Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

MỘT số kĩ THUẬT dạy học địa lý TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG nguyễn thị thu phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.86 KB, 10 trang )

I. Kĩ thuật sơ đồ tư duy
1.1. Khái niệm
• Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để
mở rộng và đào sâu các ý tưởng.
• Kỹ thuật sơ đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, xuất phát từ cơ sở sinh lý thần
kinh về quá trình tư duy: não trái đóng vai trò thu thập các dữ liệu mang tính logic như số
liệu, não phải đóng vai trò thu thập dữ liệu như hình ảnh, nhịp điệu, màu sắc, hình dạng
v.v…
• Cách làm: Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. Từ
chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh
một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và
viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm, chỉ sử dụng các thuật
ngữ quan trọng để viết lên các nhánh. Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết
tiếp những nội dung thuộc nhánh phụ đó. Các chữ viết trên nhánh phụ được viết bằng chữ
in thường, tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Đối với môn địa lý SĐTD có thể ứng dụng trong nhiều nội dung giảng dạy: tóm
tắt nội dung, ôn tập một chủ đề, trình bày tổng quan một chủ đề bằng sơ đồ.
• Lưu ý:
+ Luôn sử dụng màu sắc, bởi vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
+ Nên dùng các đường kẻ cong vì các đường cong có tổ chức rõ ràng sẽ thu hút
được sự chú ý của mắt hơn.
+ Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
+ Tạo ra một kiểu sơ đồ riêng cho mình ( kiểu đường kẻ, màu sắc…).
1.2. Quy trình sử dụng
Sử dụng SĐTD làm công cụ, phương tiện để tổ chức các hoạt động nhận thức cho
HS trong khi dạy trên lớp.
a. Vừa giảng bài trên lớp vừa vẽ SĐTD trình bày bài giảng trên bảng phụ.
• Trong khi giảng bài, GV có thể sử dụng bảng đen, bảng trắng hay bảng giấy lật
nhanh.
• GV vẽ phần tương ứng của SĐTD khi đang giảng bài. Cách biểu thị quy trình tư
duy như thế này sẽ làm rõ cấu trúc bài học, duy trì sự chú ý của HS trong suốt tiết học


giúp các em nhớ và hiểu bài dễ hơn.
• VD: Khi dạy bài 27, lớp 12: “Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng
điểm”. GV vừa giảng vừa vẽ nhanh SĐTD vào bảng phụ để tiện theo dõi. Sau khi hoàn
thành bài giảng thì SĐTD cũng hoàn thành. Tùy bài giảng ngắn hay dài, nội dung phức
tạp hay đơn giản thì GV trình bày sơ lược hay tỉ mỉ.
Nếu sử dụng SĐTD khi học xong các em sẽ dễ ghi nhớ được bài có mấy nội dung
chính, trong nội dung có bao nhiêu ý nhỏ cần ghi nhớ.
b. GV phát phiếu học tập có các SĐTD và yêu cầu HS tự hoàn thành SĐTD “dạng
khung” hoặc tô màu cho các SĐTD đen trắng đã vẽ sẵn.
• Trong bài giảng, HS quen với SĐTD, GV cho HS hoàn thành SĐTD “dạng khung”
để HS điền thêm hoặc phát những bảng SĐTD đen trắng và yêu cầu HS tô màu.
• VD: Bài 12, lớp 9: “ Sự phát triển và phân bố công nghiệp”, GV chuẩn bị 1 SĐTD
đen trắng đã vẽ sẵn ở nhà.
Khi lên lớp, ngay đầu bài GV phát cho mỗi HS 1 bản SĐTD đen trắng này và yêu
cầu các em tự tô màu. Trong quá trình tô màu, các em có thể vẽ thêm những hình ảnh
minh họa tùy ý theo trí tưởng tượng của bản thân.
Thời gian cho hoạt động này kéo dài khoảng 5 – 7 phút nhưng hiệu quả mang lại
rất lớn, chỉ trong một thời gian ngắn, HS có thể thấy ngay những nội dung chính mà mình
phải tìm hiểu qua bài học, đồng thời khởi động và kích thích sự hứng thú của HS tham
gia bài học mới.
c. Yêu cầu HS tự lập SĐTD
− Khi HS đã rèn luyện được cho mình thói quen sử dụng SĐTD trong học tập.
− GV có thể yêu cầu HS tự lập SĐTD cho bài học địa lý ngay trên lớp. Cách làm này
áp dụng đối với 1 bài học hoặc 1 đoạn như trong bài học địa lý hoặc SĐTD cho cả 1
chương trong các tiết ôn tập trên lớp. Dẫn đến hiệu quả cao, phát huy khả năng sáng tạo
trong bản thân mỗi HS. Cùng một bài học nhất định nhưng mỗi HS trong lớp lại thể hiện
nó bằng một SĐTD khác nhau.
− GV yêu cầu HS tự lập SĐTD khi bắt đầu vào học một bài học.
Vào đầu tiết học, GV dành thời gian 10 phút cho HS cả lớp đọc SGK và tự thể hiện
bùng phát SĐTD cho những kiến thức trong bài học đó. Với cùng một biểu hiện, mỗi HS

trong lớp có SĐTD riêng tùy theo cách thể hiện của mỗi cá nhân các em.
− Cách khác, sau khi học xong bài học, GV dành khoảng 5 phút cho HS cả lớp tự lập
SĐTD thể hiện nội dung kiến thức đã học.
− VD: Dạy xong bài 12, lớp 9 : “Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp”, GV có
thể yêu cầu HS vẽ SĐTD về bài học này. Thời gian cho hoạt động này không cần nhiều
vì HS đã được tìm hiểu sâu sắc về bài học, công việc của các em là nhớ lại những kiến
thức bài học và sắp xếp chúng theo 1 trật tự logic trong SĐTD.
d. GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu mỗi nhóm lập SĐTD
• GV nêu ra vấn đề địa lý cụ thể
• Sau đó chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4 - 5 em, yêu cầu các nhóm tìm cách giải
quyết vấn đề địa lý đó và thể hiện nó trên SĐTD.
• GV có thể hướng dẫn các nhóm sử dụng SĐTD để hoạch định, theo dõi, trình bày
kế hoạch, thuyết trình, báo cáo công việc của cả nhóm đã hoàn thành trước lớp.
• VD: Khi dạy phần địa lý địa phương, GV có thể tổ chức cho HS tìm hiểu về các
điều kiện tự nhiên, KTXH của địa phương mình.
• Các bước thực hiện:
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm khác nhau. Mỗi nhóm tiến hành tìm hiểu một vấn đề
cụ thể của địa phương mình.
B2: GV hướng dẫn các nhóm sử dụng SĐTD để lập kế hoạch, phân công công việc
cho các thành viên trong nhóm, hướng dẫn các em thu thập tài liệu và điều tra thực tế, sử
dụng SĐTD trong khi thuyết trình báo cáo trước lớp.
B3: Sau khi nhóm hoàn thành công việc, GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả
làm việc nhóm, đánh giá cho điểm.
Sử dụng SĐTD trong khi hướng dẫn HS ôn tập, hệ thống lại kiến thức địa lý đã
học và khi làm bài thi.
Khi dạy các tiết ôn tập thay vì việc GV cho HS tự ngồi dưới lớp ôn tập hoặc gọi
HS lên trả lời các câu hỏi theo đề cương. GV có thể yêu cầu các em tự lập các SĐTD
ngay trên lớp để hệ thống lại các nội dung kiến thức đã được học theo từng chương trong
SGK.
II. Kĩ thuật khăn trải bàn

a. Khái niệm
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và
hoạt động nhóm nhằm:
1- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực;
2- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS;
3- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
b. Cách tiến hành
• Chia HS thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm. Mỗi nhóm sẽ có một tờ
giấy A0 đặt trên bàn như là chiếc khăn trải bàn.
• Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh
thành các phần theo số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với
phần xung quanh.
• Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vòng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và
viết vào phần mang số của mình.
• Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận,
thống nhất câu trả lời.
• Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa.
c. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn
• Nếu số học sinh trong nhóm quá đông, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy
nhỏ để học sinh ghi lại ý kiến cá nhân. Sau đó đính những ý kiến vào phần khăn mang số
của họ.
• Trong quá trình thảo luận, có thể đính những ý kiến thống nhất vào giữa khăn.
Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau. Nếu có ý kiến chưa thống nhất và
cá nhân vẫn bảo lưu thì đính chính ở phần xung quanh khăn trải bàn (khi trình bày có thể
chia sẻ toàn lớp hoặc với riêng giáo viên)
d. Ví dụ:
Bài 39, lớp 12: “Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ”.
Khi tìm hiểu về các thế mạnh và hạn chế của vùng, GV đặt câu hỏi: Hãy nêu những
nhân tố giúp Đông Nam Bộ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong phân công lao động giữa các
vùng trong nước?

GV cho mỗi HS tự suy nghĩ các nhân tố theo ý kiến của riêng mình trong vòng 2 phút,
sau đó chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến, ý
kiến nào chung ghi vào giữa tờ A0, còn các ý kiến khác tiến hành thảo luận nhóm để tìm
ra câu trả lời đầy đủ nhất.
III. Kĩ thuật mảnh ghép

3.1. Khái niệm
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá
nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích
thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
3.2. Quy trình sử dụng
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
• Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được
giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
• Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề
và ghi lại những ý kiến của mình.
• Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã
tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
+ Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ
nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
+ Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ
đầy đủ với nhau.
+ Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì
nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn
liền với kiến thức thu được ở vòng 1).

Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
3.3. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép
• Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức
tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng
• Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố
hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị
cho vòng 2.
• Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền
đạt lại kiến thức cho nhau.
• Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể
giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định
rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…cũng như các yếu tố hỗ trợ
cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.
• Ví dụ: Bài 12, lớp 11: “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, dạy phần điều kiện tự
nhiên.
Vòng 1: Nhiệm vụ nhóm 1: Phân tích đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc
Nhiệm vụ nhóm 2: Phân tích đặc điểm tự nhiên miền Tây Trung Quốc
Vòng 2: So sánh sự khác biệt đặc điểm tự nhiên miền Đông và miền Tây.
IV. Kĩ thuật động não
4.1. Động não nói
• Khái niệm
Động não (công não) là một kĩ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo
về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia
một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ
thuật động não do Alex Osbom (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn
Độ.
Quy tắc của động não:
+ Không phê phán và đánh giá trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên
+ Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày
+ Khuyến khích số lượng các ý tưởng

+ Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng
Động não thường được:
- Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề
- Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề
- Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau
• Quy trình thực hiện
- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu
trước cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. Các thành viên
đưa ra những ý kiến của mình, trong khi thu thập ý kiến không đánh giá, nhận xét. Mục
đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau.
- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ
trường hợp trùng lặp.
- Phân loại các ý kiến. Lựa chọn sơ bộ suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng
dụng, có thể ứng dụng trực tiếp, có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm, không có
khả năng ứng dụng.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng
- Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận
• Ví dụ:
Khi dạy bài 2, lớp 10 ban nâng cao: “Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng
địa lí trên bản đồ”. GV yêu cầu mỗi HS hãy cho một ví dụ cụ thể về dạng kí hiệu dùng
để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ.
Các ý kiến đưa ra viết vào giấy có thể là:
Mỏ neo: cảng biển
Hạt cà phê: vùng cà phê
Đọt chè: vùng trồng chè
Oto: vùng phát triển công nghiệp sản xuất oto
Fe: mỏ quặng sắt
Đường đứt đoạn: đường biên giới, ranh giới các địa phuwong
Các điểm chấm: thể hiện sự phân bố dân cư

Đường mũi tên thể hiện: hướng gió, luồng di dân
Biểu đồ: thể hiện khí hậu từng vùng
Màu sắc: thể hiện độ cao địa hình, độ sâu của biển – đại dương
Tiếp theo, GV kết luận: để thể hiện các đối tượng địa lý một cách trực quan sinh
động trên bản đồ để người học có thể hiểu và khai thác các kiến thức địa lí cơ bản người
ta dùng rất nhiều phương pháp thể hiện. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm
các phương pháp đó.
Qua ví dụ trên, ta nhận thấy ngay khi bắt đầu một bài dạy, GV đã bắt buộc học trò
làm việc ngay lập tức và đưa ra các kiến thức liên quan bài học trong một thời gian ngắn
nhất mà các em đã biết.
4.2. Động não viết

Khái niệm:
Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì
những ý tưởng không được trình bày riêng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý
kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề. Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp
với nhau bằng chữ viết. Các em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề
ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình
nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của
nhau và cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách dó có thể hình thành những câu
chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể thực hiện
các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có dạng một bản
đồ trí tuệ.

Cách thực hiện:
+ Đặt trên bàn 1 – 2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên
+ Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó
+ Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để
tiếp tục phát triển ý nghĩ.
+ Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm

×