Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã viết: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là
bổn phận của mỗi người yêu nước’’
Hay khẩu hiệu:
“Khỏe để lao động
Khỏe để học tập
Khỏe để chiến đấu
Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc’’
Lời nói, khẩu hiệu đó luôn được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn
phát triển của đất nước ta. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của
mỗi gia đình, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai. Chính vì
thế muốn xây dựng một đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc không thể không
nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm
chất tư cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ cho đất
nước - xã hội.
Giáo dục thể chất trong trường mầm non là bảo vệ và tăng cường sức
khỏe đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể
cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách trẻ. Việc tạo cơ hội cho trẻ
tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng giúp
cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để
nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Nhưng thực tế hoạt động này thường khô
khan cứng nhắc trẻ dễ chán khó thu hút trẻ
Với trẻ mẫu giáo cơ thể trẻ đang đà phát triển nếu không có biện pháp giáo
dục, chọn nội dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện, trẻ kém vận
động dẫn đến thể lực phát triển không đồng đều. Giáo dục phát triển là nhiệm vụ
trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện, đủ năng lực đức,tài trở thành
những con người mới ttrong cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Qua thực tế kinh
nghiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động chuyên môn, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Một số biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất
cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non’’
2. Phạm vi và đối tượng của đề tài
- Phạm vi nghiờn cứu: Trường mầm non Việt Tiến số 1
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giỏo.
3. Mục đích của đề tài
- Đề ra một số nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp, hiệu quả hoạt
động phát triển thể chất cho trẻ.
- Nâng cao chất lượng chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động” cho trẻ
trong trường mầm non.
1
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Nghiên cứu đề tài.
- Nghiên cứu qua tài liệu, sách báo có nội dung hướng dẫn về giáo dục phát
triển thể chất cho trẻ mẫu giáo.
b. Phương pháp nghiên cứu qua thực tiễn.
- Theo dõi quan sát trẻ vui chơi, hoạt động thể chất trên tiết học và hoạt
động hàng ngày.
- Trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình sức khỏe của học sinh tại gia
đình và cùng với giáo viên về hoạt động phát triển vận động của trẻ.
- Qua các biện pháp đó thực hiện tổng hợp lại kết quả thực hiện trên trẻ
được thể hiện từ trên biểu đồ.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Hoạt động phát triển thể chất là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ
của trẻ: giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức
khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, không những thế còn giúp phát triển
ngôn ngữ và phát triển nhận thức.
Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn được phát triển
thêm cả về mặt tình cảm- xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động thể chất làm thoả
mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui vẻ, giúp
phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè
trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài
hoà là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu
Kết hợp với âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện
tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn
tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo. Nhưng trên thực tế
việc cho trẻ hoạt động phát triển thể chất chưa làm được điều đó, chưa tích cực
linh hoạt sáng tạo vẫn còn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bò vì hình
thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ
chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động.
Quyết định số 55/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục quy định mục tiêu, kế
hoạch đào tạo nhà trẻ - mẫu giáo 1990 trang 6 ghi từ mục tiêu, kế hoạch đào tạo
giáo dục mầm non là “hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con
người mới Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giàu lòng
thương, biết quan tâm, giúp đỡ mọi người, thật thà lễ phép, yêu thích cái đẹp, biết
gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp xung quanh mình.
- Thông minh ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ
đẳng cần thiết để vào trường phổ thông.
2
- Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là cơ thể của trẻ mầm
non và vai trũ đó được các nhà khoa học khẳng định “cơ thể không vận động
giống như nước trong ao tù” và nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi
đó là do thiếu vận động. Ngày nay khoa học đó chức minh được là phần lớn
những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật
thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp thường bị hạn chế và
khả năng lao động chân tay bị giảm sút, trong lượng cơ thể tăng nhanh dẫn tới
tình trạng béo phì như hiên nay.
Chính vì điều đo tôi nhận thây vận động có vai trò hết sức quan trọng đối
với sự phát triển của cơ thể, trong mỗi giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là
khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận
động cần dựa trên những cơ sở sau:
+ Các bài tập phải phù hợp với độ tuổi giúp trẻ thực hiện tốt và phát huy
được tính tích cực của trẻ.
+ Các bài tập có tác dụng bổ trợ cho nhau kích thích được nhiều bộ phận cuả
cơ thể tham ra qua đó thúc đẩy toàn bộ hệ cơ quan trong cơ thể.
+ Cần chú ý đến phát triển tố chất vận động cho trẻ.
+ Phát triển vận động thông qua nhiều hình thức khác nhau như: thể dục
sáng, hoạt động thể dục, trò chơi vận động, trò chơi dân gian, góc vận động và
phát triển vận động.
Chính vì vậy phát triển tính tích cực của phát triển vận động trong giáo dục
thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được
sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển về thể chất
một cách tốt nhất.
2. Thực trạng của vấn đề
Trường mầm non Việt Tiến số 1 là trường đạt chuẩn quốc gia, là ngôi
trường luôn luụn cố gắng xây dựng phong trào thi đua dạy tốt, chăm sóc giáo dục
trẻ tốt của huyện Việt Yên, trường đã liên tục nhiều năm liên liên tiếp đạt tiên
tiến và tiên tiến xuất sắc, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Trong
các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trong
tâm của năm học 2014 - 2015, chính vì vậy nhà trường đó tập chung đầu tư các
nguồn lực, trang thiết cơ sở vật chất, đội ngũ và các điều kiện cần thiết để thực
hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ”.
Tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất, giúp cho trẻ có một sức khỏe tốt, mạnh dạn,
tự tin trong giao tiếp biết quan tâm chia sẻ tham ra tích cực các hoạt động phù
hợp với độ tuổi.
Thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đó tiến hành khảo sát thực trạng của nhà
trường, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi
- Diện tích khuôn viên nhà trường đảm bảo tổ chức các hoạt động vui chơi
học tập cho trẻ;
3
- Thiết bị đồ dùng các lớp mẫu giáo, đặc biệt là lớp 5-6 tuổi cơ bản đảm bảo;
- Phòng học rộng rãi, đúng tiêu chuẩn, có các phòng chức năng riêng trong
đó có phòng giáo dục âm nhạc, thể chất.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó 100% giáo
viên mẫu giáo có trình độ trên chuẩn. Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,37 thuận lợi cho
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Sĩ số lớp đảm bảo theo yêu cầu quy định tại Điều lệ trường mầm non.
* Khó khăn:
- Chưa có sân chơi Phát triển vận động, khuôn viên do xây dựng từ nhiều
năm về trước nên phân chia sân chơi nhỏ lẻ, không tập chung.
- Đồ chơi ngoài trời đã xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của
trẻ trong các giờ hoạt động;
- Trang thiết bị đồ dùng phát triển thể chất tại các nhóm lớp đã có nhưng còn
chưa đủ về số lượng theo yêu cầu, một số dụng cụ chưa đảm bảo.
- Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong hoạt động giáo dục thể chất, chưa
có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó chưa
hứng thú học cho nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt hiệu quả cao
- Số lượng học sinh nam chiếm 2/3 số học sinh của các lớp chính vì vậy các
cháu rất hiếu động.
- Đa số phụ huynh chưa quan tâm tới giáo dục phát triển thể chất cho trẻ,
nhiều trẻ thể lực yếu, mỗi khi thời tiết thay đổi tỷ lệ trẻ ốm cũng nhiều.
3. Biện pháp thực hiện
Xuất phát từ mục tiêu chung của giáo dục mầm non, yêu cầu cần đạt riêng
của trẻ mẫu giáo về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực, các nhu cầu
của trẻ để từ đó tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp và hình thức tổ chức phát
triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ. Đây là một vấn đề
cần thiết vì nó mang lại cho mỗi trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một
sức khỏe tốt tham ra vào tất cả các hoạt động của lớp, trường cũng như ở mọi lúc,
mọi nơi.
3.1. Biện phỏp 1: Lập kế hoạch hướng dẫn giáo viên tổ chức cho trẻ các
hoạt động phát triển thể chất.
- Căn cứ vào nội dung trong chương trình giáo dục mầm non mới, khả năng
của trẻ theo độ tuổi và điều kiện thực tế địa phương, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ
đạo đảm bảo phù hợp với trẻ từng độ tuổi. Nội dung mang tính chất hệ thống từ
đơn giản, đến phức tạp, phù hợp với độ tuổi, thời gian, thời điểm thực hiện bài
tập vào giai đoạn nào trong chương trình của năm học. Căn cứ vào mức độ phát
triển và thực tế của trẻ, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch nội dung các vận
động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự
để đưa và hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ rễ đến khó. Phát triển những vận động
mà trẻ đó biết, đồng thời chuẩn bị cho những kĩ năng vận động cao hơn.
4
Ví dụ: Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động, thể
chất, cho trẻ năm học 2014-2015 lớp 5-6 tuổi:
Chủ
đề
Stt
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
- Đi trên dây (đặt dây trên - Biết đi 2 chân nối gót nhau và
mặt sàn)
đi trên dây
Trường
mâm non
1
- Tung bóng và bắt bóng
- Tung bóng lên cao, tung thẳng
hướng và bắt bóng bằng 2 tay.
- Đi trên ghế thể dục
2
2 Bản thõn
- Trẻ biết giữ thăng băng khi đi
- Đi trên ghế thể dục đầu trên ghế thể dục.
đội túi cát .
- Đi thăng bằng trên ghế không
làm rơi túi cát.
- Bò bằng bàn tay, bàn - Biết kết hợp bàn tay bàn chân
chân 4-5m và chui qua bò qua cổng không làm đổ
cổng.
cổng.
- Biết ném bóng bằng 2 tay
- Ném bóng bằng 2 tay.
- Đi nối gót bàn chân tiến - Đi nối gót chân đầu chân này
lùi.
nối gót chân kia, tiến về phía
trước, lùi về phía sau.
- Đập và bắt bóng tại chỗ. - Đập bóng tại chỗ khi bóng nẩy
lên thì bắt bóng bằng 2 tay.
3
Gia đỡnh
3
- Biết nhún bật và tiếp đất bằng
2 nửa bàn chân trên sau là gót
chân.
- Bật sâu 25cm
- Ném xa bằng 1 tay, - Biết cách cầm bao cát ném về
phía trước sau đó chạy nhanh.
chạy nhanh 15m
- Trườn sấp trèo qua ghế - Biết trườn qua ghế thể dục.
thể dục (t1)
4
Nghề
nghiệp
5
- Trườn sấp trèo qua ghế - Trẻ thành thạo trườn qua ghế
thể dục (t2)
thể dục.
- Bò chui qua ống dài - Trẻ tự tin bò qua ống dài.
(1,5m x 0,6 m)
5
- Trèo lên xuống 7 dóng - Trèo lên bằng tay nọ chân kia.
thang.
- Biết cách cầm túi cát bằng 2
- Ném xa bằng 2 tay.
tay và ném về phía trước.
5
- Bật sâu 25 cm (t2).
5
- Lấy đà nhún bật và tiếp đất
bằng 2 nửa bàn chân trên sau đó
gót chân và giữ thăng bằng.
5
Thế giới
động vật
- Bật liên tục tách và khép chân
- Bật tách và khép chân đúng ô.
qua 5 ô
- Bò dích rắc qua 7 điểm.
- Đi, chạy thay đổi tốc độ, - Biết cách đi và kết hợp chạy
hướng dích rắc theo hiệu theo hướng dích rắc.
lệnh.
6
6
- Biết bò qua khe của hộp không
chạm hộp.
Thế giới
thực vật
- Trèo lên xuống ghế.
- Trẻ trèo lên xuống kết hợp tay
chân.
- Lăn bóng bằng 2 tay và - Trẻ dùng tay lăn bóng 1 cách
khéo léo.
đi theo bóng.
- Ném trúng đích nằm - Ném trúng bao cát vào đích.
ngang.
Phương
- Ném trúng đích thẳng - Trẻ cầm bao cát và ném vào
tiện giao đứng (t1)
đích.
7 thụng
- Ném trúng đích thẳng - Trẻ có kỹ năng cầm bao cát và
7
đưng (t2)
nén trúng vào đích thẳng đứng.
- Bật tách và khép chân - Trẻ có kỹ năng bật tách và
qua 7 ô
khép chân.
Các hiện - Bật qua vật cản 15- - Trẻ khéo léo bật qua vật cản.
8 tượng tự 20cm.
8 nhiên
- Bật xa tối thiểu 24- - Trẻ biết lấy đà, nhún bật xa
50cm.
qua 50 cm.
Quê hương - Chuyền bóng qua đầu, - Trẻ cầm bóng chuyền qua đầu
và qua chân.
9 -Đất nước qua chân
9 - Bỏc Hồ
- Bật nhảy từ trên cao - Trẻ nhún bật và giừ thăng
xuống 40-45cm.
bằng.
1 Trường
10 tiểu học
- Nhảy lò cò 5 bước liên - Trẻ biết giữ thăng bằng và
tục.
nhún bật.
- Chuyền bóng bên phải, - Biết chuyền bóng và đỡ bóng.
bên trái
Ngoài việc chú ý đến các vận động cơ bản cho trẻ, tôi luôn quan tâm lựa
chọn và đưa vào kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ các trò chơi vận động, các hoạt
động rèn luyện nhóm cơ nhỏ bàn tay, ngón tay. Mỗi chủ đề, hướng dẫn giáo viên
6
lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động phát triển thể chất ở các thời điểm khác
nhau, phù hợp với chủ đề, độ tuổi và khả năng của trẻ.
3.2. Hướng dẫn giáo viên tạo môi trường, khuyến khích trẻ tích cực tham
gia vào các vận động ở mọi lúc, mọi nơi,
dưới mọi hình thức.
* Hướng dẫn giáo viên xây dựng
góc vận động, vị trí gần cửa lớp, sắp xếp
các đồ dùng, dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, để
sử dụng, để phục vụ cho các hoạt động
như thể dục sáng, giờ hoạt động thể dục,
hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, trẻ
có thể lấy đồ dùng, đồ chơi phù hợp với
vận động mà giáo viên yêu cầu, trẻ tham
ra vận động trong thời gian chờ bố mẹ tới
đón.
Khi xây dựng góc vận động tại các
lớp, tụi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ
hứng thú tham ra các hoạt động, phỏt huy được
tính tích cực của trẻ, đồng thời phụ huynh thấy rừ
được tầm quan trọng của giáo dục thể chất,
họ quan tâm hơn tới sự vận động của con mỡnh,
xem con minh hoạt động vận động họ thấy kĩ
năng vận động của con qua đó nhận thấy con
mỡnh có thực hiện được các vận động đó
không.
* Tập luyện thể dục sáng thường
xuyên liên tục và đúng giờ.
Như chúng ta ta đó biết sau một thời
gian nghỉ ngơi các cơ quan vận động của
cơ thể chưa khởi động lại được chính vì
vậy thể dục sáng có vai trò hết sức quan
trọng đối với trẻ hàng ngày có ý nghĩa to
lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em,
đặc biệt là trẻ mẫu giáo đang trong giai
đoạn phát triển mạnh nhất của cuộc đời,
buổi sáng sau một giấc ngủ trẻ dậy tập thể
dục đơn giản, tạo sự sảng khoái cho cả
ngày, nâng cao hoạt động của các cơ quan
của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố
nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Vì vậy cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày
thường xuyên và liên tục vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian
7
tập khoảng 10-15 phút, trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, cờ…thể dục phù hợp
với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng
của trẻ, tư thế đầu, vai và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả
đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu giữ cho tư thế thuộc
vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Chọn động tác và
sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phù hợp và
hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có động tác hoàn thiện kỹ năng đi, chạy thúc
đẩy sự hình thành tư thế đúng, để thúc đẩy sự hoạt động tích cực của các cơ quan
hô hấp, hệ tuần hoàn của cơ thể.
* Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động phong phú đa dạng.
Việc tổ chức các hình thức tiết học làm sao phong phú đa dạng tạo cho trẻ
hứng thú trong hoạt động vận động là một yếu tố quan trong cho qua trình thực
hiện của giáo viên. Giáo viên cần tiến hành nhiều hình thức trong tiết học cũng
như ngoài tiết học bao gồm thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận
động, dạo chơi thăm quan, những hình thức tiết học là cơ bản vì tiết học thể dục
rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ
thống và tổ chức có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất diễn ra trên tiết
học và có các hình thức rèn luyện khác nhau chính vì vậy hiệu quả của việc phát
triển tính tích cực vận động, không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương
pháp dậy học, mà còn phụ thuộc đáng kể vào hình thức dậy học.
- Hình thức tập cả lớp đồng
loạt có nghĩa là cho tất cả các trẻ
cùng thực hiện một bài vận động
giống nhau, chính là hình thức
giáo viên cùng một lúc cho cùng
nhau vận động, tạo điều kiện củng
cố kỹ năng vận động phát triển
tính tập thể, khả năng phối hợp
vận động khi thực hiện bài tập.
- Hình thức tập cả lớp nối
tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia, có thể
một nhóm có từ 3-5 trẻ, trẻ tập
xong bài tập nối tiếp đến nhóm
khác, cứ như vậy giống như tập
quay vòng. Khi tập theo nhóm nối
tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua
qua đó kích thích tính tích cực của
trẻ.
8
- Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo
tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
Xuất phát từ đặc điểm sinh lý lứa tuổi mầm non, sức khỏe, trình độ, khả
năng tiếp thu của trẻ vì vậy giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp
cân đối giữa vận động chân, tay để phát huy được tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo
của cơ thể…Việc giảng dạy giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể, toàn
diện và cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với các vận
động, các hệ thống cơ quan của cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi
đưa vào giảng dạy cũng cần lưu ý xây dựng bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi cập nhật
tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng hệ thống tập luyện sau. Khi
giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rừ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó
xây dựng chương trình vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ.
Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác
dụng rèn luyện của cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng
thú. Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao sẽ khiến cho trẻ sợ hãi
và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó trong một lớp học trình độ và sức
khỏe của học sinh không đồng đều, giáo viên ngoài quan tâm đến sức khỏe chung
của cả lớp còn cần phải tâm biện pháp riêng phù hợp với những trẻ cá biệt. Biện
pháp này thực hiện trên sự quan tâm của giáo viên đối với từng cá nhân trẻ.
- Lồng ghép các bài hát, dồng dai, ca dao vào trong các hoạt động. Theo
chương trình giáo dục mầm non, cấu trúc một tiết học giáo dục thể chất gồm 3
phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường phần khởi động cho trẻ
theo bài hát, thực hiện đi các kiểu chân sau đó về hàng tập bài phát triển chung là
các động tác : tay – chân – thân - bật với nhịp đếm của cô…nếu tiết thể dục nào
cũng cho trẻ tập như vậy thỡ trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy
tính tích cực vận động ở trẻ, trẻ sẽ không đạt chỉ số 14 (tham gia hoạt động học
tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút). Nhưng khi
hướng dẫn giáo viên đưa âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục, cụ thể phần khởi
động, dẫn dắt hoặc kể câu chuyện phù hợp với chủ đề và đi khởi động kết hợp
các kiểu chân sau đó cho trẻ về đội hỡnh hàng dọc điểm số, tách hàng để tập bài
tập phát triển chung phù hợp với các chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề các hiện tượng tự nhiên, chọn bài hát erobic ‘’Trời nắng trời
mưa’’phù hợp với các vận động tay – chân – thân – bật có nhịp đầy đủ, có động
tác nhấn mạnh. Khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện bài tập của mình.
Phần luyện tập vận động cơ bản hoặc thi đua giữ các nhóm, hồi tĩnh cho trẻ vận
động kết hợp trên nền nhạc tạo cảm giác cho trẻ thấy thoải mái vui vẻ,j hứng thú
tham gia vào hoạt đông. Khi đưa biện pháp này vào trong hoạt động giáo dục thể
chất, trẻ học tốt hơn, hứng thú hơn, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt.
9
3.3. Xây dựng kế hoạch phát triển vận động giao lưu giữa các lớp khác
trong khối.
Hoạt động phát triển vận động
có tính chất tham gia học tập vui
chơi của các bạn không chỉ lớp
mình mà còn mở rộng mối quan hệ
bạn bè không những ở lớp mà với
các bạn ở lớp khác để giao lưu học
hỏi giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong
giao tiếp.
Ví dụ : Vào ngày tết trung thu
tôi tổ chức cho trẻ thi kéo co giữa
hai lớp mẫu giáo lớn. Khi tham gia
trẻ rất phấn khởi vận động hết sức
có tinh thần đoàn kết để giành chiến
thắng về đội mình.
- Trẻ vận động mọi lúc mọi
nơi, nó củng cố cho bài tập trước
duy trì thói quen vận động, đồng
thời củng cố sự bền vững những
thói quen này trong cơ thể. Để vận
dụng biện pháp này trong giảng dạy
giáo dục thể chất, giáo viên cần cho
trẻ tập đi tập lại động tác thật nhiều
lần, để hình thành phản xạ có điều
kiện của trẻ với động tác đó. Nhờ
việc củng cố bài tập vận động, trẻ có
trong mình những vận động cơ bản
rất chắc chắn, có tính ứng dụng cao
trong tương lai vì vậy tổ chức cho trẻ tham gia vận động mọi lúc mọi nơi là yếu
tố quan trọng có tính quyết định củng cố cho vận động trước.
Cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời giáo viên tổ chức bằng các hình thức
vận động dưới trò chơi qua đó củng cố lại kiến thức của hoạt động học.
3.4. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
- Sinh thời Bác Hồ thường nhắc nhở các nhà giáo phải mật thiết liên hệ với
gia đình học trò : Gia đình, nhà trường, xã hội là 3 yếu tố không thể thiếu rời
nhau. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ là một phần , còn cần có sự giáo dục của
ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được
tốt hơn.
Trường mầm non là nơi cha mẹ trẻ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cô giáo,
trẻ có chăm ngoan khỏe mạnh cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với công việc.
Hàng ngày trẻ tới trường cô chăm sóc cho từ bữa ăn giấc ngủ tới các hoạt động
10
vui chơi. Với quãng 2/3 thời gian ở cùng với cô, việc trẻ được tập luyên phát triển
thể chất là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động học tập của trẻ và cha mẹ cũng
nhận thức thấy rõ tầm quan trọng của việc này.
Giúp giáo viên hiểu được mối quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc
chăm sóc giáo dục và phát triển toàn diện cơ thể cho trẻ, nhận thức rõ trách
nhiệm của người giáo viên mầm non, từ đó suy nghĩ và tìm cách vận dụng với
thực tế tại lớp của mình. Trong các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học tôi
tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất
đối với trẻ và sự cần thiết trong việc trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ giảng
dạy trẻ ở trường mầm non. Tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh ủng hộ
mua chiếu trúc hai mặt: một mặt ấm về mùa đông, một mặt mát về mùa hè để tạo
giấc ngủ ngon cho trẻ đảm bảo sức khỏe cho trẻ học tập thật tốt.
4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua quá trình quản lý, chỉ đạo tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong giáo
dục thể chất với các biện pháp tôi nêu ở phần trên, trẻ trường tôi đó mạnh dạn
hơn trong tất cả các hoạt động, những trẻ nhút nhát tự tin, không e dè sợ sệt nữa.
Đa số trẻ đều có kiến thức kỹ năng tập các bài vận động. Những trẻ lười vận động
đến bây giờ đó chăm chỉ luyện tập hơn, có lúc các trẻ tự giác ra góc vận động lấy
đồ dùng ra và tự tập với nhau ngay cả khi giờ trả trẻ có nhiều trẻ được bố mẹ đón
ra ngoài, cho chơi đồ dùng ngoài trời nhưng có những trẻ vào sân vận động của
nhà trường tự giác lấy đồ dùng để tập luyện. Từ đó phụ huynh cũng quan tâm hơn
đến khả năng vận động của con mình.
Kết quả khi sử dụng các biện pháp trên như sau :
Nội dung
Đầu năm
Cuối năm
Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham
gia vận động
30%
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học
25%
90%
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt
65%
95%
40%
97%
Trẻ có các kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt
11
95%
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ
PHẦN KẾT LUẬN
Hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích
cực với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hồn nhiên và có chỉ số phát
triển đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hoạt động giáo dục thể chất không
chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực
mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các
bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: Học qua chơi, chơi bằng học. Trẻ được
phát triển về thể chất qua sự phát triển cử động các nhóm cơ hô hấp, tay, chân,
bụng, phát triển các vận động thô vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ. Khi trẻ vận động các bộ phận trên cơ thể cùng phối hợp vận động và
phát triển do đó giáo dục thể chất có ý nghĩa đối với việc phát triển về thể lực và
giỳp cho hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo nhỡ dần dần phát triển toàn diện là tiền đề
cho việc chuẩn bị lên lớp mẫu giáo lớn sau này
Như vậy hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non đóng vai trò
rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển về: Đức- Trí- Thể –Mỹ cho trẻ.
Nó góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diên - Thông qua hoạt động này
đã tạo được không khí: Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực’’ trong trường
mầm non.
1. Bài học kinh nghiệm
Trải qua thực tiễn sử dụng một số biện pháp và hinh thức phát triển tính tích
cực vận động trong giáo dục thể chất tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản
thân:
- Trước hết phải lấp kế hoạch cho các bài tập vận động một cách có hệ
thống, khoa học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
- Có kế hoạch, hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên các lớp về nội dung thức, tổ
chức cho các hoạt động sao cho phù hợp.
- Tạo môi trường cho trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các vận động ở
mọi lúc, mọi nơi. Quan tâm xây dựng khu vui chơi phát triển vận động, góc vận
động trong lớp, môi trường vận động xung quanh.
- Chỉ đạo tổ chức thường xuyên liên tục các hoạt động thể dục sáng, dạo
chơi ngoài trời, giao lưu vận động...
- Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ qua các hoạt động
bồi dưỡng chuyên môn lý thuyết, dự các giờ, đánh giá tiết dạy, tham quan học tập
các nhóm lớp, trường điểm.
12
- Tham mưu bổ sung và khuyến khích giáo viên, phụ huynh tự làm các thiết
bị đồ chơi, sân tập, tạo cho trẻ khu vui chơi đảm bảo an toàn và hiệu quả.
2. Những kiến nghị đề xuất.
- Nhà trường đồng bộ về trang thiết bị cơ sở vật chất trong lớp và ngoài
trời cho hoạt động giáo dục thể chất.
Trang bị thêm đồ dùng hiện đại để áp dụng nhu cầu dạy và học hiện nay
Giáo dục thể chất cần chú trọng nhiều hơn dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Chế độ dinh dưỡng bổ sung thấp còi, chế độ dinh dưỡng cân
đối cho trẻ béo phì
+ Trong hoạt động thể dục, giờ học
+ Trong thể dục buổi sáng.
+ Vận động sau khi ngủ dậy.
+ Các buổi dạo chơi ngoài trời.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong việc quản lý, chỉ
đạo, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo, xin được trao đổi
cùng các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Việt Yên, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
phát triển vận động cho trẻ mầm non( NXB giáo dục việt nam -2015)
2. Hướng dẫn thực hiện chăm sóc giáo dục mầm non độ tuổi 5-6 tuổi theo
hướng đổi mới.(NXB giáo dục việt nam 2009)
3. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục độ
tuổi 5-6 tuổi(NXB giáo dục Việt Nam 2007)
4. Nguồn tư liệu trên intenet.
5. Tuyển tập các trò chơi, câu đố, bài hát theo chủ đề 5-6 tuổi (Viện chiến
lược và chương trình giáo dục 2008)
13
14