Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo thực tập nhà văn hóa Thiếu nhi quận Thủ Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.96 KB, 34 trang )

LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý thầy cô!
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, quý thầy cô
trong nhà thiếu nhi quận Thủ Đức, Ban Giám Hiệu nhà trường cùng
quý thầy cô trường ĐH Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã giúp em
hoàn thành tốt tháng kiến tập giữa khóa vừa qua từ ngày 04/06 đến
ngày 29/06/2012.
Trong suốt thời gian vừa qua, nhà trường đã tạo điều kiện để em được
đi sâu vào thực tế nhằm kết hợp tốt trong việc học lý thuyết và thực
hành . Nhờ sự hướng dẫn của Ban Giám Đốc Nhà thiếu nhi quận Thủ
Đức, quý thầy cô trong Trung tâm và nhất là quý thầy cô trong phòng
nghiệp vụ, và nhất là sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy
Phạm Thanh Phương , em đã được tiếp cận thực tế các phong trào các
hoạt động của nhà thiếu nhi Thủ Đức.
Một tháng thực tập vừa qua là một việc làm hết sức thiết thực, giúp
em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân không chỉ trong mà
còn ở ngoài nhà trường.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến :
BGH nhà trường ĐH Văn hóa TP.HCM.
Khoa quản lý văn hóa nghệ thuật trường ĐH Văn hóa TP.HCM.
BGĐ Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức
Phòng nghiệp vụ văn hóa
Phó GĐ: Phạm Thanh Phương
Cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Thu Trang
Sinh viên thực tập: Trần Thị Mai Xinh
1
LỜI MỞ ĐẦU
Như lời dặn của bác Hồ kính yêu:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Với tầm quan trọng của việc “trồng người” Đảng ta luôn xác định:


việc chuẩn bị cho thế trẻ bước vào công cuộc lao động, xây dựng vào
bảo vệ tổ quốc đòi hỏi phải được quan tâm hơn nữa tổ chức giáo dục
trên nhiều phương diện, bằng nhiều con đường cách thức khác nhau.
Giáo dục trẻ em phát triển toàn diện là một quá trình lâu dài đòi
hỏi kết hợp kế hoạch giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường.
Bên cạnh những hình thức giáo dục có vị trí, vai trò và chức năng chủ
đạo, tiêu biểu là mô hình giáo dục trong nhà trương, thì một trong
những mô hình ngoài nhà trương cũng không kém phần hiệu quả, đó là
hệ thong nhà thiếu nhi, nhà vaưn hóa với tư cách là cơ quan giáo dục
ngoài nhà trường song song tồn tại nhằm đáp ứng các nhu cầu văn hóa
tinh thần phong phú cho các em. Bằng các phương pháp, hình thức tổ
chức hoạt động khác nhau của mình hệ thống văn hóa, các nhà thiếu
nhi tác động gần gũi với giới trẻ, hướng tới việc phát triển và hoàn
thiện nhân cách giúp cho các em có được đạo đức tốt, hình thành
những chuẩn mực văn hóa phù hợp trong ứng xử, phát hiện và đào tạo
năng khiếu, thẩm mỹ nghệ thuật cho các em vui chơi. Để kiểm tra bản
than còn yếu kém mặt nào trong chuyên ngành quản lý văn hóa nghệ
thuật mà mình đang học, đồng thời để tìm hiểu thêm chức năng, vai trò
cũng như nguyên tắc các hoạt động của hệ thống thiết chế nhà thiếu
2
nhi, tôi chọn nhà thiếu nhi quận Thủ Đức cho kỳ kiến tập giữa khóa
của mình.
Qua một tháng kiên tập, bản thân tôi đã cố gắng tìm hiểu được
những nội dung sau:
PHẦN 1:
KHÁI QUÁT VỀ QUẬN THỦ ĐỨC
VÀ NHÀ THIẾU NHI THỦ ĐỨC
1.Tổng quan về quận Thủ Đức Thành Phồ Hồ Chí Minh.
1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý

Quận Thủ Đức là tên gọi rất xưa, có thuyết tương truyền rằng tên gọi
Thủ Đức lấy từ tên một vị quan trấn thủ một khu đồi xưa trên khu vực
này tên Thủ Đức. Về sau một thương gia tên Tạ Dương Minh đến đây
lập chợ, lấy tên và chức vị của vị quan trấn thủ này đặt tên là Thủ Đức
để bày tỏ lòng biết ơn.
Ngày nay, Thủ Đức là một trong năm quận mới hình thành từ huyện
Thủ Đức xưa. Quận Thủ Đức thành lập theo nghị định số 03/NĐ- CP
ngày 6/1/1997 của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
1/4/1997.
Theo hướng quy hoạch, quận Thủ Đức được xem như vệ tinh của
Thành Phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành Phố đi
các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Tây và miền Bắc. Quận có diện tích
là 47,46km, hướng từ cầu Sài Gòn dọc theo xa lộ Hà Nội, từ cầu Rạch
Chiếc đến giáp tỉnh Đồng Nai, được bao bọc chủ yếu bởi sông Sài Gòn
và xa lộ Hà Nội.
3
-Phía Bắc quận Thủ Đức tiếp giáp với huyện Dĩ An –tỉnh Bình
Dương.
-Phía nam giáp sông Sài Gòn , quận 2, quận 9, quận Bình Thành.
-Phía Đông giáp quận 9
-Phía Tây giáp quận 2
 Giao thông:
Không nằm trong trung tâm thành phố nhưng với vị trí chiến
lược quan trọng, các tuyến đường giao thông tại Thủ Đức luôn có mật
độ giao thông cao như Quốc lộ, xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1k,
Võ Văn Ngân, Kha vạn Cân, Đặng Văn Bi…
1.2.Điều kiện kinh tế xã hội
 Dân số:
Cũng như TP.Hồ Chí Minh, quận Thủ Đức là nơi tập trung 1
lượng dân cư lớn. Tính đến năm 2009, dân số ở khoảng 430000 ngàn

người. Nguyên nhân dẫn đến việc dân số đông là do sự phát triển của
các khu công nghiệp, khu chế xuất(Linh Trung, Linh Xuân…). Sự phát
triển của các trường học đặc biệt là làng ĐH Thủ Đức. Ngoài ra, còn
do sự di cư của các quận nội thành chật chội ra vùng ven.
Việc tăng dân số góp phần cung cấp nguồn lao động cho các khu
công nghiệp nhưng cũng mang đến nhiều bất cập cho công tác quản lý,
y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh trật tự.
 Kinh tế:
Do nằm ở ngoại ô nên kinh tế quận Thủ Đức đa dạng với nhiều
loại hình kinh tế như sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp,
thương mại, dịch vụ.
• Về sản xuất nông nghiệp:
4
Do quá trình công nghiệp hóa nên diện tích đất trồng trọt đã
giảm sút nhiều, chỉ còn 2000ha. Năng suất trồng lúa khoảng 2,4 đến
3,3 tấn/ 1 ha.
• Về chăn nuôi:
Do diện tích nhỏ nên chăn nuôi mới chỉ dừng lại ở chăn nuôi quy
mô nhỏ, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm có giá trị cao như: cá tai
tượng, cá bống tượng, tôm còn heo và gia cầm có chiều hướng giảm.
• Về sản xuất công nghiệp:
Quận Thủ Đức ngày nay có rất nhiều nhà máy mới của các xí
nghiệp quốc doanh, xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp 100% vốn nước
ngoài. Toàn quận Thủ Đức có khoảng hơn 100 nhà máy có quy mô sản
xuất lớn. Đặc biệt là ở phường Linh Trung có khu chế xuất Linh
Trung, được thành lập năm 1993 trên một diện tích 150ha, với vốn đầu
tư xây dựng 14 triệu USD. Từ năm 1996 quận thủ đã hình thành 2 khu
công nghiệp lớn là Linh Trung, Linh Xuân 450ha, khu công nghiệp
Bình Chiểu 2000ha.
• Về thương mại dịch vụ :

Quận có một số chợ truyền thống như chợ Bình Triệu, chợ Thủ
Đức, chợ đầu mối nông sản. Bên cạnh đó còn có các khu thương mại
và dịch vụ Hiệp Bình Chánh, Tam Bình, Bình Chiểu, Linh Xuân.
1.3.Văn hóa xã hội:
Là một trong những quận có điểm sáng về văn hóa, quận Thủ
Đức có mạng lưới văn hóa thông tin khá phát triển.
Trên địa bàn quận có một nhà văn hóa Trung Tâm với 1100 chỗ,
phục vụ thường xuyên các hoạt động văn hóa như các câu lạc bộ đội
nhóm, các hoạt động diễn văn nghệ, các lớp học văn hóa… Một nhà
5
thiếu nhi xây dựng với quy mô 4 ha. Một thư viện trung tâm với
12.500 bản sách phục vụ bình quân khoảng 3.500 độc giả /năm. Một
nhà truyền thống cấp quận. Một nhà ghi danh liệt sĩ. Một tượng đài
chiến thắng. Một nhà truyền thống cụm phường.
Ngoài ra, các hoạt động thể dục thể thao cũng rất được chú
trọng. Tổng diện tích dành cho hoạt động này rộng 10ha.
• Tín ngưỡng:
Nói về tín ngưỡng, quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều loại hình
tôn giáo khác nhau.
Về công giáo: có nhiều nhà thờ, phân giải ở các phường khác
nhau như:
Nhà thờ dòng Đa Minh (Trường Thọ ), Dòng Đức Mẹ Đồng
Công (Phường Tam Phú), Nhà thờ và tu viện Khiết Tâm (Tam
Bình),Nhà thờ Họ đạo Thủ Đức (Linh Chiểu)…
• Về Phật Giáo:
Thủ Đức là một trong những nơi tập trung nhiều chùa của thành
phố Hồ Chí Minh.
Chùa Huệ Nghiêm (Bình Thọ), Chùa Huỳnh Võ (Linh Trung),
Chùa Long Nhiễu(Linh Tây), Chùa Vạn Đức (phường Tam Phú), Chùa
Pháp Trí (Linh Xuân), Chùa Vô Ưu (Linh Đông),chùa Thiên Phước

(Trường Thọ), Chùa Nhất Trụ (tức Một Cột), Chùa Bửu Long (Long
Bình), Chùa Thanh Sơn (Long Bình), Chùa Xà Lợi Phật Đài (Long
Bình), Chùa Kiều Đàm (Tân Phú), Chùa Pháp Bảo (Tân Phú), Chùa
Sùng Đức (phường Trường Thọ), Chùa Bửu Hương (phường Trường
Thọ), Tu viện Pháp Hoa (phường Trường Thọ), Tu Viện Quảng Đức
(phường Trường Thọ), Tu Viện Trúc Lâm (phường Trường Thọ)…
6
Phường Trường thọ là nơi có nhiều di tích phật giáo nhất của
quận, với ba chùa: Chùa Thiên Phước, Chùa Sùng đức, chùa Bửu
Hương và bat tu viện : tu viện Pháp Hoa, tu viện Quảng Đức, tu viện
Trúc Lâm.
• Đạo Tin Lành:
Với nhà thờ hội thánh tin lành ở Hiệp Phú.
• Cao Đài:
Thánh thất Linh Đông (phường Linh Chiểu), Thất Long Vân
(phường Linh Trung), Thờ Phật Mẫu Linh Đông (phường Linh Chiểu),
Điện thờ Phật Mẫu Long Vân (phường Linh Trung).
Như vậy có thể nói tín ngưỡng tôn giáo ở Thủ Đức khá đa dạng
và phức tạp, trong đó hai tôn giáo chính là công giáo và phật giáo.
• Tổ chức hành chính:
Quận Thủ Đức hiện nay gồm có 12 phường với 73 khu phố, 809
tổ dân.
Phường Hiệp Bình Chánh, Phường Hiệp Bình Phước, Phường
Tam Phú, Tam Bình, Phường Linh Chiểu, Phường Linh Đông, Phường
Linh Tây, Phường Linh Xuân, Phường Linh Trung, Phường Bình Thọ
(trung tâm Quận Thủ Đức), Phường Bình Chiểu, Phường Trường Thọ.
• Y tế giáo dục:
Trên địa bàn quận có 2 bệnh viện lớn, một phòng khám và điều
trị của trung tâm y tế, một trung tâm kế hoạch hóa gia đình, 12 trạm y
tế và hộ sinh phường, 79 dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân.

• Về giáo dục:
7
Quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục lớn nhỏ,
hiện có:19 trường tiểu học, 11 trường trung học cơ sở, 6 trường trung
học phổ thông.
Ngoài ra, còn phải kể đến cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi hiện đại
mang tên Làng Thiếu Nhi nằm trên đường Võ Văn Ngân, Phường Linh
Chiểu.
Bên cạnh đó, Quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều trường đại
học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp như : Hệ thống Đại Học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 6 trường thành viên.
+ Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Trường Đại Học Sư Phạm Kỷ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Trường Đại Học Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Trường cao đẳng Kinh Tế Kỷ Thuật Công Nghiệp 2.
+ Trường cao đẳng Xây Dựng Số 2…
2. Nhà thiếu nhi Thủ Đức
2.1 lịch sử hình thành nhà thiếu nhi Thủ Đức:
Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức được chính thức thành lập từ ngày
02 tháng 9 năm 1985 lúc đó huyện Thủ Đức bao gồm cả quận 2 và
quận 9 bây giờ có diện tích rộng lớn. Tọa lạc tại số 181 đường Thống
Nhất_làng đại học_Thủ Đức. Cơ sở vật chất lúc đầu còn nhiều thiếu
thốn dần dần được xây dứng có quy mô, có khu vui chơi đa năng, hồ
bơ, sân khấu biểu diễn. Có nhiều đóng góp tronng phong trào hoạt
động trong nhà trường và công tác hợp tác giáo dục thiếu nhi ở địa
bàn dân cư. Nhiều năm được thành phố xếp loại vững mạnh năm 1995
được Trung ương Đoàn tặng bằng khen.
8
Tháng 04/1997 ngay sau khi thực hiện chủ trương chia tách

huyện Thủ Đức thành 3 quận mới theo tinh thần nghị định 03/CP của
chính phủ, nhà thiếu nhi được UBND quận Thủ Đức(mới) ra quyết
định đổi tên thành Thiếu nhi quận Thủ Đức với nhiệm vụ, chức năng
như sau:
- Nhà thiếu nhi Thủ Đức là đơn vị trực thuộc UBND quận Thủ
Đức được tổ chức theo quy định số 223 ngày 20/12/1986 của ban chấp
hành TW Đoàn. Nhà thiếu nhi có con dấu và tài khoản riêng được Nhà
nước cấp kinh phí hoạt động hằng năm.
- Từ khi tách quận nhà thiếu nhi quận Thủ Đức vẫn không ngừng
phát triển lực lượng các em tham gia vào các đội nhóm năng khiếu
ngày càng tăng, ngoài lực lượng quận Thủ Đức còn có các em ở các
quận lân cận đến sinh hoạt các đội nhóm bắt đầu đi vào hoạt động
chuyên nghiệp tham gia vào các cuộc lien hoan mang tính chất toàn
thành, toàn quốc như lien hoan văn nghệ hè thành phố, liên hoan Búp
Sen Hồng, giao lưu giữa các đội nghi thức trên địa bàn thành phố và
các tỉnh thuộc miền nam tổ chức các hội thi giữa các trường trên địa
bàn quận, các phường trên địa bàn quận.
- Ngày 02/9/1997 đến nay UBND đã chính thức khởi công xây
dựng” công trình nhà thiếu nhi” tại một địa điểm thuận lợi hơn tại 281
Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu_quận Thủ Đức với diện tích công
viên 3.7ha và tổng kinh phí là 27 tỉ đồng.
- Năm 1998 nhà thiếu nhi mới chính thức hoạt động tuy cơ sở hạ
tầng chưa được đầy đủ đã tổ chức các lớp năng khiếu, thư viện phục vụ
nhu câu đọc sách của các em, tổ chức các hội diễn văn nghệ các em,
đặc biệt là vào hè số lượng các em đến khá đông
9
- Tuy là một quận ngoại thành như những hoạt động của nhà thiếu
nhi quận Thủ Đức ngoài sự sôi nổi của các hoạt động ,phong trào còn
có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong các hoạt động chuyên nghiệp không
những thu hút nhiều thiếu nhi trong quận mà còn thu hút các em ở

quận lân cận đến tham gia.
2.2 Tính chất hoạt động của nhà thiếu nhi:
Theo quyết định của TW Đoàn ngày 20/12/1986 số
223_QĐ/TWĐ quy định: nhà thiếu nhi là cơ sở giáo dục của Đoàn
TNCS HCM và là trung tâm hoạt động của đội thiếu niên tiền phong
HCM ở ngoài nhà trường nhằm giup cho thiếu nhi mở rộng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, bồi dương tnh thần tập thẻ để cùng với nhà trường
thực hiện mục tiêu giáo dục.
Nhà thiếu nhi Thủ Đức được thành lập theo quiets định số
59/QĐ_UB ngày 28/04/1997 của UBND quận Thủ Đức. Là đơn vị sự
nghiệp có tư cách pháp nhân có con dấu riêng, được mở tài khoản tại
kho bạc Nhà nước.
2.3. Cơ cấu bộ máy, chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của CB-
CNV Nhà Thiếu nhi Thủ Đức:
2.3.1. Cơ cấu:
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn:
2.3.2.1. Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Giám đốc:
Nhà thiếu nhi Thủ Đức hoạt động theo chế độ thủ trưởng nên
giám đốc là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt
động của nhà thiếu nhi trước quận ủy- UBND quận và BTV quận Đoàn
Thủ Đức; giám đốc quyết định cao nhất trong việc điêu hành hoạt động
nhà thiếu nhi, quyết định về việc thu chi tài chánh, về công tác cán bộ,
ban hành các quy chế và nội quy hoạt động của cơ quan.
10
Giám đốc còn chịu trách nhiệm về việc sử dụng có hiệu quả tài
sản của cơ quan thực hiện công khai tài chánh (theo luật ngân sách).
Giám đốc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình còn trách
nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi gây mất
đoàn kết nội bộ, vi phạm các chủ trương chính sách của Đảng- Pháp
luật của Nhà nước; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền xử lí các trường hợp vi phạm theo luật định.
Giám đốc còn chịu trách nhiệm đánh giá sơ tổng kết công tác của
cơ quan định kỳ 6 tháng, năm và tổ chức thực hiện việc đánh giá cán
bộ công chức thuộc quyền quản lí định kỳ hằng năm. Tạo điều kiện và
cơ sở vật chất và thời gian cho hoạt động công đoàn cơ quan; phối hợp
tổ chức hội nghị cán bộ công chức cơ quan mỗi năm một lần. Trực tiếp
quản lý và điều hành các hoạt động của Hồ bơi.
2.3.2.2.Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Phó Giám đốc:
Các phó giám đốc là người tham mưu cho giám đốc, được giám
đốc ủy quyền trách nhiệm phụ trách một số nội dung hoạt động của
nhà thiếu nhi; đồng thời thực hiện chức năng tham mưu công tác
chuyên môn và thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi được ủy
quyền.
• Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn nghiệp vụ:
Tham mưu cho giám đốc chương trình và định hướng phát triển
toàn diện hoạt đồng năng khiếu,nghiệp vụ của nhà thiếu nhi trên địa
bàn quân:
Xây dựng chương trình công tác trên cơ sở nhiệm vụ được phân
công phụ trách , triển khai thực hiện, theo dõi báo cáo kịp thời cho
giám đốc thực hiện các chương trình chuyên môn nghiệp vụ của nhà
thiếu nhi. Tổ chức và hình thành các mối quan hệ công tác phối hợp
11
hoạt động với các nhà thiếu nhi tỉnh –thành bạn… theo chức năng
quyền hạn và nhiệm vụ của nhà thiếu nhi, phù hợp đường lối chủ
trương, chính sách của quận ủy-UBND quận và BTV Quận Đoàn Thủ
Đức. chỉ đạo các CB-CVC cơ quan thực hiệ các nhiệm vụ kế hoạch
của nhà thiếu nhi trong vi phạm quyền hạn của mình.
• Phó giám đốc phụ trách hành chính-Quản trị:
Tham mưu cho giám đốc kế hoạch quản lí và hoạt động của
phòng hành chính quản tri cơ quan Nhà Thiếu nhi. Xây dựng chương

trình công tác trên cơ sở nhiệm vụ được phân công phụ trách.
Theo dõi phải báo cáo kịp thời cho giám đốc tình hình thực hiện
các chương trình kế hoạch và quả lí sử dụng tài sản cơ quan nhà thiếu
nhi. Đảm bảo về cơ sở vật chất hoạt động cơ quan trong tổ chức thực
hiện do BGĐ ban hành(phục các buổi họp, hội nghị, tiếp khách, đi
công tác …)
Quản lí và lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng cần
thiết, bảo quản-bảo trì các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho nhu
cầu của nhà thiếu nhi.
Quản lí và điều hành tổ bảo vệ cơ quan, phòng cháy chữa cháy,
đảm bảo an toàn trật tự trong cơ quan, chỉ đạo các CB-CNV phòng
hành chính-quản trị thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch của các nhà
thiếu nhi btrong quyền hạn của mình. Có trách nhiệm ký các văn bản
theo sự uỷ quyền và phân công của Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt.
2.3.2.3. Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Trưởng Phòng
Giáo vụ:
Tham mưu cho Ban Giám đốc thông qua Phó Giám đốc chuyên
môn chương trình và định hướng phát triển toàn diện hoạt động năng
12
khiếu. Quản lý và phát triển các lớp năng khiếu tại chỗ, xây dựng mối
quan hệ với các giáo viên trường, hồ bơi. Tổ chức tổng kết theo đúng kế
hoạch và đúng chỉ đạo của BGĐ Nhà Thiếu nhi, kết hợp phòng Hành
chính – Quản trị thực hiện đúng chức năng quản lý hocjsinh, thu học
phí, chi lương giáo viên theo qui định.
Tham mưu đè xuất kế hoạch đào tạo, mua sắm các trang thiết bị
Cơ Sở Vật Chất phục vụ tót công tác giảng dạy và quản lý. Tăng cường
công tác chiêu sinh, mở thêm các lớp mới trong các đợt chiêu sinh.
Quản lý tốt mọi tài sản của phòng năng khiếu, phải có sổ tài sản, mọi
mất mát phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và đền bù, hư hỏng phải báo
ngay cho BGĐ để có kế hoạch sửa chữa

Tăng cường với mối quan hệ với các trường học trên địa bàn
quận trong công tác chiêu sinh, quảng cáo phục vụ các hoạt động các
lớp năng khiếu tại Nhà Thiếu nhi. Quản lý tốt giao án, hồ sơ giáo viên
băng hợp đồng, giáo viên phải có bằng cấp, giáo viên phải tự soạn giáo
án giảng dạy theo chương trình giáo dục. Đảm bảo công tác quản lý về
chất lượng đào tạo của giáo viên và chất lượng học tập của các em học
sinh. Chấp hành mọi phân công của Ban Giám đốc.
2.3.2.4. Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Trưởng khoa
phương pháp công tác Đội – khoa Sáng tác kỹ thuật:
Tham mưu cho Ban Giám đốc thông qua phó giám đốc chuyên
môn nghiệp vụ chương trình và định hướng phát triển toàn diện hoạt
động nghiệp vụ của khoa phương pháp công tác đội, khoa sáng tạo kỹ
thuật.
Chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng, duy trì lực lượng các CLB –
Đội nhóm chuyên thuộc lĩnh vực phụ trách.
13
Phối hợp Hội đồng Đội, các trường trên địa bàn quận triển khai
thực hiện nhiệm vụ được phân công phụ trách như: việc đào tạo lực
lượng phụ trách Đội, tổ chức các hoạt động công tác trong năm.
Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm. Chấp hành
mọi sự phân công của Ban Giám đốc.
2.3.2.5. Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Trưởng khoa Thể
dục Thể thao:
Tham mưu cho Ban Giám đốc chương trình và định hướng phát
triển toàn diện hoạt động nghiệp vụ của khoa TDTT trên địa bàn quận.
Tổ chức ác hoạt động giáo dục thẩm mỹ rèn luyện sức khỏe, tư tưởng
đúng và tình cảm đẹp, có tri thức, có thể lực để làm chủ xã hội, làm
chủ thiên nhiên, làm chủ bản than góp phần giúp các em phát triển một
cách toàn diên về mọi mặt.
Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao thu hút đồng đảo các em

thiếu nhi đến tham gia luyện tập, qua đó phát hiện năng khiếu-bồi
dưỡng và bổ xung lực lượng vào các đội nhóm chuyên môn của Nhà
Thiếu nhi. Chịu trách nhiệm và quản lý lực lượng các CLB-Đội-nhóm
chuyên thuộc lĩnh vực phụ trách.
Hỗ trợ phòng Giáo vụ công tác ghi danh các lớp năng khiếu.
Chấp hành mọi sự phân công của Ban Giám đốc.
2.3.2.6. Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của cán bộ phụ trách
Phòng đọc sách:
Tham mưu Ban Giám đốc thông qua Phó Giám đốc chuyên môn
chương trình và định hướng hoạt động của phóng đọc sách. Chịu trách
nhiệm toàn bộ số sách quản lý và tài sản tại phòng đọc, mọi mất mát
phải đền bù.
Phải có sổ tài sản phòng đọc sách, chịu trách nhiệm về quản lý
và phân phối báo, tạp chí theo quy định.
Phải có kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm phù hợp với
chương trình hoạt động năm của Nhà Thiếu nhi. Xây dựng và quản lỳ
duy trì các hoạt động của CLB Văn hoá, đội nhóm chuyên măng non.
như tuyên truyền măng non. Giới thiệu sách, hoạt đông tác giả tác
14
phẩm có kế hoạch bổ sung sách cho hàng năm. Chấp hành mọi sự phân
công của BGĐ và chịu trách nhiệm xây dựng CLB văn học, nhiếp ảnh
thiếu nhi, CLB sưu tầm tem.
2.3.2.7. Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Trưởng khoa thẩm
mỹ nghệ thuật:
Tham mưu cho Ban Giám đốc thông qua Phó Giám đốc chuyên
môn chương trình và định hướng phát triển toàn diện hoạt động nghiệp
vụ của khoa Thẩm mỹ nghệ thuật.
Tổ chức dàn dựng các chương trình tham gia phục vụ tại chỗ, cơ
cở và các hoạt động hội thi, hội diễn. Có kế hoạch đào tạo và phát triển
các đội nhóm chuyên theo lĩnh vực chuyên môn.

Xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, quý, năm của khoa phù hợp
với chương trình hoạt động năm của Nhà Thiếu nhi và gắn với phong
trào hoạt động tại cơ sở và các trường học. Chấp hành mọi sự phân
công của Ban Giám đốc.
2.3.2.8. Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng cho ủy ban nhân dân quận bổ nhiệm chịu trách
nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác tài chính, chứng từ thu chi
hồ sơ quyết toán, dự toán. Tham mưu cho giám đốc về công tác tài
chính, báo cáo kịp thời tình hình tài chính cơ quan. Thực hiện công tác
kế toán theo quy định của ngành như hồ sơ, sổ sách, chứng từ, thanh
quyết toán và có trách nhiệm khai thác các hoạt động của đơn vị. Kiểm
tra cập nhật tài sản các đơn vị khoa-tổ-phòng ban của nhà thiếu nhi
theo từng tháng, quý, năm.
2.3.2.9. Chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách Văn phòng:
Tham mưu soạn thảo các văn bản theo chỉ đạo của Ban Giám đốc
và thực hiện các báo cáo của đơn vị theo đúng tiến độ qui định. Tiếp
15
nhận, xử lý thông tin, cập nhập và lưu trữ các văn bản đến, văn bản đi,
thực hiện chuyển các loại văn bản theo bút phê của Ban Giám đốc.
Quản lý con dấu, theo dõi, trình ký các loại công văn giấy tờ của
BGĐ đối với lãnh đạo Quận, quản lý hệ thống trang thiết bị phục vụ
công tác văn phòng như: Điện thoại, máy vi tính, máy photo copy, máy
fax, văn phòng phẩm của các bộ phận khoa…vv và các bộ phận trong
văn phòng. Có chế độ bảo trì định kỳ để sử dụng lâu dài, hư hỏng phải
có báo cáo với Phó Giám đốc hành chính quản trị kịp thời có kế hoạch
sửa chữa.
Văn phòng có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi lịch trực, lịch hoạt
động của các CB – CNV khi có sự phân công của BGĐ.
2.3.2.10. Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Thủ quỹ kiêm
công tác văn phòng:

Chịu trách nhiệm vụ giữ quỹ mặt, đảm bảo đúng và đủ lượng
tiền mặt khớp với chứng từ, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cơ quan
và pháp luật nếu thất thoát quỹ tiến mặt và tài sản do mình quản lý.
Thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng về tình hình thu, chi của
thủ quỹ cho Giám đốc. Hỗ trợ cùng văn phòng phát hành các văn bản
do Nhà Thiếu nhi ban hành, công tác kiểm kê tài sản, điểm danh CB –
CNV cơ quan trong việc thực hiện giờ giấc làm việc, chế độ nghỉ phép,
nghỉ bù cũng như các hoạt động diễn ra.
2.3.2.11. Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của nhân viên vệ sinh
- tạp vụ:
Thực hiện nhiệm vụ theo đúng chế độ đầu việc, hoàn thành công
tác vệ sinh cơ quan Sáng 3 giờ đến 9 giờv à Chiều từ 13 giờ đến 17 giờ
mỗi ngày.
16
Phụ trách công tác vệ sinh toàn bộ khu nhà nghiệp vụ, hội
trường, các địa điểm học tập vui chơi của các em thiếu nhi và khu vực
công cộng trong khuôn viên cơ quan.
Bảo quản các dụng cụ phụ vụ công việc chuyên môn, tham mưu
đề xuất các biện pháp bảo trì và xử lý hệ thống vệ sinh công cộng. Chấp
hành mọi sự phân công,điều động của Ban Giám đốc.
2.3.2.12. Chức năng và nhiệm vụ -quyền hạn của Tổ bảo vệ:
Thực hiên nhiệm vụ bảo vệ theo quy định về công tác bảo vệ do
Bộ Quốc Phòng và BGĐ Nhà Thiếu nhi quy định. Bảo quản tài sản của
đơn vị, an ninh trật tự trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi, phối hợp lực
lượng công an, quân sự và theo sự phân công của phòng hành chính –
quản trị trong tổ chức các hoạt động của cơ quan.
Tổ trưởng do BGĐ chỉ định, có trách nhiệm phân công điều hành
hoạt động của tổ phù hợp với tình hình tại đơn vị, hoàn thành tốt nhiệm
vụ chung của tổ. Chịu trách nhiệm trước cơ quan trong thời gian làm
Bảo vệ cập nhập thông tin chính xác, bàn giao ca cụ thể và rõ

ràng. Chấp hành mọi sự phân công của Ban Giám đốc.
2.3.2.13. Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Ban Chủ nhiệm
Hồ bơi:
• Chủ nhiệm:
Là Giám đốc kiêm nghiệm và chịu trách nhiệm chính trong
việc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của hồ bơi.
Có trách nhiệm đưa vào sử dụng, khai thác hiệu quả cơ sở vật
chất hồ bơi theo đúng trình tự thủ tục và quy định của Nhà nước.
• Phó chủ nhiệm:
Do Ban Giám đốc chỉ định, tham mưu cho Ban Giám đốc
chương trình, kế hoạch hoạt động của hồ bơi. Tổ chức các lớp bơi
17
lội năng khiếu, giảng dạy và phổ cập môn bơi lội cho mọi đối
tượng.
Phối hợp cùng khoa TDTT tổ chức các giải bơi lội trong học
sinh- sinh viên. Tổ chức quản lý tài sản, đề xuất mua sắm, sửa
chữa trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của hồ
bơi.

2.4 Nguồn lực
Nhà thiếu nhi là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản
riêng, do Đoàn TNCS HCM quản lý – Nhà thiếu nhi thực hiên theo
chức năng nhiệm vụ theo quyết định số 09/2000/QĐ-UB-VX ngày
15/02/2002 của UBND Thành phố.
Ban giám đốc: 03 đ/c
- Giám đốc: đ/c Đỗ Thị Yến, nhận quyết định điều động cán bộ
từ tháng 10/2006.
- Phó giám đốc: đ/c Lê Thị Hiếu, nhận nhiệm vụ từ tháng
10/2005
- Phó giám đốc: đ/c Phạm Thanh Phương, nhận quyết định từ

tháng 6/2009
Bộ phận chuyên môn: Bao gồm 7 nhân sự và 2 công tác viên do
đ/c Phạm Thanh Phương- PGĐ(NTN) phụ trách. Với 4 khao và 2
phòng chức năng. Trong đó, có 3 nhân sự có trình độ đại học chiếm
(33%), 2 nhân sự trình độ cao dẳng chiếm (22,2%), nhân sự có trình độ
trung cấp chiếm (22,2%) và 2 công tác viên trinh độ 12/12(22,2%)
Bộ phận hành chính- quản trị: gồm 2 phòng(tài vụ và dịch vụ) và 2
tổ (bảo vệ và phục vụ) do đ/c Lê Thị Hiếu – PGĐ(NTN) phụ trách.
18
Phòng tài vụ gồm 2 nhân sự trung cấp, tổ bảo vệ 4 nhân sự trình
độ(12/12), 2 tạp vụ trình độ(10/12).
Trong đó, định biên và hợp đồng dài hạn gồm 6 người; hợp đồng
khoán gồm 19 người trả lương bằng nguồn kinh phí ngân sách khoán
của đơn vị; cộng tác viên gồm 6 người. Như vậy, chất lượng nguồn lực
nhân sự của NTN tương đối cao.
Đặc biệt, đời của cán bộ công nhân viên NTN đa phần còn rất trẻ,
nhất là những người lãnh đạo, vì thế tạo ra nhiều cơ hội phát triển
trong tương lai. Tuy nhiên, do các anh chị phần lớn tốt nghiệp chuyên
nghành khác về hoạt động của NTN nên cũng gây nhiều khó khăn
trong công tác quản lý cũng như hoạt động của NTN( cán bộ đoàn hội
chuyển sang công tác).
19
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
HC- QT
PHÓ GIÁM ĐỐC
NGHIỆP VỤ
KHOA PPĐ
KHOA TMNTPHÒNG TÀI VỤ
PHÒNG DỊCH VỤ

2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Mặc dù còn nhiều hạn chế, song có thể nói cơ sở vật chất kỹ
thuật tương đối đầy đủ. Với diện tích công viên 3.7 ha nhà thiếu nhi đã
xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh bao gồm:
một hội trường 360 chỗ sử dụng làm sân khấu cho các chương trình
biểu diễn văn nghệ, các cuộc thi, hội họp; một thư viện dành cho thiếu
nhi với số đầu sách 10.724 quyển để các đọc, học và tham khảo; có
khu vui chơi thiếu nhi thường mở vào các ngày cuối tuần( phòng banh,
20
PHÒNG ĐỌC
SÁCH
PHÒNG GIÁO VỤ
PHÓ CHỦ NHIỆM
HỒ BƠI
KHOA TDTT
KHOA STKT
TỔ BẢO VỆ
PHÒNG THỦ
QUỸ
TỔ PHỤC VỤ
cầu trượt, tàu điện…); ba sân bóng nhân tạo; một khu hồ bơi và hệ
thống các khu hoạt đông hành chính, năng khiếu của nhà thiếu nhi.
PHẦN 2:
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THIẾU NHI
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM 2012
Căn cứ chương trình hoạt động của Nhà thiếu nhi Thành phố và
phương hướng của Ban Thường vụ Quận Đoàn năm 2011. Chào mừng
thành công Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quận
nhiệm kỳ 2012-2016
Căn cứ kế hoạch lien tịch số 03/KHLT ngày 28/8/2011 giữa

phòng giáo dục và đào tạo, Hội đồng đội và Nhà thiếu nhi quận Thủ
Đức về việc tổ chức các hoạt động năng khiếu trong năm học 2011-
2012
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, Nhà thiếu nhi Thủ Đức
xây dựng chương trình hoạt động năm 2012 cụ thể như sau:
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa cho
các em bằng nhiều loại hình phong phú và đa dạng.
Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách và thực
hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh tăng cường hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho thiếu nhi.
21
Nâng cao chất lượng hoạt động nhà thiếu nhi , đáp ứng nhu cầu
vui chơi, giải trí của thiếu nhi quận nhà. Thực hiện Nghj định Đại hội
Đoàn TNCSHCM nhiệm kỳ 2012-2016.
Tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm giáo dục, bồi dưỡng và
phát triển năng khiếu cho thiếu nhi giai đoạn 2009-2012(thực hiện
Nghị quyết số 23-HQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị tiếp tục
xây dựng và phat triển văn hóa, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống lớp năng khiếu, nâng
cao chất lượng cho các đội, nhóm, câu lạc bộ năng khiếu.
Tăng cường đầu tư mở rộng các hoạt động đại chúng cac sân
chơi ngoài công viên phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi các em nhằm thu
hút các em tham gia, giúp các em sử dung thời gian rỗi hiệu quả.
II.NỘI DUNG
1. Công tac giáo dục:
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống và nhân cách,
khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Ý thức chấp hành pháp luật.Ý
thức làm chủ đất nước, làm chủ Thành phố văn minh hiện đại.
Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thong lịch sử, tuyền thống

Cách mạng nhân ngày lễ kỷ niệm nhằ thu hút đông đảo thiếu nhi đến
tham gia như:03/2, 30/4, 19/5, 01/6, 05/6, 27/7, 02/9, 22/12; đặc biệt tổ
chức hoạt động 81 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 71 năm
thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, Trung thu, Tết Nguyên đáng, Giổ
tổ Hùng Vương…
Nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, lễ hội truyền thống dân tộc, phát
triển các loại hình trò chơi dân gian, các hình thức sinh hoat văn hóa cổ
truyền…
22
Đầu tư hoạt động tư vấn tâm lý, để hướng dẫn thiếu nhi hiểu biết
và sống theo pháp luật, nói ‘không’ với cái xấu, với bạo lực học
đường, định hướng lựa chọn nghề nghiệp và cac hoat động rèn luyện kĩ
năng sống cho các em.
2. Hoat động học tập, rèn luyện phát huy năng khiếu:
- Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cộng tác viên, đầu tư nâng câp
phương pháp dạy và học, cơ sở vật chất phòng học, môi trường học.
- Xây dựng giáo trình giảng dạy với những quy định cụ thể, đúng với
chuyên môn từng môn học.
- Lưu trữ hệ thống chương trình, giáo trình và số lượng học sinh các
lớp theo khóa học.
- Tiếp tục duy trì và tổ chức các hoạt động chăm lo cho sự phát triển
năng khiếu của các em thiếu nhi thong qua các hoat đống hội thi, hội
diễn.
3. Hoạt động vui chơi giải trí:
- Tổ chức các sân chơi theo sở thích, đa dạng, phù hợp với các em
thiếu nhi. Đăt biệt quan tâm đến việc đầu tư xây dựng sân chơi với
các trò chơi dân gian, giup các em hiểu biết về nền văn hóa dân tộc
nhằm nâng cao thể chất, trí tệ và phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ.
- Tăng cường các chương trình tìm hiểu vơi phương châm “vui đẻ học”
qua các hình thức “Game show”, thi đố.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực lực tổ chức, mở rộng nhiều loại hình
hoat động phong phú đa dạng về hình thức và thể loại hâp dân, phù
hợp nhu cầu tâm lý trẻ, không mang hình thức khẩu hiệu.Tổ chức
tham quan, tim hiểu, gặp gỡ giao lưu, sưu tầm, tổ chức hội thi, liên
hoan tuyên truyền măng non, sân khấu hóa, nhạc cảnh…
23
- Mở rông hoat động vui chơi giải trí ngoai trời, xây dựng các chương
trình dã ngoại cung với các em hòa nhập với thiên nhiên, nhằm hình
thành trong các em ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ
Thành phố xanh, sạch, đep……
4.Hoat động xây dựng phát triển CLB, Đội, Nhóm sở thích:
Duy trì các hoạt động đội, nhóm-CLB bằng nhiều hình thức tổ
chức sinh hoạt truyền thống, rèn luyện kỹ năng, xã hội cộng đồng,
môi trường… giúp các em phát triển hoàn thiện hơn.
Phát triển đầu tư các đội, nhomskhoa học kỹ thuật, tìm hiểu thiên
nhiên, môi trường, CLB văn học, đội tuyên truyền phát thanh măng
non, kịch, múa rối, trống kèn, aerobic…
5. Hoạt động phòng đọc sách:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằ thu hút đông đảo các em
thiếu nhi đên phòng đọc sách.
- Tăng cường các đầu sách mới, hấp dẫn, nhằ thu hút các em, tạo
phòng đọc sách thân thiên với các em. Thường xuyên thay đổi cách
bố trí, sắp xếp sách tạo cho các em cảm giác mới lạ khi đến phòng
đọc sách.
- Tổ chức tốt hội thi viết cảm nghĩ về sách, về những tấm gương vượt
khó, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các
gương sáng anh hung nhỏ tuổi như: Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi,
Kim Đông, Nguyễn Bá Ngọc,….Tổ chức CLB sáng tác văn thơ, bồi
dưỡng kỹ năng và phát triển năng khiếu văn học lứa tuổi thiếu nhi.
Hình than đội kể chuyện, kể chuyện vê”Tấm gương đạo đức của

Bác”.
- Tổ chức các hoạt động trò chơi tại chỗ, chiếu phim hoạt hình, phim
tư liệu về các ngày lễ lớn trong năm. Tim hiểu lich sư, giới thiệu
24
sách mới, tuyên truyền, giao lưu, mạng đàm cho các em tiếp
thu”Văn hóa đọc” một cách khoa học nhất.
6. Hoạt động phục vụ cơ sở:
- Tổ chức hoạt động phục vụ thiếu nhi trường học, mái ấm nhà ở,
phường khu dân cư, vùng xa, tạo”chân rết” hoạt động, nâng cao đời
sống tinh thần cho các em.
- Phát huy hiêu quả các thể loại: kich, rối, tạp kỹ, múa lân, trò
chuyện, tuyên truyền măng non phụ vụ thiếu nhi địa bàn đông dân
cư.
- Phục vụ nhu cầu đọc sách, xem phim và đươc tham gia nhưng trò
chơi bổ ích.
- Mở rộng hoạt đồngphục vụ thiếu nhi tạ Nhà thiếu nhi bằng nhiều
loại hình vui chơi, biểu diễn văn nghệ, thể thao, trò chơi khoa học
vui….
7. Phối hợp Hội Đồng đội tổ chức các chương trinh hoạt động Đội
và phong trào thiếu nhi:
- Hưởng ướng các hoat động theo chủ đề năm học 2011-2012 của
Hội đồng Đội thành phố với chủ đề”Làm theo lơ Bác- Măng non
sẵn sàng”.
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng đơt kỷ niệm 81 năm ngay thành
lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 71 năm thành lâp Đội TNTP Hồ Chí
Minh, 101 năm ngay Bác Hồ ra đi tim đường cứu nước.
- Các hoạt động tham gia và phối hợp tổ chức thực hiện:
+ Hội thi “Phụ trách Sao giỏi” cấp thành phố.
+ Hội trại”Vững bước tiến lên Đoàn”
+ Ngày hội”thiếu nhi thành phố làm theo lời Bác”

+ Hội thi”Rạng ngời Trang sử đội ta”
25

×