Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế xã hội phát triển cao của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu âu và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.5 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................2
I. Tìm hiểu sự hình thành của tư bản tài chính...................3
1. Các nấc thang phát triển của CNTB.................................3
2. Tư bản tài chính...................................................................5
II. Vai trị của tư bản tài chính đối với sự phát triển của
CNTB.........................................................................................11

1


LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội phát triển cao
của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu và phát triển từ
trong lòng xã hội phong kiến châu Âu. Sau cách mạng Pháp cuối thế
kỷ VIII hình thái chính trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa dần dần
chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước
của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị - kinh
tế - xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trải qua ba giai đoạn, đầu
tiên là giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do. Tiếp theo sau giai
đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên đến giai đoạn
cao hơn đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước. Giai đoạn độc quyền là sự kế tục trực tiếp
giai đoạn tự do cạnh tranh trong cùng một phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển
và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất để thích ứng với những biến động trong tình hình thế giới
từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX cho đến nay.

2




I. Tìm hiểu sự hình thành của tư bản tài chính.
1. Các nấc thang phát triển của CNTB.
CNTB là một hình thái kinh tế - xã hội phát triển cao của xã hội
loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phơi thai và phát triển từ
trong lịng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như
một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 18. Sau cách
mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của nhà nước tư bản
chủ nghĩa dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ
dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này
hình thái chính trị - kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu
Âu và thế giới.
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở
hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các cơng ty tư nhân
để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị
trường tự do, mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua
bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế,
CNTB phát triển qua hai giai đoạn: CNTB tự do cạnh tranh và
CNTB độc quyền mà nấc thang tột cùng của nó là CNTB độc quyền
nhà nước.Trong suốt q trình phát triển, CNTB cũng có những
mặttích cực đối với phát triển sản xuất: - Sự ra đời của CNTB đã giải
phóng lồi người khỏi xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế
tự nhiên,tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư
bản chủ nghĩa,chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.
Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế
của sản xuất hàng hóa, CNTB đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra
khối lượng của cải khổng lồ hơnnhiều xã hội trước cộng lại.
- Phát triển lực lượng sản xuất.
3



Quá trình phát triển của CNTB đã làm cho lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ
thuật thủ cơng lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động hóa, tin học hóa và
cơngnghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật vầ cơng nghệ là
q trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và
chinh phục thiên nhiên của con người.
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất.
CNTB đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt
tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là q trình xã hội
hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của
phân cơng laođộng xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý,
chuyên mơn hóa sản xuấtvà hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ
kinh tế giữa các đơn vị, các ngành,các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ...
làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và
phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành mộtquá trình sản
xuất xã hội. - CNTB thông qua cuộc cách mạng công nghiệp, lần đầu
tiêntổ chức lao động theo kiểu công xưởng, đó đó xây dựng được tác
phongcơng nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp thói
quen của ngườilao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến. CNTB lần đầu tiên trong lịch sử thiết lập nên nền dân chủ tư sản, tiến
bộ hơn rất nhiều so với thể chế chính trị phong kiến.
Những hạn chế:
Bên cạnh mặt tích cực nói trên, trong q trình phát triển, CNTB
cũng có những hạn chế về lịch sử: - Lịch sử ra đời của CNTB gắn với
q trình tích lũy ngun thủy nên ngay từ đầu đã thể hiện bản chất
bóc lột và chiếm đoạt những người sản xuất nhỏ và nông dân tự do.
- Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của CNTB là quan hệ bóc lột,
do đó tất yếu làm cho bất bình đẳng, phân hóa xã hội ngày càng gay
gắt.

- Các cuộc chiến tranh đế quốc tranh giành thị trường dẫn đến
những hậu quả nặng nề cho sự phát triển của xã hội loài người.
4


- CNTB phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố sâu
ngăn cách giữa các nước giàu, nghèo trên thế giới.
- Trong xã hội tư bản ngày nay, sự bất bình đẳng và các tệ nạn
xã hội vẫn tồn tại một cách phổ biến: sự suy đồi về xã hội, văn hoá
và đạo đức ngày càng trầm trọng.
Cơ chế vận hành
Kinh tế thị trường TBCN là nền kinh tế tự do theo chế độ cung
cầu không phải chịu sự chi phối của chính phủ. Điển hình của nền
kinh tế này là Anh, Pháp... . Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là
nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau
theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng
hoá, dịch vụ trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng
hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản
xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu
quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô
sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những
người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất
kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực
sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải. Cơ chế phân bổ
nguồn lực trong nền kinh tế thị trường TBCN có thể dẫn tới bất bình
đẳng. Đấy là chưa kể vấn đề thơng tin khơng hồn hảo có thể dẫn tới
việc phân bổ nguồn lực khơng hiệu quả. Do một số ngun nhân, giá
cả có thể khơng linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến
cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách

giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng
thất nghiệp, lạm phát. Trong thực tế hiện nay, khơng có một nền kinh
tế thị trường hồn hảo, cũng như khơng có nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung hồn tồn (trừ nền kinh tế Bắc Triều Tiên). Thay vào đó là
nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị trường nhiều
hay ít. Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế
5


có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại
của mỗi nước.
2. Tư bản tài chính.
Tư bản tài chính là một loại tư bản được hình thành trên cơ sở
sự xâm nhập lẫn nhau giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng.
Tư bản ngân hàng vớI vai trò và địa vị mớI của mình, đã cử ngườI
tham gia vào các tổ chức độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử
dụng vốn vay. Để hạn chế sự chi phốI của ngân hàng, các nhà tư bản
công nghiệp cũng can thiệp vào họat động của tư bản ngân hàng
bằng cách mua cổ phiếu hoặc thành lập ngân hàng cho riêng mình. 2
quá trình thâm nhập ấy gắn kết vớI nhau, làm cho tư bản công
nghiệp và tư bản ngân hàng dần trở nên đồng nhất vớI nhau, hình
thành nên tư bản tài chính. Các nhóm tư bản tài chính có tiềm lực đủ
mạnh trở thành các đầu sỏ tài chính ( hay cịn gọi là tài phiệt ), thực
hiện thao túng đời sống kinh tê- chính trị
ở các nước tư bản.
Sự tích tụ sản xuất trong cơng nghiệp dẫn đến hình thành các
tổ chức độc quyền trong công nghiệp Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX , q trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra cực kỳ nhanh
chóng trong ngành công nghiệp . Những năm đầu thế kỷ 20 ở Mỹ ,
Anh , Đức , Pháp các xí nghiệp lớn chiếm 1 % tổng số xí nghiệp

nhưng chiếm hơn % tổng số sức hơi nước và điện lực , gần 1/2 số
công nhân và % tổng sản phẩm .
Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực
tiếp dẫn đến hinh thành các tổ chức độc quyền , Bởi vì , một mặt , do
có một số ít các xí nghiệp lớn nên có thể dễ dảng thoả thuận với
nhau , mặt khác , các xí nghiệp có quy mơ lớn , kỹ thuật cao nên
cạnh tranh sẽ rất gay gắt , quyết liệt , khó đánh bại nhau , do đó đã
dẫn đến khuynh hưởng thoả hiệp với nhau để nắm độc quyền . Tổ
chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhã tư bản lớn để tập

6


trung vảo trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại
hàng hố nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao .
Khi mới bắt đầu q trình độc quyền hố , các liên minh độc quyền
hình thành theo liên kết ngang , nghĩa là mới chỉ liên kết những
doanh nghiệp trong cùng một ngành , nhưng về sau theo mối liên hệ
dây chuyển , các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc ,
mở rộng ra nhiều ngảnh khác nhau . Với những ưu thế và quyền lực
này , các tổ chức độc quyền có thể loại trừ đối thủ cạnh tranh , độc
quyền quy định giá và thu được lợi nhuận độc quyền cao .
Lênin nói “ Cạn biển thành độc quyền , kết quả là xã hội hóa
của sản xuất có một bước tiến lớn lao . Tập trung sản xuất diễn ra
với tốc độ cao và trên qui mô lớn đã đần thẳng tới độc quyền , đây là
quy luật phổ biến và căn bản của CNTB vào thời kỳ này "
Sự tích tụ sản xuất và độc quyền hố trong cơng nghiệp dẫn
đến tích tụ tư bản và độc quyền hoá trong lĩnh vực ngân hàng
Cũng vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX , trong ngành ngân hàng
cũng không ngừng diễn ra quá trình tích tụ và tập trung tự bản tiền

tệ . Biểu hiện ở chỗ : số các ngân hàng độc lập giảm xuống , số chi
nhánh và số tiền gửi vào các ngân hàng 2 lớn tăng nhanh .
Nguyên nhân : do ảnh hưởng của tích tụ và tập trung sản
xuất trong công nghiệp và do tác động của quá trình cạnh tranh
trong ngân hàng từ đó hình thành nên các ngân hàng khổng lồ . Trên
cơ sở các ngân hàng khổng lồ , các tổ chức độc quyền trong ngân
hàng ra đời và ngân hàng có vai trị mới , Vai trò mới của ngân hàng
được thể hiện ở sự khống chế của tư bản độc quyền ngân hàng đối
với tư bản độc quyền công nghiệp và phản ứng của các tư bản độc
quyền cơng nghiệp muốn thốt ra khỏi sự phụ thuộc vào tư bản độc
quyền ngân hàng đã dẫn đến sự thâm nhập và hòa quện vào nhau
giữa tư bản độc quyền công nghiệp và tư bản độc quyền ngân hàng

7


Sự dung hợp giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản
độc quyền trong công nghiệp dẫn đến hình thành TBTC. Sự xuất hiện
, phát triển của các độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan
hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp , làm cho ngân
hàng bắt đầu có vai trị mới , Ngân hàng từ chỗ chỉ là kẻ trung gian
trong việc thanh tốn và tín dụng , nay đã nắm được hầu hết tự bản
tiền tệ của xã hội nên có quyền lực vạn năng , khống chế mọi hoạt
động của nền kinh tế xã hội tư bản . Dựa trên địa vị người chủ cho
vay , độc quyền ngân hàng cử đại diện của nó vào các cơ quan quản
lý của độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay ,
hoặc các tổ chức độc quyền ngân hàng côn trực tiếp đầu tư vào công
nghiệp . Trước sự khống chế và chi phối ngày càng xiết chặt của
ngân hàng , một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc
quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra . Các tổ chức độc

quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng
bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động
của ngân hàng , hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho minh . Q
trình độc quyển hố trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn
xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thử tư bản
mới , gọi là tư bản tài chính , V.I. Lênin nói : " tự bản tài chính là kết
quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng
độc quyền lớn nhất , với tư bản của những liên minh độc quyền các
nhà công nghiệp " 1 . Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự
hình thành một nhóm nhỏ độc quyển chi phối toàn bộ đời sống kinh
tế và chính trị của tồn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính .
Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thơng qua
chế độ tham dự . Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tài chính
lớn , hoặc một tập đồn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà
năm được một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc ( hay là "
công ty mẹ " ) ; công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế , thống
trị được công ty khác , gọi là " công ty con " ; " công ty con " đến lượt
8


nó lại chi phối các cơng ty cháu " cũng bằng cách như thế ... Nhờ có
chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đồn theo kiểu móc
xích như vậy , bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ , các nhà tư bản
độc quyền tải chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư
bản lớn gấp nhiều lần . Ngoài " chế độ tham dự " , bọn đầu sỏ tài
chính cịn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới , phát hành
trái khoản , kinh doanh công trái , đầu cơ chứng khoán ở Sở giao dịch
, đầu cơ ruộng đất ... để thu được lợi nhuận độc quyền cao . Thống trị
về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và
các mặt khác . Về mặt chính trị , bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi

hoạt động của các cơ quan nhà nước , biển nhà nước tư sản thành
công cụ phục vụ lợi ích cho chúng . Sự thống trị của bọn tài phiệt đã
làm nảy sinh chủ nghĩa phát xít , chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ
chủ nghĩa phản động khác , cũng chạy đua vũ trang gây chiến tranh
xâm lược để áp bức , bóc lột các nước đang phát triển và chậm phát
triển.
Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc
quyền
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ
chức độc quyền.
Tổ chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập
trung vào trong tay một phần lớn (thậm chí tồn bộ) sản phẩm của
một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định
đến quá trình sản xuất và lưu thơng của ngành đó.
Tư bản tài chính
Tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng dẫn đến sự hình thành
các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Từ chỗ làm trung gian trong
việc thanh tốn và tín dụng, nay do nắm được phần lớn tư bản tiền
tệ trong xã hội, ngân hàng đã trở thành người có quyền lực vạn năng
chi phối các hoạt động kinh tế - xã hội.

9


Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền
công nghiệp vay và nhận gửi những số tiền lớn của các tổ chức độc
quyền công nghiệp trong một thời gian dài, nên lợi ích của chúng
xoắn xuýt với nhau, hai bên đều quan tâm đến hoạt động của nhau,
tìm cách thâm nhập vào nhau.
Từ đó hình thành một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính. Tư

bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc
quyền ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp.
Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngồi để thực
hiện giá trị và giá trị thặng dư, còn xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá
trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm
đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.
Xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia xuất khẩu tư bản
thành xuất khẩu tư bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp. Xuất
khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh
doanh thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để
thu lợi tức.
Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc
quyền quốc tế
Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi
tất yếu dẫn đến việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân
chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia thị trường thế giới giữa các tổ
chức độc quyền. Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn
nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài trở nên
gay gắt.
Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc
quyền có sức mạnh kinh tế hùng hậu dẫn đến các cuộc cạnh tranh
khốc liệt giữa chúng, tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết
hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh

10


vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh
độc quyền quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia…

Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế
quốc
Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc
quyền biểu hiện trong đường lối xâm lược nước ngoài, biến những
nước này thành hệ thống thuộc địa của các cường quốc nhằm đáp
ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.
Khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thuộc địa và
phụ thuộc, tư bản độc quyền không chỉ thu được lợi nhuận độc quyền
không thôi mà là "siêu lợi nhuận độc quyền" do có những điều kiện
thuận lợi mà tại chính quốc khơng có được như nguồn ngun liệu
dồi rào giá rẻ hoặc lấy khơng, giá nhân cơng rẻ mạt…
Do đó ln diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc
quyền thuộc các quốc gia khác nhau. Điều này địi hỏi có sự can
thiệp của nhà nước nhằm giúp cho các tổ chức độc quyền của nước
mình giành giật thị trường và môi trường đầu tư nhằm thu được siêu
lợi nhuận độc quyền ở ngoại quốc.
Sự can thiệp đó của nhà nước đã biến nó thành một nước đế
quốc chủ nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu
cầu vươn ra và thống trị ở nước ngoài của tư bản độc quyền với
đường lối xâm lăng của nhà nước.
Trong quá trình này, các tổ chức ĐQ ngân hàng ra đời, “trở thành
những tổ chức độc quyền vạn năng, sử dụng được hầu hết tổng số
TB tiền tệ của toàn thể các nhà TB và tiểu chủ, cũng như phần lớn
những TLSX và những nguồn nguyên liệu của một nước nhất định
hay của cả một loạt nước Xí nghiệp cơng nghiệp lớn Cần nguồn vốn
lớn Phá sản, chấm dứt hoạt động Xác nhập vào ngân hàng khác
Ngày một lớn mạnh hơn Độc quyền ngân hàng Không đáp ứng nổi
Đáp ứng nổi

11



Độc quyền ngân hàng là những hình thức tổ chức liên minh của
các TB ngân hàng nhằm chi phối các hoạt động tài chính, tín dụng,
ngân hàng để thu lợi nhuận độc quyền cao.
Sự hình thành các tổ chức ĐQ ngân hàng gắn liền với vai trò
mới của ngân hàng. Vai trò của ngân hàng Vai trò cũ Vai trò mới
Trung gian trong thanh tốn và tín dụng Thâm nhập vào các tổ chức
ĐQCN để giám sát Trực tiếp đầu tư vào công nghiệp Các tổ chức ĐQ
công nghiệp Mua cổ phần để chi phối Tự lập ngân hàng Cử người vào
quản lí vốn của mình Tư bản tài chính “Sự tập trung sản xuất, các tổ
chức độc quyền sinh ra từ sự tập trung đó; sự hợp nhất hay sự hồ
vào nhau giữa ngân hàng và cơng nghiệp – đó là lịch sử phát sinh
của tư bản tài chính và là nội dung của khái niệm tư bản tài chính”
Phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng
và công nghiệp được mở rộng ra nhiều ngành, hình thành các tập
đồn tư bản tài chính dưới các hình thức một tổ hợp theo kiểu cơng –
nơng – thương - tín - dịch vụ hay cơng nghiệp quân sự - dịch vụ quốc
phòng... Nội dung liên kết đa dạng, phức tạp hơn. • Cơ chế thống trị
của tư bản tài chính: Phát hành nhiều cổ phiếu mệnh giá nhỏ để
nhiều người có thể mua được. • Cùng với “chế độ tham dự” là “chế
độ uỷ nhiệm”. Quyền hành ngày càng tập trung vào những đại cổ
đông.
*Bản chất:
TB tài chính là sự dung hợp hay thâm nhập lẫn nhau giữa các tổ
chức độc quyền công nghiệp và tổ chức độc quyền ngân hàng Do
nắm được cả TBCN và TB tiền tệ, TB tài chính có thể thống trị từ một
ngành đến nhiều ngành và cuối cùng là tồn bộ nền KT QDân. Nó xác
lập được sự thống trị và chế độ độc quyền vững chắc hơn, bộc lộ đủ
bản chất hơn. TB tài chính ra đời là do tư bản sở hữu và tư bản chức

năng tách rời cao độ. Sự tách rời này là cơ sở cho việc ra đời các loại
chứng khoán mới và mở rộng thị trường cho khơng chỉ dẫn đến sự
hình thành .
12


II. Vai trị của tư bản tài chính đối với sự phát triển
của CNTB
- Phát triển lực lượng sản xuất.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng
sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ
ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ cơng lên kỹ thuật cơ khí (thời kỳ của
C.Mác va V.I.Lênin) và ngày nay các nước tư bản chủ nghĩa cũng
đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của
nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học
hóa và cơng nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và
cơng nghệ là q trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả
khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế
của nhân loại bước vào một thời đại mới: thời đại của kinh tế tri thức.
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất
Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển
mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là q
trình xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát
trển của phân cơng lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô
hợp lý, chun mơn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối
liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng
chặt chẽ,... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với
nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá
trình sản xuất xã hội.
Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã

lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó đã
xây dựng được tác phong cơng nghiệp cho người lao động, làm thay
đổi nền nếp, thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội
phong kiến.

13


Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nên nền
dân chủ tư sản, nền dân chủ này tuy chưa phải là hoàn hào, song so
với thể chế chính trị trong các xã hội phong kiến, nơ lệ, vẫn tiến bộ
hơn rất nhiều bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở thừa nhận quyền tự
đo thân thể của cá nhân.
Tóm lại, chủ nghĩa tư bản ngày nay với những thành tựu và đóng
góp của nó đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là sự chuẩn
bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua các cuộc cách mạng xã
hội. Dĩ nhiên, cuộc cách mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp
nào - hịa bình hay bạo lực, điều đó hồn tồn tùy thuộc vào những
hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung
từng thời điểm, vào sự lựa chọn của các lực lượng cách mạng.
Cùng với q trình tích tụ và tập trung sản xt trong cơng
nghiệp thì cũng diễn ra q trình tích tụ và tập trung tư bản trong
Ngân hàng dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền ngân
hàng.Theo quan điểm của Lênin “Tư bản tài chính là sự dung hợp
hay thâm nhập lẫn nhau giữa các tổ chức độc quyền công nghiệp và
tổ chức độc quyền ngân hàng”
Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KHKT, trong nền
kinh tế TBCN đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là các

ngành như dịch vụ, bảo hiểm… ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy,
thích ứng với sự biến đổi, hình thức thức tổ chức và cơ chế thống trị
của TB tài chính đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình
liên kết và xâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản.
Ngày nay, phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau được mở rộng ra
nhiều ngành, do đó các tập đồn tư bản tài chính thường tồn tại dưới
hình thức một tổ hợp đa dạng kiểu công – nông – thương – tín - dịch
vụ hay cơng nghiệp qn sự, dịch vụ quốc phòng.

14


Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn và phức
tạp hơn. TB tài chính mở rộng thị trường chứng khoán và tham gia
vào việc đẩy mạnh hoạt động trong các sở giao dịch trên thị trường
trong và ngồi nước. Vai trị kinh tế và chính trị của tư bản tài chính
ngày càng tăng khơng chỉ trong khn khổ quốc gia mà cịn ảnh
hưởng mạnh mẽ đến các nước khác trên thế giới.
Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng thay đổi, cổ phiếu có
mệnh giá nhỏ được phát hành rộng rãi. Khối lượng cổ phiếu tăng lên,
nhiều tầng lớp dân cư mua cổ phiếu, kéo theo đó là chế độ tham dự
được bổ sung bằng chế độ ủy nhiệm, nghĩa là những đại cổ đông
được ủy nhiệm thay mặt cho đa số cổ đơng ít cổ phiếu quyết định
phương hướng hoạt động của công ty cổ phần.
Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn. Ví dụ
ngân hàng cho cơng nghiệp vay vốn và đảm bảo tín dụng cho kinh
doanh, lợi cùng hưởng, rủi ro, thua lỗ cùng chịu. Hoặc ngân hàng
mua sắm các phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền rồi các doanh
nghiệp thuê. Vì ngày nay, do tác động của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật nên các tài sản cố định cũng như trang thiết bị lỗi thời rất

nhanh, việc đi thuê phương tiện sẽ khơng phải lo đối phó với tình
trạng hao mịn vơ hình của tài sản cố định đồng thời tiết kiệm được
chi phí đầu tư mua sắm khi gia nhập một ngành sản xuất mới.
Để vươn ra địa bàn thế giới và thích ứng với q trình quốc tế
hố đời sống kinh tế, các tập đồn TB tài chính đã thành lập các
ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia, thực hiện việc điều tiết
các Consơn và Côngơlômêrết, xâm nhập vào nền kinh tế của các
quốc gia khác. Sự ra đời của các trung tâm tài chính của thế giới
như: Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hồng Kông, Xingapo… là kết quả hoạt động
của các tập đồn tài chính quốc tế. Dù biển hiện dưới hình thức nào,
cơ chế thống trị có sự thay đổi ra sao, thì bản chất của tư bản tài
chính cũng khơng thay đổi.

15


Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ , trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều
ngành kinh tế mới , đặc biệt là các ngành thuộc " phần mểm " như
dịch vụ , bảo hiểm ... ngày càng chiếm tỷ trọng lớn . Thích ứng với sự
biến đổi đỏ , hình thức tổ chức , hình thức ở hữu vả cơ chế thống trị
của tự bản tài chính đã thay đổi.
Sở hữu của tư bản tài chính
Tư bản tài chính theo Lênin “ là sự hợp nhất hay sự hịa hợp vào
nhau giữa Ngân hàng và cơng nghiệp - đó là lịch sử phát sinh của tư
bản tài chính và là nội dung của khái niệm tư bản tài chính " . Đây là
hình thức sở hữu hỗn hợp tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp
do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đưa tới , ngày này tư bản
tài chính đã có sự thay đổi và là những thay đổi về mặt cơ cấu , giá
trị . cách thức huy động vốn và ngày càng mang tỉnh quốc tế hóa

cao . Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KHKT - CN , để
chiếm lĩnh các kỹ thuật mũi nhọn và xác lập vị trí độc quyển bằng kỹ
thuật các tập đồn cần phải có lượng vốn cực kỳ lớn , do đó việc huy
động vốn phải bằng nhiều hình thức
Trước nhất , đó là hình thức sáp nhập giữa các xí nghiệp độc
quyền , hình thức nảy ngày nay đã mang tính toàn cầu và ngày càng
trở thành phương thức đầu tư chủ
Như vậy , việc phát hành cổ phiếu giá trị nhỏ , chế độ ủy nhiệm ,
sự đan xen thâm nhập vào nhau của tư bản tài chính đã làm cho số
cổ đông tăng lên , lượng chu chuyển ốc phiếu tăng theo . Sự dịch
chuyển quyền sở hữu cổ phiếu diễn ra liên tục , tinh xã hội hóa của
tư bản ngày càng mở rộng . Nhưng sự chênh lệch về quyền sở hữu cổ
phiếu do sự khác nhau về loại cổ phiếu gây ra khiến cho đông đảo
các cổ đơng nhỏ nắm được tình hình sản xuất tiêu thụ và đầu tư của
XN , quyền kiểm soát cổ phiếu vẫn thuộc về các cổ đơng có lượng cổ
phiếu đủ lớn . Sự đan xen vảo nhau giữa các ngân hàng và các tổ
chức tài chính thơng qua sự đan xem cổ phần làm cho bất kỳ một cổ
16


đơng độc lập nào cũng khơng thể có được sổ cổ phần có ý nghĩa
quyết định đối với XN độc quyền , quyền lực bị dàn đều , từ đó chế
độ sở hữu kiểu mắt lưới liên kết theo chiều quang ra đời , một hình
thức sở hữu tập thể của tư bản độc quyền
Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập
vào nhau giữa tư bản độc quyền công và tư bản độc quyền ngân
hàng
Ngày nay , phạm vi liên kết được mở rộng ở nhiều ngành do
vậy , các tập đồn tài chính thưởng tồn tại dưới dạng kiểu cơng nơng
– thương tín – dịch vụ , hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc

phòng Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn , tỉnh vị hơn và
phức tạp hơn , Vi dụ : ngân hàng cho công nghiệp vay vốn và đảm
bảo tính dụng cho nó kinh doanh , lợi củng hưởng , rủi ro thua lỗ
cùng chịu . Hoặc là ngân hàng mua sắm các phương tiện hiện đại ,
đắt tiền vổi mới cho các doanh nghiệp thuế . Ngày nay , do tác động
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên các tài sản cố định
cũng như các trang thiết bị lỗi thời rất nhanh , việc đi thuê phương
tiện của tài sản cố định đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư mua
sắm khi gia nhập một ngành sản xuất mới
Sự thay đổi trong lĩnh vực phát hành chứng khoán và hệ thống
tham dự
Các ngân hàng đầu tư đã củng cố thêm vị trí của chúng trên thị
trường quốc gia và quốc tế nhở phát hành chứng khốn và bn bán
chứng khốn với quy mô lớn . Các ngân hàng quản lý vốn của các
công ty đầu tư , các quỹ hưu trị và từ thiện , các tổ chức và cá nhân
nhả tư bản đã tạo ra khả năng hình thành số cổ phiếu khống
Hình thành những tập đồn tư bản tài chính với tư cách như một hình
thải liên minh siêu độc quyền
Để vươn ra địa bản thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế
hoả đời sống kinh tế , tồn cầu hố kinh tế , các tập đồn tư bản tài
chính đã thành lập các ngân hằng đa quốc gia và xuyên quốc gia
17


thực hiện việc điều tiết các con sơn và cônglômêrát , xâm nhập vào
nền kinh tế của các quốc gia khác . Sự ra đời của các trung tâm tài
chính của thế giới như Nhật Bản , Mỹ , Đức , Hồng Kông , Singapo ...
là kết quả hoạt động của các tập đồn tài chính quốc tế Dù biểu hiện
dưới hình thức nào , có sự thay đổi cơ chế thống trị ra sao , bản chất
của tư bản tài chính cũng khơng thay đổi

Sự tham gia của các chuyên gia quản lý với tư cách là một bộ phận
hợp thành của giới đầu số tài chính
Sự tham gia của các chuyên gia quản lý với tư cách là một bộ
phận hợp thành của giới đầu sỏ tài chính . Thực tế hiện nay , các
chuyển gia quản lý do chức năng của mình có thể đạt tới sự kiểm
soát đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của các cơng ty tài
chính , các ngân hàng.Ở Mỹ , nhiều chuyên gia quản lý do tham gia
vảo dịch vụ môi giới cổ phần cho công ty mà đã trở thành những chủ
sở hữu của công ty : khoảng 150 chuyên gia quản lý ở Mỹ hiện nay
có thu nhập hằng năm trên một triệu đô la . Các chuyên gia quản lý
này nằm trong giới kinh doanh và chính trị có ảnh hưởng lớn như bộ
phận họp thảnh của giới chop bu , thuộc vào hàng ngũ đầu sở tài
chính . Đây chính là tiêu biểu cho một thế hệ nhà tư bản tài chính
mới
Những thành tựu và hạn chế của CNTB bắt nguồn từ mâu thuẫn
cơ bản của CNTB: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa
cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất. CNTB càng phát triển thì xã hội hóa sản
xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất. CNTB đã thực hiện nhiều biện pháp điều
chỉnh cả về mặt sở hữu, quản lý và phân phối để hạn chế mâu thuẫn
trên nhưng về cơ bản không thủ tiêu được mâu thuẫn này. Sự điều
chỉnh ấy vẫn không vượt qua khỏi khuôn khổ của sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa. CNTB nhất định sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là một
18


quan hệ sở hữu mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản
xuất, dẫn đến sự ra đời tất yếu của phương thức sản xuất mới –

phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Phương thức sản xuất TBCN không thể tự tiêu vong và phương
thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng khơng thể tự hình thành mà
chỉ có thể thực hiện được thơng qua cuộc cách mạng xã hội trong đó
giai cấp cơng nhân là người có sứ mệnh lịch sử thực hiện cuộc cách
mạng này.
Từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến
nay, chủ nghĩa tự do mới và phương thức chính sách mà các
quốc gia phương Tây nắm vai trò chủ đạo trong 30 năm qua
trở thành đối tượng bị công kích.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đang lan rộng hiện nay đã làm nổi
cộm một quan điểm, đó là hệ thống này khơng chỉ là vấn đề chính
sách tự do mới, mà còn thể hiện rõ vấn đề của hệ thống tư bản. Hiểu
được những khiếm khuyết của hệ thống này cũng là một tiền đề để
hiểu phương hướng và không gian thay đổi CNTB trong tương lai.
* Hệ thống tư bản chủ nghĩa là một hệ thống cạnh tranh,
kiểm soát và biến hóa
Sự cần thiết của cạnh tranh và tích lũy là động lực thúc đẩy nền
sản xuất tư bản không ngừng phát triển. Giống như vậy, khủng
hoảng kinh tế của CNTB cũng là sự phản ánh của vấn đề cơ chế giữa
cạnh tranh và tích lũy. Quan hệ giữa kiểm soát và bị kiểm soát là
nhân tố quan trọng trong quan hệ sản xuất tư bản. Sự cần thiết của
cạnh tranh và tích lũy đã thúc đẩy sự khơng ngừng cải cách và đổi
mới của CNTB, Điều này vừa bao gồm sáng tạo kỹ thuật vừa bao
gồm đổi mới về xã hội. Tóm lại, là một chế độ xã hội, phương hướng
phát triển và không gian thay đổi của CNTB được quyết định bởi
trạng thái và không gian vận hành của cơ chế cạnh tranh, cơ chế
kiểm soát và cơ chế đổi mới.

19



* Khủng hoảng tài chính là hệ quả tất yếu do những
khiếm khuyết của hệ thống vốn có
Cuộc khủng hoảng lần này có thể được xem là khiếm khuyết của
hệ thống vốn có và một hệ quả tất yếu do các mâu thuẫn tích tụ.
Hệ thống vốn có ở đây chỉ hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Đại
chiến thế giới thứ hai được phát triển và hình thành từ thập niên 40
của thế kỷ XX. Từ sau khi kết thúc cuộc đại chiến này đến đầu thập
niên 70 của thế kỷ XX, CNTB đã trải qua “thời kỳ hoàng kim” với nền
kinh tế tăng trưởng nhanh và xã hội phồn vinh. Thời kỳ này xuất hiện
trên cơ sở sự thay đổi từ ba phương diện của một hệ thống: về cơ
chế cạnh tranh và tích lũy, phương diện quốc tế, hệ thống kiểm soát
kinh tế quốc tế , về mặt thực hiện chính sách, đối mặt với thế mạnh
đó của chủ nghĩa tự do mới.
Có thể thấy, chính sách của chủ nghĩa tự do mới tuy là nguyên
nhân trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008,
nhưng vấn đề cơ bản do những khiếm khuyết của hệ thống CNTB
truyền thống chưa được khắc phục hiệu quả trong thời đại tồn cầu
hóa mới. Hiện nay, sự lan rộng của cuộc khủng hoảng đã thể hiện rõ
việc này.
* Khủng hoảng có thể trở thành liều thuốc kích thích cải
cách hệ thống tư bản chủ nghĩa, nhưng triển vọng cũng chưa
lạc quan
CNTB trong thời đại hậu khủng hoảng tài chính phải thực sự
thốt khỏi bóng đen khủng hoảng, cần xây dựng lại mơ hình tích lũy
cạnh tranh, hệ thống điều hành và hệ thống đổi mới. về mặt logic,
việc xây dựng lại không nên trên cơ sở khái niệm nhà nước truyền
thống, mà nên trên cơ sở sự cân bằng giữa toàn cầu, quốc gia và xã
hội. Hơn nữa, sự lan rộng và ngày càng trở nên sâu sắc của cuộc

khủng hoảng hiện nay có thể trở thành liều thuốc kích thích cải cách
hệ thống tư bản chủ nghĩa, nhưng tương lai cũng chưa chắc đã sáng
sủa.
20


Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, một mặt, người ta quan tâm
đến việc làm thế nào để ngăn chặn sự lan rộng của cuộc khủng
hoảng và phục hồi kinh tế. Mặt khác, họ mong muốn khắc phục
những khiếm khuyết của hệ thống hoặc xây dựng một hệ thống mới.
Việc khôi phục kinh tế phải thực hiện trong một thời gian dài, có thể
thực hiện được, nhưng khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống
tư bản chủ nghĩa chắc chắn khó hơn nhiều.
Vai trò của CNTB được thể hiện:
- Làm dịu mâu thuẫn kinh tế-xã hội
Nhà nước tư sản đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh các
mâu thuân kinh tế-xã hội tư bản, làm giảm nhẹ các chu kỳ kinh tế,
hạn chế được tình trạng vơ chính phủ và lạm phát.
Nhà nước tư sản đã làm giảm bớt căng thẳng trong một số mâu
thuẫn xã hội tư bản và lao động bằng nhiều chính sách điều tiết
(thuế, giá cả, thu nhập, việc làm, bảo hiểm...)
Nhà nước tư bản góp phần xúc tiến hợp tác với nhau để giải
quyết nhiều mâu thuẫn liên quan tới các nước tư bản, giữa các nước
tư bản với các nước thế giới thứ ba.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
Theo V.I. Leenin, CNTB chuẩn bị cơ sở vật chất và kỹ thuật cho
một phương thức sản xuất mới cao hơn chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn CNTBĐQNN, tiềm lực kinh tế và nền tảng khoa
học công nghệ cho quá trình tái sản xuất tư bản ngày càng phát
triển mạnh mẽ và sâu sắc hơn.

Tóm lại, phải đánh giá CNTB trong thời đại hậu khủng
hoảng tài chính từ ý nghĩa cải cách hệ thống tư bản chủ
nghĩa, chứ khơng đơn thuần chỉ dừng lại ở sự chỉ trích chủ
nghĩa tự do mới. Nhìn nhận từ góc độ biến đổi, cuộc khủng
hoảng là hệ quả của khiếm khuyết hệ thống vốn có, nhưng
cũng có thể trở thành điểm khởi đầu thúc đẩy cải cách hệ
thống này, cho dù tương lai không thể lạc quan./.
21


22



×