Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.75 KB, 14 trang )

Quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại
Hà Nội


Nguyễn Ngọc Quý


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Tổng quan về chất thải, chất thải y tế và ảnh hưởng của chất thải rắn y tế
nguy hại đến môi trường và cộng đồng tại Việt Nam. Nghiên cứu hiện trạng quản lý
chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại tại quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế
tại quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Keywords. Khoa học môi trường; Chất thải rắn; Chất thải y tế; Quản lý chất thải


Content
MỞ ĐẦU
Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, thương mại dịch vụ, văn
hóa nghệ thuật, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; có vị trí quan trọng của cả nước về
kinh tế. Với hơn 7,1 triệu dân (tháng 06/2012), hàng trăm ngàn cơ sở sản xuất, dịch vụ, cơ
quan công sở, văn phòng công ty và cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, hàng chục ngàn cơ
sở y tế, mỗi ngày Hà Nội thải ra một lượng chất thải lớn và thành phần phức tạp. Trong khối
lượng hàng trăm tấn chất thải nguy hại phát sinh, riêng lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế mỗi
ngày thải ra khoảng 7 tấn chất thải rắn y tế nguy hại. Nếu không được thu gom xử lý triệt để


thì bên cạnh gây ô nhiễm môi trường, lượng chất thải này sẽ là môi trường tốt cho các mầm
bệnh và có khả năng gây hại đến sức khỏe cộng đồng.
Để phục vụ, đáp ứng nhu cầu cần thiết đảm bảo chăm lo đời sống sức khoẻ của người
dân, nên đặc thù của các cơ sở y tế tư nhân (bao gồm cả bệnh viện và phòng khám tư nhân) là
các cơ sở nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong khu dân cư, lượng chất thải y tế phát sinh không lớn
nhưng có tính chất nguy hại đặc biệt nghiêm trọng.
Nhận thức được những thách thức trong công tác quản lý chất thải y tế nguy hại tại
các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn các quận nội thành và sự phát triển, đảm bảo đời sống sức
khoẻ cho cộng đồng xã hội, do đó đề tài “Quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại Hà
Nội” nhằm đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân và đề xuất giải
pháp quản lý phù hợp với thực tế đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thủ đô với các nội
dung chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế
Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi địa bàn hành chính của Thành phố Hà Nội,
trong đó tập trung vào các cơ sở y tế tư nhân tại quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông.
Chƣơng 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chất thải và chất thải y tế
1.1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải y tế
1.1.2. Phân loại chất thải y tế
1.1.2.1. Chất thải lây nhiễm:
1.1.2.2. Chất thải hóa học nguy hại:
1.1.2.3. Chất thải phóng xạ
1.1.2.4 Bình chứa áp suất:
1.1.2.5. Chất thải thông thường:
1.2.3. Phân loại chất thải y tế nguy hại
1.1.4. Thành phần chất thải y tế:
1.1.4. Lƣợng chất thải phát sinh tại các cơ sở y tế
1.2. Ảnh hƣởng của chất thải rắn y tế nguy hại đến môi trƣờng và cộng đồng
1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế nguy hại đến môi trường

1.2.1.1 Ảnh hưởng đối với môi trường nước
1.2.1.2 Ảnh hưởng đối với môi trường đất
1.2.1.3. Ảnh hưởng đối với môi trường không khí
1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế nguy hại đến cộng đồng
1.2.2.1.Nguy cơ đối với sức khỏe
1.2.2.2. Nguy cơ của chất thải lây nhiễm
1.2.2.3. Nguy cơ của chất thải hóa học và dược phẩm
1.2.2.4. Nguy cơ của chất thải gây độc tế bào
1.2.2.5. Nguy cơ của chất thải phóng xạ
1.3. Tổng quan quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Việt Nam
1.3.1. Tổng quan chung
1.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của hệ thống bệnh viện
1.3.3. Thực trạng công tác khám, chữa bệnh nội, ngoại trú
1.3.4. Tổng quan công tác quản lý, xử lý chất thải y tế
1.3.4.1. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế
1.3.4.2. Phát sinh chất thải y tế nguy hại
1.3.3.4. Xử lý chất thải y tế nguy hại
1.4. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nội


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
– Đặc điểm, nguồn phát sinh chất thải rắn tại các cơ sở y tế tư nhân
– Điều kiện các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn tại các
cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông.
– Tình hình thực hiện Quy chế về quản lý chất chất thải rắn bệnh viện ban hành theo
Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Tình hình thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Thông tư
số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập và phân tích tài liệu
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn
2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá nhanh môi trƣờng
2.3.4. Phƣơng pháp so sánh
2.3.5. Phƣơng pháp dự báo


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng khám chữa bệnh, cơ sở y tế tƣ nhân tại Hà Nội

Tính đến nay, Hà Nội có tỷ lệ dịch vụ y tế lớn nhất cả nước, với số cơ sở y tế và số
giường bệnh phục vụ cao nhất. Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội tại phiên họp kỳ họp thứ
4 Hội đồng nhân dân Thành phố khóa 14 năm 2012, hiện tại trên địa bàn thành phố có 32 cơ
sở y tế do Bộ Y tế quản lý với 6.680 giường bệnh (trong đó có 16 bệnh viện đa khoa và
chuyên khoa 16 viện nghiên cứu và thực nghiệm y dược); có 09 bệnh viện và trung tâm khám
chữa bệnh thuộc các Bộ, Ngành với tổng số 1.250 giường bệnh; 15 bệnh viện và viện thuộc
Bộ Công an và Bộ Quốc phòng với 3.830 giường bệnh; Các cơ sở y tế trực thuộc Thành phố
Hà Nội: Tuyến Thành phố hiện có 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa với 8.025 giường
bệnh; Tuyến quận, huyện, xã phường thị trấn có 29 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, 43
phòng khám đa khoa, 04 nhà hộ sinh, 577 trạm y tế xã, phường, thị trấn; Hà Nội có 23 bệnh
viện tư nhân với 630 giường bệnh; 254 phòng khám Đa khoa, 1.630 phòng khám chuyên
khoa, 1.744 nhà thuốc, 546 công ty dược và chi nhánh.
3.2. Thực trạng phát sinh chất thải y tế tƣ nhân
3.2.1. Tình hình chung
- Theo kết quả tổng hợp của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, tính đến tháng
11/2012.
Bảng 3. 2: Số lƣợng cơ sở y tế đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Quận

Tổng cơ sở y tế
Cơ sở y tế tƣ nhân
Cơ sở y tế công lập
Đăng ký
sổ chủ
nguồn
thải
CTNH
Khối
lƣợng
(tấn/tháng)
Đăng ký sổ
chủ nguồn
thải CTNH
Khối
lƣợng
(tấn/tháng)
Đăng ký
sổ chủ
nguồn
thải
CTNH
Khối
lƣợng
(tấn/tháng)
Ba Đình
6
19.792
3
7.46

3
12.332
Cầu Giấy
7
40.275
4
1.13
3
39.145
Đống Đa
10
142.047
3
6.593
7
135.454
Gia Lâm
1
0.158
1
0.158
0
0
Hà Đông
8
0.804
5
0.19
3
0.614

Hai Bà
Trưng
17
64.475
8
3.014
9
61.461
Hoàn Kiếm
9
8103.111
3
1.343
6
8101.768
Hoàng Mai
2
2.644
1
0.744
1
1.9
Phú Xuyên
1
0.53
1
0
0
0.53
Long Biên

1
0.644
0
0
1
0.644
Quốc Oai
1
0.43
0
0
1
0.43
Sơn Tây
2
3.188
1
0.698
1
2.49
Tây Hồ
2
0.53
2
0.53
0
0
Thanh Trì
2
4.089

1
0.121
1
3.968
Thanh
Xuân
1
1.493
0
0
1
1.493
Thường Tín
2
3.777
0
0
2
3.777
Quận
Tổng cơ sở y tế
Cơ sở y tế tƣ nhân
Cơ sở y tế công lập
Đăng ký
sổ chủ
nguồn
thải
CTNH
Khối
lƣợng

(tấn/tháng)
Đăng ký sổ
chủ nguồn
thải CTNH
Khối
lƣợng
(tấn/tháng)
Đăng ký
sổ chủ
nguồn
thải
CTNH
Khối
lƣợng
(tấn/tháng)
Tổng
72
8387.987
33
21.981
39
8366.01

Bảng 3.3. Khối lƣợng chất thải rắn y tế nguy hại do Urenco 10 vận chuyển, xử lý trong 6
tháng đầu năm 2012.
TT
Quận, huyện
Cơ sở y tế tƣ nhân
Cơ sở y tế công lập
Tổng

Số
lƣợng
Khối lƣợng
CTR YT NH
(kg)
Số
lƣợng
Khối lƣợng
CTR YT NH
(kg)
Số
lƣợng
Khối lƣợng
CTR YT NH
(kg)
1.
Hai Bà Trưng
14
9,063
20
82,643
34
91, 706
2.
Hà Đông
6
151
7
11,200
13

11,351
3.
Hoàn Kiếm
10
1,933
16
215,065
26
216,998
4.
Ba Đình
10
9,104
7
72,011
17
81,115
5.
Đống Đa
9
11,216
16
266,783
25
237, 999
6.
Đông Anh
0
0
3

6,617
3
6,617
7.
Cầu Giấy
5
928
7
26,516
12
27,444
8.
Gia Lâm
1
23
1
912
2
935
9.
Hoài Đức
1
55
1
62
2
117
10.
Hoàng Mai
1

105
3
21,565
4
21,670
11.
Long Biên
1
835
3
7,706
4
8,541
12.
Tây Hồ
2
946
1
1,142
3
2,088
13.
Thanh Trì
0
0
4
11,591
4
11,591
14.

Thanh Xuân
1
187
9
14,098
10
14,285
15.
Thường Tín
1
30
0
0
1
30
16.
Từ Liêm
6
1,221
6
5,663
12
6,884

Tổng
68
84,066
102
655,401
172

739,467

Bảng 3.4. So sánh tổng khối lƣợng chất thải rắn y tế giữa Sổ đăng ký chủ nguồn
thải chất thải nguy hại và Urenco 10 vận chuyển, xử lý.

Sổ đăng ký chủ nguồn thải
CTNH
Urenco vận chuyển trong 6
tháng đầu năm 2012
Số lƣợng
Khối lƣợng
(tấn/ tháng)
Số cơ sở
Khối lƣợng
(tấn/ tháng)
Tổng cơ sở
33
21.981
68
14.011
Khối lượng trung bình
0.666 tấn/ tháng
0.206 tấn/ tháng

Nhận xét:
- Khối lượng chất thải nguy hại do chủ cơ sở y tế đăng ký vượt hơn 3,23 lần, không
đúng với thực tế phát sinh chất thải nguy hại tại cơ sở.
Để đánh giá cụ thể hiệu quả quản lý chất thải y tế nguy hại tư nhân thông qua việc
đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, tác giả đánh giá tỷ lệ % chên lệnh giữa khối lượng
chất thải y tế nguy hại tư nhân đăng ký và khối lượng chất thải y tế tư nhân bàn giao vận

chuyển, xử lý cho Urenco 10 của các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn quận Hà Đông, Hai Bà
Trưng, Đống Đa (là những địa bàn tập trung số lượng cơ sở y tế tư nhân lớn).
- Tỷ lệ % chênh lệch: T = 100% * (m
U
– m
Đ)
/ m
Đ.


Bảng 3.5. Tỷ lệ % chênh lệch giữa khối lƣợng chất thải y tế nguy hại đăng ký và
khối lƣợng chất thải y tế nguy hại vận chuyển, xử lý
STT
Tên cơ sở y tế tƣ nhân
Quận,
huyện
m
Đ

(kg/ tháng)
m
U

(kg/ tháng)
T (%)
1.
Bệnh viện đa khoa tư nhân
Tràng An
Đống Đa
3367

382.5
-88.64
2.
Công ty TNHH Thẩm mỹ
viện Hoài Anh
Đống Đa
52
Urenco không
vận chuyển, xử

-
3.
Công ty TNHH Bệnh viện
Việt Pháp Hà Nội
Đống Đa
3120
1447.5
-53.61
4.
Bệnh viện đa khoa tư nhân
Trí Đức
Hai Bà
Trưng
80.3
265.67
230.85
5.
Phòng khám đa khoa Bình
Minh
Hai Bà

Trưng
20
14.5
-27.5
6.
Phòng khám đa khoa Minh
Đức
Hai Bà
Trưng
8.5
Urenco không
vận chuyển, xử

-
7.
Bệnh viện bán công chuyên
khoa mắt Hà Nội
Hai Bà
Trưng
934
88.17
-90.56
8.
Công ty TNHH Tư vấn và
đầu tư y tế Quốc tế - Bệnh
viện chuyên khoa mắt quốc
tế DND
Hai Bà
Trưng
320.5

Urenco không
vận chuyển, xử

-
9.
Công ty CP Copha Hà Nội
- Bệnh viện đa khoa tư
nhân Hà Nội
Hai Bà
Trưng
486
99.5
-79.53
10.
Chi nhánh công ty TNHH
Bệnh viện mắt Thái Thành
Nam
Hai Bà
Trưng
1075
130
-87.91
11.
Phòng khám đa khoa Bình
Minh - 36
Hà Đông
15.6
Urenco không
vận chuyển, xử


-
STT
Tên cơ sở y tế tƣ nhân
Quận,
huyện
m
Đ

(kg/ tháng)
m
U

(kg/ tháng)
T (%)
12.
Phòng khám đa khoa 7B
Quang Vinh
Hà Đông
26
4.3
-83.46
13.
Công ty TNHH Một thành
viên 16A - Bệnh viện đa
khoa 16A
Hà Đông
50
Urenco không
vận chuyển, xử


-
14.
Doanh nghiệp tư nhân
Trung tâm khám bệnh đa
khoa Nhân dân
Hà Đông
2.9
-
15.
Bệnh viện đa khoa Thiên
Đức - Công ty TNHH
MTV Bệnh viện Thiên Đức
Hà Đông
96
1.67
-98.26
16.
Công ty TNHH Phát triển -
Bệnh viện chuyên khoa mắt
Hitec
Hoàn
Kiếm
240
36.33
-84.87
17.
Công ty CP Copha Hà Nội
- Bệnh viện đa khoa tư
nhân Hà Nội
Hai Bà

Trưng
486
99.5
-79.53
18.
Phòng khám đa khoa tư
nhân - Công ty CP Y học
Rạng Đông
Hoàn
Kiếm
1003.1
105.83
-89.45
19.
Công ty CP bệnh viện
Đông Đô
Hoàn
Kiếm
99.55
Urenco không
vận chuyển, xử

-

Tổng

11086.5
2683.97



Nhận xét:
- Có 10/19 cơ sở có % chênh lệch âm (<0): có nghĩa là 17/19 cơ sở y tế đăng ký khối
lượng chất thải nguy hại vượt quá khối lượng phát sinh thực tế từ 50 – 90%.
- Có 2 /19 cơ sở có % chênh lệch dương (>0): Có nghĩa là 02/19 cơ sở y tế có lượng
chất thải nguy hại phát sinh thực tế vượt quá khối lượng chất thải y tế đã đăng ký.
- Có 07/19 cơ sở y tế không bàn giao chất thải y tế nguy hại cho Urenco vận chuyển, xử
lý theo đúng hợp đồng và hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại gửi lên Sở Tài
nguyên và Môi trường thẩm định.
Tuy nhiên, theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT lại không quy định đối với trường
hợp đăng ký chất thải nguy hại đăng ký nhiều hơn số lượng chất thải nguy hại phát sinh thực
tế tại cơ sở, hoặc đối với trường hợp có đăng ký nhưng không bàn giao, vận chuyển, xử lý
chất thải nguy hại cho đơn vị có giấy phép hành nghề, nhưng cũng không lưu giữ tại kho lưu
giữ chất thải nguy hại tạm thời phải lập hồ sơ cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại. Do vậy, việc giám sát, quản lý chất thải y tế nguy hại đối với các cơ sở y tế tư nhân
theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 không hiệu quả.
3.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tƣ nhân tại quận Hai Bà Trƣng và
quận Hà Đông
3.3.2.1. Tình hình phát triển cơ sở y tế.
a. Quận Hai Bà Trưng.
Theo quan sát và thống kê trên phố Giải Phóng có số lượng phòng khám tư nhân cao
nhất (30/194 phòng khám chiếm 15,46 % số lượng phòng khám tại quận.
Phố Bạch Mai có 10 phòng khám, phố Kim Ngưu có 7, Phố Bà Triệu, Lê Thanh Nghị,
đường Trần Hưng Đạo mỗi phố đều có 6 phòng khám.
Số lượng phòng khám còn lại nằm rải rác trên các phố thuộc quận.
b. Quận Hà Đông
Những phòng khám tư nhân phân bố tập tập trung nhiều trên các tuyến đường gần các
bệnh viện lớn (Bệnh viện 103, Bệnh viện Y học Cổ truyền,….) như đường đường Phùng
Hưng, đường Quang Trung,…
- Theo kết quả điều tra, khảo sát thực tế tại các phòng khám tư nhân cho thấy:
+ Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng:


Bảng 3.6. Khối lƣợng chất thải rắn y tế nguy hại tại phòng khám tƣ nhân theo loại
hình khám chữa bệnh tại quận Hai Bà Trƣng
TT
Loại hình khám chữa
bệnh
Số phòng
khám
Khối lƣợng
(kg/ ngày/ phòng khám)
Khối lƣợng
(Kg/ tháng)
1.
Phòng khám Mắt
21
0,1
63
2.
Phòng khám Đa khoa
27
1,2
972
3.
Phòng khám chuyên
khoa Sản
10
0,5
150
4.
Phòng khám Nhi

7
0,3
63
5.
Phòng khám Răng -
Hàm mặt
51
0,6
918
6.
Phòng khám Tai Mũi
Họng
14
0,3
126
7.
Phòng khám Da liễu
4
0,1
12
8.
Phòng khám Nội khoa
39
0,4
468
9.
Phòng khám thẩm mỹ
7
0,3
63

10.
Phòng khám Chụp X –
Quang
4
0,2
24
11.
Phòng khám Xét
nghiệm
7
0,1
21
12.
Cơ sở dịch vụ khác:
điều trị giải độc, cắt
cơn, phòng khám siêu
âm
4
-
-

Tổng
195
3.6
2880

+ Trên địa bàn quận Hà Đông:
Tại địa bàn quận hiện nay, có 140 phòng khám tư nhân, được chia thành 4 loại phòng
khám tư nhân chính như sau: Phòng khám Răng – Hàm – Mặt và Tai mũi họng (25 phòng
khám), Phòng khám đa khoa (26 phòng khám), phòng khám chuyên khoa sản (13 phòng

khám) và phòng khám y học cổ truyền (76 phòng khám).
Dựa vào số lượng của từng loại phòng khám, tiến hành điều tra 50% tổng số lượng, kết
quả cho thấy:
Bảng 3.7. Khối lƣợng chất thải rắn y tế nguy hại tại phòng khám tƣ nhân theo loại
hình khám chữa bệnh tại quận Hà Đông
TT
Loại hình khám
chữa bệnh
Số phòng
khám
Khối lƣợng
(kg/ ngày/ phòng khám)
Khối lƣợng
(Kg/ tháng)
1.
Phòng khám chuyên
khoa Răng - Hàm -
Mặt và Tai mũi
họng
25
0,85
637,5
2.
Phòng khám Đa
khoa
26
5,5
4290
3.
Phòng khám chuyên

khoa Sản
13
4,5
1755
4.
Phòng khám y học
cổ truyền
76
Không đáng kể


Tổng
140

6682.5

3.2.2.3. Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại tƣ nhân tại quận
Hai Bà Trƣng và quận Hà Đông

Bảng 3.8: So sánh khối lƣợng chất thải rắn y tế nguy hại tƣ nhân
Quận
Đăng ký chủ nguồn thải
CTNH
Urenco vận chuyển,
xử lý
Điều tra, khảo sát
Số lƣợng
cơ sở
Khối lƣợng
(kg/ tháng)

Số lƣợng
cơ sở
Khối lƣợng
(kg/ tháng)
Số lƣợng
cơ sở
Khối lƣợng
(kg/ tháng)
Hai Bà
Trưng
8
3.014
14
1.510
195
2.880

Đông
5
190
6
25,5
140
6682.5
Nhận xét:
- Loại hình quy mô hoạt động của các phòng khám trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
nhỏ hơn phòng khám tại quận Hà Đông, mặc dù số lượng các phòng khám tại quận Hai Bà
Trưng nhiều hơn, nhưng diện tích, số giường bệnh, lượt khám bệnh không lớn bằng quận Hà
Đông. Do vậy, khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại (kg/ ngày/ phòng khám) khảo sát được
tại quận Hai Bà Trưng nhỏ hơn so với quận Hà Đông.

- Khối lượng chất thải y tế nguy hại tư nhân đăng ký tại Sổ đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại quá lớn so với khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại cơ sở (khối
lượng chất thải nguy hại bàn giao cho Urenco vận chuyển, xử lý và khối lượng chất thải nguy
hại điều tra, khảo sát). Dẫn đến việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ mang tính
thủ tục hồ sơ, về mặt bản chất không quản lý được khối lượng chất thải nguy hại phát sinh
thực tế tại các cơ sở y tế tư nhân.
3.3. Thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tƣ nhân:
3.3.1. Công tác quản lý chất thải rắn y tế tƣ nhân tại các cơ sở y tế
3.3.1.1. Tình hình chung
Hầu hết các cơ sở y tế tư nhân chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm thực hiện theo
quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành
Quy chế quản lý chất thải y tế và Điều 25 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại.
3.3.1.1. Nguồn nhân lực quản lý chất thải nguy hại.
Hầu hết các phòng khám tư nhân, không có cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực môi
trường, công việc phụ trách môi trường, quản lý chất thải rắn y tế nguy hại được giao cho cán
bộ phòng hành chính kiêm nhiệm.
3.3.1.2. Trang thiết bị thu gom, phân loại chất thải rắn y tế nguy hại
- Đối với chất thải y tế công tác thu gom hiện nay vẫn còn nhiều bất cập từ phía các
cơ quan chủ quản, một số bệnh viện và trung tâm y tế chưa tuân thủ nghiêm túc các hướng
dẫn chuyên ngành. Vì thế chất thải y tế nguy hại (có khả năng lây nhiễm) không được kiểm
soát tận nơi xử lý cuối cùng, thậm chí còn bị tái chế tự phát, bán trôi nổi trên thị trường.
Hầu hết các nhân viên phụ trách quản lý chất thải rắn y tế nguy hại không có trình độ
chuyên môn về môi trường, chưa có ý thức về tầm quan trọng của việc phân loại chất thải nên
thường phân loại chất thải chưa triệt để
Số lượng và chủng loại xe dùng trong công tác thu gom chất thải trong bệnh viện là
các loại xe kéo tay không đảm bảo dễ rơi vãi không đảm bảo môi trường. Chỉ có các bệnh
viện lớn mới trang bị phương tiện thu gom này còn các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ thì hầu
như không có. Khu vực lưu giữ tập trung chất thải y tế nguy hại: Tại các bệnh viện tư nhân,
diện tích lớn, đã bố trí nơi lưu giữ chất thải nguy hại an toàn. Tuy nhiên, tại các phòng khám

tư nhân không đảm bảo theo đúng quy định.
3.3.1.3. Vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại tƣ nhân
Hiện tại, Công ty CP Môi trường đô thị và công nghiệp 10 (Urenco 10) chịu trách
nhiệm thu gom và vận chuyển phần lớn lượng chất thải sinh hoạt, chất thải y tế nguy hại tại
các cơ sở y tế tại 16/29 quận, huyện.
Do các phòng khám tư nhân tập trung hầu hết ở các quận thuộc trung tâm Thành phố
tuyến đường; mật độ tham gia giao thông cao) trong khu dân cư đông đúc, khó khăn cho quá
trình vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các phòng khám đến nơi xử lý nên không thể sử
dụng các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại đã được cấp phép. Hơn nữa, sử dụng các
phương tiện vận chuyển (là các ô tô tải) để vận chuyển lượng chất thải rắn y tế nhỏ, không
đảm bảo tính kinh tế và bảo vệ môi trường.
3.3.1.4. Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tƣ nhân
Việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn TP Hà Nội, chủ yếu do Công ty CP
Môi trường đô thị và công nghiệp 10 (Urenco 10) thực hiện. Tại Hà Nội, các cơ sở y tế tư
nhân tự thu gom chất thải nguy hại và ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với
đơn vị có Giấy phép hành nghề theo quy định.
3.3.2. Công tác quản lý Nhà nước về chất thải rắn y tế tư nhân.
3.3.2.1. Sở Y tế: Cấp, đình chỉ và thu hồi chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh; giấy
chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân theo quy định tại
Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, theo Thông tư số
41/2011/TT-BYT lại không quy định cụ thể khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại trong
điều kiện cấp phép hoạt động. Do vậy, hiện trạng phòng khám tư nhân không có diện tích để
bố trí nơi lưu giữ chất thải rắn y tế nguy hại theo đúng quy định về môi trường.
3.3.2.2. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng:
Chủ trì và chịu trách nhiệm trong việc quản lý môi trường tại các cơ sở y tế theo thẩm
quyền; cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/2011/TT-
BTNMT ngày 14/4/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy
hại; thanh kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
trong quản lý chất thải nguy hại, đánh giá việc đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
theo quy định đối với các cơ sở y tế.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện đánh giá, khảo sát thực tế hiên trạng phát sinh và
quản lý chất rắn y tế do số lượng cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Do số
lượng các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội quá lớn, quy mô nhỏ, nên gây khó khăn cho
quá trình quản lý chất thải rắn y tế nguy hại.
3.4. Dự báo khối lƣợng chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố Hà Nội
đến năm 2020.
7.38
9.04
9.92
0
2
4
6
8
10
12
Năm 2012
Năm 2015
Năm 2020
Khối lượng chất thải
rắn y tế nguy hại
(tấn/ ngày)

Hình 3.7. Biểu đồ dự báo gia tăng khối lƣợng chất thải rắn y tế nguy hại
đến năm 2020.
Nhận xét:
Qua biểu đồ cho thấy: khối lượng chất thải y tế nguy hại tăng nhanh trong giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2015 (tăng hơn 2 tấn/ ngày) theo đúng mục tiêu đảm bảo chăm sóc sức
khỏe cho người dân của TP, phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở y tế trên địa
bàn Thành phố. Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại

có gia tăng nhưng không mạnh (0,88 tấn/ ngày), do giai đoạn dân số ổn định hơn, các cơ sở y
tế hoạt động ổn định hơn.
3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn
3.5.1. Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn y tế tƣ nhân hiệu quả
3.5.1.1. Xây dựng cơ chế, chính sách đối với quản lý chất thải rắn của cơ sở y tế
tƣ nhân
3.5.1.1. Chính sách quản lý
- Bộ Y tế xem xét, sửa đổi Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y
tế về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt
động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về điều kiện hành nghề y tế tư nhân. Trong đó có
yêu cầu cụ thể về cơ sở hạ tầng, điều kiện về nhân lực.
- Cần xem xét, ban hành quy định riêng cho quản lý chất thải rắn y tế nguy hại của
các cơ sở y tế tư nhân.
- Quy hoạch mạng lưới, tuyến đường vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại thuận tiện.
- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nhắc nhở các cơ sở y
tế chấp hành nghiêm túc quy định về quản lý chất thải y tế nguy hại.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét chỉnh sửa Nghị định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các hành vi vi phạm về quản lý chất thải nguy
hại.
3.5.1.2. Cơ chế hỗ trợ
- UBND Thành phố Hà Nội xem xét, xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích
thành lập các cơ sở y tế tư nhân mới tại các khu đô thị mới, các cụm tổ hợp y tế và huyện
ngoại thành;
- Bộ Y tế ban hành quy chế khuyến khích các cơ sở y tế sử dụng dụng cụ, trang thiết bị
thân thiện với môi trường.
3.5.2.2. Lựa chọn địa điểm hoạt động khám chữa bệnh
- Trách nhiệm của các cơ sở y tế tư nhân:
+ Lựa chọn địa điểm hoạt động khám chữa bệnh phải nằm trong quy hoạch phát triển
hệ thống cơ sở y tế tư nhân, phù hợp với quy hoạch:
+ Điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực quản lý chất thải nguy hại của cơ

sở khám chữa bệnh phải đảm bảo quy định riêng cho quản lý chất thải rắn y tế nguy hại của
các cơ sở y tế tư nhân (theo giải pháp đề xuất về chính sách quản lý nêu trên).
+ Hoạt động khám chữa bệnh tại địa điểm đăng ký phải được đánh giá các tác động
đến môi trường thông qua việc lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động
môi trường trình cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận, phê duyệt. Trước khi đi vào
hoạt động khám chữa bệnh chính thức, các cơ sở y tế tư nhân phải có văn bản xác nhận hoàn
thành các công trình bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước:
+ Chỉ cấp phép hoạt động cho các cơ sở y tế đăng ký hoạt động tại các địa điểm đã
được quy hoạch.
+ Xem xét, đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở y tế tư
nhân. Chỉ xem xét, phê duyệt, xác nhận các báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường nói
chung và đặc biệt là trong việc quản lý chất thải chất thải rắn y tế nguy hại (nơi lưu giữ chất
thải nguy hại, trang thiết bị lưu giữ, thu gom chất thải, phương án xử lý chất thải nguy hại
tạm thời,…) đảm bảo thuận lợi cho quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế
nguy hại theo đúng quy định.
+ Cơ quan thẩm định cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi
trường cập nhật thông tin về dự án đầu tư hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư
nhân thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường của toàn thành phố. Công khai để cộng
đồng dân cư biết và giám sát.
3.5.2.2. Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
- Các cơ sở y tế tư nhân phải niêm yết, công khai quy trình thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải nguy hại tại cơ sở y tế tư nhân để cộng đồng dân cư giám sát thực hiện .
- Nơi lưu giữ chất thải nguy hại: Phải bố trí nơi lưu giữ chất thải nguy hại an toàn,
thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại, chất thải nguy hại phải được
phân loại, dán nhãn tên, mã và biển cảnh báo chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Quy
chế về quản lý chất chất thải rắn bệnh viện ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT
ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT
ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại.

- Phương án vận chuyển chất thải y tế nguy hại tư nhân:
+ Đối với các cơ sở y tế tư nhân trong khu vực nội thành Hà Nội: Chấp thuận bằng
văn bản pháp lý phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại tư nhân tại khu vực nội thành
Hà Nội bằng xe máy, được cấp phép lưu hành theo tuyến đường và thời gian cụ thể. Tác giả
đề xuất lộ trình và thời gian thu gom chất thải y tế nguy hại tại các quận nội thành Hà Nội
như sau:
Hàng ngày, vào khoảng 19-21 giờ (tránh giờ cao điểm), thứ 2, thứ 4, thứ 6: thứ 7, chủ
nhật: Mỗi xe máy vận chuyển chất thải nguy hại (có đầy đủ trang thiết bị an toàn, đảm bảo
tránh phát tán chất thải nguy hại trong quá trình vận chuyển, gắn thiết bị GPS) cho các cơ sở
y tế tư nhân trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy.
Hàng ngày, vào khoảng 19-21 giờ (tránh giờ cao điểm), thứ 3, thứ 5, thứ 7, chủ nhật
trong tuần: Mỗi xe máy vận chuyển chất thải nguy hại (có đầy đủ trang thiết bị an toàn, đảm
bảo tránh phát tán chất thải nguy hại trong quá trình vận chuyển, gắn thiết bị GPS) cho các cơ
sở y tế tư nhân trên địa bàn các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Tây Hồ, Đống Đa.
+ Đối với các cơ sở y tế tư nhân trong khu vực ngoại thành Hà Nội: Áp dụng phương
án vận chuyển, xử lý theo cụm bệnh viện hoặc xử lý sơ bộ tại chỗ.
- Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: Khu vực xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phải phù
hợp với Quy hoạch xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Hà Nội đến năm 2030, định hướng
đến năm 2050 phân thành 5 khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại Trước mắt, để giải quyết
khó khăn, tồn tại trên cơ sở công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân và quy hoạch
xử lý chất thải rắn, tác giả đề xuất 3 mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại như sau:
+ Đối với các cơ sở y tế tư nhân trong nội thành Hà Nội: Áp dụng mô hình xử lý chất
thải rắn y tế tập trung, các chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý tập trung tại cơ sở xử lý chất
thải y tế nguy hại được xây dựng trong các khu xử lý chất thải rắn (nghĩa là các cơ sở y tế tư
nhân tự thu gom, ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại với Urenco 10 theo
đúng quy định).
+ Đối với các cơ sở y tế tư nhân ngoại thành Hà Nội (xung quanh các bệnh viện đa khoa
có lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại): Áp dụng mô hình xử lý theo cụm bệnh viện, các chất
thải rắn y tế nguy hại của các bệnh viện có khoảng cách vận chuyển hợp lý được xử lý tại cơ
sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đặt tại bệnh viện nằm ở trung tâm cụm bệnh viện;

+ Đối với các cơ sở tư nhân xa bệnh viện, trung tâm: Áp dụng mô hình xử lý tại các
cơ sở y tế, chất thải y tế nguy hại được xử lý ngay tại cơ sở y tế có công nghệ xử lý phù hợp
đảm bảo các quy chuẩn về vệ sinh môi trường.
3.5.2.3. Mô hình quản lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng phương pháp trực tuyến
+ Các cơ sở đăng ký và cấp Giấy phép hoạt động trực tuyến với Sở Y tế (bao gồm
thông tin cơ bản về loại hình, quy mô, danh mục trang thiết bị, trình độ cán bộ,) dựa trên các
báo cáo đánh giá tác động môi trường/ Cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường
trong đó có đánh giá ước tính lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh. Danh sách đăng ký
hoạt động khám chữa bệnh phải được công khai trên các trang web để các cơ quan quản lý
Nhà nước về môi trường, cộng đồng dân cư giám sát việc thực hiện.
+ Dựa vào các thông tin cơ bản, tình hình phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh
thực tế, cơ sở y tế đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại trực tuyến với Sở Tài nguyên và
Môi trường.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét thẩm định danh mục, khối lượng, mã chất thải
nguy hại cho phù hợp với quy mô, hoạt động của cơ sở y tế; Hướng dẫn cơ sở y tế tư nhân
thực hiên trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn
thải chất thải nguy hại trực tuyến.
+ Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại: Sử dụng chứng từ điện tử,
và thiết bị định vi GPS cho các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại. Các cơ quan quản
lý Nhà nước về môi trường và chủ nguồn thải giám sát quá trình vận chuyển, xử lý chất thải
nguy hại.
+ Báo cáo định kỳ tình hình quản lý chất thải nguy hại của các cơ sở y tế báo cáo Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi
trường thực hiện trực tuyến.
Theo tác giả đánh giá, khi áp dụng mô hình đối với các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn
Hà Nội sẽ gặp một số khó khăn:
+ Chi phí đầu tư và vận hành đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống quản lý
trực tuyến lớn.
+ Cán bộ phụ trách môi trường, quản lý chất thải y tế phải đào tạo về kỹ năng quản lý
chất thải nguy hại trực tuyến.

3.5.3. Tuyên truyền
- Đối với các cán bộ phụ trách môi trường, y bác sỹ, hộ lý: Tổ chức thường xuyên,
định kỳ các khóa tập huấn về quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế
nguy hại, cập nhật các văn bản pháp quy, kế hoạch thực hiện về công tác quản lý chất thải
nguy hại của các cấp ban hành.
- Đối với cộng đồng dân cư: Tuyên truyền tác hại của chất thải y tế, vai trò, quyền lợi,
nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng đồng trong việc quản lý chất thải nói chung và quản lý chất
thải y tế nguy hại nói riêng. Tuyên truyền nhận thức để người dân tham gia tích cực cùng cơ
quan quản lý Nhà nước về môi trường giám sát việc thực hiện quản lý chất thải y tế tại các cơ
sở y tế tư nhân, có ý thức bảo vệ môi trường khi tham gia khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tư
nhân.


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1, Kết luận
Một số kết luận chính của luận văn:
* Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân:
- Đối với các cơ sở y tế tư nhân: Hầu hết các cơ sở y tế tư nhân chưa thực hiện nghiêm
túc trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT và Thông tư số
12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011.
- Đối với cơ sở vận chuyển chất thải nguy hại (Urenco 10): Urenco 10 sử dụng phương
tiện vận chuyển chất thải nguy hại không đúng theo Giấy phép hành nghề vận chuyển chất
thải nguy hại đã được cấp.
- Đối với công tác xử lý chất thải y tế nguy hại tư nhân: Tại 16/29 quận, huyện chủ
yếu do Urenco 10 thực hiện, 13/29 quận, huyện, thị xã còn lại, xa trung tâm thành phố, dịch
vụ y tế tư nhân ít phát triển nên các cơ sở y tế tư nhân dễ dàng thu gom chất thải y tế nguy hại
lẫn chất thải rắn sinh hoạt và xử lý như chất thải sinh hoạt, thông thường.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc quản lý chất thải rắn y tế
nguy hại tư nhân:
+ Sở Y tế: Bất cập trong thực tế triển khai hoạt động cấp việc cấp phép hoạt động đối với

cơ sở khám chữa bệnh. Do vậy, hiện trạng phòng khám tư nhân không có diện tích để bố trí
nơi lưu giữ chất thải rắn y tế nguy hại theo đúng quy định về môi trường.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Nguồn nhân lực quản lý môi trường còn mỏng, yếu,
chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết trong việc giám sát các cơ sở y tế đặc biệt là các cơ sở y
tế tư nhân, nhỏ lẻ trên toàn địa bàn; Quản lý chất thải y tế nguy hại chưa có sự phân cấp cho
cấp quận, huyện, thị xã nên gây quá tải cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc cấp,
giám sát việc thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định; Bất
cập trong việc thực hiện và xử lý tồn tại trong quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân thực
hiện Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT và khó khăn trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế tư nhân.
*. Dự báo khối lượng chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm
2015 là 9,04 tấn/ ngày và năm 2020 là 9,92 tấn/ ngày.
2. Kiến nghị
- Thực hiện các giải pháp đã nêu phần trên (Hoàn thiện quy hoạch, chính sách quản
lý, xây dựng mô hình quản lý chất thải y tế tư nhân, tuyên truyền) góp phần thực hiện quản lý
chất thải rắn y tế tư nhân nói riêng và bảo vệ môi trường chung.
- Giảm thiểu phát thải ngay tại nguồn: Đề xuất định hướng quản lý thủy ngân trong y
tế.
- Đầu tư kinh phí cho mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị phục vụ cho công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế; quan tâm hơn nữa tới những người làm công tác vệ
sinh môi trường.
- Áp dụng công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại tiên tiến
- Thanh tra liên ngành cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế
quản lý chất thải y tế ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ– BYT ngày 03 tháng 12 năm
2007 của Bộ Y tế và Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại.



References

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường Quốc gia 2011 – Chất
thải rắn, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày
14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707 : 2009 về
Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa.
4. Bộ Y tế (2010), Dự thảo báo cáo quản lý các nguy cơ môi trường của dự án hỗ
trợ xử lý chất thải bệnh viện nguồn vốn vay ngân hàng Thế giới (được phép công bố theo
Quyết định số 4448 /QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 43/2007/ QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về
việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2011), Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành
nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2012), Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012 – 2020, Quy hoạch
phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội
8. Chính phủ (2011), Quyết định 1081/2011/QĐ – CP ngày 06/7/2011 của Chính
phủ về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030, Hà Nội.
9. Chính phủ (2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050, Hà Nội.
10. Công ty CP Môi trường đô thị và công nghiệp 10 – Urenco 10 (2012), Báo cáo
quản lý chất thải y tế nguy hại của chủ xử lý, tiêu hủy (từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012), Hà
Nội.
11. Trần Hiếu Nhuệ (2003), Quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây dựng.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2011), Báo cáo môi trường Thành phố Hà
Nội năm 2011, Hà Nội.
13. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 2813/QĐ-UBND ngày
21/6/2012 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống y tế Thành
phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

14. Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội (2012), Thuyết minh Quy hoạch xử lý chất thải
rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội.
15.







×