Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Xu hướng biến đổi về chức năng của gia đình ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.15 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài:
“Về xu hướng biến đổi của gia đình
ở Việt Nam hiện nay”

Họ và tên:
Mã số sinh viên: 04
Lớp TC: LLNL1107(221)_20
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng

Hà Nội, Tháng 3 năm 2022

MỤC LỤC


MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Tổng quan về gia đình................................................................................3
1. Khái niệm và chức năng của gia đình....................................................3
1.1. Khái niệm gia đình.........................................................................3
1.2. Chức năng cơ bản của gia đình......................................................4
a.

Chức năng tái sản xuất ra con người...........................................4

b.


Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục................................................4

c.

Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng......................................5

d. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia
đình
6
II. Xu hướng biến đổi của gia đình ở Việt Nam hiện nay..............................7
1. Biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình............................................8
2. Biến đổi về chức năng của gia đình VN hiện nay...............................8
2.1. Biến đổi chức năng sinh sản...........................................................8
2.2. Biến đổi về chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng.......................9
2.3. Biến đổi về chức năng giáo dục...................................................10
2.4. Biến đổi về chức năng kinh tế, tâm lý – tình cảm........................10
3. Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình...........................................11
3.1. Quan hệ hơn nhân và quan hệ vợ chồng.......................................11
3.2. Chuẩn mực văn hóa của gia đình.................................................12
KẾT LUẬN....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................15

1


LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là mơi trường quen thuộc của mọi người, trong đó mỗi cá
nhân có thể tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và lập gia đình. Mỗi
gia đình được xem như một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực phong
phú nhưng cũng rất phức tạp, chứa đầy mâu thuẫn và biến động. Vì vậy, gia

đình là một vấn đề quan trọng ln được nhân loại và mọi dân tộc quan tâm
sâu sắc. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đang trải
qua q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực sự là họ đã thay đổi một
cách căn bản và sâu rộng các hoạt động sản xuất, thương mại, nghề nghiệp và
quản lý kinh tế - xã hội. Bên cạnh sự phát triển của các mặt khác của xã hội,
những vấn đề mới đã xuất hiện, trong đó có vấn đề gia đình. Với nhiều biến
động phức tạp bên cạnh những chuyển biến tích cực, gia đình ở Việt Nam
ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực do ảnh hưởng lớn của nền
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Vì thế, việc chọn đề tài nghiên
cứu “Về xu hướng biến đổi của gia đình ở Việt Nam hiện nay” khơng chỉ
có ý nghĩa lý luận mà cịn có giá trị thực tiễn cao, là một đề tài nghiên cứu cần
thiết nhằm giải quyết những vấn đề nóng bỏng hiện nay cho vấn đề gia đình ở
Việt Nam. Giải quyết vấn đề gia đình là một bước tiến lớn trong việc thúc đẩy
giải quyết các vấn đề tế nhị của xã hội và tạo tiền đề không chỉ cho sự phát
triển của xã hội mà còn cho nền kinh tế, chính trị của đất nước.
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những lý luận chung của chủ nghĩa xã
hội khoa học về vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và
mối liên hệ của sự thay đổi chức năng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam với vấn đề gia đình ở nước ta hiện nay.

2


NỘI DUNG
I. Tổng quan về gia đình
1. Khái niệm và chức năng của gia đình
1.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trị quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia
đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát

triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt
đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, này nở - đó là quan hệ giữa chồng và
vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình". Cơ sở hình thành gia đình là hai mối
quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha
mẹ và con cái...). Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết,
ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của
mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý.
Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ
khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình. Quan hệ
huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ
quan hệ hôn nhân. Đây là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn
kết các thành viên trong gia đình với nhau.
Trong gia đình, ngồi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và
chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cịn có các mối quan hệ khác, quan
hệ giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác
với cháu v.v.. Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn thừa nhận
quan hệ cha mẹ nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhận bằng thủ
tục pháp lý) trong quan hệ gia đình. Dù hình thành từ hình thức nào, trong gia
đình tất yếu nảy sinh quan hệ ni dưỡng, đó là sự quan tâm chăm sóc ni
dưỡng giữa các thành viên trong gia đình cả về vật chất và tinh thần. Nó vừa

3


là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là một quyền lợi thiêng liêng giữa các thành
viên trong gia đình. Trong xã hội hiện đại, hoạt động ni dưỡng, chăm sóc
của gia đình được xã hội quan tâm chia sẽ, xong khơng thể thay thế hồn tồn
sự chăm sóc, ni dưỡng của gia đình.
Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát
triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị-xã hội Như

vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và
quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các
thành viên trong gia đình.

1.2. Chức năng cơ bản của gia đình
a. Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, khơng một cộng đồng nào có
thể thay thể. Chức năng này khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên
của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nịi giống của gia đình, dịng họ mà
cịn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trưởng tồn của xã hội.
Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người diễn ra trong từng
gia đình, nhưng khơng chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội. Bởi
vì, thực hiện chức năng này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao
động của một quốc gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tổn tại xã hội.
Thực hiện chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển mọi mặt của đời
sống xã hội. Vì vậy, tùy theo từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội,
chức năng này được thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích.
Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
lực lao động mà gia đình cung cấp.
b. Chức năng ni dưỡng, giáo dục
Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình cịn có trách
nhiệm ni dưỡng. dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng
đồng và xã hội. Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm
của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã

4


hội. Thực hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự

hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người. Bởi vì, ngay khi sinh
ra, trước tiên mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ và người
thân trong gia đình. Những hiểu biết đầu tiên, mà gia đình đem lại thường để
lại dấu ấn sâu đậm và bền vững trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, gia đình là
một mơi trường văn hóa, giáo dục, trong mơi trưởng này, mỗi thành viên đều
là những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa, chủ thể giáo dục đồng thời
cũng là những người thụ hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự giáo
dục của các thành viên khác trong gia đình.
Chức năng ni dưỡng, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến
cuộc đời của mỗi thành viên, từ lúc lọt lỏng cho đến khi trưởng thành và tuổi
già. Mỗi thành viên trong gia đình đều có vị trí, vai trị nhất định, vừa là chủ
thể vừa là khách thể trong việc nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình. Đây là
chức năng hết sức quan trọng, mặc dù, trong xã hội có nhiều cộng đồng khác
(nhà trường, các đồn thể, chính quyền v.v..) cũng thực hiện chức năng nảy,
nhưng không thể thay thế chức năng giáo dục của gia đình. Với chức năng
này, gia đình góp phần to lớn vào việc đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của
xã hội, cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn lao động dễ duy trì sự trưởng
tồn của xã hội, đồng thời mỗi cá nhân từng bước được xã hội hóa. Vì vậy,
giáo dục của gia đình gắn liền với giáo dục của xã hội. Nếu giáo dục của gia
đình khơng gắn với giáo dục của xã mỗi cá nhân sẽ khó khăn khi nhập xã hội,
và ngược lại. giáo dục của xã hội sẽ không đạt được hiệu quả cao khi không
kết hợp với giáo dục của gia đình, khơng lấy giáo dục của gia đình là nền
tảng. Do vậy, cần tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp
giáo dục của xã hội hoặc ngược lại. Bởi cả hai khuynh hướng hướng ấy, mỗi
cá nhân đều khơng phát triển tồn diện.
Thực hiện tốt chức năng ni dưỡng, giáo dục, địi hỏi mỗi người làm
cha, làm mẹ phải có kiến thức cơ bản, tương đổi tồn diện về mọi mặt, văn
hóa, học vấn, đặc biệt là phương pháp giáo dục.
c. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng


5


Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất và tái sản sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Tuy
nhiên, đặc thù của gia đình mà các đơn vị kinh tế khác khơng có được, là ở
chỗ, gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản
xuất ra sức lao động cho xã hội.
Gia đình khơng chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra
của cải vật chất vả sức slao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã
hội. Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời
sống của gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình.
Đó là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia
đình vào việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên cùng
với việc sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi để tạo ra một mơi trường văn hóa lành
mạnh trong gia đình, nhằm nâng cao sức khỏe, đồng thời để duy tri sơ thích,
sắc thái riêng của mỗi người.
Cùng với sự phát triển của xã hội. ở các hình thức gia đình khác nhau
và ngay cả ở một hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển
của xã hội, chức năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau, về quy mô sản
xuất, sơ hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ chức sản xuất và phân phối. Vị
trí, vai trị của kinh tế gia đình và mối quan hệ của kinh tế gia đình với các
đơn vị kinh tế khác trong xã hội cũng không hồn tồn giống nhau.
Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng
nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Hiệu quả hoạt
động kinh tế của gia đình quyết định hiệu quả đời sống vật chất và tinh thần
của mỗi thành viên gia đình. Đồng thời, gia đình đóng góp vào quá trình sản
xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội. Gia đình có thể phát huy
một cách có hiệu quả mọi tiềm năng của mình về vốn, về sức lao động, tay
nghề của người lao động, tăng nguồn của cải vật chất cho gia đình và xã hội.

Thực hiện tốt chức năng này, khơng những tạo cho gia đình có cơ sở để tổ
chức tốt dời sống, ni dạy con cái, mà cịn đóng góp to lớn đối với sự phát
triển của xã hội.
d. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

6


Đây là chức năng thưởng xuyên của gia dinh, bao gồm việc thỏa mãn
nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng
tâm lý, bảo vệ chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em. Sự quan tâm,
chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm
vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người. Do vậy, gia đình là chỗ
dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không
chỉ là nơi nương tựa về chất của con người. Với việc duy trì tình cảm giữa các
thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã
hội. Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội
cũng có nguy cơ bị phá vỡ.
Ngồi những chức năng trên, gia dinh cịn có chức năng văn hóa, chức
năng chính trị... Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống
văn hóa của dân tộc cũng như tộc người. Những phong tục, tập quán, sinh
hoạt văn hóa của cộng đồng được thực hiện trong gia đình. Gia đình khơng
chỉ là nơi lưu giữ mà còn là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa
của xã hội. Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức chính trị của xã
hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế
(hương ước) của làng xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và
quy chế đó. Gia đình là cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.

II. Xu hướng biến đổi của gia đình ở Việt Nam hiện
nay

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan: phát triển của kinh tế thị trưởng định hướng xã
hội chủ nghĩa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và cơng
nghệ hiện đại, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình...gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi tương đối tồn diện, về quy mơ, kết cấu,
các chức năng cũng như quan hệ gia đình. Ngược lại, sự biến đối của gia đình
cũng tạo ra động lực mới thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

7


1. Biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình
Quy mơ gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu
và điều kiện của thời đại mới đặt ra. Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn,
cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu
thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống. Sự biến đổi của gia đình cho
thấy chính nó đang làm chức năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình
và cũng là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù
hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.
Tất nhiên, q trình biến đổi đó cũng gây những phản chức năng như
tạo ra sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó
khăn, trở lực trong việc gìn giữ tình cam cũng như các giá trị văn hóa truyền
thống của gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, mỗi người đều bị cuốn theo
cơng việc của riêng mình với mục đích kiếm thêm thu nhập, thời gian dành
cho gia đình cũng vì vậy mà ngày cảng ít đi. Con người dường như rơi vào
vịng xốy của đồng tiền và vị thế xã hội mà vơ tình đánh mất đi tình cảm gia
đình. Các thành viên ít quan tâm lo lắng đến nhau và giao tiếp với nhau hơn,
làm cho mối quan hệ gia đình trở nên rời rạc, lỏng lẻo...

2. Biến đổi về chức năng của gia đình VN hiện nay

Sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại cùng với sự chênh lệch về
tốc độ biển đổi cơ cấu của xã hội so với tốc độ biến đổi của gia đình đã tạo
nên sự biến đổi mạnh mẽ. Chẳng hạn như giảm dẫn chức năng chăm sóc, bảo
vệ trẻ em, ni dưỡng người già và các thành viên khác, giảm thiểu vai trị
thoả mãn các nhu cầu văn hố, tinh thần,…

2.1. Biến đổi chức năng sinh sản
Chức năng kinh tế, vai trò gia đình trong tổ chức lao động ở các vùng
nơng thôn ngày càng bị hạn chế trong điều kiện dân số ngày cảng đông, đất
đai canh tác ngày càng bị thu hẹp. Sự dư thừa về lao động ngày càng nhiều đã
8


đẩy một tỷ lệ lớn những người trong độ tuổi lao động đi tìm kiếm cơng việc ở
bên ngồi, đi tới các khu công nghiệp hay ra thành phố. Ở thành phố Hà Nội
hiện nay, có rất nhiều phụ nữ từ các vùng nông thôn ra làm nghề giúp việc gia
đình. Từ đó, gia đình dần mất đi vai trị của đơn vị sản xuất và vai trò là đơn
vị tiêu thụ ngày càng thể hiện rõ ràng hơn.
Các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của người Việt Nam vẫn nghiêng về
các giá trị truyền thống nhưng đang có xu hưởng dịch chuyển sang các giá trị
mang tính cá nhân và hiện đại. Có thể thấy, tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của
người dân được khảo sát ưu tiên các phẩm chất về tư cách, đạo đức hơn là các
tiêu chuẩn về ngoại hình hay tiêu chuẩn về kinh tế. hôn nhân đã chuyển dần
từ thể chế kinh tế là chính sang thể chế tâm lý là chính. Tiêu chuẩn lựa chọn
gia định tương đồng vể điều kiện kinh tế, địa vị xã hội “gia đình mơn đăng hộ
đối” hầu như khơng cịn là giá trị cần chú ý trong thang tiêu chuẩn lựa chọn
bạn dởi. Nghiên cứu cũng cho thấy, tiêu chuẩn nội hơn, hơn nhân cùng nhóm
xã hội/tộc người tơn giáo trong xã hội truyền thống khơng cịn là tiêu chí hàng
đầu.


2.2. Biến đổi về chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là quan niệm về việc đàn ông
phải là trụ cột của gia đình cũng dần trở nên lạc hậu. Thời nay, việc trở thành
nguồn thu nhập chính có thể là người phụ nữ, quyền quyết định mọi vấn đề
trong gia đình khơng chỉ nằm ở phái mạnh. Người phụ nữ có quyền tự quyết
định cuộc sống, độc lập trong suy nghĩ và hành động, hình ảnh người phụ nữ
gắn liền với không gian bếp núc, ruộng vươn càng ngày càng mở nhạt. Đồng
thời, q trình cơng nghiệp hố khiến gia đình và nơi làm việc bị tách rời
nhau về mặt không gian khiến chức năng sản xuất của gia đình cũng suy giảm
hoặc hồn tồn mất đi. Thay vào đó, chức năng tiêu dùng lại được tăng
cưởng. Vấn đề này có thể dẫn đến lối sống của gia đình được quyết định bởi
mức thu nhập của các thành viên trong gia đình và tiêu chuẩn tiêu dùng của
gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thỏa mãn về sinh hoạt của gia đình.
Với các hộ gia đình ở nơng thơn, chức năng sản xuất và chức năng tiêu dùng
của gia đình khơng bị phân chia rạch rồi nhưng dưới cơ chế xã hội lấy việc
9


sản xuất phục vụ cho sự trao đổi thì việc sản xuất tự cung tự cấp của gia đình
cũng bị suy giảm.

2.3.

Biến đổi về chức năng giáo dục

Chức năng xã hội hóa, vai trị gia đình trong việc ni dạy con cái cũng
bị suy giảm. Ở thành phố, nhiều bậc phụ huynh có rất ít thời gian dành cho
con cái. Nhiều gia đình phải phó mặc cho người giúp việc. Phần lớn các
trường học và trung học cơ sở đã tổ chức học bán trú cả ngày, nên hầu như
việc học hành, dạy dỗ con cái tử nhà trẻ, mẫu giáo trở lên là các gia đình

dường như giao cho nhà trường và xã hội. Ở các vùng thôn quê, nhiều bậc cha
mẹ phải đi làm ăn xa nên việc nuôi dạy con cái thường phải dựa vào ông bà,
bà con họ hàng hay thậm chí con cái họ phải tự lo cuộc sống hàng ngày.
Trong những biến đổi mạnh mẽ của thời đại mới, khoảng cách thế hệ
giữa bố mẹ, ông bà và con trẻ không được rút ngắn đáng kể mà lại còn này
sinh nhiều bất đồng thế hệ về cả tư duy lẫn hành động, nhất là các xung đột
trong tương quan về thế hệ, giữa những giá trị truyền thống và hiện đại. Cuộc
sống của xã hội hiện đại cùng những lối sống mới kích thích sự tự do, độc lập
trong cả suy nghĩ lẫn hành động của giới trẻ, họ nhận thấy được quyển bình
dẳng của mình ngang với thế hệ trên ở nhiều vấn dễ xã hội, và sẵn sàng bộc lộ
mong muốn, nhu cầu thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân hay theo đuổi lối
sống riêng của bản thân.

2.4. Biến đổi về chức năng kinh tế, tâm lý – tình cảm
Về chức năng kinh tể và tâm lí - tình cảm, đối với gia đình truyền thống
Việt Nam, người đàn ơng được xem là trụ cột kinh tế của gia đình theo quan
niệm “đàn ông xây nhà đản bả xây tổ ẩm". Tuy nhiên, dưới lực cuốn của bánh
xe hiện đại, quan niệm này ít nhiều đã thay đổi. Giờ đây, người phụ nữ cũng
có vai trị quan trọng trong việc quyết định thu nhập và mức sống của gia
đình.
Vị trí của người phụ nữ không chỉ giới hạn ở không gian ruộng vườn,
bếp núc. Những bữa cơm gia đình hiếm khi đơng đủ, mỗi người trở về phịng
với những bộn bề cơng việc của riêng mình, các thành viên dần trở nên sống
khép kín, việc tâm sự, chia sẻ với chính gia đình minh trở thành xa xỉ, thậm

10


chí nhiều gia đình khơng cịn là mải ẩm n bình đúng nghĩa mà mọi người có
thơi thúc được tìm về sau một ngày mệt mỏi nữa, nó đã trở thành một nơi

trống rỗng, nhàm chán. Sự phổ biến ngày một tặng của lối sống thực dụng,
ích kỉ, muốn sống một cuộc sống hưởng thụ, ủng hộ cho tư tưởng tự do phát
triển cá nhân... là nguy cơ làm mai một, tổn thất nhiều giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp của gia đình.

3. Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình
3.1. Quan hệ hơn nhân và quan hệ vợ chồng
Gia đình cấu thành từ một nam và một nữ, đi đến quyết định kết hơn và
q trình chung sống của gia đình vẫn thưởng được coi là một vấn đề hệ trọng
của đời người. Nhưng hiện nay. ở một số người, quan niệm đạo đức hôn nhân
đang trở nên không rõ ràng. Ở họ, hôn nhân dường như khơng cịn quả quan
trọng. Với phong trào "sống thứ” mà từ đó đã có khơng ít trường hợp kết thúc
với kết quả là cưới nhanh, tan vỡ cũng nhanh. Tử luận điểm kết hôn khi yêu
nhau và ly hôn khi khơng cịn tình u, tất cả các khía cạnh ràng buộc của mối
quan hệ cha mẹ - con cái đã bị gạt qua một bên. Vấn đề ly hơn cịn bị xem nhẹ
đến mức có người sẵn sàng kết hơn với ai đó chỉ để đạt được mục đích khác
ngồi vấn để hạnh phúc mình.
Mục đích đó có thể là tài san, một số người lấy nhân tố kinh tế, tiền học
làm tiêu chuẩn trên hết của việc kết hôn. Họ coi hơn nhân cũng là một loại
hàng hố với lợi ích là được hưởng tài sản, những mặt trái của nó là bao nhiêu
nỗi bất hạnh, cho bản thân và những người trong cuộc. Bên cạnh những biểu
hiện không nghiêm túc về hơn nhân, cịn có hiện tượng đạo đức tình dục
khơng chuẩn mực. Hành vị Hãn cơm trước kẻng" mà không dẫn tới hôn bắt
đầu được một số người tán thưởng, dư luận xã hội cho qua. Nếu ngày xưa,
chúng ta thưởng quan niệm tình dục là cái chỉ có sau kết hơn và tình dục phải
gắn với hơn nhân. Thì ngày nay, nhờ những người quan niệm tách biệt giữa
tình dục và hỗn nhân. Đã có những đơi nam nữ chấp nhận việc có quan hệ
tình dục với nhau dựa trên vẫn đề lợi ích cùng đạt được. Hoặc quan niệm tình
dục như một giai đoạn tiền hôn nhân, giai đoạn thử nghiệm của hôn nhân. Coi
quan - tình dục biểu hiện của tỉnh yêu. Nhưng một nghịch lý đó là những anh

11


con trai thích lên giưởng với các cơ gái cịn trinh, và cịn coi đó là một chiến
tích, thế nhưng khi vợ mình khơng cịn thì lại khơng chấp nhận. Vậy nên mới
có những cơ gái dễ dãi: phải đi nạo thai vì quan hệ tình dục.
Hơn nhân là sự gắn bó lâu dài, trọn đời giữa hai cá thể với nhau trên cơ
sở tình u và luật pháp cơng nhận. Những theo những thống kê của Tổng cục
Dân số, tỷ lệ ly hôn ngày một tăng lên, nhiều nhất là ở những người trẻ, đặc
biệt là những người kết hơn sớm. Ly hơn được xem là sự giải thốt cho những
người có cuộc sống tù túng, khơng cịn hạnh phúc trong đời sống vợ chồng
nhưng hệ quả để lại vẫn luôn là gánh nặng, rào cũn đối với cá nhân, gia đình
và xã hội. Bên cạnh những nguyên nhân như bạo lực gia đình, ngoại tình, cả
hạc, rượu chè, nghiện ngập, vơ sinh thì lí cho chính yếu dẫn đến li hôn ở các
cặp vợ chồng trẻ thường là do không hợp nhau, không củng quan điểm sống.
Hôn nhân là vấn đề hệ trọng của cả đời người nhưng lại khơng nhận được sự
đầu tư tìm hiểu cần thiết của người trong cuộc, thậm chỉ điều đó cịn thể hiện
sự thiếu trách nhiệm với không chỉ ban thân mà với cả gia đình. Lối sống đề
cao chủ nghĩa cá nhân, độc lập ngày càng phổ biến khiển một bộ phận lớn
giỏi trẻ cũng cởi mở hơn với việc kết hơn, "thích thì cưới mà khơng hợp nữa
thì bỏ", điều này làm dẫn đánh mất đi giá trị thiêng liêng của hơn nhân và gia
đình.

3.2. Chuẩn mực văn hóa của gia đình
Ở Việt Nam, từ những ngày xưa, các vấn đề như "tam tòng tử đức”,
“chung thuỷ”, "trinh tiết" đã từng là những quy định của đạo đức gia đình đối
với người phụ nữ, hiểu - lễ đã từng là quy định của đạo đức gia đình về quan
hệ cha mẹ - con cái, anh chị em. Ngày qua ngày, gia đình cùng với sự phát
triển của đất nước, tự do kết hơn, hơn nhân một vợ một chồng, tình yêu chung
thuỷ đối với cả hai vợ chồng hay mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành

viên trong gia đình... cũng đã được coi là những quy định của đạo đức gia
đình mới.
Đạo đức gia đình được thể hiện qua mối quan hệ giữa các thế hệ trong
gia đình. Ở Việt Nam, dù xa dù gần, vẫn để cao việc chăm sóc con cái và con
cái phải có hiểu đối với ơng bà, cha mẹ. Đó là đặc điểm nổi bật của văn hóa
gia đình Việt Nam, văn hố gia đình phương Đơng, Nhưng, trong nhưng năm
12


gần đây, do quá yêu chiều con cái hoặc không quan tâm, săn sóc ơng bà, cha
mẹ, muốn gạt bỏ gánh nặng như nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Từ chỗ đặt
mục đích “lợi ích” làm trọng, đã thúc đẩy các thành viên gia đình đối xử với
lớp người già theo nguyên tắc trao đổi sòng phẳng. Mức độ giàu - nghèo trở
thành tiêu chuẩn để xác định quan thân sơ trong họ hàng. Cách đối xử khơng
bình thường dẫn đến mối quan hệ vốn có giữa các thế hệ trong gia đình bị mất
cân bằng. Hành vi con cải ngược đãi cha mẹ già, anh chị em xung đột nhau
chỉ vì đất đai thừa kế đã làm đau lịng mọi người.
Nguyên nhân là do nền kinh tế thị trường phát triển thúc đẩy con người
chạy theo giá trị đồng tiền mà quên mất đi giá trị của tỉnh thân, dẫn đến những
vụ việc đau lỏng như anh em đâm chém nhau tranh giành tài sản, con cái nhân
tâm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bố mẹ, khiển đẳng sinh thành phai kiện
chính tác phẩm mình tạo ra. Khơng chỉ người lớn mà trẻ em cũng là nạn nhân
của sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng. Hàng năm, tin tức về những đứa trẻ
bị bạo lực bởi chính bố mẹ ruột, những bé gái bị xâm hại bởi cha dượng, cha
ruột, ông. chú,v.v luôn là tâm điểm được giới truyền thông liên tục cập nhật.
Những vụ việc ghê tởm, vô nhân đạo đáng lên án như vậy khiến cả xã hội xót
xa, khiến người ta tự đặt câu hỏi làm sao là người thần ruột thịt mà có thể làm
ra chuyện kinh khủng như vậy được. Tuy nhiên, vấn đề suy thối đạo đức gia
đình ở Việt Nam dường như khơng có sự cải thiện, thậm chí cịn diễn biến
phức tạp và nghiêm trọng hơn khi bước vào thời đại mới phát triển hơn.

Một lần nữa, chúng ta thực sự không thể bỏ qua yếu tố phát triển của
nền kinh tế thị trường trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai
đoạn này, tiêu cực và tích cực vẫn song hành tồn tại, cái tích cực chưa đủ khả
năng để hoàn toàn loại bỏ cái tiêu cực mà chỉ có thể kiểm chế phần nào, chưa
thực sự hiệu qua. Hiện đại hóa khiến cuộc sống con người trở nên thoái mái
và tiện nghi hơn rất nhiều, nhưng cũng khiến nhiều truyền thống, phong tục
tốt đẹp của người Việt Nam bị mai một như những thói hư tật xấu lại, thậm
chí phát triển trở thành những căn bệnh quái ác cho xã hội như hiện nay.

13


14


KẾT LUẬN
Gia đình là một trong những vấn đề xã hội được Đảng, Nhà nước và
toàn dân quan tâm khi bước vào thời kì đổi mới nền kinh tế, quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội vì gia đình là tế bào tạo nên xã hội, gia đình là cầu nối giữa mỗi
cá nhân con người và xã hội. Gia đình cịn là khởi nguồn của những thế hệ
người tiếp theo, có trách nhiệm duy trì nịi giống. Đó cịn là nơi nuôi dưỡng,
dạy dỗ đầu tiên cho con người từ lúc chào đời đến khi trưởng thành. Là nơi
định hình tính cách, phẩm chất và trí tuệ của mỗi con người. Gia đình là “tổ
ấm”, là nơi chăm lo cho đời sống tinh thần mỗi con người và còn là một đơn
vị kinh tế, lao động sản xuất làm ra của cải vật chất cho gia đình, cho xã hội
mà không dễ dàng thay thế. Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận khơng ít
người chưa nhận thức được hết ý nghĩa cũng như tầm quan trọng và những
vai trị của gia đình, chưa có sự quan tâm đầy đủ đến vấn đề xây dựng và phát
triển gia đình sao cho toàn diện nhất, đặc biệt là trong thời buổi đất nước đang
trên đà hội nhập phát triển cùng với thế giới. Dù cho trong những năm gần

đây, đất nước ta đã có những biến chuyển đáng tự hào trên con đường hội
nhập trong mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, bên cạnh những tác động tích
cực, phù hợp với lối sống mới thì gia đình ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với
nhiều vấn đề nhức nhối vẫn còn tồn tại và những thách thức mới. Do đó, là
cơng dân của đất nước Việt Nam, mỗi chúng ta cần phải xác định tư tưởng, có
ý thức trách nhiệm và có những hành động đúng đắn trong việc củng cố và
xây dựng gia đình mới phù hợp với chuẩn mực xã hội cũng như sự phát triển
của đất nước trong thời đại mới.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho bậc đjai học – khơng
chun lý luận chính trị)”, NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội – 2019.
2. “Gia đình học”, NXB Lý luận chính trị, Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý,
Hà Nội – 2007.
Tài liệu trực tuyến:
1. “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay”,
GS.TS. Lê Thị Quý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển.
/>
2. “Vun đắp hệ giá trị gia đình Việt Nam hiện nay”, TS. Nguyễn Huy Phịng
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
/>
3. “Tiểu luận gia đình học những vấn đề cần quán triệt để xây dựng và củng
cố gia đình việt nam trong thời đại mới”, Phạm Phúc Khánh.
/>
4. “Gia đình Việt Nam hiện nay: Truyền thống hay hiện đại?”, Nguyễn Thị
Thường.

/>
5. “Vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay”, TS Lê Ngọc Văn.
/>16



×