Tải bản đầy đủ (.docx) (573 trang)

Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.95 MB, 573 trang )

MỤC LỤC

1


BẢNG GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAS
BĐKH
BOD
BTNMT
BTST
BTTN
BVMT
BVTV
CHXHCN
CN
CNH
CCN
CKBVMT
COD
CT
CTNH
CTR
CTRSH
CTRYTE
CTRXD
dBA
ĐDSH
DO
DT
DTSQ


ĐHQG
ĐMC
ĐTH
ĐTM
GDP
GIS
GSTS
GTVT
Ha
KCN
KHMT
KHTN
KKT
KPH

KSÔN
KTTĐ
KTTV

Quang phổ hấp thụ nguyên tử
Biến đổi khí hậu
Nhu cầu oxy sinh hóa
Bộ Tài nguyên và Môitrường
Bảo tồn sinh thái
Bảo tồn thiên nhiên
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
(1) Công nghiệp, (2) Cử nhân
Công nghiệp hóa

Cụm công nghiệp
Cam kết Bảo vệ môi trường
Nhu cầu oxy hóa học
Công Thương
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn y tế
Chất thải rắn xây dựng
Deci Belt A
Đa dạng sinh học
Oxy hòa tan
Diện tích
Dự trữ sinh quyển
Đại học Quốc gia
Đánh giá môi trường chiến lược
Đô thị hóa
Đánh giá tác động môi trường; Đồng Tháp Mười
Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ thống thông tin địa lý
Giáo sư Tiến sỹ
Giao thông Vận tải
Hecta
Khu công nghiệp
Khoa học môi trường
Khoa học tự nhiên
Khu kinh tế
Không phát hiện
Kiểm soát ô nhiễm
Kinh tế trọng điểm

Khí tượng - Thủy văn
2


KT-XH
MCP
MPN
MT
MTQG
MTTQ
MTV
NBD
NN – PTNT
NTM
PTBV
PM10
QCVN
QHBVMT
QHSDĐ
QL
RNM
TC
TCMT
TCVN
THCS
ThS
TN-MT
TP
TS
TSS

TT
TTCN
TX
UBND
VESDEC
VHTT-DL
VOC
VQG

Kinh tế xã hội
Mức cho phép
Số xác suất thường gặp nhất
Môi trường
Mục tiêu quốc gia
Mặt trận tổ quốc
Một thành viên
Nước biển dâng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nông thôn mới
Phát triển bền vững
Bụi có kích thước hạt ≤ 10µm
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Quy hoạch bảo vệ môi trường
Quy hoạch sử dụng đất
Quốc lộ
Rừng ngập mặn
Tài chính
Tổng cục Môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trung học cơ sở

Thạc sỹ
Tài nguyên môi trường
Thành phố
Thủy sản
Tổng chất rắn lơ lửng
Thị trấn
Tiểu thủ công nghiệp
Thị xã
Ủy ban nhân dân
Viện Khoa học môi trường và Pháttriển
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Các chất hữu cơ bay hơi
Vườn Quốc gia

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

4


DANH MỤC CÁC HÌNH

5


CHƯƠNG MỘT:
GIỚI THIỆU DỰ ÁN “QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỈNH TIỀN GIANG”

1. 1. GIỚI THIỆU CHUNG
Nhằm thiết lập cơ sở khoa học và thực tiễn trong gắn kết việc triển khai các
chương trình, dự án trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tỉnh
Tiền Giang đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt tại Quyết định số
17/2009/QĐ-TTg ngày 22/01/2009,và các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực
trên địa bàn tỉnh,công tác nghiên cứu, lập và thực hiện “Quy hoạch bảo vệ môi
trường” là cần thiết, cấp bách để đảm bảo định hướng phát triển bền vững (tăng
trưởng kinh tế gắn với BVMT và an sinh xã hội). Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và
Môi trường (TN-MT) tỉnh Tiền Giang,Ủy ban Nhân dân(UBND) tỉnh đã phê duyệt đề
cương và dự toán kinh phí lập “Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020” (Quyết định số 767/QĐ-UBND ngày 30 tháng 03 năm 2012) với các mục
tiêu và nội dung chính dưới đây.
Tên dự án:
Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
Thời gian thực hiện:
Thời gian thực hiện dự án: 15 tháng (01/2013 đến 03/2014).
Cơ quan quyết định đầu tư:
Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Cơ quan chủ đầu tư:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang.
Địa chỉ: Số 11, Lê Lợi, phường 1, thành phố (TP) Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Cơ quan tư vấn và thực hiện:
Viện Khoa học Môi trường và Phát triển
- Đại diện: Viện trưởng – PGS. TS. Lê Trình, Trưởng Đoàn tư vấn.
- Địa chỉ: 179, đường Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
- Điện thoại:08.38489284

Fax: 08.38489285

- Email: ;


6


Cơ quan phối hợp:
Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở TN-MT tỉnh Tiền Giang
Các sở: Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN); Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT); Sở Xây
dựng (XD); Ban Quản lý các khu công nghiệp (BQL các KCN).
Các UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tiền Giang.
Ghi chú: Tiêu đề trong Quyết định số 767/QĐ-UBND ngày 30 tháng 03 năm 2012
của UBND tỉnh Tiền Giang là “Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020”. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013 UBND tỉnh đã lập Báo cáo tổng hợp
“Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tỉnh Tiền Giang
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và phê duyệt một số Quy hoạch chuyên
ngành đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Hội đồng Nhân dân tỉnh Tiền Giang
cũng ban hành Nghị quyết số 64/2013/NQ-HĐ-ND ngày 12/12/2013 về “Quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, UBND tỉnh
Tiền Giang ban hành Quyết định số 3492/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 về việc phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 tầm nhìn đến năm
2050. Vì vậy, “Quy hoạch BVMT” cũng phải điều chỉnh dựa theo các định hướng, chỉ
tiêu, kế hoạch mới của tỉnh. Với lý do đó, được sự đồng ý của Sở TN-MT Dự án đã
nghiên cứu bổ sung và lập “Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là tài liệu chính thức trình UBND tỉnh phê duyệt.
Danh sách những người thực hiện chính:
Danh sách những người thực hiện chính được nêu ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Danh sách những người thực hiện chính Dự án “Quy hoạch bảo vệ
môi trường tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
TT

Họ và tên


Học vị, học hàm,
chức vụ

Cơ quan công tác

1

Lê Trình (Trưởng Đoàn tư
vấn, Chủ nhiệm nghiên cứu
QHMT)

PGS.TS.KHMT

Viện Khoa học môi trường và
Phát triển

2

Đặng Trung Thuận

GS.TSKH. Địa
chất

3

Phạm Văn Miên

4


Hoàng Diệu Thúy

KS. CNMT

5

Nguyễn Vũ Khải

CN. Sinh học

6

Phan Nhật Cường

CN. KHMT

NCVC. Sinh thái

Viện Khoa học môi trường và
Phát triển
Viện Khoa học môi trường và
Phát triển
Viện Khoa học môi trường và
Phát triển
Viện Khoa học môi trường và
Phát triển
Viện Khoa học môi trường và
Phát triển
7



7

Nguyễn Vũ Phong (Thư ký)

CN. KHMT

8

Đàm Xuân Hưng

9

Nguyễn Lưu Phương

ThS. Sinh thái

10

Nguyễn Linh Giang

KS. Hóa học

11

Nguyễn Duy Cường

ThS. CNMT

12


Nguyễn Thị Thu Dung

13

Nguyễn Kỳ Phùng

14

Nguyễn Thị Thúy Hà

CN. KHMT

15

Trần Thị Thu Trang

KS. MT&BHLĐ

KS.MT&BHLĐ

ThS. GIS
PGS.TS. KTTV

Viện Khoa học môi trường và
Phát triển
Viện Khoa học môi trường và
Phát triển
Viện Khoa học môi trường và
Phát triển

Viện Khoa học môi trường và
Phát triển
Viện Khoa học môi trường và
Phát triển
Trung tâm nghiên cứu phát
triển nông nghiệp – PV Quy
hoạch nông nghiệp miền Nam
Viện Khoa học môi trường và
Phát triển
Viện Khoa học môi trường và
Phát triển
Viện Khoa học môi trường và
Phát triển

Cơ quan ứng dụng:
- UBND tỉnh Tiền Giang
- Các sở, ngành: Sở TN-MT; Sở KH-CN; Sở KH-ĐT; Sở Công Thương; Sở
NN-PTNT; Sở XD; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL); Sở Tài chính; Sở
Giao thông Vận tải (GTVT);BQL các KCN.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tiền Giang.
- Các viện nghiên cứu về môi trường, kinh tế, xã hội và phát triển.
1.2. MỤC TIÊU DỰ ÁN
1.2.1. Mục tiêu lâu dài
Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang có cơ sở khoa học và thực tiễn
làm định hướng bảo vệ và cải thiện môi trường cho các vùng, các ngành, lĩnh vực
trong quá trình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.
1.2.2. Các mục tiêu cụ thể
1. Xác định rõ đặc điểm hiện trạng môi trường và KT-XH các vùng môi trường
và dự báo sơ bộ diễn biến các thành phần môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

trong giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Thực hiện phân vùng môi trường tỉnh Tiền Giang có cơ sở khoa học và thực
tiễn dựa theo các tiêu chí về môi trường tự nhiên và KT-XH. Mỗi vùng có các đặc thù
8


về tự nhiên và KT-XH, mỗi vùng có nhiều tiểu vùng.Lập các bản đồ phân vùng môi
trường.
3. Xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 theo
từng vùng môi trường và theo ngành/lĩnh vực ưu tiên gắn kết với Quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
4. Đề xuất các giải pháp BVMT phù hợp cho từng vùng, tiểu vùng môi trường
và cho một số ngành có tiềm năng tác động xấu đến môi trường.
5. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường của tỉnh (qua tập
huấn về quy hoạch môi trường, đánh giá tác động môi trường).
1.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LUẬN GIẢI VỀ SỰ
CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1.3.1. Tổng quan về vùng nghiên cứu của Dự án
Tiền Giang là tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời
nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam, có diện tích 2.508,6 km 2, dân
số 1.692.457 người (năm 2012 – Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang), có các đặc
điểm đa dạng về điều kiện tự nhiên:
- Tiếp giáp biển Đông với đường bờ biển dài 32km.
- Có địa hình tương đối thấp (độ cao 0 – 1,6 m trên mực nước biển), trong đó
vùng Đồng Tháp Mười và ven biển có địa hình thấp nhất, dễ bị ngập úng
- Nằm ở cuối lưu vực sông Mekong với nhiều cửa sông lớn,hệ thống sông rạch
dày đặc, là nguồn cấp nước sinh hoạt, thủy lợi, thủy sản, nguồn tiếp nhận chất thải
đồng thời là hệ thống giao thông thủy nối ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh nói riêng và
vùng Đông Nam Bộ nói chung.
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ

tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm, kèm
theo lũ sông Mêkông mang đến lượng nước, phù sa và thủy sản lớn cho ĐBSCL nói
chung và cho Tiền Giang, tuy nhiên lũ lụt cũng gây ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và
đời sống nhân dân vùng lũ.
- Sự khác nhau giữa các vùng, khu vực trên địa bàn tỉnh về địa hình, độ ngập
úng, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn, độ mặn dẫn đến khác biệt về thảm thực vật, thủy
sinh, phân bố dân cư và hệ thống canh tác. Chính sự đa dạng về sinh thái và xã hội
này tạo điều kiện cho Tiền Giang phát triển bền vững về kinh tế và môi trường nếu sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên gắn kết bảo vệ và cải thiện môi trường.
Theo Nghị quyết số 64/2013/NQ-HĐ-ND ngày 12/12/2013 của Hội đồng Nhân
dân (HĐND) tỉnh Tiền Giang về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm
9


2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Tiền Giang được phân thành 3 vùng phát triển kinh tế
như sau:

- Vùng kinh tế - đô thị trung tâm: gồm TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu
Thành. Trong đó thành phố Mỹ Tho vừa là đô thị trung tâm vùng tỉnh Tiền Giang, vừa là
đô thị vệ tinh, cực phát triển phía Tây Nam vùng TP Hồ Chí Minh, cực phát triển phía
Bắc của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng kinh tế - đô thị phía Đông: gồm thị xã (TX) Gò Công, huyện Gò Công
Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông; là vùng phát triển năng động thứ 2
của tỉnh Tiền Giang, trong đó TX Gò Công là đô thị hạt nhân.
- Vùng kinh tế - đô thị phía Tây: gồm TX Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè
và huyện Tân Phước, trong đó TX Cai Lậy là đô thị hạt nhân.
Báo cáo tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Tiền
Giang đến 2020, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra mục tiêu tổng quát “Đến năm
2020,phấn đấu xây dựng tỉnh Tiền Giang đạt trình độ phát triển công nghiệp hóa
(CNH), hiện đại hóa (HĐH), đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước 2-3

năm so với mức trung bình cả nước”. Một số chỉ tiêu cơ bản là:
- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 11% (thời kỳ 2011 2015) và khoảng 10% (thời kỳ 2016-2020).
- Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 32,3% trong tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) (giai đoạn 2011-2015), đến 35,6% (giai đoạn 2016-2020). Tỷ trọng nông – lâm
nghiệp chiếm từ 33,6% (giai đoạn 2011-2015), giảm xuống 24,1% (giai đoạn 20162020).
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 15% vào năm 2012 và nâng tỷ lệ đô thị hóa lên khoảng
27-30% năm vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khoảng 45-50%.
- GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 2.200 USD (giá thực tế), đến
năm 2020 đạt trên 3.000 USD/người.
Qua các chỉ tiêu cơ bản nêu trên có thể xác định rằng trong giai đoạn hiện nay
đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phát triển công nghiệp, xây dựng và đô thị hóa là
xu hướng cơ bản của tỉnh Tiền Giang, trong khi đó các ngành nông nghiệp tăng
trưởng 5,0% (thời kỳ 2011-2015), 4,5% (thời kỳ 2016-2020). Đây là các vấn đề đang
và sẽ tạo áp lực lớn đến tài nguyên, môi trường và xã hội trên địa bàn tỉnh.
1.3.2. Luận giải về sự cần thiết của dự án
Việc đẩy mạnh CNH, đô thị hóa (ĐTH) một mặt làm tăng nhanh GDP, nâng
cao tiềm lực kinh tế của tỉnh, đời sống nhân dân, cơ sở hạ tầng xã hội, nhưng mặt khác
sẽ tạo các tác động xấu đến chất lượng môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên, sức khỏe
nhân dân và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành kinh tế của tỉnh, nhất là các
10


ngành phụ thuộc nhiều vào tài nguyên –môi trường: nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch.
Các tác động này là lâu dài, không hồi phục nếu tỉnh Tiền Giang không có các quy
hoạch BVMT phù hợp với từng vùng và từng ngành.
Môi trường tỉnh Tiền Giang sẽ không chỉ bị tác động xấu do các yếu tố nội sinh
(phát sinh do hoạt động KT-XH trong địa bàn tỉnh) mà còn sẽ bị ảnh hưởng do thực
hiện quy hoạch phát triển và các dự án trong lưu vực sông Mekong (các dự án thủy
điện, công nghiệp, xây dựng ở Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và
các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Long An) và TP Hồ Chí Minh.

Đặc biệt do nằm ven biển, có địa hình thấp và bằng phẳng, Tiền Giang sẽ chịu ảnh
hưởng lớn do các hậu quả của biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, cụ thể là nước biển
dâng.
Các vấn đề lớn này cần được xem xét trong Quy hoạch BVMT gắn kết với phát
triển kinh tế của tỉnh.
Hiện nay và các năm tới các công trình, dự án trong Quy hoạch tổng thể phát
triển KT-XH tỉnh Tiền Giang đến 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ được thực hiện,
các dự án ở thượng nguồn Mêkông sẽ được triển khai, diễn biến do BĐKH càng phức
tạp. Các hậu quả về môi trường sẽ nghiêm trọng nếu không thực hiện các chương
trình, kế hoạch hành động do Quy hoạch BVMT đề xuất.
Quy hoạch BVMT là cơ sở khoa học để xác định các biện pháp bảo vệ tài
nguyên và môi trường từng vùng, từng tiểu vùng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời là cơ sở
khoa học và thực tiễn để BVMT từng ngành, lĩnh vực phát triển (công nghiệp, đô thị,
nông nghiệp, cấp thoát nước, xử lý chất thải, bảo tồn thiên nhiên…). Quy hoạch
BVMT còn làm căn cứ để lập các chương trình, dự án, chính sách gắn kết BVMT vào
phát triển KT-XH các huyện, TX, TP, ngành, lĩnh vực trong quá trình thực hiện Quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm
2030.
Kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho thấy nếu Quy hoạch BVMT tốt sẽ tạo
cơ sở để:
- Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm (KSÔN) do đẩy mạnh CNH, ĐTH, phát
triển thủy sản, thủy lợi, nông nghiệp, du lịch, … phù hợp đối với các vùng môi
trường.
- Khắc phục tình trạng suy thoái môi trường đang diễn ra trên các vùngtrong
tỉnh.
- Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, hệ
sinh thái rừng ngập mặn ven biển Gò Công Đông, Tân Phú Đông, hệ sinh thái đất
ngập nước Đồng Tháp Mười.
11



- Bảo vệ và cải thiện môi trường các KCN, đô thị, môi trường nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.
- Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), bảo tồn, phát triển các nguồn gen động
thực vật đặc hữu, các hệ sinh thái (HST) đất ngập nước ven biển và nội địa.
- Ngăn ngừa, ứng phó các hậu quả do BĐKH, nước biển dâng.
- Làm cơ sở xây dựng các dự án đầu tư bảo vệ và cải thiện môi trường cho các
huyện, TP và các ngành.
- Quy hoạch BVMT một trong các cơ sở quan trọng để thực hiện Kế hoạch số
15/KH-UBND này 08/02/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang về “Triển khai thực hiện
Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp
bách trong lĩnh vực BVMT”, đồng thời để thực hiện “Tiêu chí môi trường” trong Bộ
tiêu chí Nông thôn mới do Chính phủ ban hành để thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW
của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân.
1.3.3. Cơ sở pháp lý của dự án
Cơ sở pháp lý của dự án dựa trên các văn bản chính dưới đây:
1. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
2.
3.
4.
5.
6.

(XHCN) Việt Nam thông qua ngày 30/12/1994.
Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông
qua ngày 29/11/2005.
Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua
ngày 13/11/2008.
Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày

17/11/2010.
Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua
ngày 21/6/2012.
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường.

7. Quyết định số 17/2009/QĐ - TTg ngày 22/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
8. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban

hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
9.

Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

10. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
12


11. Quyết định 1206/QĐ-TTg ngày 20/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn
2012 - 2015.
12. Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một


số tiêu chí của Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
13. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề

cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
14. Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê

duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm
2020.
15. Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
16. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm

pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
17. Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy

hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030.
18. Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế

hoạch thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
19. Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 23/01/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê

duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ sử dụng, sử
dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014 – 2020.
20. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ TN-MT về quản lý chất

thải nguy hại.
21. Thông tư số 26/2011/BTNMT của Bộ TN-MT quy định chi tiết một số điều của Nghị


định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ.
22. Thông tư 27/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 của Bộ TNMT và Bộ NN-

PTNT Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài
ngoại lai xâm hại.
23. Quyết định số 5121/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc

phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
24. Quyết định số 3569/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Tiền Giang về việc phê duyệt nội dung Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổ khí hậu
tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030.
13


25. Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 04/6/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang ban

hành Quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, mua bán, vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
26. Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tiền Giang ngày 28/5/2013 về

Quy định tạm thời về việc dẫn dụ và nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
27. Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc

phê duyệt Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
28. Quyết định số 2189/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh Tiền

Giang phê duyệt nội dung Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Tiền Giang giai

đoạn 2010 – 2020.
29. Quyết định số 2798/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc

phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Tiền Giang
đến năm 2020.
30. Báo cáo tổng hợp “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-

XH) tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của UBND tỉnh Tiền
Giang, 11/2013.
31. Quyết định số 3210/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc

phê duyệt Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
32. Nghị quyết số 64/2013/NQ-HĐ-ND ngày 12/12/2013 của Hội đồng Nhân dân tỉnh

tỉnh Tiền Giang về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
33. Quyết định số 3492/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc

phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 tầm nhìn đến năm
2050.
34. Quyết định số 3586/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc

phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Tiền
Giang đến năm 2020.
35. Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 08/02/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang Triển khai

thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề
cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
36. Các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường do Bộ TN – MT ban hành, 2008 -


2013.

14


1.4. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU LẬP
QUY HOẠCH BVMT TỈNH TIỀN GIANG
Quy hoạch BVMT cho các tỉnh, thành phố nói chung và cho tỉnh Tiền Giang
nói riêng cần được thực hiện theo các nội dung chính:
- Phân vùng chức năng môi trường được tiến hành dựa vào tư liệu về các yếu tố
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động KT-XH và các tài liệu liên quan khác,
nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh về sự phân hóa của lãnh thổ tỉnh Tiền Giang, chỉ
ra các phân khu chức năng môi trường, các HST, phục vụ lập quy hoạch BVMT tỉnh.
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch tổng thể sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
các thành phần môi trường chung cho cả tỉnh và cho từng vùng, tiểu vùng môi trường.
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch BVMT cho từng, lĩnh vực chính gắn kết với
định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu đề xuất các chương trình ưu tiên BVMT gắn kết quy hoạch phát
triển KT-XH trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
Mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp phân vùng môi trường và quy
hoạch BVMT tỉnh Tiền Giang được nêu chi tiết ở Chương Bốn.
1.5. CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
Dự án đã hoàn thành các sản phẩm sau theo đúng theo đề cương và hợp đồng
với Sở TN-MT:
1. 28 báo cáo chuyên đề.
2. 4 bản đồ số hóa tỷ lệ 1: 50.000:
– Bản đồ thổ nhưỡng,
– Bản đồ phân vùng sinh thái,
– Bản đồ phân vùng chất lượng nước theo WQI (2 bản đồ),
– Bản đồ phân vùng môi trường.

3. Một khóa tập huấn với 2 chuyên đề: “Đánh giá tác động môi trường” và “Phương
pháp luận về Quy hoạch môi trường” với sự tham gia của 25 cán bộ các sở, ngành,
huyện.
4. Báo cáo tổng hợp Dự án “Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”, khoảng 520 trang:
– Giao nộp Chi cục BVMT - Sở TN-MT tỉnh Tiền Giang: 02/10/2013.
– Sở TN-MT tỉnh Tiền Giang xin ý kiến Bộ TN-MT tháng 11/2013.
– Chỉnh sửa lần đầu: tháng 11/2013;
– Hội thảo (có đại diện các sở, ngành, UBND các huyện, TP, TX): ngày
06/12/2013.
15


– Chỉnh sửa lần 2 theo ý kiến của hội thảo, nộp lại Sở TN-MT tỉnh Tiền Giang:
tháng 01/2014.
– Bảo vệ trước Hội đồng nghiệm thu của tỉnh Tiền Giangg: 14/3/2014.
– Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh theo ý kiến của Hội đồng; trình Sở TN-MT
tỉnh Tiền Giang: 31/3/2014.

5. Ngoài ra đơn vị tư vấn đã biên soạn Báo cáo rút gọn: “ Quy hoạch bảo vệ môi
trường tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: tóm tắt báo cáo tổng
hợp: khoảng 230 trang, 04/04/2013.

16


CHƯƠNG HAI:
KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾXÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý

Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.508,6 km 2 là tỉnh thuộc Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km; có tọa
độ địa lý 105o49'07” đến 106o48'06” kinh độ Đông và 10o12'20” đến 10o35'26” vĩ độ
Bắc. Trung tâm TP Mỹ Tho – tỉnh lỵ Tiền Giang cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 70
km về hướng Tây Nam và cách trung tâm TP Cần Thơ 90 km về hướng Đông Bắc.
Cùng với Long An Tiền Giang cũng là một trong hai tỉnh Vùng ĐBSCL nằm trong
Vùng KTTĐ phía Nam.
Tỉnh Tiền Giang tiếp giáp với các tỉnh/TP như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh,
- Phía Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Đồng Thápvà Vĩnh Long,
- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre,
- Phía Đông giáp biển Đông.
Với vị trí địa lý như trên, tỉnh có nhiều ưu thế trong phát triển kinh tế do nằm
giữa các trung tâm kinh tế, đô thị, công nghiệp, khoa học, công nghệ lớn là TP Hồ Chí
Minh và TP Cần Thơ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 4 tuyến quốc lộ chính (1A,
30, 50 và 60) chạy ngang qua với tổng chiều dài trên 150 km, nối TP Hồ Chí Minh và
các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên với các tỉnh ĐBSCL, tạo cho
Tiền Giang vị thế một cửa ngõ quan trọng của các tỉnh Vùng ĐBSCL. Ngoài hệ thống
đường bộ, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các sông Tiền, sông Vàm
Cỏ, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo,... nối liền các tỉnh ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh và
là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Vương quốc Campuchia. Với
các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy, bộ, Tiền Giang có nhiều lợi
thế trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phát triển sản xuất hàng
hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu
kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh, thành trong Vùng ĐBSCL và Vùng Đông Nam
Bộ cũng như với các nước Đông Nam Á (ASEAN).

17



18


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang

19


2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất
Từ thông tin trong Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 đặc điểm địa hình, địa chất của
tỉnh được tóm tắt dưới đây.
2.1.2.1. Đặc điểm địa hình
Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng ngập lũ của ĐBSCL, có địa hình bằng phẳng,
với độ dốc < 1% và cao trình biến thiên từ 0,0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ
biến từ 0,8m đến 1,1 m. Toàn bộ diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu của châu thổ
ĐBSCL, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa của
sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại theo thời kỳ biển thoái từ
đại Holoxen trung, khoảng 4.500 –5.000 năm trở lại đây, còn được gọi là phù sa mới.
Khu vực Đồng Tháp Mười:
Cao trình phổ biến 0,60 - 0,75 m, cá biệt có nơi thấp đến 0,4 - 0,5m, khu vực
phía Bắc giáp Long An có địa hình thấp hơn. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp
của lũ sông Cửu Long với độ sâu 0,6 - 2 m.
Khu vực ven biển Gò Công:
Nằm trên cao trình 0,0 - 0,6 m, bị ngập mặn.
Khu vực ven rạch Gò Công và sông Tra:
Cao trình phổ biến 0,6 - 0,8 m, bị ảnh hưởng do hoạt động của thủy triều trên
sông Vàm Cỏ, phần lớn diện tích bị ngập mặn trong mùa khô.
Khu vực đất cao ven sông Tiền:
Kéo dài từ giáp ranh Đồng Tháp đến Mỹ Tho, cao trình 0,9 - 1,3 m, sử dụng

làm đất thổ cư và trồng cây ăn trái.
Khu vực đất giồng cát:
Đây là khu vực có địa hình cao nhất, phân bố rải rác ở các huyện Châu Thành,
Cai Lậy, Gò Công Đông. Cao trình phổ biến 1,0 - 1,4m ở Châu Thành, 1,0 - 1,2m ở
Cai Lậy và 0,8 - 1,1 ở Gò Công Đông. Phần lớn diện tích sử dụng làm đất thổ cư,
trồng rau màu và cây ăn trái.
Nhìn chung, do đặc điểm bề mặt nền đất là phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ
(trừ các giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tương đối thấp, về địa chất công trình
khả năng chịu lực không cao, cần phải san nền và gia cố nhiều cho các công trình xây
dựng. Các tầng đất sâu tương đối giàu cát và có đặc tính địa chất công trình khá hơn,
tuy nhiên phân bố các tầng rất phức tạp và có hiện tượng xen kẹp với các tầng đất có
đặc tính địa chất công trình kém.
Bản đồ địa hình và hệ thống sông, kênh rạch chính của tỉnh Tiền Giang được
nêu ở hình 2.2.

20


21


Hình 2.2. Bản đồ địa hình và hệ thống sông, kênh rạch chínhtỉnh Tiền Giang

22


2.1.2.2. Đặc điểm địa chất
Theo Địa chí tỉnh Tiền Giang và Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng địa hình Chương trình cấp Nhà nước về điều tra cơ bản tổng hợp vùng ĐBSCL (60.02, 60B) và
một số tài liệu tham khảo khác, đặc điểm địa chất tỉnh Tiền Giang được mô tả như
sau.

Tiền Giang nằm ở phía Nam phụ vùng Đồng Tháp Mười, thuộc vùng địa chất
thủy văn Đông Nam Bộ có cấu trúc nâng tương đối thuộc cánh phía Đông của bồn
Neteli và có hướng nghiêng thoải về trung tâm đồng bằng theo hướng Tây Bắc xuống
Đông Nam. Phía Bắc phân định gần trùng với đứt gãy Vàm Cỏ Tây. Phía Nam tiếp
giáp với vùng địa chất ở trung tâm đồng bằng và được phân định bởi đứt gãy sông
Tiền.
Phụ vùng Đồng Tháp Mười nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng mang tính
chất chuyển tiếp giữa phụ vùng Bắc Vàm Cỏ Đông có tính nâng tương đối với vùng
địa chất thủy văn Trung Nam bộ, vùng bị nhấn chìm trong Kainozoi. Vì vậy nó vừa có
đặc điểm riêng vừa có đặc điểm tương tự với 3 vùng kề cận.
Theo Địa chí tỉnh Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng có các hệ thống
đứt gãy:
Tây Bắc –Đông Nam và Đông Bắc –Tây Nam
Hệ thống đứt gãy Tây Bắc –Đông Nam gần trùng với sông Tiền và sông Vàm
Cỏ Tây. Đứt gãy sông Tiền được coi là đứt gãy khu vực phân định các vùng cấu trúc.
Đứt gãy Vàm Cỏ Tây là đứt gãy cấu II. Hai đứt gãy trên tạo nên hình thái cấu trúc
dạng bậc thang của móng và có biên độ sụt lún tăng dần về phía Tây Nam và có
hướng nghiêng về vùng lún chìm Trung Nam Bộ.
Hệ thống Đông Bắc –Tây Nam
Một số đứt gãy gần như thẳng góc với hệ thống đứt gãy Tây Bắc –Đông Nam
đã nêu ở trên phần lớn bị mở đá.Tuy nhiên, đứt gãy Cửu Long – Bình Chánh cắt
ngang qua trung tâm của tỉnh thể hiện khá rõ. Hệ thống đứt gãy này làm cho cấu trúc
của khuynh hướng hơi nghiêng về biển Đông và trũng sâu nhất ở vùng trung tâm của
tỉnh (Mỹ Tho).
Tỉnh Tiền Giang có địa tầng cấu trúc là móng của cấu trúc Kainozoi với các đá
trầm tích lục nguyên đá biến chất, đá phun trào với các dạng: cát kết, bột kết, phiến
sét, quăczit, dadit có tuổi Jura – Kreta. Chúng được phát hiện ở độ sâu hơn 382 –
450m, ở Mỹ Tho móng chìm sâu nhất. Móng lại bị 2 hệ thống đứt gãy đá nông phá
hủy, gây sụt lún và khu vực Mỹ Tho có biên độ sụt lún móng lớn nhất.


23


Các trầm tích Kainozoi được xem như tầng cấu trúc phủ trên móng Mezozoi.
Giai đoạn địa tầng rõ nét nhất vào cuối Plioxen và đầu Pleistoxen. Vì thế, có thể chia
thành 2 phụ tầng cấu trúc trong tầng cấu trúc Kainozoi:
Phụ tầng cấu trúc dưới bao gồm các trầm tích có tuổi từ Mioxen đến Plioxen
Hiện nay, chiều dày của phụ tầng này chưa được khống chế hết, nhưng nó
chiếm khối lượng lớn trong tầng cấu trúc Kainozoi. Các trầm tích tham gia vào phụ
tầng cấu trúc này có thể nằm hơi nghiêng với góc nhỏ hơn 10 độ và nghiêng về phía
Tây Nam. Bề dày trầm tích tăng dần về nơi sụt lún mạnh của móng Mezozoi, chiều
dày của phụ tầng cấu trúc dưới thay đổi từ 300 – 450m. Thành phần trầm tích chủ yếu
là cát phân nhịp theo độ hạt từ mịn đến thô lẫn sạn sỏi và xen kẽ các lớp hoặc thấu
kính bột sét chứa kết hạch sắt, cacbonat.
Phụ tầng cấu trúc trên bao gồm các trầm tích có tuổi từ Pleistoxen đến Holoxen
Các trầm tích này gần như nằm ngang, có chiều dày thay đổi phụ thuộc vào
mức độ bào mòn và sụt lún của các trầm tích trong phụ tầng cấu trúc dưới. Thành
phần chủ yếu của chúng là các hạt mịn đến thô lẫn sạn, sỏi chứa thân cây đang hóa
than, xen kẹp thấu kính, bột sét và kết thúc bằng các trầm tích hạt mịn (sét bột, bột cát
hạt mịn). Chúng được thành tạo trong các chu kỳ biển tiến, biển lùi của thể Holoxen
và tạo nên bề mặt địa hình khá bằng phẳng. Hiện nay, bề dày của phụ tầng cấu trúc
này thay đổi từ 98 –180m.
Đặc điểm địa tầng
Qua kết quả điều tra cơ bản của chương trình cấp Nhà nước về điều tra cơ bản
tổng hợp vùng ĐBSCL (60.02, 60B) và tài liệu báo cáo kết quả tìm kiếm vùng Mỹ
Tho, các phân địa tầng cùng với các thành tạo của chúng theo thứ tự từ cổ đến trẻ như
sau:
Giới Mezozoi: (Mz) hệ Jura – Kreta (J-K)
Ở Tiền Giang chỉ mới có 3 lổ khoan bắt gặp thành tạo trên: lổ khoan Vàm
Láng, Vĩnh Bình về phía Tây Bắc của tỉnh và lổ khoan Tân Thạnh (Long An). Tại Mỹ

Tho, lổ khoan số 31 sâu 501,8m vẫn chưa gặp thành tạo này.
Các thành tạo này có khuynh hướng chìm sâu dần từ Bắc – Đông Bắc xuống
Tây Nam và sâu nhất tại trung tâm tỉnh. Chúng gồm bột kết, cát kết, đá biến chất, đá
phún trào được các nhà địa chất xếp vào hệ thống Long Bình Jura muộn – Kreta (J3K1), được coi là đá móng của các trầm tích bở rời Kainozoi.
Giới Kanozoi (Kz), Hệ độ tan (N), Thống Nioxen (N1)
Qua kết quả ở các mặt cắt địa chất, thấy ở khu vực phía Bắc Gò Công và khu
vực trũng Đồng Tháp Mười các lổ khoan có chiều sâu lớn hơn 340 –350m là có thể
24


bắt gặp thành tạo này. Nhưng nơi gần sông Tiền thì bắt gặp ở độ sâu lớn hơn 370 –
380 m. Riêng ở khu vực Mỹ Tho chỉ bắt gặp ở độ sâu trên 385 – 395m.
Thành phần thạch học của thành tạo này chủ yếu là cát hạt mịn đến thô lẫn sạn,
sỏi thạch anh màu xám xanh, xám đen có chứa cuội với thành phần phiến sét, bột kết,
quắczit, nối kết và các thấu kính bột sét, bột có màu xám xanh, xám trắng, trên cùng là
lớp bột sét màu xám vàng, xám trắng hoặc xanh loang lổ. Thành tạo này được xếp vào
tuổi Mioxen trên (M13), chúng có chiều dày 7,40m có thể nằm nghiêng theo hướng
Tây Bắc xuống Đông Nam và chìm sâu tại Mỹ Tho. Ngoài ra, ở giới này, các lổ khoan
còn bắt gặp các hệ:
- Hệ thống Plioxen (N2). Phụ thống Plioxen phần dưới (N2). Phần lớn các máy
khoan gặp thành tạo này ở độ sâu 218-332 m.Trong đó, một số lổ khoan đã khống chế
hết bề dày, như: lổ khoan Vàm Láng, Đồng Sơn, Gò Công, Mỹ Đình, Mỹ Tho, Trung
Lương. Thành phần thạch học của thành tạo này chủ yếu là cát hạt mịn vốn thô lẩn
sạn sỏi thạch anh màu xám xanh, phần lớn đỏ vàng theo độ hạt, đôi chỗ chứa thân cây
hóa than nâu có xen kẹp các lớp hoặc thấu kính sét, bột sét màu nâu vàng, xám xanh
loang lổ. Trên cùng là lớp bột sét, sét chứa cacbonat màu nâu, vàng, xanh loang
lổ.Thành tạo này được đoàn địa chất 803 thuộc Liên đoàn Địa chất 8 xếp vào phụ
thống Plioxen (N3). Chúng nằm trên thành tạo Plioxen nghiêng thoải theo hướng Tây
Bắc xuống Đông Nam và chìm sâu ở Mỹ Tho có chiều dày chung lớn hơn 80m.
- Phụ thống Plioxen phần trên. Hầu hết các lổ khoan trong tỉnh đều bắt gặp và

khống chế hết chiều dày của thành tạo này. Chiều sâu bắt gặp trong khoảng 98 –
182m với chiều dày chung từ 107 – 160m. Thành phần thạch học của thành tạo này
chủ yếu là các lớp cát hạt mịn lẫn sạn, sỏi thạch anh màu xám, vàng, xám xanh có
chứa thân cây hóa than nâu và các lớp hoặc thấu kính sét bột chứa cacbonat màu nâu,
vàng, xanh loang lổ. Trên cùng là lớp sét bột phủ biển có chiều dày biến đổi khá lớn,
trong lớp này thường chứa kết hạch Siderit và ở cacbonat màu nâu, đỏ, vàng loang lổ,
gắn kết rắn chắc. Chúng có thể nằm hơi nghiêng theo hướng Bắc Nam và phủ trên
thành tạo của phụ thống Plioxen dưới (N2).
- Hệ thống Pleistoxen (QI-Qm).Toàn bộ các lổ khoan trong tỉnh đều gặp và
khống chế hết chiều dày của thành tạo này.Chiều sâu bắt gặp thay đổi từ 18 – 38m và
có chiều dày biến đổi từ 66 – 136m. Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt mịn màu
xám xanh, xám đen, xám vàng lẫn sạn, sỏi thạch anh phân nhịp theo độ hạt, trong cát
chứa những thân cây đang hóa than và các thấu kính bột, bột sét màu xám xanh,xám
vàng, trắng xám. Chúng có thể nằm gần như bằng phẳng, chiều dày tăng dần theo
hướng từ Bắc xuống Nam và nằm phủ bất chỉnh hợp trên thành tạo phụ thống Plioxen
trên (N2).
- Thống Holoxen (QIV).Toàn bộ diện tích của tỉnh là diện lộ của thành tạo
thống Holoxen. Tất cả các lổ khoan đều khống chế hết thành tạo này với chiều dày
25


×