Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Khảo Sát Và Đánh Giá Chất Lượng Nước Của Sông Nhật Lệ Đoạn Chảy Qua Hành Phố Đồng Hới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 54 trang )

Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước
của sông Nhật Lệ đoạn chảy qua Thành Phố Đồng Hới.
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ HÓA
---------------o0o---------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
CỦA SÔNG NHẬT LỆ ĐOẠN CHẢY QUA HÀNH
PHỐ ĐỒNG HƠI.

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Ths. Trần Xuân Vũ


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước
của sông Nhật Lệ đoạn chảy qua Thành Phố Đồng Hới.
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
LỜI CÁM ƠN
Sau gần 4 năm học tập tại trường Đại học Duy Tân, em đã được thầy cô trong và
ngồi Khoa Mơi trường tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
hết sức quý giá trong suốt quá trình học tập. Đến nay, em đã hoàn thành đồ án tốt
nghiệp với đề tài: “ Khảo sát và Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Nhật
Lệ đoạn chảy qua Thành phố Đồng Hới” và đưa ra đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng nước.


Trước hết em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa
Môi trường và Công nghệ hóa, Trường Đại học Duy Tân đã giúp đỡ em hồn thành
khóa học của mình. Đặc biệt em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Trần Xuân
Vũ đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện bài đồ án
này.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện bài đồ án này, em đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ, động viên của gia đình, thầy cơ, bạn bè. Hồn thành đồ án này,
khơng thể tránh khỏi những khuyết điểm và hạn chế do kiến thức, số liệu... rất mong
q thầy cơ đóng góp ý kiến để em nắm rõ các vấn đề cịn tồn động thiếu xót của bản
thân. Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng , tháng 12 năm 2020
Sinh viên

Lê Ngọc Huy

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.

MỤC LỤC

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ



Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.

BOD
BTNMT
COD
HTXL
NH4+
NO3PO43QCVN
SS
UBND
pH
KCN
CCN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
: Nhu cầu oxi hóa (Biochemical Oxygen Demand).
: Bộ tài ngun mơi trường.
: Nhu cầu oxi hóa học (Chemical Oxygen Demand).
: Hệ thống xử lý.
: Ammoniac.
: Nitrat.
: Phosphate.
: Quy chuẩn Việt Nam
: Chất rắn lơ lững.
: Ủy ban nhân dân.
: Potential of hydrogen
: Khu công nghiệp
: Cụm công nghiệp


SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
DANH MỤC BẢNG BIỂU

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
DANH MỤC HÌNH ẢNH

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
Tài nguyên nước là một trong các dạng tài nguyên quan trọng đối với con người,
và cũng là thành phần môi trường dễ bị tổn thương và dễ bị tác động nhất bởi các vấn
đề ơ nhiễm. Cùng với q trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam đã và đang tạo ra

các áp lực tác động ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong nhiều vùng lãnh
thổ. Môi trường nước ở nhiều lưu vực sông ngày càng bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn
thải, đặc biệt là nước thải sản xuất từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh
hoạt. Một khi trữ lượng và chất lượng nước bị thay đổi sẽ trở thành một sự trở ngại lớn
cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Đồng Hới là một thành phố thuộc Tỉnh Quảng Bình ở khu vực miền trung, được
coi là bộ não của Tỉnh Quảng Bình. Nguồn tài ngun nước mặt lưu vực sơng trong
thành phố khá phong phú, không chỉ phục vụ, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, tưới
tiêu mà còn mang lại giá trị cảnh quan cho thành phố. Trong những năm gần đây, với
sự phát triển về kinh tế và đơ thị hóa. Trên địa bàn thành phố Đồng Hới xuất hiện
nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, cụm dân cư mới đã làm gia tăng dân số đáng
kể. Trước thực trạng đó, nhu cầu sử dụng nguồn nước và lượng xả thải ngày càng tăng
dẫn đến môi trường các lưu vực sông càng bị ô nhiễm và suy thoái gây ảnh hưởng đến
sức khỏe người dân và cảnh quan mơi trường.
Trong năm qua tình hình kinh tế tỉnh Quảng Bình tiếp tục phát triển, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực xã hội, đời sống nhân dân
ngày một nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững, quốc phòng
ngày càng được củng cố vững chắc. Quá trình phát triển kinh tế và xã hội, đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mang lại những thành tựu nhất định thì chúng ta
cũng đang phải đối mặt với những vấn đề về môi trường phát sinh, chất lượng các
thành phần mơi trường có những thay đổi đánh giá chất lượng các thành phần môi
trường, xem xét mức độ ô nhiễm, khả năng sử dụng các thành phần môi trường và thu
thập số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường một cách
hiệu quả, góp phần tích cực cho mục tiêu phát triển tỉnh theo hướng bền vững bằng
cách kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội gắn liền với bảo vệ mơi trường.
Sơng Nhật Lệ cịn có tên là Đại Un được đổi thành sơng Nhật Lệ khoảng năm
1069-1075. Bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi thuộc dãy Trường Sơn chảy ra Biển Đông
tại cửa Nhật Lệ. Sơng Nhật Lệ có tổng chiều dài 85 km bao gồm hai nhánh chính:
sơng Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy
qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở Trung Quán. Nhìn từ trên cao, dịng sơng Nhật Lệ như

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 8


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
một dải lụa dài, óng ánh uốn quanh và ôm trọn toàn thành phố Đồng Hới, thuyền bè
ngược xuôi tấp nập.
Sông Nhật Lệ là nơi neo đậu và tàu bè di chuyển. là nơi đón nhận nước thải từ
các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, nước thải đô thị dọc theo hai bên bờ sông Nhật Lệ.
Sông Nhật Lệ đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ
sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cho thành phố Đồng Hới.
Bên cạnh sự tăng nhanh dân số do q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa thì
trong q trình sản xuất nơng nghiệp và xả thải công nghiệp cũng chưa được quản lý
chặt chẽ, vẫn cịn thiếu một quy trình quản lý xả thải chất thải an tồn, khơng ảnh
hưởng đến mơi trường. Ngoài ra với địa thế thuận lợi của một thành phố thuận tiện cho
việc phát triển kinh tế du lịch, nên thành phố Đồng Hới đã đang hình thành nên nhiều
loại hình nhằm phục vụ cho nhu cầu của các khách du lịch ở trong và ngoài nước đổ
về đây. Trước tình hình đó lưu vực sơng Nhật Lệ đang đứng trước nhiều nguy cơ và
thách thức, nổi bật trong đó là chất lượng mơi trường nước vùng cửa sơng này sẽ bị
ảnh hưởng nghiêm trọng.
Từ những vấn đề nêu trên, việc khảo sát và đánh giá hiện trạng nước sông Nhật
Lệ để phát hiện sớm các vấn đề ô nhiễm đã và đang diễn ra, bên cạnh đó đề ra biện
pháp khắc phục và nâng cao chất lượng nguồn nước sơng Nhật Lệ là vơ cùng quan
trọng. Đó là lí do tơi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Khảo sát và đánh giá hiện trạng chất
lượng nước sông Nhật Lệ đoạn chảy qua Thành Phố Đồng Hới ” nhằm đưa ra những
kết quả và dự báo về chất lượng nước để làm tiền đề cho việc giám sát chất ô nhiễm và

đề xuất một số biện pháp nhằm ngăn chặn, cải thiện chất lượng nước sông Nhật Lệ.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá chất lượng nước sông và dự báo.
Xác định các nguồn thải và rủi ro có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng môi
trường nước sông Nhật Lệ
Đánh giá khả năng sử dụng nguồn nước trong tương lai trước tác động của các
nguồn ô nhiễm hiện tại và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường nước phù hợp cho
sông Nhật Lệ.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp thống kê và tổng hợp tài liệu được sử dụng thống kê các số liệu,
đặc điểm các nguồn thải, tổng hợp các tài liệu liên quan đến nguồn nước và chất lượng
nước.
Phương pháp khảo sát thực địa và lấy mẫu hiện trường.
SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 9


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
Phương pháp tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá chất lượng nước qua các chỉ
tiêu phân tích.
Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Điều tra khảo sát và thống kê được các nguồn thải có khả năng đến chất lượng
nước trên sông Nhật Lệ
Đánh giá được chất lượng nước sông Nhật Lệ năm 2020 để giúp các cấp quản lý

môi trường trên địa bàn theo dõi diễn biến chất lượng nước.
Đưa ra một số đề xuất quản lý lưu vực sơng Nhật Lệ để có chất lượng nước tốt
hơn trong thời gian tới.

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 10


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về môi trường nước mặt
Nước mặt là loại nguồn nước tồn tại lộ thiên trên mặt đất như nước sông, suối,
ao, hồ, đồng ruộng, các kênh rạch.
Nước mặt được bổ sung một cách rất tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi
chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Chất lượng nước mặt
Chất lượng nước mặt được đánh giá qua nồng độ hoặc hàm lượng các tác nhân
vật lý, hóa học, sinh học có trong nước qua các tiêu chuẩn cho từng mục đích sử dụng.
Thơng thường con người sử dụng nước với 5 mục đích:
Nước cấp cho sinh hoạt
Nước phục vụ cho nông nghiệp
Nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và bảo vệ đời sống hoang dã
Nước phục vụ cho nhu cầu giải trí, thể thao dưới nước
Nước cấp cho cơng nghiệp
Mỗi mục đích sử dụng cần có tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá riêng về mức
độ phù hợp cho nhu cầu sử dụng.

Hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có hệ thống sơng ngịi dày đặc với tổng lượng dịng chảy
hằng năm lên đến 830-840 tỷ m 3. Tuy nhiên, Việt Nam không phải là quốc gia giàu về
nước. Tài nguyên nước của chúng ta phụ thuộc nhiều vào các nước có chung nguồn
nước phía thượng lưu, với gần 2/3 tổng lượng nước mặt hằng năm là từ ngoài biên giới
chảy vào.
Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sơng, suối dài hơn 10km và
hàng nghìn ao, hồ. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các loài động vật,
thực vật và hàng triệu người. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt ở Việt Nam đang có
chiều hướng ngày càng bị suy thối, ơ nhiễm, cạn kiệt bởi nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan, dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước như sự gia tăng dân số,
gia tăng nhu cầu về nước do gia tăng chất lượng cuộc sống, đơ thị hóa cũng như quản
lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước kém hiệu quả, thiếu bền vững đang là
mối đe dọa an ninh nguồn nước và có nguy cơ sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.
Hiện nay, nhiều sơng, hồ, kênh, rạch ở các thành phố lớn, các khu dân cư tập
trung đang dần biến thành nơi chứa các chất thải đô thị, chất thải công nghiệp chưa
qua xử lý. Không chỉ riêng ở khu vực đô thị và ở khu vực nơng thơn, tình trạng ơ
nhiễm mơi trường nước mặt từ nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn
SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 11


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
nuôi và sản xuất của các làng nghề cũng đang cần sự quan tâm kịp thời. Nổi bật trong
những ngun nhân đó có vài ngun nhân chính gây ơ nhiễm nguồn nước như sau:
Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt chiếm 30% tổng lượng trực tiếp thải ra

sông hồ, kênh rạch dẫn ra sơng. Theo số liệu tính tốn, Đơng Nam Bộ và đồng bằng
sơng Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước.
Nước thải công nghiệp: Trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, nhiều ngành cơng nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất, cũng như
phạm vi phân bố. Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng mức đầu tư
cho hệ thống xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu. Số lượng các KCN ở vùng Đơng Nam
Bộ có hệ thống xử lý nước thải là (50 - 60%), trong đó hơn 50% trong số đó vẫn chưa
hoạt động hiệu quả.
Nước thải nông nghiệp và làng nghề: Nước thải từ hoạt động nơng nghiệp, làng
nghề có chứa chất bảo vệ thực vật, hay thuốc trừ sâu, hàm lượng kim loại nặng, chất
hữu cơ… Phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong đất bị rửa trơi theo dịng
chảy mặt và đổ vào các con sông. Đây là phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con
người. Nhu cầu sử dụng phân bón cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp của khu vực
phía Bắc chiếm 30 – 40% tổng nhu cầu của cả nước. Đồng bằng sông Hồng là khu vực
tập trung nhiều làng nghề nhất cả nước với gần 900 làng nghề (chiếm khoảng 60%
tổng số làng nghề trên cả nước). Các làng nghề với quy mô sản xuất thủ công, lạc hậu,
nhỏ lẻ, phân tán và phần lớn khơng có cơng trình xử lý nước đang làm cho môi trường
nước mặt ở các khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nước thải y tế: Nước thải y tế chứa nhiều hóa chất độc hại với nồng độ cao và
chứa nhiều vi khuẩn lây lan bệnh truyền nhiễm. Đây là nguồn thải độc hại nếu không
được xử lý trước khi thải ra môi trường. Mức độ gia tăng lượng nước thải y tế năm
2011 so với năm 2005 là 20%. Hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương do Bộ Y tế
quản lý đã được đầu tư hệ thống xử lý. Tuy nhiên, các bệnh viện địa phương và các
phòng khám, chữa bệnh tư nhân nằm rải rác thì phần lớn chưa có hệ thống xử lý nước
thải. Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế của Bộ Y tế: năm 2011 cả nước có 13.640 cơ
sở y tế, khám chữa bệnh. Mỗi ngày các đơn vị này thải ra 120.000m 3 nước thải y tế.
Trong khi đó, chỉ có 53,4% trong tổng số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải.
Đứng trước tình trạng chất lượng các nguồn nước mặt đang suy giảm rõ rệt. Việc
giải quyến vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách, khơng chỉ địi hỏi
trách nhiệm của các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của cả hệ

thống chính trị và tồn xã hội.

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 12


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
Sông Nhật Lệ là hệ thống sơng lớn thứ 2 của tỉnh Quảng Bình, sau hệ thống sông
Gianh. Sông Nhật Lệ nhận nước từ 2 con sơng chính là sơng Kiến Giang và sơng Long
Đại. Hệ thống sông gồm 24 phụ lưu lớn nhỏ, độ rộng bình qn của lưu vực là 45km2,
bình qn sơng, suối trong lưu vực có chiều dài 0,84km/km2.

Hình 2.1: Sơ đồ lưu vực sông Nhật Lệ.
2.2.2. Giới hạn địa lý khu vực nghiên cứu
- Khu vực nghiên cứu là đoạn chảy qua sông Nhật Lệ từ cửa sông Nhật Lệ đến
cầu Quán Hàu thuộc khu vực thành phố Đồng Hới. ( được chú thích bằng đường kẻ đỏ
ở bên phải bản đồ )

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 13



Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.

Hình 2.2: Bản đồ hành chính Thành phố Đồng Hới.
a) Sông Nhật Lệ:
+ Sông Nhật Lệ dài 152 km. Sơng được hình thành bởi sự hợp lưu của sơng Kiến
Giang ở huyện Lệ Thủy và sông Long Đại ở huyện Quảng Ninh . Sơng Nhật Lệ chảy
về phía đơng bắc tại vị trí 17°29'05.8"N - 106°37'44.9"
Diện tích của lưu vực là: 2650 km2
Chiều dài bình qn của con sơng là: 9,2 km
Độ cao lưu vực: 234 m
Mật độ sông suối: 0,84 km/km2
Độ dốc: 20,7 m
Lưu lượng dòng chảy trung bình: 151,73 m3/ giây.
2.2.3. Tổng quan các nguồn gây ơ nhiễm lưu vực sông Nhật Lệ [2]
Các hoạt động quản lý nguồn nước thải trên lưu vực sông được UBND tỉnh giao
cho Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố và các sở, ban, ngành liên quan
thực hiện. Công tác quản lý các nguồn thải phát sinh từ các khu công nghiệp, các cơ sở
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện có hiệu quả. Kiểm
tra các đối tượng có nguồn thải lớn vào lưu vực sông đã được thực hiện thường xuyên,
SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 14


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.

chặt chẽ, giúp kiểm soát và hạn chế được các nguy cơ gây ô nhiễm chất lượng nước
sông tiếp nhận nguồn thải trên địa bàn, buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ
phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo thu gom và xử lý nước thải đạt
quy chuẩn môi trường trước khi thải ra mơi trường. Bên cạnh đó, cơng tác quan trắc,
kiểm soát chất lượng nước tại các nguồn tiếp nhận cũng đã được tăng cường, các cơ sở
vật chất, hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận và quản lý kết quả quan trắc nước thải, khí thải
tự động liên tục đã được quan tâm để đầu tư trong thời gian tới.
Hàng năm, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình đều bố trí thực hiện
chương trình quan trắc mơi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong đó
có thực hiện quan trắc chất lượng mơi trường nước sông Nhật Lệ nhằm đánh giá chất
lượng, diễn biến mơi trường trên các lưu vực sơng để có biện pháp xử lý phù hợp.
Hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Quy hoạch mạng lưới quan trắc
môi trường tỉnh và Đề án xây dựng cơ sở hạ tầng truyền nhận số liệu quan trắc môi
trường tự động liên tục nhằm tiếp nhận thông tin về số liệu quan trắc tự động về nước
thải từ các cơ sở sản xuất có phát sinh nguồn thải lớn để xem xét triển khai thực hiện
trong thời gian tới nhằm kiểm sốt các nguồn thải trên các lưu vực sơng được tốt hơn,
có hệ thống hơn.
- Đoạn từ Cửa sơng đến cầu Nhật Lệ, hoạt động dân sinh chủ yếu là nơi neo đậu
của các tàu thuyền các nhà hành hải sản và các hộ gia đình sinh sống, cũng như các
ngành nông nghiệp nhẹ như chăn nuôi, trồng trọt…
- Khu vực tại Chợ Đồng Hới chủ yếu là hoạt động bn bán thủy sản. Khu vực
này cịn chịu tác động bởi sự ô nhiễm của rác thải, dầu của tàu thuyền.
- Khu vực từ cầu Nhật Lệ 2 đến cầu Quán Hàu, chủ yếu là các hoạt đông dân
sinh, xây dựng, buồn bán dọc theo hai bên bờ của dòng sơng.
Kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm đối với
khu công nghiệp (KCN), các cụm công nghiệp (CCN), các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dịch vụ, bệnh viện, làng nghề trên lưu vực sông trong năm 2020.
- Số cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận việc hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để
theo quy định: 04 cơ sở;
- Số cơ sở đã hoàn thành việc xử lý nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận: 04 cơ

sở;
- Số cơ sở đang thực hiện các biện pháp xử lý triệt để, thời gian dự kiến hoàn
thành: 12 cơ sở;
- Số cơ sở chưa thực hiện các nội dung xử lý triệt để theo yêu cầu: 02 cơ sở;

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 15


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
- Số lượng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh trên
địa bàn tỉnh, thành phố: Không
Tại thành phố Đồng Hới: Hiện thành phố Đồng Hới đã được đầu tư xây dựng
mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt và Trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại Đức Ninh
(thuộc Dự án vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải - Tiểu dự án thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình) do Cơng ty Cổ phần Mơi trường và Phát triển đơ thị Quảng
Bình quản lý, vận hành, với công suất thiết kế xử lý 10.000 m 3/ngày đêm vào năm
2020, công suất hiện tại khoảng 6.000 m3/ngày đêm (đạt 60% công suất thiết kế).
2.2.4. Ảnh hưởng từ các dự án đầu tư xử lý nước thải cơng nghiệp
- Trên địa bàn tỉnh có 04 khu cơng nghiệp, có 2 khu kinh tế đang hoạt động,
nhưng chỉ có Khu cơng nghiệp Cảng biển Hịn La đã được đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 500 m 3/ngày đêm để thu gom nước thải
từ các cơ sở sản xuất về xử lý. Hiện nay đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm
trước khi đi vào hoạt động và đang thực hiện đấu nối với các nhà máy, xây dựng tuyến
đường ống dẫn nước thải sau xử lý đến vị trí tiếp nhận và đấu nối xả thải. Các khu
cơng nghiệp cịn lại chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.

- Dự án đầu tư cải tạo nạo vét, cải tạo hệ thống thủy lợi liên quan đến hệ thống
sông: Hiện nay, trên các sông chủ yếu được đầu tư các dự án nạo vét, thông luồng tại
các cửa sông; xây dựng hệ thống đê kè chống sạt lỡ.
2.2.5. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp
Theo số liệu thống kê, lượng nước thải phát sinh tại một số khu công nghiệp như
sau:
+ Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới: 2.268 m3/tháng.
+ Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới: 148 m3/tháng.
+ Khu công nghiệp Cảng biển Hịn La: 1.166 m3/tháng.
+ Khu cơng nghiệp Tây Bắc Quán Hàu: 750 m3/tháng.
Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt công nhân và một phần nước thải công
nghiệp được thu gom qua hệ thống các ống dẫn nước và xử lý trong nội bộ nhà máy
đảm bảo yêu cầu trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Riêng tại Khu cơng nghiệp Cảng biển Hịn La đã được đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 500 m 3/ngày đêm. Hiện nay đang trong
giai đoạn vận hành thử nghiệm trước khi đi vào hoạt động và đang thực hiện đấu nối
với các nhà máy, xây dựng tuyến đường ống dẫn nước thải sau xử lý đến vị trí tiếp
nhận và đấu nối xả thải. Các khu cơng nghiệp cịn lại đều chưa xây dựng hệ thống xử
lý nước thải tập trung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đầu tư vào khu công
SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 16


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
nghiệp chịu trách nhiệm xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn cho phép trước khi thải
vào hệ thống thốt nước tập trung của khu cơng nghiệp.

Các cơ sở sản xuất cơng nghiệp đơn lẻ thì nước thải sản xuất được thu gom và xử
lý qua hệ thống xử lý nước thải của cơ sở để đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép trước
khi thải ra môi trường.
2.2.6. Đối với các cụm công nghiệp
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 09 cụm cơng nghiệp gồm: cụm cơng
nghiệp Phú Hải, cụm công nghiệp Thuận Đức, cụm công nghiệp Bắc Nghĩa, cụm công
nghiệp Nghĩa Ninh, cụm công nghiệp Tân Sơn (thuộc thành phố Đồng Hới). Các cơ sở
đầu tư trong các cụm công nghiệp này chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng và mộc
dân dụng nên nước thải cơng nghiệp hầu như khơng có, chỉ có phát sinh nước thải sinh
hoạt của công nhân, các cơ sở trong các cụm công nghiệp tự xử lý nguồn nước thải
phát sinh theo quy chuẩn cho phép trước khi thải vào hệ thống thốt nước cụm cơng
nghiệp.
2.2.7. Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ
- Nước thải từ các cơ sở được thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải của cơ
sở (hệ thống này được xây dựng theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được
phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được
xác nhận trước khi thực hiện dự án), nước thải sau xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn cho
phép trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.
2.2.8. Nước thải từ các khu đô thị, khu tập trung dân cư
- Trong số các khu đô thị, tập trung dân cư hiện nay chỉ có thành phố Đồng Hới
đã có hệ thống mạng lưới thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt với công suất thiết kế xử
lý 10.000 m3/ngày đêm vào năm 2020, công suất hiện tại khoảng 6.000 m 3/ngày đêm
(đạt 60% công suất thiết kế); nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn cho phép QCVN
14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt được thốt ra
sơng Nhật Lệ.
+ Các khu đơ thị, dân cư xả nước thải: Toàn bộ khu vực thành phố Đồng Hới;
thị trấn Quán Hàu, các xã Hàm Ninh, Võ Ninh, Lương Ninh, Vĩnh Ninh thuộc huyện
Quảng Ninh.
2.2.9. Nước thải từ các làng nghề
- Hiện nay, tỉnh Quảng Bình có 24 làng nghề và làng nghề truyền thống được

công nhận.
- Các cơ sở trong làng nghề trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, phân tán khơng tập
trung. Với tính chất, quy mô của các làng nghề chủ yếu là nghề truyền thống như: sản
SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 17


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
xuất chổi đót, đan lát, sản xuất rượu, chế biến bún, nước mắm, ruốc, cá khơ, sản xuất
nón lá, cơ khí nên khơng phát sinh nước thải cơng nghiệp hoặc với lượng nước thải ở
mức độ nhỏ. Vì vậy, tất cả các làng nghề trong tỉnh đều chưa có hệ thống xử lý nước
thải tập trung. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất trong làng nghề có phát sinh nước thải
như: chế biến bún, nước mắm, ruốc, cá khô... đã tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho
đơn vị mình đảm bảo vệ sinh mơi trường.
- Số lượng làng nghề có xả thải ra lưu vực sơng khoảng 09 làng nghề, chủ yếu
sản xuất rượu, muối, nước mắm truyền thống với quy mô nhỏ lẻ nên lượng nước thải
phát sinh ra mơi trường trong q trình sản xuất khơng lớn, ít gây ảnh hưởng tiêu cực
đến mơi trường.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
+ Đối tượng ngiên cứu: Trong giới hạn bài nghiên cứu này, chỉ tiến hành nghiên
cứu chất lượng nước đoạn sông Nhật Lệ đoạn chảy qua Thành phố Đồng Hới.
Các thông số lựa chọn để đánh giá:
Các thông số vật lý: Chất rắn lơ lững (SS), pH, độ mặn (ppt).
Các thông số về chất hữu cơ: COD, BOD5.
Các thông số về chất dinh dưỡng: NH4+, NO3-, PO43-.
Phạm vi về không gian: Đoạn chảy qua Thành phố Đồng Hới (từ cầu đầu cửa

Sông đến cầu Quán Hàu). Tổng chiều dài tiến hành thực nghiệm khoảng 10.21 km.

Hình 2.3: Phạm vi Nghiên cứu

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 18


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.

Phạm vi về thời gian: Từ tháng 9/2020 đến tháng 11/2020
Vị trí quan trắc: Thơng qua việc khảo sát thực địa tôi đã thực hiện 5 điểm quan
trắc như hình.

Hình 2.4: Bản đồ quan trắc.
Diễn biến chất lượng nước sông Nhật Lệ giai đoạn từ tháng 9/2020 –11/2020
được phản ánh trên cơ sở kết quả phân tích mơi trường nước mặt qua 3 đợt quan trắc
liên tục thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thời gian lấy mẫu
STT
1
2
3

Ngày lấy mẫu
22/9/2020

5/11/2020
8/11/2020

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Thời gian lấy mẫu
Từ 8h00 đến 11h30
Từ 13h30 đến 17h00
Từ 13h17 đến 16h38

Trang 19


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm có:
2.4.1. Phương pháp thống kê và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các
nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thơng tin có liên quan một cách chọn lọc, từ đó đánh giá
chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Để thực hiện bài nghiên cứu trên tôi đã
tiến hành thu thập các thông tin về:
Số liệu về hiện trạng nguồn nước, công tác quản lý về nguồn nước tại lưu vực
sông Nhật Lệ.
Thống kê các nguồn thải thuộc lưu vực sông nghiên cứu.
Các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án có liên
quan đến nội dung bài nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát tồn bộ lưu vực sơng trong phạm vi nghiên cứu nhằm kiểm
tra những tài liệu và thông tin thu thập được. Bên cạnh đó, việc khảo sát thực địa giúp
xác định chính xác các nguồn thải vào lưu vực sông, đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn
nước mặt một cách trực quan, hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, lý giải nguyên nhân
vấn đề.
Sau quá trình điều tra và khảo sát thực địa tôi đã xác định được các vị trí lấy mẫu
phù hợp cho việc khảo sát và vài nguồn thải có khả năng ảnh hưởng đến lưu vực sông
và cần phải đánh giá như ở bảng 2.2:
Bảng 2.2: Các phương pháp đánh giá chất lượng nước
STT
1
2
3
4
5

Thông số
COD
BOD5
pH
SS
Độ mặn

Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mS và ppt


6

PO43-

mg/l

7

NO3-

mg/l

8

NH4+

mg/l

Phương pháp
Phương pháp đo nhanh bằng máy hanna HI 83099
Phương pháp Winkeler
Máy đo chuyên dụng
Đo trọng lượng
Máy đo chuyên dụng và trang web đổi đơn vị
Phương pháp dùng thuốc thử Photphorus Hanna
HI93706-01
Phương pháp dùng thuốc thử axit Phenoldisunfonic
và Amon hydroxit đậm đặc
Phương pháp dùng thuốc thử Netsle


2.4.3. Phương pháp lấy mẫu
SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 20


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
Dụng cụ mà em dùng để lấy, chứa mẫu nước là ca múc nước và chai nhựa 1.5 lít.
Chai lấy mẫu được đánh số theo vị trí lấy mẫu đồng thời có ghi chép trong nhật ký để
tránh nhầm lẫn (bao gồm các thông tin: tên mẫu, ngày, vị trí và thời gian lấy mẫu).
Để đảm bảo tính chính xác của từng mẫu, em lấy mẫu ở độ sâu 0,5 m tính từ mặt
nước và cách bờ tầm 0,5m tính từ bờ sơng. Nước lấy lần đầu tiên sẽ dùng để tráng ca
múc, chai đựng mẫu nước để kết quả thu được sẽ chính xác hơn, ít sai số hơn khi tiến
hành thí nghiệm. Những lần lấy nước tiếp theo, em dùng ca múc đổ nước vào chai đã
chuẩn bị sẵn. Các mẫu sau khi lấy về được bảo quản lạnh tại phịng thí nghiệm (ở nhiệt
độ 200C) để giảm tối đa sự phân hủy các thành phần, tạp chất trong mẫu do vi sinh.
Phương pháp bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn “TCVN 5993-1995 (ISO 5667-3:1985)
quy định cách bảo quản, vận chuyển và lưu giữ mẫu phân tích”.

Hình2.5: Mẫu nước qua các điểm lấy mẫu
2.4.4. Phương pháp thực nghiệm trong phịng thí nghiệm
Vì thời gian phân tích cũng như điều kiện của phịng thí nghiệm có giới hạn nên
chất lượng nước sông Nhật Lệ được em đánh giá qua các thông số: TSS, COD, BOD5,
PO4, NH3, DO, Ph. Phương pháp thực hiện như sau:
a) Phương pháp đo TSS
Tiến hành:
- Sấy khơ giấy lọc, để nguội cho vào bình hút ẩm, cân giấy lọc trên cân phân tích

được m1.
- Lấy 100 ml mẫu nước thử lọc qua phễu có lót giấy lọc. Lọc xong chờ ráo nước,
gấp giấy lọc lại cho vào chén sứ, sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC trong 1 giờ.
- Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phịng. Cân giấy lọc được m2.
Hàm lượng cặn được tính theo cơng thức:
[mg/l]
SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 21


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
Trong đó:
X: Hàm lượng cặn
m1: Khối lượng giấy lọc đã sấy khô trước khi lọc (mg)
m2: Khối lượng giấy lọc đã sấy khơ sau khi lọc (mg)
V: Thể tích mẫu nước đem lọc (ml)
b) Phương pháp đo COD
Được xác định bằng máy HANNA HI 83099.
Pha hóa chất cần cho đo COD: Hỗn hợp phản ứng K2Cr2O7 và thuốc thử axit.
Chuẩn bị cuvet tương ứng với số mẫu cần đo, cho vào 2,5ml mẫu + 1,5ml hỗn
hợp phản ứng + 3,5ml thuốc thử axit.
Đem đun nóng ở nhiệt độ 150oC trong 2h, sau đó lấy ra để nguội rồi tiến hành đó
bằng máy HANNA HI 83099.

Hình 2.6: Phương pháp đo COD bằng máy HANNA HI 83980.
c) Phương pháp đo PO43- Lấy 10ml mẫu nước vào cuvet, đặt cuvet vào ngăn chứa của máy đo quang đa

chỉ tiêu (hiệu HANNA HI 83099) và đóng nắp lại. Bấm phím zero, màn hình hiển thị
sẽ hiển thị “-0.0-” và sẵn sàng để đo lường.
- Tháo cuvet, thêm 10 giọt thuốc thử HI 93706A-0 (AmmoniumMolybdate
(NH4)6Mo7O24) và tiếp tục thêm vào cuvet 1 gói thuốc thử HI93706B-0 (bột Axit Amin
(RNH2).
- Chờ cho phản ứng giữa phosphate trong mẫu nước và thuốc thử xảy ra làm cho
mẫu nước có màu xanh thì đậy nắp lại và lắc nhẹ nhàng cho đến khi tan hết thuốc thử.
- Lắp cuvet vào máy.

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 22


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
- Nhấn thời gian và màn hình sẽ hiển thị đếm ngược 5p sau khi đồng hồ đếm
ngược tự ngắt và nhấn đọc kết quả.
d) Phương pháp đo BOD5
Các bước thực hiện đo lần lượt là:
Các mẫu nước được lấy tại các vị trí nguồn thải thì cần pha lỗng 2 lần sau đó
cho vào bình 400ml nước mẫu rồi để vào bình con quay để đảo trộn trong quá trình đo.
Rồi tiếp tục cho vào máy một lượng NaOH vừa đủ nhằm ngăn cản quá trình CO 2 bay
lên làm ngăn cản q trình đo để máy có thể cân bằng áp suất. Cuối cùng là khởi động
máy và để vào đủ có nhiệt độ 20oC sau thời gian 5 ngày lấy ra và đọc kết quả.
e) Phương pháp đo DO (Phương pháp Winkler)
- Oxy trong nước được cố định ngay sau khi lấy mẫu bằng hỗn hợp chất cố định
(MnSO4, KI, NaN3), lúc này oxy hòa tan trong mẫu sẽ phản ứng với Mn 2+ tạo thành

MnO2.
- Khi đem mẫu về phịng thí nghiệm, thêm acid sulfuric hay phosphoric vào mẫu,
lúc này MnO2 sẽ oxy hóa I - thành I2.
- Chuẩn độ I2 tạo thành bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột.
- Hàm lượng O2 có trong mẫu được tính theo cơng thức:
[DO]=(VTB×N)/VM×8×1000 (mg/l)
Trong đó:
VTB: là thể tích trung bình dung dịch Na2S2O3 0,01N (ml) trong các lần chuẩn độ.
N: là nồng độ đương lượng gam của dung dịch Na2S2O3 đã sử dụng.
8: là đương lượng gam của oxy.
VM : là thể tích (ml) mẫu nước đem chuẩn độ.
1.000 : là hệ số chuyển đổi thành lít.
f) Phương pháp đo PH
Tiến hành:
- Găm điện
- Mở đầu dò
- Nhúng đầu dò vào mẫu sao cho ngập đầu thủy tinh.
- Đọc kết quả .

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 23


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.

Hình 2.7. Máy đo Ph

2.4.5. Phương pháp mơ phỏng.
Nhằm mục đích xây dựng kịch bản mơ phỏng, xác định các thông số ứng với
từng kịch bản. Dựa trên các thông số mô phỏng các nguồn thải nhằm đánh giá sức chịu
tải của con sông trong khu vực nghiên cứu.
2.4.6. Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
Kết quả sau khi phân tích các chỉ tiêu thơng số của nước mặt sông Nhật Lệ sẽ được so
sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường nước mặt (cột B1).
2.5. Nội dung nghiên cứu
2.5.1. Đánh giá tác động nguồn thải
Trong 5 vị trí được xác định để đánh giá thì có 1 vị trí quan trắc tại nguồn thải và
4 vị trí giữa sơng được chọn làm điểm đánh giá.
2.5.2. Xác định lưu lượng nguồn thải
Lưu lượng nguồn thải xác định được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Đặc điểm và lưu lượng nguồn thải
Đặc điểm
Qtb= 10m3/h

Mơ tả
Nước trong,
có mùi hơi,
dịng chảy
nhẹ

SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Vị trí
Cống thải nằm ở

vị trí Khu vực
chợ Đồng Hới

Vĩ độ
17°27'49.8"N

Kinh độ
106°37'39.8"E

Trang 24


Đề án tốt nghiệp: Khảo sát và Đánh giá chất lượng nước của sông Nhật Lệ đoạn chảy
qua Thành Phố Đồng Hới.
2.5.3. Xác định chỉ tiêu của nước thải bao gồm các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh
 Thơng số pH: pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh
hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn
mịn, hịa tan,… chi phối các q trình xử lý nước như: kết bơng tạo cợn, làm mềm,
khử sắt diệt khuẩn. pH chi phối mọi quá trình hoạt động của vi sinh vật trong nước. Vì
vậy, pH cần được kiểm sốt trong khoảng thích hợp. Thơng số độ dẫn điện: Độ dẫn
điện phản ánh công suất của nước để dẫn dòng điện, và trực tiếp liên quan đến nồng độ
muối hịa tan trong nước.
 Thơng số độ mặn: Độ mặn là lượng muối hoa tan trong nước. Độ mặn là một trong
những yếu tố tự nhiên nghiêm trọng nhất làm hạn chế năng suất cây trồng nông
nghiệp, có ảnh hưởng xấu đến sự nảy mầm, sức sống thực vật và năng suất cây trồng.
 Thông số hàm lượng chất rắn lơ lững (SS): Bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ không
tan trong nước. Hàm lượng chất rắn lơ lững trong nước cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến
hệ sinh thái dưới lịng nước.
 Thơng số COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước
bao gồm cả vơ cơ và hữu cơ. COD giúp đánh giá mức độ ô nhiễm của nước.

 Thông số BOD5: Là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có khả
năng phân hủy sinh học.
BOD được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật môi trường. Là chỉ tiêu xác định mức
độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và cơng nghiệp qua chỉ số oxy dùng để kháng hóa
các chất hữu cơ. Chỉ số BOD chỉ ra lưu lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản
ứng oxy hóa các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ
lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn.
 Thông số phosphate (PO43-): Trong thiên nhiên phosphate được xem là sản phẩm của
q trình lân hóa, có nguồn gốc từ nước thải đơ thị, phân hóa học cuốn trôi từ đất,
nước mưa,… Phốt phát tồn tại ở nồng độ cao sẽ tạo nên hiện tượng phú dưỡng hóa,
làm suy giảm chất lượng nước.
 Thông số nitrate (NO3-): Hàm lượng NO3- có trong nước có nguồn ngốc từ quá trình
sử dụng phân bón trong nơng nghiệp, bể phốt, hệ thống xử lý nước thải, chất thải động
vật, chất thải cơng nghiệp. Nếu nước có q nhiều nitrate sẽ gây ảnh hưởng có hại đến
sức khỏe, nước uống chứa nhiều nitrat có thể gây bệnh huyết sắc tố cho trẻ em.

2.5.4. Lấy mẫu khảo sát
Để tiến hành khảo sát chất lượng nước lưu vực sông Nhật Lệ, tôi đã tiến hành
khảo sát hiện trạng tồn bộ lưu vực sơng trong phạm vi nghiên cứu từ Cửa sông Nhật
SVTH: Lê Ngọc Huy
MSSV: 2221656536
GVHD: Th.s Trần Xuân Vũ

Trang 25


×