Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện thanh oai đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.38 KB, 25 trang )

Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Thanh
Oai đến năm 2020

Trịnh Thị Mai

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Quyết Thắng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu tổng quan về quy hoạch môi trường. Qua đó, xây dựng quy
trình quy hoạch môi trường cho huyện Thanh Oai. Đánh giá hiện trạng, dự báo các tác
động và diễn biến môi trường gây ra bởi hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội huyện Thanh Oai đến năm 2020. Đề xuất được các quan điểm, mục tiêu, các
chương trình dự án ưu tiên cùng các giải pháp thích hợp để xây dựng chương trình
hành động nhằm thực hiện quy hoạch môi trường huyện đến năm 2020 phù hợp với
chiến lược bảo vệ môi.

Keywords: Bảo vệ môi trường; Khoa học môi trường; Thanh Oai; Quy hoạch môi
trường

Content
Huyện Thanh Oai cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, huyện đã và đang từng bước
phát triển mạnh mẽ tất cả các ngành; phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ thị trấn đến các xã
nông thôn; phát triển các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề. Đồng thời các lĩnh vực y tế,
thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao ngày càng củng cố và phát triển. Cùng với sự
phát triển của các ngành đã đem lại hiệu quả kinh tế trước mắt, từng bước nâng cao thu nhập
của người dân. Vì lợi ích chạy theo lợi nhuận tối đa mà các doanh nghiệp, các tổ hợp sản xuất,
chủ sở hữu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính là các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và
suy thoái môi trường, làm phát sinh các vấn đề môi trường cấp bách như: Vấn đề bảo vệ môi
trường tại các khu công nghiệp, vấn đề quản lý và khống chế ô nhiễm không khí do hoạt động


giao thông, sản xuất và quá trình đô thị hóa, vấn đề quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại,
vấn đề thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất do chưa chú ý hoặc tìm cách né tránh
những chi phí cho bảo vệ môi trường, các yếu tố môi trường vào quy hoạch sử dụng đất và
quy hoạch của các ngành. Bởi vậy, việc đánh giá thực trạng môi trường của huyện và rà soát
loại quy hoạch phát triển của các ngành đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất để đưa ra các biện
pháp để điều chỉnh, đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển môi trường quốc gia từ nay
đến năm 2020 là yếu tố hết sức quan trọng.

2
Trước yêu cầu phát triển bền vững, em chọn đề tài “Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện
Thanh Oai đến năm 2020” là việc làm rất cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất khác
ở địa phương, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống
cho người dân và bảo vệ môi trường.
Quan điểm QHBVMT huyện Thanh Oai
Theo chủ trương của Chính phủ đối với công tác bảo vệ môi trường Quốc gia là: "Coi
công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; là nội
dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của tất cả các cấp các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm cho phát triển bền vững,
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"[4].
Dựa trên quan điểm đó, Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Thanh Oai dựa trên các
quan điểm sau:
- Bảo vệ môi trường không chỉ là cải thiện, cải tạo môi trường do tác động của sự phát
triển kinh tế xã hội mà còn là phòng ngừa trước những tác động này. Và công tác phòng ngừa
thật sự là nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi
trường huyện Thanh Oai nói riêng.
- Công tác bảo vệ môi trường không phải là của riêng ai, không chỉ thuộc trách nhiệm
của Nhà nước, các Sở, ban ngành, cơ quan quản lý tại địa phương mà còn là nhiệm vụ, trách
nhiệm của tất cả mọi người. Mỗi người dân sống và làm việc trên địa bàn huyện Thanh Oai
cần phải có ý thức, trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung, phải đóng góp công sức trong sự
nghiệp bảo vệ tài nguyên môi trường chung của huyện. Điều này không chỉ mang lại lợi ích

chung cho toàn huyện mà còn mang lại lợi ích riêng cho từng hộ, cá nhân sinh sống và làm
việc tại đây.
- Sự phát triển kinh tế tuy rất quan trọng, quyết định sự phát triển của huyện nhưng
bên cạnh đó cũng mang lại tác hại vô cùng to lớn, đó là làm thay đổi tính chất tài nguyên môi
trường. Huyện Thanh Oai được đánh giá là huyện có tiềm năng phát triển công nghiệp cao, do
đó có thể thấy trước được những ảnh hưởng tiêu cực vô cùng to lớn đối với môi trường
huyện. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chính quyền địa phương cần có biện pháp, quy hoạch
phát triển kinh tế gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát
triển bền vững huyện Thanh Oai trong tương lai.
- Huyện Thanh Oai là một trong những huyện có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
lương thực và thực phẩm cho thành phố. Do tính thuận tiện và quan trọng nên tại những khu vực
tiếp giáp giữa huyện Thanh Oai và các vùng lân cận là những khu vực diễn ra các hoạt động

3
thông thương tương đối phát triển. Tại đây, nhiều cơ sở sản xuất và hoạt động thương mại,
dịch vụ diễn ra khá mạnh, đây được xem là cửa ngõ thông thương giữa huyện Thanh Oai và các
khu vực xung quanh. Do đó, việc quản lý, bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước, không
khí. .
- Bảo vệ môi trường phải tuân thủ những quy định chung của Nhà nước và huyện Thanh
Oai. Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành chiến lược bảo vệ môi trường chung, do đó
các chương trình chiến lược bảo vệ môi trường huyện phải tuân thủ và phù hợp với chiến lược
chung của Quốc gia. Mọi quyết định trong quá trình bảo vệ môi trường phải tuân thủ nghiêm
mọi quy định của pháp luật.
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN THANH OAI
3.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm suy thoái môi trường huyện Thanh Oai
1. Nước thải công nghiệp & tiểu thủ công nghiệp
a. Nước thải các cơ sở, sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp
Trong năm 2011, Trung tâm kỹ thuật môi trường đã thực hiện lấy mẫu và phân tích chất
lượng nước thải một số cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu/cụm công nghiệp trên địa bàn xã
Bích Hòa, kết quả cho thấy:

- Chỉ tiêu pH, SS trong nước thải từ các cơ sở sản xuất hầu như đều nằm trong giới hạn
cho phép, có 4/16 điểm nằm ngoài giới hạn cho phép, trong đó nước thải tại Công ty Việt
Nhật có giá trị cao nhất là 82 mg/l (vượt tiêu chuẩn cho phép 1,64 lần đối với nước thải công
nghiệp loại A)
- Chỉ tiêu BOD, COD có 5/16 cơ sở sản xuất đạt giới hạn cho phép đối với nước thải
công nghiệp loại A, 7/16 cơ sở đạt tiêu chuẩn loại B.
- Chỉ tiêu vi sinh và dinh dưỡng: Nồng độ Nitơ tổng trong nước thải tại các cơ sở sản
xuất hầu như đều đạt giá trị cho phép đối với tiêu chuẩn nước thải loại B, chỉ trừ nước thải tại
Công ty TNHH bao bì Á Châu có nồng độ Nitơ tổng là 256 mg/l vượt TCCP 8,5 lần. Nước
thải tại đây cũng có nồng độ phốt pho tổng vượt giới hạn cho phép 1,45 lần.
Ngày 1/11/2012, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra việc kê khai nộp
phí nước thải của Công ty Đông dược Phúc Hưng, Công ty cơ điện Đại Dương, Công ty Bia
Quang Trung (đều ở cụm công nghiệp). Kiểm tra thì các Công ty đã chấp hành đóng phí nước
thải.
b. Đối với các cơ sở nằm trong khu/cụm công nghiệp
Đặc điểm của các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Thanh Oai là đa dạng về
thành phần và hình thức hoạt động cũng như dây chuyền sản xuất. Do đó, nước thải từ các nhà
máy sản xuất và khu công nghiệp có tính chất phức tạp, đa dạng hóa về thành phần và thật

4
khó xác định được những con số thuyết phục đủ để đặc trưng cho tính chất nước thải chung
của toàn khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng như các khu tiểu thủ công nghiệp.
Trong cụm công nghiệp Thanh Oai có 21 cơ sở hoạt động với nhiều ngành nghề khác
nhau.
Vấn đề ô nhiễm do nước thải từ khu/cụm công nghiệp đang là vấn đề bức xúc hiện nay.
Các cơ sở sản xuất ở đây đa phần đều chưa có hệ thống xử lý nước thải riêng trước khi thải
vào trạm xử lý tập trung.
Kết quả quan trắc chất lượng nước thải do phòng Tài nguyên và môi trường huyện
Thanh Oai cung cấp như sau
- Chỉ tiêu pH: Giá trị pH dao động từ 3,05 đến 7,56. Có gần 5/18 số mẫu không đạt

QCVN 40:2011
* Hoạt động của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ phục vụ
nông nghiệp
Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ ở vùng nông thôn ở đây
chủ yếu là các ngành nghề xay xát gia công lúa gạo, sản xuất nước đá, buôn bán xăng dầu,
may gia công, dệt chiếu, sản xuất gạch, phơi bánh tráng Nước thải từ các cơ sở sản xuất
này chủ yếu bị nhiễm dầu, nước giải nhiệt cho máy nổ, nước nhiễm mặn do các cơ sở sản xuất
nước đá, nước sinh hoạt với lưu lượng không đáng kể. Tuy nhiên, đối với nước thải phát
sinh từ các khu giết mổ gia súc trên địa bàn chứa hàm lượng các chất ô nhiễm rất lớn.
Theo thống kê ở vùng môi trường nông thôn nông nghiệp này có 10 cơ sở/lò giết mổ
gia súc với lượng nước thải > 14 m
3
/ngày. Lượng nước thải này tuy không lớn và được chứa
trong hầm tự hoại trước khi thải ra môi trường nhưng do hầm không được thiết kế đúng kỹ
thuật, đúng công suất nên hầu như nước thải được thải ra môi trường mà nồng độ các chất ô
nhiễm vẫn không thay đổi, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước trong khu vực.
Chất thải rắn như trấu từ các nhà máy xay xát được dùng làm nhiên liệu đốt, thức ăn gia
súc, rác thải sinh hoạt được thu gom đốt trong khuôn viên cơ sở hoặc thải bỏ ra môi trường
bên ngoài.
Từ đó có thể thấy, các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ tại
vùng nông thôn là nguyên nhân góp phần làm ô nhiễm môi trường cục bộ trong khu vực nhất
là môi trường không khí xung quanh khu vực sản xuất lò gạch, xay xát và môi trường nước tại
các khu vực xung quanh lò giết mổ gia súc.
2. Sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV trong nông nghiệp
Diện tích gieo trồng giảm trong 5 năm trở lại đây tuy nhiên năng suất và sản lượng lúa
luôn tăng ở mức ổn định. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2009 thì bình quân lương
thực đầu người vẫn là 556,4 kg/người/năm.

5
Theo số liệu báo cáo về tình hình bệnh dịch qua các năm đều có phát sinh và diễn biến

phức tạp, để ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ cây trồng thì khả năng sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật cũng ngày một tăng nhiều hơn so với những năm trước. Mặt khác để gia tăng năng suất
trong điều kiện đất được sử dụng nhiều lần trong năm thì việc sử dụng các loại phân bón hóa
học ngày một nhiều là điều không thể tránh khỏi. Từ các yếu tố nêu trên cho thấy, để gia tăng
năng suất và sản lượng lúa hàng năm ngành trồng trọt đã sử dụng một lượng lớn thuốc BVTV,
phân bón hóa học và thải vào môi trường các hóa chất độc hại. Đây cũng là nguyên nhân góp
phần gây ô nhiễm nguồn nước, đất.
Việc sử dụng hóa chất và thuốc BVTV trong nông nghiệp trên địa bàn vùng nông
nghiệp nông thôn ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều chủng loại khác nhau. Các
chương trình khuyến nông đã giúp người dân nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong
việc sử dụng phân bón. Phần lớn người dân đã chuyển từ việc sử dụng các loại thuốc độc hại
sang các loại thuốc ít độc hại đối với môi trường và nhất là đối với sức khỏe người trực tiếp sử
dụng như các loại thuốc có gốc vi sinh như Defin
Tuy nhiên, hiện nay việc lưu trữ và bảo quản phân hóa học, thuốc BVTV trong nông
nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Đa số các vỏ chai, bao bì sau khi sử dụng thường không
được quản lý chặt chẽ, chưa được thu gom tiêu hủy hay tái chế triệt để…
Qua một số kết quả điều tra trong những năm gần đây cho thấy tồn tại một số vấn đề
như sau:
- Vẫn còn tình trạng các cơ sở kinh doanh phân hóa học, thuốc BVTV nằm xen kẽ
trong khu dân cư, khu vực chợ và các loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật được bày bán
chung với các loại thực phẩm cũng như nơi sinh hoạt, ăn uống của gia đình, không đảm bảo về
an toàn thực phẩm.
- Vấn đề sử dụng các loại phân hóa học, thuốc BVTV không đúng liều lượng, chủng
loại, đúng bệnh, đúng thời điểm… vẫn còn diễn ra thường xuyên, gây tác động đến môi
trường đất và nước.
3. Chất thải từ hoạt động chăn nuôi
Chăn nuôi đã trở thành nghề truyền thống của nhân dân vùng này. Họ chăn nuôi các
loại gia súc, gia cầm. Do tập quán của nhân dân vùng này thường tập trung sinh sống dọc theo
các tuyến kênh rạch. Vì vậy chuồng trại các loại vật nuôi, gia súc, gia cầm cũng được xây
dựng gần nguồn nước hoặc ngay trên kênh rạch hoặc thả rông. Các loại chất thải chăn nuôi ít

được tái sử dụng mà thải trực tiếp vào môi trường xung quanh, các nguồn nước vì vậy cũng là
yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước.
* Khu vực chăn nuôi
Vấn đề vệ sinh môi trường tại các khu vực chuồng trại tại vùng nông thôn huyện hiện

6
nay còn chưa được thực hiện tốt. Theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, huyện Thanh Oai
trong tương lai sẽ đầu tư gia tăng lượng gia súc, gia cầm, thúc đẩy sự gia tăng thu nhập của
ngành nông nghiệp. Bên cạnh sự gia tăng số lượng đàn gia cầm, gia súc thì lượng chất thải
phát sinh sẽ rất lớn.
Qua số liệu ước đoán đến năm 2010 khối lượng phân bón phát sinh từ quá trình chăn
nuôi là 1.332 tấn, năm 2015 là 1.518 tấn và năm 2020 là 1.621 tấn. Thành phần các chất trong
phân bón gia súc, gia cầm:
- Là những dưỡng chất không tiêu hóa được hoặc những dưỡng chất thoát khỏi sự tiêu
hóa vi sinh hay các men tiêu hóa (chất xơ, protein không tiêu hóa được, axít amin thoát khỏi
sự hấp thu (được thải qua nước tiểu: axít uric (ở gia cầm), urea (gia súc). Các khoáng chất dư
thừa cơ thể không sử dụng như: P
2
O
2
, K
2
O, CaO, MgO phần lớn xuất hiện trong phân.
- Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin ).
- Các mô tróc ra từ các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn (mucus) theo phân ra
ngoài.
- Vật chất dính vào thức ăn: bụi, tro
- Các loại vi sinh vật bị nhiễm trong thức ăn, ruột bị tống ra ngoài.
Với thành phần các chất kể trên, đặc biệt là hàm lượng vi sinh vật gây bệnh, nếu lượng
phân bón này không được thu gom, tận dụng làm nguồn phân bón cho cây trồng hoặc không

được chôn lấp hợp vệ sinh sẽ trở thành nguồn gây bệnh không những cho các loài trong cùng
bầy đàn mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe của người dân.
Do đó, vấn đề môi trường vệ sinh chuồng trại tại các khu vực chăn nuôi, nhất là tại các
khu vực chăn nuôi công nghiệp cần phải được thực hiện tốt, đặc biệt là trong giai đoạn tình
hình dịch bệnh gia cầm và gia súc đang đe dọa.
4. Chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư đô thị và nông thôn
Thành phần rác thải ở đây rất đa dạng về thành phần. Trung tâm Kỹ thuật Môi trường
trong năm 2011 đã thực hiện khảo sát, lấy mẫu phân tích xác định thành phần rác thải sinh
hoạt tại xã Đỗ Động cho thấy: Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt ở đây chủ yếu chứa
các thành phần dễ cháy, tỷ lệ thành phần chất dễ cháy chiếm từ 40,16% - 59,06%, thành phần
các chất không cháy chiếm tỷ lệ thấp từ 4,52% - 25,32%. Còn lại là các chất hỗn hợp với tỷ lệ
chiếm từ 17,44% - 52,08%.
Rác thải ở nông thôn ngày càng nhiều và đã được Công ty cổ phần dịch vụ môi trường
Thăng Long thu gom và kinh phí do huyện hỗ trợ.



3.1.2. Hiện trạng môi trường không khí

7
Chất lượng không khí nhìn chung còn tốt, tuy nhiên do ảnh hưởng của giao thông (số
lượng, chủng loại các phương tiện tham gia giao thông đường bộ càng ngày càng tăng, nhất là
xe mô tô, các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng nhưng chất lượng đướng xá chưa đáp
ứng được yêu cầu) nên nồng độ bụi một số tuyến đường chính đạt từ 0,25-0,3 mg/m
3
và tiếng
ồn từ 65-70 dBA, xấp xỉ ngưỡng tiêu chuẩn cho phép về không khí, tiếng ồn. Tại thị trấn
phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng qua lại nhiều dẫn tới tình trạng ô nhiễm bụi, tiếng
ồn vượt mức cho phép từ 2-3 lần. Dưới đây là bảng kết quả quan trắc mẫu không khí
Bảng 3.1. Kết quả quan trắc mẫu không khí vi khí hậu


TT
Tên chỉ
tiêu
Đơn
vị
Kết quả
QCVN
05-2009
K1
K2
K3
K4
K5
K6

1
Nhiệt độ
o
C
31,5
30,8
32,2
31,1
32,7
34,5
-
2
Độ ẩm
%

75,1
74,2
75,0
72,9
73,2
76,7
-
3
Tốc độ gió
m/s
0,68
1,1
1,4
0,51
0,8
0,42
-
4
Đồ ồn L
Aeq
dBA
55,0
54,1
60,2
63,7
58,6
54,2
60
(b)
5

Bụi lơ lửng
µg/m
3
218
231
188
222
237
264
300
6
CO
µg/m
3
2100
2240
2350
2160
1940
2050
30000
7
SO
2
µg/m
3
49
37
26
42

31
26
350
8
NO
2
µg/m
3
37
43
37
22
34
27
200
9
NH
3
µg/m
3
24
18
26
23
19
21
200
(a)
10
H

2
S
µg/m
3
25
31
36
32
28
34
42
(a)
11
CnHm
µg/m
3
110
127
88
62
83
151
5000
(a)
(Nguồn Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Oai)
Chú thích:
- QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh
- (a) QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh

- (b) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

8
(-): Không quy định
Nhìn số liệu quan trắc trên, nhận thấy đa số các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường
đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Nồng độ khí thải của đa số các điểm quan trắc tại huyện Thanh Oai nằm trong giới
hạn cho phép.
3.1.3. Chất lượng nước mặt và nước ngầm

Nhìn một cách tổng quát, nguồn nước ngầm tại huyện Thanh Oai đang có xu hướng bị
nhiễm vi sinh vật. Điều này có thể giải thích do hệ quả của ô nhiễm nguồn nước mặt bởi vi
sinh vật trong nước. Việc sử dụng nước ngầm có chứa coliform có thể gây ra dịch bệnh. Vì
thế cơ quan chức năng cần có biện pháp giảm thiểu đồng thời khuyến cáo, hướng dẫn người
dân xử lý nguồn nước trước khi sử dụng. Dưới đây là bảng kết quả quan trắc nguồn nước mặt

9
Bảng 3.2. Kết quả quan trắc nước mặt
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN
08:2008
M1
M2
M3
M4

1

Nhiệt độ
o
C
30,2
30,5
29,8
30,2
-
2
pH
-
7,1
7,1
7,2
5,1
5,5-9
3
DO
mg/l
3,02
2,58
3,11
5,98
>=2
4
BOD
5
mg/l
34
53

68
52
25
5
COD
mg/l
70
82
136
73
50
6
SS
mg/l
52
18
76
39
100
7
Tổng N
mg/l
4,3
21,5
17,9
12,6
-
8
Tổng P
mg/l

0,55
3,42
4,21
2,18
-
9
Tổng dầu mỡ
mg/l
0,1
0,12
0,05
0,12
0,3
10
Dầu mỡ ĐTV
mg/l
1,22
1,16
0,98
0,54
-
11
Coliform
MNP/100ml
2900
2,5.10
4
1,7.10
4


586
10000
12
Cr (VI)
mg/l
Kph
Kph
Kph
0,02
0,05
13
As
mg/l
Kph
Kph
Kph
Kph
0,1
14
Pb
mg/l
Kph
Kph
Kph
Kph
0,05
15
NO
2
-

mg/l
0,05
0,048
0,034
0,024
0,05
16
NO
3
-
mg/l
3,8
11,3
14,5
10,5
15
17
NH
+
4
mg/l
1,12
3,14
5,72
1,29
1
18
Zn
mg/l
0,003

0,002
0,009
0,016
2
19
Fe
mg/l
0,32
0,50
0,72
0,49
2
20
Mn
mg/l
0,017
0,021
0,018
0,016
-
21
F
mg/l
0,008
0,013
0,024
0,011
2
22
CN

mg/l
Kph
Kph
Kph
Kph
0,02
23
Hg
mg/l
Kph
Kph
Kph
Kph
0,002
(nguồn phòng Tài nguyên & Môi trường)
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
Từ kết quả bảng và tương quan hàm lượng DO, BOD
5
, COD của các mẫu quan trắc với
tiêu chuẩn, có thể thấy rằng:

10
- Chỉ tiêu DO trong nước mặt tại kênh, mương, các hồ trung tâm và cụm công nghiệp
hầu như đều nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.
- Chỉ tiêu BOD
5
trong nước mặt của các mẫu quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
- Chỉ tiêu COD trong nước mặt của các mẫu quan trắc cũng như BOD
5
, đều vượt quá

tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 3.3. Kết quả quan trắc nước ngầm
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN
09:2008
M1
M2
M3

1
Màu sắc
Pt-Co
7,5
6,7
5,8
-
2
Mùi vị
-
Không có
mùi, vị lạ
Không có mùi,
vị lạ
Không có
mùi, vị lạ
-
3

Độ đục
NTU
1,7
2,5
2,7
-
4
pH
-
7,1
7,2
7,6
5,5-8,5
5
As
mg/l
Kph
0,01
0,02
0,05
6
Cu
mg/l
0,005
0,004
0,005
1,0
7
Pb
mg/l

0,002
0,003
0,004
0,01
8
Mn
mg/l
0,021
0,123
0,120
0,5
9
Zn
mg/l
0,115
0,021
0,022
3,0
10
Hg
mg/l
Kph
Kph
Kph
0,001
11
NO
3
-
mg/l

4,1
3,8
4,2
15
12
NO
2
-
mg/l
0,008
0,01
0,003
1,0
13
Fe
mg/l
0,31
0,54
0,41
5
14
Al
mg/l
0,11
0,13
0,17
-
15
Chỉ tiêu vi
sinh Coliform

MPN/100
ml
0
1
0
3
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Oai)
So sánh kết quả đã phân tích được với QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước ngầm thì nhận thấy:
- Hàm lượng Nitrat trong nước ngầm dao động từ 2,7-6,6 thấp hơn TCCP
- Hàm lượng các kim loại nặng, đa số đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép như: Hàm
lượng As: 0,003- 0,035; Hàm lượng Cu: 0,002-0,009; Hàm lượng Fe: 0,2:0,6 Chỉ tiêu vi
sinh Coliform nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép
3.1.4. Thu gom và xử lý chất thải rắn

11

Rác từ nguồn phát sinh trên địa bàn huyện được vệ sinh viên thu gom, vận chuyển với
02 hình thức:
+ Thu gom rác bằng xe bò, xe cải tiến, công nông…. được vệ sinh thực hiện với tần
suất 02 – 03 lần/tuần và được vận chuyển rác về điểm tập kết rác của các thôn, xã trên địa
bàn. Tại các điểm tập kết này, rác sau khi được đổ vào được rắc vôi bột để khử mùi hôi thối,
phủ bạt. Sau khi rác tại các điểm tập kết được đổ đầy, Công ty bố trí máy xúc, xúc lên các xe
có tải trọng nhỏ ≤ 7 tấn (là loại xe có tải trọng và kích thước phù hợp với đường giao thông
nông thôn ) để vận chuyển về trạm trung chuyển rác tập trung của huyện.
+ Thu gom rác bằng xe gom: rác được vệ sinh viên thu bằng xe gom ba bánh và được
đẩy ra các điểm tập kết xe gom đã được quy định, Công ty thực hiện bố trí xe cuốn ép loại
nhỏ để ép rác từ xe gom vào xe và vận chuyển về điểm tập kết rác chung của huyện. Lượng
rác thu bằng xe gom được vận chuyển và đem đi xử lý ngay trong ngày.
- Tại điểm trung chuyển rác tập trung, rác thải được đổ vào vị trí thích hợp cho việc

vận chuyển lên xe có tải trọng > 10 tấn, sau khi được ép vào các ô tô chuyên dùng rác sẽ được
vận chuyển đến nơi xử lý tập trung theo quy định của Thành Phố (nhà máy xử lý rác thải Sơn
Tây)
- Tại điểm trung chuyển rác tập trung, sau khi rác được vận chuyển mang đi xử lý
trong ngày, công ty bố trí công nhân vệ sinh khu vực chứa rác, rắc vôi bột khử mùi, đảm bảo
vệ sinh môi trường

Khâu thu gom và vận chuyển rác được thể hiện tại sơ đồ sau:












Sử dụng các xe cuốn ép <
7 tấn để thu rác từ các xe
gom tại các điểm tập kết

Nguồn phát sinh
(rác nhà dân, cơ quan, công
sở…vv)
Vệ sinh viên, công
nhân thu rác bằng xe
gom tập kết rác tại các

điểm đã được quy định
Vệ sinh viên thu bằng
xe bò, xe cải tiến, xe
công nông…vv
Vận chuyển đến điểm
tập kết rác của thôn,
xã. Rắc vôi bột khử
mùi
Xúc rác bằng máy, thủ

12














Hình 3.1. Khâu thu gom và vận chuyển rác
3.1.5. Hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn
Việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất còn bị hạn chế và dùng nước ngầm là
chính. Hiện tại, tỷ lệ hộ dân tại vùng nông thôn có nước sạch sử dụng rất ít, đa phần sử dụng
giếng nước tự khoan với tỷ lệ chiếm trên 80%, còn lại một bộ phận hộ dân nghèo phải sử dụng

nguồn nước lấy từ sông Đáy để cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
3.2. PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG HUYỆN THANH OAI ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Phân vùng môi trường huyện Thanh Oai
Vùng môi trường huyện Thanh Oai được phân chia thành các tiểu vùng môi trường.
Tiểu vùng môi trường đó là một bộ phận của lãnh thổ cụ thể với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã
hội và môi trường đặc thù. Tiểu vùng là một đơn vị lãnh thổ cụ thể được coi như là một địa hệ thống
tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, hoạt động kinh tế-xã hội, có sự tương tác lẫn nhau
tạo nên đặc điểm đặc trưng cho phép định hướng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường.
Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất
theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có

13
hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng. Phân vùng có thể là phân vùng
kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng môi trường …[7].
3.2.1.1. Mục tiêu và tiêu chí của phân vùng môi trường huyện Thanh oai
Phân vùng môi trường là khoanh gom các khu vực lãnh thổ có đồng nhất các yếu tố môi
trường, nghiên cứu, phân tích và đánh giá xác định các biến đổi, làm cơ sở dự báo diễn biến
theo không gian và thời gian tình hình môi trường trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở
các lãnh thổ đó.
Trên cơ sở nghiên cứu môi trường tự nhiên, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng môi trường,
đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động, các cảnh quan sinh thái có nguồn gốc tự
nhiên, các yếu tố nổi trội trong phát triển kinh tế xã hội để tiến hành đánh giá các biến đổi môi
trường.
Nghiên cứu và đánh giá các vùng môi trường này sẽ tạo ra cơ sở khoa học cho việc
quy hoạch không gian phát triển kinh tế gắn liền với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững [12].
Việc phân vùng môi trường huyện Thanh oai dựa trên các yếu tố (tiêu chí) sau:
+ Đặc điểm tự nhiên .

+ Đặc điểm về phát triển kinh tế xã hội
+ Hiện trạng và phương hướng sử dụng đất trong tương lai
+ Hiện trạng chất lượng môi trường.
+ Ranh giới hành chính.
3.2.1.2. Các tiểu vùng môi trường huyện Thanh Oai
Huyện Thanh Oai có 20 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 12.385,56 ha; dân
số là 176.336 người. Dựa trên các tiêu chí như trình bày ở trên, huyện Thanh Oai được phân
thàng 2 tiểu vùng môi trường:
+ Tiểu vùng môi trường nông thôn nông nghiệp;
+ Tiểu vùng môi trường đô thị và công nghiệp.

14

Hình 3.2. Phân vùng môi trường huyện Thanh Oai
a. Tiểu vùng môi trường nông thôn- nông nghiệp
Vùng môi trường nông thôn nông nghiệp: Bao gồm 9 xã ven sông Đáy là: Cao Viên,
Thanh Cao, Thanh Mai, Kim An, Kim Thư, Phương Trung, Cao Dương, Xuân Dương và các
xã Đỗ Động, Thanh Văn, Tân Ước, Dân Hòa, Hồng Dương, Liên Châu.
Bảng 3.4. Đặc điểm tiểu vùng môi trường nông thôn-nông nghiệp
STT
Đơn vị
hành chính
Diện tích
(ha)
Dân
số
Mật độ dân
số
(người/km
2

)
1
Xã Cao Viên
718,97
16.811
2.338
2
Xã Thanh Cao
463,94
9.469
2.041
3
Xã Thanh Mai
549,77
8.803
1.601
4
Xã Kim An
311,14
3.464
1.113
5
Xã Kim Thư
300,46
5.381
1.790
6
Xã Phương Trung
481,44
16.129

3.350
7
Xã Đỗ Động
632,90
5.353
845
8
Xã Thanh Văn
664,89
5.509
828
9
Xã Dân Hòa
517,05
8.582
1.659
10
Xã Cao Dương
445,68
9.885
2.217

15
11
Xã Xuân Dương
356,92
5.428
1.520
12
Xã Hồng Dương

987,89
10.788
1.092
13
Xã Tân Ước
870,17
8.404
965
14
Xã Liên Châu
618,73
8.186
1.323
Tổng số
7919,95
122.192


Do đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển, các khu dân cư nông thôn ở vùng này
được phát triển theo những hình thái khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ phân bố
trong từng khu vực. Các điểm dân cư truyền thống (như làng, thôn, xóm ) được hình thành
với mật độ tập trung đông ở những nơi có giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển, các trung
tâm kinh tế văn hoá của xã.
- Hệ thống thu gom rác thải, nước thải sinh hoạt chưa phát triển, nhiều hộ gia đình có
thói quen thải các chất thải trong chăn nuôi ra các cống rãnh gây mất vệ sinh trong cộng đồng
dân cư, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
- Bình quân khuôn viên đất ở cho 1 hộ gia đình có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, cao
nhất là xã Thanh Văn (1.206,92 m
2
/hộ) và thấp nhất là xã Phương Trung (298,49 m

2
/hộ).
Với quy luật gia tăng dân số, nhu cầu về đất ở không ngừng tăng lên. Trong tương lai
việc mở rộng thêm đất ở để đáp ứng nhu cầu trên là thực tế khách quan không thể tránh khỏi,
nhưng cần phải có sự điều chỉnh hợp lý các khu dân cư hiện có cũng như phải hạn chế tối đa
việc lấy đất nông nghiệp vào làm nhà ở nhất là những khu vực ruộng cho năng suất cao. Đây
là những vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài ở vùng môi
trường nông thôn nông nghiệp này.
- Đặc điểm ở vùng này là sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa, cây hoa, cây cảnh, rau
màu, cây ăn quả và chăn nuôi lợn, và gia cầm; sản xuất các nghề thủ công truyền thống như
giò chả, mũ lá, chế biến tương miến có giá trị kinh tế cao.
Tiểu vùng môi trường nông thôn-nông nghiệp đều đa phần là các xã thuần nông, nhân
công lao động rẻ, thu hút được nhiều phụ nữ, trẻ em tham gia lao động. Đời sống người dân
không cao, môi trường ít ô nhiễm.
Tiểu vùng môi trường nông thôn- nông nghiệp diện tích 7919, 95 ha;
Bảng 3.5. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và các vấn đề môi trường của tiểu vùng
nông thôn- nông nghiệp

Vùng môi
trường nông
thôn- nông
nghiệp
Đặc điểm tự
nhiên
Đặc điểm kinh tế
xã hội
Các vấn đề môi trường
- Đất phù sa lớn
- Diện tích ao, hồ,
- Giá trị lịch sử

- Danh lam thắng
-Nguy cơ xói mòn đất, trượt lở cao
- Bảo tồn đa dạng sinh học

16
sông lớn
Diện tích:
7919,95
- Dân số: 122192
- Mật độ: 1.342


- Nguồn cung cấp
thực phẩm lớn
cho các khu vực
xung quanh
- Sản xuất nông
nghiệp, nuôi
trồng thủy sản
- Ô nhiễm môi trường bởi hoạt động
nông nghiệp
- Ô nhiễm do sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu
- Vấn đề làng nghề
- Cấp nước sạch, vệ sinh môi trường
b. Tiểu vùng môi trường đô thị và công nghiệp
Vùng này bao gồm có 7 xã: Bích Hòa, Cự Khê, Bình Minh, Tam Hưng, Thị trấn Kim
Bài, Mỹ Hưng, Tam Hưng. Bình quân đất đô thị là 739,05 m
2
/người.

Đô thị Thanh Oai được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp bố trí theo cụm và theo
tuyến dọc các trục giao thông. Ở thị trấn Kim Bài tốc độ xây dựng đô thị diễn ra khá nhanh và
sôi động, nhất là xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, các công trình kinh doanh dịch vụ, công
trình công cộng góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa chung của vùng.
Bảng 3.6. Đặc điểm tiểu vùng môi trường đô thị và công nghiệp
S
T
T
Đơn vị
hành chính
Diện tích
(ha)
Dân
số
Mật độ dân
số
(người/km
2
)
1
Thị trấn Kim Bài
432,27
5.849
1.353
2
Xã Cự Khê
579,07
5.595
966
3

Xã Bích Hòa
512,05
8.358
1.632
4
Xã Bình Minh
672,55
11.217
1.667
5
Xã Mỹ Hưng
632,97
5.818
919
6
Xã Thanh Thùy
530,93
6.923
1.303
7
Xã Tam Hưng
1.105,77
10.384
939
Tổng số
4465,61
54.144


Tuy nhiên, trong quá trình phát triển mạng lưới đô thị cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng,

kiến trúc không gian đô thị của huyện vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại như:
- Đô thị trong vùng còn mang nặng sắc thái khu dân cư nông thôn. Ở đây chủ yếu là
công nghiệp nhỏ chế biến nông – lâm – thủy sản và tiểu thủ công nghiệp phục vụ dân sinh.
Thương mại dịch vụ vẫn còn mang tính phục vụ tại chỗ.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông và các công trình công cộng khác
còn thiếu, nhiều nơi còn mang tính tạm bợ. Hầu hết các khu dân cư trong thị trấn hệ thống cấp,
thoát nước chưa hoàn chỉnh và chưa đồng bộ, rác thải sản xuất và sinh hoạt chưa được thu gom
và xử lý đã phần nào gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư.

17
- Do thiếu quy hoạch đô thị đã gây không ít khó khăn trong việc phân bố dân cư và sử
dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị. Nhu cầu để phát triển các đô thị rất lớn
nhưng nguồn lực và khả năng cung cấp vốn còn hạn chế.Trong quá trình phát triển và mở rộng
đô thị còn lúng túng trong quy hoạch và xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai, nhất là các khu
vực chuyển từ nông thôn sang đô thị.
Đặc điểm của vùng này có tập trung nhiều doanh nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công
nghiệp nên thiếu sự ổn định của các hệ sinh thái, các yếu tố môi trường luôn biến động, nhiều
hiểm họa gây tai biến môi trường luôn rình rập xuất hiện, sự biến mất của các quần thể tự
nhiên trong đa dạng sinh học, thậm chí biến mất cả các loài đặc hữu, tiểu khu đang trong thời
kỳ phát triển mở rộng cả về quy mô và diện tích, lất át mạnh các tiểu khu kế cận.
Ô nhiễm môi trường do chất thải: rác thải rắn, nước thải, bụi thải, khí độc luôn vượt
ngưỡng cho phép. Ô nhiễm môi trường do nước thải: Trung bình hàng ngày tổng lượng nước
thải từ các đô thị và công nghiệp trong huyện Thanh Oai là 30.000 m
3
/ngày đêm. Tải lượng ô
nhiễm BOD
5
là 2-3 tấn/ngày và chất lơ lửng là 10-12 tấn/ngày, tốc độ tăng lượng nước thải
bình quân 9,5% năm, tỷ lệ nước thải được xử lý trước khi thải vào môi trường không đáng kể.
Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn: Trung bình hàng năm lượng chất thải rắn phát

sinh là: 25.000-30.000 tấn, trong đó rác thải đặc biệt nguy hại: 300 tấn, tốc độ tăng hàng năm
8-8,5%, chỉ số phát thải bình quân: 0,7 kg/người ngày, tỷ lệ thu gom mới đạt 10 -70% tổng
lượng phát thải.









Bảng 3.7. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và các vấn đề môi trường tiểu vùng đô thị và
công nghiệp.
Vùng môi
trường đô thị
công nghiệp
Đặc điểm tự
nhiên
Đặc điểm kinh tế
xã hội
Các vấn đề môi trường
- Diện tích:
- Tập trung sản
- Ô nhiễm không khí do giao thông,

18
4465,61
- Dân số: 54.144
- Mật độ: 1.634




xuất (phát triển
công nghiệp gia
dụng, phát triển
đô thị

cụm công nghiệp
- Ô nhiễm tiếng ồn, nước
- Ô nhiễm do các hoạt động vận tải,
công trình xây dựng và phát triển
của các khu dân cư
- Cần có hệ thống xử lý nước thải,
phục hồi, nâng cấp và xây dựng hệ
thống cấp thoát nước

3.2.2. Xu thế biến đổi môi trường các tiểu vùng môi trường huyện Thanh Oai đến năm
2020
Các nguyên nhân gây biến đổi điều kiện môi trường
* Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
Quá trình phát triển kinh tế xã hội với tốc độ tăng trưởng GDP cao và quá trình đô thị
hóa diễn ra mạnh mẽ có thể làm nảy sinh một số tác động tiêu cực như:
- Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu, năng lượng, kéo
theo chất lượng môi trường sống ngày càng xấu đi nếu không có biện pháp phòng ngừa hữu
hiệu ngay từ đầu. Theo tính toán của các chuyên gia nước ngoài, nếu GDP tăng gấp đôi thì có
nguy cơ chất thải sẽ tăng gấp 3- 5 lần.
- Đô thị hóa sẽ làm tăng dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị, làm tăng sức ép
về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị. Đô thị hóa sẽ làm tăng lượng chất thải sinh hoạt từ các
khu dân cư, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, nếu không có giải pháp xử lý triệt để mà xả

trực tiếp vào kênh, sông, rạch, sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và làm
mất vẻ mỹ quan đô thị.
- Đô thị hóa dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp và các đất khác để phục vụ xây
dựng đô thị, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, giảm diện tích cây xanh và gây suy thoái tài
nguyên đất. Diện tích các vùng đất ướt có nguy cơ ngày càng bị thu hẹp, dễ gây úng lụt cục
bộ, giảm độ ẩm tương đối của không khí, đất, nước và các vùng chứa nước thải dễ bốc hơi,
gây ô nhiễm môi trường.
- Từ nay đến năm 2020, hàng loạt các công trình cơ sở hạ tầng giao thông (thủy, bộ)
trên địa bàn huyện và khu vực lân cận sẽ được nâng cấp, mở rộng. Lưu lượng phương tiện
trên mọi loại hình giao thông sẽ tăng lên rất nhiều là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc
biệt là môi trường nước, không khí.
- Do công nghệ và kỹ thuật còn lạc hậu, thiết bị không đồng bộ, chắp vá, cơ sở hạ

19
tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng sản phẩm công nghiệp chưa đáp ứng
yêu cầu thị trường, tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu, dẫn đến thải ra nhiều chất thải, tỷ lệ
phế liệu còn cao.
- Quá trình bê tông hóa, tăng lớp phủ cứng, mái nhà dày đặc ở đô thị sẽ ảnh hưởng
đến sự biến đổi khí hậu cục bộ, dòng chảy mặt, dòng thấm và hơn thế là tài nguyên nước
ngầm.
Dưới đây là bảng tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
Bảng 3.8 . Dự báo tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp.
T
T
Khu/Cụm công nghiệp
Diệ
n
tích
(ha)
Định

mức
(m
3
/h
a
ngày)
Lưu
lượng
(m
3
/ng
ày
TSS
BO
D
CO
D
Tổn
g N
Tổng
P
A
Các cụm công nghiệp
làng nghề
171
50
6413
984
830
1739

314
43
1
Cụm công nghiệp Thanh
Oai
101
50
3788
581
490
1027
185
25
2
Cụm công nghiệp Bích
Hòa - Thanh Cao
30
50
1125
173
146
305
55
8
3
Cụm công nghiệp Bình
Minh
40
50
1500

230
194
407
73
10
B
Điểm công nghiệp Thanh
Thùy
6
50
225
35
29
61
11
2


20
* Dân số và dân sinh
Quy mô gia tăng dân số và sự di dân tự do đã làm tăng nhu cầu về dùng nước sạch,
chăm sóc sức khỏe và điều kiện sống, đặc biệt là nhà ở. Tới năm 2020, số giường bệnh ước tính
tăng lên 2,3 lần; đất đô thị và giao thông tăng theo tỷ lệ đô thị hóa (đến năm 2020 là khoảng 40-
45%); gần như tỷ lệ thuận với sự gia tăng dân số.
- Tăng nhu cầu về việc làm: từ nay đến năm 2020 mỗi năm ước tính phải giải quyết việc
làm cho 20-22 ngàn lao động.
- Tăng chất thải ra môi trường: so với năm 2005, ước tính đến 2020 rác thải sinh hoạt
tăng lên 3,4 lần, rác thải bệnh viện tăng 2,3 lần, nước thải sinh hoạt tăng lên 2,8 lần.
- Làm nảy sinh một số vấn đề quan hệ xã hội phức tạp như an ninh trật tự, tệ nạn xã hội;
tình trạng quá tải trong sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở…

Dưới đây là bảng tải lượng chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 3.9. Bảng tải lượng chất thải rắn sinh hoạt
(kg/ngày)
TT
Tiểu vùng
Dân số
Hệ số phát
thải
Tỷ lệ thu gom
Phát sinh
I
Tiểu vùng đô thị công
nghiệp
120.000


103,75
1
TT Kim Bài
25.000
1
90
22,5
2
Xã Bích Hòa
10.000
1
90
9,0
3

Các đô thị dọc trục đường
phía Nam
85.000
1
85
72,3
4
Xã Mỹ Hưng
20.000
1
89
20,5
5
Xã Tam Hưng
22.000
1
85
19,3
6
Xã Thanh Thùy
11.000
1
75
18,2
7
Xã Cự Khê
14.000
1
87
19,8

II
Tiểu vùng nông thôn-
nông nghiệp
220.000


66,4
1
Trung tâm cụm xã
55.000
0.8
80
11,5
2
Dân làng xã nông thôn,
trang trại, làng nghề
175000
0.7
70
54,9


* Vấn đề sử dụng tài nguyên môi trường
Quá trình phát triển có khả năng sẽ làm nảy sinh những mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn trong sử dụng đất: quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giao thông,
du lịch và nhà ở nông thôn sẽ làm giảm tỷ lệ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng
thủy sản.

21
- Mâu thuẫn trong sử dụng mặt nước: tranh chấp giữa các ngành khai thác, nuôi trồng

thủy sản, phát triển hệ thống giao thông thủy, du lịch.
- Mâu thuẫn giữa lợi ích phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên với phát triển
công nghiệp.
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng đất ở với đất chuyên dùng
* Phát triển du lịch
Du lịch cũng là một thế mạnh và nó lại là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi vấn đề môi
trường, đồng thời cũng tác động rất lớn đến môi trường. Sự phát triển và những đóng góp của
ngành du lịch cho phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc rất lớn vào chiến lược bảo vệ môi trường
du lịch nói riêng và chiến lược bảo vệ môi trường nói chung.
3.2.2.2. Dự báo xu thế biến đổi môi trường huyện Thanh Oai
1. Biến động sử dụng tài nguyên đất huyện Thanh Oai
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp: Sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm khai
thác tối đa tiềm năng đất đai theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa
hướng về xuất khẩu. Bên cạnh việc dành quỹ đất hợp lý cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng,
cụm, điểm công nghiệp, dịch vụ, phát triển chăn nuôi tập trung. Đất nông nghiệp còn lại cần
phải được sử dụng hiệu quả và hợp lý, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn nông nghiệp với cơ cấu mới công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp. Từng bước ứng
dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích
canh tác, góp phần từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Một phần đất đang canh tác nông nghiệp kém hiệu quả sẽ được chuyển đổi sang cây
trồng, vật nuôi khác có hiệu quả cao hơn: vùng đất cao khó khăn về nước tưới sẽ chuyển sang
trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; vùng trũng thấp khó khăn trong tiêu nước chuyển sang nuôi
trồng thủy sản hoặc kết hợp lúa+ cá+ cây ăn quả.
- Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp
Theo quy hoạch, diện tích đất cho các cụm, điểm công nghiệp tập trung, cho tiểu thủ công
nghiệp, các làng nghề, các khu du lịch, dịch vụ…khá lớn. Bên cạnh đó cùng với việc phát triển
kinh tế, các vấn đề xã hội cũng được phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân,
vì vậy đòi hỏi quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, đất ở nông thôn và đô thị cũng phải tăng lên.
Sử dụng đất phi nông nghiệp cần thực hiện đúng theo quy hoạch đã được duyệt, bên cạnh
đó thực hiện các đề án, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng của huyện nhằm phục vụ phát triển

sản xuất và đời sống dân sinh.
Bảng 3.10. Biến động sử dụng đất đai giai đoạn năm 2010→ 2020

22


Mục đích sử dụng
Năm 2010
Năm 2020
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên
12385,6
100
12385,6
100
Đất nông nghiệp
8.343,76
67,37
6.898,55
55,7
Đất lúa nước
7.272,67
87,16

5.606,20
67,19
Đất nuôi trồng thủy sản
333,20
3,99
309,08
3,7
Đất nông nghiệp khác
20,8
8,62
91,18
37,78
Đất phi nông nghiệp
3.905,15
31,53
5.361,13
43,29
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
53,34
1,37
54,10
1,39
Đất khu công nghiệp
15,71
0,40
260,32
6,67
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
51,43

1,32
51,37
1,32
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
152,85
3,91
178,27
4,56
Đất có mặt nước chuyên dùng
335,53
8,59
309,32
7,92
Đất phi nông nghiệp còn lại
1.371,36
35,12
2.076,88
53,18


















Hình 3.3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

23

2. Xu thế biến đổi môi trường tiểu vùng môi trường nông thôn nông nghiệp
* Suy thoái tài nguyên - môi trường đất do sự lạm dụng phân bón và hóa chất thuốc
BVTV
Dự đoán trong tương lai tình hình sử dụng phân bón vô cơ và hóa chất thuốc BVTV
trong nông nghiệp sẽ càng tăng dần. Nguyên nhân chủ yếu là do ngày càng nhiều loại bệnh
cây trồng, nhiều loại sâu bệnh kháng thuốc xuất hiện nên tâm lý người dân sẽ sử dụng thuốc
trừ sâu ngày càng nhiều. Mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã có hướng dẫn kỹ thuật
trong việc bón phân và phun xịt hóa chất thuốc BVTV nhưng do tâm lý muốn diệt trừ mầm
bệnh của người dân nông thôn kết hợp với suy nghĩ sai lạc của một số người muốn chạy theo
lợi nhuận nên việc bón nhiều thuốc BVTV cho cây trồng chắc chắn sẽ gia tăng. Phần thuốc dư
thừa có khả năng tồn lưu và làm cho chất lượng đất thay đổi, khả năng phục hồi chậm dẫn đến
tình trạng đất bị thoái hóa.
* Môi trường khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ tại vùng
nông thôn
- Luận văn đã kế thừa và tiếp tục nghiên cứu bổ sung về phương pháp luận quy hoạch
môi trường bao gồm: một số khái nhiệm về QHMT, bản chất và nội dung của QHMT đồng
thời luận văn cũng đã đi sâu nghiên cứu một số phương pháp chính sử dụng trong quy hoạch
môi trường như: phương pháp phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT, phương pháp xác định các
dự án ưu tiên trong QHMT.
- Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên cùng với việc rà soát và đánh giá hiện trạng
KTXH, hiện trạng môi trường và tài nguyên huyện Thanh Oai, phân vùng môi trường huyện

thành 2 tiểu vùng (tiểu vùng môi trường nông thôn nông nghiệp, tiểu vùng môi trường đô thị
và công nghiệp); đã xác định được các vấn đề môi trường cấp bách tại 2 tiểu vùng, đề xuất
các mục tiêu môi trường;
- Đánh giá và dự báo các tác động môi trường do quy hoạch phát triển công nghiệp và
đô thị tại huyện Thanh Oai đến năm 2020. Qua đó đã nêu bật được những vấn đề cấp bách,
những khu vực suy thoái môi trường trọng điểm.
- Xây dựng quan điểm và các mục tiêu của quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Thanh
Oai, từ đó đã đề xuất các chương trình quy hoạch, các dự án ưu tiên thực hiện và một số giải
pháp, kiến nghị nhằm thực hiện quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch phát triển đô thị và
công nghiệp góp phần vào sự phát triển bền vững KTXH nói chung của huyện.
2. KIẾN NGHỊ

24
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân ý thức bảo vệ môi
trường, trong khai thác nước ngầm; giữ gìn nước sạch để phục vụ cho đời sống sinh hoạt,
nâng cao sức khỏe bằng các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tăng cường các phương tiện và nhân lực cho công tác quản lý tài nguyên và môi
trường tại các xã, thị trấn trong huyện.
- Cần có các phương án phù hợp để khẩn trương khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường bởi các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân

References
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Một số chính sách về phát triển
ngành nghề nông thôn, NXB Nông nghiệp.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt
Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), ban hành theo Quyết định số 153/2004/QĐ-
TTg ngày 17-8/2004.
3. Lê Trình “Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng-NXB Khoa học
và kỹ thuật- Hà Nội, 2000.
4. Lê Đức và nnk, 2003. Quy hoạch môi trường đất vùng đồng bằng sông Hồng. Đề tài

cấp Nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội
vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001-2010”.
5. Lưu Đức Hải (2007), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2009), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi
trường và phát triển, NXB ĐHQG Hà Nội.
7. Nguyễn Chu Hồi (2009), Bài giảng: Phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ, khoa Môi
trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Bùi Đình Khoa (2005), Thực trạng cấp nước đô thị Việt Nam, báo cáo Hội nghị sơ
kết công tác 6 tháng đầu năm 2005 của Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái
Bình, Hà Nội.
9. Cao Liêm và nnk (1990), Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông
Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, Kỳ họp thứ 10, Hà
Nội, Luật bảo vệ môi trường 2005.
11. Nghị định số 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/12/2008 về quản lý lưu vực
sông, Hà Nội.
12. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Kim Thái. Quản lý chất thải rắn- Tập I:
Quản lý chất thải rắn đô thị. NXB Xây dựng, 2001.

25
13. Trần Hiếu Nhuệ, dự án: “Điều tra, đánh giá tổng kết các mô hình dịch vụ môi
trường nông thôn, làng nghề và đề xuất cơ chế, chính sách nhân rộng” do Viện Kỹ thuật nước
và công nghệ môi trường (IWEET)- Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam thực
hiện 12/2007.
14. Nguyễn Văn Phước. Giáo trình quản lý và xử lý CTR. NXB Xây dựng 2008.
15. Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hà Nội (2009), Nghiên cứu phân vùng chất
lượng nước các sông kênh rạch khu vực thành phố Hồ Chí Minh theo chỉ số chất lượng nước
(WQI) và đề xuất khả năng sử dụng.
16. Phùng Chí Sỹ (2001), Báo cáo kết quả đề tài điều tra hiện trạng và thử nghiệm
nâng cao hiệu quả tái sử dụng phế thải nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ

môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Vũ Quyết Thắng (2005), Quy hoạch môi trường, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
18. Tổng cục thống kê (2008), Kết quả điều tra lao động và việc làm năm 2007 ở Việt
Nam, Hà Nội.
19. Sở xây dựng tỉnh Hà Tây, tổng hợp danh mục các khu nhà ở, khu đô thị trên địa bàn
tỉnh Hà Tây.

×