Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chuyên đề một số QUY LUẬT của lớp vỏ địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 17 trang )

TIẾT ……………
Ngày soạn: ………………..
Ngày dạy :………………….
Chuyên đề: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
Thời lượng : 2 tiết
(Gồm bài 20 + Bài 22 )
Lí do xây dựng chuyên đề:
- Căn cứ nội dung của 2 bài có những liên quan chặt chẽ với nhau.
- Lớp vỏ địa lí (hay còn gọi là lớp vỏ cảnh quan Trái Đất) là một tổng thể cực
kỳ phức tạp. Nó bao gồm nhiều thành phần và bộ phận: thạch quyển, khí quyển, thủy
quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. Tồn bộ lớp vỏ
địa lí Trái Đất hoặc từng bộ phận của nó là những hệ thống động lực. Các hệ thống
này không ngừng vận động và phát triển theo những quy luật chung nhất tạo nên sự
thống nhất giữa các thành phần cấu tạo và sự phân hóa thành các bộ phận lãnh thổ
nhỏ hơn. Có thể rút ra thành 4 quy luật chung : Quy luật thống nhất và hồn chỉnh
của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới , quy luật phi địa đới, quy luật nhịp điệu,
Nội dung chuyên đề gồm:
Nội dung 1: Lớp vỏ địa lí (khái niệm, đặc điểm)
Nội dung 2: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (khái niệm, biểu hiện,
ý nghĩa thực tiễn)
Nội dung 3: Quy luật địa đới (khái niệm, biểu hiện)
Nội dung 4: Quy luật phi địa đới (khái niệm, biểu hiện)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu khái niệm lớp vỏ địa lí.
- Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy
luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí.
2. Kĩ năng
Sử dụng hình vẽ, sơ đồ để trình bày về lớp vỏ địa lí và các quy luật chủ yếu của lớp vỏ
địa lí.
3: Thái độ


Nhận thức được sự cần thiết phải nghiên cứu tính thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ
địa lí trong việc sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.
4. Định hướng năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản

1


đồ, sơ đồ, tranh ảnh.
II. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ CÂU HỎI/BÀI TẬP.
Chuyên đề: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ (2 tiết) -- Lớp: 10
Nội

Nhận biết

Dung
MỘT
SỐ
QUY LUẬT
CỦA LỚP VỎ
ĐỊA LÍ

- Trình bày được
khái niệm và đặc
điểm của lớp vỏ địa

- Trình bày được
khái niệm của quy
luật thống nhất và

hoàn chỉnh, quy luật
địa đới và phi địa
đới của lớp vỏ địa lí.

Thơng hiểu

Vận dụng
thấp

- Giải thích được - Sử dụng hình
ngun nhân hình vẽ, sơ đồ, bản
thành các quy luật đồ để trình bày
về lớp vỏ địa lí
- Phân tích được và các quy luật
ý nghĩa của quy chủ yếu của
luật thống nhất và lớp vỏ địa lí
hồn chỉnh của
- Phân tích
lớp vỏ địa lí.
được tư liệu
- Xác định được học tập
mối quan hệ giữa
quy luật địa đới
và phi địa đới.

Vận
dụng
cao
- Liên
hệ địa

phương,
Việt
Nam.

Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung:
+ Tự giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo

+ Năng lực hợp tác.

lãnh thổ.

+ Năng lực giao tiếp.

+ Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

+ Năng lực tự học

Bộ câu hỏi và bài tập
Trình
bày
được
khái
niệm

Câu 1.Thế nào là lớp vỏ địa lí ? Trình bày đặc điểm của lớp vỏ địa

lý.
Gợi ý trả lời
- Vỏ địa lí (cịn gọi là vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có sự
xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận (thuỷ quyển,

2


Bộ câu hỏi và bài tập
Nhậ và đặc
điểm
n
của
biết
lớp vỏ
địa lí

sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, khí quyển, thạch quyển).
- Đặc điểm:
+ Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 35 - 40 km, tính từ giới hạn dưới
của tầng ơdơn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ
phong hố.
+ Lớp vỏ địa lí được hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí
chung.

Trình
bày
được
khái
niệm

của
quy
luật
thống
nhất

hồn
chỉnh,
quy
luật
địa
đới và
phi
địa
đới
của
lớp vỏ
địa lí.

Câu 2. Trình bày khái niệm của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh,
quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí.
Gợi ý trả lời
- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: là quy luật về
mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận
lãnh thổ của lớp địa lí.
- Quy luật địa đới:
Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan
địa lí theo vĩ độ ( từ xích đạo về hai cực).
- Quy luật phi địa đới
Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới

của các thành phần địa lí và cảnh quan.
Câu 3. Thế nào là quy luật địa ô và quy luật đai cao?
Gợi ý trả lời
- Quy luật đai cao: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự
nhiên và các cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình.
- Quy luật địa ơ: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên
và các cảnh quan theo kinh độ.

3


Bộ câu hỏi và bài tập
Thơng Giải
hiểu thích
được
ngu
n
nhân
hình
thành
các
quy
luật

Câu 1. Em hãy giải thích ngun nhân hình thành quy luật thống
nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa
lí.

Phân
tích

được
ý
nghĩa
của
quy
luật
thống
nhất

hồn
chỉnh
của
lớp vỏ
địa lý.

Câu 2. Em hãy giải thích ngun nhân hình thành quy luật địa ơ và
quy luật đai cao.

Gợi ý trả lời
- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý: do tất cả các
thành phần của lớp vỏ địa lí đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián
tếp của nội lực và ngoại lực. Những thành phần này luôn xâm nhập vào
nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn
bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
- Quy luật địa đới: do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
- Quy luật phi địa đới: do nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất.
Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái đất thành lục
địa, đại dương và địa hình núi cao.

Gợi ý trả lời

- Ngun nhân hình thành quy luật địa ơ: do sự phân bố đất liền và
biển, đại dương làm cho KH ở lục địa bị phân hóa từ đơng sang tây;
ngồi ra cịn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến
- Nguyên nhân hình thành quy luật đai cao: do sự giảm nhanh nhiệt
độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
Câu 3. Tại sao khi tiến hành các hoạt động kinh tế, cần thiết phải
nghiên cứu kĩ và tồn diện điều kiện địa lí?
Gợi ý trả lời
- Do tự nhiên phát triển theo quy luật thống nhất và hồn chỉnh của lớp
vỏ địa lí: mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của
mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
- Các thành phần TN này ln xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và
năng lượng với nhau khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một
thể thống nhất và hoàn chỉnh.
- Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành
phần khác.
Câu 4. Nêu mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới.

- Xác
định
được
mối
quan
hệ
giữa
quy Gợi ý trả lời:
luật - Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới là những quy luật phổ biến
địa
của lớp vỏ Địa lí.
đới và


4


Bộ câu hỏi và bài tập
phi
địa
đới.

Vậ - Phân
n
biệt
dụn được
g
lớp vỏ
thấ
địa lí
p
và lớp
vỏ
Trái
Đất,
lớp vỏ
lục
địa và
lớp vỏ
đại
dương

- Các quy luật phân hóa này trên thực tế không tác động riêng rẽ, độc

lập mà chúng tác động đồng thời, tương hỗ.
- Tùy theo từng lúc, từng nơi mà quy luật này hay quy luật kia giữ vai
trị chủ đạo, chi phối sự hình thành và chiều hướng phát triển của các
quá trình tự nhiên trong các địa tổng thể.

Câu 1. Dựa vào Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái đất và kiến thức đã học,
em hãy phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất.

Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
Gợi ý trả lời
Vỏ địa lí và vỏ Trái Đất được phân biệt nhau bởi độ dày và thành phần vật
chất như sau:

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Lớp vỏ Trái Đất

Dày khoảng 35 - 40 km, tính từ giới hạn Trung bình từ 5 km (ở
dưới của tầng ơdơn đến đáy vực thẳm đại đại dương) đến 70 km
dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong (ở lục địa)
hoá

5


Bộ câu hỏi và bài tập
Là một hệ thống vật chất gồm nhiều thành Được cấu tạo bởi các
Thành phần phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, nước, đất và tầng đá khác nhau

vật chất
sinh vật. Giữa các thành phần có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau.
Câu 2. Dựa vào Sơ đồ lớp vỏ địa lý của Trái đất và kiến thức đã
học, em hãy cho biết sự khác nhau giữa lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại
dương

Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
Gợi ý trả lời
- Lớp vỏ lục địa:
+ Thành phần cấu tạo: Gồm đá trầm tích, granit, badan.
+ Độ dày trung bình: 35 - 40 km (ở miền núi cao đến 70 - 80 km).
- Lớp vỏ đại dương:
+ Thành phần cấu tạo: Đá trầm tích, badan (chủ yếu), khơng có lớp đá
granit.
+ Độ dày trung bình: 5 - 10 km.
Câu 3. Dựa vào các ví dụ 1,2,3 SGK/75, hãy phân tích các nguyên
nhân và kết quả khi các thành phần tự nhiên bị biến đổi.
- Ví dụ 1. Nguyên nhân: sự thay đổi lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa
Kết quả: làm tăng lượng nước sơng, lượng phù sa, tốc độ dịng chảy,
mức độ xói lở.
- Ví dụ 2. Ngun nhân: biến đổi khí hậu từ khơ hạn sang ẩm ướt
Kết quả: thay đổi chế độ dịng chảy, tăng q trình xói mịn, thực vật
phát triển mạnh, phá hủy đá, hình thành đất diễn ra nhanh.

6


Bộ câu hỏi và bài tập
- Ví dụ 3. Nguyên nhân: rừng bị phá hủy

Kết quả: xói mịn, biến đổi đất; khí hậu biến đổi.
- Phân Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, các hình 12.1;14.1;19.1;19.2, em hãy hồn
tích thành bảng kiến thức sau:
Thành phần tự nhiên
Biểu hiện của quy luật địa đới
được
Có 7 vịng đai nhiệt:
tư liệu a. Nhiệt độ:
(Kể tên các vòng đai nhiệt - Vòng đai nóng nằm giữa hai đường
học
trên Trái Đất).
đẳng nhiệt năm +200C của hai bán
tập
cầu.
- Hai vịng đai ơn hịa ở hai bán cầu
nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm
+200C và đường đẳng nhiệt +100C
của tháng nóng nhất.
- Hai vịng đai lạnh ở các vĩ độ cận
cực của hai bán cầu, nằm giữa đường
đẳng nhiệt +100C và 00C của tháng
nóng nhất.
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao
quanh cực,nhiệt độ quanh năm đều
dưới 00C.
- Phân b. Khí áp và gió.
- Ở bề mặt trái đất, khí áp được phân
tích
(Dựa vào hình 12.1, kể tên thành 7 đai khác nhau
được

các đai khí áp và đới gió trên - Trên trái đất có 6 đới gió chủ yếu: 2
biểu
Trái Đất).
đới gió Đơng Cực, 2 đới gió Tây Ơn
hiện
Đới, 2 đới gió Tín Phong
của
c. Khí hậu.
- Ở mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu
các
(Dựa vào hình 14.1, kể tên (cực, cận cực, ơn đới, cận nhiệt đới,
quy
các đới khí hậu trên Trái nhiệt đới, cận xích đạo và xích đạo)
luật.
Đất).
d. Đât và thảm thực vật.
(Dựa vào hình 19.1;19.2, kể
tên từng kiểu thảm thực vật
và từng nhóm đất từ cực về
Xích đạo).

- Các thảm thực vật có sự thay đổi từ
cực về xích đạo: đài nguyên, rừng lá
kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp,
thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng
và cây bụi lá cứng cận nhiêt, hoang
mạc và bán hoang mạc, xavan, rừng
nhiệt đới ẩm, rừng xích đạo.
- Từ cực về xích đạo lần lượt có các
loại đất : đất cực, đ


i nguyên, potzon, thảo nguyên, hoang mạcCâu 5: Dựa vào kiến thức đã

7


Bộ câu hỏi và bài tập
học, các hình 18;19.11;19.1, em hãy hoàn thành bảng kiến thức sau:

Quy luật
a. Quy luật đai cao.
(Dựa vào hình 19.11, hãy nêu sự
phân bố các vành đai đất và thực
vật theo độ cao)

b. Quy luật địa ơ.
(Quan sát hình 19.1, hãy cho
biết: Ở lục địa Bắc Mĩ, theo vĩ
tuyên 400 B từ đông sang tây có
những kiểu thảm thực vật nào?
Vì sao các kiểu thảm thực vật lại
phân bố như vậy?)

Biểu hiện
Ở sườn tây dãy Cap-ca:
- 0-500m: rừng lá rộng cận nhiệt,
đất đỏ cận nhiệt.
- 500-1200m: rừng hỗn hợp, đất
nâu.
- 1200-1600m: rừng lá kim, đất

pốt dôn núi.
- 1600-2000m: đồng cỏ núi, đất
đồng cỏ núi.
-2000-2800m: địa y và cây bụi
đất sơ đẳng xen lẫn đá.
- >2800m: băng tuyết.
- Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp
ôn đới; thảo nguyên cây bụi chịu
hạn và đồng cỏ núi cao; rừng lá
kim; thảo nguyên cây bụi chịu
hạn và đồng cỏ núi cao; rừng lá
kim.
- Giải thích:
+ Càng vào sâu trong lục địa
lượng mưa càng giảm.
+ Ảnh hưởng của địa hình núi
cao, dịng biển nóng.

đỏ vàng cận nhiệt và đỏ vàng
Vận
dụn
g
cao

- Liên Câu 1. Dựa vào bản đồ khí hậu Việt Nam, cho biết chế độ nhiệt của
hệ địa nước ta thay đổi theo quy luật địa đới như thế nào?
phươn
g, Việt
Nam.


8


Bộ câu hỏi và bài tập

Gợi ý trả lời:
* Chế độ nhiệt :
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ các vùng có vĩ độ thấp lên vùng
có vĩ độ cao (dẫn chứng).
- Biến trình năm của chế độ nhiệt : Miền Bắc biến trình nhiệt độ hàng
năm có 1 cực đại và 1 cực tiểu (khí hậu mang tính chất cận chí tuyến).
Miền Nam biến trình nhiệt độ năm có 2 cực đại và 2 cực tiểu (khí hậu
mang tính chất cận xích đạo).
Câu 2. Ở Kon Tum thiên nhiên có sự phân hóa theo những quy luật
nào? Vì sao ở tỉnh Kon Tum những năm gần đây, nạn hạn hán
đang có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn?
Gợi ý trả lời:
- Kon Tum thiên nhiên có sự phân hóa theo những quy luật: thống

9


Bộ câu hỏi và bài tập
nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới và phi địa đới.
- Vì: mất rừng, mực nước ngầm hạ thấp, khí hậu biến đổi,...
5. Câu hỏi định hướng năng lực
Vì sao Việt Nam có lượng mưa nhiều hơn các nước cùng vĩ độ ở khu vực Tây
Nam Á và Bắc Phi?
Gợi ý trả lời:
Nguyên nhân chủ yếu:

+ Do ảnh hưởng của biển Đơng.
+ Do gió mùa Tây Nam.
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1- Khởi động:
Hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

Tuyết rơi ở Sapa.

10


1. Điều gì xảy ra khi rừng bị tàn phá?
2. Vì sao nước ta là một nước nhiệt đới nhưng có tuyết rơi ở SaPa?
Hoạt động 2 ( Ở lớp ): Tìm hiểu lớp vỏ địa lí. (Cá nhân, Thảo luận nhóm)
Hoạt động cá nhân:
Bước 1: GV chiếu Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất và giới thiệu về lớp vỏ địa lí trên sơ
đồ. Sau đó đặt câu hỏi.
Thế nào là lớp vỏ địa lí ? Trình bày đặc điểm của lớp vỏ địa lý.
Bước 2: Học sinh trình bày khái niệm và đặc điểm, HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.
GV nhận xét.
Hoạt động nhóm:
Bước 1: GV chiếu Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất và ra câu hỏi thảo luận.
Dựa vào Sơ đồ lớp vỏ địa lý của Trái đất và kiến thức đã học, em hãy phân biệt
lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất, lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương (thành phần
vật chất và chiều dày).

11


Bước 2: HS thảo luận (5 phút),

Bước 3: HS trình trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2

I. Lớp vỏ địa lí
- Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các
lớp vỏ bộ phận.
- Dày khoảng 30-35km
- Những hiện tượng và q trình xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật
tự nhiên chi phối.

Hoạt động 3 (Ở lớp): Tìm hiểu quy luật thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ địa
lí.
Hoạt động cá nhân:
Bước 1: GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày khái niệm của quy luật thống nhất và hồn
chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Bước 2: Học sinh trình bày khái niệm, HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý. GV nhận
xét.

12


Bước 3: GV đặt câu hỏi: Em hãy giải thích ngun nhân hình thành quy luật
thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Bước 4: Học sinh trình bày nguyên nhân hình thành, HS khác nhận xét, bổ sung, góp
ý. GV nhận xét.
Hoạt động thảo luận: (Cặp đơi)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ thảo luận: Dựa vào các ví dụ 1,2,3 SGK/75, hãy phân
tích các nguyên nhân và kết quả khi các thành phần tự nhiên bị biến đổi.
Bước 2: HS thảo luận (7 phút ), GV hướng dẫn.
Bước 3: HS trình trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

Bước 4: GV chiếu hình ảnh nhà máy thủy điện Yaly.
GV đưa câu hỏi: Việc xây dựng nhà máy thủy điện Yaly đã làm môi trường tự nhiên
thay đổi như thế nào?
Bước 5: Học sinh trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý. GV nhận xét.
Bước 6: GV đặt câu hỏi: Tại sao khi tiến hành các hoạt động kinh tế, cần thiết phải
nghiên cứu kĩ và tồn diện điều kiện địa lí?
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 3
II. Quy luật thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
1. Khái niệm
- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ
phận lãnh thổ của lớp địa lí.
- Nguyên nhân: do tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực
2. Biểu hiện.
Trong một lãnh thổ, các thành phần TN có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Nếu một thành phần thay đổi các thành phần khác sẽ thay đổi theo.
3. Ý nghĩa thực tiễn
- Trước khi tiến hành các hoạt động kinh tế, cần:
+ Nghiên cứu kĩ lưỡng và tồn diện mơi trường tự nhiên
+ Dự báo trước những thay đổi của các tp tự nhiên khi bị tác động để có những
giải pháp khắc phục kịp thời
Hoạt động 4: Tìm hiểu quy luật địa đới. (Cá nhân. Ở lớp, ở nhà)
Hoạt động cá nhân, ở lớp.
Bước 1: GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày khái niệm của quy luật địa đới của lớp vỏ
địa lí.
Bước 2: Học sinh trình bày khái niệm, HS khác nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
Bước 3: GV nhận xét.

13



Bước 4: GV ra câu hỏi: Em hãy giải thích nguyên nhân hình thành quy luật địa
đới của lớp vỏ địa lí.
Bước 4: HS giải thích nguyên nhân, HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
Hoạt động ở nhà. Tìm hiểu biểu hiện của quy luật địa đới.
GV giao việc về nhà: Dựa vào kiến thức đã học, các hình 12.1;14.1;19.1;19.2, em hãy
hồn thành bảng kiến thức sau:

Thành phần tự nhiên

Biểu hiện của quy luật

a. Nhiệt độ:
(Kể tên các vịng đai nhiệt trên Trái Đất).
b. Khí áp và gió.
(Dựa vào hình 12.1, kể tên các đai khí áp và đới gió
trên Trái Đất).
c. Khí hậu.
(Dựa vào hình 14.1, kể tên các đới khí hậu trên Trái
Đất).
d. Đất và thảm thực vật.
(Dựa vào hình 19.1;19.2, kể tên từng kiểu thảm thực
vật và từng nhóm đất từ cực về Xích đạo).

HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 4
I. Quy luật địa đới
1. Khái niệm
_ Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan
địa lí theo vĩ độ ( từ xích đạo về hai cực).
_ Nguyên nhân dẫn tới quy luật này là do dạng hình cầu của Trái Đất và
bức xạ Mặt Trời.

Hoạt động cá nhân, ở lớp.
Bước 1: GV đặt câu hỏi: Dựa vào bản đồ khí hậu Việt Nam, cho biết chế độ nhiệt
của nước ta thay đổi theo quy luật địa đới như thế nào?
Bước 2: HS suy nghĩ và trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, giải thích, bổ sung

14


Hoạt động 5: Tìm hiểu quy luật phi địa đới. (Cá nhân. Ở lớp)
Bước 1: GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày khái niệm của quy luật phi địa đới của lớp
vỏ địa lí.
Bước 2: HS trình bày khái niệm, HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý. GV nhận xét.
Bước 3: GV ra câu hỏi: Em hãy giải thích nguyên nhân hình thành quy luật phi
địa đới của lớp vỏ địa lí.
Bước 4: HS giải thích nguyên nhân, HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
Hoạt động ở lớp. Tìm hiểu biểu hiện của quy luật phi địa đới.
Hình thức: nhóm
Bước 1: GV chia nhóm, phát phiếu HT và giao việc:
Dựa vào kiến thức mục II. 2 sgk/78, các hình 19.11;19.1, em hãy trả lời các câu hỏi và
hồn thành bảng sau:
Nhóm 1 + 3: quy luật địa ô
Quan sát hình 19.1, hãy cho biết: Ở lục địa Bắc Mĩ, theo vĩ tuyên 40 0 B từ đông sang
tây có những kiểu thảm thực vật nào? Vì sao các kiểu thảm thực vật lại phân bố như
vậy?
Nhóm 2 + 4: quy luật đai cao
Dựa vào hình 19.11, hãy nêu sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao

15



PHIẾU HỌC TẬP

Quy luật địa ô

Quy luật đai cao

Khái niệm
Nguyên nhân
Biểu hiện
Bước 2: HS thảo luận (5 phút) và trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 3: GV nhận xét và giải thích bổ sung

HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 5

II. Quy luật phi địa đới
1. Khái niệm
Là quy luật phân bố khơng phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của
các thành phần địa lí và cảnh quan.
2. Nguyên nhân
Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất  phân chia bề mặt đất thành: lục
địa, đại dương và địa hình núi cao.
Quy luật địa ơQuy luật đai caoKhái niệmSự thay đổi có quy luật của các
thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình.Là sự
thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh
độ.Nguyên nhânDo sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao.Do sự phân bố đất, biển
và đại dương.Biểu hiệnSự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.Sự thay
đổi các thảm thực vật theo kinh độ.

Hoạt động 6: Đánh giá, tổng kết chuyên đề và hoạt động kết nối?

Bước 1: GV đặt câu hỏi
1. Ở Kon Tum thiên nhiên có sự phân hóa theo những quy luật nào? Vì sao ở tỉnh
Kon Tum những năm gần đây, nạn hạn hán đang có xu hướng ngày càng nghiêm trọng
hơn?

16


2. Vì sao Việt Nam có lượng mưa nhiều hơn các nước cùng vĩ độ ở khu vực Tây Nam
Á và Bắc Phi?
Bước 2: HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tiễn để giải thích. GV nhận xét,
bổ sung
Bước 3: Hướng dẫn chuẩn bị chuyên đề tiếp theo: địa lí dân cư
- Hướng dẫn HS tìm hiểu
+ Nguyên nhân gia tăng dân số thế giới, hậu quả của dân số đông và tăng nhanh....
+ Đặc điểm phân bố dân cư và đơ thị hóa
+ Phân tích các bảng số liệu, biểu đồ về cơ cấu dân số....
V. THỬ NGHIỆM, RÚT KINH NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ

17



×