Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÔI MỸ HÒA
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học:

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÔI MỸ HÒA


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học:

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên, năm 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã học đƣợc trong nhà trƣờng. Đƣợc
sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ nhiêm khoa Môi trƣờng,
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và đề xuất biện
pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên”
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến ban chủ nhiệm Khoa Môi trƣờng, toàn thể các thầy cô giáo trong
khoa, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Huệ đã tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo và
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn các cán bộ hiện đang làm việc tại phong Tài Nguyên
Và Môi Trƣờng Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ
em hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, em xin đƣợc gửi đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
và tạo niềm tin cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ trong
thời gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lôi Mỹ Hòa


ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại ............................................5
Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại ................................................6
Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các
hiện tƣợng về độ độc cần ghi trên nhãn ......................................................................7
Bảng 2.4. Phân loại độc tính thuốc BVTV của Tổ chức Y tế thế giới
và Tổ chức Nông lƣơng thế giới .................................................................................7
Bảng 2.5. Phân loại hóa chất theo đƣờng xâm nhập ...................................................9
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính
của huyện Định Hoá năm 2014 .................................................................................32
Bảng 4.2: Số lƣợng vật nuôi của huyện Định Hóa (2010- 2014) .............................32
Bảng 4.3: Giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện ...................................33
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu xã hội của huyện Định Hóa ..................................................34
Bảng 4.5. Dân số trung bình phân theo giới tính
và phân theo thành thị, nông thôn .............................................................................35
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng HCBVTV của ngƣời dân huyện Định Hóa ................38
Bảng 4.7. Các loại thuốc BVTV thông dụng tại Huyện Định Hóa năm 2015 .........39
Bảng 4.8: Các vấn đề liên quan khi sử dụng thuốc BVTV ......................................41
Bảng 4.9: Địa điểm cung cấp thuốc BVTV ..............................................................42
Bảng 4.10: Thực hành pha HCBVTV của ngƣời dân huyện Định Hóa ...................43
Bảng 4.11: Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV vụ mùa 2014 .................44
Bảng 4.12: Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV vụ xuân 2015 ................45
Bảng 4.13. Cách thức thu gom, xử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng .................47
Bảng 4.14: Quan điểm của ngƣời dân về hiện trạng sử dụng HCBVTV..................49
Bảng 4.15: Tình hình sâu, bệnh hại và sử dụng HCBVTV vụ mùa 2014 ...........51
Bảng 4.16: Ý kiến của ngƣời dân về ảnh hƣởng của HCBVTV đến môi trƣờng .....52
Bảng 4.17. Thực trạng các triệu chứng cơ năng của ngƣời dân
huyện Định Hóa ........................................................................................................55
Bảng 4.18. Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với HCBVTV
của ngƣời dân ............................................................................................................56
Bảng 4.19. Tỷ lệ một số bệnh lý thƣờng gặp tại huyện Định Hóa............................58



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Tác động của thuốc BVTV đến môi trƣờng và con đƣờng
mất đi của thuốc (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[8] .................................10
Hình 2.2 : Một số loài thiên địch...............................................................................14
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí huyện Định Hóa trong tỉnh Thái Nguyên ..............................28
Hình 4.2: Biểu đồ các vấn đề liên quan khi sử dụng thuốc BVTV ...........................41
Hình 4.3: biểu đồ thể hiện địa điểm cung cấp thuốc BVTV .....................................42
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện thực hành pha HCBVTV ...............................................43
Hình 4.5. Cách thức thu gom, xử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng ...................47
Hình 4.6: biểu đồ thể hiện quan điểm của ngƣời dân
về hiện trạng sử dụng HCBVTV ...............................................................................50
Hình 4.7 : Ý kiến của ngƣời dân về ảnh hƣởng
của HCBVTV đến môi trƣờng ..................................................................................52
Hình 4.8. Tỷ lệ một số bệnh lý thƣờng gặp tại huyện Định Hóa ..............................58
Hình 4.9. Tỷ lệ một số bệnh lý thƣờng gặp tại huyện Định Hóa ..............................58


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Ý nghĩa

Kí hiệu


1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

3

KHCN

Khoa học công nghệ

4

UBND

Uỷ ban nhân dân

5

WHO

The World Health Organization


6

CTNH

Chất thải nguy hại

7

HTX DVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp


v

MỤC LỤC
PHẦN 1.MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1. 2. Mục đích của đề tài .............................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................3
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
2.1. Tổng quan về thuốc BVTV ...............................................................................4
2.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật ...................................................................4
2.2.2 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật ......................................................................5
2.2. Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trƣờng
sinh thái và con ngƣời .............................................................................................10
2.2.1. Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trƣờng đất .......................10

2.2.2. Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến môi trƣờng nƣớc .......................................11
2.2.3. Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến môi trƣờng không khí ...............................11
2.2.4. Ảnh hƣởng tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật đến nông nghiệp .............12
2.2.5. Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con ngƣời ...............................13
2.2.6. Ảnh hƣởng của thuốc BVTV tới thiên địch ....................................................14
2.2.7. Hậu quả từ việc lạm dụng thuốc BVTV..........................................................15
2.3. Các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .............................................16
2.4. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới và Việt Nam ...................18
2.4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới ............................................18
2.4.2. tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam ...............................................21
2.4.3. Cơ sở pháp lí của đề tài ................................................................................24
PHẦN 3.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....26
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................26


vi

3.3 Nội dung nghiên cứu .........................................................................................26
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................26
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu ............................................................26
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn....................................................................27
3.4.3. phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu ..........................................................27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................28
4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .........................................28
4.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp .....................37
4.2.1. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ..............37
4.2.2 Hệ thống cung ứng .........................................................................................46
4.2.3. Những bất cập trong quá trình sử dụng.......................................................46
4.3. Tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trƣờng,

hệ sinh thái và sức khỏe ..........................................................................................51
4.3.1 tác động của HVBVTV đến môi trƣờng và hệ sinh thái .............................51
4.3.2.ảnh hƣởng của HCBVTV đến sức khỏe con ngƣời .........................................53
4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế ảnh huỏng của
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên. ....................................................................................................59
4.4.1. Giải pháp về thông tin tuyên truyền ............................................................59
4.4.2 Giải pháp về Thanh tra, kiểm tra ..................................................................60
4.4.3 Giải pháp về tổ chức sắp xếp lại hệ thống kinh doanh thuốc BVTV ........60
4.4.4.Giải pháp về đào tạo, huấn luyện .................................................................61
4.4.5. Biện pháp ngăn ngừa ....................................................................................61
4.4.6. Biện pháp sử dụng an toàn và hiệu quả ......................................................62
4.4.7. Giải pháp trong lĩnh vực kinh doanh ...........................................................62
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................65
5.1. Kết luận .............................................................................................................65
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................67


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nƣớc sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và
ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhƣng cũng rất
thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng.
Do vậy việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa
màng, giữ vững an ninh lƣơng thực quốc gia là một biện pháp quan trọng và
chủ yếu. Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triễn vũ bão của các

ngành khoa học, lĩnh vực hóa học và kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vât
(BVTV) đã có sự thay đổi rất mạnh mẽ: Sự hiểu biết sâu hơn về phƣơng thức
tác động của thuốc BVTV đã cho phép phát hiện ra nhiều hoạt chất mới có
phƣơng thức tác động khác trƣớc , đƣợc sử dụng một cách hiệu quả và an toàn
trong ngành sản xuất nông nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do
bùng nổ dân số, cùng với xu hƣớng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng
mạnh, con ngƣời chỉ còn cách là phải thâm canh để tăng sản lƣợng cây trồng.
Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh đƣợc là gây
nên nhƣng vấn đề nghiêm trọng cho môi trƣờng (mất cân bằng sinh thái, kéo
theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng …) và đời sống sinh hoạt của
con ngƣời. Nhằm giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con ngƣời phải tiến hành
các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hóa học là quan trọng. Cùng với
phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo an ninh
lƣơng thực cho loài ngƣời.Chính vì nhu cầu đó mà lƣợng thuốc hóa học dùng
cho việc bảo vệ thực vật ngày càng tăng cao.
Định hoá là huyện miền núi nằm phía Tây - Tây Bắc của tỉnh Thái
Nguyên trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 50km theo quốc lộ ba
và tỉnh lộ 254. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp vẫn đƣợc coi
là ngành kinh tế quan trọng trong phát triển cơ cấu kinh tế của huyện,Toàn
huyện có 2.806,83 ha đất khu vực nông thôn, dân số chiếm 93,2 % dân số


2

toàn huyện. Số lao động trên đồng ruộng và nhiều làng nghề Chè truyền
thống với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, cải thiện cơ sở
hạ tầng nông thôn, cơ giới hóa nông nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất
nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, khắc phục diễn
biến phức tạp của thời tiết.
Phƣơng pháp phổ biến của ngƣời dân khi cây trồng xuất hiện sâu

bệnh là sử dụng thuốc BVTV. Với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử
dụng có thể ngăn chặn các đợt dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả mọi
lúc mọi nơi, dễ mua bán trao đổi, đôi khi thuốc BVTV còn là giải pháp
duy nhất. Nếu sử dụng đúng mục đích, đúng kỹ thuật và có sự chỉ đạo
đồng bộ, thuốc BVTV sẽ đem lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây
trồng, bảo vệ nông sản. Với các ƣu điểm trên, thuốc BVTV đƣợc coi là
thuốc cứu sinh của ngƣời nông dân mỗi khi có dịch bệnh xảy ra và đƣợc
ngƣời dân sử dụng tự phát với số lƣợng lớn. Điều này không những không
mang lại hiệu quả trong việc phòng chống sâu bệnh, mà ngƣợc lại sẽ đem
đến những hậu quả rất khó lƣờng đối với cây trồng, cũng nhƣ với sức
khỏe của ngƣời sử dụng; và có thể dẫn đến nhờn thuốc gây phát dịch bệnh
trên diện rộng với mức độ nguy hại lớn hơn, phá vỡ quần thể sinh vật trên
đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, xua đuổi
chim chóc, phần tồn dƣ của thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nông
nghiệp, rơi xuống nƣớc bề mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nƣớc ngầm, phát
tán theo gió gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng tới súc khỏe con ngƣời.
Xuất phát từ thực tế đó, đƣợc sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà
trƣờng, khoa môi trƣờng, cô giáo Nguyễn Thị Huệ cùng toàn thể các thầy
cô giáo trong khoa và phòng tài nguyên và môi trƣờng huyện Định Hóa
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc Bảo
vệ thực vật và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”
1. 2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV và tác động của nó đến
sản xuất nông nghiệp tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


3

- Đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với điều kiện thực tế tại huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu, tài liệu thu thập phải chính xác.
- Đánh giá khái quát đƣợc hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại địa phƣơng.
- Các giải pháp đƣa ra phải có nghĩa thực tiễn và phù hợp với địa phƣơng.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Là điều kiện để củng cố kiến thức đã học trên lý thuyết , học hỏi thu
thâ ̣p đƣơ ̣c nhƣ̃ng kinh nghiê ̣m và bài ho ̣c quý báu tƣ̀ thƣ̣c tiễn sản xuấ t.
- Khái quát đƣợc hiện trạng sử dụng thuốc BVTV ở huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên để đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý phù hợp góp phần
vào việc quản lý môi trƣờng ở huyện Định Hóa nói riêng và tỉnh Thái Nguyên
nói chung.
- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao đƣợc phƣơng pháp làm
việc có khoa học có cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý
trong công việc.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá đƣợc hiện trạng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đƣa ra đƣợc các tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực trong sản
xuất nông nghiệp đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
- Tạo cơ sở đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý và xử lý việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật nặng một cách phù hợp.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trƣờng
cho nhân dân địa phƣơng.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về thuốc BVTV
2.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
- Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp,
đƣợc dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những
sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi
khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …) (TT 03/2013 – TT/BNNPTNT)[14]
- Chủng loại HCBVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay,
nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II
và III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid.(Lê Huy Bá, 2008 )[1]
-Dư lượng HCBVTV: Dƣ lƣợng là liều lƣợng hoạt chất và các sản phẩm
trung gian sau khi phân hủy có độc tính còn lại trong nông sản, môi trƣờng có
khả năng gây độc. (Võ Tòng Xuân Và Huỳnh Văn Thòn,2013)[12]
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con ngƣời có ảnh hƣởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con ngƣời và sinh vật.(Luật bảo vệ môi trƣờng, 2014)[13]
- Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các
thành phần môi trƣờng không phù hợp vói tiêu chuẩn kĩ thuật môi trƣờng và
tiêu chuẩn môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật.(Luật
bảo vệ môi trƣờng, 2014)[13].
- Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở
một lƣợng nhất định của chất độc đó. Độc tính là tính gây độc của một chất
đối với cơ thể sinh vật. Độc tính đƣợc chia ra các dạng:
+ Độc cấp tính: Chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì,
kí hiệu LD50 (letal dosis 50), biểu thị lƣợng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng
lƣợng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thƣờng là chuột hoặc
thỏ). Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở trong nƣớc) thì đƣợc kí



5

hiệu LC50 (letal concentration 50) biểu thị lƣợng chất độc (mg) trong 1m3
không khí hoặc 1 lít nƣớc có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm. LD50 và
LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao.
+ Độc mạn tính (độc trường diễn): Chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong
cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thƣ hoặc quái thai, dị dạng(Lê Quốc
Tuấn, 2014)[10].
- Trong những năm gần đây, hóa chất BVTV đƣợc sử dụng tăng lên
đáng kể, cả về số lƣợng lẫn chủng loại. Theo báo cáo của Bộ thƣơng mại thì
hàng năm, mức tiêu thụ thuốc bảo vệ trong nƣớc khoảng 1,5 triệu tấn, không
kể một số lƣợng không nhỏ đƣợc nhập cảng lậu qua đƣờng biên giới mà chính
quyền không thể kiểm soát đƣợc.
Việc phân loại hóa chất BVTV khá đa dạng, với nhiều cách phân loại
khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu
2.2.2 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
2.2.2.1 Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại,
đơn vị đo lƣờng đƣợc biểu thị dƣới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính
bằng mg/kg cơ thể. Các loại thuốc BVTV đƣợc chia mức độ độc nhƣ sau:
Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng
Qua miệng
Rất độc
Độc
Độc trung bình
Ít độc


Qua da

Dạng rắn
Qua miệng

Qua da

≤ 20

≤ 40

≤5

≤ 10

20 – 200

40 – 400

5 – 50

10 – 100

200 – 2000

400 – 4000

50 – 500

100 – 1000


> 2000

> 4000

> 500

> 1000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[8]


6

Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại
Nhóm độc

LD50 qua
miệng (mg/kg)
LD50 qua da
(mg/kg)
LD50 qua hô
hấp (mg/l)

Phản ứng niêm
mạc mắt

Phản ứng da

Nguy hiểm


Báo động

Cảnh báo

Cảnh báo

(I)

(II)

(III)

(IV)

< 50

50 – 500

500– 5.000

> 5.000

< 200

200–2.000

<2

0,2 – 2


2 – 20

> 20

Gây hại
niêm mạc,
đục màng,
sừng mắt
kéo dài > 7
ngày

Đục màng
sừng mắt và
gây ngứa
niêm mạc 7
ngày

Gây ngứa
niêm mạc

Không gây
ngứa niêm
mạc

Mẩn ngứa da
kéo dài

Mẩn ngứa
72 giờ


Mẩn ngứa
nhẹ 72 giờ

Phản ứng
nhẹ 72 giờ

2.00020.000

>20.000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[8]
Trong đó:
LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị
LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
 Liều 5mg/kg thể trọng tƣơng đƣơng một số giọt uống hay nhỏ mắt.
 Liều 5-50mg/kg thể trọng tƣơng đƣơng một thìa cà phê.
 Liều 50-500mg/kg thể trọng tƣơng đƣơng hai thìa súp.


7

Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các
hiện tƣợng về độ độc cần ghi trên nhãn
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Nhóm
độc

Qua miệng


Chữ đen Hình tƣợng (đen) Vạch màu
Thể rắn

Nhóm
độc I

Qua da

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

Đầu lâu xƣơng
Rất độc

chéo trong hình

Đỏ

≤ 50

Vàng

>50- 500

≤ 200

≤ 100


≤ 400

>200–

> 100 – > 400 –

2.000

1.000

4.000

> 1.000

> 4.000

> 1.000

> 4.000

thoi vuông trắng

Nhóm
độc II

Chữ thập chéo
Độc cao

trong hình thoi

vuông trắng
Đƣờng chéo không

Nguy
Nhóm

hiểm

độc III
Cẩn thận

liền nét trong hình
thoi vuông trắng

Xanh nƣớc 500 –

>2.000 –

biển

3.000

2.000

Không biểu tƣơng Xanh lá cây > 2.000

> 3.000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[8]
Bảng 2.4. Phân loại độc tính thuốc BVTV của Tổ chức Y tế thế giới

và Tổ chức Nông lƣơng thế giới
Loại độc

LD50(chuột) (mg/kg thể trọng)
Đƣờng miệng
Chất rắn

Chất lỏng

Đƣờng da
Chất rắn

Chất lỏng

Ia: Cực độc

≥5

≥20

≥10

≥40

Ib: Rất độc

5 - 50

20 - 200


10 - 100

40 – 400

II: Độc vừa

50 - 500

200 - 2000

100 - 1000

400 – 4000

III: Độc nhẹ

≥500

≥2000

≥1000

≥4000

IV Loại sản phẩm không gây độc khi sử dụng bình thƣờng

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[8]


8


2.2.2.2 Phân loại theo đối tượng phòng chống
Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2006)[3] thì có rất nhiều cách phân loại
khác nhau và đƣợc phân ra nhƣ sau:
Thuốc trừ sâu (insecticide):
Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay
di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trƣờng. Chúng đƣợc
dùng để diệt trừ hay ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng,
nông lâm sản, gia súc và con ngƣời.
Trong thuốc trừ sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh
trƣởng ngƣời ta còn chia ra: Thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non
Thuốc trừ bệnh (Fungicide):
Thuốc trừ bênh bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học (vô cơ
hoặc hữu cơ), sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay
diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bằng cách
phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất… Thuốc trừ bệnh dùng để bảo
vệ cây trồng trƣớc khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấn công. Thuốc trừ bệnh
bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides).
Thuốc trừ chuột (Rodenticide): Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc
có nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phƣơng thức tác động rất khác
nhau, đƣợc dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và các loài gậm
nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng con đƣờng vị độc và xông hơi.
Thuốc trừ nhện (Acricide):
Những chất đƣợc dung chủ yếu để trừ nhện hại cây trồng và các loài
thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết các thuốc trừ nhện hiện nay đều có
tác dụng tiếp xúc.
Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp
đƣợc dùng để xử lý đất trƣớc tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt
giống và cả trong cây.



9

Thuốc trừ cỏ (Herbicide):
Các chất đƣợc dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự sinh trƣởng cây
trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng, quanh các công trình
kiến trúc, sân bay, đƣờng sắt… Và gồm cả các thuốc trừ rong rêu ruộng, kênh
mƣơng. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi dùng
thuốc trong nhóm này đặc biệt thận trọng.
2.2.2.3. Dựa vào con đường xâm nhập (hay tác động của thuốc) đến dịch hại
Bảng 2.5. Phân loại hóa chất theo đƣờng xâm nhập
Loại chất độc

Con đƣờng xâm nhập

Xâm nhập qua biểu bì của dịch hại. Thuốc sẽ phá hủy bộ máy
thần kinh của dịch hại nhƣ Bassa, Mipxin…
Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua
Chất độc vị độc
đƣờng tiêu hóa của dịch hại nhƣ : 666, Dupterex…
Là loại thuốc có khả năng bốc thành hơi, đầu độc bầu không
Chất độc xông hơi
khí bao xung quanh cơ thể dịch hại qua bộ máy hô hấp.
Là loại thuốc đƣợc xâm nhập vào cây qua lá, thân, rễ, cành…
Chất độc nội hấp
rồi đƣợc vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn nhựa của
cây, tồn tại trong đó một thời gian và gây chết cơ thể sinh vật.
Là loại thuốc đƣợc xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ
Chất độc thấm sâu yếu theo chiều ngang, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống
ẩn nấp trong tổ chức tế bào thực vật nhƣ: Wofatox…

Chất độc tiếp xúc

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[8]
2.2.2.4. Dựa vào nguồn gốc hóa học
- Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây
cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật, các sản phẩm có
nguồn gốc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ có khả năng
tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có
khả năng tiêu diệt dịch hại (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[8]
Ngoài ra còn rất nhiều cách phân loại khác nhau.


10

2.2. Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trƣờng sinh thái và
con ngƣời
Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, thuốc
BVTV đã tác động đến môi trƣờng bằng nhiều cách khác nhau, theo sơ đồ:
Không khí

Đất

Thực vật

Thuốc bảo vệ thực
vật


Thực phẩm
Nƣớc
Động vật

Ngƣời

Hình 2.1. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường
mất đi của thuốc (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[8]
2.2.1. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường đất
Sự tồn tại và chuyển vận HCBVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu
tố cấu trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm, loại đất, điều kiện tiết
thủy lợi, loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất.
Hóa chất bảo vệ thực vật có thể hấp thụ từ đất vào cây trồng, đặc biệt
các loại rễ của rau nhƣ củ cà rốt và cỏ. HCBVTV đƣợc hấp thu từ đất vào cỏ,
súc vật ăn cỏ nhƣ trâu bò sẽ hấp thu toàn bộ dƣ lƣợng HCBVTV trong cỏ vào
thịt và sữa. Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lƣu lâu dài trong đất, ví dụ
DDT và các chất clo hữu cơ sau khi đi vào môi trƣờng sẽ tồn tại ở các dạng
hợp chất liên kết trong môi trƣờng, mà những chất mới thƣờng có độc tính


11

hơn hẳn, xâm nhập vào cây trồng và tích luỹ ở quả, hạt, củ sau đó di truyền
theo thực phẩm đi vào gây hại cho ngƣời, vật nhƣ ung thƣ, quái thai, đột biến gen...
Khi thuốc bảo vệ thực vật (chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào
môi trƣờng đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng
giống nhƣ tác hại của phân bón hoá học dƣ thừa trong đất. Do khả năng diệt
khuẩn cao nên thuốc bảo vệ thực vật đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có
lợi trong đất, làm hoạt tính sinh học trong đất giảm. Hệ VSV sống trong đất
(nấm, vi khuẩn, các loài côn trùng, ve bét, giun đất...) có khả năng phân giải

xác, tàn dƣ động thực vật làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho
cây phát triển tốt và duy trì độ màu mỡ của đất. Các thuốc BVTV khi rơi
xuống sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của VSV đất làm cho đất bị chai cứng, cây
không hút đƣợc dinh dƣỡng, do đó dẫn đến hiện tƣợng cây còi cọc, đất bị
thoái hóa...
2.2.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trƣờng nƣớc theo rất nhiều cách :
- Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nƣớc thông qua môi trƣờng đất.
- Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nƣớc.
- Nƣớc chảy qua các vùng đất có sử dụng thuốc BVTV.
- Do nƣớc thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thuốc BVTV.
Theo ƣớc tính hàng năm chúng ta có khoảng 213 tấn thuốc BVTV theo
bụi và nƣớc mƣa đổ xuống Đại Tây Dƣơng (Nguyễn Thị Dƣ Loan, 2004) [6].
Thuốc BVTV vào nƣớc gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc gồm cả nƣớc
mặt và nƣớc ngầm, suy thoái chất lƣợng nguồn nƣớc, ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến các hoạt động sống của các sinh vật thủy sinh.
2.2.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường không khí
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trƣờng không khí gây mùi khó chịu
khiến cho không khí bị ô nhiễm. Các tác nhân bên ngoài nhƣ gió sẽ thúc đẩy
quá trình khếch tán của thuốc làm ô nhiễm không khí cả một vùng rộng lớn. Ô


12

nhiễm không khí do thuốc BVTV sẽ tác động xấu đến sức khỏe con ngƣời và
các động vật khác thông qua con đƣờng hô hấp.
- Qua đƣờng qua miệng và hô hấp: Thuốc xâm nhập qua đƣờng miệng
thƣờng gây ngộ độc rất nặng.
+ Xảy ra bất ngờ do thuốc bắn vào miệng.
+ Ăn uống hoặc hút thuốc bằng tay có dính thuốc.

Để chung thức ăn, nƣớc uống với thuốc trong quá trình vận chuyển
hoặc lƣu trữ, đựng thuốc trong chai nƣớc uống hoặc đồ đựng thức ăn (dễ bị
dính thuốc vào thức ăn hoặc nhầm lẫn).
+ Ăn phải thực phẩm có thuốc hoặc nông sản có dƣ lƣợng thuốc vƣợt
mức cho phép.
+ Uống nƣớc ở các ao hồ hoặc nguồn nƣớc bị nhiễm thuốc BVTV.
+ Khi sử dụng thuốc có đặc điểm bay hơi, thuốc dạng bột chúng ta có
thể bị hít phải thuốc khi đang phun hoặc hít phải khói thuốc khi đốt hay tiêu
huỷ bao bì.
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trƣờng không khí theo nhiều nguồn
khác nhau:
- Khi phun vãi thuốc sẽ xâm nhập vào không khí theo từng đợt dƣới
dạng bụi, hơi. Tốc độ xâm nhập vào không khí tùy loại hóa chất, tùy theo
cách sử dụng và tùy theo điều kiện thời tiết.
- Do ảnh hƣởng của các hiện tƣợng thời tiết nhƣ gió, bão, mƣa...bào
mòn và tung các bụi đất có chứa thuốc BVTV vào không khí.
- Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rò rỉ hóa chất trong quá
trình sản xuất, vận chuyển thuốc BVTV (Nguyễn Thị Dƣ Loan, 2004)[6].

2.2.4. Ảnh hưởng tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật đến nông nghiệp
Thuốc BVTV đƣợc xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại ở các bộ phận của
cây, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây nhƣ sau:


13

-Thuốc làm cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tăng.
- Rút ngắn thời gian sinh trƣởng ra hoa sớm, quả chín sớm.
- Tăng sức chống chịu với điều kiện bất thuận lợi nhƣ: chống rét, chống
hạn, chống đổ, chống chịu bệnh...

Bên cạnh đó dùng thuốc BVTV cũng có ảnh hƣởng xấu đến cây trồng
khi sử dụng thuốc không đúng:
- Làm giảm tỷ lệ nảy mầm, rễ không phát triển, cây còi cọc, màu lá
biến đổi, cây chết non.
- Lá bị cháy, bị thủng, lá non và ngọn cây bị biến dạng, hoa quả bị rụng
nhiều, quả nhỏ, chín muộn...
- Giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi
2.2.5. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con người
Ảnh hƣởng của HCBVTV đến sức khỏe con ngƣời bao gồm:
Nhìn chung các loại thuốc BVTV đều độc với ngƣời và động vật máu
nóng. Thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể ngƣời qua nhiều con đƣờng khác
nhau nhƣ: Tiếp xúc qua da, ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hay qua nông
sản, môi trƣờng bị ô nhiễm...Mật độ gây độc cho cơ thể ngƣời và động vật
máu nóng thể hiện ở 2 cấp độ khác nhau:
- Độ độc cấp tính: Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều
lƣợng lớn, phá hủy mạnh các chức năng sống, đƣợc thể hiện bằng các triệu
chứng rõ ràng, gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính.
- Độ độc mãn tính: Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều
lƣợng nhỏ, nhiều lần, trong thời gian dài, đƣợc tích lũy lại trong cơ thể sinh
vật (tích lũy hóa học hay chức năng), những triệu chứng thể hiện chậm, lâu
dài, gây tốn thƣơng cho các cơ quan của cơ thể, làm cho sinh vật bị ốm, yếu
(ảnh hƣởng đến sức khỏe của sinh vật, gây đột biến, ung thƣ, quái thai, thậm
chí ảnh hƣởng đến sự phát triển của thế hệ sau) và có thể dẫn đến tử vong
(Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[8] .


14

Các biểu hiện nhiễm độc sau ngày làm việc khá phổ biến: đau đầu,
chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn, chán ăn…

2.2.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới thiên địch
Thiên địch là danh từ để chỉ các loài kẻ thù tự nhiên của dịch hại, bao gồm
các động vật, loài ký sinh, động vật bắt mồi ăn thịt (côn trùng, nhện, chim…) các
VSV gây bệnh cho sâu, các VSV đối kháng với các VSV gây bệnh.
VD: Trên ruộng lúa của Việt Nam có 38 loài sâu gây hại đã phát hiện
có khoảng 300 loài thiên địch. Trong đó có 167 loài là côn trùng ăn thịt,
khoảng 100 loài là côn trùng ký sinh, 29 loài là nhện bắt mồi ăn thịt… Các
loại thuốc trừ sâu đều độc hại với các loài thiên địch là côn trùng và nhện,
trong đó thuốc thuộc nhóm độc một và Pyrethroid độc mạnh nhất.
Cụ thể: Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của viện BVTV cho thấy: Khi
phun thuốc Azodrin, Monitor, Methylparathion sau 3 – 5 ngày mật độ bọ rùa
và nhện giảm xuống 50 – 90% và rất chậm phục hồi.

Hình 2.2 : Một số loài thiên địch


15

2.2.7. Hậu quả từ việc lạm dụng thuốc BVTV
Rau là thực phẩm đƣợc sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Thứ trƣởng
Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng chỉ với thực tế 3% rau xanh có hàm
lƣợng thuốc bảo vệ thực vật vƣợt tiêu chuẩn cho phép, tƣơng ứng với hơn 2
triệu ngƣời hàng ngày phải ăn rau không đảm bảo. Thực tế, việc hàng ngày ăn
phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh
nguy hiểm nhƣ ung thƣ, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận...Nếu ăn
phải rau bị nhiễm kim loại nặng nhƣ kẽm, sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan có
thể gây ngộ độc hệ thần kinh, ung thƣ đột biến và một loạt các chứng bệnh
nguy hiểm khác (Hạnh Vân, 2009)[11] .
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1990, mỗi năm
có khoảng 25-39 triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc, trong

đó 3 triệu ca nhiễm độc nghiêm trọng làm 220.000 ca tử vong liên quan đến
HCBVTV. Ở các nƣớc đang phát triển chiếm 99 % số trƣờng hợp, cho dù
những nƣớc này chỉ tiêu thụ 20 % lƣợng HCBVTV.
Chỉ trong năm 2009, trên cả nƣớc đã có 5.000 ngƣời bị nhiễm độc thuốc
BVTV, trong đó 138 ngƣời tử vong, đó là chƣa kể số ngƣời bị mắc bệnh ung
thƣ, bệnh lao phổi, bệnh về đƣờng hô hấp…(Đoàn Nguyên, 2011)[7]
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có thêm 200 nghìn 250 nghìn ca bệnh nhân mới bị ung thƣ, tƣơng đƣơng với mỗi năm có 1 huyện
mới ung thƣ và một nửa huyện ngƣời chết do bệnh ung thƣ cũ (từ 100 nghìn 125 nghìn ngƣời). Con số này do kết quả tổng hợp từ nhiều nguyên nhân
trong đó một phần trong số đó là lạm dụng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật
(cục y tế dự phòng và môi trƣờng, 2008)[15] . Từ năm 1980 - 1985 chỉ riêng
16 tỉnh phía Bắc đã có 2.211 ngƣời bị nhiễm độc nặng do HCBVTV, 811
ngƣời chết. Năm 1997 tại 10 tỉnh, thành phố cả nƣớc với lƣợng HCBVTV sử
dụng mới chỉ là 4.200 tấn nhƣng đã có 6.103 ngƣời bị nhiễm độc, 240 ngƣời


16

chết do nhiễm độc cấp và mạn tính. Nghiên cứu của Vụ Y tế dự phòng
(chƣơng trình VTN/OCH/01096.97), tại 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa,
Tiền Giang, Cần Thơ trong 4 năm (1994 - 1997) đã có 4.899 ngƣời bị nhiễm độc
HCBVTV, 286 ngƣời chết (5,8%).
Trong năm 2012 đã xảy ra 112 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 3.000
ngƣời mắc phải, trong đó nhiều trƣờng hợp đã tử vong, riêng 6 tháng đầu năm
2013 cả nƣớc đã xảy ra 67 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.856 ngƣời mắc, 1.649
ngƣời nhập viện và 18 trƣờng hợp tử vong. Cũng theo khảo sát của cơ quan
này trong số 200.000 ngƣời/năm bị ung thƣ thì có 35% trong số đó liên quan
đến thực phẩm ô nhiễm chất độc. Bên cạnh đó tình trạng ngộ độc không xác
định đƣợc nguyên nhân cũng có con số khá cao.
2.3. Các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng có nhiều sinh vật hại (SVH) và

có một số SVH xuất hiện trong suốt giai đoạn sinh trƣởng của cây trồng, kể cả
thời gian đang thu hoạch. Do đó để bảo vệ năng suất cây trồng và giữ cho sản
phẩm có mẫu mã đẹp khi bán, ngƣời nông dân thƣờng sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật(BVTV). Trong thời gian qua việc sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật
đã gây ra những tác hại không nhỏ ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng đồng và
môi trƣờng.
An toàn và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
là vấn đề cần đƣợc quan tâm hôm nay, trong đó ngƣời sử dụng thuốc BVTV
cần nắm vững 4 nguyên tắc cơ bản.
"Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là đúng
thuốc, đúng liều lƣợng, nồng độ, đúng lúc và đúng cách (Hồng Phong,
2015)[9]
Nguyên tắc này nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và khai thác tốt
nhất

hiệu

quả

các

loại

thuốc nông

dùng

trong

nông


nghiệp.

1 - Đúng thuốc: Thuốc BVTV đƣợc sản xuất thành nhiều chủng loại,


17

nếu không đƣợc sử dụng đúng vừa không hiệu quả mà còn gây lãng phí, ô
nhiễm môi trƣờng. Trong từng chủng loại cũng đƣợc chia ra loại chọn lọc,
loại đa dạng.
Thí dụ: thuốc trừ cỏ 2,4D chủ yếu tác dụng với các loại cây hai lá mầm,
thuốc Fujione chuyên trị đạo ôn hoặc Validacine hữu hiệu đối với bệnh khô
vằn hại lúa hoặc meo hồng trên cao-su .v.v.
Cần lƣu ý ở nguyên tắc là: thuốc trừ sâu chỉ dùng để trừ sâu, thuốc trừ
bệnh dùng với bệnh, không đƣợc dùng lẫn lộn.
2 - Đúng liều lượng, nồng độ: Mỗi loại thuốc, trƣớc khi đƣa vào dùng
cho cây trồng đều đƣợc khảo nghiệm nhiều lần, từ trong phòng thí nghiệm
đến đại trà.

Qua đó, ngƣời ta tìm ra liều lƣợng và nồng độ tối ƣu đối với

từng loài hoặc nhóm loài dịch hại, đối với từng loại cây trồng, thậm chí đối
với từng giai đoạn sinh trƣởng của mỗi loại cây. Nồng độ, liều lƣợng đƣợc
hƣớng dẫn trên nhãn thuốc còn đƣợc căn cứ vào độ an toàn cho nông sản, môi
trƣờng. Do vậy, khi sử dụng, bà con nông dân không đƣợc tự ý tăng hoặc
giảm liều lƣợng, nồng độ đã quy định. Nếu giảm đi, hiệu quả diệt trừ sẽ kém,
ngƣợc lại, nếu tăng lên sẽ "lợi bất cập hại", có thể sâu bệnh chết nhiều, nhƣng
thuốc cũng diệt luôn thiên địch, mức độ tồn dƣ của thuốc cao, làm mất an
toàn vệ sinh nông sản và ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng. Đối với rau quả, sử

dụng không đúng liều lƣợng còn tạo ra khả năng quen thuốc, kháng thuốc ở
nhiều loài dịch hại. Việc tuân thủ nguyên tắc đúng liều lƣợng, nồng độ có tác
dụng nhiều mặt.
3 - Đúng lúc: Xác định đúng thời điểm cần phun thuốc đòi hỏi phải
nắm chắc các quy luật phát sinh, phát triển của dịch hại.
Không phải cứ thấy có sâu, bệnh là phun thuốc; hoặc cứ để chúng phát
triển qua nhiều giai đoạn mới xử lý. Cả hai trƣờng hợp này đều ít đem lại hiệu
quả. Cần theo dõi, điều tra chiều hƣớng phát triển của dịch hại để xác định


×