Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Một số biện pháp luyện kĩ năng lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Thị Trấn Cái Rồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.12 KB, 30 trang )

MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, môn Tiếng việt gồm nhiều phân môn khác nhau như
tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, tập viết, chính tả, tập làm văn. Nhưng khó hơn
cả đối với người dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn. Tập
làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học tiểu học, nó
khơng chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà cịn rèn
cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt cịn hình
thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng
động. Dạy tập làm văn là bồi dưỡng tâm hồn các em lớn lên từng ngày, dạy các em
cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc
thực của các em.
Tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh khơng có khả năng quan sát tinh tế,
mặt khác có những cảnh học sinh khơng được gắn bó và quan sát kĩ, chỉ có thể gặp
một lần trên truyền hình, qua hình ảnh hay nhân dịp đi chơi nên các em không cảm
nhận được vẻ đẹp của cảnh hay những thay đổi của cảnh, không biết dựa vào cảm
xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn.
Văn tả cảnh là loại văn dùng lời với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người
đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật nào đó
xung quanh ta.
Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh ta
như dịng sơng, cánh đồng, hàng cây...Khi viết bài văn tả cảnh cần đặc biệt tập
trung vào những nét tiêu biểu của cảnh vật đó. Để bài văn được sinh động và hấp
dẫn hơn với người đọc ta có thể lồng vào đó việc tả người, tả vật với những cung
bậc cảm xúc khác nhau.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có nét
riêng biệt. Chính vì thế để có bài văn hay địi hỏi người viết phải có hiểu biết về
1



MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
phương pháp làm văn, phải biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, dùng từ ngữ, biết
vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ được học để viết bài văn.
Ở lớp 5, học sinh được học văn miêu tả ngay từ tuần 1 thơng qua hai loại hình bài
học: loại bài hình thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành. Gồm có các nội
dung sau:
- Cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Tập quan sát
- Lập dàn ý
- Xây dựng đoạn văn trong bài văn tả cảnh
- Viết bài văn tả cảnh
- Trả bài kiểm tra viết.
Như vậy về việc rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh, theo chương trình
sách giáo khoa mới thì ngồi việc rèn luyện kỹ năng viết văn bản… Còn chú ý đến
kỹ năng quan sát, lập dàn ý và viết đoạn văn là cơ sở đầu tiên và quan trọng giúp
học sinh viết bài đầy đủ, chính xác.
Qua thực tế dạy lớp 5 nhiều năm tôi thấy: Đa số học sinh nắm được cấu

tạo 3 phần của một bài văn tả cảnh.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn học sinh
cịn lúng túng chưa biết quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh,
chưa lập được dàn ý chi tiết cho bài văn; chưa viết được đoạn văn, bài văn tả
cảnh theo đúng yêu cầu của bài. Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc và kĩ năng
vận dụng các từ ngữ gợi hình, gợi tả và các biện pháp nghệ thuật tu từ còn lúng
túng khiến bài viết thiếu hình ảnh, khơ khan,… Nhiều học sinh chưa có phương
pháp làm văn cụ thể, hình ảnh chọn tả chưa tinh tế, việc tiếp thu kiến thức làm văn
đến vận dụng kiến thức đó chưa chủ động và linh hoạt. Thực tế giảng dạy tập làm
văn phần tả cảnh, bản thân người giáo viên là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm
thấy lúng túng không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể tìm ý, lập ý
viết được bài văn hay, có hình ảnh có cảm xúc.
2



MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
Vì vậy, làm thế nào để cho học sinh u thích mơn học và biết làm văn,
hiểu được đặc điểm của thể loại văn tả cảnh, trọng tâm miêu tả của từng bài, rèn kĩ
năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý, biết tư duy để lập dàn ý và viết bài, rèn kĩ năng
dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu lốt, mạch lạc, làm văn hay
và có hiệu quả thì lại là một vấn đề cịn gặp nhiều khó khăn với các lớp trong
trường trường Tiểu học Thị Trấn Cái Rồng nói chung và với học sinh lớp 5C của
tơi nói riêng. Là một giáo viên tiểu học, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để làm thế nào
cho học sinh thích và biết làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động.
Trong các năm học qua, tơi đã dạy và tìm hiểu khá kĩ về mảng Tập làm văn, đặc
biệt là văn tả cảnh lớp 5. Tôi đã vận dụng một số phương pháp và thấy có những
kết quả đáng mừng. Kinh nghiệm này được áp dụng và đã mang lại hiệu quả nhất
định trong dạy Tập làm văn. Năm học 2020 -2021 này, tôi đã chọn đề tài “ Một số
biện pháp luyện kĩ năng lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh cho học sinh lớp 5C
trường Tiểu học Thị Trấn Cái Rồng”, để nghiên cứu với hi vọng giúp phần nâng
cao trình độ của bản thân và nâng cao chất lượng dạy - học văn tả cảnh lớp 5 nói
riêng và nâng cao chất lượng dạy học nói chung.

2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp học sinh vận dụng các hiểu biết và kỹ năng về tiếng Việt do các phân
môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hồn thiện chúng. Rèn
luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh văn bản (nói và viết) nhờ vậy mà tiếng
Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua
từng phân môn mà trở thành một cơng cụ sinh động trong q trình giao tiếp, tư
duy, học tập. Bồi dưỡng vun đắp tình yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam.

3



MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 5 là học sinh cuối cấp. Sau khi hồn
thành chương trình Tiểu học các em phải bước sang một giai đoạn mới đó là bậc
học THCS. Ở bậc học này các em khơng cịn được các thầy cô hướng dẫn và chỉ
bảo tỉ mỉ như bậc Tiểu học mà các em phải tự mình nghiên cứu và phân tích văn
học. Nếu ở Tiểu học cụ thể hơn là ở khối lớp 5 các em không nắm được cách lập
dàn ý cũng như viết được một đoạn văn miêu tả hay thì các em khơng thể vững
bước và thiếu tự tin để bước sang con đường mới. Chính điều này đã thúc đẩy tơi
tìm ra các biện pháp để “luyện kĩ năng lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh ”. Tôi
mong rằng đề tài nghiên cứu của tôi sẽ giúp cho các đồng nghiệp khác thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình để cơng tác giáo dục ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn. Và
góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học mơn tập làm văn ở tiểu học nói chung và
việc dạy – học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5C nói riêng.
3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
* Thời gian nghiên cứu:
Nhận đăng ký sáng kiến kinh nghiệm: tháng 9/ 2020
Viết đề cương, nghiên cứu lý luận: Tháng 9 đến hết tháng 3/2021
Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng thực tiễn, khảo sát đánh giá : Tháng 3/2021
đến tháng 5/2021
Hoàn thành: tháng 5/ 2021
* Địa điểm nghiên cứu.
Ở lớp 5C- Trường Tiểu học Thị Trấn Cái Rồng
Thời gian thực hiện: Năm học 2020 – 2021
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn:
Đây là những kinh nghiệm giúp học sinh khối lớp 5 rèn kĩ năng viết văn một trong các mơn học khó và cơ bản nhất trong chương trình Tiểu học. Các giải
pháp nêu trong đề tài rất đơn giản và được sắp xếp một cách có khoa học giúp giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh đi từng bước để viết được đoạn văn hay. Hơn nữa
4



MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
văn học là một mơn học khó địi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư, tìm tịi và
quan sát tỉ mỉ mà thời gian cho một tiết học thì hạn chế nên nếu các em được dẫn
dắt theo các biện pháp đã đưa ra trong đề tài này chắc rằng các em sẽ có một bài
văn tương đối hồn chỉnh.

5


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương 1: Tổng quan.
1.1. Cơ sở lý luận:
Miêu tả là “lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật
ra”. Văn miêu tả giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật
thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm
mỹ của người viết. Văn miêu tả mang tính thơng báo thẩm mỹ, chứa đựng tình cảm
của người viết, sinh động và tạo ngơn ngữ miêu tả giàu hình ảnh.
Ở lớp 5, các loại bài Tập làm văn đều gắn với các chủ điểm, văn miêu tả
cũng nằm trong cấu trúc đó. Q trình thực hiện các kỹ năng phân tích đề, quan sát,
tìm ý, viết đoạn là những cơ hội để huy động vốn từ, phong phú hố vốn từ, tích
cực hoá vốn từ để vẽ lại được cảnh vật, con vật, đồ vật… đồng thời giúp trẻ hiểu
biết được về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích đề, phân tích dàn
bài, lập dàn ý, chia đoạn văn miêu tả góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng
hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ
vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa …. khi miêu tả.


6


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
Như vậy, việc rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh, theo chương trình
sách giáo khoa mới thì ngồi việc rèn luyện kỹ năng viết văn bản,… Còn chú ý đến
kỹ năng quan sát, lập dàn ý và viết đoạn văn là cơ sở đầu tiên và quan trọng giúp
học sinh viết bài đầy đủ, chính xác.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế khi viết văn, đăc biệt là văn tả cảnh học sinh cịn lúng túng,
khơng biết cách viết. Học sinh chưa vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã học
trong các phân môn của Tiếng Việt, các môn học khác, các lớp dưới vào tập làm
văn. Chẳng hạn khi dạy cho học sinh cấu tạo của bài văn tả cảnh, giáo viên phải
hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về văn bản mẫu để rút ra nhận xét. Trong khi đó,
nếu dựa vào kiến thức đã học về văn miêu tả ở lớp 4 để hình thành cho học sinh cấu
tạo bài văn tả cảnh ở lớp 5 rõ ràng là nhanh hơn.Vốn từ của học sinh chưa phong
phú, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ nên việc vận dụng cịn nhiều sai sót. Một số
em chưa biết cách quan sát, thực hiện làm một bài văn chưa đúng quy trình, chưa
biết cách chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài văn mà hầu như bê
nguyên si cả những điều đã biết vào bài văn tạo thành một bản liệt kê khoa học.Do
trong lớp có nhiều đối tượng học sinh nên giáo viên thường sử dụng các phương
pháp làm mẫu để giúp học sinh kém làm văn, phương pháp này giúp các em này có
thể làm được văn bằng gợi ý. Tuy nhiên, một số học sinh học được lại thường hay
bắt chước các câu, đoạn mẫu nên nhiều bài văn có các câu đoạn giống nhau.
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1 Thực trạng.
*Khảo sát
Trong năm học 2020- 2021, Tôi được Ban Giám hiệu nhà trường phân công
chủ nhiệm và giảng dạy hai mơn Tốn và Tiếng Việt, Khoa học, lịch sử và địa lí lớp
5C. Lớp 5C , Trường Tiểu học Thị Trấn gồm 34 HS, hoàn cảnh gia đình 1 số có em

đặc biệt ( bố mẹ khơng ở với nhau, ở với ông bà, một số em ở ngoài bè, bố mẹ
7


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
thường xuyên đi làm biển) khả năng tiếp thu một số em khá tốt, song vẫn còn 1 số
em khả năng tiếp thu chưa nhanh (Kết quả cuối năm học 2019-2020: Học sinh hồn
thành xuất sắc: 7 ( 20%)
Trong q trình dạy mơn tập làm văn lớp 5 trước đây và trong năm học này,
tôi nhận thấy kĩ năng lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh của học sinh lớp 5 nói
chung và của lớp tơi nói riêng cịn lúng túng. Việc dạy - học Tập làm văn ở Tiểu
học nói chung và việc dạy học văn miêu tả ở lớp 5 nói riêng bên cạnh những điểm
tốt, mang lại một số kết quả nhất định còn khá nhiều nhược điểm và khuyết điểm.
Khuyết điểm lớn nhất, dễ thấy nhất là bệnh cơng thức, khn sáo, máy móc, thiếu
tính chân thực trong cả cách dạy và cách học. Do vậy về phía người học văn miêu
tả, thường có những biểu hiện phổ biến như sau:
- Vay mượn ý của người khác, thường là của bài văn mẫu. Nói cách khác học
sinh thường học thuộc bài văn mẫu để chép vào bài của mình. Với cách học ấy các
em khơng cần quan sát, khơng có cảm xúc gì về đối tượng được tả.
- Miêu tả hời hợt, chung chung khơng có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng
được tả...Vì thế bài làm ấy gán cho đối tượng miêu tả nào cùng loại cũng được.
Một bài miêu tả như vậy đọc lên thấy mờ nhạt. Nguyên nhân chủ yếu là các em
không biết cách quan sát hoặc các em không biết cách hồi tưởng lại kinh nghiệm
sống của mình.
Về phía giáo viên dạy văn miêu tả thường chỉ có một con đường duy nhất là
hình thành các hiểu biết về lý thuyết, các kỹ năng làm bài là qua phân tích các bài
mẫu, giáo viên ngại tìm tì, hướng dẫn học sinh theo các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học mới.
Vì vậy, ngay từ tuần đầu năm học, tôi đã cho học sinh khảo sát cho học sinh
lập dàn ý và viết đoạn văn cho bài văn tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều)

trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
( tuần 1, 2)
8


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
Kết quả khảo sát đầu năm cho học sinh lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh

Lớp
5C

Tổng

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

số HS

SL

TL

SL

TL

SL


TL

34

4

11,8%

24

70,6%

6

17,6%

Như vậy, tỷ lệ học sinh chưa lập được dàn ý và chưa viết được đoạn văn theo
dàn ý đã lập còn khá cao.
* Đánh giá
Mặc dù khả năng tiếp thu của đa số học sinh không yếu, song các em còn
chưa biết cách lập dàn ý và viết đoạn văn theo yêu cầu,
Qua kết quả khảo sát tôi nhận định một số khó khăn của các em khi thực hiện
lập dàn ý và viết đoạn văn như sau như sau:
- Học sinh quan sát đối tượng định tả còn đại khái, lướt qua nên khơng tìm
được ý, ý nghèo nàn, đoạn văn khơng có sáng tạo.
- Học sinh khơng biết ghi chép những gì mà mình quan sát được một cách rõ
ràng. Khi viết các em thường lặp lại ý câu trước,…
- Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả, vốn ngơn
ngữ cịn q ít ỏi.

Những ngun nhân trên đã ảnh hưởng khơng tốt tới chất lượng giờ dạy,
không gây hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì vậy tơi đã sử dụng một số biện
pháp giúp các em biết cách lập dàn ý và viết đoạn văn miêu tả như sau:
2.2 Các biện pháp:
2.2.1 Bồi dưỡng nâng cao nhận thức:
Ngay từ những ngày đầu HS đến trường, tôi làm cho các em nhận thức về lợi
ích của việc học một cách tích cực và thiết thực của việc học Tập làm văn nói
chung và việc lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh nói riêng. Ví dụ: Các con học tập
9


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
làm văn ở Tiểu học góp phần rèn luyện cho các con năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ,
tạo điều kiện cho các con giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn
học khác, để viết được một bài văn hay các con cần phải có kĩ năng lập dàn ý và
viết đoạn văn.
Với mỗi bài văn tả cảnh cụ thể, tôi giúp học sinh nhận ra việc cần thiết phải
lập dàn ý và viết đoạn văn. Chẳng hạn, khi viết bài văn tả cảnh trường em: con phải
quan sát, lập dàn ý, lựa chọn chi tiết để viết được bài văn, qua đó người đọc mới
cảm nhận được vẻ đẹp của ngôi trường.
2.2.2. Luyện kĩ năng thực hành
Để học sinh biết cách lập dàn ý và viết được đoạn văn trong văn tả cảnh
a, Giáo viên xác định rõ nhiệm vụ của môn tập làm văn, nhiệm vụ của giờ lập
dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh.
Chúng ta phải xác định dạy học sinh môn tập làm văn là giúp cho các em
nói, viết lưu lốt. Học sinh phát triển vốn từ ngữ, bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm lành
mạnh trong sáng, khả năng quan sát lựa chọn xắp xếp y rõ ràng. Rèn khả năng tư
duy, trí tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em được tăng lên giúp
các em tự tin, có khả năng ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. Vì vậy trước các giờ
tập làm văn giáo viên cần:

a/ Chọn đề bài tập làm văn: Chọn những đề bài phù hợp, gần gũi với học sinh các
em có khả năng trực tiếp quan sát.
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc trả lời các câu
hỏi : Hãy xác định thể loại làm văn?
?/ Đối tượng miêu tả là gì?
?/ Mấy cảnh? Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào ?

10


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
b/ Đọc kỹ yêu cầu bài tập: Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và
học sinh.
b, Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh
nói riêng.
Việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả
cảnh nói riêng cần:
- Học sinh cần nắm được 4 yêu cầu khi làm văn miêu tả:
+ Xác định được tả cái gì ?
Ví dụ : Tả cảnh biển thì tập trung tả cảnh biển, không miên man tả sâu cảnh
cây cối, xóm làng nằm dọc bờ biển, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó cho dù các
sự vật đó cũng có liên quan.
+ Tả như thế nào? : Tả cảnh nào thì người đọc hình dung cảnh đó chứ khơng
bị lẫn lộn với cảnh khác.
Ví dụ : Tả cảnh biển thì phải tả chủ yếu những yếu tố liên quan khơng thể
tách rời như: sóng nước, bãi cát, thuyền bè, bờ bãi, mây trời, con người, những hoạt
động trên biển....
+ Tả với mục đích gì ?
Ví dụ : Tả cảnh biển với mục đích đó là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hào
mà thiên nhiên ban tặng cho quê hương, ích lợi mà biển mang lại cho thiên nhiên

và con người
+ Tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?
Ví dụ : Tả cảnh biển với niềm tự hào, yêu quý với sự ngưỡng mộ về một vẻ
đẹp nên thơ...
- Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả.
+ Bước 1: Tìm hiểu đề
+ Bước 2: Quan sát tìm ý
+ Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)
11


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
+ Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh
+ Bước 5: Kiểm tra lại bài
c, Hướng dẫn học sinh quan sát:
- Tuỳ theo đề bài, giáo viên tổ chức cho các em quan sát ngay tại địa điểm có
cảnh vật cần tả. Nếu khơng thể tổ chức quan sát được, thì giáo viên tổ chức hướng
dẫn học sinh quan sát cảnh vật trước khi tới lớp và ghi chép những điều ghi nhận
được. Giáo viên cũng có thể cho học sinh quan sát ghi chếp thơng qua các hình ảnh,
vi deo. Ví dụ: nếu bài văn tả cảnh trường em, giáo viên có thể cho học dành thời
gian 5-10 phút cho học sinh ra sân quan sát lại cảnh sân trường và ghi chép lại
những cảnh ật các con thấy, tả cảnh ngôi nhà học sinh quan sát và ghi chép những
gì quan sát được trước khi đến lớp. Khi tả cảnh đẹp của quê em, giáo viên có thể
cho học sinh quan sát trên máy chiếu các hình ảnh về cảnh đẹp quê hương kết hợp
những đoạn video về cảnh đẹp đó để các con có thể cảm nhận và lập được dàn ý.
- Giáo viên hướng dẫn hs quan sát bằng nhiều giác quan
+ Quan sát bằng mắt nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật.
+ Quan sát bằng tai nhận ra âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc.
+ Quan sát bằng mũi nhận ra những mùi vị tác động đến tình cảm
+ Quan sát bằng vị giác và xúc giác, quan sát cảm nhận

- Học sinh phải tự làm việc, tự quan sát tự nghi chép là chính.
- Giáo viên có thể có những câu hỏi gợi mở, học sinh trả lời miệng hoặc giáo
viên chỉ cần gợi ý với một học sinh nào đó để em đó thực hiện.
+ Ví dụ: Thể loại của bài văn là gì?
Kiểu bài văn là gì?
Trọng tâm miêu tả cảnh nào?
Quan sát cảnh đó vào lúc nào?
Quan sát theo thứ tự nào?
Quan sát bằng giác quan nào?
12


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
Quan sát như vậy nhìn thấy hình ảnh gì?
Nghe thấy âm thanh gì, có cảm xúc gì?
Có nhận xét gì qua những quan sát đó?
- Học sinh cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát, có
thể lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau.
+ Trình tự không gian : Tả bao quát đến từng bộ phận của cảnh. Có thể quan
sát từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, từ trái sang phải hay từ ngồi vào
trong.
Ví dụ: Nếu em tả cảnh biển có thể tả bao qt đặc điểm chung của dịng biển,
sau đó tả cụ thể bờ biển, tả mặt biển, tả nước biển, tả các hoạt động của con người
trên biển.
+ Trình tự thời gian : Quan sát từ sáng đến tối từ lúc bắt đầu đến khi kết
thúc...
Ví dụ: Tả cảnh biển trong từng thời điểm : Buổi sáng ( bình minh), buổi trưa,
buổi chiều.
+ Trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc quan sát
trước

- Giáo viên dành thời gian tối đa cho hoạt động này, học sinh có thể ngồi yên
một chỗ, để có vị trí thích hợp quan sát các em có thể dịch chuyển vị trí, các em có
thể thảo luận nhóm để tìm ý
- Gv lưu ý học sinh khi quan sát:
+ Phải tìm được những nét riêng tiêu biểu của sự vật. Không cần giàn đủ sự
việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận sâu sắc nhất không thống
kê tỷ mỉ chi tiết về sự vật.
+ Để làm được bài văn đúng yêu cầu của đề bài, q trình quan sát khơng thể
dàn đều mà phải tìm ra trọng tâm để tìm hiểu kỹ trọng tâm quan sát thường là nét

13


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
chính của bài nêu bật chủ đề của đoạn văn và dụng ý của nguời viết. Có như vậy
bài viết mới tránh khổi dàn trải, nhạt nhẽo lan man, xa đề
d, Hướng dẫn học sinh lập dàn ý từ những nội dung đã quan sát.
Sau khi quan sát và tìm ý, trước khi lập dàn bài chi tiết, học sinh cần xác định
trình tự miêu tả để sắp xếp các ý một cách hợp lí.
Tơi cho học sinh lập dàn ý từ những gì quan sát được, cũng có khi cho học sinh
quan sát và ghi theo sơ đồ tư duy.
DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN TẢ CẢNH
- Giới thiệu cảnh sẽ tả bằng 1 câu cảm, nhận xét giới thiệu
Trực tiếp:
- Giới thiệu cảnh tả sẽ gắn với vị trí thời gian quan sát

Mở
bài

Gián tiếp:


Mở bài bằng 1 âm thanh, 1 câu nói, 1 lời đối thoại, 1 cách
so sánh hay trích 1 câu thơ, hát, câu văn có liên quan đến
đối tượng miêu tả rồi giới thiệu cảnh sẽ tả.
Độ rộng, hẹp….

Tả bao quát

Xa gần…
To, nhỏ…

Thân
bài

Không gian
Sáng, trưa, chiều
Tả cụ thể

Thời gian

Xưa, nay
Mùa: xuân, hạ, thu, đông

Không gian + thời gian + lồng ghép thái độ, tình cảm
Kết
bài

Khơng mở rộng

Tả xong khơng bình luận thêm


Mở rộng. Nhận xét, đánh giá, tình cảm, thái độ, hành động
14


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736

Từ dàn ý chung đó các em sẽ lựa chọn cách mở bài, trình tự miêu tả hay
cách kết bài phù hợp cho bản thân.
Sau khi có trong tay dàn ý cho cho bài văn, đoạn văn học sinh sẽ áp dụng để
lập dàn ý chi tiết. Dàn ý này cũng chính là cái sườn sát nhất cho học sinh viết thành
bài văn cụ thể.
e, Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng dàn ý các em đã lập, chuyển một
phần của dàn ý đã lập thành đoạn văn. Em có thể miêu tả theo trình tự thời gian
hoặc không gian, hoặc miêu tả cảnh vật theo một thời điểm. Đây chỉ là một đoạn
trong phần thân bài. Nhưng đảm bảo có câu mở đoạn, kết đoạn. Đây là giai đoạn
quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất, địi hỏi học sinh phải linh hoạt vận dụng
nhiều kiến thức để làm. Học sinh phải biết:
+ Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, dùng câu văn tả tránh dùng nhiều câu văn kể.
+ Vận dụng phong cách ngôn ngữ văn bản
+ Bám sát dàn ý bài để viết đoạn văn.
*Dùng từ.
- Dùng từ gợi cảm, gợi tả: Thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ mà
các em đã học.
- Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: Thường là các từ láy, từ tượng hình, từ
tượng thanh...
Ví dụ: + Dùng từ tượng thanh: Trong nhà, tiếng xoong nồi lách cách, các cụ già đi
tập dưỡng sinh đã về, tiếng bước chân thình thịch, tiếng nói cười râm ran.
+ Dùng các từ tượng hình: Các cơ bác nông dân, tay thoăn thoắt gặt lúa.

- Sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ về
từ. Gv chú ý hướng dẫn học sinh nhiều hơn, kĩ hơn trong các giờ luyện từ và câu
ccác loại từ đã học, cách vận dụng, cũng như một số bài về tìm những từi ngữ miêu
15


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
tả không gian, những từ ngữ miêu tả sóng nước ( SGK/ 78) để học sinh có thêm
vốn từ khi viết văn.
Ví dụ :
+ Dùng từ chính xác : Mặt trăng trịn toả ánh sáng dịu êm xuống vạn vật.
+ Dựng từ có hình ảnh: Mặt trăng trịn vành vạnh toả ánh sáng vằng vặc xuống
vạn vật.
+ Dùng cụm từ so sánh: Ánh trăng lồng qua kẽ lá như ngàn vạn con đom đóm
đang lập loè sáng.
*Đặt câu. Trong khi làm văn, học sinh phải viết câu văn đúng ngữ pháp nghĩa là
bản thân em đó phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các vế
trong câu ghép.
- Các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phép thế, phép nối,
phép liên tưởng,..., biết sử dụng các biện pháp tu từ về câu(câu hỏi tu từ, đảo ngữ,
điệp ngữ, so sánh, nhân hố...).
Ví dụ: +Phép liên kết câu:
Mưa xn lất phất bay. Cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, đưa tay đón những hạt
mưa xn. Với chúng, mưa xn chính là liều thuốc tiên để sinh tồn và phát triển.
+ Phép lặp:
Dịng sơng như dài lụa đào mềm mại. Nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang phù sa
màu mỡ cho đất đai.
+Biện pháp tu từ ( thường dùng)
+ Câu hỏi tu từ: - Bạn có biết cảnh đẹp mà người dân q em rất đỗi tự hào
là cảnh gì khơng? Đó chính là dịng sơng Mã quanh năm đỏ nặng phù sa đấy!

+ So sánh : Mặt trời đỏ ối như quả cầu lửa khổng lồ từ từ khuất hẳn phía xa.
+ Nhân hố : Nàng Xn xinh đẹp mang những sắc màu lộng lẫy khoác lên cỏ
cây, hoa lá.

16


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
- Học sinh phải phân biệt được câu văn kể với câu văn tả để khi viết sẽ sử dụng
các câu văn miêu tả tránh dùng câu kể khiến người đọc có cảm giác như người viết
đang kể lể dài dòng về cảnh.
+ Câu văn kể chỉ nêu một thông báo cho người đọc, người nghe.
+ Câu văn tả là câu văn phối hợp nhiều yếu tố (Các kiểu câu, các loại câu, các
biện pháp tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm) để người đọc, người nghe có thể cảm
thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc ... của cảnh đó.
*. Dựng đoạn
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các biết cách viết đoạn văn từ dàn ý các em
lập, kết hợp với vốn từ các em có và giáo viên đã cung cấp, các em viết thành đoạn
văn song phải đảm bảo có câu nêu ý chung của cả đoạn.
Ví dụ: Cảnh biển Minh Châu thật đẹp. Sáng sớm, biển mơ màng dịu hơi
sương. Đi trên biển ta như cảm thấy có hơi nước bốc lên. Khi mặt trời đội biển nhơ
lên, khung cảnh thật huy hồng, những con sóng nhè nhẹ rì rào vỗ bờ. Mặt nước lấp
lống như dát bạc. Trời xanh thẳm in bóng xuống đáy biển. Buổi trưa, ánh nắng
mặt trời chói trang chiếu xuống mặt biển. Nước biển chuyển snag màu đỏ. Chiều
về, mặt trời như chiếu thao đồng đỏ ối từ từ khuất sau rặng núi. Nước biển nhuốm
màu vàng nhạt. Khung cảnh ở đây thật nên thơ. Đứng trước biển, lịng ta như nhẹ
nhàng, bình n hơn.
2.2.3 Tăng cường cơ sở vật chất:
Ngoài việc thực hiện rèn luyện kĩ năng quan sát, lập dàn ý, tơi cịn thường
xun tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học. Thường xuyên nhắc nhở học sinh

mang đầy đủ đồ dùng học tập. Coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền
thống, tăng cường thiết bị dạy học tự làm đồng thời khuyến khích sử dụng các
phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học như
Sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học như máy chiếu, phịng học trải
nghiệm để các em có thể xem tranh ảnh, các video về cảnh định tả. Khi có điều
17


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
kiện, tôi luôn hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm thơng tin, tư liệu trên Internet hoặc
chương trình truyền hình có uy tín về giáo dục để mở rộng vốn hiểu biết và năng
lực tự học cũng như quan sát thực tế.
2.2.4 Kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá các nội dung học tập và kĩ năng
quan sát, lập dàn ý và viết đoạn văn các giờ học.
- Việc kiểm tra bài cũ trên lớp giáo viên chủ nhiệm nên lưu ý kiểm tra những
em học chưa tốt để có dịp giúp các em những kiến thức cịn yếu vì nhiều em tự
mình làm khơng được nhưng khi có sự gợi ý của giáo viên thì làm được và từ đó
nhớ rất lâu.
- Giáo viên nên khuyến khích học sinh tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện,
điều chỉnh, sửa chữa những sai sót (nếu có).
- Khi có điều kiện nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình, của
bạn bằng điểm rồi báo cáo với giáo viên.
- Động viên học sinh tự nêu những hạn chế trong bài làm của mình hoặc của
bạn và tự đề xuất phương án điều chỉnh.
2.2.5 Phê phán, rút kinh nghiệm:
- Nên cho học sinh trao đổi ý kiến ( trong nhóm nhỏ, trong cả lớp) về những
gì mình quan sát được, dàn ý và đoạn văn của mình. Nên khuyến khích học sinh
nêu nhận xét về cách dùng từ, cách viết của bạn.
- Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm, trong lớp phải giúp học sinh tự tin

vào khả năng của bản thân; tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm của mình và
tự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót của bản thân.
- Cần giúp học sinh nhận ra rằng: Hỗ trợ, giúp đỡ bạn cũng có ích cho bản
thân. Thơng qua việc giúp đỡ bạn, học sinh càng có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu
kiến thức của bài học, càng có đều kiện hồn thiện các năng lực của bản thân, tình
cảm bạn bè thân thiết hơn.
18


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
2.2.6 Biểu dương, tuyên truyền:
Tôi thường xuyên khen ngợi, biểu dương những học sinh có tiến bộ khi thực
hiện lập được dàn ý và viết được đoạn văn hay, cho các bạn đọc những đoạn văn
các viết hay trước lớp để các bạn học hỏi, từ đó các em hào hứng hơn trong học tập
và cố gắng phát huy hơn nữa khả năng tập trung học tập của mình.
Khi học sinh chữa xong bài hoặc khi giáo viên nhận xét bài của học sinh,
giáo viên nên động viên, nêu gương những học sinh yếu đã hồn thành nhiệm vụ
hoặc đã có cố gắng trong luyện tập thực hành, tạo cho học sinh niềm tin vào sự tiến
bộ của bản thân, tạo cho các em niềm vui vì những kết quả đã đạt được của mình.
Khuyến khích học sinh khơng chỉ hồn thiện nhiệm vụ khi luyện tập, thực
hành mà cịn tìm được những hình ảnh đẹp, câu văn hay, sử dụng thêm các biện
pháp tu từ để bài viết của mình hay hơn. Dần dần, học sinh yếu sẽ có thói quen
khơng bằng lịng với kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm giải pháp tốt nhất
cho bài làm của mình, tìm được cách diễn đạt hợp lí, các hỉnh ảnh đẹp cho đoạn
văn, bài văn của mình.
2.2.7 Khuyến khích bằng vật chất.
Hàng tuần, hàng tháng tôi luôn cho các con đăng kí các đợt thi đua như “ đơi
bạn cùng tiến”, “ Hoa chăm ngoan”... Sau khi tổng kết thi đua, vói những bạn có
nhiều tiến bộ trong học tập nói chung và trong mơn tập làm văn và cách lập dàn ý,
viết đoạn văn nói riêng, ngồi việc tun dương tơi cịn khuyến khích các em bằng

những phần thưởng nhỏ như : Quyển vở, bút, thước để các em ln có động lực thi
đua học tốt.
Sau khi học xong phần văn tả cảnh tôi đã lập đề bài tập làm văn cho cho sinh.
Đối tượng khảo sát: Lớp 5C
BÀI KHẢO SÁT:
Phiếu bài tập:
Họ và tên:....................................... Lớp 5C
19


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
Đề bài: Hãy lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh đẹp quê hương em.
2.3. Kết quả :
2.3.1. Tiêu chí đánh giá.
- Học sinh biết cách lập dàn ý, sắp xếp viết được đoạn văn từ đó viết được bài văn
theo yêu cầu.
- Học sinh viết bài văn miêu tả theo trình tự thời gian hoặc không gian, hoặc miêu
tả cảnh vật theo một thời điểm.
- Bài viết trình bày sạch đẹp, đúng chính tả. Biết sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, các
biện pháp tu từ trong bài văn.
2.3.2.Kết quả sau khi đánh giá.
Sau thời gian áp dụng biện pháp trên dạy học trong thực tế tôi nhận thấy
các em bước đầu có rất nhiều tiến bộ. Tiết học diễn ra thoải mái, nhẹ nhàng. Tình
trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi về chính tả, thiếu ý, hình ảnh chưa sinh động,
chính xác, hiện tượng nghèo từ ngữ miêu tả...đã giảm rõ rệt. Giáo viên xác định
đúng các dạng bà văn tả cảnh, các bước để hướng dẫn học sinh quan sát, lập dàn ý,
viết đoạn văn. Học sinh có tiến bộ rõ rệt, các em đã biết xác định đúng trọng tâm
đề, biết cách quan sát, ghi chép lập dàn ý từ đó viết được một đoạn văn theo đúng
yêu cầu.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát học sinh giữa học kì II lớp 5C sau

khi áp dụng được đối chiếu so sánh với kết quả kháo sát đầu năm.
Cụ thể:
Lớp
5C

Tổng

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

số HS

SL

TL

SL

TL

SL

TL

34

12


35,3%

22

64,7%

0

0%

Nhìn vào bảng thống kê chất lượng theo từng đợt đánh giá tôi thấy đã thực
sự mang lại hiệu quả. Số học sinh Hoàn thành tốt ( lập được dàn ý chi tiết và viết
20


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
được đoạn văn hay, sử dụng từ ngữ chính xác, hình ảnh sinh động) tăng lên gấp 3
lần.
Số học sinh chưa hoàn thành (lập được dàn ý và viết được đoạn văn chưa
đảm bảo, ý cịn lộn xộn, hình ảnh, từ ngữ chưa phong phú, chưa sinh động) giảm 3
lần so với đầu năm. Tôi tin tưởng các biện pháp rèn kĩ năng lập dàn ý và viết đoạn
văn tả cảnh mà tôi sử dụng nếu được áp dụng và làm tốt các giờ tập làm văn thì
chất lượng giờ làm văn sẽ cịn tốt hơn.
2.3.3. So sánh cùng kì năm trước
Năm học 2019 – 2020

Năm học 2020 – 2021

( Tổng số: 31 học sinh)

Mức đạt
SL
Tỉ lệ
Hoàn thành tốt
6
19,4%

( Tổng số: 34 học sinh)
SL
Tỉ lệ
12
35,3%

So sánh
Tăng
15,9

Giảm

%
Hoàn thành
24
Chưa hoàn thành
1
2.4. Bài học kinh nghiệm:

77,4%
3,2%

22

0

64,7%
0%

12,7%
3,2%

* Bài học chung:
Qua quá trình thực nghiệm đề tài nghiên cứu “ một số biện pháp luyện kĩ
năng lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh”, tôi thấy rằng:
Trước khi dạy các dạng bài Tập làm văn về “Lập dàn ý và viết đoạn văn
miêu tả ” mỗi giáo viên cần phải tìm hiểu kĩ yêu cầu của chủ đề từ đó tìm tài liệu
nghiên cứu để tìm ra các phương pháp cũng như hình thức giảng dạy khác nhau để
hướng dẫn học sinh lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả. Để giúp học sinh
viết được bài văn hay cũng như đạt kết quả cao trong học tập, giáo viên phải có các
bước hướng dẫn cụ thể, rõ ràng thông qua hệ thống câu hỏi cụ thể để học sinh trả
lời. Từ đó học sinh cảm thấy không ngại, không sợ học tiết tập làm văn vì học sinh
đã nắm được các trình tự quan sát được nhiều hơn, cụ thể hơn, tỷ mỉ hơn. Khi viết
đoạn văn các em đã có sẵn nội dung từ khâu quan sát, lập dàn ý. Như vậy việc viết
đoạn văn trở lên thuận tiện hơn rất nhiều không hề mơ hồ đối với các em nữa. Các
21


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
em tích cực chủ động tham gia chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kỹ năng, hứng thú
khi làm bài tập. Đồng thời mỗi giáo viên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
-Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả
-Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
-Hướng dẫn học sinh viết từng phần của bài văn.

-Hướng dẫn học sinh lưu ý khi làm từng kiểu văn miêu tả.
Tuy kết quả tôi nêu trên hết sức sơ lược và ở phạm vi nhỏ, song nó cũng góp
phần động viên tơi trong cơng tác giảng dạy học sinh nói. Bé nhỏ như vậy nhưng
vô cùng quan trọng đối với một giáo viên cịn non nớt kinh nghiệm như tơi trong
việc tháo gỡ khó khăn, trong việc tìm ra phương pháp tổ chức dạy học sinh luyện kĩ
năng lập dàn ý và viết đoạn văn lớp của mình.
* Bài học riêng:
Sau một thời gian áp dụng vào thực tế giảng dạy lớp 5, qua các kết quả kiểm
tra, đề tài đã thu được một số kết quả nhất định. Học sinh có những chuyển biến rõ
rệt trong việc học kiểu bài miêu tả của chương trình tập làm văn lớp 5. Đồng thời,
bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
-Trước hết, Người thầy giáo phải luôn có lịng u nghề, u nghề, có ý thức
trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng
những cái mới vào thực tế giảng dạy.
-Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của giáo viên tiểu học là phải nắm vững đối
tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hồn cảnh và swor thích của từng em
cũng như tâm lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có
thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với
từng cá thể học sinh.
Qua nghiên cứu đề tài, tôi cũng nhận ra rằng: Để hồn thành nhiệm vụ này
có hiệu quả cần làm tốt 1 số vấn đề sau:

22


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
- Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh ngay từ đầu năm để nắm rõ tình hình
học, khả năng kiến thức của các em.
- Kiên trì chịu khó khơng nơn nóng trước sự phát triển chậm chạp của các
em, phải biết ghi nhận từng tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất. Đó là điều kiện cần

thiết của người giáo viên được giao nhiệm vụ dạy số học sinh này
- Phải nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mơn học, bài học để đề ra phương pháp
giảng dạy cho học sinh: Khi dạy cần kết hợp khắc sâu, mở rộng và chỉ rõ từng bước
để các em hiểu, làm theo và dần dần trở thành kỹ năng.
- Tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất
viết văn, tạo tiền đề cơ bản khi các em lên cấp 2 được học văn nghị luân, phân tích,
chúng minh, cảm thụ văn học.
* Bài học thành công:
Việc dạy Một số biện pháp luyện kĩ năng lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh
cho học sinh là vấn đề hết sức nan giải vì thời gian có hạn và năng lực trình độ bản
thân cịn nhiều hạn chế nên tơi mới chỉ nghiên cứu được tìm ra một số phương pháp
trèn luyện kĩ năng lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. Phần
nghiên cứu có thể chưa sâu, chưa sát, tơi thiết nghĩ nếu chỉ nghiên cứu trong phạm
vi của đề tài này thì chưa đủ vì thế trong tương lai nếu có điều kiện tiếp tục nghiên
cứu, tơi hứa sẽ nghiên cứu hồn thiện hơn.
* Bài học chưa thành cơng:
- Nếu không được giáo viên gợi mở, đề ra phương pháp tổ chức cụ thể,
hướng dẫn cách quan sát, ghi chép lại cách quan sát, lập dàn ý, tìm các từ ngữ chi
tiết, hình ảnh đẹp cho dạng bài tả cảnh thì học sinh sẽ rất ngại khi học khi viết văn,
và không vận dụng đuọc vào các dạng văn tả, thậm chí có em cịn chép ngun văn
mẫu cho nhanh.

23


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
- Các học sinh lớp 5 tầm nhận thức còn hạn chế, thời gian dành cho tiết lâpj
dàn ý và viết đoạn văn cịn ít, việc quan sát cảnh thực tế ít khơng biết cách ghi chép
nên việc rèn cho học sinh có kĩ năng kĩ xảo còn chưa đầy đủ và hệ thống.


24


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736

III. PHẦN KẾT KUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc dạy đều các môn học ở trường nói chung cũng như mơn Tập làm văn
nói riêng là rất quan trọng cần được thực hiện tốt ở cách hướng dẫn học sinh quan
sát để lập dàn ý, viết đoạn văn không được coi nhẹ các phần trước khi viết được bài
văn hồn chỉnh.Chính vì ý thức được điều này mà chất lượng giảng dạy của tôi
được nâng cao.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy tôi đã tự rút ra được một số bài học kinh
nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh học môn Tập làm văn, đặc biệt là dạng: “văn
tả cảnh”. Tôi cảm nhận biện pháp này rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp
5, giúp học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ áp dụng hơn. Thực tế đã cho thấy kết quả đạt
được là chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt. Nhờ có sự cố gắng rất nhiều mà
kết quả học tập của học sinh được tăng lên rõ rệt, các em đã biết cách lập dànys,
viết được đoạn văn và bài văn hay theo đúng quy trình các bước, điểm khá , giỏi
được tăng lên, điểm trung bình giảm một cách đáng kể. Đó là thành quả rất đáng
kể của thầy và trị chúng tơi trong năm học này.
2. Kiến nghị:
Đề tài trên là tâm huyết và sự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình dạy học
của tơi, nó đã giúp học sinh học tốt hơn về môn văn, đồng thời giúp viêc giảng dạy
của tôi đạt kết quả cao hơn.
Để nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em có khả năng lâp dàn ý, viết
đoạn văn từ đó viết được các bài văn hay, tơi mạnh dạn đưa ra 1 số đề xuất sau:
a. Đối với giáo viên

25



×