Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

(SKKN CHẤT 2020) chuyên đề một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG học SINH yếu, kém môn TIẾNG ANH lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.16 KB, 15 trang )

Chuyên đề: phụ đạo học sinh yếu, kém môn tiếng Anh lớp 8.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
Phòng GD&ĐT: Vĩnh Tường
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN TIẾNG ANH LỚP 8
I. Thực trạng chất lượng giáo dục
1. Thực trạng:
Thực trạng học sinh học yếu môn Tiếng Anh khá phổ biến trong huyện,
tại trường THCS Nguyễn Viết Xuân cũng như vậy. Tuy tỉ lệ học sinh đỗ vào
THPT của trường so với huyện, tỉnh là khá cao ( xếp thứ 3/30 tồn huyện và thứ
10/143) nhưng chất lượng bộ mơn Tiếng Anh lại chưa cao. Vẫn có học sinh bị
điểm liệt mơn Tiếng Anh khi thi vào THPT. Đó là một điều mà tôi cũng như các
giáo viên Tiếng Anh trong trường rất trăn trở.
Nhiều hoc sinh nắm kiến thức còn lơ mơ ngay từ lớp dưới nên đến lớp 8
khơng có khả năng sâu chuỗi kiến thức, học đến phần nào cũng thấy lạ (thậm chí
cả các bài ơn tập, tổng hợp kiến thức đã học). Vì vậy mà chán học dẫn đến kết
quả thấp.
Việc làm bài tập và học bài của nhiều em chỉ qua loa để đối phó với sự
kiểm tra của thầy cơ.
Một bộ phận học sinh chưa có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà. Hầu
như hôm nào kiểm tra cũng không thuộc bài.
Không chỉ vậy, hầu hết học sinh hiện nay vẫn cịn thói quen thụ động
trong khi học. Do đó trong năm học này nhà trường chúng tôi đã tổ chức thi
khảo sát học sinh vào đầu năm học để đánh giá sát lực học của các em nhằm
mục đích phân loại học sinh và tìm ra các phương pháp phù hợp để nâng cao
chất lượng đại trà, giảm thiểu học sinh yếu kém ở bộ môn Tiếng Anh.
Kết quả đánh giá cuối năm học 2018 – 2019
Khối 7
97 học sinh


Giỏi
10

Khá
34

Trung bình
46

1

download by :

Yếu, Kém
7


Kết quả khảo sát đầu năm học 2019 - 2020
Khối 8
99 học sinh

Giỏi
8

Khá
27

Trung bình
45


Yếu, Kém
19

2. Nguyên nhân:
Vậy nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu? Thực tế cho thấy nó xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó tập trung vào các nguyên nhân
cơ bản sau:
2.1. Từ phía học sinh:
Đa số học sinh yếu, kém môn Tiếng Anh do khơng u thích mơn học.
Học Tiếng Anh địi hỏi phải thuộc lòng nhiều từ cũng như các cấu trúc ngữ pháp
vì thế học sinh thiếu lịng kiên trì, chán nản dẫn đến không thường xuyên ôn
luyện, kiến thức rỗng khi kiểm tra, làm bài thi dẫn đến kết quả học tập thấp.
Một bộ phận học sinh chưa chủ động lĩnh hội kiến thức cũng như không
ôn luyện các kĩ năng dẫn đến tình trạng lúc nào cũng thiếu về kiến thức và yếu
về kĩ năng.
2.2. Từ phía giáo viên:
Trong khoảng thời gian một tiết học, giáo viên khó có thể bao quát hết các
đối tượng học sinh; đôi khi giáo viên chưa quan tâm đến những học sinh yếu,
kém.
2.3. Từ phía gia đình:
Đa số học sinh đều là con nơng dân có hồn cảnh kinh tế khó khăn, phụ
huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn nên chưa đầu tư thỏa
đáng cho mơn học.
Nhiều gia đình chưa thật quan tâm đến việc học của con cũng như chưa
liên hệ chặt chẽ với giáo viên, nhà trường để uốn nắn kịp thời những biểu hiện
lệch lạc hay xao nhãng học tập của con em mình. Họ gần như phó thác trách
nhiệm cho thầy cơ và nhà trường.
Một số học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa. Các em thường ở nhà với ơng bà.
Vì vậy, khơng có ai đơn đốc cũng như kèm cặp các em trong việc học nên dẫn
đến chểnh mảng, học hành qua quýt và lâu dần rỗng kiến thức mà chán học.

2.4. Từ phía xã hội:
Sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin đặc biệt là các trị chơi
điện tử, các trị giải trí … làm học sinh khơng chú tâm vào việc học.
2

download by :


Thực tế trước đây môn Tiếng Anh dùng để thi trung học phổ thông nhưng
hai năm trở lại đây chúng ta áp dụng thi Tiếng Anh là một trong số các môn tổ
hợp thi trắc nghiệm nên kiến thức đơn vị thi trở nên ít đi. Vì vậy đa số học sinh
yếu học Tiếng Anh cốt chống điểm liệt chứ không cần đạt kết quả cao. Điều này
dẫn đến việc động viên các em học Tiếng Anh gặp nhiều khó khăn.
Vì là khu vực nơng thơn nên số người sử dụng Tiếng Anh ít, học sinh
khơng có nhiều cơ hội giao tiếp Tiếng Anh trong thực tế.
2.5. Chương trình dạy học bộ mơn:
Có nhiều từ vựng trong một đơn vị bài học, tiết học.
Phân bố thời gian ôn tập vào trung học phổ thơng cho mơn Tiếng Anh q
ít trong khi phải đảm bảo kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9.
3.

Đối tượng học sinh và chất lượng giáo dục năm trước

khối lớp 8 số học sinh dưới trung bình của môn tôi phụ trách đầu năm
học 2019-2020 là 19 em ( theo kết quả thi khảo sát đầu năm). Với thực trạng
trên tơi muốn tìm tịi, suy nghĩ để giúp đỡ các em học tập tiến bộ, nhằm nâng
cao chất lượng bộ môn.


Trong phương pháp dạy học ngày nay, việc dạy học theo hướng phân hóa

đối tượng học sinh được áp dụng có hiệu quả. Trong một lớp học khả năng tiếp
thu kiến thức cuả các em học sinh khơng đồng đều; vì vậy khi áp dụng một
phương pháp chung cho cả lớp thì các em học yếu sẽ không theo kịp các bạn,
tiếp thu không hết những kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt, đôi khi hỏng
kiến thức. Nếu người giáo viên trong quá trình dạy học có chú ý và phân loại đối
tượng học sinh, trên cơ sở đó chọn lọc kiến thức truyền đạt, sử dụng phương
pháp dạy học phù hợp với khả năng tiếp thu của các em thì sẽ đạt được kết quả
tốt nhất. Để thực hiện được cơng việc này địi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều
công sức cho việc soạn giáo án, đặc biệt phải chọn lọc kiến thức trọng tâm, kiến
thức nâng cao để truyền đạt phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
Thực tế năm nay tôi đã áp dụng một số phương pháp vào quá trình dạy
học tại trường THCS Nguyễn Viết Xuân và đã thu được một số thay đổi tích cực
đối với các học sinh yếu, kém ở bộ môn Tiếng Anh.
4.

Phương pháp nghiên cứu và dự kiến tiết dạy
+

Phương pháp điều tra nắm thông tin.

+

Phương pháp phát vấn trực tiếp để nắm thông tin.

+

Đúc rút kinh nghiệm bản thân và học hỏi tìm tịi.
3

download by :



+ Nghiên cứu qua tài liệu.
Để nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn Tiếng Anh lớp
8 ở trường THCS Nguyễn Viết Xuân tôi dựa vào các giải pháp sau đây và dự
kiến số tiết dạy là: 35 tiết/ năm học.
AI.

Các giải pháp chủ yếu.

1. Giải pháp chung
1.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu
quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười…. giáo viên tạo sự gần gũi,
cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập,
trong cuộc sống của bản thân mình.
Giáo viên ln tạo cho bầu khơng khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng,
khơng mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh
cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương u và tơn trọng mình.
Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi
tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm
những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi, hoặc cho
điểm cao để khuyến khích các em.
1.2. Phân loại đối tượng học sinh
Giáo viên cần xem xét phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc
điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm
chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường gặp ở các em là: sức khỏe
kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát,…
Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp.


Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành
cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện
cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được
vị trí đích thực của mình trong tập thể.
Ngồi ra, giáo viên tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện
pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo mỗi
tuần một buổi ( từ 45 đến 60 phút ). Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo có thể kết
hợp với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự
quá tải, nặng nề. Giáo viên cần theo dõi sĩ số từng buổi học, nếu có học sinh
4

download by :


vắng thì báo ngay về Ban giám hiệu hoặc liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ
nhiệm để có biện pháp khắc phục.
1.3. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự
hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong
mỗi tiết dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy
được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em
sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tịi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hồn
cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ
chức các trò chơi lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý
thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học.
Đồng thời giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh.
Do hiện nay, có một số phụ huynh ln gị ép việc học của con em mình, sự áp
đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng khơng cao. Bản thân giáo viên cần phân tích

để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. nhận được sự quan tâm
của gia đình, thầy cơ sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
1.4. Kèm cặp học sinh yếu kém
Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém
về cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
Trong các buổi học phụ đạo, giáo viên chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các
kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc cần tiến hành ôn tập
củng cố kiến thức để đảm bảo học sinh có thể nắm được kiến thức cơ bản.
Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài và tự học ở nhà.
Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện
kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.
2. Các giải pháp cụ thể.
Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu, kém bộ mơn
mình (qua phần kiểm tra khảo sát đầu năm học) để nắm rõ các đối tượng học
sinh nhằm quan tâm đúng mực đến các em như thường xuyên gọi các em đó lên
trả lời, khen ngợi khi các em trả lời đúng,….
DANH SÁCH HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TIẾNG ANH LỚP 8
STT
1

Họ và tên
Trương Thị Trang

download by :


2

Vũ Thị Thanh Hằng


3

Trương Thị Thu Quỳnh

4

Hà Thị Minh Thu

5

Vũ Thị Thu Hiền

6

Phan Thanh Tùng

7

Hà Văn Phấn

8

Nguyễn Văn Thập

9

Nguyễn Văn Vũ

10


Chu Anh Tài

11

Tơ Văn Duy

12

Trương Thị Mỹ Dun

13

Lê Đình Dương

14

Nguyễn Đắc Trường
Khang

15

Nguyễn Quang Chiến

16

Phan Chung Sơn

17

Trương Đức Lộc


18

Nguyễn Văn Học

19

Nguyễn Quang Thái

2.1. Định dạng thành từng nhóm kiến thức.
Để học sinh yếu kém ghi nhớ được các kiến thức ngữ pháp giáo viên cần
hệ thống một vài lần cho học sinh quen với cách tổng hợp đó rồi từ đó giao cho
các em làm. Đầu tiên phải kiểm tra liên tục, uốn nắn kịp thời những sai sót của
các em, giúp cho các em quen dần với phương pháp mới. Phương pháp này
6

download by :


được áp dụng vào những buổi phụ đạo học sinh yếu kém, bởi lúc này kiến thức
các em đã học trên lớp chỉ cần các em hệ thống hóa lại và nắm vững từng phần
kiến thức đó mà thơi.
Phương pháp này giúp cho các em có thể khắc phục được những hạn chế
cơ bản của học sinh yếu kém đó là mất tập trung. Bởi nếu làm như vậy buộc các
em phải đọc và viết kiến thức trọng tâm ra giấy, do đó buộc các em phải chú ý.
Từ đó dần dần khắc phục được những hạn chế của học sinh yếu kém là mất tập
trung.
Phương pháp này nên áp dụng ngay từ những ngày đầu mới nhận lớp, làm
liên tục trong giai đoạn đầu, tập cho học sinh yếu kém khả năng tập trung trong
học tập từ đó cịn rèn luyện cho các em khả năng tổng hợp kiến thức.

Ví dụ: Khi học xong phần A closer look 2 của Unit 1 Giáo
viên nên yêu cầu các em hệ thống lại phần ngữ pháp

Verbs of liking + gerunds
Adore
Love
Like, enjoy, fancy

+ V-ing

Don’t mind
Dislike, don’t like
Hate
Detest
Verbs of liking + to – infinitive
Love, like, hate, prefer
Sau đó yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ minh họa đối với mỗi từ
Eg: I love playing football.
He prefers to play badminton.
2.2. Các mẹo ghi nhớ một số kiến thức ngữ pháp đối với học sinh yếu kém.
Học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ được kiến thức nếu chúng ta biến kiến thức
đó thành những câu nói vần dễ thuộc.

7

download by :


Ví dụ: Khi học Phân biệt a, an, the ở phần A closer look 2 của Unit 3,
giáo viên có thể nói về sự khác nhau giữa a và an bằng các nguyên âm a,e,u,i,o

( Anh, Em, Út, Ít, Ỏi)
2.3. Thực hiện linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học.
Thứ nhất, giáo viên có thể tổ chức trị chơi trong quá trình dạy học cho các em
khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn.
“Cái lợi ích của hoạt động não (Brainstorming) là giáo viên viết tất cả mọi
thứ mà học sinh nói lên bảng. Đối với học sinh yếu hơn, điều này đặc biệt quan
trọng, học sinh đó thấy đóng góp của họ trên bảng làm cho họ thấy tốt ngay cả
học sinh thụ động vẫn còn tham gia khi họ tiếp tục lắng nghe người khác làm”
(Theo Dorit Sasson)
Ví dụ 1: Khi học sinh học xong phần Getting started của Unit 1: LEISURE
ACTIVITIES , giáo viên có thể cho học sinh brainstorming thơng qua trị chơi
network

Listening to music
Watching TV

hobby

Playing chess

Swimming
Flying the kind

8

download by :


Theo Lucas “ Việc sử dụng làm việc theo nhóm- group works- làm cho
học sinh tham gia tích cực trong học tập.”

Thông thường trong một tiết dạy các em yếu ít chịu tham gia đóng góp
cho nhóm, vì vậy tơi đã thử nghiệm phân các em yếu vào một nhóm giao nhiệm
vụ nhẹ hơn cho các em nói câu đơn giản giúp học sinh tự tin và cố gắng hết sức,
đồng thời theo dõi giúp đỡ khi các em gặp khó khăn.
Cụ thể tơi đã áp dụng với một số em học yếu ở lớp 8C: Sơn, Lộc, Học,
Thái, Vũ. Trước đây khi tham gia vào chung nhóm với các bạn học sinh khá, các
em này rất ít có ý kiến, ỷ nại. Khi ghép các em này vào một nhóm và được giao
nhiệm vụ nhẹ nhàng phù hợp với khả năng thì các em tham gia tích cực và tự tin
hơn, làm được một số bài tập dễ.
Ví dụ 2: Sau khi học xong tiết Speaking Unit 1: LEISURE ACTIVITIES các em
khá, giỏi có thể nói ln được một câu về việc đưa ra ý kiến ( give an opinion )
nhưng đối với học sinh yếu tơi có thể đưa cho các em câu có sẵn rồi yêu cầu một
em đọc to và các bạn khác sẽ phản hồi.
Eg: Sơn: I think that playing sports is good for our health.
Thái nhắc lại: I agree with Son, playing sports is good for our health.
Vũ: Exactly, playing sports is good for our health.
Ví dụ 3: Sau khi nghe ở phần Listening Unit 2: LIFE IN THE COUNTRYSIDE
mà vẫn thấy các em học sinh yếu chưa nghe rõ để tìm ra câu trả lời, tôi sẽ treo
lên bảng nội dung của bài và yêu cầu các em nhìn lên vừa nghe vừa đọc để học
sinh có thể hiểu được nội dung của bài khóa; nếu để các em nghe mà khơng hiểu
gì sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, thiếu tập trung vào bài học.
Thứ hai, không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ; giảng
dạy bằng giáo án điện tử sẽ tạo hứng thú giữa thầy và trò trong tiết học. Khai
thác kiến thức thơng qua hình ảnh, phim tư liệu sinh động hấp dẫn, hiệu quả bài
học cao.Mơn Tiếng Anh là bộ mơn có thể dạy bằng máy chiếu ở tất cả các tiết
dạy.
Thứ ba,sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Tiếng Anh có hiệu quả: hướng dẫn
HS tự vẽ bản đồ tư duy giúp HS dễ hiểu, khắc sâu, khái quát hóa kiến thức bài
học.
Thứ tư, hướng dẫn học sinh học bài gắn liền trong ứng dụng thực tế giúp học

sinh thấy hứng thú với mơn học hơn và u thích mỗi tiết học Tiếng Anh.
Ví dụ : Sau khi học phần skills 2 của Unit 3: PEOPLES OF VIET NAM, giáo
viên có thể yêu cầu các em về nhà làm việc theo nhóm nấu xơi ngũ sắc và có
9

download by :


thuyết minh các bước, làm theo hai cách: có thể viết phụ đề bằng Tiếng Anh ứng
với mỗi hình ảnh hoặc là sẽ có bạn làm MC để thuyết trình theo clip hoặc mỗi
bức ảnh.
Xoi ngu sac.mpg
2.4. Bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh
Yêu cầu mỗi học sinh có một cuốn sổ ghi từ vựng và cấu trúc đã được học
trên lớp cùng với sổ nhật kí học Tiếng Anh. Mỗi ngày các em đều phải học một
lượng kiến thức vừa phải trong khoảng ba mươi phút nhằm giúp học sinh sẽ
không bị quên kiến thức. Học sinh sẽ kiểm tra việc tự học theo cặp và kí tên xác
nhận với mỗi phần. Giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh lên bảng trình bày
phần kiến thức mình đã ghi vào nhật kí nếu khơng thuộc thì học sinh đó và
người kiểm tra phải chịu trách nhiệm. Để việc tự học có kết quả giáo viên cần
nêu rõ yêu cầu cụ thể lượng kiến thức học sinh cần nắm được theo tuần.
2.5. Họp tổ, dự giờ trao đổi với đồng nghiệp
Mặc dù mỗi giáo viên được phân công giảng dạy ở các lớp khác nhau
nhưng vẫn có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy sau khi dự giờ và họp tổ. Vì
thế mà tơi học hỏi được nhiều từ đồng nghiệp, từ đó đúc kết ra được các kinh
nghiệm, giảng dạy linh hoạt tháo gỡ những thắc mắc, học hỏi những cái hay
những cái mới ở đồng nghiệp.
2.6. Thực hiện tốt đổi mới kiểm tra, đánh giá:
Việc kiểm tra đánh giá học sinh thực hiện theo đúng những nguyên tắc sư
phạm sau:

Việc kiểm tra đánh giá phải nhằm giải quyết những yêu cầu của bài học.
Các nội dung kiểm tra luôn bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng phù hợp tất cả các
đối tượng học sinh.
-

Tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách phong phú, đa dạng trong phần
học tập trên lớp. Ngoài việc kiểm tra bài cũ cịn kiểm tra khi trình bày bài mới
như đặt câu hỏi cho học sinh phát hiện, so sánh, đánh giá, nhận xét hoặc yêu cầu
các em dựa vào nội dung SGK để hoàn thành bài tập do giáo viên đề ra, có thể
làm cá nhân hay cặp đơi, theo bàn theo tổ...tùy nội dung và mức độ của bài tập.
Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá ghi điểm để khích lệ động viên học sinh.
-

Kiểm tra bài cũ, 15 phút
Ví dụ: Sau khi học xong Unit 1 học sinh có thể làm một bài tập trắc nghiệm nhỏ
như sau
1.

Mai enjoys………. football in her free
time. 10

download by :


A. Plays
B. playing C. to play
2. People in Viet Nam love…….. lucky money.
A. get
B. to get
C. geting

3. Mary likes ……. Chinese.
A. to learn B. learns

C. learnt

Với đối tượng là học sinh yếu kém trước hết giáo viên sẽ hướng dẫn học
sinh trả lời những câu hỏi dễ như nhận biết và thông hiểu, giáo viên cho học
sinh làm đi làm lại nhiều lần với nhiều hình thức.
Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao trong việc kiểm tra đánh giá dạy học
môn Tiếng Anh ở trường THCS hiện nay, người giáo viên phải nỗ lực nhiều,
phải tự học hỏi, bồi dưỡng về kiến thức năng lực sư phạm, phải nghiên cứu kĩ
các văn bản định hướng chỉ đạo thực hiện của các cấp.
III. Một số dạng bài tập đặc trưng và phương pháp làm bài
Ví dụ: Sau khi học Unit 1: LEISURE ACTIVITIES học sinh cần đạt được yêu
cầu như sau:
VOCABULARY
Leisure activities
PRONUNCIATION
Clusters: /br/ and /pr/
GRAMMAR
Verbs of liking + gerunds
Verbs of liking + to-infinitives
COMMUNICATION
Talking about leisure activities
Organising your ideas
Để học sinh yếu, kém có thể đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng ở bài này, chúng
tôi đã thiết kế các dạng bài tập phù hợp với lực học của các em như sau:
(

Phương pháp: Xác định kiến thức trọng tâm của từng bài, đối với học


sinh yếu, kém chỉ cần đặt ra yêu cầu ở mức độ nhận biết.)
2.

Dạng multiple choice
Bài tập: Choose the correct answer
1. Jack detests…………….games.
11

download by :


A. to play
2. Gina adores ……………………. in her free time.
A. to cook
3. People in Viet Nam love…….. lucky money.
A. get
4. Mary likes ……. Chinese.
A. to learn
2. Dạng Matching
Bài tập: Match two parts to make correct sentences.
1. Hung likes
2. Hoai hates spending
3. Gina’s mum wants her to look after
4. Jack adores sitting
3.

Dạng Rub out and Remember
bread


apricot

bridge

brown

pray

price
4. Dạng Ordering

Bài tập: Reordering the following words to make correct sentences
1 Hoa/ apple/ and/ making/ Hien/ jam/ making.
2 to/ she/ enjoys/ music/ listening.
3 hates/ the/ Mary/ guitar/ playing.
4 she/ folk/ listening/ does/ songs/ like/ to.
5. Dạng bài tập True/ False
Bài tập: Read the passage and tick True or False
12

download by :


My name is John. I have a lot of hobbies. Firstly, I adore playing volleyball very
much. I play it every day. When I was 8 years old, my brother taught me how to
play volleyball. I use to join in a school’s volleyball club, but now I only
practice volleyball during my PE lessons. I often play it with my classmates.
Playing volleyball is great way to stay healthy and keep fit. My second hobby is
painting about people, animals and nature. I sometimes paint for my friends and
give them the pictures as present.

1.

John loves playing volleyball.

2.

He hates painting animals.

3.

He plays volleyball with his classmates in their free time.

4.

Playing volleyball is good for health.

IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm.
1.

Kết quả:

Đối với học sinh: Sau khi áp dụng phương pháp này với học sinh yếu kém
trong một thời gian ngắn tôi thấy các em thích phát biểu hơn, chủ động hơn
trong việc học. Các em tích cực đóng góp xây dựng bài, giờ học trở nên sôi nổi,
chất lượng học tập của các em bước đầu có cải thiện.
-

-

Đối với giáo viên:

+

Tích lũy được thêm kinh nghiệm trong việc dạy học sinh yếu, kém.

+

Rèn luyện khả năng thích ứng linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các

phương pháp
+
-

Nâng cao tay nghề, chất lượng giảng dạy bộ môn

Đối với tổ chuyên môn:
+

Chia sẻ tạo thêm nhiều kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc giảng

dạy học sinh yếu
Kích thích tạo thêm động lực cùng nhau thi đua sáng tạo giữa các thành
viên trong tổ, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu hiện
nay.
+

-

Đối với nhà trường: Góp phần nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường,

cụ thể là hạn chế học sinh yếu kém.

2.

Bài học kinh nghiệm:

Qua một thời gian ngắn áp dụng phương pháp mới này tôi đã rút ra được
bài học kinh nghiệm như sau:
13

download by :


Các phương pháp này phải áp dụng một cách từ từ, thường xuyên để
cho học sinh thích nghi được từng cách một. Muốn làm cho học sinh nắm được
từng phương pháp một, thì tuyệt đối khơng được nóng vội nhất là đối với đối
tượng học sinh trường THCS, khả năng tiếp thu chậm do đó càng phải làm kĩ
nhiều lần cho các em làm theo.
+

Sau khi áp dụng phương pháp này các giáo viên phải thường xuyên giao
bài tập cho học sinh theo từng dạng đề để các em làm. Giáo viên thường xuyên
kiểm tra, theo dõi sự tiến bộ của học sinh bằng cách kiểm tra thông qua vở bài
tập, kiểm tra miệng, kiểm tra trắc nghiệm...
+

Các phương pháp này không nên áp dụng đồng loạt, đưa ra quá nhiều
các phương pháp làm cho học sinh không thể tiếp thu được các phương pháp
mới, dẫn đến phương pháp mới chưa hình thành, phương pháp cũ chưa mất đi
làm cho học sinh lâm vào tình trạng lúng túng dẫn đến kết quả khơng cao.
+


V.

KẾT LUẬN

Trong dạy học nói chung và dạy học Tiêng Anh nói riêng thì phụ đạo học
sinh yếu kém là một trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với bất cứ giáo
viên nào, bởi phụ đạo đối tượng này đã khó, tìm ra phương pháp hợp lí cho đối
tượng này cịn khó hơn bởi lực học của các em là rất thấp, cộng thêm động lực,
mục đích học tập của các em khơng có .
Do đó đối với đối tượng học sinh này trong quá trình phụ đạo giáo viên
phải từng bước khơi dậy tinh thần ham học hỏi, có thể giao tiếp được một số câu
từ dễ đến khó. Đối với giáo viên việc sử dụng phương pháp này phải sáng tạo.
Đặc biệt là phải chịu khó, nhiệt tình tâm huyết với nghề, đặt mình vào địa vị của
học sinh để thấy cái khó của các em trong tiếp nhận kiến thức bởi vì mỗi đối
tượng học sinh yếu đều do những nguyên nhân khác nhau, cái quan trọng là phải
tiếp cận và tìm hiểu chính xác những thơng tin về các em; tìm ra những điểm
tích cực và hạn chế ở mỗi em, tạo ra cho các em niềm tin vào bản thân. Từ đó
phát huy các mặt tích cực khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập.
Là người giáo viên, nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng cũng đầy vinh
quang, đó là trồng người. Người giáo viên phải thật sự là chỗ dựa vững chắc cho
các em vươn lên trong học tập, là cầu nối tiếp thêm niềm tin cho các em học tập
tốt hơn, nhằm góp phần vào xây dựng một thế hệ tương lai sau này có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ , tay nghề vững vàng để xây dựng đất nước. Muốn làm
được điều này chúng ta không thể không làm tốt nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh
yếu ngay từ trong nhà trường.
Ngũ Kiên, tháng 10 năm 2019
TÁC GIẢ
14

download by :



Nguyễn Thị Thu Hằng

15

download by :



×