Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.66 KB, 20 trang )

Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Nguyễn Thị Thúy

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn Thạc sĩ ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Mã số: 60 22 85
Người hướng dẫn: TS. Đinh Cảnh Nhạc
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Khái quát cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng ta về vấn đề
dân tộc và chính sách dân tộc, quan niệm về hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta. Nghiên cứu thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc
trên địa bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Đề xuất các giải pháp để
góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
ta trên địa bàn huyện Định Hoá.

Keywords: Chính sách dân tộc; Triết học; Thái Nguyên; Dân tộc học

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, việc giải quyết một cách đúng đắn các quan hệ dân
tộc, hoạch định và thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc là vấn đề có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn rất to lớn của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến
phức tạp, vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính đặc thù riêng của từng quốc gia. Dân tộc,
sắc tộc, tôn giáo, nhân quyền luôn là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch tìm
mọi cách lợi dụng, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của


nhân dân ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm gây mất
ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định
vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc có vị trí
chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua đã đưa lại nhiều thành tựu rất quan trọng: kinh tế,
văn hóa, xã hội , khẳng định tính ưu việt của chế độ mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu này cũng còn bộc lộ những vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và sự mong đợi của
các đồng bào dân tộc trên phạm vi cả nước nói chung và huyện Định Hoá nói riêng hiện nay.
Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn huyện có tám dân tộc anh
em cùng sinh sống: Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Kinh và Hmông. Định Hoá là
huyện ở trung tâm Việt Bắc, có nhiều đường bộ đi các địa phương có thể lên biên giới phía

2
Bắc, đi Tây Bắc, Đông Bắc tới trung du, xuống đồng bằng. Trong cuộc kháng chiến chống
Pháp, do có vị trí chiến lược đặc biệt Định Hoá được chọn làm căn cứ địa nơi các cơ quan đầu
não kháng chiến, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ở và làm việc. Mảnh
đất An toàn khu (ATK) Định Hoá trong những năm kháng chiến còn là nơi ra đời nhiều chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nơi tổ chức nhiều hội nghị quan trọng của Trung
ương Đảng, Hội đồng chính phủ, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt… Trong những năm
tháng ấy, nhân dân các dân tộc Định Hoá đã nhường nhà, giúp đỡ bảo vệ an toàn cho cơ quan
đầu não của Đảng và Nhà nước
Hơn 60 năm đã trôi qua, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội ở huyện Định Hoá đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn
diện, đời sống nhân dân cơ bản ổn định và có vùng được cải thiện rõ rệt, an ninh trật tự an
toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, so với các huyện trong cả nước thì đời sống của nhân dân trong huyện còn gặp
nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn kém phát triển, trình độ dân trí thấp Nói cách khác, hiện
nay đang còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: việc phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm
nghèo cho đồng bào các dân tộc ít người, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng kết cấu hạ tầng.

Những hạn chế trên đây của địa phương có nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta tại Định Hóa. Vì thế, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và
các cấp chính quyền địa phương cần đưa ra những chính sách bám sát cuộc sống của nhân dân
trong huyện, đưa ra những chính sách phù hợp với đặc thù của dân tộc ít người và phải phù
hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần giải quyết tốt hơn những mặt còn
hạn chế để nâng cao không ngừng đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc ở Định
Hóa.
Từ những nhận thức trên đây, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện chính sách dân tộc trên địa
bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành
chủ nghĩa xã hội khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc là một trong những nội dung có ý
nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây còn là vấn đề
thực tiễn lớn đòi hỏi phải giải quyết một cách khoa học, đúng đắn và thận trọng. Vì thế, trong
những năm vừa qua vấn đề dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm cụ thể hóa
bằng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, bằng chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước.
Trên tinh thần đó, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều công trình khoa học, những đề tài, bài
báo khoa học tập trung vào vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ta như:
- Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội - Khoa Dân tộc, 1995. Trên góc độ dân tộc học, cuốn
sách đã làm rõ những điều cơ bản nhất của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước trong những năm đổi mới đất nước.
- Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997,
PGS.PTS Trần Quang Nhiếp. Tác giả đã nêu những đặc điểm chủ yếu, thực trạng của quan hệ
dân tộc, những yếu tố tác động, các hình thức biểu hiện quan hệ dân tộc ở nước ta.
- Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1999, PTS Nguyễn Quốc Phẩm - GS Trịnh Quốc Tuấn. Các tác giả đưa ra


3
sự lý giải về một số khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc và trình bày thực tiễn vấn đề dân
tộc và chính sách dân tộc Việt Nam hiện nay.
- Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ về công tác
dân tộc), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Ủy ban dân tộc và miền núi. Cuốn sách trình
bày hệ thống quan điểm lý luận về công tác dân tộc và nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ làm công
tác dân tộc nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng.
- Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi, 2002. Đây là tập hợp
những bài báo khoa học tham gia hội thảo: Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính
sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa do TS Bế Trường Thành chỉ đạo
biên soạn. Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộc và chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch dân
cư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời,
tác phẩm cũng kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã
hội, phát huy bản sắc văn hóa, ổn định và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.
- Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, Viện dân tộc, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Với hai nhóm nội dung cơ bản: 1, Nhóm nội dung mang
tính tổng quan về lý thuyết và định hướng chính sách; 2, Nhóm nội dung đề cập các giải pháp
cụ thể trong các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo và
sự dụng cán bộ, chính sách tái định cư, đa dạng hóa thu nhập của đồng bào dân tộc và miền
núi. Cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài
nhằm góp phần tìm ra các giải pháp hữu hiệu, thiết thực, phù hợp nhằm cải thiện đời sống của
đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, Ủy ban dân tộc, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006. Tác phẩm chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu vấn đề phát triển
bền vững ở vùng dân tộc thiểu số và vùng núi ở Việt Nam. Trong đó, các tác giả đã tập trung
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển bền vững, thực trạng tình hình phát
triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số và vùng núi, vạch ra những định hướng chiến lược
phát triển bền vững và giới thiệu một số mô hình phát triển bền vững.

- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi, cải tiện đời sống
nhân dân của Đặng Vũ Liêm trong Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 2/1999. Trên cơ sở
phân tích các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, tác giả nêu ra những giải
pháp trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
Về luận văn, luận án có quan hệ đến đề tài luận văn này:
- Mấy suy nghĩ về đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta của tác giả Bùi
Xuân Vinh (1995).
- Một số suy nghĩ về vấn đề dân tộc ở tỉnh Yên Bái của tác giả Hà Văn Định (1995).
- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh
Kiên Giang hiện nay của tác giả Ngô Kim Y (2001).
- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc) của tác giả: Nguyễn Thị Phương Thủy
(2001).
- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay của
tác giả Vũ Quang Trọng (2006).

4
- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay của tác giả Lâm Thị
Bích Nguyệt (2005)
Qua phân tích thực trạng, các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp để thực hiện chính sách
dân tộc trong thời gian tới.
Ngoài ra còn có các công trình, bài nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý về
chính sách dân tộc. Tuy nhiên vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về "Thực
hiện chính sách dân tộc huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên hiện nay".
Trên góp độ chính trị - xã hội, tác giả mong muốn tiếp tục làm rõ những thực trạng, hiệu
quả đã đạt được đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách dân tộc mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra vận dụng tại địa bàn huyện Định Hóa.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu

Làm rõ thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Định Hóa; từ đó
đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta trên địa bàn huyện Định Hoá.
3.2. Nhiệm vụ
- Khái quát cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng ta về vấn đề dân tộc và
chính sách dân tộc, quan niệm về hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nư-
ớc ta.
- Nghiên cứu thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Định
Hoá.
- Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn huyện Định Hoá.

5
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên từ năm 2000
tới nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở
địa phương Định Hóa - Thái Nguyên
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận và phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và quan
hệ lợi ích giữa dân tộc và giai cấp .
+ Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá - khái quát
hoá, lôgíc - lịch sử, quy nạp - diễn dịch, kết hợp gắn lý luận với thực tiễn để làm rõ các luận
cứ lý luận, thực tiễn mà luận văn đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
* Những đóng góp mới của luận văn
Dưới góc độ chính trị - xã hội, luận văn góp phần làm rõ những vấn đề về chính sách dân
tộc, hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, rút ra kinh nghiệm về vấn
đề này. Trên cơ sở đó làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn để nâng cao hiệu quả thực hiện chính

sách dân tộc nói chung, huyện Định Hoá nói riêng. Đề xuất các giải pháp cụ thể, thích hợp để
thực hiện tốt chính sách dân tộc làm tăng thêm tính hiệu lực, hiệu quả đối với đồng bào các
dân tộc ít người.
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng rõ quan niệm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc,
chính sách dân tộc trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bước đầu
khảo sát thực trạng việc triển khai, thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
trên địa bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của của Đảng và Nhà nước ta trên địa
bàn huyện Định Hoá
Kết quả đạt được của luận văn có thể có ý nghĩa gợi ý, làm tài liệu tham khảo cho việc xây
dựng các Nghị quyết, chủ trương về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở huyện
Định Hoá, cũng như những địa phương có đặc điểm tình hình tương tự.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy,
tuyên truyền ở các địa phương có đồng bào dân tộc ít người.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu bởi 3 chương, 6
tiết:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách dân tộc và sự cần thiết phải nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách dân tộc.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên hiện nay.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc trên địa
bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay.


6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN

TỘC

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề dân
tộc
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc là hình thức cộng đồng người xuất
hiện sau bộ tộc, thay thế bộ tộc.
Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói đến sự ra đời của các dân
tộc khi chưa xuất hiện chủ nghĩa tư bản. Trong “Hệ tư tưởng Đức” viết vào năm 1845 - 1846
hai ông cho rằng: sự đối lập giữa thành thị và nông thôn xuất hiện cùng với bước quá độ từ
thời đại dã man lên thời đại văn minh, từ tổ chức bộ lạc lên nhà nước, từ tính địa phương lên
dân tộc, và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn minh cho đến ngày nay. Ph.Ăngghen còn
viết: trong suốt toàn bộ thời kỳ trung cổ xu hướng thành lập những quốc gia dân tộc ngày một
rõ rệt. Ở mỗi quốc gia, dân tộc đó, nhà vua là nhân vật tột đỉnh của toàn bộ hệ thống thứ bậc
phong kiến.
Những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen nêu trên được coi là cương lĩnh đầu tiên, là
nguyên tắc lý luận, kim chỉ nam cho hành động của các Đảng Cộng sản giải quyết vấn đề dân
tộc. Quan điểm đó thể hiện hai vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là cơ sở sinh ra nạn người bóc lột
người; nạn áp bức giai cấp, áp bức dân tộc. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì nạn bóc lột và
áp bức giai cấp, áp bức dân tộc càng nặng nề. Vì vậy, muốn xóa bỏ nạn áp bức giai cấp, tình
trạng dân tộc này đi nô dịch, bóc lột dân tộc khác thì phải xóa bỏ tận gốc rễ chế độ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa, cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra nạn áp bức giai cấp, nạn nô dịch dân tộc.
Thứ hai: Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản xét về bản
chất là một cuộc đấu tranh quốc tế - toàn bộ giai cấp vô sản chống lại toàn bộ giai cấp tư sản,
nhưng ban đầu lại diễn ra trong phạm vi dân tộc mang hình thức đấu tranh dân tộc. Vì thế,
trước tiên giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền ở nước mình, phải tự mình trở thành dân
tộc, phải biến lợi ích của mình thành lợi ích của dân tộc, biến lợi ích của dân tộc thành lợi ích
của mình, để trở thành người lãnh đạo toàn thể dân tộc trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới.

+ Các dân tộc có quyền bình đẳng
+ Các dân tộc có quyền tự quyết
+ Liên hiệp công nhân các dân tộc lại
1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc
1.1.2.1. Quan điểm về chính sách dân tộc
Hiện nay, ở nước ta trong các văn bản, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường
gặp các thuật ngữ, thường được hiểu cùng một nghĩa gần tương đương nhau: “Chính sách dân
tộc”, “Chính sách dân tộc và miền núi”.
Thuật ngữ “chính sách dân tộc” cần được phân biệt với “chính sách dân tộc và miền núi”
của Đảng, để từ đó xác định đúng vai trò, vị trí, nội dung, tổ chức bộ máy, phương hướng
hoạt động và phương pháp công tác trong tổ chức thực hiện.

7
Chính sách dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cư đa dân tộc của một
quốc gia theo quan điểm của giai cấp cầm quyền. Chính sách dân tộc của Đảng cộng sản là
một hệ thống chủ trương, giải pháp lớn, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế,
văn hoá giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc ít người có trình độ phát
triển kinh tế xã hội thấp. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo phát huy sức
mạnh của cả dân tộc và bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích
giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
Chính sách dân tộc và miền núi thể hiện sự quan tâm đến đặc điểm vùng cư trú là miền
núi (ở nước ta còn được bổ sung thêm: vùng sâu, vùng xa, vùng cao), có nhiều khó khăn về
giao thông, điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá do địa hình phức tạp và địa bàn cư trú xa
nhau, cắt khúc… Thông thường, đồng bào các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở vùng núi, nên
việc thực hiện chính sách dân tộc và miền núi thể hiện sự quan tâm lớn đến các đồng bào các
dân tộc ít người.
Tiếp nữa, trong bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng có một định nghĩa rất đầy đủ về
chính sách dân tộc:
“Chính sách dân tộc là bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính Đảng hay một
Nhà nước nhằm vạch ra những nguyên tắc, biện pháp đối xử và giải quyết vấn đề dân tộc

trong một nước.
Việt Nam là một quốc gia gồm 54 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm khoảng 88% số
dân. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết đấu tranh chống thiên tai địch hoạ để
dựng nước và giữ nước. Điều kiện tự nhiên và xã hội, số dân và trình độ phát triển kinh tế văn
hóa giữa các dân tộc có sự chênh lệch nhau. Trong các dân tộc ở biên giới có những gia đình
vẫn có mối quan hệ họ hàng với dòng tộc ở bên kia biên giới. Những đặc điểm nói trên phản
ánh tính chất quan trọng và phức tạp của vấn đề dân tộc. Nhà nước Việt Nam đã coi vấn đề
dân tộc là một bộ phận quan trọng của cách mạng. Nội dung và mục tiêu chính sách của Đảng
và Nhà nước nhằm:
1. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn
và dân tộc hẹp hòi, chống sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam thống nhất giàu mạnh.
2. Ra sức phát triển kinh tế - văn hóa, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc, từng bước
xoá bỏ sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển do lịch sử để lại.
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc. Tôn trọng tiếng
nói và chữ viết của các dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc
mình. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các dân tộc học tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ,
coi đó là phương tiện phục vụ lợi ích chung của tất cả các dân tộc.
4. Coi trọng đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số.
Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện
bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của
mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.
1.1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách dân tộc

8
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là sự vận dụng đúng đắn học thuyết Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể các dân tộc ở nước ta. Có thể nêu một số

quan điểm cơ bản của Đảng ta về chính sách dân tộc như sau:
- Một là: thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ cùng phát triển.
- Hai là: Thực hiện sự phát triển toàn diện miền núi.
- Ba là: phát triển kinh tế - xã hội miền núi là bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển
kinh tế quốc dân.
- Bốn là: Tôn trọng truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân
tộc, chống mọi hình thức lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
- Năm là: Chính sách dân tộc phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và
chăm sóc đội ngũ cán bộ, con em của đồng bào dân tộc.
1.2. Quan niệm về hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc và sự cần thiết phải nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta
1.2.1. Quan niệm về hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc
Theo nhận thức của tác giả về hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc, chính là kết quả cần
phải đạt được như yêu cầu của việc thực hiện sách lược và kế hoạch cụ thể của Đảng và Nhà
nước ta đối với vấn đề dân tộc mang lại. Nói cách khác, hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng là khái niệm được dùng để chỉ toàn bộ những mục tiêu kết quả đạt được của quá trình
tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, được thể hiện thông qua các tiêu chí phản ánh, mức độ cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần, trình độ phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, mức độ giải
quyết các vấn đề xã hội; tóm lại là sự phát triển trên mọi mặt của xã hội cho đồng bào các dân
tộc đặc biệt là dân tộc ít người.
Hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng phải được thể hiện qua các tiêu chí:
Mức độ cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc.
Hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc phải được thể hiện thông qua mức độ nâng cao
trình độ dân trí.
Hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc phải được thể hiện thông qua việc giải quyết các
vấn đề xã hội: việc làm, chăm sóc sức khoẻ, môi trường…
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước
Thắng lợi của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển
mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có vùng dân tộc ít người. Kinh tế - xã hội phát triển thúc

đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít người với dân tộc Kinh và giữa các dân
tộc ít người với nhau góp phần củng cố mối quan hệ giữa các dân tộc. Những chính sách đúng
đắn của Đảng nhằm đảm bảo bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc đã thúc đẩy
mối quan hệ bền chặt giữa các dân tộc.


9
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

2.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Định Hoá, tỉnh Thái
Nguyên hiện nay
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Định Hoá
Huyện Định Hoá là một huyện miền núi ở phía Tây - Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, được
giới hạn ở toạ độ địa lí từ 105,29 đến 103,43 độ kinh đông; 21,45 đến 22,30 độ vĩ bắc, cách
trung tâm thành phố Thái Nguyên 50km theo quốc lộ 3 (Phụ lục 1).
* Vị trí địa lí
Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam giáp hai huyện Đại Từ và Phú
Lương (tỉnh Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn), phía Tây giáp
huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).
Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính gồm 23 xã (Linh Thông, Lam Vĩ, Quy Kỳ, Kim Sơn,
Kim Phượng, Tân Thịnh, Bảo Linh, Trung Lương, Trung Hội, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Sơn Phú,
Điềm Mặc, Bình Thành, Phú Đình, Định Biên, Phượng Tiến, Phúc Chu, Linh Thông, Đồng
Thịnh, Tân Dương, Bảo Cường, Bình Yên) và một thị trấn là Chợ Chu.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Định Hoá là 322,72 km
2
chiếm 14,76% diện tích đất tự
nhiên Thái Nguyên và xếp thứ ba toàn tỉnh.
* Địa hình

Địa hình huyện Định Hoá chia làm hai vùng: Vùng núi cao bao gồm địa bàn các xã ở phía
bắc huyện (Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu,
Bảo Linh). Trong vùng này có các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc lớn.
Trong đó, có dãy núi đá vôi thuộc phần cuối của cánh cung Sông Gâm kéo dài từ phía Bắc
qua trung tâm huyện tạo nên bức tường thành ở phía Đông thị trấn Chợ Chu và dừng lại ở xã
Trung Hội. Dãy núi đá vôi này có độ cao từ 200 đến 400m, địa bàn này có nhiều rừng già,
suối nhỏ, đất canh tác ít, cư dân thưa thớt. Tiếp theo là vùng núi thấp gồm địa bàn thị trấn
Chợ Chu và các xã Bảo Cường, Trung Hội, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu. Vùng núi này có độ cao
trung bình từ 50 đến 200m, độ dốc nhỏ, nhiều rừng già và những cánh đồng màu mỡ.
* Khí hậu
Huyện Định Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh hưởng của khí hậu vùng
cao. Một năm chia thành 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô kéo dài
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ bình quân năm 22,5
0
C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 14,6
0
C,
nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7) là 42,6
0
C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,6
0
C,
biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8 đến 10
0
C.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và dân số của huyện Định Hoá
Trên địa bàn huyện mật độ dân số bình quân là 185 người/km
2
, nhìn chung Định Hóa là

một trong những huyện có mật độ dân số thấp so với các huyện còn lại trong tỉnh Thái
Nguyên.
Dân cư trên địa bàn huyện phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn
Chợ Chu: 1.499 người/km
2
, các xã phía Bắc huyện xa trung trâm có mật độ dân số thấp hơn
như: Quy Kỳ: 61 người/km
2
; Tân Thịnh: 75 người/km
2
; Bảo Linh: 81 người/km
2


10
Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 9.929 ha, đất lâm nghiệp là 22.169 ha, nên xác định
một trong những thế mạnh chính của huyện là sản xuất nông - lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng,
kinh tế trạng trại.
2.1.3. Tình hình dân tộc và văn hóa của các dân tộc huyện Định Hoá
Tổng dân số Định Hoá là 91.839 người với 8 dân tộc sinh sống là: Tày, Kinh, San Chí,
Nùng, Dao, Hoa, Sán Dìu, H’Mông.
* Dân tộc Tày: Dân tộc Tày có lịch sử cư trú lâu đời ở huyện Định Hoá. Người Tày chiếm
49,2% dân số toàn huyện và là dân tộc đông nhất huyện. Trước đây dưới thời phong kiến
dòng họ Ma, một dòng họ lớn của người Tày được triều đình phong kiến phong là phiên thần
đời đời cai trị. Có những xã của huyện Định Hoá người Tày chiếm tới 90% như: Linh Thông,
Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên.
* Dân tộc Kinh: Là dân tộc có dân số đứng thứ hai ở Định Hoá chiếm 34,8%. Người Kinh
đến định cư tại Định Hoá theo nhiều con đường khác nhau: những quan lại được triều đình
phong kiến cử lên làm quan mang theo gia đình, dòng tộc. Một bộ phận đi buôn bán, làm ăn ở
lại định cư, thời Pháp thuộc bộ phận những người làm công cho các công sở của thực dân Pháp,

trong kháng chiến chống Pháp những người lên Việt Bắc rồi ở lại đây. Đặc biệt là trong những
năm 60 một lượng người Việt không nhỏ ở các tỉnh đồng bằng: Thái Bình, Nam Định, Hải
Hưng lên khai hoang theo chính sách kinh tế mới.
* Dân tộc Nùng: Chiếm 3,3% dân số toàn huyện. Người Nùng vốn là một trong bốn dòng
họ lớn ở Trung Quốc và trở thành tên gọi chính thức vào thế kỉ 15. Những người Nùng sinh
sống trước kia ở nước ta đã hoà vào dân tộc Tày, còn những người Nùng hiện nay mới di
chuyển vào Việt Nam khoảng 200 năm nay. Người Nùng Định Hoá định cư lâu đời ở đây,
một số từ Tuyên Quang sang hoặc Bắc Kạn chuyển đến.
* Dân tộc Hoa: Chiếm 1,4% dân số toàn huỵên. Dân tộc Hoa tập trung đông nhất ở huyện
Định Hoá chiếm 48,89% số người Hoa trong tỉnh Thái Nguyên. Một số xã có đông người Hoa
sinh sống đó là: Kim Phượng, thị trấn Chợ Chu, Bảo Cường, Tân Dương, Kim Sơn. Những
người Hoa có mặt ở Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm. họ là lưu dân có nguồn gốc từ
các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc).
Tóm lại, Định Hoá là bức tranh đa màu sắc về dân tộc và văn hoá nhưng vẫn hoà hợp,
thống nhất.
Về ngôn ngữ
Huyện Định Hoá có 8 dân tộc thuộc các ngữ hệ sau:
* Ngữ hệ Tày - Thái có dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay (Cao Lan - San Chí).
* Ngữ hệ Việt Mường có 2 dân tộc là Việt và Mường.
* Ngữ hệ Hán có Hoa, Sán Dìu.
* Ngữ hệ Mông Miền có Mông, Dao.
Trong ngôn ngữ Định Hoá ngữ hệ Tày - Thái đóng vai trò quan trọng. Tiếng Tày là tiếng
mẹ đẻ được sử dụng phổ biến trong các bản người Tày. Do vốn từ Tày Nùng hạn chế nhất là
để gọi tên những khái niệm mới, những thuật ngữ khoa học nên xảy ra hiện tượng vay mượn
tiếng Việt.
2.2. Tình hình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái
Nguyên hiện nay
2.2.1. Những thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân tộc của huyện Định Hoá
Từ năm 1998 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước để tiến hành sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính sách dân tộc của huyện Định Hóa tập


11
trung vào phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện. Nhiều chương trình, dự án kinh tế
được triển khai: Chương trình 134, Chương trình 135, những chính sách trợ giá, trợ cước,
chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, về giáo dục,chính sách hỗ trợ người nghèo về đất sản
xuất, nhà ở, chính sách tín dụng ưu đãi và nhiều chính sách kinh tế - xã hội khác nhiều dự
án lớn đã được triển khai ở vùng dân tộc ít người và miền núi như: dự án xóa đói giảm nghèo,
dự án hạ tầng cơ sở cho các xã thuộc Chương trình 135, dự án định canh định cư, xóa nhà dột
nát cho người nghèo, thực hiện đề án xuất khẩu lao động những chương trình, dự án trên
bước đầu đã đem lại hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội
của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh.
* Về kinh tế
Sau những năm thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện,
đặc biệt là từ Đại hội huyện Đảng bộ khoá XX, khóa XXI (nhiệm kỳ 2000-2005, và nhiệm kỳ
2006 - 2010), tình hình kinh tế của huyện tiếp tục có sự ổn định và phát triển, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân là 12,1%, cơ cấu kinh tế
ước năm 2010 là: Nông - lâm nghiệp 46,3%; thương mại - dịch vụ 39,6%; công nghiệp - xây
dựng 14,1% (năm 2005 cơ cấu này là: 49,2% - 37,3% - 13,5%). Thu nhập bình quân đầu
người ước năm 2010 đạt 9,7 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2005.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn.
- Sản xuất công nghiệp - xây dựng
- Thương mại, dịch vụ và du lịch

12
* Về chính trị
Công tác tổ chức bộ máy, cán bộ được quan tâm, hệ thống chính trị của huyện được củng
cố vững chắc, chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng từng bước được nâng lên, đội
ngũ cán bộ được quan tâm đào tạo và đào tạo lại, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đến nay
toàn huyện có 5.664 đảng viên sinh hoạt ở 44 tổ chức cơ sở đảng (năm 2006 là 4.999 đảng
viên). Năm 2009 có 28 tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, và đã kết nạp

thêm được 310 đảng viên mới trong đó đảng viên mới là nữ là 163 người chiếm 52,5%.
* Về Văn hóa - xã hội
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ các dân tộc trên đất nước ta đều
có giá trị và sắc thái văn hóa riêng, các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú
nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và
phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em. Kế thừa tinh thần đó, Đảng bộ huyện
Định Hóa luôn luôn quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao trình độ dân trí cho
các dân tộc thiểu số, xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp, phát triển văn hóa dân tộc trong
mối quan hệ kết hợp giữa truyền thống và hiện đại; đào tạo cán bộ văn hóa cho dân tộc thiểu
số, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, chống “diễn biến hòa bình”. Như vậy, chính sách văn
hóa dân tộc ở nước ta thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng những giá trị văn hóa, phong tục, tập
quán của các tộc người. Tạo điều kiện để văn hóa các tộc người phát triển hài hòa trong sự
phát triển chung của một nền văn hóa đa tộc người. Từ đó, góp phần xây dựng một nền văn
hóa thống nhất trong đa dạng.
* Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội
Công tác quốc phòng, quân sự địa phương hàng năm được triển khai đồng bộ và đạt hiệu
quả. Đã quán triệt và thực hiện tốt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về tăng cường công
tác quốc phòng - an ninh, bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng
chiến đấu ở các cấp. Tổ chức xây dựng, huấn luyện lực lượng thường trực, lực lượng dân
quân tự vệ, dự bị động viên và diễn tập khu vực phòng thủ cấp xã, cấp huyện đạt kết quả khá.
Công tác tuyển quân, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng đều hoàn
thành kế hoạch. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ, phòng chống bạo loạn lật đổ, phòng
chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, góp phần giữ vững ổn định
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
* Nguyên nhân đạt được kết quả:
Để có được những kết quả trên các lĩnh vực trong thời gian vừa qua là do huyện tiếp tục
nhận được sự quan tâm của Trung ương Đảng, của Chính phủ, của các bộ ngành Trung ương,
của lãnh đạo tỉnh, cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ban, ngành trong tỉnh, sự ủng
hộ giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tạo nhiều điều kiện

và nguồn lực cho huyện giải quyết các khó khăn để phát triển.
Ban Thường vụ huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, lãnh đạo Ủy ban nhân
dân huyện đã không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc, luôn có sự thống nhất cao
trong việc quyết định những vấn đề trọng tâm, bức thiết của địa phương, sát đúng thực tế, hợp
lòng dân tạo ra sự ổn định chung, góp phần quan trọng đối với sự phát triển của địa phương.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã huy động được sức mạnh tổng hợp, sự đoàn kết nhất trí
cao trong toàn Đảng bộ, sự nỗ lực phấn đấu của các cơ quan, đơn vị và sự đồng thuận tích cực
ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của huyện.

13
Sự đoàn kết của đồng bào các dân tộc trong huyện đã được phát huy mạnh mẽ trong công
cuộc đổi mới. Tinh thần đó đã biến thành sức mạnh tổng hợp để nhân dân trong huyện vượt
qua những khó khăn, từng bước phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống.
2.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc của huyện Định Hoá
* Trong phát triển kinh tế
* Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội
- Trên lĩnh vực chính trị
* Nguyên nhân của những hạn chế
Về nguyên nhân khách quan: Do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch bệnh
và cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Do kinh tế của huyện có điểm xuất phát thấp, quy mô nhỏ,
phụ thuộc nhiều vào nguồn lực đầu tư từ bên ngoài; huyện không có nhiều lợi thế so sánh để
phát triển, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
Về nguyên nhân chủ quan:
Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác điều hành của bộ máy chính quyền từ huyện
đến cơ sở trên một số lĩnh vực còn yếu kém, chậm được khắc phục, phương pháp và cách
thức làm việc còn nặng về hành chính, chưa sát tình hình và cơ sở.
2.2.3. Những yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc của huyện Định
Hoá
2.2.3.1. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ

2.2.3.2. Quan tâm tới điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện
- Điều kiện tự nhiên:
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
2.2.3.3. Quan tâm đến đặc điểm tình hình dân tộc
2.2.3.4. Khắc phục tâm lý tự ti của một bộ phận đồng bào dân tộc ít người

14
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH DÂN
TỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện chính sách dân tộc
trong thời kì đổi mới
Từ sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan
tâm đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng miền núi, dân tộc điều đó càng thể hiện
sâu sắc bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng và văn minh", xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền để tiến tới
xây dựng một xã hội phát triển toàn diện, đại bộ phận nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, đó là mục tiêu lớn nhất toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức phấn đấu thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, lần thứ VII, lần thứ VIII,
lần thứ IX, lần thứ X, và lần thứ XI, nhiều chủ trương chính sách đối với đồng bào dân tộc,
miền núi được ban hành. Đó là những định hướng cơ bản, những giải pháp lớn, những chính
sách thiết thực nhằm phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa cho các đồng bào dân tộc, miền núi.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn về
phát triển kinh tế - xã hội miền núi: Số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989, Quyết định của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính
sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao nhận thức, mức sống vật chất, tinh

thần cho đồng bào các dân tộc, nhanh chóng thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, chậm phát
triển để hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội,
an ninh quốc phòng. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khoá IX (tháng
01/2003) đã ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW về chính sách dân tộc, tiếp đó Nghị quyết 24
của BCH Trung ương về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Nghị quyết 163 của
Chính phủ về giao đất, giao rừng, chỉ thị 08, 19 về xây dựng đời sống văn hóa.
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở huyện
Định Hoá
3.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối và chính sách
của Đảng và Nhà nước ta của huyện Định Hoá
Với Đảng và các cấp uỷ Đảng:
Với chính quyền Nhà nước, các ban, ngành ở địa phương:
Với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân:
Như vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, đòi hỏi cần có sự
phối hợp triển khai đồng bộ giữa các cấp, các Ban, Ngành, Nhà nước phải bàn giao trách
nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành, có cơ chế quản lý hợp lý để tránh thất thoát nguồn vốn
các dự án, kịp thời động viên, hỗ trợ cán bộ và nhân dân ở các địa phương, giải quyết những
vướng mắc kiến nghị của cán bộ và nhân dân trong quá trình thực hiện.
3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân
tộc ở huyện Định Hóa
Thứ nhất: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch ổn định về phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số trong qui hoạch chung của toàn huyện.

15
Thứ hai: Tập trung phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Thứ ba: Khuyến khích, tạo điều kiện để thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển
nhanh.
3.2.3. Nhóm các giải pháp phát triển đời sống văn hoá, tinh thần, nâng cao dân trí
Thứ nhất: Cụ thể hoá việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, kết hợp bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống cho các dân tộc trong huyện.

Thứ hai: Nâng cao dân trí, xoà mù, phổ cập tiểu hoc và trung học xem đó là trọng tâm
của giáo dục đào tạo ở các vùng đồng bào dân tộc và là cơ sở, điều kiện cho sự phát triển
để góp phần thực hiện bình đẳng dân tộc.
3.2.4. Nhóm các giải pháp thực hiện các vấn đề xã hội
Thứ nhất: Xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, trong đó chú trọng đến đường giao thông nối liền trung tâm huyện đến các
xã, bản; các công trình thuỷ lợi; nước sinh hoạt, điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm
xá đây là điều kiện cần thiết ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa.
Thứ hai: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở vùng đồng
bào dân tộc ít người.
3.2.5. Nhóm các giải pháp phát huy vai trò hệ thống chính trị ở huyện Định Hóa
Thứ nhất: Đổi mới, kiện toàn và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị các địa
phương miền núi và vùng đồng bào các dân tộc. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ dân tộc ít người.
Thứ hai: Nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, quản lý của chính quyền, đổi
mới hoạt động của mặt trận, các đoàn thể.

16
KẾT LUẬN

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
về vấn đề dân tộc trong điều kiện cụ thể của đất nước, chính sách này thể hiện ý chí của giai
cấp công nhân, phù hợp với nguyện vọng của các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc ít người
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Nội dung chính sách dân
tộc của Đảng và nhà Nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá,
an ninh quốc phòng và con người. Đó là những quan điểm, tư tưởng mang tính biện chứng, là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiên nay, việc thực hiện
có hiệu quả những chủ trương chính sách dân tộc của Đảng và nước là hết sức quan trọng,
góp phần tạo thắng lợi chung mà nhiệm vụ cách mạng đang đặt ra. Tỉnh Thái Nguyên đã quan

tâm đến sự phát triển vùng đồng bào các dân tộc, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc ít người ở
vùng sâu, vùng xa. Thực tế quá trình triển khai và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện Định Hóa, đã làm cho vùng đồng bào dân tộc có nhiều
chuyển biến quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được cải thiện, trình độ dân
trí ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng được nâng cấp, hệ thống chính
trị luôn được củng cố, an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, những chuyển biến trên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu chung của toàn huyện, và
xu thế phát triển chung của đất nước. Đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, phương
thức sản xuất còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém cần được ưu
tiên đầu tư để phát triển kinh tế hàng hoá, phù hợp với lợi thế và nguồn lực tại chỗ.
Từ việc nghiên cứu, phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên hiện nay, luận văn đã tập trung làm rõ:
Thứ nhất, khái quát cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng và Nhà nước ta về
vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, quan niệm về hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước.
Thứ hai, Định Hóa là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên, có 8 dân tộc anh em
cùng sinh sống. Dù có nhiều thành phần dân tộc, với những phong tục tập quán, trình độ sản
xuất khác nhau, nhưng nhân dân các dân tộc Định Hóa luôn đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn
gian khổ cùng nhau bảo vệ và xây dựng quê hương.
Thứ ba, từ phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Định Hóa
trong thời gian qua, luận văn đã chỉ ra 4 vấn đề đặt ra (nâng cao năng lực tổ chức thực hiện
chính sách của đội ngũ cán bộ; quan tâm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của
huyện; quan tâm đến đặc điểm tình hình dân tộc; khắc phục tâm lý tự ti của một bộ phận đồng
bào dân tộc ít người). Giải quyết tốt những vấn đề đặt ra trên - tức là đã thực hiện có hiệu quả
chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Thứ tư, luận văn đã đề xuất 5 nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
dân tộc trên địa bàn huyện Định Hóa (về xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối và chính
sách; về phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc; về phát triển đời sống
văn hóa, tinh thần, nâng cao dân trí; về vấn đề xã hội; về phát huy vai trò của hệ thống chính
trị).

Những nội dung đề cập trong luận văn còn rất nhỏ bé so với yêu cầu của thực tiễn đang
đặt ra cho huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện chính sách dân tộc. Song
tác giả muốn chuyển hóa những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu, nỗ lực thực hiện đề tài

17
này mong muốn góp một phần nhỏ bé về mặt lý luận nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc
của huyện Định Hóa nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung.

References
1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Lịch sử công tác dân vận Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên (1930 - 2010), Nxb Nhà in Báo Thái Nguyên.
2. Ban chấp hành huyện Định Hóa (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Định Hóa (1930 -
2000), Nxb. Nhà in quân đội.
3. Ban Dân tộc (2001), Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta (tài liệu bồi
dưỡng cán bộ về công tác dân tộc), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ
điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
6. Hoàng Chí Bảo (2009), Đảm bảo bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc
trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và mối quan hệ
dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung
ương Khóa VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung
ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung

18
ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng bộ huyện Định Hóa (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Định Hóa lần thứ
XXII - nhiệm kì 2010 -2015, Thái Nguyên.
19. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVIII, Công ty cổ phần in Thái Nguyên.
20. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển
bách khoa Việt Nam, tập 1 (A - Đ), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
21. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Lý Thị Hương (2009), “ Địa danh huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” Luận văn thạc
sĩ ngôn ngữ, Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên
23. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 24, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
24. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
25. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 27, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 30, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.

27. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 38, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
28. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. C.Mác - Ph.Ăngghen (2008), Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
30. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (2000), Về các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
36. Phạm Xuân Nam (1997), Đổi mới chính sách xã hội luận cứ và giải pháp, Nxb. Chính

19
trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hoàng Đức Nghi (2001), Về công tác dân tộc trong 10 năm đổi mới 1990 - 2000, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Nguyễn Quốc Phẩm - Trịnh Quốc Tuấn (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân
tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Nguyễn Quốc Phẩm (2006), Công bằng và bình đẳng xã hội trong mối quan hệ tộc
người ở các quốc gia đa dân tộc, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
40. Lê Ngọc Thắng (2005), Một số vấn đề về dân tộc và phát triển, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
41. Trịnh Quốc Tuấn (1996), Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Vương Hoàng Tuyên (1981), Tập san sử học số 2, Thông báo khoa học , Nxb. Đại học
và Trung học, Hà Nội.
43. Hoàng Thị Tươi (2007), Lễ hội Lồng Tồng truyền thống của dân tộc Tày Nùng ở huyện
Định Hoá Thái Nguyên, Luận văn cử nhân khoa học, Đại học Thái Nguyên.
44. Trung tâm Từ điển học (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.

45. Ủy ban Dân tộc (2006), Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và vùng núi Việt
Nam, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
46. Uỷ ban nhân dân huyện Định Hoá (2001), Đề án khôi phục và phát triển tinh hoa văn
hoá truyền thống dân tộc huyện Định Hoá giai đoạn 2001-2005, Thái Nguyên.
47. Uỷ ban nhân dân huyện Định Hoá (2003), Quy hoạch tổng thể xây dựng kết cấu hạ
tầng khu ATK huyện Định Hoá đến năm 2010, Thái Nguyên.
48. Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa (2009), Báo cáo về việc đánh giá giữa kì chương
trình mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo và Giải quyết việc làm giai đoạn 2006 - 2010,
Số: 34/BC-UBND.
49. Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa (2011), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình 135
giai đoạn II (2006 -2010), Số: 35/BC-UBND.
50. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002),
Tập bài giảng lý luận dân tộc và chính sách dân tộc (Hệ cử nhân), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
51. Viện Dân tộc học (2004), Dân cư, dân tộc tỉnh Thái Nguyên (Địa chí Thái Nguyên), Hà
Nội.
52. Viện Dân tộc (2006), Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số,

20
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Viện Nghiên cứu Chính sách dân tộc và Miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định
hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Xtalin (1976), Toàn tập, tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
55. Nguyễn Như Ý (chủ biên - 1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.

×