Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Xác định tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan b (HBsAg) và viêm gan c (anti HCV) trong huyết thanh người tại một xã vùng đồng bằng bắc bộ việt nam năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.02 KB, 28 trang )

Xác định tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (HBsAg)
và viêm gan C (Anti HCV) trong huyết thanh
người tại một xã vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt
Nam năm 2011

Ngô Thị Quỳnh Trang

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa Sinh học
Luận văn ThS Chuyên ngành: Vi sinh vật học; Mã số:60 42 40
Người hướng dẫn: TS.BS Nguyễn Văn Tiến
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Hệ thống hóa các vấn đề cần nghiên cứu: đặc điểm sinh học vi
rút viêm gan B và viêm gan C; Bệnh học viêm gan B và viêm gan C; Dịch
tễ học vi rút viêm gan B, C. Xác định tỉ lệ người mang HBsAg(+) và anti
HCV(+) tại một xã vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và một số yếu tố liên
quan. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, nghề nghiệp và nhận thức của học sinh
trung học cơ sở (THCS) về viêm gan B và viêm gan C.

Keywords: Vi sinh vật học; Virus viêm gan B; Virus viêm gan C; Đồng
bằng Bắc Bộ; Bệnh

Content
Theo thống kê ta ước tính rằng trên 1/3 dân số thế giới đã bị nhiễm vi rút viêm gan
B( HBV) với khoảng 350 triệu người mang HBsAg mạn tính và 2 triệu người chết mỗi
năm do HBV. Có khoảng 5-20% dân số Châu Á và Châu Phi mang HBsAg mạn và
khoảng 30% người mang HBsAg mạn tính trở thành viêm gan mạn và ung thư gan [109].
Người mang HBsAg mạn tính ở Việt Nam khoảng 12-20
Viêm gan C (HCV) đang trở thành mối quan tâm của xã hội khi Tổ chức y tế thế giới
(WHO) cho biết đến tháng 3/2011 đã có hơn 170 triệu người trên toàn cầu và 3-4 triệu


người mới nhiễm bệnh mỗi năm[61], [81] Tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ của
Bộ Y tế, tình trạng nhiễm vi rút C cũng đang báo động khi tính đến nay đã có 2 triệu
người đang mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm gần 6%. Nguy
hiểm hơn khi có 85% trường hợp nhiễm HCV sẽ diễn biến thành viêm gan C mạn và
trong số bệnh nhân này có tới khoảng 20-25% sẽ chuyển qua giai đoạn xơ gan, ung thư
gan [64], [95], [102]
Với tính cấp bách trên chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu:” xác định tỉ lệ nhiễm vi rút
viêm gan B(HBsAg) và viêm gan C(Anti HCV) trong huyết thanh người tại một xã
vùng Đồng Bằng Bắc Bộ Việt Nam năm 2011’’ với mục tiêu của đề tài:
1. Xác định tỉ lệ người mang HBsAg(+) và anti HCV(+) tại một xã vùng đồng bằng
Bắc Bộ Việt Nam và một số yếu tố liên quan
2. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, nghề nghiệp và nhận thức của học sinh trung học cơ sở
( THCS ) về viêm gan B và viêm gan C.
.
Chƣơng I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm sinh học vi rút viêm gan B và viêm gan C:
1.1.1. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan B và viêm gan C:
1.1.1.1. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan B:
Năm 1964 Baruch Blumberg đã mô tả một loại kháng nguyên (KN) đặc trưng ở thổ
dân châu Đại Dương gọi là “KN Australia”.Đến năm 1968, phát hiện thấy trong máu
bệnh nhân viêm gan B mãn tính có tiểu thể hình cầu và hình sợi, đường kính 27nm không
chứa ADN. Đó chính là KN bề mặt HBsAg ( hepatitis B surface antigen). Hai tiểu thể
này không phải là HBV(Hepatitis B virus) hoàn chỉnh vì thiếu genom. Năm 1970, người
ta phát hiện thấy trong máu bệnh nhân viêm gan B có các thể hình cầu, đường kính
42nm, bên trong chứa ADN kép gọi là tiểu thể Dane. Sau này xác định chính tiểu thể
Dane mới là HBV thực sự[47]
1.1.1.2. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan C:
Vào năm 1970 Harvay J. Alter chứng minh là nhiễm virus sau truyền máu phần lớn là
do virus viêm gan không phải A và cũng không phải B được đặt tên là virus không A

không B. 17 năm sau Michael Houghton, qui-lim Choo và tập đoàn, Gorge K dùng sinh
học phân tử định clon để định tính virus không A không B. Năm 1989 đã xác định vi rút
không A không B có tên chính thức là viêm gan virus C và được công bố bằng 2 bài trên
báo Science.[36]
1.1.2. Hình thái và cấu trúc vi rút viêm gan B và viêm gan C:
1.1.2.1. Hình thái HBV và HCV
 Hình thái HBV:
Dưới kính hiển vi điện tử người ta thấy có 3 tiểu thể khác nhau của vi rút:
-Tiểu thể hình cầu nhỏ
-Tiểu thể hình ống( hình que)
-Tiểu thể hình cầu lớn
Hình thái HCV:
HCV là loại vi rút hướng gan dưới kính hiển vi điện tử người ta phát hiện HCV có
hình cầu, đa diện hoặc hình que, kích thước nhỏ 55-65nm
1.1.2.2. Cấu trúc HBV và HCV:
 Cấu trúc HBV:
Genom của HBV là ADN có cấu trúc mạch kép không hoàn toàn, kích thước 3200 bazo
được cấu tạo bởi 2 sợi có chiều dài không bằng nhau . Chuỗi dài nằm ngoài có tính cực
âm, tạo nên một vòng tròn liên tục có chiều dài cố định 3,2 Kb và mã hóa cho các thông
tin di truyền của virus . Chuỗi ngắn nằm trong có cực tính dương thay đổi và chỉ bằng 50-
80% chiều dài sợi âm. HBV có cấu trúc đặc biệt nhỏ gọn có genom chồng lớp gồm 4
khung đọc mở S, C, P và X
 Cấu trúc HCV:
HCV có genome là một vòng ARN(+) và chỉ có một khung đọc mở (ORF) Hệ gen của
HCV có 2 vùng:
Vùng cấu trúc nằm ở đầu 5’ phần không mã hóa, gồm các gen: C, E1, E2, P7
Vùng không cấu trúc: nằm ở đầu 3’ phần không mã hóa có các ge NS2, NS3, NS4, NS5
là các gen mã hóa cho các protein chức năng :protease, RNA-polymerase và các peptit
tham gia quá trình sao chép virut và cắt đọan polyprotein.
1.1.3. Quá trình nhân lên của HBV và HCV:

1.1.3.1. Quá trình nhân lên của HBV:
Trước tiên HBV gắn đặc hiệu vào thụ thể dành cho IAg nằm trên bề mặt tế bào gan.
Sau khi cởi vỏ capsid, ADN kép với 2 sợi không bằng nhau được chui vào nhân để
chuyển hóa thành dạng ADN kép khép vòng, siêu xoắn (cccADN). Dạng này được dùng
làm khuôn để tổng hợp 4 loại ARN 3,5; 2,4; 2,1 và 0,7 kb
ARNm 3,5kb gọi là ARN tiền genom dùng để tổng hợp genome
ARN tiền genom được đóng gói cùng với ADN- polymerase của virus và protein kinase
để tạo thành hạt lõi. Ở đây, tiền genome được dùng làm khuôn để tổng hợp các chuỗi
ADN (-) (sợi L) theo cơ chế sao chép ngược.
Polymerase của HBV phân giải ARN tiền genom chỉ để lại đoạn nhỏ( 29 cặp bazo
ở đầu 5’) dùng làm mồi tổng hợp ADN (+) trên khuôn ADN tiếp đó các thành phần
của vi rút được lắp ráp hoàn chỉnh rồi nảy chồi ra ngoài để lặp lại chu trình nhân
lên ở tế bào gan khác.
1.1.3.2. Quá trình nhân lên của HCV:
Bước đầu HCV xâm nhập vào trong tế bào. Protein E2 có ái lực mạnh với CD81, có
thêm các đồng tiếp nhận lớp B typ1 SR-B1 và CLDN1
Bước 2 HCV giải phóng sợi ARN(+) có chứa IRES, IRES gắn trực tiếp vào tiểu phần 40s
của ribosom dưới đơn vị độc lập với yếu tố tiền khởi động cần thiết cho quá trình dịch
mã.
Bước 3: Sự xâm nhập ergoplasme và đa protein tự cắt đoạn để sinh ra 3 protein cấu trúc
C, E1, E2 và 7 protein không cấu trúc NS, đặc biệt tạo ra sợi ARN (-) làm khuôn để HCV
sinh trưởng tạo lại ARN (+)
Bước 4: Là bước đóng gói và bài xuất ra ngoài. Sau khi tổng hợp được thành phần của
mình HCV đóng gói và được bài xuất ra khỏi tế bào gan.
1.1.4. Dấu ấn miễn dịch của HBV và HCV:
1.1.4.1. Dấu ấn miễn dịch của HBV:
- Kháng nguyên bề mặt của VRVGB ( HBsAg)
- Kháng thể kháng HBs (Anti-HBs)
- Kháng nguyên lõi vi-rút viêm gan B (HBcAg)
- Kháng thể kháng HBc (Anti-HBc)

- Kháng nguyên HBe (HBeAg)
- Kháng thể kháng HBe (Anti-HBe)
- HBV DNA:
1.1.4.2. Các dấu ấn của HCV:
Hiện nay người ta chưa tìm được kháng nguyên của HCV trong huyết thanh người vì
vậy dấu ấn của vi rút viêm gan C trong huyết thanh người thường được sử dụng là anti
HCV, Sự có mặt của anti HCV trong huyết thanh người chứng tỏ người đã nhiễm vi rút
viêm gan C. Ngoài dấu ấn anti HCV thì ARN- HCV cũng là dấu ấn chứng tỏ vi rút đang
trong giai đoạn nhân lên.
1.2. Bệnh học viêm gan B và viêm gan C:
1.2.1. Triệu chứng bệnh viêm gan B và viêm gan C:
1.2.1.1. Triệu chứng bệnh viêm gan B:
Viêm gan B là một trong những bệnh có tần suất mắc và tử vong cao.
Viêm gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp tính, mãn tính hay thể kéo dài [19], [28],[35].
Tuy mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung một số triệu chứng sau:
Người mới bị viêm gan vi rút B cấp, thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh.
Bệnh nhân có cảm giác người rất mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá ,nước tiểu vàng. Có nhiều
bệnh nhân bị viêm gan B không thể hiện những triệu chứng trên mà chỉ có hai triệu
chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng. Một số bệnh nhân có biểu hiện đau tức vùng gan.



1.2.1.2. Triệu chứng bệnh viêm gan C:
Viêm gan C cấp tính
Ðau ốm như bị cúm
Sình bụng
Buồn nôn
Mệt mỏi (nhẹ đến nặng)
Đau vùng bụng
Nôn mửa


Viêm gan C mạn tính
Mệt mỏi (nhẹ đến nặng)
"Brain fog" (Rối trí)
Tâm thần bất thường
Ăn không ngon (biếng ăn)
Buồn nôn
Khó tiêu
Nhức bắp thịt, khớp
Đau vùng bụng
Sốt
Nhức đầu
Trầm cảm


Giai đoạn cuối của viêm gan C với tình trạng xơ gan
Mệt mỏi (nhẹ đến nặng)
Sốt
Buồn nôn
Ăn không ngon (biếng ăn)
Nôn mửa
Tiểu nhiều
Vàng da
Khó tiêu
Nhức đầu
Nhức bắp thịt, khớp
Đau vùng bụng
Sình bụng
Trầm cảm
Tâm thần bất thường

Nhận thức chậm chạp
Không tập trung
Rối loạn tinh thần
Chóng mặt

1.2.2. Chẩn đoán bệnh viêm gan B và viêm gan C
Có nhiều kỹ thuật giúp phát hiện vi rút viêm gan B và viêm gan C như:
Kỹ thuật test nhanh HBsAg và an ti HCV:
Kỹ thuật ELISA:
Kỹ thuật Sequencing:
1.2.3.Vắc xin tiêm phòng:
Ăn không ngon (biếng ăn)
Sốt
Đổ mồ hôi vào đêm
Tiêu chảy
Vàng da
Khó tiêu
Nhức bắp thịt, khớp
Nhức đầu

Vắc xin tiêm phòng viêm gan B:
Hiện nay mới chỉ có vắc xin tiêm phòng vi rút viêm gan B mà chưa có vắc xin tiêm
phòng vi rút viêm gan C:
Thuốc chủng ngừa Viêm gan siêu vi B thật sự được cho phép sử dụng vào năm 1981 tại
Hoa Kỳ.
Thế hệ 1: Có nguồn gốc từ huyết tương.
Thế hệ 2: Vacxin được sản xuất thông qua DNA tái tổ hợp từ Saccharomyces cerevisiae
và tế bào động vật.
Thế hệ 3: Được cải tiến từ thế hệ thứ 2. Sử dụng các chủng vi sinh vật khác có hiệu quả
hơn.

1.3. Dịch tễ học vi rút viêm gan B, C:
1.3.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B, C trên thế giới:
1.3.1.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B trên thế giới:
Nhìn chung tình hình nhiễm HBV thay đổi trên từng vùng địa lí và phổ biến ở các nước
trên thế giới, có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm bệnh ở người dân ở mỗi nước
khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và vệ sinh môi trường. Trên thế giới hiện nay
có 2 tỷ người nhiễm vi rút viêm gan B trong đó có 350 triệu người nhiễm HBV mạn tính,
¾ trong số này là người Châu Á, 25% người nhiễm HBV mạn có thể chuyển biến thành
viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan nguyên phát [123]. Trong viêm gan B các yếu tố
nguy cơ cao như truyền máu, tiêm chích, quan hệ tình dục, quan hệ nghề nghiệp…Tỷ lệ
HBsAg ở những người này cao hơn gấp 10 lần so với quần thể dân cư nói chung và khả
năng trở thành người mang vi rút tiếp sau đó tăng đáng kể khi đáp ững miễn dịch bị suy
giảm.
Ở Trung Quốc, Senegal, Thái Lan, Đài Loan, tỉ lệ nhiễm HBV rất cao ở trẻ nhỏ và trong
thời kì thơ ấu với tỷ lệ HBsAg (+) đến 25% [88], [124]
* Các vùng dịch tễ HBV trên thế giới:
-Vùng lưu hành dịch cao: Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) > 8% : Châu Á, Châu
Phi và hầu hết các nước Trung Đông, vùng lưu vực sông Amazon
-Vùng lưu hành trung bình: Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) từ 2-7: Ấn Độ, một
phần Trung Đông, Nhật Bản, Đông Âu và hầu hết các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ.
-Vùng lưu hành dịch thấp: Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) <2% : Mỹ, Canada,
Tây Âu, Úc, New
1.3.1.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C trên thế giới:
Tỉ lệ ước tính toàn thế giới nhiễm HCV là 2,2%, hay xấp xỉ 170 triệu người HCV (+) .
Những đất nước rộng lớn khác nhau, bao gồm: Uc, Ý, Nhật, Tây ban nha, Thổ nhĩ kỳ và
Mỹ, thuộc nhiều vùntg trên thế giới có tỉ lệ ước tính trung bình cộng đồng nhiễm HCV
(1,0% tới 1,9%). Ở Ai cập, nơi tỉ lệ HCV được báo là cao nhất thế giới. Nhật và Đài
loan, tỉ lệ mới mắc gần đây chỉ ra rằng người già tiếp tục ở nguy cơ nhiễm HCV. Những
nghiên cứu tập trung hướng tới những vùng dịch tể cao hơn cho thấy tỉ lệ mới mắc của
nhiễm HCV vào khoảng từ 110 trên 10.000 người ở Đài loan đến 28 – 36 trên 10.000

người ở Nhật. Tuổi trung bình của những người mới nhiễm HCV là 50 tuổi ở cộng đồng
Đài loan và 40 và 60 tuổi ở hai cộng đồng người Nhật riêng biệt.
1.3.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B, C tại việt Nam:
1.3.2.1. Tình hình nhiễm HBV ở Việt Nam
Theo hệ thống của WHO, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành cao của nhiễm vi rút
viêm gan B, qua nhiều nghiên cứu của một số tác giả trong nước chúng ta biết rằng tỉ lệ
nhiễm HBV ở Việt Nam trung bình vào khoảng 15%, như vậy tính ra có khoảng 10-12
triệu người đang mang mầm bệnh. Trong khu vực lưu hành cao như nước ta hầu hết các
trường hợp lây6 nhiễm HBV qua đường mẹ truyền sang con. Tỷ lệ phát triển của dân số
Việt Nam hiện nay vào khoảng 1,8% , như vậy hàng năm có khoảng 2 triệu phụ nữ mang
thai, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV không nhỏ vào khoảng 360.000 người mang
HBsAg (+), trong số này có khoảng 1/3 vừa mang HBsAg(+) vừa mang HBeAg (+) và
nguy cơ lây
nhiễm cho con khoảng 85%, nghĩa là mỗi năm chũng ta có khoảng 100.000 trẻ em bị
nhiễm HBV từ mẹ.
1.3.2.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C ở Việt Nam:
Hiện có khoảng 6%[57, 120] dân số Việt Nam nhiễm vi rút viêm gan C. Con số này đang
có khuynh hướng gia tăng. Điều nguy hiểm là bệnh hầu như không có biểu hiện gì rõ rệt.
Nhiều người chỉ biết mình nhiễm vi rút khi đã bị xơ gan, ung thư gan.[134]
1.3.3. Các yếu tố liên quan tới sự lây nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C:
- Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với máu và các sản phẩm của máu.
- Bệnh nhân lọc máu thận (Chạy thận nhân tạo).
- Đối tượng thường xuyên phải truyền máu và các sản phẩm của máu.
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình đồng giới và khác giới.
- Tiêm chích ma tuý và sử dụng thuốc đường tĩnh mạch.
- Tiếp xúc trong gia đình và quan hệ tình dục với người mang virut viêm gan B.
- Những người phục vụ bệnh nhân thần kinh và đối tượng chậm phát triển trí tuệ.
- Những người nhập cư, du lịch đến khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao.
- Đối tượng xăm, chích, dùng chung bàn cạo râu, bàn chải răng.


Chương 2- ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là người dân cư trú tại địa bàn xã Phú Cường- Kim Động- Hưng
Yên.
2.2. Thiết kế nghiên cứu:
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Phú Cường – huyện Kim Động- tỉnh Hưng Yên.
Có 8 thôn được lựa chọn tham gia nghiên cứu thuộc xã Phú Cường – huyện Kim Động-
Tỉnh Hưng Yên: Thôn Kệ Châu I, thôn Kệ Châu II, thôn Kệ Châu III, thôn Doanh Châu,
thôn Đông Hồng, thôn Tân Trung, thôn Tân Mỹ I, thôn Tân Mỹ II
2.2.2. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 1 / 2011 đến tháng 12/2011.
2.2.3. Sơ đồ nghiên cứu:
2.3. Phƣơng pháp:


2.3.1. Phƣơng pháp mô tả cắt ngang:
Phương pháp này được thực hiện trên người dân trong xã Phú Cường- Huyện Kim Động-
Hưng Yên.
2.3.2. Phƣơng pháp lấy mẫu:
2.3.3. Phƣơng pháp xác định cỡ mẫu:
2.3.4. Xử lý số liệu bằng phƣơng pháp thống kê sinh y học:
Các số liệu nghiên cứu được xử lí thống kê theo phương pháp so sánh khi bình
phương, sự khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê với p<0,05
2.4. Kỹ thuật nghiên cứu:
Sử dụng bộ sản phẩm test nhanh SD sản xuất tại Hàn Quốc của công ty xuất nhập
khẩu Đức Minh
2.4.1. Kỹ thuật test nhanh: HBsAg
Kit thử chẩn đoán viêm gan B (HBsAg) dùng để định tính phát hiện kháng nguyên bề
mặt vi rút viêm gan B (HBsAg) trong huyết thanh hoặc huyết tương. Là dụng cụ chỉ

chuyên sử dụng cho việc xét nghiệm chẩn đoán.
Kit thử chẩn đoán viêm gan B (HBsAg) là dụng cụ xét nghiệm sắc ký miễn dịch định
tính phát hiện sự có mặt của kháng nguyên vi rút viêm gan B trong huyết thanh hoặc
huyết tương.
Thành phần của test thử:
- Anti-HBsAg
- Kháng thể kháng HBsAg
có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc làm lạnh (2-30°C). Kit thử giữ được tính ổn
định cho đến ngày hết hạn sử dụng in trên túi đựng sản phẩm.Kit thử phải được bảo quản
trong túi hàn kín cho đến khi lấy ra sử dụng. Không được làm đông băng sản phẩm.
Các đặc tính:
Độ nhạy: Kit thử chẩn đoán Viêm gan B (HBsAg) được kiểm tra với dàn mẫu thử độ nhạy
(bao gồm cả 2 nhóm phụ của HBsAg là ad và ay) với nồng độ trong khoảng từ 0 đến 300
ng/mL.
Độ đặc hiệu: Các kháng thể sử dụng trong Kit thử chẩn đoán viêm gan B (HBsAg) được
tạo ra để kháng với toàn bộ kháng nguyên viêm gan B được tách ra từ vi rút viêm gan B
mà không sử dụng để xác định sự có mặt của các vi rút khác.
Độ chính xác: Độ chính xác ngẫu nhiên (Intra-assay) Độ chính xác của từng lô sản xuất
(within-run) được xác định bằng cách sử dụng dàn mẫu thử với các nồng độ HBsAg là 0
ng/mL, 1 ng/mL, 5 ng/mL (mỗi nồng độ có 15 mẫu thử)
2.3.2. Kỹ thuật test nhanh anti HCV
Kit thử chẩn đoán viêm gan C là dụng cụ xét nghiệm màng miễn dịch định tính phát hiện
kháng thể kháng HCV trong huyết thanh hoặc hyết tương người.
Thành phần: Kit thử chứa phần tử phủ protein A và kháng nguyên tái tổ hợp trên màng.
Các đặc tính:
Độ nhạy: Kit thử chẩn đoán viêm gan C (HCV) đã được kiểm tra huyết thanh đối chứng
và so sánh với kỹ thuật EIA.
Độ đặc hiệu : Kháng nguyên HCV tái tổ hợp sử dụng trong kit thử đã được mã hóa bằng
gen cho cả protein cấu trúc (nucleocapsid) và không cấu trúc. Kit thử chẩn đoán viêm gan
C (HCV) có độ đặc hiệu cao và được so sánh với kỹ thuật EIA.

Độ nhạy tương đối: 96.8%
Độ đặc hiệu tương đối: 99%
Độ chính xác: 98.9%

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm dân cƣ và nhận thức:
3.1.1. Đặc điểm dân cƣ:
Toàn bộ xã Phú Cường có 8 thôn với 6155 khẩu. Trong 6155 khẩu có 3039 nam chiếm
tỷ lệ 49,37% và 3116 nữ tương ứng với tỷ lệ 50,63%. Tỷ lệ nam nữ ở đây tương ứng với
tỷ lệ nam nữ trên toàn quốc ở thời điểm hiện hành.
Dân cư ở đây trình độ học vấn cũng như trình độ xã hội không cao họ sống chủ yếu bằng
nông nghiệp (chăn nuôi và trồng hoa màu). Dân cư trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ
cao. Lối sống của những người ở đây mang tính chất thôn quê họ sống cởi mở, hòa đồng
với những người xung quanh
kết quả thu được khi nghiên cứu về độ tuổi của người dân trên toàn xã kết quả thu được
như sau:
Bảng 3.2. Dân số xã Phú Cƣờng theo nhóm tuổi
Tổng
Nhóm tuổi
<= 20
21 – 40
41 – 60
>60
6155
1822
1755
1407
1181
Theo bảng số liệu 3.2 dân số xã Phú Cường thuộc dân số trẻ trong đó nhóm tuổi

dưới 20 chiếm số lượng cao nhất 1822 người .Cũng qua bảng số liệu này chúng tôi thấy
rằng số lượng dân số giảm dần khi độ tuổi tăng dần. Trong đó số người trong độ tuổi
lao động chiếm tỷ lệ cao, lượng người trên độ tuổi lao động có số lượng thấp nhất.
3.1.2. Nhận thức của học sinh THCS xã Phú Cƣờng về bệnh viêm gan B
và viêm gan C:
3.1.2.1. Hiểu biết của học sinh về bệnh viêm gan B và viêm gan C:
Kết quả điều tra ngẫu nhiên 298 học sinh THCS về hiểu biết bệnh viêm gan B và viêm
gan C thu được như sau:
Bảng 3.3. Tỷ lệ hiểu biết của học sinh THCS về bệnh viêm gan B, C
Lớp
6
7
8
9
Tổng
Số học sinh
77
72
71
78
298
Hiểu biết
14
0
5
2
21
Không hiểu biết
63
71

66
76
276
% Hiểu biết
18
0
7
2.5
7

Số học sinh hiểu biết về bệnh viêm gan B, viêm gan C chỉ chiếm có 7% tỷ lệ này quá
thấp. Điều này làm chúng tôi suy nghĩ và thấy rằng đây là vấn đề cấp bách cần được ban
y tế xã, chính quyền địa phương can thiệp sớm
3.1.2.2. Tỷ lệ học sinh THCS tiêm phòng vắc xin viêm gan B:
Thông qua điều tra 298 học sinh THCS về tình hình tiêm phòng viêm gan B kết quả thu
được như sau:
Bảng 3.4. Tỷ lệ học sinh THCS tiêm phòng viêm gan B
Lớp
6
7
8
9
Tổng
Số học sinh
77
72
71
78
298
Tiêm phòng

8
9
14
18
49
Không tiêm
69
62
57
60
249
%Tiêm phòng
10
12.5
20
23
16

Qua bảng 3.4 chúng tôi thu được tỷ lệ số học sinh đã tiêm phòng viêm gan B là 16%,
chúng tôi thấy rằng tỷ lệ tiêm phòng của học sinh THCS nơi đây là thấp
3.1.2.3. Tỷ lệ học sinh THCS biết gia đình mình có ngƣời nhiễm viêm gan B, viêm
gan C hay không.
Qua 298 phiếu điều tra học sinh THCS về tình hiểu biết tình hình nhiễm HBV của
gia đình kết quả thu được như sau:
Bảng 3.5. Tỷ lệ học sinh THCS biết gia đình có ngƣời bị viêm gan B, C

Lớp
6
7
8

9
Tổng
Số học sinh
77
72
71
78
298
Có biết
0
2
2
3
7
Không biết
77
70
69
75
291
% Biết
0
3
3
4
2

3.2. Xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C tại xã Phũ Cƣờng- Kim
Động- Hƣng Yên:
3.2.1. Tỷ lệ mang HBsAg(+), anti HCV (+) phân bố theo giới tính:

Nghiên cứu 375 mẫu huyết thanh tỷ lệ mang HBsAg (+) ở nam và nữ tại xã Phú Cường
thu được kết quả sau:
Bảng 3.7. Tỷ lệ mang HBsAg(+) phân bố theo giới tính::
Giới tính
Số mẫu
HBsAg (+)
Tỷ lệ(%)
HBsAg (+)
Nam
186
36
19.35
Nữ
189
30
15.87
Tổng
375
66
17.60
Theo kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nam và nữ nhiễm HBV là không bằng nhau, nam
chiếm tỷ lệ 19,35% cao hơn so với nữ giới (15,87%)
3.2.2. Tỷ lệ mang HBsAg (+) và anti HCV (+) theo độ tuổi:
Điều tra 375 mẫu tỷ lệ mang HbsAg (+) theo độ tuổi thu được kết quả sau:
Bảng 3.8. Tỷ lệ mang HBsAg (+) theo độ tuổi
Độ tuổi
Mẫu huyết thanh
HBsAg (+)
Tỷ lệ %
HBsAg (+)

<20
88
12
13.64
21- 40
123
27
21.95
41-60
136
24
17.65
>60
28
3
10.71
Tổng
375
66
17.60
Kết quả thu được cho thấy tỷ lệ mang HBsAg (+) ở độ tuổi 21-40 là cao nhất sau đó đến
độ tuổi 41- 60, tiếp đến là độ tuổi < 20 và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi >60.
Đối với tỷ lệ nhiễm HCV cho thấy trong 3 mẫu dương tính thì ở 3 độ tuổi khác
nhau, do tỷ lệ nhiễm HCV trong xã thấp với số lượng điều tra còn hạn nên chưa thể đưa
ra kết luận về tình hình nhiễm HCV theo độ tuổi
KẾT LUẬN

1. Xác định đƣợc tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C tại xã Phú
Cƣờng- Kim Động- Hƣng Yên:
- Tỷ lệ mang HBsAg (+) của toàn xã Phú Cường là 17,6%, tỷ lệ mang anti HCV (+) là

0,08%
- Tỷ lệ mang HBsAg (+) và anti HCV (+) phân bố ở nam nhiều hơn ở nữ
- Tỷ lệ mang HBsAg (+) phân bố theo độ tuổi: Nhóm tuổi <=20 (13,64%); nhóm tuổi
21-40 (21,95%); Nhóm tuổi 41-60 (17,65%); nhóm tuổi >60 (10,71%)
2. Xác định đƣợc đặc điểm dân cƣ, nhận thức của học sinh THCS xã Phú Cƣờng-
Kim Động- Hƣng Yên:
Nhận thức của học sinh THCS về hiểu biết viêm gan B và viêm gan C
Có khoảng 7% học sinh THCS hiểu biết về viêm gan B và viêm gan C, 16,44% học sinh
tiêm phòng viêm gan B và chỉ hơn 2% học sinh THCS biết gia đình mình có nhiễm vi rút
viêm gan B và viêm gan C hay không

References
Tiếng Việt:
1. Vũ triệu An, Vũ Thúy Hiền (1987), Tình hình viêm gan vi rút B ở Việt Nam, Y học
Việt Nam, tập 2, tr. 1-5
2. Viên Chinh Chiến (1999), Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) trong quần
thể dân cư tại Nha Trang. Tạp chí Y học Dự phòng phía nam, tập V, (số 18), tr. 4-13.
3. Nguyễn Hữu Chí (2006), “Viêm gan siêu vi cấp”. Bệnh Truyền Nhiễm, Bộ môn
Nhiễm, ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tp Hồ Chí Minh, tr.326-347.
4. Trần Xuân Chương, Trần thị Minh Diễm, Nguyễn Ngọc Minh, Đông thị Hoài An,
Phạm Hoàng Phiệt (2006),”Bước đầu nghiên cứu sự liên quan giữa kiểu gen của vi-
rút viêm gan B với đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm gan vi-rút B cấp”, Y học thực
hành, số 532, tr. 1-7.
5. Trần Xuân Chương (2006),”Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
vi-rút học của bệnh viêm gan vi-rút B cấp tại bệnh viện Trung Ương Huế”, Y học
Thực hành, Số 532, tr. 91-98
6. Vũ Hồng Cương (1998), Khả năng truyền HBsAg, anti-HBs sang con trong thời kì
thai sản và vai trò cảu lây truyền ngang đối với trẻ 1-5 tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam,
số 11.
7. Trần Thanh Dương (2003), “Phân tích đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm gan vi-

rút”, Y học Thực hành, Số 11, tr. 57-62.
8. Bùi Đại (2002), Viêm gan vi-rút B và D, NXB Y học, tr. 54-87
9. Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn, Bệnh học truyền nhiễm, NXB y
học
10. Vũ Bằng Đình ( 1985 ) Viêm gan vi rút, NXB y học.
11. Đào Đình Đức, Lê Đăng Hà, Nguyễn Đức Hiền, Trịnh thị Minh Liên (1997),
"Dịch tễ học viêm gan vi-rút ở Việt Nam", Y học Thực hành, Số 9, tr. 1-3
12. Đào Đình Đức và cộng sự (1997), Dịch tễ học viêm gan vi rút tại Việt Nam, Y
học thực hành số 9 (339), tr. 1-3.
13. Nguyễn Kim Nữ Hiếu (1996),”Biến động và giá trị lâm sàng của các dấu ấn
virut viêm gan B ở bệnh nhân viêm gan B cấp có HBsAg(+)”,Y học Thực hành, Số
11, tr. 7-1
14. Nguyễn Kim Nữ Hiếu (1996),”Nồng độ AFP ở 37 bệnh nhân được chẩn đoán
lâm sàng là viêm gan B cấp có HBsAg(+)”,Y học Thực hành, Số 3, tr. 1-3.
15. Bùi Hữu Hoàng, Đinh Dạ Lý Hương, Phạm Hoàng Phiệt, Erwin Sablon (2003),
“Kiểu gen của siêu vi viêm gan B ở bệnh nhân xơ gan và ung thư gan nguyên phát”,
Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, số 1, tr
16. Học viện quân y (2008), Bệnh học truyền nhiễm và nhiệt đới, NXB y học. Hà
Nội.(hà)
17. Trịnh Quân Huấn (2000) , Bệnh viêm gan do vi rút, NXB. Y học
18. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn ĐÌnh Hường, Đặng Đức Trạch, Lê Thế Trung
(1992), Các khía cạnh miễn dịch học trong bệnh học, NXB Y học,
19. Hoàng Vũ Hùng (2001),”Diễn biến các marker của vi-rút viêm gan B và một số
yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân viêm gan vi-rút B cấp”, Y học Việt Nam, số 2, tr. 31-
35.
20. Lý Tuấn Khải, Nguyễn thị Thu Hà (2000),”Thay đổi đông máu ở bệnh nhân
viêm gan B cấp mức độ vừa”, Y học Thực hành, Số 6, tr. 14-17.
21. Võ Thị Thương Lan (2008), Sinh học phân tử, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.(h)
22. Hàng Công Long(1998), Tỷ lệ mang kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B

trên những đối tượng khác nhau tại tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Y học dự phòng tập VIII
số 5,
23. Phạm Văn Lình, Trần thị Minh Diễm (2005), “Nghiên cứu tình hình nhiễm
virus viêm gan B và C tại Tỉnh Thừa Thiên-Huế”, Y học thực hành, số 521, tr. 342-
50.
24. Trịnh thị Minh Liên (2000),” Ý nghĩa lâm sàng và tiên lượng viêm gan virút B
dựa vào một số thông số miễn dịch”, Luận án Tiến sĩ y học, Trường ĐH Y Hà Nội.
25. Trịnh thị Minh Liên, Lê Đăng Hà, Nguyễn Kim Thư, Nguyễn Đức Hiền
(1999),”Diễn biến lâm sàng và rối loạn chức năng gan ở bệnh nhân viêm gan vi rút B
cấp”, Y học thực hành, số 3, tr. 15-19.
26. Hoàng Công Long (2002) , Nguy cơ lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang
con trên nhóm phụ sản Đà Lạt, Tạp chí Y học dự phòng, tập XII, số 1 (52), tr. 24-27.
27. Trần Thị Lợi (1996), Lây truyền vi rút viêm gan siêu vi B từ mẹ sang con, luận
án PTS Y dược, trường DHYD.Tp.HCM
28. Hà Văn Mạo (2006), Ung thư gan nguyên phát, NXB y học, Hà Nội.
29. Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Đình Ái, Trần Xuân Chương (2002),”Nghiên cứu
tình hình nhiễm HBV ở những người tình nguyện hiến máu nhân đạo trong 5 năm
1997-2001 tại Tỉnh Thừa Thiên-Huế”, Y học thực hành, số, tr.
30. Hoàng Thủy Nguyên, Nguyễn Thu Vân và Howard A.Fields (1992), Tình trạng
nhiễm các loại vi rút viêm gan A, B,C,D trong những nhóm người khác nhau và việc
nghiên cứu ứng dụng sản xuất vắc xin viêm gan B ở Việt Nam, Tạp chí vệ sinh phòng
dịch, tập II, số 3,
31. Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Thoa, Nguyễn Thị Gái, Nguyễn Thị Hồng Đào,
Đào Trọng Dương, Trương Thúy Hằng, Lê Hương (1994), Tỷ lệ mang kháng nguyên
bề mặt vi rút viêm gan B (HBsAg) và kháng thể HBs trên nhóm phụ nữa có thai tại
Hải Phòng, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, tập IV, số 4, Tr. 50-52.
32. Lã Thị Nhẫn (1995). Nghiên cứu nhiễm virut viêm gan B và virut viêm gan C
trên một số nhóm người ở miền Nam Việt Nam để góp phần tìm nguồn cho máu, Luận
án PTS. khoa học Y - Dược ; 35 - 97
33. Đỗ Trung Phấn, Vũ Tường Vân, Lê Văn Điểm và cộng sự (1998), Sự truyền

nhiễm HBV từ mẹ sang con và vấn đề bảo vệ nguồn người cho máu an toàn tương lai,
Tạp chí Y học Việt Nam, số 12, tr. 53-58.
34. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (1995), Viêm gan siêu vi B ở bà mẹ và trẻ sơ sinh,
Hội nghị viêm gan năm 1995.
35. Phan Quận, Hồ thị Thuỳ Vương (2004),” Nghiên cứu một số yếu tố dự đoán trở
thành người mang HBsAg mạn tính trên bệnh nhân viêm gan vi rút B cấp”, Y học dự
phòng, số 2+3 (74), tr. 56-61.
36. Phạm Song (2009), Viêm gan virut B,D,C,A,E,GE cơ bản, hiện đại và cập nhật,
NXB Y học, Hà Nội.(h)
37. Phạm Song, Đào Đình Đức, Đỗ Trung Phấn và cộng sự (1991), Sự lây truyền
từ mẹ qua nhũ nhi của vi rút viêm gan B, Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới,
Tập san hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày thành lập Viên Pasteur
Tp.HCM, 12/1991
38. Phạm Song ( chủ biên) (1991), Viêm gan do vi rút (A, B, NonA/Non B).Bách
khoa thư bệnh học, tập 1, Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam,
39. Phạm Song (2000),”Viêm gan do vi-rút”, Bách khoa thư bệnh học, Nhà XB tự
điển bách khoa, Hà Nội, tr. 340-361.
40. Hoàng Trọng Thảng (2006),”Viêm gan virus cấp”, Bệnh Tiêu hoá gan mật,
NXB Y học, tr.202-212.
41. Trường ĐH Y Dược Tp HCM, Bộ môn Nội (2000),”Viêm gan siêu vi B-Từ
cấu trúc siêu vi đến điều trị”, NXB Đà Nẵng.
42. Nguyễn Khắc Thọ, Lê Văn Quân (1994), Tỷ lệ mang HBsAg trong nhóm người
bình thường tại Bình Thuận, tạp chí Vệ sinh phòng dịch, tập IX, số 3 (16), tr. 121.
43. Lê Khánh Trai, Hoàng Hữu Dư (1979), Ứng dụng xác suất thống kê trong y
sinh học. NXB Khoa học và kỹ thuật, tr. 179-194
44. Nguyễn Hữu Trí (1995), Một số đặc điểm về dịch tễ học và lâm sàng của viêm
gan siêu vi điều tra tại trung tâm bệnh viện nhiệt đới Tp, HCM, luận văn chuyên khoa
cấp 2
45. Nguyễn Hữu trí (1993), Bệnh viêm gan siêu vi, tr. 69-140.
46. Đoàn Trong Tuyên, Đoàn Huy Hậu, Nguyễn văn Thưởng, Đỗ Trọng Bội

(1994), Kết quả điều tra tình hình nhiễm vi rút viêm gan B tại hai đơn vị tân binh
nhập ngũ năm 1993 và 1994, Tạp chí Vẹ sinh phòng dịch, tập IX, số 16, phụ bản, tr.
113.
47. Phạm Văn Ty (2005),Virut học, NXB giáo dục, Hà Nội.
48. Nguyễn Thu Vân (1995), Công nghệ sản xuất và hiệu quả của bộ sinh phẩm
chẩn đoán HBsAg Micro-Elisa và vắcxin viêm gan B. Đề tài KY.01-05. tr. 82.
49. N.T.Vân, H.T.N Nguyên Field H.A: Tạp chí vệ sinh phòng dịch 1992, II(1):1-
16
50. Hồ thị Thuỳ Vương (2002),”Nghiên cứu mối liên quan giữa HBeAg với lâm
sàng và một số chỉ số sinh hoá ở bệnh nhân viêm gan B cấp”, Luận văn Thạc sĩ Y học,
Đại học Huế.
51. Hoàng Anh Vường( 1999), Tỷ lệ mang kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B
( HBsAg) và kháng thể HBs trên một số nhóm đối tượng khác nhau tại tỉnh Đắc Lắc,
Tập san Vệ sinh phòng dịch Tây Nguyên, số 13, tr 15-20.
Tiếng Anh:
52. Abe Kenji (2004), “ Molecular epidemiology of Hepatitis B virus and its
Clinical significance”, Tạp chí Thông tin Y dược, Số chuyên đề gan mật, tr. 47-50.
53. Akahane Y.(2002),” Persisitence of hepatitis B viremia after recovery from
acute hepatitis B: correlation between anti-HBc titer and HBV DNA in serum”,
Hepatology research, 24.8-17.
54. Akazawa D., Date T., Morikawa K., Murayama A., Miyamoto M., Kaga M.,
Barth H., Baumert T.F., Dubuisson J., Wakita T. (2007), “ CD81 expression is
important the permissiveness of huh7 cell clones for heterogeneous hepatitis C virus
infection”, Journal of Virology, 81.5036-5045.
55. Albertoni F et al. (1990) Region wide servey of HBV marters in hospital
workers in latium Italy, 2
nd
International conference of the hospital infection society
London, Abstract 9/8
56. Alfonso V., Mbayed V.A., Sookozian S., Campos R.H. (2005), “Intra-host

evolutionary dynamies of hepatitis C virus E2 in treated patients”, Journal of General
Virology, 86.2781-2786.
57. Alter M.J. (2007), “Epidemiology of hepatitis C virus infection”, World J
Gastroenterol, 13.2436-2441.
58. Astbury C, Baxter PJ, (1990) Infection ricks in hospital staff arising from
blood: Hazardous inrury rates and acceptance of hepatitis B immunization occup
med, 40:92-93
59. Barth H., Schafer C., Adah M.I., Zhang F., Linhardt R.J., Toyoda H., Toyoda
A.K., Toida T., Kuppevelt T.H., Depla E., Weisackev F.V., Blum H.E., Bacmert T.F.
(2003), “ Cellular Binding of hepatitis C virus envelope glycoprotein E2 requires cell
surface heparin sulfate”, The Journal of Biologycal chemistry, 278 . 41003-41012.
60. Bassendine M. F. et al (1987), Aetiological Factors in hepatocellular cancer:
Cilnincal gartroenterolog; 1: 1 - 16.
61. Batey R.G. (2007), “ Controversies in and challenges to our understanding of
hepatitis C”, World Journaly Gastroenterology,13.4168-4176.
62. Beasley RP. et a (1981), Hepatocellular Carcinoma and hepatitis B virus: a
prospective study of 22, 707 men in Taiwan; Lancet ; 2: 1129 - 33.
63. Blanchard E., Blouzard S., Goueslain L., Wakita T., Dubuisson J., Wychowski
C., Rouille Y. (2006), “ Hepatitis C virus entry depends on clathrin-mediated
endocytosis”, Journal of Virology, 80.6964-6972.
64. Branch A.D., Stump D.D., Gutierrez J.A., Eng F., Walewski J.L. (2005), “ The
hepatitis virus alternate reading frame (ARF) and its family of novel products: the
alternate reading frame protein/F-protein, the double-frameshift, and others”,
Seminars in liver disease 2005, 25.105-117
65. Chang HL, MG Ghany, ASF Lok (1999), “Hepatitis B”, in Shiff’s Diseases of
the Liver, 8
th
edi., Lippincott.757-792.
66. Chen C.J.;L.Y.Wang;M.W.Yu (2000), "Epidemiology of hepatitis B virus
infection in the Asia-Pacific region", J-Gastroenterol-Hepatol,May,15 (Suppl), E3-6.

67. Chew D. S (1993), Hepatitis B and C virus infection in hepatocellular
Carcinoma and the prevention, International symposium on virus hepatitis and liver
disease . May. Tokyo: 21 - 46.
68. Chu C, Anna SF Lok (2002), "Clinical significance of hepatitis B virus
genotypes", Hepatology, 35. 1274-1276.
69. Chu CG et al 92003), “Hepatitis B virus genotypes in the United Stat es: R
esults of a Nation wide Study”, Gastroenterology, 125. 444-451.
70. Clarke B.,S. Bloor (2002),”Molecular genotyping of hepatitis B virus”, J-Clin-
Virol. 25 Suppl 3, pp. s41-5.
71. Dienstag JL, KJ Isselbacher (2004), „Acute viral Hepatitis“, In Harrison’s
Principles of internal medicine, 16 th. Ed 5173-5205.
72. Donahue J.G., D.V.M., Munoz A., Paul M., Ness M.D., Donald E., Broun J.R.,
David H., Yawn M.D., Hugh A., McAllister J.R., Bruce A., Rettz M.D. (1992), “ The
declining risk of post-transfusion hepatitis C virus in fection”, The new England
Journal of Medicine, 327.369-373.
73. Duvet S., Beeck A.O.D., Cocquerel L., Wychowski C., Cacan R., Dubuisson J.
(2002), “ Glycosylation of the hepatitis C virus envelope protein E1 occurs
posttranslationally in a mannosylphosphorylclolichol-deficient CHO mutant cell
line”, Insttutde Biologie delille/ Instiut Pasteur delille, BP447,59021 LILLE Cedex,
France
74. Esfahani S.N., Shahhosseing M.H., Yaghmai P., Praivar K., Moslemi E.,
Amini H.K. (2010), “ Rapid and simple detection of Hepatitis C virus by reverse
transcriptase-loop-mediated isothermal amplification method”, African Journal of
Microbiology Research, 4.2580-2586.
75. Fattovich G. (2003),”Natural history and prognosis of hepatitis B”, Seminars in
Liver diseases, 1.47-58.
76. Friebe P., Bartenschlager R. (2002), “Genetic analysis of sequences in the 3’
nontranslated region of hepatitis C virus that are important for RNA replication”,
Journal of Virology, 76.5326-5338.
77. Friebe P., Boudet T., Simorre J.P., Bartenschlager R. (2005), “ Kissing-loop

interation in the 3’ end of the hepatitis C virus genome essential for RNA
replication”, Journal of Virology, 79.380-392.
78. Fu Y., Wang Y., Xia W., Pybus O.G., Qin W., Lu L., Nelson K. (2011), “New
treds of HCV infection in China revealed by genetic analysis of viral sequences deter
mined from firt-time volunteer blood donors”, Journal of viral hepatitis, 18,.42-52.
79. Furushio N., H. Nakashima, K. Kashiwaghi et al (2002),” Clinical outcomes of
hepatitis B virus genotypes B and C in japanese patients with chronic HB V
infection”, Am.J.Trop.med.Hyg., 67. 151-157.
80. Ganem Don, A.M.Prince (2004),” Hepatitis B virus infection-Natural history
and clinical consequences”, New Eng.J. of Med., 350.1118-1129.
81. Gastaminza P., Cheng G., Wieland S., Zhong J., Liao W., Chisari F.V. (2008),
“ Cellular determinants of hepatitis C virus assembly, maturation, degradation and
seretion”, Journal of Virology, 82.2120-2129.
82. Garcia G, E B Keeffe (2004),”Acute liver failure”, In Handbook of Liver
disease, L S Friedman, EB Keeffe, Churchill Livingstone, pp.17-28.
83. Germer J.J., Rys P.N., Thorvilson., Persing D.H. (1999), “ Determination of
hepatitis C virus genotype by direct sequence analysis of products generated with the
amplicon HCV test”, Journal of Clinical Microbiology, 37.2625-2630
84. Halfon P., Trimoulet P., Bourliere M., Khiri H., Deledinghen V., Couzigou P.,
Feryn J.M., Alcaraz P., Renou C., Fleury H.J.A., Ouzan P. (2001), “ Hepatitis C virus
genotyping based on 5’ noncoding sequence analysis (Trugene)”, Journal of Clinical
Microbiology, 39.1771-1773.
85. Hannoun Charles (2000),”An aberrant genotype revealed in recombinant
hepatitis B virus strains from Vietnam”, Journal of general virology, 81.2267-72.
86. Haqshenas G., Mackenrie J.M., Dong X., Gowans E.J. (2007), “ Hepatitis C
virus p7 protein is localized in the endoplasmic reticulum when it is encoded by a
replication-competent genome”, Journal of General Virology, 88.134-142.
87. Helle F., Dubuisson J. (2008), “Hepatitis C virus entry into host cells”,
Cellularand Molecular Life Sciences, 65. 100-112.
88. Hendricks David A (1995), Quantitation of HBV-ADN in human serum using

a branched AND (b ADN) signal amplification assay. American J clinical pathology
89. Henrique lecour, A Tome’ Riberio, Izoleh Amaza and M. Amelia Rodrigues
(1984) Bulletin of the WHO: Prevalence of viral hepatitis markers in the population
of the Portugal . 734-747
90. Hepatocite (1993), Adis international, chester,. 19-34
91. Hipgrave David B., Nguyen Thu Van, Hoang Thuy Long (2003),” Hepatitis B
infection in rural vietnam and the implications for a national program of infant
immunization”, Am.J.Trop.Med.Hyg., 69.288-294.
92. Honda M., Beared M.R., Ping L.H., Lemon S.M. (1999), “ A phylogenetically
conserved stem-loop structure at the 5’ border of the internal ribosome entry site of
hepatitis C virus is required for cap-independent viral translation”, Journal of
Virology, 83.1165-1174.
93. Hotta H., Handajami R., Lusida M.I., Soemarto W., Doi H., Miyajama H.,
Homma M. (1994), “ Subtype analysis of hepatitis C virus in Indonesia on the basis
of NS5b region sequences”, Journal of Clinical Microbiology, 32.3049-3051.
94. Hsu M., Zhang J., Flint M., Logvinoff C., Cheng-Mayer C., Rice C.,
McKeating J.A. (2003), “ Hepatitis C virus glycoproteins mediate pH-dependent cell
entry of pseudotyped retro viral particles”, 1230 York Avenue, New York.
95. Inoue K et al (1998),”Clinical and molecular virological differences between
fulminant hepatic failures following acute and chronic infection with hepatitis B
virus”, J Med Virol, Nr 55.35-41.
96. James G., Donahue Jr., David H., Yawn M.D., Hugh A., McAllister J.R., Bruce
A., Rettz M.D., Kenrad E. (1992), “The declining risk of post-transfusion hepatitis C
virus infection”, The new England Journal of Medicine, 327.369-373.
97. Janzen J. (1978) Epidemiology of hepatitis B surface antigen and antibody to
HBsAg in hospital personel, J infect dic 137; pp. 261-265
98. Koff Raymond S. (2004),”Acute viral hepatitis”, In Handbook of Liver disease,
L S Friedman, E B Keeffe, Churchill Livingstone, pp.29-44.
99. Leblebicioglu H, C Eroglu (2004),” Acute hepatitis B virus infection in
Turkey: epidemiology and genotype distribution”, Clin Microbio Infect, 10(6),.537-

41.
100. Lee A. K. Y. and Wong V. C. W (1987), Mechanisms of meternal foetal
transmission of hepatitis B virus
101. Lee WM (1997), "Hepatitis B virus infection", N Engl J Med,337.1733-45
102. Liu CJ et al (2002),”Molecular epidemiology of hepatitis B viral serotypes and
genotypes in Taiwan”, J-Biomed-Sci. 9. 166-70.
103. Marshall D.J., Heisler L.M., Lyamichev V., Murvine C., Olive D.M., Ehrlich
G.D., Neri B.P., deArruda M. (1997), “ Determination of hepatitis C virus genotypes
in the United States by Cleavase fragment length polymorphism analysis”, Journal of
Clinical Microbiology, 35.3156-3162.
104. Martell M.,Gomez J., Esteban T., Sauleda S., Quer J., Cabot B., Esteban R.,
Guardia J. (1999), “ High-throughput Real-time reverse transcription – PCR
quantitation of hepatitis C virus RNA”, Journal of Clinical Microbiology, 37.327-
332.
105. Martial J., Morice Y., Albel S., Cabie A.,Rat C., Lombard F., Edouard A.,
Bierre-louis S., Chout R., Gordien E., Deny P., Cesaire R. (2004), “ Hepatitis C virus
(HCV) genotypes in the Caribbean island of martinique: evidence for a large
radiation of HCV for a recent introduction from Europe of HCV-4”, Journal of
Clinical Microbiology, 42.784-791.
106. McMahon Brian J. (2005), “Epidemiology and natural history of hepatitis B”,
Seminars in Liver Disease, vol.25, supp.1.3-8.
107. McOmish F., Yap P.L., Dow B.C., Follett E.A.C., Seed C., Lin C., Lai C.,
Leong S., Medgyesi G.A., Hejjas M., Kiyokawa H., Fukada K., Cuypers T., Saeed
A.A., Al-rasheed A.M. (1994), “ Geographical distribution of hepatitis C virus
genotypes in blood donors : an international collaborative survey”, Journal of
Clinical microbiology, 32.884-892.
108. Merican I., R. Guan, Pham Hoang Phiet et al (2000),” Chronic hepatitis B virus
infection in Asian country”, J. of Gastro. and Hepatology, 15. 1356-1361.

×