Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

MỞ RỘNG CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VPBANK NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.73 KB, 53 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ






NGUYỄN THỊ BIÊN






BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP




ĐỀ TÀI:
MỞ RỘNG CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VPBANK NGHỆ AN






CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG






Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
2
Vinh,
tháng
03 năm 2012

TRƯ
ỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA KINH TẾ











BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
MỞ RỘNG CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH VPBANK NGHỆ AN



CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Thanh Bình
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Biên
MSSV : 0854025488
Lớp : 49B2 – TCNH


Vinh, tháng 3 năm 2012
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
3
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu đề tài 2
B. NỘI DUNG 3
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK NGHỆ AN 3

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK NGHỆ AN 3
1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển Chi Nhánh 3
1.1.1.1. Ngân hàng VPBank Việt Nam 3
1.1.1.2. Ngân hàng VPBank – chi nhánh Nghệ An ( VPBank Nghệ An ) 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An 4
1.1.2.1. Về nhân sự 4
1.1.2.2. Về cơ cấu tổ chức 4
1.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ 5
1.1.3. Các sản phẩm và khách hàng 6
1.1.4. Phương hướng hoạt động 6
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG VPBANK NGHỆ AN 7
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn 9
1.2.2.1. Doanh số cho vay 9
1.2.3. Các hoạt động khác 14
1.2.3.1. Đầu tư cho công tác Marketing 14
1.2.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 14
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 14
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU
ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VPBANK NGHỆ AN 17
2.1. Thực trạng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp của VPBank
Nghệ An 17
2.1.1. Thực trạng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp ở VPBank
Nghệ An 17
2.1.2. Đánh giá thực trạng cho vay bổ sung vốn lưu động tại ngân hàng VPBank
Nghệ An. 25
2.1.2.1. Kết quả đạt được 25
2.1.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 25
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488

4
2.2. Giải pháp để mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp.
27
2.2.1. Định hướng phát triển của chi nhánh. 27
2.2.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh VPBank Nghệ An
năm 2012 27
2.2.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh Ngân hàng
VPBank Nghệ An năm 2012. 28
2.2.1.3. Biện pháp cụ thể 28
2.2.2. Giải pháp để mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp
29
2.2.2.1. Tăng cường các biện pháp huy động vốn đầu vào 29
2.2.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý linh hoạt 30
a.Thẩm định chặt chẽ dự án cho vay 31
b. Đảm bảo quy trình cho vay 31
c. Kiểm tra thường xuyên quá trình sử dụng vốn vay 32
d. Tư vấn cho đơn vị vay vốn để sử dụng vốn có hiệu quả 33
2.2.2.4. Nâng cao công tác quản lý tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ
tín dụng 33
2.2.2.5. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, chủ động tìm kiếm 34
2.2.2.6. Đa dạng hoá các hoạt động cho vay và dịch vụ hỗ trợ cho vay 35
2.2.2.7. Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin 36
2.2.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý các khoản cho vay 37
2.2.2.9. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động maketing Ngân hàng 38
2.2.2.10. Thu hồi nợ quá hạn. 40
2.3. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 40
2.3.1. Chính sách tín dụng ổn định 40
2.3.2. Năng lực cán bộ nhân viên 41
2.3.3. Sự quan tâm của chính quyền địa phương 41
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 42
1.1. Đối với NHNN 42
1.1.1. Chính sách tín dụng 42
1.1.2. Chính sách lãi suất 42
1.2. Đối với Ngân hàng VPBank Việt Nam 42
1.2.1. Về cơ chế cho vay 42
1.2.2. Về chính sách cho vay 43
1.3. Đối với địa phương 43
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
5
1.3.1. Định hướng đầu tư 43
1.3.2. Về công tác thu hồi nợ và xử lý rủi ro 44
1.3.3. Các biện pháp khác 44
2. KẾT LUẬN 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO







Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
6
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn qua các năm tại Chi nhánh Ngân hàng VPBank
Nghệ An 8

Bảng 1.2: Doanh số cho vay theo thời gian của Chi nhánh Ngân hàng VPBank
Nghệ An 10
Bảng 1.3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Chi nhánh Ngân hàng
VPBank Nghệ An 11
Bảng 1.4: Dư nợ cho vay theo thời gian của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ
An 12
Bảng 1.5: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của Chi nhánh 13
Bảng1.6: Thu nhập sau thuế (TNST) của chi nhánh 15
Bảng 1.7: Kết quả thu dịch vụ ròng giai đoạn 2009 – 2011 15
Bảng 2.1: Cho vay kinh doanh ngắn hạn 17
Bảng 2.2: Cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp và cá nhân 18
Bảng 2.3 : Dư nợ ngắn hạn năm khách hàng lớn là doanh nghiệp của chi nhánh
19
Bảng 2.4: số lượng khách hàng của cho vay kinh doanh ngắn hạn 20
Bảng 2.5: số lượng doanh nghiệp và cá nhân của chi nhánh trong cho vay kinh
doanh ngắn hạn. 21
Bảng 2.6: Nợ quá hạn đối với cho vay kinh doanh ngắn hạn 22
Bảng 2.7: nợ quá hạn đối với cho vay kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp và
cá nhân 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VPBANK: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng nhà nước
DN: Doanh nghiệp
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TCKT: Tổ chức kinh tế
KHCN: Khách hàng cá nhân
TSĐB: Tải sản đảm bảo
TDN: Tổng dư nợ
CVTDH: Cho vay Trung dài hạn
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
NVHĐ: Nguồn vốn huy động
KH: Khách hàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, với xu thế hội nhập thế giới, nhu cầu vốn nhằm để đầu tư xây dựng
và sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề rất cấp thiết. Như ta đã biết rằng, hiện
nay doanh nghiệp khi cần vốn sẽ có hai cách huy động vốn chủ yếu: phát hành
các giấy tờ có giá và đi vay Ngân hàng. Nhưng với cách phát hành ra các giấy tờ
có giá ở nước ta vẫn chưa thực sự phổ biến, chính vì vậy vay ngân hàng vẫn là
một hình thức truyền thống của các doanh nghiệp nước ta.
Đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng tài chính đã được
Đảng - Nhà Nước và các tổ chức kinh tế trên thế giới có sự quan tâm rõ rệt, đó
chính là sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, dự án hiện đại
hoá ngân hàng của ngân hàng quốc tế (WB) tài trợ vv… Đó là những điều kiện
thuận lợi cho quá trình xây dựng, phát triển ngành ngân hàng - tài chính. Song
trên thực tế việc cung cấp, đáp ứng nhu cầu về tín dụng của ngân hàng đối với
khách hàng còn nhiều hạn chế, cụ thể đó là hình thức tín dụng chưa phong phú ,
nguồn vốn còn hạn hẹp, quy mô còn nhỏ, chất lượng tín dụng còn chưa cao…
Chính vì vậy quá trình mở rộng cho vay là vấn đề hết sức quan trọng đối

với mỗi ngân hàng trong tình hình hiện nay. Bởi cho vay là một dịch vụ mang lại
nguồn thu nhập chính cũng như danh tiếng của ngân hàng. Với việc phát triển
các hình thức cho vay đã tác động trực tiếp tới các nghành kinh tế, tạo tính ổn
định, vững chắc trong vai trò trung gian tài chính. Đặc biệt trong xu hướng hiện
nay thì việc đầu tư vay vốn sản xuất kinh doanh đang ngày một lớn do xu thế
phát triển của nền kinh tế, chính vì vậy mở rộng cho vay kinh doanh đang là một
vấn đề quan tâm đối với ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng
Eximbank Hà Nội nói riêng.
Xuất phát từ nhận thức trên, qua thời gian thực tập tại VPBank Nghệ An,
tôi đã chọn đề tài: “Mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp
tại VPBank Nghệ An” làm chuyên đề thực tập.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu về quá trình và kết quả cho vay bổ sung vốn lưu động đối với
doanh nghiệp ở VPBank Nghệ An. Từ đó đánh giá kết quả đạt được, phân tích
những hạn chế, nguyên nhân để đưa ra những biện pháp khắc phục và mở rộng
cho vay.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp
của Chi nhánh VPBank Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh
nghiệp của Chi nhánh VPBank Nghệ An. Trên cơ sở đó kết hợp với đặc điểm
hoạt động, phạm vi, quy mô của Chi nhánh VPBank Nghệ An đề xuất một số
giải pháp mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp.
+ Về thời gian: Hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh
nghiệp của Chi nhánh VPBank Nghệ An trong khoảng thời gian 2009- 2011.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, báo cáo đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học để phân tích lý luận giải thực tiễn : Phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế,
phương pháp tổng hợp thống kê…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài báo cáo gồm 2 phần là:
Phần 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Nghệ An
Phần 2: Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động
đối với doanh nghiệp ở VPBank Nghệ An









Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
3

B. NỘI DUNG
PHẦN I :
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK NGHỆ AN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK NGHỆ AN
1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển Chi Nhánh

1.1.1.1. Ngân hàng VPBank Việt Nam
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (Tiền thân là ngân hàng thương mại cổ
phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank),tên tiếng Anh là
Vietnam Prosperity Joint - Stock Commercial Bank, được thành lập theo Giấy
phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cấp ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt
động từ ngày 04/09/1993.
Năm 2000 đánh dấu một biến chuyển quan trọng trong quá trình phát triển
của VPBank, đó là việc Hội Đồng quản trị quyết định lựa chọn mục tiêu chiến
lược của VPBank cho tới năm 2010 là xây dựng VPBank thành Ngân hàng bán
lẻ hàng đầu của Việt Nam và trong khu vực. Thực tế đã chứng minh rằng định
hướng này của VPBank là hoàn toàn đúng đắn. Năm 2005 VPBank đã chính
thức thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt, vượt qua giai đoạn khủng hoảng
kéo dài (1997-2004), VPBank đã vươn lên khẳng định được mình với uy tín và
thương hiệu ngày càng vững mạnh, tình hình tài chính lành mạnh và chất lượng
hoạt động được kiểm soát tốt với những thành tích đáng ghi nhận: Nhiều năm
liền được nhận cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia, được chứng nhận Ngân
hàng có chất lượng hoạt động loại A, chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc
do The Bank of NewYork, CitiBank- Mỹ, Union Bank- Mỹ trao tặng.
1.1.1.2. Ngân hàng VPBank – chi nhánh Nghệ An ( VPBank Nghệ An )
Ngân hàng VPBank Nghệ An hoạt động dựa theo sự chấp thuận của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 03-2007/QĐ-HĐQT ngày
12/01/2007 của hội đồng quản trị VPBank Việt Nam, chính thức khai trương và
đi vào hoạt động ngày 30/01/2007. Hội sở đóng tại Tầng 1 nhà A, Tecco Tower,
Đường Quang Trung, Thành Phố Vinh, Nghệ An.
Hoạt động chính của VPBank Nghệ An là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ
và dịch vụ Ngân hàng dựa trên chủ yếu các nghiệp vụ:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
4

- Huy động vốn từ các tổ chức và dân cư
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các tổ chức, dân cư
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước và quốc tế
- Chiết khấu thương phiếu,trái phiếu và các chứng từ có giá
- Kinh doanh ngoại tệ
- Thanh toán quốc tế
- Bảo lãnh dự thầu, thanh toán, vv
- Dịch vụ thẻ vv
Ngân hàng VPBank Nghệ An là một trong hơn 135 chi nhánh của Ngân
hàng VPBank Việt Nam, hoạt động với phương châm lợi ích của khách hàng là
trên hết, lợi ích của cổ đông được chú trọng, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển
cộng đồng.
Với lợi thế mạnh về thương hiệu của một Ngân hàng bán lẻ, trong khi đối
tượng phục vụ phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ tiểu thương, các
hộ sản xuất kinh doanh, điển hình như Công ty cổ phần kinh doanh Tân Miền
Trung, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Bình Minh Do
vậy, VPBank Nghệ An sẽ là địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
dịch vụ và tiêu dùng cho tất cả Khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An
1.1.2.1. Về nhân sự
Hiện nay Chi nhánh có 60 cán bộ, trong đó 48 đại học và trên đại học, 9 là
cao đẳng và trung cấp, còn lại là sơ cấp. Nhận thức được chất lượng đội ngũ
nhân viên là sức mạnh của Ngân hàng, giúp Ngân hàng sẵn sàng đương đầu với
mọi cạnh tranh, vì thế Ngân hàng luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác
quản trị.
1.1.2.2. Về cơ cấu tổ chức
Có thể khái quát về mô hình tổ chức của Chi nhánh như sau:
+ Ban giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc
+ Các phòng ban:

- Phòng Hành chính tổ chức
- Phòng Phục vụ khách hàng
- Phòng Kế toán giao dịch (Bao gồm cả tin học)
- Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Cừ
- Phòng Giao dịch chợ Vinh
- Phòng Giao dịch Cửa Đông
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
5
- Phòng giao dịch Bến Thủy
- Phòng giao dịch Xô Viết nghệ tĩnh
- Phòng giao dịch Đội Cung
- Ban quản lý tín dụng ( C/A)
1.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ
* Giám đốc
Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh
hằng ngày của Ngân hàng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và trước
hội đồng quản trị Ngân hàng VPBank đối với tất cả mọi hoạt động của chi
nhánh.
* Phó Giám đốc
- Hỗ trợ giám đốc trong các mặt chuyên môn cũng như trong các công tác khác.
- Thay mặt điều hành quản lí khi giám đốc đi vắng.
* Phòng tổ chức hành chính
Nhiệm vụ của phòng là phối hợp với văn phòng VPBank để thực hiện công
tác tổ chức, quản lí và phát triển nguồn nhân lực, cộng tác với văn thư, hành chính
và lễ tân. Quản lí và mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của
cả chi nhánh, tổ chức tốt công tác bảo vệ cơ quan, phối hợp bộ phận kho quỹ đảm
bảo an toàn kho quỹ, đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển tiền an toàn.
* Phòng phục vụ Khách hàng
Bao gồm Khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Nhiệm vụ chính là thu

thập các tài liệu về Khách hàng, theo dõi, giám sát hoạt động của Khách hàng
trước và sau khi cho vay. Nghiên cứu thị trường, đề xuất và thực hiện các hình
thức quảng cáo thu hút Khách hàng. Chịu trách nhiệm về pháp lí liên quan đến
hoạt động cấp tín dụng cho Khách hàng.
* Phòng Kế toán giao dịch
Thực hiện chào đón Khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm dịch dịch
vụ của Ngân hàng, thực hiện mở các tài khoản tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, giữ
hộ, thu chi hộ vv , thực hiện giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ
quá hạn. Thực hiện thu đổi ngoại tệ mặt cho Khách theo đúng các quy định của
các phòng có liên quan và đúng với quy định của VPBank.
Phía bên tin học thực hiện quản lí và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí,
phải thu phải trả. Kiểm tra và giám sát việc thu chi đúng tính chất. Tiếp nhận và
kiểm soát lại chứng từ từ Phòng Giao dịch Ngân quỹ và các bộ phận khác đưa
đến, đưa vào máy tính, lên cân đối tài khoản. Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số
liệu, thông tin trên máy tính, quản lí mạng vi tính của toàn chi nhánh.
* Ban quản lý tín dụng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
6
Thực hiện đánh giá, thẩm định tính hợp lệ, hợp pháp của TSĐB. Chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ liên quan tài sản. Xây dựng tiêu chuẩn phân
hạng và thực hiện việc phân hạng TSĐB. Khai thác các hệ thống thuê kho bãi để
quản lí tài sản cầm cố, soạn thảo các hợp đồng thuê kho bãi. Định kì tái định giá
TSĐB, kiểm tra thường xuyên các tài sản, hệ thống kho bãi và đề xuất các biện
pháp xử lí kịp thời các vấn đề phát sinh để đảm bảo an toàn tín dụng. Thực hiện
kiểm soát hồ sơ tín dụng, nhập liệu máy tính.
1.1.3. Các sản phẩm và khách hàng
Chi nhánh VPBank Nghệ An với nhiệm vụ chính là tập trung phục vụ khối
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp tư nhân(DNTN) và khách
hàng cá nhân; cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các tầng lớp dân cư trên

địa bàn. Chi nhánh đã và đang hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân
hàng truyền thống, chủ động mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới trên nền tảng
công nghệ hiện đại nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các cá
nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ; phát triển các kênh phân phối
dịch vụ mới nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động như dịch vụ ngân hàng điện
tử(phone/sms banking/direct- Banking/home-banking); chuyển tiền Westem
Union, thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ Via, Master quản lý vốn, cung cấp
dịch vụ cho các khách hàng VIP.
1.1.4. Phương hướng hoạt động
Chi nhánh VPBank Nghệ An đang hướng tới xây dựng chi nhánh thành
ngân hàng bán lẻ kiểu mẫu, thành một trong những trung tâm ứng dụng và triển
khai những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hàng đầu trong toàn hệ thống VPBank.
Chi nhánh sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động tại những nơi tập trung các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khách hàng dân cư nhỏ lẻ, tiến tới mở các
phòng giao dịch tại một số huyện trên địa bàn tỉnh.
Chi nhánh xác định hướng đi cho các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh
như:
 Về dịch vụ, không triển khai dàn trải tất cả các loại hình dịch vụ mà tập
trung một số dòng dịch vụ có tính cạnh tranh cao song song với tiếp tục nâng
cao chất lượng dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán, ngân quỹ, tài
trợ thương mại.
 Về huy động vốn, tập trung thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng
cường huy động vốn dân cư, tăng tỷ trọng nguồn vốn có chi phí thấp, giảm
dần sự phụ thuộc nguồn vốn vào một số khách hàng lớn, thực hiện nghiêm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
7
túc cơ chế điều hành vốn kết hợp cân đối kỳ hạn huy động, loại tiền, giữa
huy động vốn và sử dụng vốn bảo đảm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
 Về tín dụng, một mặt chi nhánh tập trung vào nhóm khách hàng bán lẻ,

khách hàng nhỏ và vừa, nhóm khách hàng XNK, khách hàng sản xuất các
sản phẩm thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhóm khách
hàng có hàm lượng công nghệ cao.
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG VPBANK NGHỆ AN
1.2.1. Tình hình huy động vốn
Bất kỳ một Ngân hàng nào ra đời cũng có hai hoạt động chính là đi vay để
cho vay. Trong đó, nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò sống còn trong việc duy
trì hoạt động kinh doanh thường nhật và đảm bảo cho các NHTM nói chung và
Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An nói riêng có khả năng phát triển bền
vững và ngày càng lớn mạnh.
Hiểu rõ tầm quan trọng này, Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An đã
không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng thị trường tới tất cả các
thành phần kinh tế. Do vậy, khách hàng có quan hệ giao dịch với Ngân hàng qua
các năm.
Ngay từ khi mới thành lập, Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An đã chú
trọng đến việc mở rộng huy động vốn bằng hình thức huy động với lãi suất linh
hoạt, cùng với việc phục vụ tận tình trong các giao dịch của cán bộ Chi nhánh
Ngân hàng VPBank Nghệ An, doanh số huy động tiền gửi các loại đã từng buớc
tăng. Do vậy, Chi nhánh đã có nguồn vốn tương đối dồi dào, đảm bảo được
nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, trung hạn và một phần dài hạn.













Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
8
Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn qua các năm tại Chi nhánh Ngân hàng
VPBank Nghệ An
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá
trị
% Giá
trị
% Giá trị

%
Tổng vốn huy
động
757.565 100 1.084.656

100 1.638.372 100
Phân theo thời
gian
-TG ngắn hạn
-TG dài hạn


691.657

65.908


91,3
8,7


942.566
142.090


86,9

13,1



1.36040
270.332


83,5
16,5
Phân theo khách
hàng
- Tiền gửi TCKT
- Tiền gửi cá
nhân



263.633
493.932

34,8
65,2


314.550
770.156


29
71


145.815
1.492.557


89
91,1
Nguồn: báo cáo tài chính VPBank Nghệ An
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy qua các năm tổng nguồn vốn huy động
của Chi nhánh biến động không ngừng theo hướng tăng dần qua các năm. Điều
này được thể hiện cụ thể: Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt
mức 757.565 triệu đồng đến năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.084.656
triệu đồng, tăng lên 327.091 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Năm 2011
tổng nguồn vốn huy động đạt 1.638.372 triệu đồng, tăng 553.716 triệu đồng so
với năm 2010.
Trong cơ cấu tiền gửi phân theo thời gian thì tiền gửi dài hạn tăng dần theo

các năm, biểu hiện: năm 2010 đạt 142.090 triệu đồng, tăng 76.182 triệu đồng so
với năm 2009, năm 2011 đạt 270.332 triệu đồng, tăng 128.242 triệu đồng so với
cùng kỳ năm trước. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát
kéo dài thì nguồn vốn dài hạn tăng góp phần quan trọng giúp Ngân hàng có
nguồn vốn ổn định để cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, tiền gửi ngắn hạn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
9
cũng không ngừng tăng theo các năm, cụ thể năm 2010 đạt 942.566 triệu đồng,
tăng 250.909 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 đạt 1.368.040 triệu đồng,
tăng 425.474 triệu đồng so với năm 2010. Đây là tín hiệu đáng mừng trong điều
kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt trong lĩnh vực huy động
vốn.
Trong cơ cấu tiền gửi phân theo khách hàng thì tiền gửi KHCN tăng qua
các năm về cả mặt giá trị và tỷ trọng biểu hiện: năm 2011 đạt 1.492.557 triệu
đồng tăng 722.401 triệu đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 91,1% so với
tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân
năm 2010 đạt 770.156 triệu đồng tăng 276.224 triệu đồng so với năm 2009,
chiếm tỷ trọng 71% trong tổng vốn huy động. Bên cạnh đó, tiền gửi KHDN lại
biến động không ngừng nhưng nhìn chung tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền
gửi doanh nghiệp lại giảm dần qua các năm đó là: Năm 2009 chiếm 34,8% so
với tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 khoản tiền này giảm xuống chỉ chiếm
29% so với tổng nguồn vốn huy động và tới năm 2011 chi đạt 8,9% so với tổng
nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động này giảm là do tình hình kinh tế khó
khăn khiến nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, đặc biệt là các khách hàng
quen của chi nhánh ít đi.
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để tiến hành các hoạt động kinh doanh
khác của NHTM nói chung và Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An nói
riêng, còn sử dụng vốn mà chủ yếu là cho vay là hoạt động chính mang lại thu

nhập lớn nhất cho Ngân hàng, nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân
hàng. Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay nói trên, trong thời
gian qua Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An đã có nhiều biện pháp nhằm
mở rộng quy mô gắn liền với hiệu quả cho vay đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi
ro để đạt được mục tiêu chung của Ngân hàng là “ Phát triển, an toàn và hiệu quả
”. Điều này được thể hiện cụ thể ở doanh số cho vay và dư nợ.
1.2.2.1. Doanh số cho vay
Nhìn chung doanh số cho vay qua các năm đều tăng, đây là một chỉ tiêu rất
quan trọng có thể đánh giá được hiệu quả cho vay. Doanh số cho vay được chia
theo thời gian và theo thành phần kinh tế.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
10

 Doanh số cho vay theo thời gian
Bảng 1.2: Doanh số cho vay theo thời gian của Chi nhánh Ngân hàng
VPBank Nghệ An



Đơn vị: triệu đồng
Doanh số cho
vay
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Ngắn hạn 262.945 65,4 822.943 88,3 1.082.344

91,4
Trung hạn và dài
hạn

139.008 34,6 109.176 11,7 102.376 8,6
Tổng 401.953 100 932.119 100 1.184.720

100
Nguồn: báo cáo tài chính VPBank Nghệ An

Doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm: Năm 2009 chỉ đạt 262.9945
triệu đồng, chiếm 65,4% so với tổng doanh số cho vay, đến năm 2010 doanh số
cho vay ngắn hạn đạt 822.943 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 88,3%. Đến năm 2011
doanh số này tăng 259.391 triệu đồng so với năm 2010, chiếm 91,4% so với tổng
doanh số cho vay.
Tuy nhiên tình hình doanh số cho vay trung và dài hạn lại giảm cả về giá trị
và tỷ trọng theo thời gian, biểu hiện: năm 2009 doanh số cho vay trung và dài
hạn là 139.008 triệu đồng, chiếm 34,6% so với tổng doanh số. Tuy nhiên, năm
2010 con số này lại giảm 29.832 triệu đồng so với năm 2009, và chỉ chiếm
11,7% so với tỷ trọng doanh số cho vay. Tương tự như năm 2010, doanh số cho
vay trung và dài hạn năm 2011 chỉ đạt 102.376 triệu đồng, giảm 6.800 triệu đồng
so với doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2010.
Qua số liệu trên có thể nhận thấy rằng: Ngân hàng nên chú trọng cho vay
trung và dài hạn hơn nữa để nâng cao doanh số cho vay trong những năm tới.





Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
11

 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Bảng 1.3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Chi nhánh
Ngân hàng VPBank Nghệ An

Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Doanh
nghiệp
303.876

75,6

721.460

77,4

855.367 72,2

Cá nhân 98.077 24.4

210.659

22,6

329.353 27,8

Tổng 401.953

100 932.119


100 1.184.720

100
Nguồn: báo cáo tài chính VPBank Nghệ An

Trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế thì chủ yếu cho vay đối với
Công ty TNHH, DNTN là lớn, phần còn lại tập trung ở cá nhân Cụ thể trong
những năm qua thì doanh số cho vay đối với Công ty TNHH, DNTN tăng lên
đáng kể, biểu hiện: Năm 2009 doanh số cho vay chỉ là 303.876 triệu đồng chiếm
75,6% so với tổng doanh số cho vay, đến năm 2010 con số này đã tăng lên
721.460 triệu đồng, tăng 237,4% so với 2009. Và chỉ trong năm 2011 doanh số
này lại tăng thêm 133.907 triệu đồng so với doanh số cho vay theo thành phần
kinh tế năm 2009. Mặc dù doanh số cho vay đối với Công ty TNHH, DNTN tăng
theo thời gian nhưng tỷ trọng lại co xu hướng giảm, thể hiện: Năm 2010 tỷ trọng
doanh số cho vay đối với Công ty TNHH, DNTN là 77,4% nhưng sang năm
2011 con số này lại giảm xuống còn 72,2%.
Đối với thành phần cá nhân, doanh số cho vay cùng tăng về cả số lượng và
chất lượng, biểu hiện: Năm 2009 doanh số cho vay đạt 98.077 triệu đồng, chiếm
24,4% so với tổng doanh số cho vay. Sang năm 2010 con số này tăng lên
210.659 triệu đồng, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm xuống còn 22,6% so với tổng
doanh số cho vay. Mặc dù vậy nhưng doanh số năm 2011 đã tăng 118.694 triệu
đồng, chiếm 27,8% so với tổng doanh số cho vay.

1.2.2.2. Tình hình dư nợ
Khi xem xét hiệu quả cho vay, ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay chúng ta
xem xét chỉ tiêu dư nợ mà Chi nhánh đã đạt được qua các năm. Nhìn chung tình
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
12


dư nợ qua các năm đều tăng nhưng vẫn ở mức thấp so với khả năng hiện có của
Ngân hàng. Dư nợ cho vay được chia theo thời gian và thành phần kinh tế.

 Tình hình dư nợ cho vay theo thời gian
Bảng 1.4: Dư nợ cho vay theo thời gian của Chi nhánh Ngân hàng
VPBank Nghệ An
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị % Giá
trị
% Giá
trị
%
Ngắn hạn 144.571 60.3 334.894 74,3 524.929 81,2
Trung và dài hạn 95.274 39,7 116.016 25,7 121.244 18,8
Tổng 239.845 100 451.000 100 646.174 100
Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank Nghệ An

Dựa vào bảng số liệu ta thấy, xét về mặt giá trị và tỷ trọng dư nợ cho vay
ngắn hạn tăng qua các năm cụ thể: Năm 2010 tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đạt
334.894 triệu đồng, tăng 190.323 triệu đồng so với năm 2009, chiếm 74,3% so
với tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2011 con số này lên tới 524.929 triệu đồng,
chiếm 81,2% so với tổng dư nợ cho vay.
Dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng về mặt giá trị, thể hiện: Năm
2009 đạt 95.274 triệu đồng. Tới năm 2011 con số này đạt 121.244 triệu đồng,
tăng 5.288 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn lại
có xu hướng giảm theo thời gian, cụ thể: Năm 2009 tỷ trọng dư nợ cho vay trung
và dài hạn đạt 39,7% thế nhưng tới năm 2010 con số này giảm xuống chỉ còn
25,7% và tới năm 2011 tỷ trọng này chỉ đạt được 18,8%. Nguyên nhân là do có
nhiều doanh nghiệp, công ty đồng thời cùng giao dịch với nhiều Ngân hàng cả

tiền gửi và tiần vay, do đó các nhu cầu vay vốn trung và dài hạn được phân phối
ở các Ngân hàng, nên mức tăng dư nợ bị hạn chế, ảnh hưởng đến chỉ tiêu nợ của
các năm.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
13

 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 1.5: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của Chi nhánh
Ngân hàng VPBank Nghệ An
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
DNNN 0 0 0
Công ty
TNHH,DNTN

135.688 56,7 275.388 61 408.972 63,3
Cá nhân 104.157 43,4 175.612 39 237.201 36,7
Tổng 239.845 100 451.000 100 646.174 100
Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank Nghệ An
Nhìn chung tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế trong những
năm qua đều tăng. Trong đó dư nợ cho vay đối với thành phần cá nhân tăng lên
đáng kể cụ thể: năm 2009 dư nợ cho vay cá nhân là 239.845 triệu đồng, đến năm
2010 dư nợ cho vay tăng lên 541.000 triệu đồng. Tới năm 2011 con số này tăng
61.589 triệu đồng. Nhưng về mặt tỷ trọng lại giảm qua các năm, biểu hiện: năm
2009 tỷ trọng dư nợ cho vay đối với ca nhân chiếm 43,4% nhưng sang năm 2010
chỉ còn 39% và tới năm 2011 đạt được 36,7% so với tổng dư nợ cho vay. Lý giải
điều này là do các hợp đồng tín dụng cho vay vốn đối với các cá nhân đến hạn
nên cuối năm tổng dư nợ cho vay chỉ đạt 646.174 triệu đồng. Mặt khác, do Chi

nhánh chưa chú trọng vào thành phần kinh tế là cá nhân nên đã giải thích được
cho việc dư nợ giảm.
Dư nợ cho vay đối với các Công ty TNHH, DNTN lại tăng cả về giá trị lẫn
tỷ trọng, điển hình năm 2009 đạt 135.688 triệu đồng, chiếm 56,7% tổng dư nợ
cho vay. Tới năm 2010 con số này tăng lên 275.388 triệu đồng. Năm 2011 dư nợ
cho vay đối với Công ty TNHH, DNTN tăng 133.584 triệu đồng so với năm
2008, chiếm 63,3% so với tổng doanh số cho vay.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
14

1.2.3. Các hoạt động khác
1.2.3.1. Đầu tư cho công tác Marketing
Chi nhánh VP Bank Nghệ An không ngừng tăng cường đầu tư đẩy mạnh
hoạt động quảng bá hình ảnh, vị thế, tiếp cận khách hàng bằng việc thông tin
tuyên truyền, ký kết văn bản thoả thuận hợp tác với nhiều đơn vị như các trường
đại học,cao đẳng trên địa bàn về việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục
vụ các đơn vị, giảng viên, sinh viên, học viên của trường, . Chi nhánh cũng đã
thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tiếp xúc khách hàng nhằm tăng cường
mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
1.2.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Chi nhánh luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của
người lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho
ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, chi nhánh đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân
lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn chi nhánh
đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng
đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi
trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của các
thành viên…Đến năm 2011 tại chi nhánh có hơn 60 cán bộ với trong đó chủ yếu
có trình độ dại học và sau đại học.

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Là chi nhánh trẻ phát triển trong giai đoạn kinh tế vĩ mô có nhiều biến
động cũng như sự cạnh tranh gay gắt của hàng trăm chi nhánh ngân hàng trên thủ
đô nhưng bằng sự cố găng, nỗ lực cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp
,nhiệt tình của cán bộ công nhân viên sự cùng sự chỉ đạo của trung ương, Vp
Bank Nghệ An đã vượt lên khó khăn, thử thách để không ngừng nâng cao năng
suất lao động, hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng giao, tiếp tục khẳng định là một Chi nhánh lớn trong toàn hệ thống
cũng như trên địa bàn Nghệ An. Kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh luôn duy
trì ở mức cao. Tổng tài sản, huy động vốn tăng trưởng với tốc độ cao và chiếm tỷ
trọng lớn trong toàn hệ thống VPBank.
Tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh với cơ cấu hợp lý về kỳ hạn, loại
tiền, tăng tỷ trọng nguồn vốn có chi phí thấp, giảm sự lệ thuộc nguồn vốn vào
một số khách hàng lớn; dư nợ tín dụng tuân thủ đúng theo chỉ đạo về giới hạn tín
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
15

dụng tại từng thời điểm, bảo đảm cơ cấu kỳ hạn hợp lý, chú trọng tăng trưởng dư
nợ ngoài quốc doanh.
Bảng1.6: Thu nhập sau thuế (TNST) của chi nhánh
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lợi nhuận sau thuế

4 14 30
Vượt kế hoạch 1 2 2
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh VPBamk Nghệ An
Lợi nhuận sau thuế trong 3 năm gần đây luôn dương và khá cao với tốc độ
tăng trưởng cao, điều này là rất đáng khích lệ trong tình trạng của nền kình tế

giai đoạn trong và sau suy thoái.
Lợi nhuận trước đây chủ yếu dựa trên thu nhập từ hoạt động tín dụng, thu
nhập từ dịch vụ và kinh doanh vốn không đáng kể, nhưng nhờ đẩy mạnh phục vụ
cho thị trường chứng khoán và chương trình hiện đại hóa ngân hàng mà cơ cấu
lợi nhuận đã có những bước thay đổi đáng kể.

Bảng 1.7: Kết quả thu dịch vụ ròng giai đoạn 2009 – 2011

Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu/ Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thu dịch vụ ròng 683 2.842 8.775
Tỉ trọng trong tổng
thu nhập
17,07% 20,30% 29,25%
Nguồn : Phòng kế toán chi nhánh VPBank Nghệ An

Có thể thấy thu dịch vụ liên tục tăng qua các năm , cụ thể : năm 2009, thu
dịch vụ ròng chỉ đạt 683 triệu đồng; đến năm 2010, thu dịch vụ ròng đạt 2.842
triệu đồng, tăng 2.159 triệu đồng so với năm 2009; đặc biệt năm 2011, thu dịch
vụ ròng đã tăng 5.933 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, đạt 8.775 tỷ đồng.
Về mặt tỷ trọng thu dịch vụ ròng trong tổng thu nhập cũng tăng dần theo các
năm với tỷ trọng lần lượt là 17,07%, 20,03%, 29,25% trong các năm 2009, 2010,
2011.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
16

Sự gia tăng về dịch vụ có sự đóng góp không nhỏ từ họat động bảo lãnh,
thanh toán trong nước và quốc tế, chuyển tiền, dịch vụ thẻ Trong những năm

tới, VPBank Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cung cấp dịch vụ ròng
để tiếp tục thu được những kết quả tốt hơn từ các hoạt động này thay cho việc lợi
nhuận chỉ chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng.
Qua phân tích ta thấy, với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu
Việt Nam, với chính sách đúng đắn và hợp lý, điều chỉnh lãi suất phù hợp với
diễn biến thị trường, càng ngày chú trọng quan tâm lợi ích Khách hàng bằng việc
tung ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của Khách hàng. Đội ngũ
cán bộ nỗ lực tiếp thị thu hút nguồn tiền gửi từ thị trường, chính sách bán lẻ yêu
cầu VPBank hướng đến mọi đối tượng Khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
thậm chí là siêu nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, cá nhân có thu nhập bình thường
trở lên Phân tán khoản vay rộng khắp giúp Ngân hàng luôn đảm bảo được độ
an toàn trong hoạt động cho vay, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro về tín dụng. Trong
vài năm nữa, VPBank được mong đợi sẽ trở thành một trong những Tập đoàn
Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Mới chỉ đi vào hoạt động được 5 năm,
nhưng thành tích mà VPBank Nghệ An đạt được rất đáng mừng, là một trong
những Chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ, với kết quả kinh doanh được đánh giá
là xuất sắc, góp phần vào thành công của cả hệ thống và đã được VPBank Việt
Nam khen thưởng cuối năm.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
17

PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY BỔ SUNG VỐN
LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VPBANK NGHỆ AN

2.1. Thực trạng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp của
VPBank Nghệ An
2.1.1. Thực trạng cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp ở

VPBank Nghệ An
Cho vay bổ sung vốn lưu động là một trong những dịch vụ quan trọng
hàng đầu của các ngân hàng trong đó ngân hàng VPBank Nghệ An không phải
là một ngoại lệ. Dịch vụ này là một trong những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng,
nó là một thế mạnh cũng là một trong những nguồn thu nhập quan trọng của
VPBank Nghệ An.
Với nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cần
vốn để đầu tư vào nhằm mở rộng sản xuất, kinh doanh, chính vì vậy nhu cầu vốn
ngày càng tăng, chính vì vậy cho vay bổ sung vốn lưu động của ngân hàng
VPBbank ngày càng được mở rộng nhằm để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn.
Bảng 2.1: Cho vay kinh doanh ngắn hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Dư nợ
Tỷ
trọng
Dư nợ
Tỷ
trọng
Dư nợ Tỷ trọng
Tổng dư nợ 401.953

100% 932.119 100% 1.184.720 100%
Cho vay ngắn
hạn
262.945

65,4% 822.943 88,3% 1.082.344 91,4%
Cho vay kinh

doanh ngắn hạn
169.624

42,2% 579.778 62,2% 761.775 64,3%
Nguồn: báo cáo tài chính VPBank Nghệ An
Nhìn chung VPBank đang ngày càng phát triển cho vay bổ sung vốn lưu
động, năm 2009 thì cho vay bổ sung vốn lưu động là 169.624 triệu đồng chiếm
tới 42,2% số lượng cho vay của Ngân hàng, tới năm 2010 thì năm 2010 tăng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thanh Bình
SVTH: Nguyễn Thị Biên MSSV: 0854025488
18

hơn so với 2009 là 410.104 triệu đồng, đến năm 2011 thì cho vay bổ sung vốn
lưu động đã đạt tới 761.775 triệu đồng (64,3%) tăng hơn so với năm 2010 là
181.997 triệu đồng.
Cùng với việc mở rộng hách hàng, thì Ngân hàng còn phát triển các loại
dịch vụ mới nhằm ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn.
Với việc tách biệt giữa cho vay cá nhân với cho vay doanh nghiệp thành
hai phòng riêng biệt, ngân hàng VPBank Nghệ An đã chuyên môn hoá các
nghiệp vụ cho vay, tạo thuận lợi cho khách hàng cũng như tạo điều kiện mở rộng
cho vay.
Như ta đã biết cho vay bổ sung vốn lưu động bao gồm cho doanh nghiệp
và cá nhân, hộ gia đình vay để làm kinh doanh.
Bảng 2.2: Cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp và cá nhân
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Dư nợ
Tỷ trọng
(trên

tổng dư
nợ)
Dư nợ
Tỷ trọng
(trên
tổng dư
nợ)
Dư nợ
Tỷ trọng
(trên
tổng dư
nợ)
Cho vay
KDNH đối với
doanh nghiệp
113.752 28,3% 464.195 49,8% 584.066 49,3%
Cho vay
KDNH đối với
cá nhân, hộ
gia đình
55.872 13,9% 85.583 12,4% 177.709 15%
Nguồn: báo cáo tài chính VPBank Nghệ An
Nhìn chung, tại các NHTM nói chung và ngân hàng VPBank Nghệ An nói
riêng thì tỷ lệ giữa cho vay kinh doanh đối với các doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ
cao hơn hẳn so với cho cá nhân và hộ gia đình vay. Nguyên nhân cũng bởi quy
mô kinh doanh sản xuất tại các doanh nghiệp lớn hơn nhiều lần so với cá nhân
hộ gia đình.

×