Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

(SKKN mới NHẤT) dạy học văn học dân gian trong nhà trường theo tinh thần phôncơlo qua văn bản tấm cám (ngữ văn 10, tập 1, chương trình cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.39 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG THEO TINH
THẦN PHÔNCƠLO QUA VĂN BẢN TẤM CÁM- NGỮ VĂN 10, TẬP 1
(CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)

Người thực hiện: Phạm Thị Hà
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Ngữ văn

THANH HỐ, NĂM 2017

download by :


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm…………………….3
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm……………………........4
2.1.1. Khái niệm Văn học dân gian……………………………….…...4


2.1.2.Thuật ngữ Phôncơlo…………………………………………......4
2.1.3. Khái niệm truyện cổ tích - truyện cổ tích Tấm cám…………….5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.........6
2.3. Một số phương pháp tiếp cận truyện Tấm Cám theo tinh thần
Phơncơlohọc………………………………………………..…………...7
2.3.1. Cách cấu tạo cốt truyện………………………………………....7
2.3.2. Các mơtíp……………………………………………………...8
2.3.3. Những câu văn vần xen kẽ………………………………..…....9
2.3.4. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật…………..……...10
2.3.5. Khơng khí truyện……………………………………………....11
2.3.6. Sự vận động của truyện trong đời sống dân gian và diễn
xướng dân gian……………………………………………………....12
2.4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm…………………………........12
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục……………………………………..12
2.4.2. Đối với học sinh………………………………………………...12
2.4.3. Đối với với bản thân………………………………………….....12
2.4.4. Giáo án minh họa bài dạy Tấm Cám theo tinh thần
Phôncơlo
học……………………………………………………....…13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận ....................................................................................... 20
3.2. Kiến nghị ..................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

download by :


1. Mở đầu.

1.1 Lí do chọn đề tài:
Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
Kho tri thức này là phần lớn các kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc rút
từ thực tế, thơng qua sự mã hóa bằng ngơn từ và hình tượng nghệ thuật, tạo ra
sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức lâu bền
cùng năm tháng.
Văn học dân gian có giá trị to lớn và vai trị quan trọng trong nền văn học
dân tộc. Nó có tác dụng giáo dưỡng và giáo dục tốt đối với thế hệ trẻ trong nhà
trường, nó góp phần bồi đắp tâm hồn học sinh, hướng học sinh tới những ước
mơ, suy nghĩ cao đẹp, niềm tin vào cái tốt, cái thiện, làm những việc xấu nhất
định sẽ bị trừng trị. Quan trọng hơn nữa nó cịn giúp chúng ta giữ gìn và phát
huy những nét đẹp của truyền thống, của bản sắc dân tộc. Đó chính là cái hồn
dân tộc mà khi xa tổ quốc quê hương mọi người đều nhớ đến. Nó trở thành sức
mạnh tinh thần để chúng ta vươn tới. Nguyễn Khoa Điềm đã nói rất đúng:
Trong anh và em hơm nay
Đều có một phần đất nước.
(Đất nước- trích Trường ca Mặt đường khát vọng)
Người Việt nào mà chẳng có trong tâm hồn mình một Hồ Hồn kiếm, một Đền
Hùng, một giếng nước gốc đa, một bức tranh Đông Hồ, một làn dân ca quan họ,
và cả những mắt đen cơ gái long lanh…Những cái đó làm nên hồn dân tộc, giúp
ta hiểu rõ bản sắc Việt Nam: Một dân tộc bất khuất hiền hịa, anh hùng mà tình
nghĩa “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” (Nguyễn Đình Thi) và “ Lưng đeo
gươm tay mềm mại bút hoa” (Huy Cận).
Tất cả những điều đó văn học dân gian đều ghi lại một cách đậm đà, từ
một lời ca tát nước đầu đình đến hình ảnh cơ Tấm hóa kiếp, từ khúc hát Tiễn dặn
người yêu đến hình tượng Đam Săn đi bắt nữ thần Mặt trời…đều in đậm bản sắc
đân tộc Việt Nam mà người học sinh – những thế hệ trẻ càng cần phải lĩnh hội
được.
Hơn nữa, cuộc sống ngày càng phát triển, hiện đại hơn, lối sống của con
người vì thế cũng có nhiều biến đổi, xấu có, tốt có. Chính vì vậy chúng ta cần

giáo dục cho thế hệ trẻ không nên quay lưng với q khứ, sống bng thả, vơ
trách nhiệm với chính bản thân mình. Chính vì vậy, VHDG với nghĩa tuyệt đối
của nó sẽ là dịng sữa mát lạnh giúp ta tìm về với chính con người mình. Cho
nên, chúng ta cũng khơng thể tìm hiểu tác phẩm VHDG một cách nửa vời, làm
mất đi vẻ đẹp của nó, thậm chí cịn phản tác dụng. VHDG mãi là VHDG, nó là
nó và không thể lẫn lộn với bất cứ thể loại nào:
2

download by :


“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tơi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa…”
( Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Đề tài DẠY TẤM CÁM THEO TINH THẦN PHÔNCƠLO HỌC là cố
gắng để đưa ra một cách tìm hiểu nữa về tác phẩm Tám Cám, để học sinh hiểu
hết được ý nghĩa và giá trị to lớn của VHDG.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Sự đổi mới trong quá trình giáo dục và giảng dạy luôn là một yếu tố cần
thiết. Hơn nữa một tác phẩm văn học ở mọi góc độ tiếp cận ln có những cái
hay, vẻ đẹp riêng. Giúp học sinh cảm thụ tốt một tác phẩm là nhiệm vụ của một
người giáo viên dạy văn. Tuy nhiên, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích đã
được đưa vào chương trình giáo dục từ rất lâu, và nó khơng cịn xa lạ gì với bất
cứ học sinh nào. Hình ảnh cơ Tấm hiền lành, Mụ dì ghẻ độc ác đã trở thành biểu

tượng trong văn học và trong cả cuộc sống. Vậy thì làm thế nào để một học sinh
lớp 10 tiếp cận văn bản ở một cái nhìn đa chiều hơn, để thoát khỏi sự rập khuân,
cách hiểu đơn điệu như trước? Đó chính là mục đích mà sáng kiến kinh nghiệm
xin được đề xuất một cách tiếp cận theo tinh thần phôncơlo học để học sinh thấy
được màu sắc dân gian qua một câu chuyện cổ tích.
Tiếp nhận Tấm Cám là tiếp nhận một truyện dân gian, một tác phẩm
phôncơlo mà phơn cơlo thì có những quy luật cấu tạo riêng của nó khác với văn
học viết. Do vậy tác phẩm phơncơlo có những đặc trưng mà tác phẩm văn học
viết khơng có. Phải từ những đặc trưng đó của tác phẩm phơncơlo mà tìm ra
cách tiếp cận nó.
Như vậy chúng ta tìm hiểu một tác phẩm văn học dân gian theo đúng nghĩa của
nó sẽ tạo ra cho học sinh sự hứng thú, kích thích sự tị mị để học sinh tiếp nhận
tác phẩm với một tâm thế mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Truyện cổ tích Tấm Cám
3

download by :


- Học sinh lớp 10 trường THPT Lang Chánh
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Nghiên cứu lí thuyết: Dựa trên việc đọc và tìm hiểu các tài liệu về Thi
pháp văn học dân gian, Phôncơlo học, Từ điển Tiếng Việt…
1.4.2. Nghiên cứu thực tiễn: Qua việc dự giờ một số tiết dạy bài Tấm Cám,
đồng thời chọn 2 lớp 10A8,10A9 đề thực nghiệm bài dạy.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Như đã trình bày ở trên, Tấm Cám là câu chuyện cổ tích quen thuộc. Vì
vậy làm lạ một tác phẩm quen là một điều không dễ. Nhưng sự phong phú đa
dạng, cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học dân gian nói chung và truyện

cổ tích nói riêng khiến chúng ta khơng thể khơng suy ngẫm. Khơng thể đi mãi
trên một con đường mịn, điều đó nó sẽ làm cho một tác phẩm trở nên nhàm
chán, mà quan trọng hơn học sinh sẽ không thấy được đặc trưng của một tác
phẩm văn học dân gian. Không tìm hiểu Tấm Cám như một tác phẩm tự sự hiện
đại hay một câu chuyện cổ tích đơn thuần như trước kia mà tìm hiểu tiếp cận
theo thi pháp văn học dân gian, theo tinh thần phôncơlo học. Tức là chúng ta sẽ
tiếp cận ở sáu bình diện sau:
- Cách cấu tạo cốt truyện
- Các môtip
- Những câu văn vần xen kẽ
- Thời gian và không gian nghệ thuật
- Không khí truyện
- Sự vận động của truyện trong đời sống dân gian và diễn xướng dân gian
Bốn mặt đầu sẽ được tiếp nhận qua ngôn từ của văn bản truyện, mặt thứ năm có
thể xem là sự giao thoa giữa thành tố chủ yếu ngôn từ với thành tố khác trong
tổng thể phơncơlo, cịn mặt cuối cùng thì đã thốt li văn bản truyện để đi vào đời
sống phôncơlo như nó vốn có trong thực tế.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Khái niệm Văn học dân gian
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt
khác nhau trong đời sống cộng đồng.
4

download by :


Ở bất kì thể loại dân gian nào, mỗi tác phẩm văn học cũng là một tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ làm phương tiện xây dựng hình tượng nghệ thuật. Văn học dân

gian thường được truyền miệng theo không gian và theo thời gian.
Lúc đầu tác phẩm dân gian do một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và
được tập thể tiếp nhận, sau đó những người khác tham gia sữa chữa, bổ sung
làm cho tác phẩm biến đổi dần, phong phú hồn thiện hơn.
2.1.2.Thuật ngữ Phơncơlo
Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William
Thoms dùng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, ngày 22/8/1846, với ý nghĩa
là những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hố
tinh thần như phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, những b dân ca, những câu
chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ này được hiểu với ngiều
nghĩa rộng hẹp khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học.
Ở Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý
nghĩa sau :
* Nghĩa rộng : bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng
tạo (folkculture). Theo cách hiểu nầy, văn hoá dân gian là đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng
thời nó cũng là đối tượng nghiên cứu của văn hoá học
* Nghĩa hẹp : Những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ thuật Theo nghĩa
hẹp, văn hóa dân gian gồm ba thành tố : Nghệ thuật ngữ văn dân gian (tức văn
học dân gian), nghệ thuật tạo hình dân gian , nghệ thuật diễn xướng dân gian.
* Nghĩa chuyên biệt : folklore là văn học dân gian, theo đó tác phẩm folklore là
hình thức ngôn từ gắn với nhạc, vũ, kịch …do tập thể dân chúng sáng tác. Cũng
có thể dùng thuật ngữ folklore văn học để chỉ văn học dân gian đồng thời phân
biệt nó với các đối tượng khác cũng thuộc phạm trù folklore – văn hoá văn dân
gian .
2.1.3. Khái niệm truyện cổ tích - truyện cổ tích Tấm cám
* Khái niêm:
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại
những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như

nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng,
người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thơng minh, người ngốc
nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như
người…
5

download by :


* Phân loại:
Truyện cổ tích gồm 3 loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt và
truyện cổ tích về lồi vật. Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì.
Truyện cổ tích thần kì: kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình
và xã hội của con người. Đó có thể là mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia
đình phụ quyền, vấn đề tình u hơn nhân, những quan hệ xã hội( Tấm cám, Cây
khế, Sự tích con khỉ…)
Những truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật lập chiến công, diệt cái
ác bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người ( Thạch sanh, Người thợ
săn và mụ chằn tinh…).
Những truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội họ bị ngược đãi, bị thiệt
thòi về quyền lợi; về mặt tính cách họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu
đựng, trừ những nhân vật xấu xí mà có tài ( Sọ dừa, Lấy vợ cóc, Cây tre trăm
đốt…)
* Truyện cổ tích Tấm Cám:
Truyện cổ tích Tấm Cám kể về Tấm - một cô gái hiền lành, xinh đẹp, mồ cơi
mẹ, sống với dì ghẻ và cô em cùng bố khác mẹ tên là Cám. Tấm bị mẹ con Cám
ghen ghét, ngược đãi. Đi hớt tép, tấm bị cám đánh lừa trút hết giỏ tép. Tấm nuôi
con cá bống, mẹ con Cám giết chết con cá bống. Ngày hội, dì ghẻ trộn gạo lẫn
thóc, bắt tấm ở nhà nhặt xong mới được di xem. Mỗi lần bị mẹ con Cám gây
chuyện ngược đãi, đau khổ như vậy, tấm đều được Bụt hiện lên an ủi, giúp đỡ.

Bụt bảo Tấm ni cá bống cho có bạn, Bụt sai chim sẻ nhặt giúp tấm mớ gạo
trộn lẫn thóc. Bụt chỉ cho Tấm cách chôn xương cá bống để đến ngày hội tấm có
quần áo, khăn, giày đẹp. Tấm đi xem hội, đến chỗ lội, đánh rơi một chiếc giày
xuống nước. Nhờ chiếc giày bị rơi ấy, tấm được vua biết đến và lấy làm vợ. Mẹ
con Cám lập mưu giết chết tấm rồi đưa Cám vào thế chân tấm. Tấm chết hóa
thành chim vàng anh. Chim vàng anh bị cám giết chết lại hóa thành cây xoan
đào. Cám chặt cây xoan đào, đóng khung cửi, khi ngồi vào dệt vải, con ác bằng
gỗ trên khung cửi kêu: "cót ca cót két, mày tranh chồng chị, chị khoét mắt ra".
Cám đốt khung cửi, đồ tro ở một nơi xa cung vua. Từ đống tro mọc lên một cây
thị lớn, chỉ có một quả thật to. Một bà cụ bán hàng nước được quả thị ấy, mang
về để ở nhà. Mỗi khi bà cụ vắng nhà, từ quả thị, một cô gái - tức Tấm chui ra
quét dọn, nấu ăn giúp bà cụ. Một hôm, vua đến uống nước, ăn trầu ở hàng bà cụ,
thấy có miếng trầu do Tấm têm, đã nhận ra vợ. Tấm trở lại cuộc sống hạnh phúc
bên vua, cịn mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
6

download by :


Có thể thấy rằng, hiện nay việc tiếp cận tác phẩm Tấm Cám đã có nhiều
đổi mới. Nếu như trước kia, trong các giờ giảng văn phân tích truyện Tấm Cám
giáo viên thường kẻ đôi bảng, một bên nhân vật Tấm, một bên ghi nhân vật mụ
dì ghẻ, rồi hướng dẫn học sinh phân tích hai nhân vật đó qua các hành động để
đi đến kết luận: Tấm là một cô gái hiền lành, nết na, chăm chỉ, tượng trưng cho
chính nghĩa; mụ dì ghẻ là người tham lam, gian ác tiêu biểu cho cái tà; nhưng
người chính nghĩa dù có gặp nhiều tai họa nhưng được Bụt giúp nên cuối cùng
đã thắng lợi và được hưởng hạnh phúc, còn kẻ gian bị trừng trị thích đáng.
Trong thời gian gần đây, giáo viên tiếp cận và giảng dạy truyện Tám cám
theo thi pháp văn học dân gian và đặc trưng thể loại truyện cổ tích, nhưng lại

chủ yếu xốy sâu vào các mâu thuẫn, xung đột, và đặc biệt hơn là dạy truyện cổ
tích như dạy truyện ngắn, phân tích đánh giá nhân vật truyện cổ tích như phân
tích nhân vật tự sự trong văn học viết; hoặc khai thác q sâu, q tỉ mỉ khơng
chú ý đến tính dị bản của VHDG, có khi đó chỉ là ngơn từ của người ghi chép
lại.
Qua đó chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng khơng hề có bóng dáng
phơncơlo, màu sắc phôncơlo và vẻ đẹp riêng của tác phẩm phôncơlo. Hiển nhiên
học sinh sẽ không hiểu hết bản chất, đặc trưng của một tác phẩm VHDG.
Vì sao có hiện tượng trên? Nguyên nhân có nhiều: do chúng ta chưa nắm
được bản chất và đặc trưng của tác phẩm phôncolo, do khả năng cịn hạn chế, do
sức ỳ của thói quen nên ngại đổi mới cách phân tích… một phần do chúng ta
chủ quan khi nghĩ rằng việc tìm hiểu truyện cổ tích khá dễ dàng, khơng q khó
khăn vì một học sinh tiểu học cũng có thể biết được nội dung câu chuyện.
2.3. Một số phương pháp tiếp cận truyện Tấm Cám theo tinh thần
Phôncơlohọc.
2.3.1. Cách cấu tạo cốt truyện.
Điều lí thú hấp dẫn của truyện cổ tích là cốt truyện chứ không phải nhân
vật như trong truyện hiện đại. Nhưng thi pháp truyện cổ tích lại hướng sự chú ý
vào cách cấu tạo cốt truyện chứ không phải bản thân cốt truyện vì cốt truyện
thuộc nội dung cịn cách cấu tạo cốt truyện thì lại là hình thức nghệ thuật của tác
phẩm phơncơlo, mà hình thức nghệ thuật thì mới là đối tượng nghiên cứu của
thi pháp. Trong truyện Tấm Cám, đã bộc lộ khá đậm chất phôncơlo
Truyện Tấm Cám được cấu tạo theo đường thẳng,theo trình tự diễn biến
các hành động của nhân vật ( cũng là trình tự thời gian) một cách chặt chẽ,
không thể khác được, khiến các chi tiết dính kết với nhau trên một trục thống
nhất, làm cho truyện không những rõ ràng, dễ nhớ mà cịn lí thú, hấp dẫn. Đó
chính là vẻ đẹp riêng của cổ tích Việt Nam và thế giới.
7

download by :



Trong truyện Tấm Cám, ban đầu là hình ảnh cơ Tấm xuất hiện trong tình thế bị
ức hiếp, chèn ép bởi mẹ con Cám. Những hành động của Tấm đơn thuần là nghe
lời và khóc lóc khi gặp bất cơng.
- Đi bắt tôm tép : Tấm chăm chỉ bắt được giỏ tép đầy, bị Cám lười biếng lừa chị
đổ tép sang giỏ mình, khi nhìn trong giỏ khơng cịn gì Tấm chỉ biết bưng mặt
khóc.
- Đi chăn trâu:  mẹ con Cám gạt Tấm đi chăn đồng xa, Cám ở nhà giết cá bống
làm thịt ăn. Về không thấy bống đâu Tấm lại cũng khóc.
- Đi xem hội : Mẹ con Cám trắng trợn trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt, khơng
cho Tấm đi xem hội. Dù rất khao khát được đi dự hội nhưng Tấm không một
chút tinh thần phản kháng nào chỉ biết khóc hu hu.
-Trèo cây cau: nhân ngày giỗ bố, nghe lời mụ dì ghẻ Tấm trèo cau hái cau để
cúng cha, mẹ con Cám chặt gốc cau giết Tấm. 
-Bốn lần hoá thân của Tấm:
Thành chim vàng anh:
Thành cây xoan đào
Thành khung cửi
Thành
cây
thị
(quả
vàng
thơm) 
Bốn lần bị giết, bốn lần hóa thân của Tấm chứng minh sức sống mãnh liệt không
thể bị tiêu diệt. Cái thiện không chịu chết oan ức trong im lặng, vùng dậy huỷ
diệt cái ác. 
2.3.2. Các mơtíp
Đọc truyện cổ tích ta thường gặp các motif. Đó là những phần tử đơn vị

vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian. Các
motif do vậy mang tính phơncơlo đậm đặc và góp phần qua trọng để tạo nên sắc
thái dân gian của truyện. cho nên tiếp cận truyện Tấm cám không thể không tiếp
cận các motif của truyện.
Các mơtíp quen thuộc: người mẹ ghẻ ác nghiệt, ông Bụt hiền từ nhân đức, vật
giúp người, vật xấu xí biến thành người đẹp đẽ, người biến thành vật rồi trở lại
làm người…
- Motif người mẹ ghẻ ác nghiệt cũng khá quen thuộc với chúng ta. Trong câu
chuyện, mụ dì ghẻ tham lam và độc ác, Tấm luôn bị mẹ con Cám ghen ghét và
ngược đãi
- Motif ông Bụt hiền lành nhân hậu, luôn xuất hiện khi những người tơt bụng
gặp khó khăn, ln bênh vực và đứng về phía thiện, là lực lượng phù trợ cho các
8

download by :


nhân vật. Như anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt, ơm mặt khóc hu hu khi
khơng tìm được cây tre có một trăm đốt. Và cơ Tấm xinh đẹp khi bị trút hết tơm
tép sợ về dì mắng, hay khi cá bống chết, khi phải nhặt hết một đấu thóc trộn với
một đấu gạo, khi khơng có quần áo đi dự hội….
Ơng Bụt chính là ước mơ của nhân dân ln mong muốn có thế lực che chở và
phù trợ cho mình, và người tốt thì ln ln được giúp đỡ.
- Motif vật xấu xí biến thành người đẹp đẽ: trong truyện Tấm cám đó là khi Tấm
muốn đi dự hội mà khơng có quần áo đẹp. Những chiếc xương cá mà Tấm bỏ
trong lọ chôn dưới bốn chân giường đã giúp cô biến thành quần áo, giày, ngựa.
Hay motif vật giúp người như để tìm xương cá bống, Tấm đã cho gà nắm thóc
để gà bới xương cho; rồi đàn chim sẻ xà xuống giúp Tấm nhặt thóc…
- Motif tái sinh có thể được xem là một motif khá quen thuộc trong kho tàng văn
học dân gian nước ta và nhiều nước trên thế giới. Motif này xuất hiện nhiều

trong thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích dân gian và trong những tác phẩm
truyện truyền kỳ của văn học thành văn… Trên cơ sở định nghĩa chung về motif
như là một tình tiết góp phần tạo nên đề tài cốt truyện, chúng tôi đã định nghĩa
motif tái sinh là những tình tiết dùng để miêu tả hiện tượng chết đi và sống lại
của nhân vật trong truyện kể, bao hàm hình thức sống lại thành người và cả sống
lại thành vật.
Có thể nhân vật sống lại thành người chỉ qua một lần tái sinh, cũng có thể nhân
vật sống lại thành người sau khi đã hóa thân thành nhiều hình dạng khác nhau
hoặc là nhân vật sống lại thành vật.
Chúng ta có thể thấy trong truyện Tấm cám, nhân vật Tấm trải qua nhiều lần
biến hóa:
+ Tấm hóa thành chim vàng anh
+ Thành hai cây xoan đào
+ Tấm hóa thành khung cửi
+ Thành quả thị
Ý nghĩa của motif tái sinh do hóa thân trong truyện cổ tích cịn là sự  phản
ánh quan niệm của dân gian về sức sống mãnh liệt của các nhân vật đại diện cho
cái thiện. Các nhân vật được tái sinh do hóa thân đều là những con người hiền
lành, nhân hậu và ngây thơ, cả tin vào người khác đến mức gây hại cho chính
bản thân mình. Họ là những cơ gái ngoan hiền, chăm chỉ như cô Ba, như Gơliu,
như Tấm… một mình gánh vác cơng việc gia đình mặc cho người chị, người em
của họ suốt ngày nhàn rỗi vui chơi. Đã thế, những nhân vật ấy còn bị hắt hủi,
đánh đập, hành hạ mà khơng dám ốn than, một chút niềm vui nhỏ nhoi bình dị
9

download by :


như nuôi một con cá bống cũng bị người ta cướp mất (Tấm Cám). Những nhân
vật ấy còn tốt bụng và nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, ngây thơ xuống

suối gội đầu để bị người ta cướp công bắt cá, hồn nhiên trèo lên cây thật cao hái
trái để rồi bị kẻ ác đẵn gốc cây hại chết… Tuy nhiên bên trong những con người
hiền lành ấy cũng tiềm ẩn một khả năng chịu đựng ghê gớm với một sức sống
dai dẳng, mãnh liệt mà không một thế lực gian ác nào có thể tiêu diệt được. Dù
có bị truy sát đến đường cùng, họ cũng tìm mọi cách đấu tranh để bảo vệ cho sự
tồn sinh của mình. Cuối cùng thì cái thiện cũng thắng, người thiện cho dù đã bị
hãm hại chỉ còn một chút tro tàn rồi cũng được tái sinh.
Bản thân các motif đều mang ý nghĩa sâu sắc, nhưng điều quan trọng hơn cả là
các motif này đã tạo nên cái khơng khí mơ màng vừa thực vừa ảo rất hấp dẫn
của truyện cổ tích, đưa ta vào thế giới huyền diệu của phôncơlo.
2.3.3. Những câu văn vần xen kẽ.
Văn vần là thể văn diễn ý bằng câu có vần. Khi đọc rất thuận miệng, dễ
đọc, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người. Văn học dân gian thường sử dụng rất nhiều
những câu văn vần, điều đó cũng phù hợp với tính truyền miệng của văn học
dân gian.
Trong truyện Tấm Cám cũng vậy, có nhiều câu văn vần xen kẽ được sử dụng,
một dấu hiệu đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam. Những câu văn vần xen kẽ
này cũng cần được tiếp cận vì nó giữ một vai trị quan trọng trong truyện cổ tích.
Nó Thường xuất hiện những lúc mâu thuẫn xung đột, những tình huống có vấn
đề cần nhấn mạnh, khắc sâu cốt truyện, đồng thời tạo đà đẩy cốt truyện diễn tiến
một cách tự nhiên.
Bắt đầu những câu văn vần để các mâu thuẫn xung đột lần lượt xuất hiện
là lời dỗ ngon dỗ ngọt của Cám để lừa Tấm nhằm trút hết tôm tép trong giỏ:
“Chị Tấm ơi chị Tấm
Đầu chị lấm
Chị hụp cho sâu
Kẻo về mẹ mắng”
Tiếp đến là lời gọi êm ái của Tấm dành cho cá bống mỗi khi Tấm cho bống ăn:
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”

10

download by :


Khi mụ dì ghẻ muốn lừa Tấm đi chăn trâu thật xa để ở nhà mụ giết hại cá bống,
cướp đi niềm vui duy nhất của Tấm, người bạn của Tấm, mụ đã ngọt nhạt: “Con
ơi, chăn trâu thì chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà làng bắt mất trâu”
Hay khi Tấm bước chân vào dự hội, nhìn thấy Tấm mẹ con Cám đã khinh bỉ:
“Chng khánh cịn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”
Rồi khi bị mẹ con Cám lừa giết chết và thay Cám vào vị trí hồng hậu, Tấm biến
thành con chim vàng anh, mỗi khi Cám giặt quần áo cho vua, vàng anh lại hót:
“Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch
Phơi áo chồng tao
Thì phơi bằng sào
Chớ phơi hàng rào
Rách áo chồng tao”
Tấm chết biến thành chim vàng anh. Vua thấy chim bay theo mình, nhớ Tấm
liền bảo chim rằng:
“ Vàng ảnh vàng anh
Có phải vợ anh
Chui vào tay áo”
Khi Tấm biến thành khung cửi, mỗi lần Cám dệt vải, khung cửi lại kêu lên:
“Kẽo cà, kẽo kẹt
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra”

Hay khi Tấm ẩn mình trong quả thị, bà lão hàng nước đi qua đã thủ thỉ:
“Thị ơi thị rơi bị bà
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”….
Như vậy ở những câu văn vần này, chất diễn cảm được bộc lộ dồi dào
nhất và chất phôncơlo đậm nét nhất. Đến mức, khi ta có thể quên những chi tiết
nào trong truyện nhưng những câu văn vần này lại mãi cịn trong trí nhớ, thậm
chí nó đã trở thành lời ru ngọt ngào của người mẹ dành cho những đứa con thân
u của mình. Có lẽ cũng vì thế mà dấu ấn của cổ tích Tấm Cám càng sâu đậm
11

download by :


trong lịng người đọc, và đó cũng là cách để lưu lại dấu ấn trong trí nhớ của học
trị.
2.3.4. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật.
Trong văn học thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật được xem
như những yếu tố của nghệ thuật, vì vậy nó thuộc đối tượng nghiên cứu của thi
pháp học. Đối với tác phẩm phơn cơlo cũng vậy chỉ có điều thời gian nghệ thuật
và không gian nghệ thuật ở đây in rõ đặc điểm và sắc thái phôncơlo.Thời gian
nghệ thuật, không gian nghệ thuật đều mang tính chất phiếm chỉ để diễn đạt các
ý.
Ở truyện Tấm Cám dường như khơng có thời gian cụ thể qua sự diễn tiến của
câu chuyện, không hề có khái niệm sáng, trưa, chiều, tối mà chỉ có một hơm,
đến bữa cơm, đến ngày giỗ bố…
Thời gian nghệ thuật trong Tấm Cám là thời gian khép kín. Khơng thể xác
định được chuyện xảy ra vào thời kì nào. Chuyện có vua, nhưng khơng biết vua
đời nào, cung vua ở đâu. Đặc điểm này góp phần tạo ra tính chất hoang đường
của truyện. Mặt khác, thời gian ln gắn liền với chuỗi sự kiện liên tục. Các
đoạn thời gian bắt đầu bằng “một hơm, ít lâu sau, từ đó, cứ mỗi lần…”Thời gian

kể rõ ràng trùng với thời gian một sự kiện nào đó diễn ra. Truyện Tấm cám
khơng có thời gian q khứ, thời gian tương lai mà tất cả chỉ là thời gian hiện tại
kéo dài. Khi một sự kiện kết thúc thì thời gian cũng hết. Mỗi một sự kiện được
kể đều diễn ra trong khoảng thời gian một hôm.
Không gian trong Tấm cám cũng khơng được xác định cụ thể người đọc
chỉ hình dung thấy một cảnh làng quê quen thuộc, bình dị và gẫn gũi. Đó là cánh
đồng làng Tấm vẫn thường thả trâu, là giếng nước có chú cá bống tung tăng bơi
lội, là cảnh hội hè, qn hàng nước…Đó là khơng gian hiện thực không gian gắn
liền với đời sống hàng ngày của nhân dân lao động. Cuộc sống của người dân
hiện qua mỗi câu chuyện, nó giống như một thước phim giúp ta trải nghiệm
cuộc sống con người từ thuở xa xưa.
Không gian hiện thực là không gian của cuộc sống trần thế, biểu hiện cụ thể
trong truyện cổ tích người Việt là không gian làng quê. Đặc điểm này cho thấy,
truyện cổ tích người Việt là sản phẩm tinh thần đích thực của nhân dân lao động,
mang đậm thế giới quan, cách nhìn của người nơng dân.
2.3.5. Khơng khí truyện.
Truyện Tấm Cám hấp dẫn bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố khơng khí
truyện. Đó là cái khơng khí dân gian khi ta xem một bức tranh Đông Hồ, nghe
một bài hát dân ca quan họ. Cái khơng khí dân gian mơ màng vừa hư vừa thực
đó do cái gì tạo nên?
12

download by :


Do cốt truyện, các mơtíp, câu văn vần, khơng gian, thời gian tượng
trưng…Phải chăng khi đọc những câu văn vần” Bống bống bang bang…, Vàng
ảnh vàng anh…, Kẽo cà kẽo kẹt….ta nghe thấy âm vang lên trong những dòng
chữ gợi nhớ những làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương. Và hình ảnh của
cái yếm đỏ, con gà bới xương, con chim nhặt thóc, ngày hội với cảnh ướm giày,

cây xoan đào, quả thị thơm nở ra cô Tấm, miếng trầu têm cánh phượng…tất cả
hiện ra trước mắt người đọc như một bức tranh dân gian.
Thế là các yếu tố âm nhạc, hội họa, tạo hình đã in đậm dấu vết vào văn
bản văn học dân gian và cùng với các yếu tố nằm trong văn bản tạo nên cái
khơng khí dân gian của truyện. Do đó cái khơng khí dân gian đó là một khơng
khí rất dặc trưng của truyện cổ tích mà chúng ta khơng thể bỏ qua được.
2.3.6. Sự vận động của truyện trong đời sống dân gian và diễn xướng
dân gian.
Tác phẩm dân gian có đời sống riêng của nó. Phơncơlo học địi hỏi chúng
ta phải tiếp cận với tác phẩm phơncơlo trong chính đời sống riêng của nó. Đối
với Tấm Cám, có hai vấn đề được đặt ra: Một là do sự vận động của truyện qua
khơng gian, thời gian, Tấm cám có nhiều dị bản cả ở Việt Nam( dân tộc Kinh và
các dân tộc ít người) và cả trên thế giới. Do vậy phải tiếp cận với một số truyện
tiêu biểu ở Việt Nam và thế giới để so sánh.
Hai là vấn đề kể truyện Tấm Cám với tư cách là diễn xướng dân gian thì
ngồi văn bản truyện, cịn có các yếu tố khác như môi trường dân gian, nghệ
nhân dân gian, sự đồng cảm mang tính chất dân gian giữa người kể với nhân vật
truyện và người nghe. Tất cả tạo nên một khơng khí dân gian hỗ trợ cho văn bản
truyện và nâng cao văn bản truyện lên một chất lượng cao hơn.
2.4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm:
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục:
Chúng ta thấy rất rõ một điều rằng giáo dục nhân cách cho học sinh qua
mỗi môn học là rất quan trọng, đặc biệt là môn Ngữ văn. Một phần do đặc thù
môn học mà mỗi tác phẩm mang lại cho người đọc, những chân lí, những bài
học đều rất bổ ích và lí thú. Khơng thể phủ nhận truyện cổ tích nói chung và
truyện Tấm Cám nói riêng có vai trị giáo dục rất mạnh mẽ. Đó là bài học về Ở
hiền gặp lành, ác giả thì ác báo hay Gieo nhân nào thì gặt quả ấy…con người
sống phải biết đến thiện lương, đến báo ứng….Đó cũng là những thơng điệp mà
người dạy muốn truyền tải đến cho học sinh
2.4.2. Đối với học sinh:

Được tiếp nhận một tác phẩm quen thuộc theo một phương pháp mới, học
sinh hào hứng hơn, tích cực, chủ động hơn. Nó khơng chỉ cịn là câu chuyện về
13

download by :


một cơ Tấm thảo hiền, một mụ dì ghẻ độc ác như từ trước đến nay mà cịn có cả
một đời sống văn hóa dân gian ẩn mình trong đó. Điều đó tác động rất lớn đến
nhận thức của học sinh, góp phần giáo dục lịng tự hào dân tộc, tình yêu thương
giữa con người với con người…cho học sinh.
2.4.3. Đối với với bản thân:
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệm giúp tơi
có được một tiết dạy bổ ích, người dạy hào hứng, người học thích thú, tị mị.
Việc đổi mới bài dạy ln là một yếu tố cần thiết đặc biệt theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh. Để có được điều đó thì trước hết
người giáo viên phải sáng tạo trước đã.
Trải qua một quá trình nghiên cứu tìm tịi từ tài liệu, từ đồng nghiệp, tơi đã
hình thành cho mình cũng như đồng nghiệp “ cẩm nang” mới về dạy một tác
phẩm văn học dân gian mang đậm chất Phôncơlo.
2.4.4. Giáo án minh họa bài dạy Tấm Cám theo tinh thần Phôncơlo học
Tuần:5
Tiết: 21-22

Tấm Cám
(Truyện cổ tích)
I. Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng
ác và tinh thần lạc quan của nhân dân lao động

- Hiểu được đặc trưng của một truyện cổ tích thần kì theo thi pháp văn học dân
gian
- Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện
2.Về kĩ năng:
- Biết cách đọc và hiểu một số truyện cổ tích thần kì, nhận biết một số truyện cổ
tích thần kì qua đặc trựng thể loại
3.Về thái độ:
Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng
của cái thiện, chính nghĩa trong cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng
nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
- Năng lực tự giải quyết vấn đề: giải quyết các câu hỏi, yêu cầu và nhiệm vụ mà
giáo viên nêu ra.
14

download by :


- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ: học sinh cảm nhận được giá
trị thẩm mĩ thông qua tác phẩm.
- Năng lực giao tiếp: nghe, nói , đọc , viết.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị : bảng, phấn
- Học liệu:
- Bài tập tình huống
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học: sách giáo khoa
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu

III.Tổ chức các hoạt động học tập:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2.Kiểm tra bài cũ:(5’)
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động khởi động:
Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu khái qt về truyện cổ tích thần kì, truyện cổ
tích Tấm Cám (20’)
1.Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được
- Như thế nào là truyện cổ tích thần kì, giá trị của truyện cổ tích thần kì
- Vài nét khai quát về Tấm Cám
2. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
3. Hình thức: Trong lớp
4. Phương tiện: Bảng phụ, sách giáo khoa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến
thức bài học qua việc đọc mục Tiểu
dẫn SGK, đọc văn bản. HS phải trả
lời các câu hỏi sau:

I. Tìm hiểu chung:
1. Thể loại truyện cổ tích thần kì
a. Đặc điểm
- Có sự tham gia của các yếu tố thần
kì vào tiến trình phát triển của câu
chuyện (bụt, tiên, những vật có phép
-CH: Dựa vào sgk, em hãy trình bày

những hiểu biets của mình về truyện màu)
- Nhân vật chính là những con người
cổ tích thần kì?
bình thường nhưng bất hạnh trải qua
nhiều hoạn nạn mới được hưởng
hạnh phúc.
b. Giá trị
- CH: Ý nghĩa của truyện cổ tích thần
Thể hiện ước mơ của nhân dân lao
kì là gì?
động về hạnh phúc gia đình, về lẽ
15

download by :


- CH: Các tác phẩm tiêu biểu.

công bằng xã hội, về phẩm chất và
năng lực tuyệt vời của con người
2. Truyện Tấm Cám:
-Nhan đề:

- CH: Em hiểu như thế nào về nhan +Tấm" có nghĩa là hạt gạo đã bị vỡ
đề Tấm, Cám?
thành các mảnh nhỏ, gọi là hạt tấm.
- CH: Tóm tắt truyện Tấm Cám
Tấm có thể được dùng để nấu ăn
- CH: Chia bố cục văn bản
như gạo.

HS: suy nghĩ trả lời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: theo dõi SGK và trả lời câu hỏi
GV: - Định hướng và gợi mở cho HS

+"Cám" có nghĩa là phần vỏ mỏng
bao quanh hạt gạo (dưới lớp vỏ
trấu), thường được xát ra khi xay xát
gạo và bỏ đi hoặc cho lợn ăn.
Từ cám cũng dùng để chỉ chung
thức ăn cho lợn.

Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo
- Tóm tắt:
cáo
GV: Lắng nghe câu trả lời

- Bố cục:
HS: Trả lời câu hỏi. Hs khác bổ sung +Mở truyện: “Ngày xưa … việc
ý kiến nếu thấy khơng phù hợp.
nặng”
 giới thiệu các nhân vật chính và
Bước 4: Phương án kiểm tra, đánh hoàn cảnh truyện .
+ Thân truyện: “Một hôm … về
giá.
cung”
HS vẽ sơ đồ nội dung bài học
 diễn biến câu chuyện:Tấm ở với
gì ghẻ và Cám đến khi trở thành
hoàng hậu

Tấm bị giết và hóa thân .
+ Kết truyện: cịn lại
 Tấm trả thù mẹ con Cám.
Hoạt động 2: Học sinh tìm hiểu Văn bản(20’)
1.Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được
- Cách cấu tạo truyện Tấm Cám
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm. Vấn đáp, thuyết trình
3. Hình thức: Trong lớp
4. Phương tiện: Bảng phụ, sách giáo khoa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH
16

download by :


Bước 1: Giao nhiệm vụ
II. Đọc hiểu văn bản:
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến
1. Cách cấu tạo cốt truyện
thức bài học qua việc đọc văn bản.
 Khái quát về nhân vât:
HS phải trả lời các câu hỏi sau:
Nhân vật Tấm:
- Mồ cơi, sống với dì ghẻ và em
-CH: Cuộc đời và thân phận của Tấm
gái cùng cha khác mẹ là Cám
được miêu tả như thế nào ?
- Luôn bị hai mẹ con Cám hành hạ,

lừa gạt:
═> Tấm bất hạnh, yếu đuối, bị hắt
hủi, hành hạ, lừa gạt. Đồng thời cô
- CH: Công việc và thân phận đáng cũng là một cô gái chăm chỉ,
thương của Tấm như thế nào?
ngoan hiền, khao khát được vui
chơi và được hưởng hạnh phúc.
- CH:Mẹ con Cám là người như thế
Mẹ con Cám: độc ác, nhẫn tâm, đố
nào? Đã làm những gì với Tấm
kị nhưng lại có miệng lưỡi ngon
ngọt, ln tìm mọi cách làm hại
- CH: Hành động của Tấm mỗi khi bị Tấm
mẹ con Cám đối xử độc ác bất công là + Bắt tép - Cám lừa - Bụt/Cá bống
gì?
+ Chăn trâu - Mẹ con Cám giết
- CH: Nhận xét về sự thay đổi trong
bống - Bụt/xương bống
hành động của Tấm. Ý nghĩa?
+ Xem hội - Mẹ con Cám bắt nhặt
- CH: Tấm đã trải qua mấy làn hóa thóc - Bụt/ trang phục
 Hành động của nhân vật
thân?Ý nghĩa?
Tấm:
- CH: Cách cấu tạo truyện Tấm - Đi bắt tôm tép : Tấm chăm chỉ
bắt được giỏ tép đầy, bị Cám lười
Cám ?
biếng lừa chị đổ tép sang giỏ mình
- Đi chăn trâu:  mẹ con Cám gạt
Tấm đi chăn đồng xa, Cám ở nhà

giết cá bống làm thịt ăn. Về không
HS: suy nghĩ trả lời
thấy bống đâu Tấm lại cũng khóc.
- Đi xem hội : Mẹ con Cám trắng
trợn trộn thóc với gạo bắt Tấm
nhặt, không cho Tấm đi xem hội..
-Trèo cây cau: nhân ngày giỗ bố,
nghe lời mụ dì ghẻ Tấm trèo cau
hái cau để cúng cha, mẹ con Cám
chặt gốc cau giết Tấm. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
=> Cô Tấm yếu đuối thụ động luôn
HS: theo dõi SGK và trả lời câu hỏi bị mẹ con Cám bắt nạt, phải có sự
17

download by :


GV: - Định hướng và gợi mở cho HS

giúp đỡ của Bụt.
-Bốn lần hoá thân của Tấm:
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo +Thành chim vàng anh:
cáo
+Thành cây xoan đào
+Thành khung cửi
GV: Lắng nghe câu trả lời
+Thành cây thị (quả vàng thơm) 
HS: Trả lời câu hỏi. Hs khác bổ sung =>Bốn lần bị giết, bốn lần hóa thân
ý kiến nếu thấy không phù hợp.

của Tấm chứng minh sức sống
mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.
Bước 4: Phương án kiểm tra, đánh Cái thiện không chịu chết oan ức
giá.
trong im lặng, vùng dậy huỷ diệt
HS vẽ sơ đồ nội dung bài học
cái ác. 
-> cấu tạo theo đường thẳng,theo
trình tự diễn biến các hành động
của nhân vật
Tiết 2:
Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu văn bản:các mơtip; Những câu văn vần.(20’)
1.Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được
- Các môtiptrong văn bản
- Như thế nào văn vần.
- Những câu văn vần trong tác phẩm, ý nghĩa.
2. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
3. Hình thức: Trong lớp
4. Phương tiện: Bảng phụ, sách giáo khoa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu
kiến thức bài học qua việc đọc
văn bản. HS phải trả lời các câu
hỏi sau:

2. Các mơtíp:

- Motif người mẹ ghẻ ác nghiệt : mụ dì
ghẻ tham lam và độc ác, Tấm ln bị mẹ
con Cám ghen ghét và ngược đãi
- Motif ông Bụt hiền lành nhân hậu,
luôn xuất hiện khi những người tôt bụng
- CH: Kể tên các mơtip quen gặp khó khăn
thuộc thường gặp trong truyện Ơng Bụt chính là ước mơ của nhân dân
cổ tích.
ln mong muốn có thế lực che chở và
phù trợ cho mình, và người tốt thì ln
- CH: Ở truyện Tấm Cám có ln được giúp đỡ.
những Mơtip nào?
- Motif vật xấu xí biến thành người đẹp
đẽ: trong truyện Tấm cám đó là khi Tấm
18

download by :


- CH: Ý ngĩa của các mơtip đó
là gì?
- CH: Văn vần là gì?
- CH: liệt kê các câu văn vần
trong tác phẩm?
- CH:Nêu ý nghĩa của việc sử
dụng các câu văn vần đó.
HS: suy nghĩ trả lời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: theo dõi SGK và trả lời câu
hỏi

GV: - Định hướng và gợi mở
cho HS
Bước 3: Thảo luận, trao đổi,
báo cáo
GV: Lắng nghe câu trả lời
HS: Trả lời câu hỏi. Hs khác bổ
sung ý kiến nếu thấy không phù
hợp.
Bước 4: Phương án kiểm tra,
đánh giá.
HS vẽ sơ đồ nội dung bài học

muốn đi dự hội mà khơng có quần áo
đẹp.
- Motif tái sinh: nhân vật Tấm trải qua
nhiều lần biến hóa:
=> các motif này đã tạo nên cái khơng
khí mơ màng vừa thực vừa ảo rất hấp
dẫn của truyện cổ tích
3. Những câu văn vần xen kẽ:
- Văn vần là thể văn diễn ý bằng câu có
vần.
- Là lời dỗ ngon dỗ ngọt của Cám để lừa
Tấm nhằm trút hết tôm tép trong giỏ:
“Chị Tấm ơi chị Tấm,Đầu chị lấm,Chị
hụp cho sâu,Kẻo về mẹ mắng”
- Lời gọi êm ái của Tấm dành - cho cá
bống mỗi khi Tấm cho bống ăn
- Lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa
- Khi Tấm hóa thân thành chim vàng

anh, cây xoan đào, khung cửi….
=>Xuất hiện những lúc mâu thuẫn xung
đột, những tình huống có vấn đề cần
nhấn mạnh, khắc sâu cốt truyện, đồng
thời tạo đà đẩy cốt truyện diễn tiến một
cách tự nhiên

Hoạt động 2: Học sinh tìm hiểu: Thời gian nghệ thuật, khơng gian nghệ
thuật; Khơng khí truyện(20’).
1.Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được
- Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật;
- Khơng khí truyện
2. Phương pháp: Thảo luận, Vấn đáp, thuyết trình
3. Hình thức: Trong lớp
4. Phương tiện: Bảng phụ, sách giáo khoa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1: Giao nhiệm vụ
4. Thời gian nghệ thuật, khơng
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến gian nghệ thuật của tác phẩm.
thức bài học qua việc đọc văn bản. * Thời gian nghệ thuật:
HS phải trả lời các câu hỏi sau:
- Từ ngữ chỉ thời gian: ngày xưa,
19

download by :



-CH: Tìm các từ ngữ chỉ thời gian
trong câu chuyện?
- CH: Đó có phải là thời gian cụ thể
khơng?
- CH:Tìm các từ ngữ miêu tả không
gian trong tác phẩm?

- CH: Đó là những khơng gian nào?
- CH: Những khơng gian đời thường
đó gợi lên điều gì?
- CH: Đọc truyện cổ tích Tấm Cám
gợi lên khơng khí gì?
HS: suy nghĩ trả lời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: theo dõi SGK và trả lời câu hỏi
GV: - Định hướng và gợi mở cho HS
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo
cáo
GV: Lắng nghe câu trả lời
HS: Trả lời câu hỏi. Hs khác bổ sung
ý kiến nếu thấy không phù hợp.
Bước 4: Phương án kiểm tra, đánh
giá.
HS vẽ sơ đồ nội dung bài học

một hôm, sáng hôm sau, đến chiều,
đến bữa cơm, đến ngày giỗ bố, ít
lâu sau, từ đó, cứ mỗi lần…
-> khơng có thời gian cụ thể
- Thời gian nghệ thuật trong Tấm

Cám là thời gian khép kín, khơng
có thời gian q khứ, thời gian
tương lai mà tất cả chỉ là thời gian
hiện tại kéo dài
* Không gian nghệ thuật:
- Không gian:
+ ngồi đồng, ao làng: khi Tấm đi
chăn trâu, bắt tơm tép
+ giếng nước: Tấm nuôi cá bống
+ không gian hội hè: triều đình
mở hội
+ quán hàng nước: bà lão tốt bụng
bán hàng…
- Không gian trong Tấm Cám cũng
không được xác định cụ thể
->là không gian hiện thực không
gian gắn liền với đời sống hàng
ngày của nhân dân lao động
5. Không khí truyện
Khơng khí dân gian mơ màng vừa
hư vừa thực
- Từ những câu văn vần” Bống
bống bang bang…, Vàng ảnh vàng
anh…, Kẽo cà kẽo kẹt….ta nghe
thấy âm vang lên trong những
dòng chữ gợi nhớ những làn điệu
dân ca quen thuộc của quê hương.
- Hình ảnh của cái yếm đỏ, con gà
bới xương, con chim nhặt thóc,
ngày hội với cảnh ướm giày, cây

xoan đào, quả thị thơm nở ra cô
Tấm, miếng trầu têm cánh
phượng…

IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập.(5’)
1. Tổng kết:
20

download by :


a. Nội dung: cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác và tinh
thần lạc quan của nhân dân lao động
b. Nghệ thuật: Cách cấu tạo cốt truyện, không-thời gian nghệ thuật, những câu
văn vần...
2. Hướng dẫn học tập
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới
V. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng:
- Về nội ung:...........................................................................................................
- Về phương pháp:...................................................................................................
- Về phương tiện:.....................................................................................................
- Về thời gian:..........................................................................................................
- Về học sinh:...........................................................................................................
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Dạy học và đổi mới dạy học là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, việc tạo
ra một tiết học thu hút sự chú ý của học sinh là thành công của giáo viên giảng
dạy. Với việc dựa trên kiến thức về thi pháp văn học dân gian, bài dạy Tấm Cám
sẽ mang đến cho học sinh lương kiến thức được tiếp nhận từ một khía cạnh

khác. Trong q trình dạy tuy cịn gặp phải một số trở ngại như năng lực tiếp thu
của học sinh, ý thức tự học chưa cao…nhưng nhìn chung sáng kiến đã đem lại
những kết quả mong đợi.
3.2. Kiến nghị:
Đối với nhà trường có thể phối hợp với các tổ chun mơn tổ chức các hoạt
động ngoại khóa theo chủ đề văn học, trong đó có chủ đề về văn học dân gian
trong nhà trường. Không chỉ giới hạn ở một vài thể loại mà còn với nhiều thể
loại khác nữa nhằm tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích lí thú.
Hoặc cũng có thể tổ chức cho học sinh xem một số video về sinh hoạt văn
hóa dân gian hay diễn xướng dân gian, tham gia các trò chơi dân gian…
Đồng thời tạo mọi điều kiện để giáo viên có thể mạnh dạn đổi mới những
tiết dạy để làm cho mỗi tiết học trở nên phong phú hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Phạm Thị Hà

21

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Văn học dân gian Việt Nam trong nhà Trường – PTS.Nguyễn Xuân Lạc, 1998
NXB Giáo dục
2. Hình thái học truyện cổ tích - V. Ia. Prốp,1969 NXB Khoa học
3. Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian – Đinh Gia Khánh, 1989 NXB Khoa

học xã hội.
4. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi, 1975 NXB Khoa học
xã hội.

22

download by :



×