng và tự
làm sạch của dòng sông.
4.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước sông Phan do tác động quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa
Theo kết quả quan trắc hàng năm cho thấy, đã có những dấu hiệu suy giảm chất lượng
và ô nhiễm cục bộ bởi các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, coliform… vào một giai đoạn nhất
định, cụ thể là:
a) Đầm Vạc: Từ 2002 đến 2007 hàm lượng chất hữu cơ liên tục tăng lên và tăng mạnh
nhất vào năm 2006 và 2007 (BOD
5
vượt từ 1,6 đến 5,2 lần và COD vượt từ 2 đến 5,2 lần so
với quy chuẩn cho phép). Từ năm 2007 đến nay đã giảm rõ rệt, đặc biệt là từ năm 2009 đến
2010, nhưng vẫn bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ (BOD
5
vượt từ 1,5 lần và COD vượt 1,9 lần
so với quy chuẩn cho phép). Nguyên nhân của sự gia tăng ô nhiễm là do sự phát triển công
nghiệp và đô thị hóa tăng, công tác quản lý chưa chặt chẽ, các cơ sở sản xuất chưa quan tâm
đầu tư xử lý nước thải. Còn từ năm 2008 công tác quản lý đã đi vào nề nếp, chặt chẽ hơn, các
cơ sở sản xuất và KCN đã quan tâm hơn trong xử lý nước thải.
b) Sông Phan: Trong thời gian từ 2002 đến 2004, hàm lượng chất hữu cơ tăng không

đáng kể và bắt đầu tăng mạnh từ 2005 đến 2007 (BOD
5
vượt từ 1,9 – 2,3 lần và COD vượt từ
3,2 - 3,5 lần so với quy chuẩn cho phép). Từ năm 2009 đến nay, các chỉ số này đã giảm rõ rệt
và chất lượng môi trường nước sông Phan tuy vẫn bị ô nhiễm, nhưng đã được cải thiện nhiều.
Điều này cũng cho thấy sự phát triển công nghiệp ở thành phố Vĩnh Yên phát triển sớm và
nhanh hơn so với huyện Yên Lạc. Mức độ ô nhiễm ở sông Phan cũng thấp hơn so với Đầm
Vạc, một phần là sự pha loãng, tự làm sạch của sông Phan lớn hơn và một phần không phải
tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ quá trình ĐTH-CNH như ở Đầm Vạc.
4.3. Biến động nguồn ô nhiễm do phát triển kinh tế - xã hội khu vực Thành phố Vĩnh Yên
4.3.1. Thay đổi sử dụng đất
Tính đến hết năm 2010, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đã làm cho một số loại
đất bị giảm về diện tích so với năm 2005 như đất sản xuất nông nghiệp giảm 306,83 ha
(tương đương 6 %) và chủ yếu là đất trồng lúa (259,76 ha); đất lâm nghiệp giảm 13,75 ha
(tương đương 0,3 %); đất nuôi trồng thuỷ sản giảm 6,14 ha (tương đương 0,1 %); đất sông
suối và mặt nước chuyên dùng giảm 3,18 ha (tương đương 0,1 %) Các loại đất này bị giảm
là do phải chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, đất chuyên dùng như sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng phục vụ quá trình ĐTH-CNH, cụ thể là:
đất ở đô thị tăng 56,93 ha (tương đương 1,1 %); đất ở nông thôn tăng 7,62 ha (tương đương
0,1 %); đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng 146,23 ha (tương đương 37,9 %) và
đất có mục đích công cộng tăng 148,77 ha (tương đương gần 25 %) so với năm 2005.
4.3.2. Gia tăng dân số
Đô thị hóa ở Thành phố Vĩnh Yên thời gian qua đã làm gia tăng dân số, chỉ tính từ
năm 2002 – 2010 dân số nội thị tăng 26.904 người, trung bình tăng 2.989 người/năm, mức
tăng bình quân là 1,46 %.
Theo dự báo thì tỷ lệ dân số sống ở đô thị Vĩnh Yên có xu hướng tăng, và theo tính
toán đến năm 2020 dân số nội thị của Thành phố Vĩnh Yên ít nhất có khoảng 94.824 người
(gần bằng tổng dân số hiện có của thành phố Vĩnh Yên). Sự gia tăng dân số khu vực nội thị
cũng như của Thành phố Vĩnh Yên đã và đang gây sức ép như: nhu cầu về nhà ở tăng lên; hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông không đáp ứng được yêu cầu; khối lượng các loại chất thải

tăng; diện tích cây xanh và mặt nước bị suy giảm
4.3.3. Gia tăng nƣớc thải và chất thải rắn
Quá trình đô thị hoá sẽ làm dân số đô thị gia tăng, nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh
hoạt và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng sẽ tăng lên.
Theo tính toán cho thấy, với quy mô dân số như hiện nay tổng lượng nước thải của
thành phố Vĩnh Yên 11.565 m
3
/ngày đêm (nước thải sinh hoạt nội thị và công nghiệp khoảng
11.262 m
3
/ngày đêm) và dự kiến đến năm 2020 khoảng 19.368 m
3
/ngày đêm (nước thải sinh
hoạt nội thị và công nghiệp là 19.265 m
3
/ngày đêm). Nước thải sinh hoạt chứa lượng lớn các
chất hữu cơ (cacbonhydrat, dầu mỡ, axit amin…), các ion hòa tan, các vi rút, vi khuẩn gây
bệnh …
Cùng với quá trình đô thị hoá là sự công nghiệp hoá của Thành phố Vĩnh Yên. Năm
2005 có 859 cơ sở sản xuất và đến năm 2009 tăng lên 1.015 cơ sở, trong đó đã thu hút được
40 dự án vốn FDI. Sự gia tăng các cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ làm cho lượng nước thải
công nghiệp gia tăng. Tình trạng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, xả
trộm nước thải ra môi trường vẫn xảy ra khá phổ biến.
Mặt khác, chất thải rắn ngày càng tăng về khối lượng và độc hại về tính chất. Hiện nay
tổng khối lượng rác thải sinh hoạt của thành phố vào khoảng 106 tấn/ngày và dự kiến vào
năm 2020 vào khoảng 230 tấn/ngày. Tỷ lệ rác thải được thu gom ở Thành phố Vĩnh Yên hiện
mới chỉ đạt khoảng 80 % (tương đương khoảng 85 tấn/ngày).
4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường sông Phan
4.4.1. Thực trạng các biện pháp quản lý
Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo triển khai một số chương

trình, dự án như: Dự án nạo vét lòng sông, tháo dỡ các vật cản và các công trình xây dựng;
hỗ trợ thí điểm cho 15 xã về thu gom, xử lý rác thải và nước thải; Dự án hỗ trợ nhân rộng
15.000 hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi; Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành
phố Vĩnh Yên… Tuy nhiên, những chương trình, dự án và biện pháp triển khai đã nêu ở trên
còn manh mún, thiếu tính đồng bộ nên hiệu quả mang lại còn nhiều hạn chế. Do đó, trong
năm 2011 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2012-2020 với tổng khái toán vốn là 1.900 tỷ đồng.
4.4.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng sông Phan
a) Xác lập chức năng môi trường sông Phan
Phân chia thành 3 vùng với các chức năng môi trường quan trọng nhất cần phải bảo vệ
như sau:
* Vùng thượng lưu sông Phan: Bắt đầu là dòng suối nhỏ thuộc các huyện Tam Đảo,
Tam Dương đến cầu Thượng Lạp, huyện Vĩnh Tường và có chức năng chính là cung cấp
nguồn nước sạch, điều tiết dòng chảy của toàn bộ lưu vực.
* Vùng trung lưu sông Phan: Bắt đầu cầu Thượng Lập, huyện Vĩnh Tường đến thành
phố Vĩnh Yên và có chức năng cung cấp nguồn nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và
thoát nước cho khu vực thượng lưu.
* Vùng hạ lưu sông Phan: Bắt đầu từ Đầm Vạc đến Bình Xuyên và có chức năng tiếp
nhận nước thải của các đô thị và khu công nghiệp, điều hòa môi trường không khí và thoát
nước mưa.
b) Quy hoạch, quản lý cảnh quan sinh thái, tài nguyên sinh học và tài nguyên đất ven
bờ
Việc quy hoạch, quản lý cảnh quan sinh thái và tài nguyên sinh học theo hướng bảo
tồn tối đa các cảnh quan, hệ sinh thái và tài nguyên sinh học có giá trị; đồng thời khai thác sử
dụng tối đa các giá trị trên để phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc
c) Quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên nước
- Nghiên cứu lập quy hoạch bảo vệ, duy trì các hồ liên thông với dòng sông Phan, các
vùng đất ngập nước ven sông Phan.
- Xây dựng các mô hình điểm xử lý nước thải cụm khu dân cư ven sông Phan, Đầm
Vạc. Kiểm soát chặt chẽ việc xử lý nước thải của các dự án trong lưu vực

- Tuyên truyền, giáo dục người dân địa phương ý thức bảo vệ tài nguyên nước sông
Phan.
d) Chỉnh trị và bảo vệ dòng chảy sông Phan
Phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như bảo vệ rừng đầu nguồn; trồng rừng phủ xanh
đất trống vùng thượng lưu sông Phan và các phụ lưu; nạo vét, mở rộng dòng chảy sông Phan
ở vùng thượng lưu; nạo vét và khơi thông dòng chảy ở vùng trung lưu; quy hoạch bảo vệ địa
giới các hồ và vùng đất ngập nước liên thông với sông Phan; xây dựng trạm bơm nước cưỡng
bức từ sông Cà Lồ ra sông Hồng tại Nguyệt Đức huyện Yên Lạc.
đ) Tăng cường hoạt động quản lý chất thải rắn và chất thải.
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong
thu gom, xử lý rác thải, nước thải;
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý và xử lý chất
thải.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải
thành phố Vĩnh Yên. Sớm triển khai dự án đầu tư xây dựng dự án xử lý chất thải rắn tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên như KCN Khai
Quang, CCN Lai Sơn, Sân golf Đầm Vạc…

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình ĐTH-CNH tại thành phố
Vĩnh Yên đề môi trường sông Phan và qua đó đưa ra các giải pháp đã rút ra nhưng kết luận
sau:
- Chất lượng nước sông Phan nhìn chung vẫn còn tương đối tốt, các thông số hầu hết
nằm trong giới hạn cho phép so với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên, ở một số
điểm đã có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ, một vài thông số như coliform, Ecoli, PO
4
3-
… cao

hơn quy chuẩn Việt Nam (các mẫu nước sông Phan trên địa bàn Huyện Vĩnh Tường và
Huyện Yên Lạc).
- Môi trường nước sông Phan ở đoạn trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên đã được cải
thiện hơn nhiều so với đoạn chảy qua địa bàn các Huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Điều này
cho thấy Đầm Vạc và những vùng đất ngập nước giáp ranh với Thành phố Vĩnh Yên có vai
trò quan trọng trong quá trình pha loãng và tự làm sạch của dòng sông.
- Cùng với sự đô thị hóa và công nghiệp hóa là sự gia tăng về số lượng nguồn thải
cũng như khối lượng các loại chất thải. Hiện tổng lượng nước thải của Thành phố Vĩnh Yên
khoảng 11.565 m
3
/ngày đêm và dự kiến đến năm 2020 khoảng 19.368 m
3
/ngày đêm, tăng
khoảng 67,5 %. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên
hiện nay là 106 tấn/ngày đêm và dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 230 tấn/ngày đêm,
tăng khoảng 117 %.
- Bên cạnh sự gia tăng về khối lượng chất thải của quá trình đô thị hoá, công nghiệp
hoá, tình trạng lấn chiếm của người dân và hoạt động san lấp các vùng đất ngập nước, ao hồ,
Đầm Vạc… để xây dựng các dự án đã làm giảm khả năng pha loãng và tự làm sạch của các
thuỷ vực cũng như hệ sinh thái đất ngập nước đã và đang gây sức ép đến môi trường nước
sông Phan, gây suy giảm chất lượng nước sông Phan. Hàm lượng ô xy hoà tan trong nước
sông Phan và Đầm Vạc đều rất thấp (dao động từ 2,0 – 4,3 mg/l).
5.2. Kiến nghị
- Sớm có quy hoạch xác lập chức năng môi trường của sông Phan nhằm quản lý, bảo
tồn và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học, tài nguyên đất ven bờ, giá trị cảnh
quan sinh thái. Đặc biệt là cần phải có quy hoạch bảo vệ các thuỷ vực liên thông với sông
Phan cũng như các vùng đất ngập nước để duy trì khả năng điều tiết dòng chảy, khả năng tự
làm sạch và điều hoà chất lượng môi trường.
- Tăng cường hoạt động kiểm soát xử lý nước thải của các nguồn thải trên địa bàn
Thành phố Vĩnh Yên như các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị và các dự án

khác, đồng thời đẩy mạnh hoạt động thu gom, xử lý rác thải. Mặt khác, sớm triển khai xây
dựng các mô hình điểm về xử lý nước thải cụm dân cư ven sông Phan, Đầm Vạc để đánh giá
hiệu quả và tổ chức triển khai nhân rộng.

References

1. Công ty Cổ phần nghiên cứu công nghệ bảo vệ môi trường An Thịnh (2010), Dự án
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung công suất 500 tấn/ngày theo công nghệ đốt
rác phát điện tại tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Cục Bảo vệ môi trường (2007), Dự án xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc
phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới.
3. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2005, 2010), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm
2005 và Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2010.
4. Lê Văn Khoa (2009), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Lê văn Khoa, Đoàn Văn Cánh, Nguyễn Quang Hùng, Lâm Minh Triết (2011), Giáo
trình con người và môi trường, NXB Lao động xã hội.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo kết quả quan trắc hiện
trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo Để án tổng thể cải tạo
cảnh quan sinh thái và bảo vệ môi trường lưu vực sông Phan.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Kết quả kiểm kê đất đai tỉnh
Vĩnh Phúc năm 2010.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
10. Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
11. Tổng cục Thống kê (2009), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam. Di cư và
đô thị hóa ở việt Nam, thực trạng, xu hướng và những khác biệt.
12. Trần Hiếu Nhuệ (2009), Những vấn đề môi trường trong đô thị và công nghiệp, Tài
liệu tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên trung cấp chuyên nghiệp.

13. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Tiểu dự án thoát nước và xử lý nước thải thị
xã Vĩnh Yên, Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.
14. Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên (2011), Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội Thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.




×