Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vận dụng 6 cặp phạm trù để thành công trong giao tiếp và trong kinh doanh / Triết học Mác Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.22 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC
DÂN

BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG SÁNG TẠO 06 CẶP PHẠM TRÙ ĐỂ THÀNH
CÔNG TRONG GIAO TIẾP VÀ TRONG KINH DOANH
Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp chuyên ngành:
Lớp tín chỉ: Triết học Mác – Lênin (15)
Giảng viên: Võ Thị Hồng Hạnh


 Hà

Nội, 2021

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................2
I. KHÁI NIỆM VỀ 06 CẶP PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC..........3
1. Cái riêng và cái chung:..................................................3
b. Ví dụ:............................................................................3
2. Nguyên nhân và kết quả:...............................................3
b. Ví dụ:............................................................................3
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên:...............................................4
b. Ví dụ:............................................................................5
4. Nội dung và hình thức....................................................5
b. Ví dụ:............................................................................6
5. Bản chất và hiện tượng:.................................................6
b. Ví dụ:............................................................................6


6. Khả năng và hiện thực...................................................7
b. Ví dụ:............................................................................7
II. VẬN DUNG 06 CẶP PHẠM TRÙ VÀO TRONG GIAO
TIẾP VÀ TRONG KINH DOANH..........................................7
1. Vận dụng trong giao tiếp...............................................7
2. Vận dụng trong kinh doanh.........................................10
KẾT LUẬN..........................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................14


LỜI MỞ ĐẦU
Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của
con người, là những mơ hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và
mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực. Chúng giúp con
người suy ngẫm những vật liệu cụ thể đã thu nhận được trong quá
trình nhận thức và cải biến hiện thực, chỉ ra những đặc trưng cơ bản
nhất của khách thể. Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện
tượng được phép biện chứng duy vật khái quát thành các phạm trù
cơ bản. Tính cặp đôi của các phạm trù thể hiện sựu phản ánh biện
chứng tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của thế
giới khách quan. Các phạm trù hình thành và phát triển trong hoạt
động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội của con
người…
Chương trình của mỗi trường đại học đều có những mơn đại
cương, giúp học sinh bù đắp chỗ khuyết và phát triển nhưng ưu
điểm cua bản thân. Bộ môn Triết học Mác Lênin chính là một trong
những mơn đại cương mang ý nghĩa sâu sắc với những trí thức quí
giá với sinh viên, đặc biệt là những sinh viên năm nhất chưa có
nhiều khả năng tự rèn luyện và củng cố bản thân trong rất nhiều
lĩnh vực của đời sống. Do đó, khi học tập và nghiên cứu bộ mơn này,

em đạc biệt hứng thú với để tài mà cô đưa ra: "Vận dụng sáng tạo
06 cặp phạm trù để thành công trong giao tiếp và kinh doanh".
Trong bài tiểu luận này, em đã cố gắng hoàn thành một cách
đầy đủ nhất những khía cạnh liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
bằng cách ngoài việc nêu định nghĩa và vận dụng của bản thân em
cịn nêu ra những ví dụ cụ thể từ nhiều vấn đề trong cuộc sống: bất
bình đẳng giới, âm nhạc và marketing,…
Mặc dù vậy đây cũng là lần đầu tiên em làm bài tiểu luận, chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được góp ý
của cô.


Em xin chân thành cảm
ơn!


I.

KHÁI NIỆM VỀ 06 CẶP PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC
1. Cái riêng và cái chung:
a. Khái niệm:
‒ Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất
định.
‒ Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có
ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà khơng lặp lại ở sự vật, hiện
tượng nào khác.
‒ Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính khơng
có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà cịn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện
tượng (nhiều cái riêng) khác nữa.
b. Ví dụ:

Mối quan hệ giữa bọn em - sinh viên với nhà trường là một mối quan hệ gắn bó
mật thiết, liên hệ với nhau. Xét trong nền giáo dục nước nhà, nhà trường là một cái
riêng. Mỗi nhà trường đều có chung những đặc điểm như đều có tên trường, có đội
ngũ giáo viên, sinh viên, có thiết bị dụng cụ phục vụ học tập, có nội quy, quy định
của nhà trường... đó chính là cái chung mà mỗi nhà trường đều có. Tên cụ thể của
mỗi trường, mỗi sinh viên hay mỗi phương pháp dạy học riêng của trường... là các
cái đơn nhất, là đặc trưng của một trường mà khơng trường nào có cả. Cái đơn nhất
của môi trường tạo nên cái riêng biệt, cái đặc trưng của trường đó, và là đặc điểm để
phân biệt giữa các trường với nhau.
2. Nguyên nhân và kết quả:
a. Khái niệm:
‒ Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất dịnh nào đó.
‒ Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau của giữa
các mặ trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
b. Ví dụ:
Như chúng ta đã biết, hiện nay Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể về
thúc đẩy bình đẳng giới, tuy nhiên vấn đề bất bình đẳng giới vẫn cịn xảy ra rất nhiều
trong cuộc sống. Và một trong những nguyên nhân chính làm cho vấn đề này xuất
hiện – hậu quả chính là do định kiến từ xa xưa của ông cha ta. Hàng ngàn năm chịu


ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo “trọng nam khinh nữ”, cả cuộc đời người phụ nữ
trong xã hội phong kiến Việt Nam chỉ được coi như là “cái bóng” của người đàn ông
với những quan niệm như “xuất giá tịng phu, phu tử tịng tử”. Trong gia đình, đó là
coi những cơng việc hằng ngày như chăm sóc gia đình, con cái là của phụ nữ, cịn
quyền quyết định công to, việc lớn trong nhà thuộc về nam giới… Trong ca dao,
thành ngữ có thể kể đến câu thành ngữ: “Con hư tại mẹ/Cháu hư tại bà”. Một biểu
hiện của văn hóa đổ lỗi khơng thể chấp nhận trong thời buổi ngày nay và mang đậm
định kiến giới. Cái định kiến đấy cịn được hình thành từ khi ta còn nhỏ. Khi một đứa

trẻ lớn lên, được dạy rằng, đàn ông sinh ra là để lo việc lớn, việc nội trợ nhỏ nhặt,
tầm thường, rửa bát, nấu cơm,.. là việc của đàn bà. Khơng chỉ vậy nó cịn thể hiện ở
những quảng cáo truyền hình được phát sóng mỗi ngày. Người mẹ, người vợ trong
quảng cáo thường là người nội trợ giỏi giang, biết lựa chọn những sản phẩm tốt để
phục vụ cho những nhu cầu cơ bản của gia đình. Mẹ giặt áo trắng tinh nhờ Omo, mẹ
lau nhà sạch bong nhờ nước lau sàn Sunlight,... Những đứa trẻ đang trong quá trình
hình thành nhận thức, xem những quảng cáo như vậy sẽ mặc định rằng nội trợ là cơng
việc của phụ nữ. Suy nghĩ đó ngấm sâu vào tiềm thức trong suốt cả q trình nó lớn
lên, để rồi sau này, định kiến đó lại được truyền lại cho các thế hệ sau như lẽ đương
nhiên.
Chính những nguyên nhân ấy khiến cho vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại
đến ngày nay.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên:
a. Khái niệm:
‒ Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên
trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng
như thế chứ không thể khác.
‒ Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mỗi liên hệ khơng bản chất, do ngun nhân, hồn
cảnh bên ngồi quy định nên có thể xuất hiện, có thể khơng xuất hiện, có thể
xuất hiện thế này có thể xuất hiện thế khác.
b. Ví dụ:


Để làm rõ cặp phạm trù này, em sẽ phân tích một ví dụ đơn giản: Em là sinh viên
của trường đại học Kinh tế quốc dân và là sinh viên của 1 trong 2 lớp CNTT, cụ thể là
CNTT 62B. Xét về phạm trù tất nhiên, thì để được trở thành sinh viên NEU, em phải
đỗ đại học. Việc đỗ đại học là một điều "tất nhiên” với em bởi lẽ: Muốn trở thành
sinh viên của trường đại học Kinh tế quốc dân thì điều tất nhiên là em phải đủ điểm
đầu vào ngành CNTT ở trường. Hai là, xét mối quan hệ với những việc xảy ra trước
đó thì việc đỗ vào đại học Kinh tế quốc dân là tất yếu vì: em có một q trình rèn

luyện học tập tốt từ thời THPT, bản thân em là người có ý thức trong việc đưa ra
quyết định thi vào trường đại học Kinh tế quốc dân ...và có thể kể đến những yêu tố
khác như sức khỏe ,tâm lý ngày thi rất tốt. Và như vậy, khi hội tụ được nhưng điều cơ
bản trên thì việc em trở thành sinh viên của trường NEU là tất nhiên, nhất định khơng
thể nào khác được. Cịn xét về phạm trù ngẫu nhiên chính là việc được xếp vào lớp
CNTT 62B. Sau khi đỗ vào trường Đại học Kinh tế quốc dân thì với sự sắp xếp của
phịng Đào tạo nhà trường, em sẽ ngẫu nhiên được xếp vào một trong hai lớp. Việc
được xếp vào lớp CNTT62B không phải do em tự quyết định, cũng không phải do sự
sắp đặt sẵn của nhà trường như bạn có tên, có điểm, có khối thi...như thế này phải vào
lớp này. Điều này chính là do nhân tố bên ngồi quyết định. Ở đây nhân tố bên ngồi
chính là sự sắp xếp một cách ngẫu nhiên của hệ thống máy tính, của phịng đào tạo đã
tạo ra kết quả đó. Tuy nhiên cung có thể do sự sắp xếp ngẫu nhiên này mà em có thể
khơng là sinh viên lớp CNTT62B. Điều đó rất có thể xảy ra bởi lẽ lớp CNTT 62B
hiện tại chỉ là một tập hợp ngẫu nhiên một nhóm người, là một khả năng xảy ra,
khơng có điều gì chắc cắn cả.
4. Nội dung và hình thức
a. Khái niệm:
‒ Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện
tượng.
‒ Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự
vật, hiện tượng ấy, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vứng giữa các yếu
tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện ra
bên ngồi, mà cịn là cái biểu hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng.
b. Ví dụ:


Ở đây, em lấy ví dụ là một chiếc xe hơi. Nội dung của chiếc xe hơi là có bốn bánh
cao su, chứa được từ bốn đến sáu người tùy loại xe, sử dụng nguyên liệu là xăng hoặc
dầu với tốc độ chạy từ 30 đến 200 km/h. Cịn hình thức của chiếc xe là các bộ phận
được làm từ thép, nhựa, cao su,…, động cơ được bố trí ở phần trước của xe, có nút để

khởi động động cơ, có ghế lái xe và ghế ngồi đệm mút…
5. Bản chất và hiện tượng:
a. Khái niệm:
‒ Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương
đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể
hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng.
‒ Hiện tượng là những phạm trù chỉ sự biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất
nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài, là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể
hiện của bản chất đối tượng.
b. Ví dụ:
Nếu như theo dõi giải thưởng "WeChoice Awards 2019" - giải thưởng thường
niên có ý nghĩa nhân văn lớn nhằm tôn vinh những con người, những sự kiện, sản
phẩm và cơng trình có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng cũng như chia sẻ những câu
chuyện truyền cảm hứng nhất trong suốt một năm thì ít ai có thể qn được em
Nguyễn Nguyệt Linh khi đó đang cịn học lớp 5, đã khiến nhiều người khơng khỏi
giật mình bằng bức tâm thư bày tỏ nguyện vọng về một buổi lễ khai giảng khơng
bóng bay. Bằng vốn kiến thức của mình về môi trường, Linh đã mạnh dạn gửi 40 bức
thư đến 40 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội bày tỏ mong muốn đến mọi
người rằng phải cùng chung tay bảo vệ mơi trường và nói khơng với rác thải nhựa.
Cịn “Wechoice Adwards 2020” có thể kể đến Jesse Khánh Trần và Sơn Chu. Trên
Kickstarter, lãnh địa gọi vốn của các startup khắp mọi nơi - việc một thương hiệu nhỏ
xíu ở Bắc Âu nhận được nửa triệu đô la tiền đầu tư từ 5000 khách hàng - là một hiện
tượng. Hai Co-founders người Việt Nam của Rens đã làm được việc đó ngay từ đợt
gọi vốn đầu tiên. Và thậm chí, họ cịn tự ghi ln tên mình vào danh sách Forbes 30
Under 30 năm 2020 nhờ vào ý tưởng này.


Những hiện tượng ấy đã phản ánh phẩm chất tốt đẹp của học sinh, sinh viên Việt
Nam đó chính là sự năng động, sáng tạo và nhạy bén với cuộc sống.
6. Khả năng và hiện thực

a. Khái niệm:
‒ Khả năng phản ánh thời kỳ hình thành đối tượng, khi nó mới chỉ tồn tại ở dạng
tiền đề hay với tư cách là xu hướng. Vì thế khả năng là phạm trù phản ánh tổng
thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành của hiện thực mới, là cái có thể
có, nhưng ngay lúc này chưa có.
‒ Hiện thực là phạm trù phản ánh kết quả sinh thành, là sự thực hiện khả năng, và
là cơ sở để định hình những khả năng mới.
b. Ví dụ:
Đối với các nước đế quốc thì các mâu thuẫn nội tại giữa giai cấp chủ nghĩa mâu
thuẫn giai cấp tư sản cực đoan, người lao động mâu thuẫn giai cấp tư sản, lực lượng
sản xuất (tính chất xã hội hóa) mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ
nghĩa ngày càng lớn -> Hiện thực. Những mâu thuẫn này không thể điều hịa được,
cho nên nó có khả năng gây ra cuộc chiến tranh cục bộ của một nước đế quốc hiện
nay -> Khả năng.
II.

VẬN DUNG 06 CẶP PHẠM TRÙ VÀO TRONG GIAO TIẾP VÀ

TRONG KINH DOANH.
1. Vận dụng trong giao tiếp
a. Cái riêng và cái chung:
Trong giao tiếp, chúng ta nên TÌM kiếm những điểm chung giữa mình và người
mà mình đang giao tiếp. Vì trong cuộc trị chuyện, chúng ta thường có thiện cảm với
những người có điểm chung với mình. Khi ta nói đúng chủ đề mà người kia quan
tâm, mục đích mà người ta hướng đến thì việc trao đổi, nói chuyện sẽ dễ hơn rất
nhiều. Tuy nhiên, đừng cố gắng bắt chước để có những điểm chung giống họ. Đó là
lý do em phải nhấn mạnh từ “Tìm”, vì nếu cuộc nói chuyện càng kéo dài ra thì họ
càng biết rõ hơn về con người mình, và cái việc điểm chung giữa 2 người đó khơng
có thật sẽ có thể ngày càng lộ rõ ra. Như vậy thì từ thái độ vui vẻ cởi mở khi trước sẽ
trở thành dè chừng, ngay cả khi việc đó khơng lộ ra thì nó cũng thể hiện một phần

bản chất rằng bạn là người giả tạo. Nếu không tìm được điểm chung với người đối


diện, thay vì bắt chước thì chúng ta hãy thể hiện những điểm riêng của mình. Ngồi
việc con người chúng ta thường có thiện cảm với những người có điểm chung thì
chung ta cịn bị thu hút bởi những thứ mà mình khơng có. Hãy cứ nói chuyện theo
cách của mình, hướng cuộc nói chuyện sang một chủ đề chung nào đó…
b. Nguyên nhân và kết quả:
Chú ý đến lời nói, câu nói của bản thân trong giao tiếp. Vì mọi lời mình nói ra
theo các cách khác nhau đều dẫn đến những hậu quả khác nhau. Suy nghĩ kỹ trước
khi đưa ra câu nói rằng nên nói điều gì, khơng nên nói điều gì và nên nói như thế nào
để không gây ra hậu quả không mong muốn. Để làm được điều đó thì chúng ta cần
làm chủ cảm xúc. Làm chủ chứ khơng phải là khơng có cảm xúc, vì cuộc nói chuyện
nếu khơng có cảm xúc sẽ rất dễ nhàm chán, khiến cho người đối diện không có hứng
thú muốn nói chuyện nữa. Đừng để cảm xúc lấn án mà khiến ta lỡ nói ra những điều
khơng nên nói.
Ở đây, em lấy ví dụ về trường hợp của nữ nghệ sĩ Ariana Grande. Chỉ không suy
nghĩ kĩ trước khi nói mà cơ đã lỡ nói ra câu: “I Hate Americans. I Hate America.” Và
có lẽ đây sẽ là một trong những câu nói đáng nhớ nhất của mình, chỉ vì lỡ lời như vậy
đã khiến cho sự nghiệp của cô bị ảnh hưởng rất nhiều, phải mất rất nhiều thời gian
sau cô mới lấy lại được sự nổi tiếng của mình.
c. Tất nhiên và ngẫu nhiên:
Trong một cuộc trị chuyện, giao tiếp thì rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên có thể xảy ra.
Vì vậy ngồi việc chuẩn bị cho nội dung cuộc trò chuyện là cái tất nhiên thì chúng ta
cần có những phương án dự phịng có sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ. Khi ta
nhận thức được các điều kiện, yếu tố ngẫu nhiên có thể xảy ra, ta có thể biến ngẫu
nhiên phù hợp với thực tiễn thành tất nhiên. Chẳng hạn như ta đến ứng tuyển vị trí lập
trình viên cho một cơng ty A nào đó. Thì điều tất nhiên là chúng ta phải có đủ năng
lực, kỹ năng chun mơn là biết lập trình, viết code, tìm kiếm trên mạng thông tin về
công ty, những câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường hỏi,.. đồng thời phải có những



phương án dự phịng ví dụ như hỏi những câu hỏi mở rộng, thực hiện một cơng việc
nào đó ngay trong buổi phỏng vấn,…
Có lẽ Taylor Swift đã khơng nghĩ đến yếu tố ngẫu nhiên tại Video Music Awards
2009. Tại VMAs 2009, khi cô đang phát biểu nhận giải thưởng Video âm nhạc của
năm, Kanye West đã bất ngờ bước lên sân khấu, cướp mic của cô nàng và tuyên bố
chỉ có Beyonce mới là người xứng đáng với giải thưởng ấy. Chính sự cố này đã làm
bắt đầu mối “thâm thù” giữa 2 người cho đến tận bây giờ.
d. Nội dung và hình thức:
Việc đầu tiên chúng ta phải làm là chuẩn bị cho nội dung cuộc nói chuyện một
cách tốt nhất có thể. Vì cuộc trị chuyện của chúng ta thú vị hay nhàm chán, có khiến
cho người khác hứng thú mà trao đổi nhiều hơn hay không đều phụ thuộc vào nội
dung. Một câu chuyện mà không có nội dung thì khơng phải là câu chuyện. Phải có
nội dung cụ thể thì hai người mới có câu chuyện để nói. Vì vậy, muốn giao tiếp thành
cơng bạn hãy tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ nội dung trước khi gặp đối phương của
mình. Hình thức cũng rất quan trọng trong giao tiếp. Với những cuộc nói chuyện bình
thường thì ta có thể nói chuyện ở bất cứ đâu với bất kỳ hình thức nào, chúng ta có thể
thoải mái cười đùa với nhau. Còn với những cuộc trò chuyện quan trọng bàn bạc kế
hoạch kinh doanh trong tương lai, ký kết hợp đồng thì chúng ta cần tổ chức cuộc nói
chuyện ở những nơi trang trọng và đương nhiên là không thể thoải mái cười đùa được
mà phải nghiêm túc, trang trọng đúng như cái nội dung của cuộc trò chuyện.
e. Bản chất và hiện tượng:
Trong giao tiếp, đừng để mình là một người nói q nhiều trong một cuộc trị
chuyện. Thay vì chỉ chăm chắm đến phần của mình hãy biết lắng nghe, quan sát cử
chỉ, biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể của họ. Những động tác cử chỉ, ngơn ngữ cơ thể chính
là hiện tượng thể hiện ra bên ngồi sẽ nói nên bản chất bên trong họ đang như thế
nào. Việc lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu được những điều mà họ nói và cả những điều họ
khơng hoặc chưa nói ra. Để hiểu được đối phương bạn cần tập trung vào người đang
nói, hướng người về phía trước thể hiện bạn đang sẵn lòng lắng nghe họ.



f. Khả năng và hiện thực:
Để có một cuộc nói chuyện suôn sẻ và thành công, chúng ta cần chuẩn bị, tính
tốn trước các khả năng có thể xảy ra để không bị bất ngờ, lúng túng khi giao tiếp. Ví
như trong một buổi ký kết hợp đồng, ta phải tính tốn hết các khả năng xảy ra trong
cuộc trị chuyện đó như việc đánh máy sai bản ký kết hợp đồng, việc đối phương hủy
hợp đồng vào phút cuối,…
2. Vận dụng trong kinh doanh
a. Cái riêng và cái chung:
Trong kinh doanh, việc xác định cái chung tức là lĩnh vực kinh doanh, loại hình
kinh doanh vơ cùng cần thiết và cần xác định đầu tiên khi chúng ta bắt đầu kinh
doanh. Vì nó cho khách hàng biết, chúng ta đang bán sản phẩm gì và là loại hình cá
nhân hay doanh nghiệp. Tiếp đến, chúng ta cần phải tạo ra cái riêng cho sản phẩm của
mình, giúp cho khách hàng dễ nhận biết và không bị nhầm lẫn với sản phẩm, cơng ty
khác ví dụ như logo hay slogan,…
Chẳng hạn như Coca- Cola và Pepsi cùng kinh doanh một loại sản phẩm là nước
ngọt, nhưng tại sao họ lại nhận biết được đấy là Coca mà không phải Pepsi bất chấp
hương vị và màu sắc khá giống nhau. Đó là nhờ logo và các chiến dịch truyền thông
của họ. Các chiến dịch Marketing của Coca-Cola đều lấy chung nguồn cảm hứng là
bạn đang lan tỏa niềm vui mỗi khi uống Coca. Vì thế khi nhắc đến Coca Cola, ngồi
sự liên tưởng đến logo đỏ trắng đặc trưng ta còn liên tưởng đến sự vui tươi, chia sẻ và
gắn kết.
b. Nguyên nhân và kết quả:
Trong kinh doanh thì việc phán đốn ngun nhân – kết quả là vơ cùng quan
trọng vì từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. Một quyết đinh sai lầm có thể
dẫn đến một chuỗi hậu quả vô cùng nghiêm trọng gây tổn thất nặng nề cho doanh
nghiệp, một sản phẩm có thể biến mất trên thị trường chỉ vì chiến lược truyền thông
thất bại. Cũng như vậy, một quyết định đúng đắn sẽ khiến cho lợi nhuận cùng giá trị
thương hiệu của sản phẩm ấy đi lên nhanh chóng. Mọi thất bại hay thành công của



doanh nghiệp đều có ngun do của nó. Vì vậy ta có thể giải quyết khó khăn trong
hiện tại bằng cách truy lại quá khứ để tìm kiếm nguyên nhân gây ra khó khăn hoặc
thất bại từ đó khắc phục trước khi q muộn.
Chúng ta có thể lấy ví dụ từ sai lầm của cơng ty Tân Hiệp Phát. Nói đến ngành
giải khát trong khu vực nội địa, chắc hẳn ai cũng từng nghĩ ngay đến cái tên Tân Hiệp
Phát bởi các sản phẩm thương hiệu mà công ty xây dựng thành cơng trong lịng khách
hàng như Number 1, trà Dr.Thanh,… Sai lầm bắt đầu từ vụ án một khách hành đã
khiếu nại rằng trong sản phẩm Number 1 của THP có xuất hiện dị vật lạ rất giống
“con ruồi”. Sau nhiều lần đàm phán riêng tư không thuận lợi, THP đã nhờ đến pháp
luật và khiến khách hàng đó trở thành người vi phạm pháp luật. THP luôn nhất quyết
cho rằng mình là đúng bởi họ có cơng nghệ hiện đại khơng thể xảy ra sai sót và đổ lỗi
về phía khách hàng. Việc thể hiện thái độ tự phụ đến khó chấp nhận đã để lại trong
lịng khách hàng không chỉ là sự nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, mà còn là ác cảm
về thương hiệu. Và thực tế là ta thấy thương hiệu này đã mất dần đi độ phổ biến trên
thị trường so với trước.
c. Tất nhiên và ngẫu nhiên:
Qua cặp phạm trù chúng ta hiểu được rằng một công ty, doanh nghiệp hay một
sản phẩm thương hiệu thành công trên thị trường đều phải có nguyên nhân của nó.
Xác định mục tiêu rõ ràng, nắm rõ về tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của công ty để
giới thiệu cho khách hàng hiểu về doanh nghiệp, sự đóng góp tài năng của các các
nhân trong doanh nghiệp, tư duy sáng tạo và cập nhật xu hướng phát triển mới,… Đó
là những cái tất nhiên. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét đến những yếu tố ngẫu
nhiên ảnh hướng đến để không bị bất ngờ, cần có kế hoạch dự phịng, giải quyết
những yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp, thậm chí là kế hoạch dài
hạn nếu ảnh hưởng xấu vẫn tiếp tục kéo dài. Mặc dù vậy, không phải yếu tố ngẫu
nhiên nào cũng ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp, sản phẩm.
Chúng ta lấy ví dụ về quán bún chả Hương Liên hay cịn được gọi là “bún chả
Obama”. Có lẽ quãn sẽ không được nhiều người biết đến nếu cựu tổng thống Obama

không “bất ngờ” ghé thăm. Sau 4 tháng, dường như cơn sốt “bún chả Obama” vẫn


chưa hề hạ nhiệt., quán vẫn được nhiều thực khách săn đón. Cứ mỗi buổi trưa, 4 tầng
với hơn 200 chỗ ngồi của quán lại chật kín người ngồi. Ta đã thấy yếu tố ngẫu nhiên
ở đây chính là việc cựu tổng thống đến ăn ở quán nhưng có tác động tích cực đến
hình ảnh thương hiệu của qn.
d. Nội dung và hình thức:
Trong kinh doanh, chúng ta cần phải ln hồn thiện cả về nội dung lẫn hình
thức. Vì con người chúng ta có nhu cầu rất lớn. Người tiêu dùng khi thấy hình thức
sản phẩm khơng đẹp, khơng phù hợp với mục đích của người tiêu dùng sẽ khơng mua
cịn chất lượng sản phẩm khơng tốt sẽ làm giảm trải nhiệm người dùng khiến cho
người tiêu dùng khó có thể trở thành khách hàng gắn bó với thương hiệu được.
Cuộc chiến giữa hai thương hiệu Sony Walkman và Apple Ipod là một ví dụ điển
hình về sự quan trọng về nội dung và hình thức. Trong thị trường máy nghe nhạc thì
có lẽ khơng ai có thể đánh bại được 2 ông chùm công nghệ Sony và Apple. Trong khi
Sony liên tục tung ra các sảm phẩm mới chú trọng chất lượng âm thanh – nội dung
như âm bass nịnh tai, cơng nghệ Clear Audio tích hợp tự động hóa tạp âm,… thì
Apple cũng liên tục có những đáp trả, ipod tiếp tục khai thác sâu trong lĩnh vực thiết
kế - hình thức như nhỏ gọn, giao diện thân thiện với người tiêu dùng… Cả 2 đều luôn
phát huy tối đa điểm mạnh của mình và ln tranh giành nhau trên thị trường cho đến
tận ngày nay.
e. Bản chất và hiện tượng:
Trong kinh doanh, chúng ta phải luôn nhanh nhạy, nắm bắt được các hiện tượng
nổi lên trong thế giới. Vì qua những hiện tượng này ta có thể suy ra được bản chất
của người tiêu dùng về tâm lý,nhu cầu, sở thích, thị hiếu,… và đưa ra những chiến
lược, truyền thông cụ thể sau này. Việc ra những chiến lược đánh đúng vào tâm lý
người tiêu dùng sẽ tạo lên thành cơng lớn cho doanh nghiệp.
Ví dụ mà ta kể đến ở đây chính là chiến dịch “ Giáng sinh khuyến khích sự ích
kỷ” của Harvey Nichols. Vào dịp sáng sinh, luôn xuất hiện hiện tượng là ai cũng

muốn có một món quà ưng ý cho riêng mình nhưng vì tài chính hạn hẹp nên họ đã


chấp nhận hy sinh để mua những món quà ý nghĩa cho gia đình. Để giải quyết khúc
mắc tâm lý tưởng chừng vơ hình nhưng tồn tại như một sự thật hiển nhiên đó, Harvey
đã thực hiện một điều mà chưa ai từng làm trước đây. Đó chính là chiên dịch
marketing khơi dậy lịng ích kỷ - bản chất của người tiêu dùng. Ơng tạo điều kiện và
khuyến khích người tiêu dùng trở nên ích kỷ hơn, gợi ý họ cần hạn chế tối đa chi phí
trả cho những món quà dành cho gia đình và bạn bè, thay vào đó là mua những món
q ưng ý cho mình. Và bộ sưu tập “quà” bao gồm bàn chải, miếng chùi nồi,… được
đóng gói cẩn thận trong vịng 3 ngày đã bán được 26 nghìn sản phẩm.
f. Khả năng và hiện thực:
Để thành cơng trong kinh doanh thì việc đón đầu xu hướng thị trường là vô cùng
cần thiết. Để làm được điều này chúng ta cần phải nhìn vào hiện thực trong hiện tại từ
đó đưa ra các khả năng trong tương lai


KẾT LUẬN
Sáu cặp phạm trù có ý nghĩa vơ cùng to lớn khơng chỉ trong giao tiếp, kinh doanh
mà cịn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dù trong lĩnh vựa nào cũng cần vận
dụng chính xác những phạm trù triết học này để đi đúng hướng, đúng theo quy luật.
Đó là cơng cụ hữu hiệu và là hành trang quan trọng để ta mang theo suốt đường đời
của mình. Tóm lại để thành cơng trong giao tiếp, kinh doanh và phát triển bản thân
hay bất kì lĩnh vực nào thì việc nắm bắt và ứng dụng 6 cặp phạm trù là vô cùng cần
thiết và quan trọng nhưng để vận dụng chúng một cách hiệu quả thật là một điều vơ
cùng khó. Nhưng chắc chắn một điều mà ai cũng phải làm để thành cơng đó là không
ngừng học hỏi, rèn luện bản thân và tự rút ra cho mình những bài học, những kinh
nghiệm riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.

Giáo trình Triết học Mác – Lênin
Magic – tạp chí Marketing dưới góc nhìn sinh viên
Wechoice Adward 2019 & 2020
Em muốn học thiết kế nhưng mẹ không cho



×