Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.13 KB, 59 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VLĐ

:

Vốn lưu động

VCĐ

:

Vốn cố định

TSCĐ

:

Tài sản cố định

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

LNST


:

Lợi nhuận sau thuế

VCSH

:

Vốn chủ sở hữu

TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13

Tên bảng, biểu, sơ đồ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Công ty
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 – 2015
Bảng 2.2 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 - 2015
Bảng 2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 2.4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2013 – 2015
Bảng 2.5 Hiệu suất sử dụng chi phí của công ty
Bảng 2.6 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
Bảng 2.7 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
Bảng 2.8 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Biểu đồ 2.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định giai đoạn 2013 – 2015
Biểu đồ 2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định giai đoạn 2013 – 2015
Biểu đồ 2.3 Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2013 – 2015
Biểu đồ 2.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động năm 2013 – 2015

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang
15
20
23

25
28
30
31
32
32
26
27
29
30


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

MỤC LỤC
3.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng:....................................39
3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế...............................................................................39
3.1.1.1 Cơ hội...............................................................................................................39
3.1.1.2 Thách thức........................................................................................................39
3.1.2 Chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến
năm 2030..........................................................................................................................40

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế tồn cầu hóa, khi mà
mức độ cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị
trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt buộc các doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển phải tìm mọi biện pháp khơng chỉ để nâng cao về trình độ quản lý,
về khả năng huy động vốn mà còn phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Một nước muốn phát triển không còn cách nào khác là
phải hội nhập vào nền kinh tế của thế giới. Và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, là mục tiêu của những
chiến lược cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm rõ được những phương hướng, mục tiêu
đầu tư của doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra những chiến lược, kế hoạch phù hợp,
những giải pháp tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như chúng ta đã biết, dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của nước ta. Trong điều kiện hội nhập hiện nay của nước ta thì dệt may phải cạnh
tranh bình đẳng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ điều kiện chủ quan
và khách quan cho ta thấy trong thời gian tới đối với tồn bộ nền kinh tế nói chung
và ngành dệt may nói riêng phải tìm ra những hướng đi mới và những cơ hội phát
triển vững chắc trên con đường hội nhập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề này đối với công ty kết hợp với những kiến thức học được trên giảng đường và
sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy hướng dẫn, em lựa chọn đề tài “Giải pháp tài chính
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng”
cho chuyên đề tốt nghiệp. Đề tài gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cổ phần Vinatex Đà Nẵng.
Chương 3: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng.


SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
1.1 Những vấn đề chung
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh cao, doanh nghiệp có
điều kiện mở rộng và phát triển, đầu tư thêm thiết bị, phương tiện áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao đời sống người lao động.
- Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong
hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Như vậy, hiệu quả được đồng
nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở
rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác
nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả.
- Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi
phí bỏ ra. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred – Kuhn và quan điểm
này được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng và tính hiệu quả kinh tế
của các quá trình sản xuất kinh doanh.
- Kết quả kinh doanh được xem là một đại lượng vật chất được tạo ra trong
quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó có kết quả chưa chắc đã có hiệu quả.

- Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh đầu vào và đầu ra trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét tồn diện cả về
mặt khơng gian, thời gian, định tính và định lượng.
- Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trường kinh tế phản ảnh nhịp độ tăng của các
chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này chỉ là phiến diện, nó chỉ đúng trên mức độ biến động
theo thời gian.
- Hiệu quả kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây là
biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế.
- Từ các khái niệm về hiệu quả kinh doanh trên ta có thể đưa ra một số khái
niệm ngắn gọn như sau: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ảnh trình
độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị, vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt
được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.
1.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính tốn hiệu quả kinh doanh
khơng những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà
quả trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai
phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Với
tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả khơng chỉ
được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp đầu
vào trong phạm vi tồn doanh nghiệp mà cịn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng

từng yếu tốt đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựa
chọn phương án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tự lựa chọn phương án sản
xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp. Để đạt được
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải sử dụng tối ưu nguồn lực sẵn
có. Nhưng việc sử dụng nguồn lực đó bằng cách nào để có hiệu quả nhất là một bài
toán mà nhà quản trị phải lựa chọn cách giải. Chính vì vậy, ta có thể nói rằng việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh khơng chỉ là công cụ hữu hiện để các nhà quản trị
thực hiện các chức năng quản trị của mình mà cịn là thước đo trình độ của nhà
quản trị.
Ngồi những chức năng trên của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó
cịn có vai trị quan trọng trong cơ chế thị trường.
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi
sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố
trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại
và phát triển một cách vững chắc. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một
đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế
thị trường hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong
điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của q trình
sản xuất chỉ thay đổi trong khn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận địi hỏi các

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 3


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là
hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra
hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thời
tạo ra sự tích lũy cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều
phải vươn lên và đứng vững để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi
trong q trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái
sản xuất trong nền kinh tế.Như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh
như là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là u cầu mang tính chất
giản đơn cịn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng.
Bời vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng
của doanh nghiệp, địi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho q trình sản xuất mở
rộng theo đúng quy luật phát triển.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và
tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đầy cạnh tranh u cầu các doanh nghiệp
phải tự tìm tịi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị
trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Song khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc
này khơng cịn là sự cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh về mặt chất lượng, giá
cả mà còn phải cạnh tranh nhiều yếu tố khác nữa. Mục tiêu của doanh nghiệp là
phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại
cũng có thể làm cho doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được
mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong
cạnh tranh trên thị trường. Do đó doanh nghiệp cần phải có hàng hóa, dịch vụ chất
lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả lao động là đồng nghĩa với việc giảm
giá thành, tăng khối lượng hàng hóa, chất lượng, mẫu mã không ngừng được cải

thiện nâng cao.
Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự
thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi
doanh nghiệp.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.2.1 Cơ sở phân tích
- Bảng cân đối kế tốn: Là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh
tổng qt tồn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo được thành lập. Bảng cân đối kế tốn có ý nghĩa rất quan trọng
trong cơng tác quản lý, căn cứ vào đó ta có thể biết được tồn bộ tài sản hiện có của
doanh nghiệp, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo tài chính tổng hợp,
phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một
thời kỳ (quý,năm) chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của
doanh nghiệp với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Nó có ý nghĩa quan
trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể
kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả của từng hoạt

động cũng như kết quả chung của toàn doanh nghiệp.
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh
nghiệp. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tin liên quan đến phân tích
tài chính doanh nghiệp.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Nhằm cung cấp các thơng tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong
hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích một số chỉ tiêu mà trong các báo
cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích them một cách cụ thể, rõ rang.
Các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau,
mỗi sự thay đổi của các chỉ tiêu trong báo cáo này trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng
đến các báo cáo kia, trình tự đọc hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận
biết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu
phân tích của họ.
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu
1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào
một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu
phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có
hay khơng có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh tồn ngành có thể lấy giá trị

bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu khơng có số liệu của
tồn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các
doanh nghiệp có thể đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về
kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao
gồm:
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình
doanh nghiệp nên thường được dung để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
* Hệ suất sử dụng vốn kinh doanh: (Số vòng quay vốn kinh doanh)
Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

=

ra doanh thu: một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu
này càng lớn chứng tỏ trình độ quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quả.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời
của đồng vốn
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận
=
trên vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh bình qn trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế hay cịn gọi là lợi nhuận ròng là lợi nhuận thu được sau
cùng khi đã khấu trừ các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn sản xuất kinh doanh dung vào hoạt động
kinh doanh kỳ gốc thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó thể hiện bản chất
của hiệu quả sản xuất kinh doanh, cho biết thực trạng kinh doanh lỗ, lãi của doanh
nghiệp.
- Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ hiện có của doanh nghiệp.
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản
xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp.
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định

=

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Doanh thu thuần
Trang 6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải xem xét hiệu quả dưới
góc độ sinh lời. Đây là một trong các nội dụng được nhà đầu tư, các nhà tín dụng
quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ về hiện tại và tương lai. Để đánh

giá khả năng sinh lời của vốn cố định, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
trên vốn cố định.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận
=
trên vốn vốn cố định
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động)
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

=

thu trong q trình sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết
trong kỳ phân tích vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của doanh nghiệp càng cao. Về mặt bản chất chỉ tiêu này xác định số vòng quay của
vốn lưu động trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng có thể giúp doanh nghiệp giảm được
vốn lưu động cần thiết trong sản xuất kinh doanh, giảm số lượng vốn vay hoặc có
thể mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận
=
trên vốn lưu động

Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn đảm nhiệm việc sản xuất ra một
đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu
động càng có hiệu quả.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nêu trên thường được
so sánh với nhau giữa các thời kỳ. Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng
các yếu tố vốn lưu động tăng và ngược lại.
Mặt khác, nguồn vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng và tồn
tại ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, cũng có khi là hàng hóa để đảm bảo cho
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

quá trình sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, do đó, sẽ góp phần
giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì
vậy, trong thực tế, người ta cịn sử dụng hai chỉ tiêu sau để xác định tốc độ luân
chuyển của vốn lưu động, cũng là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu
động.
1.2.2.2 Các thông số khả năng sinh lời
• Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh
(ROS)
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần đo lường khả năng sinh lời trên doanh
ROS


=

số sau khi tính đến các chi phí và thuế. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh
thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ
suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.
• Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng
ROA

=

vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA càng cao càng tốt vì thể hiện được hiệu quả
đầu tư của doanh nghiệp trong việc tận dụng được tài sản, nguồn vốn của mình.
• Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
ROA đo lường hiệu suất của công ty với ý nghĩa thu nhập trên vốn chủ.
ROE

=

Thông số này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các
cổ đông. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của
cổ đông, nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hịa giữa vốn cổ đơng với vốn đi
vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong q trình huy động vốn, mở rộng
quy mơ. Hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
ROE quá cao không nhất thiết làm một điều mong muốn của cổ đông nếu công ty

phải chịu một mức rủi ro quá cao khi họ tung sản phẩm ra thị trường hoặc sử dụng
đồn bẩy nợ quá cao. Như vậy thông qua phân tích q trình hoạt động của doanh
nghiệp cũng như các chỉ số tài chính sẽ giúp các nhà phân tích có được cơ sở để
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

đánh giá hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp. Từ đó giúp đưa ra định hướng các
biện pháp giúp cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp trong thời gian đến.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp tất cả các yếu tố, các tác
động và các mối quan hệ bên trong, bên ngồi của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính điều đó, việc đưa ra các biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh không thể đạt được hiệu quả nếu chúng ta
không xem xét đến các yếu tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.1 Mơi trường bên ngồi
1.3.1.1 Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế tác động rất lớn và nhiều mặt đến môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động của
doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất
ngân hàng, chính sách tiền tệ của nhà nước, tỷ lệ lạm phát, mức độ làm việc và tình
hình thất nghiệp…
1.3.1.2 Yếu tố chính trị xã hội và luật pháp.
Việt Nam có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển theo cơ cấu thị trường
có quản lý của nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị

trường một mặt có những ưu điểm kích thích sản xuất phát triển, năng động, có
lượng hàng hóa và dịch vụ dồi dào nhưng mặt khác lại chứa đựng nguy cơ khủng
hoảng, lạm phát, thất nghiệp… Vì vậy cần phải có sự quản lý của nhà nước để phát
huy những mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực. Đồng thời doanh nghiệp chịu ảnh
hưởng của nền văn hóa, phong tục tập quán của xã hội đó.
1.3.1.3 Yếu tố thị trường
Nền kinh tế thị trường địi hỏi doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt để tồn tại
và phát triển. Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và
cơ cấu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược kinh doanh.
Doanh nghiệp phải xác định được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và lập một
kênh phân tích thường xuyên những hoạt động này. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải
nghiên cứu xu hướng tăng trường của ngành, xu hướng tiêu dung nhằm kịp thời lập
chiến lược kinh doanh hợp lý để chiếm lĩnh thị phần.
1.3.1.4 Yếu tố tự nhiên.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

Yếu tố tự nhiên gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái… biến
động nào của yếu tố tự nhiên cũng đều có ảnh hưởng đến sản phẩm mà doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự khan hiếm và cạn kiệt dần của nguồn tài nguyên là
vấn đề lớn về chi phí cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Làm
thế nào để vừa đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế vừa đảm bảo không cạn kiệt
nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.
1.3.2 Môi trường bên trong

1.3.2.1 Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa đóng vai trị quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết lại rằng: “Một trong những nguyên nhân
giúp cho các doanh nghiệp của Mỹ và Nhật có sự thịnh vượng lâu dài là do các
doanh nghiệp đó có nền văn hóa rất độc đáo”. Văn hóa doanh nghiệp là tồn bộ giá
trị tinh thần mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp, nó có tác dụng đến tình cảm,
lý trí hành vi của tất cả các thành viên.
1.3.2.2 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá nhân
có vai trị khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả địi hỏi việc quản lý nguồn nhân lực phải đặt
lên hàng đầu, phải xem nguồn nhân lực là tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động
và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
1.3.2.3 Công nghệ
Doanh nghiệp được trang bị máy móc, cơng nghệ tương đối hiện đại là lợi
thế cạnh tranh lớn. Lợi thế cạnh tranh ở năng suất sản xuất tăng cao, hay phí nguyên
vật liệu cho một sản phẩm nhỏ giúp chi phí sản xuất thấp tạo điều kiện cho doanh
nghiệp cạnh tranh trên thị trường.
1.3.2.4 Yếu tố marketing.
Marketing có thể được hiểu như một q trình xác định, dự báo thiết lập và
thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ. Nhân
tố này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3.2.5 Hệ thống thông tin

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 10



Chun đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xn Bình

Thơng tin liên kết tất cả các chức năng kinh doanh với nhau và cung cấp cơ
sở cho các quyết định trong hoạt động quản trị. Doanh nghiệp có hệ thống thơng tin
tốt sẽ có ưu thế về chi phí sản xuất, đáp ứng cao nhu cầu mong đợi của khách hàng.
Các bộ phận chức năng của doanh nghiệp nhờ có thơng tin đã liên kết được thành
một hệ thống hoạt động hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh
tế thị trường.
Kết luận chương 1
Chương 1 của đề tài đã đề cấp đến những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả
kinh doanh và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh quá trình sử dụng
các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu kinh doanh nhằm tìm
kiếm lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Đặc biệt, đề tài đã tập trung làm rõ tác
động tài chính đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở lý luận
giúp cho việc nghiên cứu, phân tích ở những chương sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VINATEX ĐÀ NẴNG.
2.1 Sơ lược về công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty Vinatex Đà Nẵng
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên công ty : Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
- Tên tiếng anh : VINATEX DANANG JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : VINATEX ĐÀ NẴNG
- Trụ sở


: Số 25 Trần Quý Cáp, phường Thạch Thang, quận Hải Châu,

thành phố Đà Nẵng.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

- Điện thoại : 84.511.3823725; 84.511.3827116
- Fax

: 84.511.3823367

- E-mail

:

- Website

: www.vinatexdn.com.vn

Tiền thân của Công ty Cổ phần VInatex Đà nẵng là Chi Nhánh Tổng Công
Ty Dệt May Việt Nam tại Đà Nẵng, được thành lập trên cơ sở sát nhập Chi nhánh
liên hiệp Dệt tại Đà Nẵng với Chi nhánh Liên hiệp May tại Đà Nẵng theo quyết
định số 100/QĐ/TCLĐ ngày 26/10/1995 của Hội đồng quản trị Tổng Công Ty Dệt
May Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONAL TEXTILE AND

GARMENT CORPORATION – DANANG BRANCH – GỌI TẮT VINATEX ĐÀ
NẴNG, là đơn vị hoạch toán phụ thuộc.
Tháng 01/2002, trên cơ sở sát nhập Chi nhánh Tổng Công Ty Dệt May Việt
Nam tại Đà Nẵng và Công ty Dệt May Thanh Sơn theo quyết định số
299/QĐ/TCCB ngày 28/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Công ty Sản xuất
– Xuất nhập khẩu Dệt May Đà Nẵng được thành lập (tên giao dịch gọi tắt
VINATEX ĐÀ NẴNG), là đơn vị hoạch toán độc lập có con dấu riêng và có tài
khoản tại ngân hàng, có chức năng sản xuất – kinh doanh theo đăng ký kinh doanh
và là đơn vị trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc, kinh doanh thương
mại hàng Dệt May, thiết bị phụ tùng điện – điện lạnh, có trụ sở văn phịng đặt tại 25
Trần Q Cáp – Thành phố Đà Nẵng.
Ngày 1/9/2005, Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Dệt May Đà Nẵng được
cổ phần hóa theo quyết định số 142/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp
ngày 23/11/2004 và đổi tên thành công ty Cổ Phần Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt
May Đà Nẵng, tên tiếng anh là: DANANG TEXTILE MANUFACTURING
EXPORT IMPORT JOINT STOCK ENTER PRISE, tên viết tắt là VINATEX
DANANG, hoạt động theo điều lệ tổ chức hoạt động được hội đồng cổ đông thong
qua ngày 20/7/2005.
- Ngày 01/07/2008 được đổi tên Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng.
2.1.1.2 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của cơng ty
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, hàng thêu đan, hàng áo len xuất khẩu
và tiêu thụ nội địa.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 12


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

- Kinh doanh nguyên, phụ liệu, thiết bị phụ tùng ngành dệt, may, thiết bị điện
– điện lạnh; kinh doanh thiết bị, hàng tiêu dung.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: Phụ liệu, phụ tùng hóa chất thuốc nhuộm các
sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may, máy móc thiết bị dệt may; kinh doanh xuất
khẩu nguyên liệu hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, ơ tơ xe máy, máy
điều hịa khơng khí, các mặt hàng cơng nghiệp tiêu dụng khác.
- Sản xuất, mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng và cho thuê các vật tư, linh kiện,
phụ tùng, máy móc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi.
- Kinh doanh các loại hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm).
- Kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng, Dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí; thi
cơng lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành dệt may và xây
dựng dân dụng, hệ thống điện lạnh, kinh doanh thương mại tổng hợp.
- Kinh doanh địa ốc; văn phòng cho thuê; khu phức hợp thương mại …
2.1.1.3 Vị thế của công ty
- Với trên 15 năm kinh nghiệm, công ty đã thiết lập mối quan hệ lâu năm với
các khách hàng hiện hữu nên nguồn hàng xuất khẩu có tính ổn định tương đối. Hiện
Cơng ty đã ký hợp đồng cung cấp độc quyền cho các Công ty Tashin, Texma,
Fishman & Tobin, Otto, CK. Cơng ty có thể tự tin khẳng định uy tín hàng đầu về
năng lực cung cấp sản phẩm may với số lượng ổn định, giá cạnh tranh và là nhà
cung cấp tiêu biểu trong ngành may nói chung.
- Trong q trình tham gia vào thị trường, sản phẩm phục vụ hàng nội địa
gặp không ít những khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng
loại của các đơn vị sản xuất có uy tín trong và ngồi nước. Hiện nay các sản phẩm
sản xuất trong nước cạnh tranh trực tiếp trên thị trường là các sản phẩm quần áo của
các đơn vị có uy tín như Việt Tiến, May 10, An Phước… đặc biệt là hàng may mặc
Trung Quốc giá rẻ, mẫu phong phú đang là đối thủ cạnh tranh lớn đối với các sản
phẩm may sản xuất trong nước.
- Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên Công ty Cổ

phần Vinatex Đà Nẵng, Ban lãnh đạo công ty luôn định hướng đúng đắn về giá cả,
mẫu mã và các kế hoạch kinh doanh do vậy đã ngày càng khẳng định thương hiệu
sản phẩm may trên thị trường. Với ưu thế về uy tín thời gian giao hàng cùng với

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

chất lượng vượt trội, sản phẩm may vẫn chiếm được thị phần nhất định trong thị
trường xuất khẩu.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng là một doanh nghiệp có tư cách pahps
nhân hoạt động kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật
bảo vệ. Cơng ty có trách nhiệm như sau:
- Tn thủ chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước về quản lý quá trình
thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với
các bạn hàng trong nước và quốc tế.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.
- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động
cũng như thu thập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của cơng ty trên thị
trường trong va ngồi nước.

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

- Chịu sự kiểm tra thanh tra của cơ quan Nhà nước, tổ chức thẩm quyền theo

quy định của Pháp luật.

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của con
người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo
TỔNG
GIÁM
ĐỐC
phát triển bền vững, thực hiện đúng
những
tiêu
chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng

cũng như những quy định có liên quan đến hoạt động của công ty.
KS NỘI BỘ

Sơ đồ và chức năng của các phịng ban

PHĨ TGĐ NỘI

đồ 2.1 Sơ đồ cơng ty
CHÍNH

PHỊNG
NHÂN
SỰ


PHỊNG
TCKT

PHĨ TGĐ SẢN
XUẤT

PHỊNG
ĐẦU TƯ

PHỊNG
TKCN

PHỊNG
QA

PHỊNG
KHKD

BAN IE

SVTH: Nguyễn Thị Kiều
NM My – Lớp K18QTC

XÍ NGHIỆP
1

THANH
SƠN

NM DUNG

QUỐC

PHỊNG
NHÂN SỰ

Trang
14ĐƠN
CÁC
VỊ LIÊN
KẾT


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

- Đại hội đồng cổ đơng: Gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết và là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của cơng ty, có quyền quyết định tỷ lệ trả cổ tức hàng
năm, phê chuẩn báo cáo tài chính hàng năm, bầu và bãi nhiệm hội đồng quản trị,
ban kiểm soát, bổ sung và sửa đổi điều lệ, quyết định loại và số lượng cổ đông phát
hành, sáp nhập hoặc chuyển đổi công ty.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại
hội đồng cổ đơng, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề có
liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty – trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của đại hội đồng cổ đơng.
- Ban kiểm sốt: Là cơ quan trực thuộc của đại hội đồng cổ đông, do hội
đồng quản trị bầu ra, có nhiệm vụ kiểm sốt hoạt động kinh doanh, báo cáo tài
chính của cơng ty, ban kiểm sốt hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy
điều hành của ban Tổng giám đốc.
- Ban tổng giám đốc: gồm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc

được đại hội cổ đông biểu quyết và các phó tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

nhiệm và bãi nhiệm, các thành viên hội đồng quản trị được kiêm nhiệm thành viên
ban Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu trước hội đồng quản trị
về việc tổ chức quản lý, điều hành toàn diện các hoạt động tác nghiệp hằng ngày
của công ty theo nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị.
Phó tổng giám đốc được tổng giám đốc phân công, ủy nhiệm quản lý và điều
hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của cơng ty. Phó tổng giám đốc chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám đốc và liên đới trách nhiệm với Tổng Giám đóc trước hội
đồng quản trị trong phạm vi được phân cơng, ủy quyền.
Các ban khác:
- Phịng tổ chức, hành chính:
Tham mưu, đề xuất tuyển dụng đào tạo nhân sự tại các đơn vị trong tồn
cơng ty.
Tham gia phê duyệt phương án tổ chức, phương án lương, khen thưởng kỹ
luật tồn cơng ty, chế độ chính sách của người lao động và kiểm tra việc thực hiện
các chế độ chính sách đó.
Kiểm tra đơn đốc hoạt động của các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực liên
quan, đề xuất cho ban giám đốc công ty giải quyết các quyền lợi, chế độ cho người
lao động nhằm thúc đầy hiệu quả công tác SXKD.

Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tổ chức hành
chính của cơng ty.
- Phịng kế tốn – tài chính:
Tham mưu cho Ban lãnh đạo và kiểm tra giám sát về lĩnh vực tài chính kế
tốn tồn cơng ty, chỉ đạo kiểm tra kiểm sốt và chịu trách nhiệm tồn các hoạt
động liên quan đến lĩnh vực tài chính kế tốn.
Lập các báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra kiểm soát các khoản chi phí hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện
hành.
- Phòng kế hoạch – thị trường:
Hoạch định kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực của tồn cơng ty và
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạc đó.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

Tham gia đàm phán soạn thảo, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh
tế trong và ngoài nước.
Khai thác, quản lý, điều phối và theo dõi thực các đơn hàng gia công, hoạt
động xuất nhập khẩu và điều hành các phương tiện vận tải.
- Phịng kỹ thuật – cơng nghệ:
Kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất của các đơn vị trực thuộc các cơ sở do
công ty đưa hàng ra ngồi gia cơng. Tham gia duyệt mẫu sản phẩm trước khi đưa
vào sản xuất đại trà.
Kiểm tra, giám sát và xác nhận các kết quả thi tay nghề, thi nâng bậc của

cơng nhân tồn cơng ty.
Tổ chức nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật công nghệ và áp dụng công nghệ mới
vào quy trình sản xuất của tồn cơng ty.
Trực tiếp đàm phán, giao dịch với khách hàng trong công tác thiết kế về rập,
mẫu, tài liệu kỹ thuật và định mức nguyên vật liệu.
- Phòng kinh doanh:
Tham gia đàm phán, soạn thảo tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế trong
và ngồi nước.
Hoạch định, kiểm tra, đơn đốc và thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty.
Khai thác, quản lý, điều phối, theo dõi thực hiện các đơn hàng FOD.
Mở rộng việc khai thác thị trường mới và khai thác đơn đặt hàng gia cơng.
- Phịng quản lý chất lượng:
Kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm tại các đơn vị
trực thuộc và cơ sở gia cơng ngồi.
Nắm vững các tài liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu của khách hàng triển
khai cho các đơn vị trực thuộc.
Tham mưu cho ban giám đốc các biện pháp khắc phục phịng ngừa có liên
quan đến chất lượng sản phẩm.
Phối hợp chặt chẽ với khách hàng để thực hiện việc kiểm tra hàng trên dây
chuyền sản xuất cho đến khâu hồn chính.
2.1.3 Một số đặc điểm về nguồn lực của Công ty.
2.1.3.1 Đặc điểm về nguồn nhân lực

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 17


Chun đề tốt nghiệp


GVHD: Th.s Mai Xn Bình

Tổng số cơng nhân viên có đến cuối năm tài chính là 3.163 người, trong đó
nhân viên quản lý là 133 người.
Đội ngũ lao động bao gồm nhiều loại trình độ tay nghề khác nhau: Đại học,
cao đẳng, trung cấp, công nhân và lao động đơn giản. Lao động trong công ty nữ
nhiều hơn nam, thực tế nữ tập trung ở bộ phận sản xuất trực tiếp.
2.1.3.2 Đặc điểm về thị trường, mặt hàng
* Đặc điểm sản phẩm:
- Sản phẩm áo Jacket: Là sản phẩm truyền thống có nhiều loại jacket: 3 lớp,
2 lớp, 1 lớp.
- Sản phẩm bảo hộ lao động: đây là mặt hàng được nhiều công ty chú ý đến
và được dệt may trên toàn quốc.
- Sản phẩm quần tây: sản phẩm được nhiều công ty đặt may tại công ty, là
sản phẩm nổi trội nhất của công ty.
* Đặc điểm về thị trường: Với hình thức gia cơng và FOB các sản phẩm dệt
may xuất khẩu, công ty đã không ngừng đẩy mạnh và tập trung vào hoạt động xuất
khẩu ra các thị trường tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam như Mỹ, Đài Loan,
Nga, Pháp và các nước EU khác, trong đó thị trường xuất khẩu chính đem lại nguồn
doanh thu cho công ty là cả hai thị trường Mỹ và Đài Loan.
Các sản phẩm may mặc do công ty thiết kế và phân phối cho thị trường nội
địa chủ yếu thực hiện thông qua hoạt động hệ thống cửa hàng bán lẻ của Trung tâm
thương mại Dệt may. Tuy nhiên, doanh thu sản phẩm tiêu thụ nội địa chỉ chiếm tỷ
trọng không cao trong tổng cơ cấu doanh thu do sự ra đời còn non trẻ của Trung tâm
thương mại Dệt may và mục tiêu tập trung xuất khẩu của công ty.
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng.
Để xem xét biến động theo thời gian của các chỉ tiêu, bài phân tích này dựa
vào số liệu của 3 năm 2013 – 2014 – 2015 (có sử dụng một số dữ liệu năm 2012 để
tính tốn các chỉ tiêu bình qn) của cơng ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng.

Tình hình kinh doanh của Công ty được thể hiện ở bảng 2.1

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinatex Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

1. Doanh thu bán hàng
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

16. Chi phí thuế TNDN hỗn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN

Chênh lệch
2014/2013
2015/2014
Năm 2013

511.666
655.253
511.011
445.935
65.076
910
8.168
39.973
17.085
759
2.001
761
1.241
2.000
404
17
1.578

Năm 2014

455.682
116

455.566
400.340
55.226
714
8.193
35.233
10.674
1.840
450
88
363
2.203
317
-74
1.961

Năm 2015

629.170
114
629.056
564.713
64.343
2.989
10.357
34.019
8.612
14.344
474
208

266
14.611
3.410
-328
11.528

Giá trị
tăng/giảm
-55.984
-655.137
-55.445
-45.595
-9.850
-196
25
-4.740
-6.411
1.081
-1.551
-673
-878
203
-87
-91
383

%
-10,94
-99,98
-10,85

-10,22
-15,14
-21,54
0,31
-11,86
-37,52
142,42
-77,51
-88,44
-70,75
10,15
-21,53
-535,29
24,27

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cơng ty Vinatex _ Phịng Tài chính - kế toán)

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 19

Giá trị
tăng/giả
m

%

173.488
-2
173.490

164.373
9.117
2.275
2.164
-1.214
-2.062
12.504
24
120
-97
12.408
3.093
-254
9.567

38,07
-1,72
38,08
41,06
16,51
318,63
26,41
-3,45
-19,32
679,57
5,33
136,36
-26,72
563,23
975,71

343,24
487,86


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường ln có sự cạnh tranh gay gắt giữa các
công ty, buộc công ty phải xác định cho mình một chiến lược sản xuất kinh doanh
phù hợp với khả năng của mình. Mặc dù trải qua khơng ít khó khăn, nhưng trong
thời gian qua cơng ty Vinatex Đà Nẵng đã đạt được những thành công nhất định.
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy doanh
thu của công ty biến động không đều qua các năm. Doanh thu thuần năm 2013 là
511.011 triệu đồng nhưng sang năm 2014 doanh thu thuần chỉ đạt 455.566 triệu
đồng với tốc độ giảm 10,85% so với năm 2013 do sức mua của thị trường bị giảm
sút. Đến năm 2015 doanh thu thuần tăng lên 629.056 triệu đồng đạt tỷ lệ tăng
38,08% so với năm 2014 nhờ việc khai thác tốt thị trường và các biện pháp
marketing đã giúp công ty đạt được mức doanh thu kỷ lục này. Cùng với múc tăng
của doanh thu qua các năm thì giá vốn hàng bán của cơng ty cũng có xu hướng tăng
gần với mức tăng của doanh thu. Tuy nhiên giá trị chi phí ln nhỏ hơn giá trị của
doanh thu nên 3 năm qua công ty hoạt động đều có lợi nhuận. Trong năm 2014
doanh thu của công ty giảm so với năm 2013 nhưng lợi nhuận lại tăng 24,27%. Kết
quả này cho thấy công ty đã có những giải pháp sử dụng chi phí hiệu quả hơn,
khoản lợi nhuận tăng thêm là do việc giảm thiểu các chi phí.
Năm 2014, giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán so với năm 2013, song đến năm 2015
tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán lại nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu. Nguyên nhân
dẫn đến vấn đề này là do giá điện nước tăng, đồng đôla tăng giá khiến cho nguyên
vật liệu nhập khẩu tăng theo, làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm tăng giá vốn hàng
bán, giảm lợi nhuận gộp.

Doanh thu tài chính và chi phí tài chính có xu hướng giảm nhẹ ở năm 2014.
Đến năm 2015, doanh thu tài chính tăng mạnh ở mức 318,63% tương đơn 2.275
triệu đồng.
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm giảm dần. Cụ
thể năm 2014 chi phí bán hàng tỷ lệ giảm là 11.86% so với năm 2013, chi phí
QLDN tỷ lệ giảm 37,52%. Năm 2015 chi phí bán hàng có tỷ lệ giảm 3,45% so với
năm 2014, chi phí QLDN tỷ lệ giảm 19,32%. Điều này chứng tỏ công tác quản lý và
tổ chức bán hàng của công ty có phần được cải thiện.
Trong thời kỳ từ năm 2013 đến năm 2015, lợi nhuận bình qn của cơng ty
đã cải thiện rất nhiều, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2015 đạt 14.611 triệu đồng, tốc
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

độ tăng trưởng của năm 2015 so với 2014 là 563,23%. Nguyên nhân là do sự giảm
xuống của các khoản chi phí và tăng lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh doanh
khác. Năm 2014, lợi nhuận của cơng ty có phần vực dậy, đạt tốc độ tăng trưởng
10,15% tương ứng 1.961 triệu đồng. Mặc dù doanh thu thuần năm 2014 giảm so với
năm 2013 nhưng lợi nhuận có phần nhỉnh hơn đã cho thấy cơng ty đã tiết kiệm
được chi phí làm hạ giá thành sản phẩm.
2.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinatex Đà nẵng giai đoạn
2013 – 2015.
2.3.1

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinatex Đà Nẵng

từ năm 2013 – 2015.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinatex Đà Nẵng từ

2013 đến 2015 được thể hiện qua bảng 2.2
Qua số liệu 2.2 ta có thể thấy được quy mơ kinh doanh của công ty được mở
rộng và hiệu quả họat động của công ty tương đối ổn định qua các năm cụ thể là tốc
độ tăng trưởng của vốn kinh doanh bình quân năm sau cao hơn năm trước. Năm
2014 so với năm 2013 tăng 17.876 triệu đồng tương ứng 9,13%. Năm 2015 so với
năm 2014 tăng 31.093 triệu đồng tương ứng 14,56%. Tốc độ tăng dần qua các năm
cho thấy sự ổn định của công ty trong những năm qua.
Sang năm 2014, tình hình tăng trường doanh thu và chi phí có phần ngược lại
so với năm 2013, doanh thu giảm xuống trong khi đó lợi nhuận tăng hơn. Cụ thể
năm 2014 doanh thu giảm ở mức 55.445 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm
10,85% so với năm 2013, và lợi nhuận sau thế tăng ở mức 383 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ tăng là 24,27%. Năm 2015 là năm có doanh thu cao vượt mức kế hoạch, cụ thể
đạt được 629.056 triệu đồng, tăng so với năm 2014 là 173.490 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ tăng là 38,08%.

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Mai Xuân Bình

Bảng 2.2 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinatex Đà
Nẵng giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh bq
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
bình quân
Hiệu suất sử dụng
VKD
Tỷ suất lợi nhuận
sau thế/VKD
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế/VCSH

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

170,582


511,011
1,578
220,812
195,697
27,664

455,566
1,961
206333
213,573
31,293

26,710

25,756

Chênh lệch
2014/2013
2015/2014
Giá trị
tăng/giả
m

%

Giá trị
tăng/giả
m


%

629,056
11,528
282,997
244,665
43,054

-55,445
383
-14,479
17,876
3,629

-10.85
24.27
-6.56
9.13
13.12

173,490
9,567
76,664
31,093
11,761

38.08
487.86
37.16
14.56

37.58

29,479

37,174

2,769

10.37

7,695

26.10

2.61

2.13

2.57

-0.48

-18.31

0.44

20.53

0.81


0.92

4.71

0.11

13.87

3.79

413.16

5.91

6.65

31.01

0.74

12.60

24.36

366.17

(Nguồn báo cáo tài chính năm 2013 – 2015 của cơng ty, phịng Tài chính – kế tốn)
Vốn kinh doanh gồm vốn cố đinh và vốn lưu động. Để đảm bảo tính đầy đủ
và kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần chú trọng đến
các khâu quản lý và phân bổ hợp lý nguồn lực, đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn

lưu động để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời đầu tư vào cơ sở vật chất, các
trang thiết bị phuc vụ SXKD cũng góp phần vào sự thành cơng của doanh nghiệp.
Từ số liệu bảng 2.2, năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là 2,61 tức
là doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn kinh doanh bình quân sẽ thu được 2,61 đồng
doanh thu thuần. Năm 2014, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm đi 18,31% so
với năm 2013. Như vậy, trong năm 2014 doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn kinh
doanh chỉ tạo ra 2,13 đồng doanh thu, thấp hơn năm 2013. Trong năm 2015 hiệu
suất sử dụng vốn của doanh nghiệp đã có phần cải thiện hơn song vẫn chưa về mức
ổn định như năm 2013. Cụ thể, năm 2015 hiệu suất sử dụng là 2,57 lần, tỷ lệ giảm
20,53%.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Qua 3 năm, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh
doanh tăng dần. Năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 và 2013. Năm 2014 tăng
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My – Lớp K18QTC

Trang 22


×