Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.71 KB, 20 trang )

Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại
hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam

Đặng Công Nhiên

Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Khái quát chung về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghiên cứu thực trạng khiếu
nại và giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả giải
quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Keywords: Khiếu nại hành chính; Thu hồi đất; Pháp luật Việt Nam; Luật hành chính;
Quảng Nam

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để đảm bảo thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống về mọi mặt của người dân,
trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung đã triển khai rất nhiều dự án,
kéo theo nó là việc Nhà nước phải thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ
chức, cá nhân có đất bị thu hồi.
Việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã tác động đến quyền lợi và sinh


hoạt bình thường của một bộ phận dân cư. Trong khi đó, chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư còn nhiều bất cập; công tác quản lý, điều hành của Nhà nước trong việc thu hồi đất và
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn nhiều bất cập, yếu kém, chưa tạo được sự đồng thuận cao của
người dân, dẫn đến khiếu nại, thậm chí khiếu nại đông người, kéo dài, gây mất ổn định về an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước.
Trước thực trạng khiếu nại, nhất là khiếu nại đông người, vượt cấp liên quan đến bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư ngày càng tăng và diễn biến phức tạp, trong những năm qua, Chính phủ, các
Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác giải quyết khiếu nại của công dân. Tuy
nhiên kết quả giải quyết khiếu nại vẫn còn hạn chế và những hạn chế đó xuất phát từ nguyên
nhân chủ yếu như: Pháp luật về khiếu nại và các luật chuyên ngành còn mâu thuẫn; cơ chế giải
quyết khiếu nại còn rườm rà, phức tạp, chưa đảm bảo tính hiệu quả; cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại thiếu quan tâm giải quyết khiếu nại của người dân; đội ngũ cán bộ
làm công tác giải quyết khiếu nại còn hạn chế về trình độ, năng lực v.v
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, vấn đề nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là yêu cầu bức thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay nhằm góp
phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
được pháp luật bảo vệ, ngăn ngừa và hạn chế tình trạng khiếu nại đông người, vượt cấp, tạo sự
ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ
cách mạng trong giai đoạn hiện nay là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với mong muốn đi sâu nghiên cứu nhằm đưa ra những luận giải về mặt lý luận, thực tiễn và đề
xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính nói chung và giải quyết
khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng, Tác giả quyết định chọn đề tài
"Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam" để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài tác giả chọn trên đây là một vấn đề mang tính thời sự, được nhiều nhà quản lý, nhà
khoa học cũng như báo chí đề cập ở những khía cạnh nhất định. Qua quá trình tìm tài liệu để
chuẩn bị thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình, Tác giả đã tìm thấy một số tác phẩm liên quan
đến đề tài đã chọn như: Luận án Tiến sĩ về đề tài "Tăng cường hiệu quả pháp luật về giải quyết

khiếu nại, tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Thế Thuấn, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh (năm 2001); Luận văn thạc sĩ đề tài "Giải quyết tranh chấp, khiếu nại
trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh", của Nguyễn Thiện
Thành; Luận văn thạc sĩ đề tài "Khía cạnh pháp lý về hoạt động bồi thường giải phóng mặt bằng
khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án - Thực trạng và giải pháp" của Dương Tấn Vinh;
sách chuyên khảo "Hệ thống chính trị cấp cơ sở với việc giải quyết khiếu nại của công dân
hiện nay", của Đỗ Thị Minh và Đỗ Thành Nam (Nhà xuất bản Lý luận Chính trị); "Một số vấn
đề đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam", của Nguyễn Văn Thanh và
Đinh Văn Minh (Nhà xuất bản Tư pháp năm 2005); "Cơ chế giải quyết khiếu nại - thực trạng
và giải pháp" của Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển do Tiến sĩ Hoàng Ngọc
Giao chủ biên và một số bài viết có nội dung liên quan trên các tạp chí khoa học, báo mạng.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, những luận án, luận văn khoa học, sách chuyên khảo, các bài viết nêu
trên chỉ đề cập ở một vài khía cạnh nhất định về giải quyết khiếu nại nói chung hoặc về chính
sách, pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất v.v Hiện nay học viên chưa tìm thấy công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống vấn đề "khiếu nại hành chính và giải
quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" như đề
tài học viên đã chọn.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này hướng đến mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và cơ sở pháp lý liên quan,
Tác giả tiến hành khảo sát, đối chiếu thực tiễn để chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại và
những bất cập, hạn chế trong giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết
khiếu nại, ngăn ngừa khiếu nại đông người, vượt cấp trên lĩnh vực này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trên lĩnh vực bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; không nghiên cứu về hoạt động giải quyết tố cáo trên
lĩnh vực này. Đồng thời, đề tài cũng chỉ nghiên cứu trong phạm vi khiếu nại của người bị thu hồi
đất đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền liên quan đến quá trình thực thi công vụ trong hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
mà người bị thu hồi đất cho rằng, quyết định, hành vi đó là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến

quyền và lợi ích hợp pháp của mình; không nghiên cứu khiếu nại của cán bộ, công chức đối với
quyết định kỷ luật cán bộ công chức của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Về mặt khoa học: Qua nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một hệ thống cơ sở lý luận nhằm cung
cấp cho các nhà quản lý, nhà làm luật và nhà hoạch định chính sách một cách nhìn tổng quan về
các nguyên nhân khiếu nại hành chính và vấn đề giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và đề xuất những giải pháp làm giảm thiểu khiếu nại cũng
như nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, tái định cư.
Giá trị ứng dụng: Với việc khảo sát thực tiễn và chỉ ra những bất cập, hạn chế và đề xuất
những giải pháp khắc phục cụ thể, đề tài có khả năng áp dụng trên thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam,
các tỉnh, thành phố khác, nhất là những nơi quỹ đất còn nhiều và có nhiều dự án đã và đang triển
khai thực hiện.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm bảo đảm tính khoa học
và thực tiễn của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, khảo sát thực tiễn, tham vấn ý kiến, tổng hợp, phân tích,
so sánh và suy luận.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát chung về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Chương 2: Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Khái niệm, đặc điểm của khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất
1.1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất.
1.1.1.1. Một số vấn đề về quyền và thực thi quyền khiếu nại hành chính
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp
và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. Thông qua thực hiện quyền khiếu nại, công dân, cơ quan,
tổ chức có thể yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định
hành chính và hành vi hành chính mà họ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, qua việc khiếu nại, công dân đã thực hiện quyền
làm chủ của mình, trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Về phía Nhà nước, thông
qua việc giải quyết các vụ việc khiếu nại của công dân đã giúp cho Nhà nước biết và kiểm tra tính
đúng đắn của đường lối, chính sách, pháp luật; thấy được khi thực hiện quyền Nhà nước giao, các cơ
quan nhà nước, cán bộ công chức có sử dụng pháp luật đúng hay không, để điều chỉnh kịp thời,
nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và nâng
cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước. Vì vậy, "quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
là một quyền quan trọng và có ý nghĩa kép (Điều 74 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm
2001, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005), vì quyền này không
chỉ là phương tiện để đảm bảo các quyền, tự do cá nhân không bị xâm hại, mà còn góp phần
quan trọng vào việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước…".
1.1.1.2. Khái niệm khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất
Tác giả thống nhất với quan điểm cho rằng: "Khiếu nại hành chính là việc cá nhân, cơ quan,
tổ chức theo thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính, đề nghị chủ thể có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại hành chính xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp
luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

Khái niệm khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được hiểu là: Khiếu nại
hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc người có đất bị
thu hồi theo quy định của pháp luật khiếu nại và pháp luật đất đai, đề nghị chủ thể có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại hành chính xem xét lại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc hành vi hành chính của cán bộ
công chức trong quá trình giải quyết công việc trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
1.1.1.3. Phân định khiếu nại hành chính và tố cáo
Mặc dù khiếu nại và tố cáo cùng được ghi nhận là một quyền, được quy định ở cùng một văn
bản, thậm chí cùng một điều luật, nhưng giữa chúng có những khác biệt về cả nội dung lẫn cách
thức giải quyết. Cụ thể:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 thì chủ thể của khiếu nại là cơ quan nhà
nước, tổ chức và công dân, còn chủ thể của tố cáo chỉ là công dân.
Thứ hai, đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết
định kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Còn tố cáo có đối tượng rộng hơn rất nhiều, đó là "hành
vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại tới lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức".
Thứ ba, mục đích của khiếu nại hướng tới bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp
của người khiếu nại, còn mục đích của tố cáo không chỉ nhằm bảo vệ và khôi phục quyền và lợi
ích hợp pháp của người tố cáo, mà còn hướng tới lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Thứ tư, cách thức thực hiện của khiếu nại là việc người khiếu nại "đề nghị" người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại "xem xét lại" các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong khi đó, cách
thức thực hiện tố cáo là việc người tố cáo "báo" cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo "biết" về
hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ năm, giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của
người giải quyết khiếu nại. Trong khi đó, giải quyết tố cáo là việc người giải quyết tố cáo xác
minh, kết luận về nội dung tố cáo. Từ đó áp dụng biện pháp xử lý cho thích hợp với tính chất và
mức độ sai phạm của hành vi chứ không ra quyết định giải quyết tố cáo.
1.1.2. Đặc điểm khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất
Đặc điểm thứ nhất: Khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư liên quan đến
quyền và lợi ích thiết thực của chủ thể khiếu nại như nhà ở, đất ở, đất sản xuất, việc làm, chất
lượng cuộc sống v.v và nó xảy ra với tính chất gay gắt khi người có đất bị thu hồi cho rằng việc
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là chưa hợp lý, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đặc điểm thứ hai: Tính chất của khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là
phức tạp; việc thẩm tra, xác minh, lập hồ sơ giải quyết khiếu nại khó khăn và mất nhiều thời gian
do quá nhiều quy định pháp luật cùng điều chỉnh lĩnh vực này.
Đặc điểm thứ ba: Tình trạng khiếu nại đông người, vượt cấp diễn ra ngày càng nhiều trên lĩnh
vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Đặc điểm thứ tư: Có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại hành chính về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1.2. Hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất
1.2.1. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của công dân trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Luật Khiếu nại quy định về trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu
nại: Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi
phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết
định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về quyết định của mình. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu có liên
quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Cơ quan, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại.
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
1.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.2.2.1. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại lần đầu
- Thủ tục khiếu nại lần đầu
Luật Đất đai năm 2003 quy định thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành
chính hoặc biết hành vi hành chính đó
Trong khi đó, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày
nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Trong trường hợp ốm
đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu
nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian trở ngại đó không
tính vào thời hiệu khiếu nại.
- Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu
Pháp luật quy định thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu đối với vụ việc bình thường là
không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn
nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn
thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ
việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày
thụ lý giải quyết.
1.2.2.2. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại lần hai
- Thủ tục khiếu nại lần hai
Pháp luật đất đai quy định cụ thể: Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày có quyết
định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mà người khiếu nại về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì có quyền khởi kiện ra
Tòa án nhân dân hoặc khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn
giải quyết khiếu nại, mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì
thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Trường hợp khiếu nại lần hai thì người
khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan

cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Thủ tục khiếu nại lần hai cũng cơ bản giống như thủ tục khiếu nại lần đầu.
- Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
Trong thời gian 45 ngày hoặc không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo thụ lý, người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Bước thẩm tra,
xác minh, thu thập chứng cứ và lập hồ sơ giải quyết khiếu nại cũng giống như lần đầu, nhưng lần
giải quyết này, pháp luật khiếu nại không quy định bắt buộc đối thoại như lần đầu mà chỉ bắt
buộc đối với những trường hợp là vụ việc phức tạp.
Việc ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai cũng giống như lần đầu.
1.2.2.3. Điểm dừng trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính
Thứ nhất, các chủ thể trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại đều chưa chấp hành nghiêm túc
các quy định của Luật Khiếu nại.
Thứ hai, có nhiều chỗ trống trong các quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng khiếu nại
không có điểm dừng.
Thứ ba, có nhiều vấn đề bất hợp lý từ nhiều năm nay nhưng những giải pháp đưa ra đã
không được thực hiện dứt điểm.

Chương 2
THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT Ư
KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT
2.1. Tình hình khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.1. Tình hình thu hồi đất để thực hiện các dự án
Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh ven biển duyên hải miền Trung; ở vào vị trí trung độ của đất
nước, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Đông giáp biển
Đông với 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào.
Được tái lập vào năm 1997, đến nay toàn tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện (16 huyện
và 02 thành phố) với 240 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406,83km
2

; dân
số 1.503.972 người.
Trong vòng 5 năm từ năm 2006 đến 2011, trên địa bàn tỉnh đã triển khai giải phóng mặt
bằng, thu hồi đất 5.180ha để thực hiện 846 dự án; tổng giá trị đền bù gần 700 ngàn tỷ đồng; tổng
số hộ dân bị ảnh hưởng là 54.675 hộ, trong đó có 7.285 hộ bị giải tỏa trắng
2.1.2. Tình hình khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất
Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam các năm qua diễn biến phức tạp
nhưng với sự vận hành thống nhất đồng bộ của cả hệ thống chính trị, công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả giải
quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền trung bình hàng năm đạt hơn 90%. Qua giải quyết khiếu nại, tố
cáo đã khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Thu về cho ngân
sách nhà nước và trả lại cho nhân dân với giá trị tài sản lớn. Điều quan trọng hơn đó là qua công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo, các sở, ban, ngành, địa phương đã kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những
sai sót trong quản lý kinh tế, những khiếm khuyết trong quản lý nhà nước; sửa đổi bổ sung kịp
thời những chế độ chính sách cho phù hợp với thực tiễn; xử lý, giáo dục những cá nhân vi phạm.
2.1.3. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất
Nguyên nhân thứ nhất: Chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất thay đổi liên tục và có nhiều bất cập làm cho việc áp dụng pháp luật của các cơ
quan hành chính nhà nước lúng túng, không đồng nhất, giải quyết không thỏa đáng quyền, lợi ích
hợp pháp của người có đất bị thu hồi, dẫn đến tình trạng khiếu nại.
Nguyên nhân thứ hai: Nhiều văn bản áp dụng chính sách, pháp luật, nhất là văn bản mang
tính quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ
trợ và tái định cư còn bất cập và hạn chế, thiếu hợp lý và chưa đảm bảo tính hợp pháp.
Nguyên nhân thứ ba: Tổ chức, bộ máy và nguồn nhân lực phục vụ công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành
chính nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn bất cập, yếu kém.
Nguyên nhân thứ tw: Cơ chế giải quyết khiếu nại còn lòng vòng, phức tạp, gây phiền hà; thời
hiệu, thời hạn không phù hợp; một số quy định giữa luật khung (Luật Khiếu nại, tố cáo) và luật

chuyên ngành còn thiếu đồng nhất; hoạt động giám sát công tác giải quyết khiếu nại được quy
định cho nhiều cơ quan nhưng thực tiễn hoạt động thiếu đồng bộ và kém hiệu quả.
Nguyên nhân thứ năm: Lợi dụng chính sách thông thoáng của pháp luật; sự thiếu vắng những
biện pháp, chế tài đối với người cố tình khiếu nại sai sự thật, cũng như do trình độ văn hóa thấp,
ít am hiểu pháp luật, tâm lý, thói quen khiếu nại được chăng hay chớ v.v nên một số người sử
dụng đất khiếu nại kéo dài, thậm chí lôi kéo, kích động người khác khiếu nại dẫn đến tình trạng
khiếu nại đông người, kéo dài, gây mất an ninh trật tự.
2.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất
2.2.1. Kết quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất
2.2.1.1. Kết quả thực hiện các quy định của pháp luật khiếu nại
Thực hiện Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010; Quyết
định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án chi
tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010, Ủy ban nhân
dân tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch thực hiện các Đề án chi tiết thuộc
Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2006 - 2010 trong đó có Đề án thứ
3.
Theo Kế hoạch thực hiện Đề án 3 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Thanh tra tỉnh đã
chủ động triển khai các nội dung để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo
cho cán bộ và nhân dân ở 03 xã được chọn thực hiện điểm. Tổ chức 03 lớp tuyên truyền, tập
huấn cho cán bộ xã, thôn, tổ đoàn kết (01 lớp/01 xã điểm) và 01 đợt tuyên truyền đến nhân dân
(thôn 2, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My). Phát hành 18.000 tờ gấp đến từng hộ gia đình của 03
xã và 280 tài liệu tập huấn, sách pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2.2.1.2. Kết quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất

Đối với tỉnh Quảng Nam, trong 5 năm (2007-2011) đã thực hiện được những kết quả sau:
Trong 5 năm qua, các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh đã tổ chức tiếp 35.871 lượt người (262
đoàn đông người); trong đó: phòng Tiếp dân Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh, Thanh tra tỉnh tiếp 2.906
lượt người; sở, ban, ngành tiếp 2.257 lượt người; huyện, thị xã, thành phố tiếp 9.258 lượt người;
xã, phường, thị trấn tiếp 21.450 lượt người. Qua tiếp công dân đã kịp thời giải thích những yêu
cầu, thắc mắc về các chế độ, chính sách, những nguyện vọng chính đáng của nhân dân và hướng
dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh đã tiếp nhận 13.235 đơn khiếu nại; trong đó: Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh, Thanh tra tỉnh đã tiếp nhận 3.089 đơn; sở, ban, ngành tiếp
nhận 1.158 đơn; huyện, thành phố tiếp nhận 3.918 đơn; xã, phường, thị trấn tiếp nhận 5.070 đơn.
Việc tiếp nhận và xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo đều được các cơ quan có trách nhiệm thực
hiện nghiêm túc, đúng trình tự thủ tục, thời hạn theo quy định. Kịp thời hướng dẫn cụ thể cho
người dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền, giải đáp thắc mắc và thụ lý giải quyết những vụ việc
thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Số vụ khiếu nại lĩnh vực hành chính thuộc thẩm quyền là 5.403 vụ; trong đó, thẩm quyền cấp
tỉnh 309 vụ; sở, ban, ngành 170 vụ; huyện, thành phố 1.791 vụ; xã, phường, thị trấn 3.133 vụ.
Số vụ khiếu nại đã giải quyết 4.938 vụ (trong đó, hòa giải thành 3.005 vụ), đạt 91,39%; số vụ
việc khiếu nại đúng 917 vụ, số vụ việc khiếu nại sai 1.012 vụ, số vụ việc khiếu nại có đúng, có
sai 2.544 vụ, số vụ khiếu nại còn lại đang giải quyết 465 vụ mới phát sinh chiếm 8,61%.
2.2.2. Nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế kết quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Nguyên nhân thứ nhất: Cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay còn phức tạp, hạn chế. Quy định
về thẩm quyền, thời hiệu, thời hạn giải quyết khiếu nại giữa Luật Khiếu nại và các luật chuyên
ngành chưa thống nhất; pháp luật khiếu nại hiện hành chưa quy định cụ thể như: cơ chế giải
quyết khiếu nại; về thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại; về vấn đề tiếp xúc đối
thoại với người khiếu nại; cơ chế khuyến khích, động viên người giải quyết khiếu nại; cơ chế xử
lý những người cố tình khiếu nại không đúng sự thật; cơ chế khen thưởng những người giải
quyết khiếu nại đạt hiệu quả cao
Nguyên nhân thứ hai: Trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại còn nhiều nơi chưa tốt và bộc lộ yếu kém, vi phạm, khuyết điểm. Vai trò lãnh

đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan chức năng
trong công tác giải quyết khiếu nại ở một số địa bàn còn thiếu tập trung và chưa đồng bộ nên kết
quả chưa cao.
Nguyên nhân thứ ba: Ý thức chấp hành pháp luật cũng như sự hiểu biết pháp luật của một bộ
phận nhân dân còn hạn chế. Một số phần tử cơ hội, lợi dụng, l+ôi kéo công dân đi khiếu kiện
đông người nhằm gây phức tạp tình hình.

Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
3.1.1. Tính tất yếu khách quan phải nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trên lĩnh vực
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Vấn đề khiếu nại của công dân xuất hiện như một hiện tượng tất yếu của xã hội có giai cấp. và
chung quy nguyên nhân phát sinh khiếu nại là chủ thể có quyền khiếu nại với ý chí chủ quan của
mình cho rằng cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền vận dụng không đúng pháp luật và có hành
vi vi phạm pháp luật. Việc khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng là một hiện
tượng xã hội tất yếu. Khi người có đất bị thu hồi nhận thấy (chủ quan) quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị vi phạm hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì họ
thực hiện quyền khiếu nại để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó; đồng thời thực hiện quyền
tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
3.1.2. Những nguyên tắc cơ bản phải tuân thủ nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu
nại của công dân trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Tác giả luận văn trình bày những nguyên tắc cơ bản phải tuân thủ nhằm nâng cao hiệu quả
giải quyết khiếu nại của công dân trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất, bao gồm: Thứ nhất: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; thứ hai: Nguyên tắc bình
đẳng trước pháp luật; thứ ba: Nguyên tắc dân chủ; thứ tư: Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách
quan; thứ năm: Nguyên tắc công khai minh bạch; thứ sáu: Nguyên tắc giải quyết khiếu nại phải

kịp thời, đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý; thứ bảy: Nguyên tắc kết hợp giữa giải quyết khiếu nại
với tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục.
3.2. Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại
3.2.1.1. Vấn đề mở rộng quyền khiếu nại đối với văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 thì quyết định hành chính bị khiếu nại là quyết định
bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước được áp dụng đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt
động quản lý hành chính. Và quyết định hành chính bị khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư được hiểu là quyết định của Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,
cấp tỉnh áp dụng cho từng cá nhân, cơ quan, tổ chức có đất bị thu hồi.
Như vậy, người khiếu nại chỉ có thể khiếu nại một quyết định hành chính mang tính cá biệt -
quyết định áp dụng pháp luật cụ thể mà không có quyền khiếu nại văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước. Đây là một hạn chế đối với quyền khiếu nại của công dân. Bởi vì, không ít trường
hợp địa phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, pháp luật gây thiệt hại tới
quyền và lợi ích của công dân. Và những văn bản này lại chính là căn cứ để ban hành những quyết
định hành chính mang tính cá biệt gây khiếu nại từ phía đối tượng chịu tác động.
3.2.1.2. Vấn đề ủy quyền cho Luật sư tham gia vào quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu
nại
Luật Khiếu nại năm 2011 ra đời, tại điểm b, khoản 1 Điều 12 quy định người khiếu nại có
quyền nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này chưa phát huy hiệu quả, thông qua
bằng chứng là số vụ việc Luật sư tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại rất ít. Nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến tình trạng này là do quy định của Luật Khiếu nại thì Luật sư chỉ giúp đỡ người khiếu
nại về pháp luật trong quá trình khiếu nại chứ không được ủy quyền thực hiện việc khiếu nại như
quy định tại điểm a khoản 1, Điều 17 Luật Khiếu nại tố cáo.
3.2.1.3. Vấn đề tổ chức đối thoại giải quyết khiếu nại
Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu
cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải

quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và
nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu
của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân
chủ.
Xuất phát từ thực tiễn khách quan, tác giả thiết nghĩ cần bổ sung pháp luật về khiếu nại quy
định về ủy quyền đối với việc gặp gỡ, đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại cho phù hợp
với thực tiễn hiện nay. Đồng thời các văn bản hướng dẫn thi hành quy định cụ thể cơ chế ủy
quyền cũng như quy trình tiếp xúc, đối thoại đối với từng loại khiếu nại cụ thể. Và khi thực hiện
cơ chế ủy quyền như nêu trên, pháp luật khiếu nại cũng cần quy định đối thoại là bắt buộc khi
giải quyết khiếu nại của công dân.
3.2.1.4. Vấn đề đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại
Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và Luật Khiếu nại năm 2011 đã có quy định cụ thể quyền
khởi kiện không chỉ đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện và quyết định giải quyết lần hai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh mà người khiếu nại
không đồng ý mà còn quy định người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ việc qua Tòa án khi có căn cứ
cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Như vậy, sẽ giảm được rất nhiều vụ việc mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải giải
quyết; đồng thời tăng việc, tăng vai trò của Tòa án nhân dân cấp huyện; đảm bảo nguyên tắc mọi
khiếu nại của công dân đều được giải quyết bởi cơ quan tài phán độc lập và giải quyết được sự mâu
thuẫn hiện nay giữa Luật Khiếu nại với Luật đất đai và pháp luật về giải quyết các vụ án hành chính
của Tòa án nhân dân.
3.2.1.5. Vấn đề xác định vai trò tham mưu giải quyết khiếu nại
Theo quy định của Luật Khiếu nại thì Thanh tra là cơ quan được giao nhiệm vụ tham mưu
giải quyết khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Tuy
nhiên, Nghị định 136/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật này lại hướng dẫn giao cả cho cơ
quan chuyên môn.
Ở cấp tỉnh, nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho sở, ngành chuyên môn giúp mình
xác minh vụ việc thì trong trường hợp này trách nhiệm thực chất thuộc về thanh tra sở, ngành.
Trong khi đó pháp luật chưa quy định việc phối hợp giữa cơ quan Thanh tra hành chính và
Thanh tra chuyên ngành ở cấp tỉnh như thế nào trong quá trình tham mưu giải quyết vụ việc. Đặc

biệt, đối với cấp huyện, sự quy định không rõ trách nhiệm tham mưu là một vấn đề làm cho việc
giải quyết khiếu nại bị né tránh, đùn đẩy và giải quyết kém chất lượng
3.2.1.6. Vấn đề thời hiệu khiếu nại, thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại
- Về thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại: Hiện nay, thời hiệu khiếu nại và thời
hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của các văn bản pháp luật điều chỉnh việc khiếu nại hành chính
và khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án không thống nhất nhau, làm cho việc giải quyết khiếu nại
từng địa phương, từng thời điểm khác nhau, kém hiệu quả và gây bức xúc, khiếu nại liên tục trong
người dân. Hơn nữa, khiếu nại hành chính trên lĩnh vực khác nhau có đặc điểm khác nhau, độ phức
tạp khác nhau nhưng pháp luật khiếu nại quy định chung thời hạn giải quyết khiếu nại cho tất cả các
loại việc (30 ngày, 45 ngày hoặc 60 ngày) là không hợp lý, nhất là khiếu nại trên lĩnh vực bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư là hết sức phức tạp nên hầu hết các vụ việc giải quyết khiếu nại không đảm bảo
thời hạn quy định. Điều này làm cho tính hiệu lực của pháp luật giảm sút, đồng thời cũng là nguyên
nhân làm gia tăng việc khiếu nại đông người, vượt cấp do người khiếu nại cho rằng, cơ quan có thẩm
quyền không thực hiện trách nhiệm giải quyết khiếu nại đúng theo quy định của pháp luật.
- Về thời hạn thụ lý đơn khiếu nại: Theo quy định của Luật Khiếu nại thì trong vòng 10 ngày,
kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong
các trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2011, người giải quyết khiếu nại phải thụ lý để
giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người giải quyết khiếu nại biết; trong trường hợp không
thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Thế nhưng, pháp luật không quy định rõ ràng cơ quan nào ra
văn bản thông báo (Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Cơ quan tiếp công dân, Thanh tra, hay cơ quan
chuyên môn) và cũng không quy định rõ hình thức văn bản là quyết định hay thông báo. Vì vậy, mỗi
nơi làm mỗi khác và trên thực tế quy định này gần như không thực hiện được theo đúng thời gian
vì cơ chế chuyển đơn, đề xuất xin ý kiến giữa cơ quan tham mưu với thủ trưởng cơ quan.
3.2.1.7. Vấn đổi mới cơ chế giám sát công tác giải quyết khiếu nại
Luật Khiếu nại dành Chương VI quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong việc quản lý, giám sát công tác giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều chủ thể
có quyền thực hiện việc giám sát công tác khiếu nại hành chính nhưng sự phân định chức năng,
nhiệm vụ giám sát của các chủ thể này chưa rõ ràng, nội dung, phương thức giám sát còn nhiều bất
cập. Vì vậy kết quả giám sát chỉ dừng lại ở mức kiến nghị, chuyển đơn yêu cầu giải quyết nên không
có tác dụng; chưa có biện pháp để đảm bảo hoạt động giám sát khách quan, đúng đắn, khắc phục tính

hình thức và tình trạng mâu thuẫn với cùng đối tượng chịu giám sát. Vì vậy cần phải sớm xem xét,
đổi mới cơ chế giám sát công tác giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng khắc phục tình trạng
chuyển đơn thư lòng vòng; quy định rõ ràng về quy trình giám sát công tác giải quyết khiếu nại hành
chính; quy định về hiệu lực của các kết luận giám sát; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành
chính trong việc tiếp thu, xử lý, tuân thủ kết luận giám sát; quy định rõ nội dung, thẩm quyền giám
sát của mỗi chủ thể tham gia giám sát công tác giải quyết khiếu nại.
3.2.1.8. Một số vấn đề khác
Bên cạnh những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung đối với pháp luật về giải quyết khiếu nại đã nêu
trên đây, tác giả cho rằng cũng cần phải rà soát và bổ sung một số vấn đề như:
(i) Quy định thống nhất mô hình tiếp công dân trên cả nước để hoạt động này đảm bảo phát
huy hiệu quả trên thực tế.
(ii) Pháp luật khiếu nại cần phải xác lập một quy trình hoàn chỉnh, thống nhất cho công tác
giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng đơn giản, cụ thể và thuận lợi cho người khiếu nại.
(iii) Ban hành các quy định cụ thể để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại.
(iiii) Cần có chế tài xử lý những trường hợp cố tình khiếu nại sai sự thật làm ảnh hưởng đến
công tác quản lý của các cơ quan nhà nước.
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp nhằm
giảm phát sinh khiếu nại, nhất là khiếu nại đông người
Chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã từng bước hoàn thiện theo hướng
đảm bảo hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất và chủ đầu tư. Tuy
nhiên, do các quy định của pháp luật trên lĩnh vực này thay đổi thường xuyên, trong khi đó theo quy
định của nước ta là luật bất hồi tố nên việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giữa người
trước, người sau không bằng nhau. Hơn nữa, quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư hiện hành vẫn còn những bất cập, hạn chế, nhất là về giá bồi thường còn thấp, việc thực hiện bồi
thường theo giá thị trường chưa đúng trên thực tế, tiêu chí và cơ chế xác định giá bồi thường đất
nông nghiệp theo giá thị trường chưa được quy định; việc triển khai các dự án tái định cư cũng như
bố trí nền tái định cư kém chất lượng, chưa kịp thời; việc hỗ trợ đời sống, việc làm cho người có đất
bị thu hồi chưa được quan tâm đúng mức vì vậy dẫn đến so bì, khiếu nại. Do đó, để đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp cho người có đất bị thu hồi, góp phần làm giảm khiếu nại trên lĩnh vực bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, Nhà nước cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất

đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại
Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại thì song song với việc hoàn thiện pháp
luật, tác giả cho rằng cần phải có những giải pháp đồng bộ để tăng cường về số lượng và nâng cao
chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác này. Cụ thể: Xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại theo hướng chuyên môn hóa; tuyển chọn cán
bộ có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn phù hợp; nhận thức đúng về chính trị; am hiểu các
lĩnh vực của đời sống xã hội để bổ sung vào nghiệp vụ chuyên môn về giải quyết khiếu nại. Đồng
thời quan tâm chăm lo về chế độ, chính sách, đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ này để họ
yên tâm công tác và hạn chế tiêu cực.
3.2.4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của
Nhà nước đối với hoạt động giải quyết khiếu nại
Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động giải quyết
khiếu nại. Thực tế cho thấy, "ở đâu cấp ủy Đảng, trước hết là Ban thường vụ và đồng chí Bí thư
cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát thì ở đó công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu quả; tình
hình xã hội ổn định". Vì vậy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua hoạt động cụ
thể như: Từng cấp ủy Đảng xây dựng nghị quyết cụ thể về lãnh đạo công tác giải quyết khiếu
nại; đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết đó; đánh giá năng lực,
bố trí hợp lý cán bộ nhằm phát huy năng lực, sở trường trong công tác giải quyết khiếu nại. Đồng
thời, với vai trò hạt nhân lãnh đạo, cấp ủy Đảng huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính
trị vào hoạt động giải quyết khiếu nại, nhất là đối với những trường hợp khiếu nại đông người,
kéo dài
3.2.5. Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ công chức và nhân dân về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại
Một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại kém hiệu quả là ý
thức chấp hành pháp luật cũng như sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận cán bộ công chức và
nhân dân còn hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ
biến pháp luật, nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân nhằm giúp cán bộ công chức và
người dân am hiểu pháp luật, chấp hành pháp luật về khiếu nại và các quy định pháp luật liên
quan.

3.3. Phương hướng và giải pháp giải quyết khiếu nại đông người
Để khắc phục tình trạng lúng túng trong giải quyết các vụ việc khiếu nại đông người, đảm bảo
quyền khiếu nại tập thể của cộng đồng dân cư, của một nhóm người bị thiệt hại bởi những quyết định
hành chính và hành vi hành chính của cơ quan công quyền, tác giả cho rằng, pháp luật về khiếu nại
cần được bổ sung quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại đông người, tập trung
làm rõ các vấn đề sau:
(i) Mục đích hướng đến của quy định này là tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giải quyết có hiệu quả các vụ việc khiếu nại đông người, đáp ứng yêu cầu đảm bảo
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm quyền khiếu nại của công dân.
(ii) Nội dung cơ bản của quy định bao gồm các vấn đề sau: Về khái niệm về khiếu nại đông
người; về điều kiện được thực hiện khiếu nại đông người; về thẩm quyền giải quyết khiếu nại
đông người; về thủ tục khiếu nại đông người; về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại; về thủ
tục giải quyết khiếu nại đông người; về hoạt động phối hợp trong giải quyết khiếu nại đông
người.
Đồng thời pháp luật cũng cần quy định rõ những nguyên tắc, biện pháp, chế tài đối với
trường hợp vi phạm quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đông người và tăng cường cơ
chế kiếm tra, giám sát đối với hoạt động này.
(iii) Phương pháp triển khai áp dụng quy định về giải quyết khiếu nại đông người trên thực tiễn:
Để đảm bảo các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đông người được thực
hiện có hiệu quả trên thực tiễn, các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức thành viên cũng như các cơ quan thông tấn báo chí cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến
những quy định trên đến người dân, tạo điều kiện cho người dân hiểu biết và chấp hành pháp luật trong
quá trình tham gia khiếu nại đông người; đồng thời quán triệt trong cán bộ, công chức, nhất là cán bộ
trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại nắm vững và thực hiện đúng quy định của
pháp luật trong quá trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đông người. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị đầy
đủ về địa điểm, cơ sở, vật chất, nhân sự phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại đông người và
đảm bảo chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo để kịp thời phối hợp giải quyết có hiệu quả
hiện tượng này.
KẾT LUẬN
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật

ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Trong bối cảnh đất nước ta đã và đang thực hiện mở rộng dân
chủ trực tiếp thì quyền khiếu nại càng được Nhà nước khuyến khích thực hiện, nhằm đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đồng thời thông qua giải quyết các vụ việc khiếu nại
của người dân, Nhà nước cũng thấy được những bất cập, hạn chế trong chủ trương, chính sách,
pháp luật để tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước;
phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ để xử lý,
chấn chỉnh kịp thời, từng bước làm trong sạch bộ máy, phát huy hiệu lực, hiệu quả của hoạt động
quản lý nhà nước.
Khiếu nại hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục khiếu nại và giải quyết
khiếu nại hành chính đề nghị chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính xem xét lại
các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi họ
có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một dạng của khiếu
nại hành chính. Theo đó, người có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật khiếu nại và pháp
luật đất đai, đề nghị chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính xem xét lại quyết
định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền hoặc hành vi hành chính của cán bộ công chức trong quá trình giải quyết công việc trên
lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái
pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại hành chính về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư là một dạng của khiếu nại hành chính do đó, bên cạnh những đặc
điểm chung, nó có những đặc điểm riêng.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, trong những năm qua, Nhà nước đã triển khai mạnh
mẽ việc thu hồi đất để thực hiện các dự án, kéo theo nó là tình hình khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư diễn ra thường xuyên, với số lượng vụ việc ngày càng nhiều và tính phức tạp ngày càng
cao, nhiều vụ việc khiếu nại đông người, kéo dài đã và có nguy cơ hình thành "điểm nóng" làm mất
ổn định về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Khiếu nại trên lĩnh vực này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân, nhưng trong đó có hai nguyên nhân chủ yếu: Một là, chính sách, pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư thay đổi liên tục và còn nhiều bất cập; hai là, tổ chức, bộ máy và nguồn
nhân lực phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; tình trạng
cán bộ có biểu hiện tham nhũng, quan liêu, hách dịch còn tồn tại phổ biến; hoạt động quản lý, điều

hành của cơ quan hành chính nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn bất cập, hạn chế.
Trước thực trạng diễn biến phức tạp của tình hình khiếu nại nói chung và khiếu nại về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thực hiện chỉ đạo của
Chính phủ và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo,
điều hành việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, nhất là những đơn,
thư khiếu nại liên quan đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Trong thời gian từ năm 2006 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo, điều hành công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên toàn tỉnh như: Chỉ thị số
14/2006/CT-UBND ngày 01/3/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Quyết định số 2135/QĐ-UBND ngày 20/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại của tỉnh. Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND
ngày 21/4/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy trình tiếp công dân, xử lý
đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kế hoạch số 2151/KH-UBND ngày 20/6/2008 về việc triển
khai chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam thực hiện kết luận của Bộ
chính trị "Về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp
trong thời gian tới". Nhìn chung, việc ban hành các văn bản nói trên về cơ bản đã kịp thời đáp
ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực khiếu nại, tố cáo. Từng bước xác định rõ và nâng
cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, của công tác thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới.
Tuy công tác giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất đạt được kết quả đạt nhất định, nhưng nhìn chung hiệu quả giải quyết một số vụ việc khiếu
nại chưa cao, tỷ lệ vụ việc giải quyết còn sai sót, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến
công tác giải quyết khiếu nại, do đó nhiều vụ việc khiếu nại không được giải quyết triệt để ngay
từ cơ sở, dẫn đến khiếu nại đông người, vượt cấp kéo dài, phức tạp. Hiệu quả công tác giải quyết
khiếu nại thấp xuất phát từ các nguyên nhân như: Pháp luật khiếu nại còn một số điểm chưa phù
hợp với thực tiễn và mâu thuẫn với một số Luật có liên quan; cơ chế giải quyết khiếu nại còn
phức tạp; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại chưa được chú trọng đúng mức; nhiều nơi
chưa thực hiện tốt quy định về thủ tục, trình tự trong giải quyết khiếu nại; đội ngũ cán bộ làm
công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại vừa thiếu, vừa yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công việc.
Qua nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành và khảo sát thực tiễn, Tác giả cho

rằng cần phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại
của công dân, nhất là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong đó tập trung vào
những giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất: Trước mắt cần rà soát, bổ sung hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết
khiếu nại; tăng cường các đảm bảo thực thi quyền khiếu nại của công dân trên thực tế; nâng cao trách
nhiệm của cơ quan nhà nước trong hoạt động giải quyết khiếu nại. Về lâu dài cần nghiên cứu toàn
diện cơ chế giải quyết khiếu nại và đổi mới theo hướng: Lập và giao cho cơ quan tài phán hành chính
là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính; còn cơ quan hành chính nhà nước, người
có thẩm quyền có quyết định hành chính hoặc có cán bộ công chức có hành vi vi phạm pháp luật
bị khiếu nại chỉ là cấp xem xét lại quyết định, hành vi của mình một cách bình đẳng, công bằng,
dân chủ với người yêu cầu xem xét lại, để sửa đổi, khắc phục nếu trong quá trình xem xét lại
phát hiện có sai sót.
Thứ hai: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của Nhà nước, đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi và chủ đầu tư, nhằm kéo giảm khiếu nại hành chính
liên quan đến lĩnh vực này.
Thứ ba: Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ công chức và nhân dân về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại.
Thứ tư: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giải quyết khiếu nại; Phát huy
sức mạnh của toàn hệ thống chính trị trong giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.
Thứ năm: Bổ sung và hoàn thiện quy định về giải quyết khiếu nại đông người, để giải quyết có
hiệu quả những trường hợp khiếu nại đông người, nhất là khiếu nại đông người liên quan đến bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.


References
1. Trần Thanh Bình (2010), "Trây trét nhà tái định cư", Báo Thanh niên, ngày 5/01.
2. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11 về thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, Hà
Nội.

3. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về thi hành Luật Đất đai, Hà
Nội.
4. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12 về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.
5. Chính phủ (2004), Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12 của Thủ tướng Chính phủ
v/v phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến
2010, Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01 về sửa đổi, bổ sung một số điều
của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về
việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
7. Chính phủ (2006), Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt các Đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật
và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm
2005 đến 2010, Hà Nội.
8. Chính phủ (2006), Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
9. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5 quy định bổ sung về việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai, Hà Nội.
10. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8 quy định bổ sung về quy hoạch
sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội.
11. Chính phủ (2009), Báo cáo số 149/BC-CP ngày 24/9 về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
năm 2009, Hà Nội.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương
khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6/3 của Ban Bí thư về một số
vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01 của Bộ
Chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp
trong thời gian tới, Hà Nội.
15. Bùi Thị Đào (2009) "Gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại -
Hoạt động có ý nghĩa đảm bảo quyền khiếu nại của công dân", Luật học, (7).
16. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam (2012), Báo cáo số 15/BC-CP ngày 03/4 về công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với quyết định hành chính về đất đai từ năm
2004-2011, Quảng Nam.
17. Hồ Minh Hà (2010), Quản lý nhà nước về định giá đất và bồi thường thiệt hại về đất khi thu
hồi đất tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Luật học.
18. Hồ Chí Minh (1996), "Bài nói chuyện của Bác tại Hội nghị Thanh tra ngày 5 tháng 3 năm 1960",
Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
20. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
21. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
22. Quốc hội (1998), Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
23. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
24. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
25. Quốc hội (2005), Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
26. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
27. Trần Văn Sơn (2007), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết
khiếu nại, tố cáo, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
28. Lê Hồng Sơn (2009), "Cần xử lý nghiêm người ký ban hành văn bản trái luật", Báo Hải
quan, ngày 5/4.
29. Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu (2009), Luật hành chính Việt Nam, Nxb Giao thông vận
tải, Hà Nội.
30. Thanh tra Chính phủ (4/2012), Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo từ năm 2008-2011, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Xuân Thủy (2007) "Người khiếu nại và người bị khiếu nại hành chính", Nghiên
cứu lập pháp, (3).

32. Đinh Trữ - Thụ Hân (2010), "Luật mâu thuẫn, người dân mất quyền khởi kiện", Báo Sài
Gòn giải phóng, ngày 20/5.
33. Ủy ban Thanh tra (1973), Thông tư số 67-UBTTr/XKT ngày 29/3 hướng dẫn việc xét, giải
quyết đơn khiếu nại, tố cáo ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội.
34. Ủy ban Thanh tra (1973), Thông tư số 68-UBTTr/XKT ngày 29/3 hướng dẫn việc xét, giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện, Hà Nội
35. Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè (2010), Báo cáo số 356/BC-UBND.VP ngày 12/4 về việc
kiến nghị tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu đường trên địa bàn huyện Nhà
Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
36. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2006), Chỉ thị số 14/2006/CT-UBND ngày 01/3 về việc tăng
cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Quảng Nam.
37. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2006), Quyết định số 2135/QĐ-UBND ngày 20/7 về việc
thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại của tỉnh, Quảng Nam.
38. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2007), Quyết định số 826/2007/QĐ-UBND ngày 19/3 phê
duyệt thực hiện các Đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo
dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường,
thị trấn từ năm 2005 đến 2010, Quảng Nam.
39. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2007), Quyết định số 38/2007/QĐ-UBND ngày 11/9 về việc
ban hành Quy chế tiếp công dân, Quảng Nam.
40. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2008), Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 21/4 ban hành
Quy trình tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp đất đai, kiếu nại, tố cáo trên địa
bàn tỉnh, Quảng Nam.
41. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2008), Kế hoạch số 2151/KH-UBND ngày 20/6 về việc
triển khai chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam thực hiện kết
luận của Bộ chính trị "Về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến
nay và giải pháp trong thời gian tới", Quảng Nam.
42. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2009), Báo cáo số 36/BC-UBND ngày 10/9 về thực hiện
Công văn số 1980/TTCP-VP ngày 19/8/2009 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn tổng kết
việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Quảng Nam.
43. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2009), Báo cáo số 140/BC-UBND ngày 21 tháng 10 năm

2009 về việc Tổng kết 05 năm thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo (từ ngày 01/01/2005 đến ngày
30/6/2009), Quảng Nam.
44. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2010), Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 30/9 về việc
ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn tỉnh, Quảng Nam.
45. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2011), Báo cáo số 153/BC-UBND ngày 17/10 về việc tổng
kết 05 năm thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo (từ ngày 15/10/2007 đến ngày 15/10/2011),
Quảng Nam.
46. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2011), Báo cáo số 147/BC-UBND ngày 27/11 về việc
tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người từ ngày 01/01/2007 đến
30/06/2011, Quảng Nam.
47. Ủy ban Pháp luật Quốc hội (2009), Báo cáo số 1643/BC-UBPL12 về thẩm tra báo cáo của
Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2009, Hà Nội.
48. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2010), Pháp lệnh Giải quyết các vụ án hành chính, Hà Nội.
49. Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (2008), Cơ chế giải quyết khiếu nại -
thực trạng và giải pháp, Hà Nội.
50. Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

×