SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOA
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang
MSSV : 0854027440
Tên đề tài : NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ
ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NGHỆ AN
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
2
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang
PHẦN 1: Tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An 3
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển 3
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ 5
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây 7
PHẦN 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài
chính dự án trong hoạt động cho vay của đơn vị 13
1. Quy trình thẩm định dự án tại BIDV 13
2. Kết quả thẩm định tại chi nhánh trong 3 năm gần đây 15
2.1. Nội dung thẩm định tại chi nhánh 15
2.2. Tình hình hoạt động thẩm định dự án của chi nhánh 19
3. Minh họa dự án cụ thể 20
3.1. Mô tả dự án 20
3.2. Kết quả thẩm định dự án tại BIDV 21
3.3. Nhận xét và hiệu chỉnh 30
4. Đánh giá công tác thẩm định 34
4.1. Ưu điểm 34
4.2. Nhược điểm 35
4.3. Nguyên nhân 35
5. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TCDA
trong hoạt động cho vay của ngân hàng BIDV 38
5.1. Định hướng nhiệm vụ, mục tiêu cho hoạt động cho vay và thẩm định
trong thời gian tới 38
5.2. Giải pháp 40
5.2.1. Giải pháp về phương pháp thẩm định 40
5.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 41
5.2.3. Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ 42
5.2.4. Giải pháp về tổ chức, điều hành 42
5.3. Kiến nghị 42
5.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 42
5.3.2. Kiến nghị với khách hàng 43
5.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 43
5.3.4. Kiến nghị với ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
và ngân hàng ĐT&PT Nghệ An 44
KẾT LUẬN 45
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Nghệ An 7
Sơ đồ 2.1: Sự gia tăng của các dự án đã cho vay 19
Bảng 1.1: Nguồn và sử dụng nguồn 8
Bảng 1.2: Doanh số cho vay thu nợ 9
Bảng 1.3: Chênh lệch thu phí dịch vụ 10
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh 11
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng qua các năm 18
Bảng 2.2: Tổng hợp hoạt động thẩm định 19
Bảng 2.3: Thông số đầu tư vào dự án 21
Bảng 2.4: Tỷ số tài chính 22
Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 23
Bảng 2.6: Tỷ số tài chính 24
Bảng 2.7: Tổng mức vốn đầu tư 26
Bảng 2.8: Doanh thu DA 27
Bảng 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh DA 27
Bảng 2.10: Ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư 28
Bảng 2.11: Ngân lưu dự án theo quan điểm chủ đầu tư 28
Bảng 2.12: Khảo sát độ nhạy 29
Bảng 2.13: Dòng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư đã hiệu chỉnh 33
Bảng 2.14: Dòng ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư đã hiệu chỉnh 34
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- DAĐT Dự án đầu tư
- ĐT&PT, BIDV Đầu tư và phát triển
- TSCĐ Tài sản cố định
- NH Ngân hàng
- XDCB Xây dựng cơ bản
- NHNN Ngân hàng nhà nước
- QLRR Quản lí rủi ro
- XD CTGT Xây dựng công trình giao thông
- BGTVT Bộ giao thông vận tải
- LNG/ DTT Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
- HĐQT Hội đồng quản trị
- DVKHCN Dịch vụ khách hàng cá nhân
-DVKHDN Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
- TTQT Thanh toán quốc tế
- QLRR Quản lí rủi ro
- NQH Nợ quá hạn
- LNTT Lợi nhuận trước thuế
- LNST Lợi nhuận sau thuế
- TNDN Thu nhập doanh nghiệp
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
6
LỜI MỞ ĐẦU
Thành phố Vinh là trung tâm thương mại lớn với tốc độ phát triển kinh tế
xã hội vào bậc nhất khu vực bắc miền trung. Những năm gần đây rất nhiều dự án
đầu tư được thực hiện đem lại cho thành phố một diện mạo mới và một nền kinh
tế vững mạnh. Chủ đầu tư của những dự án này phải tìm nguồn tài trợ bên ngoài
cho dự án bởi vì nguồn vốn tự có khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư.
Kênh huy động vốn bên ngoài phổ biến nhất vẫn là đi vay.
Mặt khác, các Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Nghệ An nói riêng là nguồn cung cấp vốn nhanh, hiệu quả nhất cho
các chủ đầu tư. Các dự án thường dài hạn và cần một lượng vốn lớn nên rủi ro từ
việc cho vay vốn dự án sẽ rất cao. Vì vậy các ngân hàng rất coi trọng công tác
thẩm định dự án cũng như đánh giá tình hình tài chính của các chủ đầu tư trước
khi quyết định cho vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như tối đa hóa lợi nhuận
của ngân hàng.
Ngân hàng thu lợi chủ yếu nhờ hoạt động cho vay. Chính vì vậy mỗi một
khoản tín dụng được cấp ra nhất thiết phải mang lại hiệu quả, điều đó đồng nghĩa
với việc đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Vì vậy,
điều ngân hàng quan tâm nhất là khả năng hoàn trả khoản vay cả gốc lẫn lãi
đúng thời hạn. Do đó, việc ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án trên mọi
phương diện kỹ thuật, thị trường, tổ chức quản lý, tài chính…là rất quan trọng,
trong đó thẩm định tài chính dự án có thể nói là quan trọng nhất.
Một dự án đầu tư đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, trong một thời gian dài,
phần lớn vượt quá khả năng tài chính, khả năng tự tài trợ của các doanh nghiệp.
Do vậy họ phải huy động nguồn tài trợ từ các Ngân hàng thương mại. Về phía
Ngân hàng thương mại, cho vay theo dự án đầu tư là một nghiệp vụ kinh doanh
truyền thống, có khả năng sinh lời cao nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Và để
giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, các Ngân hàng thương mại không có cách nào
khác là phải tiến hành thẩm định các dự án đầu tư mà công việc quan trọng nhất
ở đây là thẩm định tài chính dự án. Vai trò quan trọng của thẩm định tài chính dự
án thể hiện ở chỗ nó chính là căn cứ chính yếu nhất để Ngân hàng thương mại
đưa ra quyết định tài trợ của mình.
Có thể nói thẩm định tài chính dự án là nội dung quan trọng nhất và phức
tạp nhất trong quá trình thẩm định dự án. Bởi vì nó đòi hỏi sự tổng hợp của tất cả
các biến số tài chính, kỹ thuật, thị trường…đã được lượng hoá trong các nội
dung thẩm định trước nhằm phân tích, tạo ra những bảng dự trù tài chính, những
chỉ tiêu tài chính phù hợp có ý nghĩa. Và những chỉ tiêu này, sẽ là những thước
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
7
đo quan trọng hàng đầu giúp Ngân hàng thương mại đưa ra quyết định cuối
cùng: chấp thuận tài trợ hay không?
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề đối với hoạt động của ngân
hàng nên em quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự
án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh
Nghệ An”.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu hoạt động thẩm định dự án tại đơn vị để hiểu rõ hơn quy trình thẩm
định dự án trước khi cho vay, những thành tựu hạn chế của đơn vị trong hoạt
động thẩm định. Từ đó đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động
thẩm định dự án tại đơn vị thực tập.
Phương pháp nghiên cứu
Quan sát, tìm hiểu, thu thập những thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên
cứu tại các phòng ban song song với việc tham khảo qua các phương tiện như
sách vở, internet, báo đài… cùng với sự hướng dẫn từ giảng viên và cán bộ ngân
hàng để hoàn thành báo cáo và bổ sung thêm kiến thức thực tế về lĩnh vực đang
nghiên cứu.
Bố cục đề tài
Phần 1: Tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An
Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án
trong hoạt động cho vay của đơn vị.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Bích Thủy – Giảng viên khoa
Kinh tế Đại học Vinh cùng Ban lãnh đạo và cán bộ, nhân viên ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý cho em trong
quá trình em thực tập và hoàn thành báo cáo này.
Do kiến thức của em còn hạn chế, kèm theo đó là những khó khăn trong
vấn đề tiếp cận nguồn thông tin nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót,
mong cô góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
8
PHẦN 1 :
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH NGHỆ AN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi
nhánh Nghệ An
Cùng với sự ra đời ngân hàng kiến thiết (NHKT) Việt Nam, ngày
27/5/1957, Bộ tài chính có quyết định thành lập các chi nhánh NHKT trong đó
có chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết Nghệ An, tiền thân là phòng cấp vốn kiến
thiết cơ bản nằm trong công ty tài chính Nghệ An
Trong 55 năm qua, Ngân hàng ĐT&PT Nghệ An đã trải qua các thời kì
sau:
+ Thời kì từ 1957-1965: Thời kì khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5
năm lần thứ nhất nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu cho quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam với số
vốn là 371,797 triệu, đã xây dựng một số công trình như: Nhà máy xay Vinh,
Nhà bách hóa 2 tầng ngã tư Vinh, Khôi phục đường sắt Vinh,…
Về tổ chức cán bộ: lúc đầu mới thành lập chỉ có 9 đồng chí, hầu hết từ ngành
khác chuyển sang, chưa được đào tạo qua trường lớp của ngân hàng Kiến Thiết.
+ Thời kì 1956-1975: Thời kì vừa xây dựng vừa chống chiến tranh phá hoại
miền bắc, cơ sở vật chất còn non yếu. Vốn cấp phát trong thời kì này là 1289,444
triệu tăng gấp 3 lần so với thời kì trước, chủ yếu là vốn đảm bảo giao thông,
phục vụ chiến tranh, song song với việc ưu tiên cho thủy lợi, nông nghiệp và một
số cở công nghiệp, hàng tiêu dùng. Như vậy NHKT đã góp phần thực hiện 2
nhiệm vụ chính trị quan trọng là xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tình hình cho vay thời kì này: Doanh số cho vay là 438,787 triệu, doanh số
thu nợ là 407,671 triệu, dư nợ đến 1975 là 31,913 triệu.
Với những đómg góp trên, trong năm 1973 và 1975 NHKT Nghệ An được
Bộ Tài Chính tặng cờ thi đua xuất sắc.
+ Thời kì 1976-1980: Thời kì khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước
thống nhất.
Đầu năm 1976, NHKT Nghệ Tĩnh được thiết lập trên cơ sở hợp nhất
NHKT Nghệ An và NHKT Hà Tĩnh.
Thời kì này NHĐT&PT quản lí mỗi năm trên 200 công trình lớn nhỏ
thuộc kinh tế trung ương, địa phương, 7 công trình xây dựng trên đất bạn Lào…
Với nguồn vốn là 1537,128 triệu.
Tình hình cho vay ngắn hạn trong thời kì này là:
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
9
Doanh số cho vay là 571,106 triệu, doanh số thu nợ là 513,723 triệu, dư
nợ đến năm 1980 là 89,584.
Về cơ chế tổ chức: hình thành 7 ngân hàng Kiến Thiêt khu vực, số lượng
cán bộ lớn lên về số lượng và chất lượng. Với nỗ lực của chi nhánh, năm 1977
ngân hàng được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 3.
+ Thời kì 1981-1990: Nghị định 259 ngày 24/6/1981 của chính phủ đổi
tên NHKT thành NHĐT&XD, mọi điều hành trực thuộc Tổng giám đốc NHNN
Việt Nam( hiện nay là thống đốc NHNN) để góp phần đổi mới hệ thống tài
chính- tiền tệ- tín dụng phục vụ cho nhiệm vụ kế hoạch hóa XDCB hàng năm và
thực hiện có hiệu quả 3 chương trình kinh tế: lương thực-thực phẩm- hàng tiêu
dùng và xuất khẩu.
Vốn huy động vay ngân hàng phải chịu chế độ lãi suất. Doanh số cho vay
ngắn hạn lên tới 72,2 tỷ và dư nợ là 11,6 tỷ. Vốn cấp phát để XDCB các công
trình phục vụ cho giao thông như quốc lộ 1A, cầu Bến Thủy, cầu Sông Gianh…
+ Thời kì 1990 – 2000:
Năm 1990, theo yêu cầu của công cuộc đổi mới KTXH đòi hỏi ngân hàng
cũng phải đổi mới theo 2 pháp lệnh ngân hàng: Nghị định 53 của hội đồng Bộ
trưởng ngày 14/11/1990 đổi tên NHĐT&XD thành NHĐT&PT, đồng thời thống
đốc NHNN Việt Nam cũng ban hành điều lệ NHĐT&PT Việt Nam nhằm từng
bước chuyển dần cơ chế hoạt động từ bao cấp sang hạch toán kinh tế kinh doanh.
Cuối năm 1994, khi được chính phủ cho thực hiện quyết định 654 là bàn
giao nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư XDVB cho bộ tài chính quản lí thì trong một
thời gian ngắn NHĐT&PT Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thực hiện chức
năng nhiệm vụ mới theo quyết định 293 NHNN của thống đố NHNN Việt Nam
là từ ngày 1/1/1995 NHĐT&PT điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ ngoài chức
năng huy động vốn trung dài hạn trong và ngoài nước để cho vay các dự án phát
triển kinh tế kĩ thuật, kinh tế tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong
kĩnh vực đầu tư phát triển được phép thực hiện các hoạt động ngân hàng thương
mại quy định tại pháp lệnh ngân hàng, đồng thời NHĐT&PT còn đảm nhận
nghiệp vụ tín dụng theo kế hoạch nhà nước hàng năm, thu nợ các dự án cũ và
huy động các nguồn vốn khác để cho vay.
+ Thời kì từ 2000 tới nay:
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số
bình diện sau đây:
BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả, giai đoạn
2006 – 2010, tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
10
quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế
tăng bình quân 45%/năm. BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để
giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng
tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho
vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn
hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng
thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng. Hoàn thành tái cấu trúc mô hình
tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại: Một
trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Nghệ An trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô
hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công
ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho
việc xây dựng đề án cổ phần hoá. Tiếp tục thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ
thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt
động giai đoạn 2007 – 2010, năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện,
sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008,
BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng
10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt
là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.
Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng
đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu
phát triển mới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế
hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ,
tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù
hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ hiện nay của chi nhánh
Mô hình quản lí hiện nay của NHĐT&PT Nghệ An: Đơn vị thành viên của
mô hình tổng công ty nhà nước(NHĐT&PT VN), hoạt động ngân hàng tại địa
bàn Nghệ An.
Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An đặt trụ sở tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ
an, mô hình tổ chức theo khối cụ thể như sau:
+ Ban giám đốc:
a. Khối quan hệ khách hàng (QHKH):
Phòng QHKH 1, Phòng QHKH 2, Phòng QHKH 3, Phòng QLRR
Nhiệm vụ:
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
11
- Phòng QHKH có nhiệm vụ thực hiện công tác tiếp thị và bán sản phẩm
dịch vụ ngân hàng, chịu trách nhiệm thiết lập và phát triển quan hệ khách hàng,
theo dõi hoạt động của ngân hàng, dám sát quy trình sử dụng vốn, đôn đốc KH
trả nợ, phát hiện và xử lí rủi ro khi khách hàng không trả đúng thời hạn.
- Phòng QLRR có nhiệm vụ phân tích rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín
dụng của chi nhánh, giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, xử lí nợ
xấu…
b. Khối dịch vụ khách hàng gồm:
Phòng DVKHCN, Phòng DVKHDN, Phòng TTQT, Phòng quản trị tín
dụng, Phòng tiền tệ, kho quỹ
Nhiệm vụ:
- Phòng DVKHCN và DVKHDN có nhiệm vụ trực tiếp quản lí tài khoản
và giao dịch với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, bán sản phẩm tại quầy,
giải ngân vốn… thực hiện phòn chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh…
- Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lí kho tiền và quỹ (các giao dịch thu chi xuất
nhập ), tham mưu đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn kho quỹ…
c. Khối quản lí nội bộ:
Phòng tổ chức nhân sự, Văn phòng, Phòng kế toán tài chính, Phòng kế
toán tổng hợp, Phòng điện toán.
Nhiệm vụ:
- Phòng tổ chức nhân sự: có nhiệm vụ là đầu mối tham mưu với giám đốc
chi nhánh thực hiện công tác tổ chức- nhân sự và phát triển nguồn nhân lực
- Phòng kế hoạch tài chính: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch
tổng hợp, tham mưu xây dựng, triển khai và theo dõi kế hoạch phát triển và kế
hoạch kinh doanh
- Phòng tài chính kế toán: quản lí thực hiện các công tác hạch toán kế toán
chi tiết, kế toán tổng hợp, hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán chi
nhánh…
- Phòng điện toán: trực tiếp thực hiện đúng quy trình công nghệ thông tin
tại chi nhánh , quản trị mạng, an toàn mạng, an toàn thông tin…
d. Khối đơn vị trực thuộc:
Phòng giao dịch Diễn Châu, Phòng GD Ga Vinh, Phòng GD Chợ Vinh,
Phòng GD Quán Bánh, Quỹ tiết kiệm 1, Quỹ tiết kiệm.
Nhiệm vụ: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, huy động vốn, cho vay và
cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
12
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Nghệ An
( Nguồn phòng tổ chức nhân sự)
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Sản phẩm, dịch vụ của NHĐT&PT Nghệ An:
Dịch vụ tiền gửi
Thanh toán trong nước
Dịch vụ thị trường ngoại hối
Sản phẩm tín dụng
Sản phẩm tài trợ thương mại
Dịch vụ ngân hàng điện tử
Các dịch vụ khác
Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng những năm gần đây:
PGĐ TÁC
NGHIỆP
KH
ỐI
Q
U
ẢN
LÝ NỘI BỘ
PGĐ QU
ẢN
LÝ RỦI RO
PGĐ QUAN H
Ệ
KHÁCH HÀNG
CÁC
PHÒNG
QHKH
PHONG
QLRR
Trong đó
có: Phòng
Kiểm tra
nội bộ
P. QUẢN
TRỊ TÍN
DỤNG
P.QUẢN
LÝ VÀ
DỊCH VỤ
KHO QUỸ
CÁC
PHÒNG
DVKH
Trong đó có:
Tổ Thanh toán
quốc tế
PHÒNG
TC-KT
P.TỔ
CHỨC
NHÂN SỰ
P.KẾ
HOẠCH
TỔNG
HỢP
VĂN
PHÒNG
PHÒNG
ĐIỆN
TOÁN
KH
ỐI TRỰC
THUỘC
CÁC
PHÒNG
GIAO
DỊCH
CÁC
QUỸ
TIẾT
KIỆM
GIÁM ĐỐC
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
13
Tính đến 31/12/2011, tổng tài sản đạt 2.948.472 triệu đồng, tăng so với năm
2010 là 2.417.793 triệu đồng, năm 2009 là 2.345.369 triệu đồng. Hoạt động của
ngân hàng ĐT&PT Nghệ An được phản ánh qua các nghiệp vụ chính như sau:
Bảng 1.1: Nguồn và sử dụng nguồn ( đơn vị: tỷ đồng )
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
I. Nguồn vốn tự huy động
2255 93% 2422 91% 2584 86%
1. Tiền gửi tổ chức kinh
tế 735 30% 705 26% 750 25%
2. Huy động dân cư 1520 63% 1717 65% 1834 61%
2.1 Tiết kiệm 1223 50% 1657 62% 1823 61%
+ Không kỳ hạn
25 1% 52 2% 58 2%
+ Có kỳ hạn 1198 49% 1605 60% 1765 59%
2.2 Giấy tờ có giá 297 12% 60 2% 11 0%
II. Tiền gửi định chế TC 120 5% 200 8% 340 11%
III. Tiền gửi TCTD khác
57 2% 40 2% 60 2%
CỘNG 2432 100% 2662 100% 2984 100%
Tiền gửi VND 2060 85% 2212 83% 2448 82%
Tiền gửi ngoại tệ 372 15% 450 17% 536 18%
( Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp)
Công tác huy động vốn:
Năm 2009 đến năm 2011 trước những khó khăn và thách thức của nền kinh
tế trong giai đoạn khủng hoảng trong và ngoài nước, đặc biệt là năm 2011, chi
nhánh vẫn đạt được những thành quả trong công tác huy động vốn, mặc dù phải
đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.
Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm, năm 2009 đạt 2255 tỷ đồng, chiếm
tỉ trọng 93% trong tổng nguồn vốn, năm 2010 đạt 2422 tỷ chiếm 91% trong tổng
nguồn vốn tăng 9% so với năm 2009, sang năm 2011 nguồn vốn huy động là
2584 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2010. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tiền
gửi từ dân cư tăng lên trong năm 2011. Tiền gửi từ tổ chức kinh tế năm 2011
tăng 6% so với năm 2010, tiền gửi từ dân cư tăng lên 7%. Trong năm 2011 nền
kinh tế gặp khó khăn việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ những
chính sách phù hợp và uy tín của ngân hàng việc huy động vốn tăng so với năm
2010. Năm 2011 là năm khó khăn của thị trường chứng khoán vì vậy việc huy
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
14
động tiền gửi từ giấy tờ có giá giảm so với năm 2010 giảm tận 82%. Nhưng các
khoản tiền huy động từ các kênh khác tăng mạnh nên tổng số tiền huy động vốn
năm 2011 tăng 12% so với năm 2010. Về tỉ trọng giữa VND và ngoại tệ cũng
không thay đổi đáng kể, sự chênh lệch giữa các loại tiền vẫn xấp xỉ bằng với các
năm trước. Năm 2011 nền kinh tế bị suy thoái, lạm phát tăng nhanh. Các doanh
nghiệp làm ăn trì trệ, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, tình trạng đóng
băng bất động sản đã kéo theo nhiều ngành nghề khác cũng làm ăn thua lỗ. Năm
2011 là một năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng.
Tuy nhiên chi nhánh đã có những chủ trương kinh doanh hợp lí trong công tác
thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn cùng với việc
triển khai nhiều hình thức huy động vốn như chính sách lãi suất, chế độ ưu đãi
lãi suất đối với các khách hàng, triển khai các sản phẩm phái sinh trên thị trường
ngoại hối để phục vụ khách hàng. Do vậy đã thu hút được nhiều nguồn tiền gửi
từ dân cư, nhằm phục vụ tốt việc kinh doanh tiền.
Bảng 1.2: Doanh số cho vay thu nợ ( đơn vị: tỷ đồng )
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
1. Doanh số cho vay
1792
100%
2083
100%
2529
100%
+ Ngắn hạn 1375 77%
1693 81%
2161 85%
+ Trung, dài hạn 417 23%
390 19%
368 15%
2. Doanh số thu nợ 1264 100% 1581 100% 2121 100%
+ Ngắn hạn 1219 96%
1489 94%
1987 94%
+ Trung, dài hạn 45 4%
92 6%
134 6%
( Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp)
Công tác tín dụng:
Dư nợ tín dụng năm 2009 là 1792 tỷ đồng, năm 2010 là 2083 tỷ đồng,
năm 2011 là 2529 tỷ đồng. Năm 2011 tăng 21,4% so với năm 2010, tỷ trọng cho
vay ở các năm thay đổi không đáng kể trong việc cho vay ngắn hạn chiếm tỉ
trọng lớn. Năm 2011 cho vay ngắn hạn chiếm 85% trong doanh số cho vay tăng
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
15
28%, cho vay dài hạn giảm 6% so với năm 2010. Ngân hàng thường chú trọng
tới các dự án cho vay ngắn hạn hơn là dài hạn vì việc thu hồi vốn sẽ nhanh hơn,
ngân hàng có thể chủ động trong việc thu hồi vốn, tránh được tình trạng lạm
phát. hạn,dài hạn. Nhìn chung hoạt động tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua
đạt được nhưng thành quả đáng khích lệ.
Doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên qua các năm trong 3 năm qua.
Năm 2010 thu nợ ngắn hạn tăng 22%, thu nợ dài hạn tăng 104%. Kết quả thu nợ
tăng lên rất nhanh. Nguyên nhân là do năm 2010 nền kinh tế tăng trưởng, rất
nhiều công ty doanh nghiệp làm ăn lời, nên trích lợi nhuận trả nợ tăng là một
thực tế hiển nhiên. Doanh số thu nợ năm 2011 tăng 34% so với năm 2010. Đạt
được kết quả này là do bộ phận tín dụng đã làm tốt công tác trước, trong khi và
sau khi cho vay để có thể thu nợ. Năm 2011, chi nhánh đã tiến hành giải ngân
các khoản vay, bảo lãnh theo hợp đồng hạn mức đã kí, đồng thời kí thêm các hợp
đồng hạn mức với các công ty khác, tiếp nhận nhiều nhu cầu vay vốn ngắn hạn.
Việc quản lí tín dụng đánh giá thẩm định các dự án vay vốn được thực hiện chặt
chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro.
Bảng 1.3: Chênh lệch thu phí dịch vụ ( đơn vị: đồng )
Thu phí dịch vụ 2009 2010 2011
1. Dịch vụ thanh toán 3.421.390.475 4.469.584.211 4.967.660.258
2. Dịch vụ tài trợ TM 466.464.377 1.082.688.498 792.034.387
3. Dịch vụ bảo lãnh 9.149.909.286 12.499.509.323 19.747.622.143
4. DV KD ngoại tệ 1.021.769.683 3.728.131.271 1.472.854.435
5. Sản phẩm phái sinh 310.608.313 672.640.127 2.870.000.000
6. Thẻ 223.627.036 610.948.034 894.199.060
7. Ngân quỹ 65.760.081 32.344.077 21.120.387
8. Hoạt động TD 302.409.640 279.663.560 352.993.484
9. Dịch vụ khác 770.339.415 585.140.677 103.253.295
Tổng cộng 15.732.278.306 23.960.649.778 29.010.683.780
( Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp)
Hoạt động dịch vụ:
Hoạt động dịch vụ năm 2011 đã tăng so với 2 năm trước. Trong năm 2011,
thu từ hoạt động dịch vụ đạt 29.010.683.780 đồng tăng 84% so với năm 2009 và
tăng 21% so với năm 2010.
Dịch vụ thanh toán trong nước được mở rộng với mức tăng 12% so với năm
2010 và tăng 45% so với năm 2009. Dịch vụ tài trợ thương mại giảm so với năm
2010. Phí từ sản phẩm phái sinh tăng mạnh nhất trong 3 năm vừa qua. Công tác
thẩm định và quản lý tín dụng luôn đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy trình thẩm
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
16
định của chi nhánh. Mức thu từ hoạt động tín dụng năm 2011 tăng 26% so với
năm 2010 và tăng nhẹ so với năm 2009. Về công tác bảo lãnh, là dịch vụ chiếm
tỉ trọng lớn trong các dịch vụ, thu từ công tác bảo lãnh năm 2011 tăng 58% so
với năm 2010 và tăng gấp đôi so với năm 2009. Các hoạt động khác giảm nhẹ,
nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng thu phí dịch vụ. Hoạt động thu phí dịch
vụ năm 2011 tăng so với 2 năm trước là do như đã phân tích ở trên các hoạt động
cho vay và huy động tiền gửi đều tăng. Nghiệp vụ bảo lãnh tăng mạnh là do ngân
hàng đã tạo được uy tín trên thị trường tài chính, trong năm 2011 lại là năm thị
trường thiếu vốn, vì vậy để đi vay thì uy tín và thương hiệu là chỉ tiêu quan trọng
để đi vay, tận dụng nguồn lợi thế ngân hàng tăng mạnh khoản thu từ dịch vụ này.
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh (đơn vị: tỷ đồng )
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
Số
tiền
Số
tiền
% tăng
(giảm)
Số
tiền
% tăng
(giảm)
Số
tiền
% tăng
(giảm)
1. Thu nhập thuần từ
lãi 42.25 49.706 18% 64.5
30% 101 57%
+ Thu từ lãi 259.655 305.477 18%
441.9
45%
596 35%
+ Chi phí lãi 217.405 255.771 18%
377.4
48%
495 31%
2. Thu nhập thuần từ
dịch vụ 17.612 19.583 11%
25
28%
30 20%
3. Thu nhập thuần từ
kinh doanh kiều hối
0.63 1.167 85%
1.4
20%
1.8 29%
4. Thu nhập khác
2.45 3.45 41%
4.3
25%
5.7 33%
5. Tổng chi phí khác
27.895 31.485 13%
37.7
20%
47.5 26%
6. Chi phí dự phòng
RR 1.4 1.2 -14%
2.4
100%
13 440%
7. Lợi nhuận trước
thuế 33.647 41.221 23% 55.1
34% 78 42%
8. Thuế TNDN
(28%) 9.42116 11.54188 23% 15.428
34% 21.84 42%
9. LNST 24.22584 29.67912 23% 39.672 34% 56.16 42%
( Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp)
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
17
Hiệu quả kinh doanh:
Mức tăng trưởng từ các hoạt động trên là nguyên nhân khiến lợi nhuận của
chi nhánh trong năm 2011 tăng 42% so với năm 2010, và tăng 34% so với năm
2009. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt được 56,16 tỷ đồng, năm 2010 đạt
39,672 tỷ đồng và năm 2009 đạt 29,67912 tỷ đồng. Đáng chú ý trong năm 2011,
số tiền trích lập cho dự phòng rủi ro tăng rất mạnh, do điều kiện thị trường kinh
tế trong nước gặp khó khăn, tuy nhiên các khoản lợi nhuận tăng mạnh nên lợi
nhuận sau thuế của ngân hàng cũng tăng lên. Thu nhập thuần từ các hoạt động
tăng mặc dù nền kinh tế trong năm 2011 gặp nhiều biến động, các chi nhánh
ngân hàng mọc lên nhiều chứng tỏ ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách phù
hợp và càng củng cố thương hiệu của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
18
PHẦN 2:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA ĐƠN VỊ
1. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại BIDV
Bước 1: Cán bộ tín dụng phòng QHKH tiếp thị nhu cầu về tín dụng từ khách
hàng, kiểm tra tính chính xác và hợp lí của hồ sơ, nếu phù hợp với chính sách
quy định của ngân hàng thì cán bộ thẩm định sơ bộ và lập báo cáo để xuất trình
cho người có thẩm quyền phòng QHKH phê duyệt và chuyển qua phòng QLRR
Dựa trên hồ sơ mà chủ đầu tư trình lên, Ngân Hàng BIDV tiến hành thẩm
định dự án những nội dung sau
- Thẩm định tính pháp lý của dự án: nghĩa là thẩm định tính pháp lý của bộ hồ
sơ xin vay.
- Thẩm định về mặt kỹ thuật, thực hiện dự án: nghĩa là đưa ra đánh giá chung,
đánh giá tên dự án, đánh giá tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn, tổ chức xây dựng
dự án, thẩm định khả năng cung cấp đầu vào của sản xuất và cuối cùng là thẩm
định thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh: nghĩa là xác định công suất thiết
bị có thể đạt được trong thời gian vay nợ ngân hàng (công suất lý thuyết, công
suất thiết kế, công suất khả dụng), xác định doanh thu theo công suất dự kiến,
xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả nợ.
- Thẩm định dự án về mặt tài chính
- Thẩm định các điều khoản bảo đảm tiền vay (các trường hợp bảo đảm tiền
vay; tính pháp lý và trị giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; phân tích khả năng
kiểm soạt và tính thanh khoản của tài sản)
- Kết luận của ngân hàng (thuận lợi; khó khăn khi đầu tư dự án rồi đưa ra kết
luận tài trợ hay không tài trợ).
Khi thẩm định tài chính dự án, ngân hàng thẩm định các yếu tố sau:
Tổng vốn đầu tư dự án đã được tính toán hợp lý chưa và có tính đủ các
khoản cần thiết không.
Nguồn vốn đầu tư :
- Vốn tự có của chủ dự án: Đối với dự án mới Ngân Hàng BIDV chỉ xem xét
cho vay đối với các dự án có mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn
đầu tư. Đối với cho vay theo chương trình tài trợ xuất khẩu bằng vốn vay của các
ngân hàng nước ngoài thì vốn tự có phải lớn hơn 15%.
- Nguồn vốn vay: tổng số tiền vay, tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đầu tư,
các nguồn vốn vay.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
19
- Các nguồn khác: vốn ngân sách, vốn góp liên doanh, phát hành trái khoán,
bán cổ phần,…(ghi rõ số tiền, tỷ trọng trong tổng dự toán vốn đầu tư)
Phân tích khả năng trả nợ
Mục tiêu đặt lên hàng đầu của ngân hàng là lợi nhuận, tuy nhiên phải dựa
trên cơ sở đảm bảo an toàn về nguồn vốn cho ngân hàng. Vì vậy, đối với dự án
vay vốn để đầu tư cần phải xem xét khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ của dự án
được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ (nợ gốc và lãi) phải trả hàng năm của
dự án.
Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận (sau khi trừ thuế thu nhập),
khấu hao cơ bản và lãi phải trả hàng năm.
Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án
- Ngân hàng thẩm định tính hợp lý của việc dự toán chi phí đầu tư ban đầu, chi
phí vốn, khấu hao TSCĐ, mức công suất thiết kế, công suất sử dụng, và doanh
thu dự kiến hàng năm.
- Ngân hàng xem xét về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào sẽ giúp
ngân hàng xác định được giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí trực tiếp.
- Từ những vấn đề trên, Ngân hàng sẽ đưa ra được các chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả của dự án như NPV, IRR, PP, PI, độ nhạy…
Nhận xét những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án
Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra bằng cách đưa ra các giả thiết
thay đổi sản lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất,… để kiểm tra tính hiệu
quả, khả thi, độ ổn định, và khả năng trả nợ của dự án. Cụ thể xem xét các
trường hợp:
- Trường hợp sản lượng giảm 5%, 10% hoặc 15%,…(mức giảm nhiều hay ít
tuỳ thuộc vào tính chất của dự án, khả năng tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ
…) thì ngân hàng tính lại tổng doanh thu và tính lại các chi phí biến đổi để kiểm
tra kinh doanh lỗ hay lãi, khả năng trả nợ, tính NPV, IRR của dự án khi có
trường hợp rủi ro xảy ra
- Trường hợp biến phí tăng 5%, 10%… do giá nguyên vật liệu, tiền công
tăng nhưng sản lượng, doanh số tiêu thụ được giữ nguyên không thay đổi, kiểm
tra tính hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, tính lại NPV, IRR.
- Trường hợp đơn giá bán giảm 5%, 10%,… nhưng giữ nguyên sản lượng
tiêu thụ, giữ nguyên chi phí sản xuất, từ đó doanh số bán sẽ giảm do vậy, khả
năng trả nợ sẽ thay đổi như thế nào, tính lại NPV, IRR.
Bước 2: Phòng QLRR sau khi đã nhận được hồ sơ tín dụng và báo cáo đề
xuất tín dụng tiến hành tía thẩm định rủi ro, lập báo cáo thẩm định rủi ro, trình
lãnh đạo ban QLRR phê duyệt
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
20
Bước 3: Bộ phận QLRR soạn thảo quyết định cung cấp tín dụng trình cho
cấp có thẩm quyền phê duyệt ( có thể là lãnh đạo phòng QLRR hoặc hội đồng tín
dụng chi nhánh)
Bước 4: Sau khi phê duyệt cán bộ tín dụng căn cứ vào quyết định cấp tín
dụng soạn thảo hợp đồng
2. Kết quả hoạt động thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay
tại chi nhánh trong 3 năm gần đây
Nội dung thẩm định tại chi nhánh
2.1.1. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án
Thẩm định tổng mức vốn đầu tư
Đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành phân tích tài
chính dự án. Việc thẩm định chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan
trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu mức vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án
sẽ không thực hiện được, ngược lại nếu dự tính quá cao sẽ không phản ánh chính
xác hiệu quả tài chính của dự án.
Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập
và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này được chia ra thành hai loại: Vốn
đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động ban đầu.
Vốn đầu tư vào tài sản cố định bao gồm: đầu tư vào trang thiết bị, dây truyền
sản xuất… tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến chi phí "chìm" - tức là chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra không liên quan đến việc dự án có khả thi hay không. Điển
hình là các chi phí khảo sát địa điểm xây dựng dự án, chi phí tư vấn thiết kế dự
án…
Vốn lưu động ban đầu bao gồm: vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu
nhằm đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện
kinh tế, kỹ thuật đã dự tính. Nó bao gồm: nguyên vật liệu, điện nước, nhiên liệu,
phụ tùng, tiền lương, hàng dự trữ,… và vốn dự phòng.
Thẩm định nguồn tài trợ cho dự án
Trên cơ sở tổng vốn đầu tư cho dự án, ngân hàng tiến hành xem xét các
nguồn tài trợ cho dự án, trong đó phải tìm hiểu về khả năng đảm bảo vốn từ mỗi
nguồn về quy mô và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do chính phủ tài
trợ, ngân hàng cho vay, vốn tự có của chủ đầu tư, vốn huy động từ các nguồn
khác.
Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn,
nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà phải theo dõi
cả về thời điểm nhận được tài trợ.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
21
Tiếp đó phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ
các nguồn về số lượng và tiến độ. Khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án
được chấp nhận. Sau khi xem xét các nguồn tài trợ cho dự án cần xem xét cơ cấu
nguồn vốn của dự án. Có nghĩa là xem xét tỷ lệ từng nguồn chiếm trong tổng
mức vốn đầu tư dự kiến.
Vậy qua nghiên cứu bước này ngân hàng có thể có được quyết định phù hợp
nếu cho vay thì phải giải ngân như thế nào để đảm bảo dự án được tiến hành một
cách thuận lợi.
2.1.2. Thẩm định dòng tiền của dự án
Thẩm định dòng tiền vào của dự án
Dòng tiền vào của dự án là dòng tiền sau thuế mà doanh nghiệp có thể thu
hồi để tái đầu tư vào một dự án khác. Dòng tiền vào thực ra chính là các khoản
phải thu của dự án và vì vậy nó mang dấu dương. Các khoản phải thu của dự án
thường được tính theo năm và được dựa vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng
năm của dự án để xác định. Trong bước này, cán bộ thẩm định xác định công
suất huy động dự tính của chủ dự án có chính xác hay không; khả năng tiêu thụ
sản phẩm; giá cả của sản phẩm bán ra;… dựa vào định hướng phát triển của
nghành nghề và dự báo ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường.
Thẩm định dòng tiền ra của dự án
Dòng tiền ra của dự án được thể hiện thông qua chi phí của dự án nên
mang dấu âm. Dòng tiền ra liên quan đến các chi phí đầu tư cho tài sản cố định,
cho xây dựng và cho mua sắm. Và các chỉ tiêu phản ánh chi phí cũng được tính
theo từng năm trong suốt vòng đời của dự án. Việc dự tính các chi phí sản xuất,
dịch vụ được dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao, kế hoạch
trả nợ của dự án. Cán bộ thẩm định xem xét tính đầy đủ của các loại chi phí, kế
hoạch trích khấu hao có phù hợp hay
không…
Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao có ảnh
hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập phải nộp hàng năm của doanh
nghiệp. Nếu khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu nhập doanh nghiệp
giảm và ngược lại. Vì vậy, việc xác định chính xác mức khấu hao có ý nghĩa rất
quan trọng trong phân tích tài chính dự án. Mức khấu hao được xác định hàng
năm lại phụ thụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao.
Thẩm định dòng tiền của dự án
Trong thẩm định tài chính dự án, việc thẩm định dòng tiền của dự án có
thể nói là việc khó nhất. Thẩm định tài chính dự án quan tâm tới lượng tiền đi
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
22
vào (dòng vào) và đi ra (dòng ra) của dự án. Đảm bảo cân đối thu chi (cân đối
dòng tiền vào và dòng tiền ra) là mục tiêu quan trọng của phân tích tài chính dự
án.
Thu chi của dự án được xác định từ những thông tin trong các báo cáo thu
nhập và chi phí của dự án, song vấn đề là cần phân biệt giữa khoản thu và doanh
thu, giữa chi phí và khoản chi trước khi xây dựng bảng cân đối thu chi của dự án.
- Thẩm định dòng tiền ra hay chính là chi phí của dự án: cần phân biềt
được giữa các chi phí và khoản chi. Đối với chi phí, doanh nghiệp đã chấp nhận
mua hàng hoá, dịch vụ nhưng có thể luồng tiền đi ra chưa xuất hiện; còn các
khoản chi thì doanh nghiệp đã thực sự bỏ tiền, tức là đã có luồng ra xuất hiện.
Chi phí mà chủ dự án phải bỏ ra đầu tiên phải kể đến là chi phí cho máy móc,
nhà xưởng, trang thiết bị, ngoài ra cũng phải tính đến các chi phí đi kèm như chi
phí lắp đặt, vận chuyển, bảo hiểm, chi phí cho
việc đào tạo công nhân vận hành, chi phí chạy thử,…
Trong khi thẩm định dòng chi phí cũng cần phải chú ý đến lãi vay, lãi vay
vừa là khoản chi phí vừa là khoản chi tiêu bằng tiền thật sự nhưng lãi vay thì
cũng không được đưa vào dòng tiền vì lãi vay tượng trưng cho giá trị thời gian
của tiền và khoản này được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai.
- Thẩm định dòng thu nhập: Cần phân biệt được doanh thu và các khoản
thu. Doanh thu là giá trị của hàng hoá, dịch vụ đã được bán ra và người mua
tuyên bố chấp nhận mua hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, đối với các khoản được
ghi nhận là doanh thu thì không xác định được người mua đã trả tiền hay chưa,
còn đối với các khoản thu thì chắc chắn là doanh nghiệp đã thu được tiền. Tức là
doanh thu thì có thể chưa xuất hiện dòng tiền đi vào doanh nghiệp nhưng đối với
khoản thu thì chắc chắn dòng vào
đã xuất hiện.
Trong dòng thu của dự án cũng cấn phải tính tới giá trị còn lại của thiết bị,
máy móc khi dự án kết thúc. Giá trị còn lại của một tài sản là giá trị tài sản có thể
bán được tại thời điểm dự án kết thúc. Đối với dòng thu còn cần phải chú ý các
khoản thu từ dự án phải loại bỏ thuế thu nhập để tính toán dòng tiền được chính
xác. Chính vì vậy, dòng tiền được sử dụng để tính toán trong thẩm định dự án
đầu tư là dòng tiền sau thuế.
Vậy dòng tiền của dự án là chênh lệch giữa số tiền nhận được và số tiền
chi ra. Dòng tiền mặt không giống như lợi nhuận hay thu nhập. Thu nhập vẫn có
thể thay đổi trong khi không có sự thay đổi tương ứng trong dòng tiền mặt.
Và dòng tiền của dự án được tính như sau
Dòng tiền ròng năm thứ i = Lợi nhuận sau thuế năm thứ i + Khấu hao năm thứ i
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
23
2.1.3. Thực trạng dư nợ tín dụng tại chi nhánh:
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng qua các năm ( Đơn vị: tỷ đồng )
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Phân theo nhóm nợ
1. Nợ nhóm 1 1607 85% 2160 91% 2596 93%
2. Nợ nhóm 2
212 12%
165 7%
135 5%
3. Nợ nhóm 3 11 1%
7 0%
12 0%
4. Nợ nhóm 4 3 0%
2 0%
0 0%
5. Nợ nhóm 5 7 0%
8 0%
7 0%
6. Nợ xấu 21 1.14% 17 0.73% 19 0.7%
7. Nợ quá hạn 13 0.71%
12.6 0.54%
14 0.5%
Phân theo loại hình
1. Ngắn hạn 921 50.05%
1125 48.04%
1299 47.24%
2. Trung, dài hạn 919 49.95%
1217 51.96%
1451 52.76%
( Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp)
Nợ tín dụng được chia làm 2 loại: theo nhóm nợ và theo loại hình cho vay.
Nợ nhóm 1 luôn chiếm tỉ trọng lớn so với các nhóm nợ còn lại vì nợ nhóm 1 là
loại nợ có mức độ rủi ro thấp nhất nên ngân hàng thường ưu tiên cho vay. Số tiền
nợ nhóm 1 năm 2009 là 1607 tỷ đồng, năm 2010 là 2160 tỷ đồng tăng 34,4 %,
năm 2011 là 2596 tỷ đồng tăng 20,2%. Các nhóm nợ còn lại biến động không
đang kể luôn chiếm tỉ trọng nhỏ trong các nhóm nợ. Nhóm nợ xấu và nợ quá hạn
là nhóm nợ ngân hàng cần phải hạn chế, tuy nhiên không thể lường trước do khi
doanh nghiệp, cá nhân đến vay luôn tìm cách để cho cán bộ thẩm định thấy
doanh nghiệp đang và sẽ làm ăn có lãi nên khó khăn trong việc thẩm định thực
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
24
tế. Nên nhóm nợ xấu và nợ quá hạn là không thể tránh khỏi. Vì vậy việc cán bộ
thẩm định phải làm việc một cách nghiêm túc đúng quy trình là một trong những
giải pháp để giảm nợ xấu nợ quá hạn trong những năm tiếp theo
Tình hình hoạt động thẩm định dự án của chi nhánh:
Biểu đồ 2.1. Sự gia tăng của các dự án đã cho
vay
0
10
20
30
40
50
60
70
n
ă
m 2009 n
ă
m 2010 n
ă
m 2011
Bảng 2.2: Tổng hợp hoạt động thẩm định ( đơn vị: triệu đồng )
2009 2010 2011
Dư nợ cho vay theo DA 629.801 1.060.827 1.452.007
Nợ quá hạn theo DA 17.004,62 19.837,46 21.432,54
Tỷ lệ nợ quá hạn 1.87% 0.55% 0,51%
Dự án đã cho vay 35 45 60
( Nguồn số liệu lấy từ phòng Kế hoạch tổng hợp )
Ngay từ khi được thành lập BIDV Nghệ An đã và đang phát huy được
thế mạnh và nâng cao được vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng
trên địa bàn tỉnh. Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng thì công tác
cho vay theo dự án của chi nhánh cũng ngày càng phát triển về cả số lượng và
chấ lượng, khẳng định được ưu thế của mình trong lĩnh vực này. Năm 2011, chi
nhánh đã tiến hành kí hợp đồng cho vay với các dự án trọng điểm lớn như: Dự
án nhà máy xi măng 12/9 Anh Sơn Nghệ An, dự án nhà may gạch Nam Giang,
dự án xây dựng lò liên hoàn nhà máy gạch 22/12, dự án xây dựng của công ty
dầu khí Nghệ An…
Vốn đầu tư chủ yếu vào việc nâng cao năng lực và xây dựng mới các công
trình trọng điểm, đầu tư thiết bị thi công sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư cơ sở
hạ tầng, các công trình thủy lợi… của một số công ty, các doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả, có tín nhiệm, có khả năng trả nợ và có đủ tài sản đảm bảo. Theo
nguồn số liệu tại phòng kế hoạch tổng hợp tại chi nhánh, trong năm 2011 tổng số
dự án thẩm định là gần 60 dự án lớn nhỏ, tăng tương đối so với năm 2010, tổng
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy
25
số dư nợ cho vay theo dự án là 1.452.007 triệu đồng tăng gần 40% so với năm
2010 đạt 1.060.827 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể là do công tác
thẩm định đạt chất lượng tốt hơn qua các năm. Chất lượng thông tin thu thập
được hầu như là qua các phương tiện đại chúng hoặc do các doanh nghiệp, các tổ
chức tự cung cấp, nên cán bộ thẩm định điều tra khách quan, cần đi thực tế nhiều
hơn. Các cán bộ thẩm định tại chi nhánh đều có trình độ đại học trở lên nên trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tình hình nợ xấu giảm qua các năm đã phản ánh
được chất lượng thẩm định dự án tại chi nhánh ngày càng được nâng cao.
3. Minh họa dự án cụ thể
3.1. Mô tả dự án
Tên dự án: dự án đầu tư thiết bị thi công năm 2011- giai đoạn II, gồm 08
thiết bị
Danh mục đầu tư:
1. Xe đúc hẫng thi công dầm B= 17M bao gồm: phầm kết cấu gia công cơ
khí và phần thiết bị.
2. thiết bị thi công dầm SuperT, bao gồm: bộ ván khuôn dầm, giá long môn
và sữa chữa xe lao dầm 33m
3. Cần cẩu bánh xíh cần dàn, sức nâng 45-50 tấn
4. Máy bơm bê tông năng suất >=90m
3
, bơm xa 480m, cao 20m.
5. Xe ô tô tải gắn cẩu,ô tô tải trọng tấn >=11 tấn, cẩu có sức nâng 7 tấn
6. Xe ô tô con
7. máy phát điện công suất 120KW
8. Cọc ván thép lasen type IV, chiều dài 12m.
Nhu cầu vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư được duyệt 16.920 triệu đồng, trong đó:
+ vốn tự có (30%): 5.076 triệu đồng
+ Vốn vay (70%) : 11.844 triệu đồng
- Lãi vay VCĐ trong năm đầu là 10,5% và các năm tiếp theo là 12%
- Lãi vay vốn lưu động là 10%
- Thời hạn vay là 5 năm
- Thuế VAT 10%, thuế TNDN 25%
Kế hoạch thu xếp vốn:
- Vốn tự có 30% gồm các nguồn sau: Qũy đầu tư phát triển: 630trđ, trích
khấu hao TSCĐ tái đầu tư: 670 trđ; tạm ứng (phần khấu hao thiết bị) các
công trình cầu Đông Trù, Phù Đổng, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng:
3.800 trđ.
- Vốn vay BIDV: 11.844 triệu đồng