Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Pháp luật của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào thương mại phi thuế quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.13 KB, 21 trang )

Pháp luật của tổ chức thương mại thế giới
(WTO) về hàng rào thương mại phi thuế quan

Lương Thị Thu Nga

Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp
Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Làm sáng tỏ các quy định của WTO và pháp luật của một số nước về hàng rào
thương mại phi thuế quan. Phân tích, đánh giá về sự hình thành, phân loại, xu hướng phát
triển của hàng rào thương mại phi thuế quan trên thế giới và các nỗ lực của WTO trong tự
do hóa thương mại, bao gồm nỗ lực xóa bỏ các rào cản thương mại phi thuế quan ;
nghiên cứu các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực này và xác định các yêu
cầu phải hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam, đề xuất một số phương hướng, giải pháp để
hoàn thiện pháp luật trong nước phù hợp với các nghĩa vụ với WTO về xóa bỏ hàng rào
thương mại phi thuế quan.

Keywords: Hàng rào thương mại; Phi thuế quan; Tổ chức thương mại thế giới; WTO


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau mười một năm kể từ ngày chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), tháng 1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại
lớn nhất thế giới này. Để làm được điều này, Việt Nam đã phải vượt các vòng đàm phán song
phương và đa phương khó khăn, và phải hoàn thành một khối lượng công việc lớn về cải cách
thể chế và ban hành pháp luật để phù hợp với các định chế của WTO.
Gia nhập WTO, việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng thực chất. Ngoài


những cơ hội và lợi ích về kinh tế, thương mại và đầu tư, Việt Nam cũng sẽ đối mặt với nhiều
khó khăn. Quy chế thành viên WTO của Việt Nam cũng không tạo ra sự dỡ bỏ hoàn toàn hàng
rào trong thương mại với 153 thành viên của tổ chức thương mại này. Khi là thành viên chính
thức của WTO, Việt Nam không những không loại bỏ hoàn toàn các rào cản này mà còn tiếp tục
đối mặt với các khó khăn đã tồn tại và các khó khăn mới nảy sinh [2].
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng, từ
32,44 tỷ USD (năm 2005) lên 39,83 tỷ USD (năm 2006), đạt 48,56 tỷ USD vào năm 2007, tăng
21,9% so với năm 2006 (thống kê hải quan, thông tin hàng hoá xuất nhập khẩu, tình hình xuất
nhập khẩu tháng 12 và cả năm 2005/2006 và 2007) [61]. Bên cạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ
tại thị trường nội địa, Việt Nam mong muốn mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm ra
nước ngoài. Khi chưa tham gia WTO, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi. Tuy
nhiên, sau khi gia nhập, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với những biện
pháp cản trở thương mại từ các đối tác. Rào cản thương mại có thể là hàng rào thuế quan hoặc
hàng rào phi thuế quan. Dưới áp lực của hội nhập và tạo thuận lợi cho thương mại tại từng khu
vực và trên thế giới, các nền kinh tế phải liên tục cắt giảm thuế quan theo từng lộ trình hội nhập.
Nếu hàng rào thuế quan thể hiện chính sách thương mại của từng quốc gia theo từng thời kỳ nên có
tính minh bạch và khả năng dự đoán trước, thì hàng rào phi thuế quan tại mỗi nước lại rất khác
nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của Chính phủ về việc bảo
hộ ngành sản xuất nội địa hoặc chính sách thương mại.
Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về thực tiễn sử dụng hàng rào thương mại phi thuế quan
theo thông lệ của WTO, tôi chọn đề tài "Pháp luật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
về hàng rào thương mại phi thuế quan" cho luận văn thạc sĩ của mình. Tuy nhiên, đây là vấn đề
rộng, phức tạp và luôn thay đổi nên đề tài sẽ không thể đi hết các biện pháp phi thuế quan theo
quy định và thông lệ của WTO, mà chỉ tập trung vào một số biện pháp được sử dụng rộng rãi và
phổ biến. Như:
- Chế độ cấp phép nhập khẩu;
- Quy định về kiểm dịch động thực vật;
- Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn (về môi trường, an ninh quốc gia, sức khỏe cộng
đồng );
- Quy định và thông lệ về xác định trị giá hải quan;

- Quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại;
- Các quy định khác ảnh hưởng tới hàng hóa nhập khẩu (hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan )
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hàng rào thương mại phi thuế quan được nhiều nhà khoa học và hoạch định chính sách
thương mại trong nước khai thác và nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Một số công trình
nghiên cứu của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) như "Cơ sở khoa học định hướng các
biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
thương mại thế giới" của Vụ Kế hoạch năm 2000; "Hệ thống rào cản kỹ thuật trong Thương mại
quốc tế và những giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp ở Việt Nam" năm
2002 và "Nghiên cứu các rào cản trong Thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với
Việt Nam" năm 2004 của Viện Nghiên cứu Thương mại.
Ngoài ra là các bài viết như "Bảo hộ hợp lý nông nghiệp trong quá trình Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế" của GS.TS. Bùi Xuân Lưu, Trường Đại học Ngoại thương; "Giới thiệu về hạn
ngạch thuế quan" của Nguyễn Hải Yến, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại
(nay là Bộ Công thương), tháng 8/2005; "Khía cạnh pháp lý của các biện pháp SPS" của Dự án
hỗ trợ thương mại đa biên II (MUTRAP II), Bộ Thương mại phối hợp cùng Ủy ban Châu Âu
thực hiện năm 2002
Hầu hết các công trình nghiên cứu và bài viết trên được thực hiện trước khi Việt Nam gia
nhập WTO, khi nước ta chưa bị ràng buộc bởi các cam kết mở cửa thị trường và xóa bỏ các rào
cản thương mại theo nghĩa vụ WTO. Do đó, các công trình và bài viết này đã phân tích các quy
định, thông lệ của WTO về các biện pháp phi thuế quan khác nhau, có liên hệ và tìm hiểu kinh
nghiệm của một số nước trong sử dụng hàng rào thương mại phi thuế quan nhằm đi sâu vào khía
cạnh bảo hộ sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; hoặc nghiên cứu tính
chất rào cản của các biện pháp phi thuế quan trong tương quan so sánh với các biện pháp thuế
quan mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các biện pháp phi thuế quan của
WTO thông qua các Hiệp định đa biên tiêu biểu, cũng như chưa nghiên cứu một cách tổng thể
pháp luật và thực tiễn áp dụng các biện pháp phi thuế quan của một số nước trên thế giới. Mặt
khác, các công trình và bài viết này nghiên cứu hàng rào thương mại nói chung dưới khía cạnh
tác động tới chính sách thương mại trong nước hơn là khía cạnh luật pháp. Do đó, dưới khía cạnh
luật pháp, luận văn này góp phần làm sáng tỏ hàng rào thương mại phi thuế quan theo pháp luật

của WTO một cách toàn diện và tổng thể, thông qua đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật Việt Nam phù hợp với các cam kết với WTO trong lĩnh vực này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hàng rào
thương mại phi thuế quan của WTO, xây dựng lý luận và thực tiễn cho các giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật Việt Nam, phù hợp với nghĩa vụ xóa bỏ rào cản thương mại với WTO. Đề tài
cũng làm rõ các quy định về hàng rào thương mại phi thuế quan tại một số thị trường xuất khẩu
chủ yếu của Việt Nam như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản Ngoài việc làm sáng tỏ một số vấn đề
về hàng rào thương mại phi thuế quan của Việt Nam hiện nay, đề tài còn nhằm làm rõ xu hướng
xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện hàng rào này cho phù hợp với tình hình mới, vừa đảm bảo lợi
ích của người tiêu dùng trong nước, vừa để bảo hộ các ngành sản xuất còn yếu trong nước.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Với mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm sáng tỏ các quy định của WTO và pháp luật của một số nước về hàng rào thương mại
phi thuế quan.
- Phân tích, đánh giá một cách khoa học và đầy đủ về sự hình thành, phân loại và xu hướng
phát triển của hàng rào thương mại phi thuế quan trên thế giới; các nỗ lực của WTO trong tự do
hóa thương mại, bao gồm nỗ lực xóa bỏ các rào cản thương mại phi thuế quan.
- Nghiên cứu các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực này.
- Xác định yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật trong nước và đề xuất một số phương hướng và
giải pháp để hoàn thiện pháp luật trong nước phù hợp với các nghĩa vụ với WTO về xóa bỏ hàng
rào thương mại phi thuế quan.
4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn sẽ nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các quy định và thông lệ của WTO về
việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan phổ biến; các quy định và thực tiễn điển hình về áp dụng
các biện pháp phi thuế quan của một số nước, nhóm nước gồm Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật
Bản và Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu các Hiệp định của WTO, bao gồm:
- Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP);
- Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT);
- Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS);
- Hiệp định thực hiện điều VII của hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994
(CVA);
- Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS);
- Và một số hiệp định khác.
- Pháp luật của một số nước, nhóm nước như Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, và
Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số đề xuất về hoàn thiện hàng rào thương mại phi thuế
quan cho phù hợp với tình hình mới, cung cấp một số thông tin và đưa ra khuyến nghị đối với các cơ
quan chính phủ, các Hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu vào một số thị trường lớn như Hoa Kỳ,
Châu Âu để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu về thủ tục và kỹ thuật
như quy định và pháp luật của WTO và các nước này.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và các phương pháp
nghiên cứu truyền thống khác.
5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Chọn và thực hiện đề tài này, tôi mong muốn những kiến thức và nội dung của đề tài sẽ góp
phần cung cấp kiến thức hữu ích về hàng rào thương mại phi thuế quan của WTO và một số thị
trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, Châu Âu Thông
qua đó, phòng ngừa và giảm bớt các nguy cơ hàng hóa Việt Nam đối mặt với các biện pháp phi
thuế quan để làm giảm sự thâm nhập của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường trên.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hàng rào thương mại phi thuế quan của Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO).
Chương 2: Một số quy định cơ bản của WTO về hàng rào thương mại phi thuế quan.
Chương 3: Pháp luật và thực tiễn của một số nước về hàng rào thương mại phi thuế quan.
Cam kết của Việt Nam với WTO về hàng rào thương mại phi thuế quan và phương hướng, giải
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ HÀNG RÀO THƢƠNG MẠI PHI THUẾ QUAN
CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
1.1. Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) và vấn đề hạn chế các hàng rào thƣơng mại
phi thuế quan
Ngày 15/4/1994, WTO ra đời trên Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới được ký
kết tại Marrkesh.
Thông qua các vòng đàm phán từ Kenedy, Tokyo, Urugoay và Doha, WTO đã nỗ lực cắt
giảm thuế quan và xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan thông qua việc chuyển đổi các biện pháp
phi thuế quan thành các biện pháp thuế quan tương ứng.
1.2. Quan niệm pháp lý về hàng rào thƣơng mại phi thuế quan
1.2.1. Quan niệm pháp lý về hàng rào thương mại phi thuế quan của một số nước
EU cho rằng NTB là tất cả các rào cản cản trở hoạt động thương mại của các nhà xuất khẩu
của EU.
NTB được các nhà kinh tế và xuất khẩu của Hoa Kỳ nhìn nhận là các quy định, chính sách
và thực tiễn của quốc gia, có mục đích bảo vệ sản phẩm nội địa khỏi sự cạnh tranh từ hàng hóa
nước ngoài, hoặc khuyến khích việc xuất khẩu của các sản phẩm nội địa.
Canada cho rằng tất cả các biện pháp nhằm hạn chế thương mại đều là NTB từ hạn ngạch,
giấy phép xuất khẩu, trị giá hải quan, SPS, TBT, phân loại cho đến thủ tục hải quan, chi phí hành
chính
1.2.2. WTO và quan niệm về hàng rào thương mại phi thuế quan
WTO không đưa ra một định nghĩa chuẩn về hàng rào thương mại phi thuế quan mà hàng rào
thương mại phi thuế quan được hiểu thông qua các quy định cụ thể, có khả năng gây cản trở tới

thương mại tại từng Hiệp định đa biên của WTO, như việc đặt ra các áp dụng các tiêu chuẩn kỹ
thuật để hạn chế thương mại theo Hiệp định về Tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT).
1.3. Phân loại các hàng rào thƣơng mại phi thuế quan
WTO chưa có một hệ thống phân loại NTB chuẩn. Dựa vào các tài liệu về NTB mà các nước
thành viên cung cấp, WTO đã xác định được 04 nhóm NTB như sau:
Nhóm thứ nhất: gồm các biện pháp được quy định tại các Hiệp định hiện hành của WTO và
không có kế hoạch đàm phán cụ thể.
Nhóm thứ hai: gồm các NTB do Hiệp định WTO quy định cụ thể, là chủ đề của chương trình
đàm phán độc lập cụ thể, Ví dụ, một số NTB được xác định liên quan tới các quy tắc về phá giá sản
phẩm và các biện pháp trả đũa.
Nhóm thứ 3: bao gồm các NTB được coi là các rào cản không được quy định cụ thể trong
các Hiệp định của WTO, như thủ tục hải quan.
Nhóm thứ 4: bao gồm các NTB được phân loại như rào cản nhưng lại không được quy định
trong các Hiệp định WTO và không phải là chủ đề của chương trình đàm phán độc lập. Một số biện
pháp bao gồm phân loại, thuế quan, hạn ngạch, thuế nhập khẩu, các chiến dịch "mua hàng nội địa",
các khuyến khích về tài chính, các trường hợp miễn thuế quan và thuế nội địa.
Phân loại theo WTO - Vòng đàm phán về các vấn đề nông nghiệp (NAMA):
NTB được phân nhóm thành 07 loại:
(i) sự tham gia của Chính phủ vào hoạt động thương mại;
(ii) thủ tục nhập khẩu hành chính và thủ tục hải quan;
(iii) hàng rào kỹ thuật đối với thương mại;
(iv) các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh;
(v) các hạn chế cụ thể;
(vi) các khoản thuế và phí đối với hàng hóa nhập khẩu;
(vii) các biện pháp khác.
Phân loại theo dữ liệu tiếp cận thị trường của EU
Các biện pháp liên quan đến xuất khẩu được phân chia thành "biện pháp" và "lĩnh vực". Các
lĩnh vực được phân thành 26. Các biện pháp được phân thành 31 loại, trong đó bao gồm cả cạnh
tranh, đầu tư và các biện pháp liên quan tới chỉ dẫn địa lý.
Phân loại theo các báo cáo dự kiến thương mại quốc gia đối với rào cản ngoại thương của

Hoa Kỳ
Các NTB được chia thành 10 loại:
(i) chính sách nhập khẩu như các hạn chế định lượng, giấy phép nhập khẩu, rào cản hải quan;
(ii) các tiêu chuẩn, thử nghiệm, dán nhãn và chứng chỉ;
(iii) mua sắm Chính phủ;
(iv) trợ cấp xuất khẩu;
(v) thiếu cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
(vi) các rào cản dịch vụ;
(vii) các rào cản đầu tư;
(viii) các thực tiễn chống cạnh tranh với những tác động thương mại không tổn hại bởi chính
phủ nước ngoài;
(ix) các hạn chế thương mại ảnh hưởng tới thương mại điện tử, phân biệt đối xử trong các
chế độ thuế;
(x) các biện pháp khác.
Phân loại theo Hệ thống Thông tin và Phân tích thương mại của UNCTAD (TRAINS)
- Các biện pháp kiểm soát giá cả:
- Các biện pháp tài chính:
- Các biện pháp cấp phép nhập khẩu tự động
- Các biện pháp kiểm soát số lượng:
- Các biện pháp độc quyền:
- Các biện pháp kỹ thuật:
1.4. Xu hƣớng phát triển của hàng rào thƣơng mại phi thuế quan
Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp kiểm soát số lượng liên quan tới các biện
pháp kỹ thuật tăng lên gấp hai lần, từ 31.9 lên tới 58.5 %.
Việc sử dụng biện pháp kiểm soát số lượng, các biện pháp tài chính và kiểm soát giá cả, đã
giảm đáng kể, từ 44.7% năm 1994 xuống còn 15.2% vào năm 2004. Sự suy giảm này đã phản
ánh sự tuân thủ nghiêm túc đối với các cam kết của Vòng Urugoay của các thành viên.
Nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động lớn nhất từ việc áp dụng NTB. Các nước đang phát triển và
chậm phát triển chịu nhiều thiệt hại nhất từ các NTB.


Chương 2
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA WTO
VỀ HÀNG RÀO THƢƠNG MẠI PHI THUẾ QUAN
2.1. Nhận xét chung
Khả năng cản trở thương mại giữa các nước không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực về cấp phép
nhập khẩu, các nguyên tắc xác định trị giá hải quan, kiểm tra hàng hóa trước khi xếp lên tàu, các
nguyên tắc xuất xứ và các biện pháp liên quan đến đầu tư của WTO, mà còn từ các quy định và luật
pháp về các vấn đề kỹ thuật hay quy định về kiểm dịch động thực vật. Do đó, nghiên cứu năm Hiệp
định của WTO, gồm Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP), Hiệp định về hàng rào kỹ
thuật trong thương mại (TBT), Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật
(SPS), Hiệp định về trị giá hải quan (CVA) và Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại (TRIMS) sẽ mang lại sự hiểu biết cơ bản về hàng rào thương mại phi thuế quan theo
quan điểm của WTO.
2.2. Một số quy định cơ bản trong các Hiệp định của WTO về hàng rào thƣơng mại phi
thuế quan
2.2.1. Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (Hiệp định ILP)
Hiệp định ILP dựa trên một nguyên tắc cơ bản là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất
nhập khẩu, nhất là nhập khẩu; giảm thiểu các thủ tục, giấy tờ không cần thiết gây ảnh hưởng xấu
cho hoạt động thương mại.
- Hiệp định yêu cầu các nước thành viên phải công bố cho các nhà xuất khẩu nước ngoài, các
nhà nhập khẩu trong nước và cả các cơ quan chức năng liên quan đầy đủ thông tin về thủ tục cấp
giấy phép nhập khẩu để xác định cụ thể trách nhiệm của từng loại đối tượng (Điều 1);
- Hiệp định cố gắng giảm tối thiểu gánh nặng của nhà nhập khẩu trong việc xin cấp phép qua
quy định người xin cấp phép nhập khẩu chỉ phải nộp đơn cho một cơ quan hành chính duy nhất,
trong trường hợp cần thiết phải tiếp cận nhiều cơ quan hành chính thì số cơ quan này cũng không
được quá ba cơ quan (Điều 1.6).
- Hiệp định đưa ra quy định về thời gian xử lý đơn không quá 30 ngày theo nguyên tắc đơn
được xem xét ngay sau khi nhận được, đơn nộp trước sẽ được xem xét trước, và không quá 60
ngày đối với các đơn xin cấp phép nhập khẩu không tự động nộp cùng một lúc (Điều 3.5.f)
2.2.2. Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS)

Hiệp định SPS đưa ra các quy định điều chỉnh liên quan tới đảm bảo an toàn thực phẩm và
các biện pháp kiểm dịch, với mục đích loại trừ các biện pháp cản trở thương mại.
Các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh (biện pháp SPS) được định nghĩa là bất kỳ biện pháp nào
áp dụng để bảo vệ cuộc sống của con người hoặc sức khỏe của động vật hoặc thực vật khỏi nguy
cơ xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu, bệnh; nguy cơ phát sinh từ các chất phụ gia thực
phẩm, chất độc; nguy cơ từ các bệnh do động vật, thực vật
Hiệp định khuyến khích các nước thành viên sử dụng các tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế
nhưng các thành viên cũng có thể áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn nếu có bằng chứng khoa học
và việc áp dụng không được phân biệt đối xử.
2.2.3. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (Hiệp định TBT)
Hiệp định TBT bao gồm tất cả các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn và thủ tục tự nguyện để
đảm bảo được đáp ứng, ngoại trừ khi các biện pháp đã được quy định trong Hiệp định SPS.
Hiệp định TBT cố gắng đảm bảo rằng các quy định, các tiêu chuẩn, việc thử nghiệm và thủ
tục chứng nhận không tạo ra các rào cản đối với thương mại. Nhưng việc áp dụng các tiêu chuẩn
này cũng rất cần thiết vì nhiều lý do như bảo vệ môi trường, an toàn hay an ninh quốc gia trên cơ
sở không phân biệt đối xử.
Hiệp định TBT khuyến khích các thành viên sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.
2.2.4. Hiệp định về trị giá hải quan (Hiệp định CVA)
Hiệp định đưa ra 6 phương pháp xác định trị giá:
Phương pháp 1: trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu
Phương pháp 2: trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt
Phương pháp 3: trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự
Phương pháp 4: trị giá khấu trừ.
Phương pháp 5: trị giá tính toán.
Việc xác định trị giá hải quan có thể trở thành rào cản cho hoạt động nhập khẩu nếu cơ quan
hải quan không dựa trên cơ sở thực tế và giá cả khách quan của thị trường, mà dựa vào nguồn dữ
liệu về giá để áp giá tối thiểu (còn gọi là bảng giá tối thiểu) đối với hàng hóa nhập khẩu.
Hiệp định CVA đã đặt ra các nguyên tắc xác định trị giá cho các cơ quan hải quan của nước thành
viên WTO. Theo đó, việc xác định trị giá hải quan phải công bằng, thống nhất và trung lập, không
được độc đoán và sai lệch.

Hiệp định CVA áp dụng rộng rãi với tất cả các nước là thành viên hoặc không là thành viên
của WTO.
2.2.5. Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (Hiệp định TRIMS)
Hiệp định TRIMS quy định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại chỉ áp dụng cho
các biện pháp ảnh hưởng tới thương mại hàng hóa do đó, Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng cho
thương mại hàng hóa mà không áp dụng cho các lĩnh vực khác.
Mục đích của Hiệp định nhằm giảm các rào cản cho thương mại hàng hóa. Hiệp định không đưa
ra một định nghĩa thế nào là biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại mà chỉ đưa ra một danh mục
minh họa cần loại bỏ, bao gồm các biện pháp đầu tư bị coi là vi phạm nguyên tắc "Đãi ngộ quốc
gia" (NT) tại Điều 3 và nghĩa vụ loại bỏ hạn chế định lượng.
Các biện pháp cần được loại bỏ theo Hiệp định TRIMs như sau:
- Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa;
- Yêu cầu cân bằng thương mại;
- Hạn chế về giao dịch ngoại hối;
- Hạn chế về xuất khẩu.
Thời gian phải loại bỏ các biện pháp nói trên trong vòng 2 năm đối với các thành viên phát
triển như Mỹ và các nước Châu Âu; 5 năm đối với các thành viên đang phát triển và 7 năm đối
với các thành viên kém phát triển kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực (1/1/1995).

Chương 3
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ NƢỚC
VỀ HÀNG RÀO THƢƠNG MẠI PHI THUẾ QUAN. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI
WTO VỀ HÀNG RÀO THƢƠNG MẠI
PHI THUẾ QUAN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
3.1. Pháp luật và thực tiễn của một số nƣớc về hàng rào thƣơng mại phi thuế quan
3.1.1. Pháp luật và thực tiễn của Hoa Kỳ về hàng rào thương mại phi thuế quan
* Yêu cầu cấp phép nhập khẩu
Yêu cầu cấp phép được áp dụng đối với các sản phẩm trong các lĩnh vực nông nghiệp, công
nghiệp, năng lượng, hóa chất, đồ uống, thuốc lá, vũ khí, đạn dược, cá và các loài động vật hoang

dã…
Việc cấp phép không nhằm hạn chế số lượng hay trị giá của hàng nhập khẩu mà chỉ nhằm
bảo vệ ngành sản xuất trong nước và cung cấp số liệu thống kê nhanh chóng và tin cậy cho chính
phủ và công chúng.
Hàng hóa được cấp phép nhập khẩu theo hai cơ chế, cấp phép nhập khẩu tự động và cấp phép
nhập khẩu không tự động.
* Các biện pháp kiểm dịch động thực vật - SPS
Các cơ quan thực thi các biện pháp kiểm dịch động thực vật gồm cơ quan Kiểm soát sức
khỏe động thực vật (APHIS) của Bộ Nông nghiệp (USDA); cơ quan kiểm tra và an toàn thực
phẩm (FSIS); cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA); cơ quan Thuốc và Thực phẩm (FDA).
Các biện pháp SPS của Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế
vì Hoa Kỳ là thành viên của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex và Tổ chức Thế giới vì sức
khỏe Động vật (OIE) và là nước ký kết Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC).
* Các quy định về hàng rào kỹ thuật - TBT
Hiện nay Hoa Kỳ có khoảng 10.000 Tiêu chuẩn Quốc gia. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn là tự
nguyện.
* Các quy định về xác định trị giá hải quan - CVA
Cơ sở pháp lý: Luật Thuế quan năm 1930, sửa đổi tại Luật các Hiệp định Thương mại ngày
26/7/1979.
Cơ quan hải quan Hoa Kỳ xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu theo trị giá giao
dịch, bao gồm cả chi phí vận chuyển quốc tế, bảo hiểm và chi phí theo tập quán thương mại CIF.
Pháp luật không cho phép sử dụng giá tham khảo.
* Các quy định khác ảnh hưởng tới hàng hóa nhập khẩu.
- Chế độ hạn ngạch thuế quan đối với sữa, thịt bò, tiêu biểu là đường và các sản phẩm đường
nhằm mục đích bảo hộ các ngành sản xuất trong nước
- Quy định hạn chế nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường và các loài bị
nguy hiểm hoặc đe dọa diệt chủng theo các đạo luật khác nhau.
3.1.2. Pháp luật và thực tiễn của Cộng đồng Châu Âu (EU) về hàng rào thương mại phi thuế
quan
* Yêu cầu cấp phép nhập khẩu

Yêu cầu cấp phép nhập khẩu của EU áp dụng đối với tất cả sản phẩm nông nghiệp là đối
tượng của hạn ngạch thuế quan như ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, gạo, đường, dầu và
chất béo, các sản phẩm sữa, thịt gia súc (bê, bò, dê, cừu), hoa quả và rau tươi và đã qua chế
biến…
Giấy phép nhập khẩu cũng áp dụng đối với một số sản phẩm thép nhất định là đối tượng bị
giám sát nhằm thu thập số liệu thống kê.
* Các biện pháp kiểm dịch động thực vật - SPS
- Cơ sở pháp lý: Quy định số 178/2002 ngày 28/2/2002. Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu
Âu (EFSA) được thành lập nhằm tăng cường hệ thống cảnh báo sớm đối với thức ăn cho người
và động vật.
- Năm nguyên tắc đặt ra tại Quy định số 178/2002 về chế độ an toàn thực phẩm của EU là:
(i) đảm bảo an toàn thực phẩm ở cấp độ cao tại tất cả các giai đoạn của dây chuyền thực phẩm,
từ giai đoạn sản xuất đầu tiên cho tới tiêu dùng; (ii) phân tích rủi ro về các cấu phần của chính
sách an toàn thực phẩm; (iii) các chủ thể chịu trách nhiệm đầy đủ về an toàn của sản phẩm mà họ
nhập khẩu, sản xuất, chế biến và đưa vào lưu thông tại thị trường; (iv) khả năng truy nguyên của
sản phẩm tại tất cả các giai đoạn của dây chuyền thực phẩm và (v) sự tham gia của công dân
trong việc đánh giá thông tin và các cơ quan nhà nước.
* Các quy định về hàng rào kỹ thuật - TBT
Các cơ quan tiêu chuẩn hóa của Châu Âu là Ủy ban Châu Âu về Tiêu chuẩn hóa (CEN),
Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI) và Ủy ban Châu Âu về Tiêu chuẩn hóa Kỹ thuật
Điện tử (CENELEC). Khoảng 2/3 các tiêu chuẩn do CEN và CENELEC xây dựng giống hệt
hoặc dựa trên các tiêu chuẩn của ISO và IEC. Hiện tại có khoảng 14000 tiêu chuẩn Châu Âu là
tiêu chuẩn tự nguyện.
Quy trình xây dựng quy định kỹ thuật ở cấp Cộng đồng gồm hai phương pháp: một là đặt ra các
yêu cầu kỹ thuật cụ thể chi tiết (cách tiếp cận cũ), hai là đưa ra quy định hạn chế về các yêu cầu cần
thiết (cách tiếp cận mới) để đáp ứng các mục tiêu bảo vệ sức khỏe, an toàn và môi trường. Theo cách
tiếp cận mới, hàng hóa muốn được đưa vào lưu thông tại thị trường EU phải được dán nhãn "CE" để
chỉ ra sự tuân thủ với các yêu cầu của EU. Nếu không có nhãn này thì sản phẩm không thể xuất hiện
trên thị trường.
* Các quy định về xác định trị giá hải quan - CVA

Các nguyên tắc xác định trị giá hải quan của Hiệp định CVA của WTO được chuyển vào trực
tiếp vào các văn bản như Bộ luật Hải quan của EU và Quy định thực hiện Bộ luật Hải quan.
Các nguyên tắc xác định trị giá hải quan đang được áp dụng tại EU hiện nay đều phù hợp với
quy định của Hiệp định CVA và các quyết định của Ủy ban Kỹ thuật trị giá hải quan của WCO.
* Các quy định hạn chế nhập khẩu khác
- Quy định hạn chế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế mà EU là thành viên như Công ước
của WHO về Kiểm soát thuốc lá; Công ước CITES, Công ước Basel về kiểm soát dòng vận
chuyển qua biên giới các chất thải độc hại…
- Hạn ngạch thuế quan hiện nay đang được duy trì đối với 98 sản phẩm, trong đó 91 sản
phẩm là sản phẩm nông nghiệp, thông qua chế độ cấp phép nhập khẩu.
3.1.3. Pháp luật và thực tiễn của Trung Quốc về hàng rào phi thuế quan
* Yêu cầu cấp phép nhập khẩu
Chế độ cấp phép nhập khẩu của Trung Quốc có thể được chia thành ba nhóm chính: Quản lý
Cấp phép Nhập khẩu; cấp phép Nhập khẩu Tự động; quản lý hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
* Các biện pháp kiểm dịch động thực vật - SPS
Cơ sở pháp lý: Luật Kiểm dịch Động vật và Thực vật Nhập khẩu và Xuất khẩu, Luật Vệ sinh
Thực phẩm, Luật Ngăn ngừa Bệnh dịch ở Động vật, Luật Kiểm tra Hàng hóa Xuất nhập khẩu,
Luật về Kiểm dịch và Y tế tại Biên giới và các văn bản và quy định hướng dẫn thực hiện.
Các biện pháp quản lý hiện hành như các biện pháp quản lý thực phẩm biến đổi gen -GMO,
việc dán nhãn sản phẩm.
* Quy định về các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn - TBT
Cơ sở pháp lý: Luật Tiêu chuẩn hóa, Quy định về việc thực hiện Luật Tiêu chuẩn hóa theo Nghị
định số 53 của Hội đồng Nhà nước ngày 6/4/1990.
Đến cuối năm 2006, tổng số tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc là 21.410, trong đó 3084 là
tiêu chuẩn bắt buộc (liên quan tới sức khỏe con người, tài sản và an toàn cá nhân, và các tiêu chuẩn được
quy định tại luật và các quy định), chiếm 14.41%; hầu hết các tiêu chuẩn còn lại (18.231) là tiêu chuẩn
tự nguyện, bằng 85.15% và 95 là thông số kỹ thuật. Căn cứ vào nội dung của tiêu chuẩn, 1686 tiêu
chuẩn liên quan tới an toàn, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường, bằng 7.87%; 13.163 là tiêu
chuẩn sản phẩm, bằng 30.64%.
Trung Quốc đã ban hành hơn 1800 tiêu chuẩn quốc gia và hơn 2900 tiêu chuẩn ngành trong

lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Trung Quốc hiện đang áp dụng nhãn Chứng nhận Bắt buộc Trung Quốc (CCC) và nhãn
chứng nhận sản phẩm tự nguyện (CQC).
* Các quy định về xác định trị giá hải quan - CVA
Cơ sở pháp lý: Luật Hải quan, Nguyên tắc Xác định Trị giá Hải quan của Hàng hóa Nhập
khẩu và Xuất khẩu ban hành theo Nghị định số 148/2006 của Tổng cục Hải quan.
Trị giá hải quan của hàng hóa xuất nhập khẩu do cơ quan hải quan xác định trên cơ sở trị giá
giao dịch của hàng hóa.
* Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại - TRIMS
Cơ sở pháp lý: Luật về Liên doanh Trung Quốc và nước ngoài; Luật về Hợp đồng liên
doanh, Luật về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các quy định hướng dẫn thực hiện
khác.
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp mới có hiệu lực từ 1/1/2008, quy định mức thuế từ 15-24% áp
dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp, đã xóa bỏ hai chế độ thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho
khối doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được duy trì từ đầu những năm
1990.
* Chế độ hạn ngạch thuế quan (TRQ)
Hạn ngạch thuế quan được áp dụng với 8 nhóm hàng hóa nhập khẩu, gồm bột mỳ, ngô, gạo,
đường, len, bông và phân bón hóa học. Thuế suất từ 6 - 40% áp dụng cho bông nhập khẩu ngoài
hạn ngạch cho năm 2007 và năm 2008 là 5 - 40%. Mức trung bình là 4.8% cho nhập khẩu các
sản phẩm trên trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch là khoảng 50%.
3.1.4. Pháp luật và thực tiễn của Nhật Bản về hàng rào thương mại phi thuế quan
* Yêu cầu cấp phép nhập khẩu
Áp dụng đối với hàng hóa thuộc diện chịu sự quản lý của hạn ngạch nhập khẩu, hàng hóa sản
xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực quy định trong thông báo nhập khẩu đòi hỏi phải có
giấy phép nhập khẩu
Mục đích của yêu cầu cấp phép nhập khẩu là đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn và sức khỏe
của người tiêu dùng, hoặc bảo tồn đời sống động thực vật và môi trường trong nước.
* Các biện pháp kiểm dịch động thực vật - SPS
Cơ sở pháp lý: Luật Vệ sinh Thực phẩm năm 1947, Luật Kiểm dịch, Luật Bảo vệ Thực vật và Luật

Kiểm soát Bệnh dịch lây nhiễm động vật trong nước.
Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện theo Luật Vệ sinh Thực phẩm, Luật Cơ
bản An toàn Thực phẩm.
* Các quy định về hàng rào kỹ thuật - TBT
Cơ sở pháp lý: Luật Tiêu chuẩn hóa Công nghiệp, Luật Tiêu chuẩn Xây dựng, Luật An toàn
Sản phẩm cho người tiêu dùng, Luật liên quan tới Tiêu chuẩn hóa và Dán nhãn phù hợp đối với
sản phẩm nông lâm nghiệp Nhật Bản - Luật JAS.
Năm 2005, 93% Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JIS) phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Các tiêu chuẩn tự nguyện gồm là 9727 Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JIS), và 215 Tiêu chuẩn
Nông nghiệp Nhật Bản (JAS).
Năm 2005, khoảng 20% tất cả tiêu chuẩn JIS quy định tại luật và các pháp lệnh của Chính
phủ/ bộ là quy định kỹ thuật bắt buộc.
* Quy định về xác định trị giá hải quan - CVA
Cơ sở pháp lý: Luật hải quan (Luật số 61, ban hành 1959, sửa đổi năm 2004).
Hàng hóa nhập khẩu được xác định trị giá trên cơ sở giá cif (được tính vào giá trị giao dịch
của hàng nhập khẩu).
* Các quy định khác ảnh hưởng tới hàng hóa nhập khẩu
Chế độ hạn ngạch thuế quan (TRQ) được áp dụng đối với khoảng 1.7% các dòng thuế, chủ yếu
đối với các sản phẩm nông nghiệp như gạo, và các sản phẩm bơ sữa. chất béo ăn được đã chế biến,
rau đậu khô, bột mỳ, lúa mạch, tinh bột, tơ tằm thô…
3.2. Cam kết của Việt Nam với WTO về hàng rào phi thuế quan
Tại Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (tài liệu WT/ACCVNM/48)
ngày 27/10/2006 (sau đây gọi tắt là Báo cáo), Việt Nam đã cam kết thực hiện các Hiệp định ILP,
Hiệp định SPS; Hiệp định TBT; Hiệp định CVA và Hiệp định TRIMS từ thời điểm gia nhập
WTO.
3.3. Pháp luật Việt Nam hiện hành về hàng rào phi thuế quan
* Yêu cầu về cấp phép nhập khẩu
- Cơ sở pháp lý: Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 12/2006 ngày 23/1/2006 của
Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại và các văn bản liên quan khác.
Chế độ cấp phép hiện nay được thực hiện theo hai hình thức: cấp phép nhập khẩu tự động và

cấp phép nhập khẩu không tự động.
* Các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh - SPS
Cơ sở pháp lý: Pháp lệnh Thú y của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 29/4/2005;
Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Thú y, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực từ 1/1/2007, Pháp lệnh vệ sinh
an toàn thực phẩm có hiệu lực từ 1/11/2003.
Các biện pháp quản lý hiện hành của Việt Nam phù hợp với quy định của Hiệp định SPS và
sẽ tiếp tục được sửa đổi theo mục tiêu hướng tới mức độ tuân thủ cao hơn.
* Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và chứng nhận - TBT
Cơ sở pháp lý: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, có hiệu lực từ 1/1/2007 và các văn
bản hướng dẫn thực hiện.
Hệ thống TCVN hiện hành gồm 6000 TCVN.
Năm 2000, Việt Nam có 1300 TCVN tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu
chuẩn nước ngoài, cho đến hết tháng 12/2006, con số này là 2077 TCVN. Các TCVN này hoàn
toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO (1429 tiêu chuẩn), IEC-Ủy ban tiêu chuẩn điện quốc tế
(136 tiêu chuẩn) và CODEX-Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (41 tiêu chuẩn) và các
tiêu chuẩn nước ngoài khác.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam không tạo ra rào cản nhằm hạn chế nhập khẩu và bảo
hộ sản xuất trong nước.
* Các quy định trong lĩnh vực hải quan.
- Lĩnh vực thu phí: trước đây, việc thu phí hải quan dựa trên số lượng hàng hóa nhập khẩu
theo khối lượg và hình thức vận chuyển là không phù hợp với Điều 3 của GATT 1994.
Chế độ thu phí mới quy định việc việc thu phí trên mỗi tờ khai, đối với mỗi lần mở tờ khai
hải quan theo Quyết định số 73/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 18/12/2006 đã
tuân thủ đầy đủ nguyên tắc của WTO về phí hải quan
- Lĩnh vực xác định trị giá hải quan: việc xác định trị giá hải quan trên cơ sở "giá hợp đồng"
và thông lệ áp dụng "bảng giá tối thiểu" là không hoàn toàn phù hợp với phương pháp "trị giá
giao dịch" được quy định tại Hiệp định CVA.
Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về xác định trị giá hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã đưa các quy định của pháp luật trong nước về vấn đề trị giá hải

quan phù hợp hơn với quy định của Hiệp định xác định trị giá hải quan của WTO.
* Quy định về các biện pháp đầu tư liên quan thương mại - TRIMS
- Cơ sở pháp lý: Luật đầu tư năm 2005, Nghị định số 27/2003/ND-CP ngày 19/3/2003 và
Quyết định số 43/2006/QĐ-BTC ngày 29/8/2006
- Các chính sách xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khác
trong việc đóng thuế thu nhập cá nhân, áp dụng chế độ một giá đối với các doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài (như giá điện và vé máy bay).
* Quy định về Hạn chế định lượng
Hạn ngạch thuế quan đang được áp dụng đối với một số sản phẩm nhập khẩu như muối,
thuốc lá tinh luyện, trứng gia cầm, đường tinh luyện và đường thô.
Mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành. Mức thuế áp dụng hàng
nhập khẩu ngoài hạn ngạch cao hơn nhiều so với mức trong hạn ngạch.
3.4. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật trong nƣớc phù hợp với cam kết
quốc tế về NTB
3.4.1. Phương hướng hoàn thiện
Hệ thống pháp luật Việt Nam cần được tiếp tục hoàn thiện nhằm hướng tới sự phù hợp và tuân
thủ cao hơn đối trong các lĩnh vực đã cam kết. Phương hướng chung là tiếp tục cắt giảm hàng rào
thương mại phi thuế quan theo cam kết, chỉ áp dụng các biện pháp phù hợp với quy định của
WTO.
Việc áp dụng các biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất trong nước cần được đánh giá một cách
toàn diện và áp dụng theo phương hướng sau:
i. Các biện pháp phi thuế chỉ nên được áp dụng theo các tiêu chí rõ ràng và theo các mục
đích nhất định, để bảo hộ sản xuất trong nước, hay nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe của con
người và động thực vật, bảo vệ môi trường hoặc vì mục đích an ninh quốc gia;
ii. Các biện pháp phi thuế nhằm bảo hộ một số lĩnh vực sản xuất trong nước nên được áp
dụng một cách có chọn lọc;
iii. Các biện pháp phi thuế được sử dụng nhằm bảo hộ sản xuất trong nước nên được áp dụng
có thời hạn, theo lộ trình nhất định, và cần được loại bỏ hoặc chuyển đổi khi đã đạt được mục
đích bảo hộ;
iv. Các biện pháp phi thuế được áp dụng phải phù hợp với quy định của WTO, không trái với các

cam kết quốc tế đa phương và song phương khác;
v. Các biện pháp phi thuế được áp dụng không mang tính phân biệt đối xử rõ ràng giữa sản
xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài theo quy chế Đối xử quốc gia hay giữa hàng hóa và
hoạt động sản xuất kinh doanh của các nước ngoài với nhau cùng có quan hệ thương mại với
Việt Nam, theo quy chế Đối xử tối huệ quốc.
3.4.2. Giải pháp hoàn thiện
- Giải pháp chiến lược: xây dựng một lộ trình thực hiện từ khi gia nhập cho tới khi tuân thủ
hoàn toàn.
- Giải pháp dài hạn:
i. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế theo định hướng nền kinh tế thị trường có
sự điều tiết của Nhà nước;
ii. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế theo từng thời kỳ, có sự điều chỉnh linh
hoạt, phù hợp với tình kinh tế khu vực và thế giới;
iii. Xây dựng và triển khai lộ trình thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO, bao gồm
các cam kết về NTB, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội và các yêu cầu quản lý
thương mại trong từng thời kỳ, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước đi trước, cho tới khi đạt
được sự tuân thủ hoàn toàn;
iv. Đổi mới và tăng cường hệ thống thực thi, kiểm soát nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật
trong nước liên quan tới các vấn đề cấp phép, SPS, TBT, TRIMS…
- Giải pháp ngắn hạn:
i. Thuế hóa các biện pháp phi thuế quan nhằm mục đích bảo hộ thành một mức thuế quan
bổ sung có tác dụng bảo hộ tương đương;
ii. Giảm dần các mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu và tăng cường chế độ cấp phép tự
động;
iii. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến các quy định pháp luật trong các lĩnh vực
này tới các doanh nghiệp và người dân;
iv. Tiếp tục quá trình nội luật hóa các cam kết về cắt giảm các biện pháp phi thuế quan như cấm
nhập khẩu, hạn ngạch và chế độ cấp phép nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Như vậy, sự tồn tại của hàng rào thương mại phi thuế quan có tác động tiêu cực tới thương
mại quốc tế, nhất là khi các quy định về các rào cản phi thuế quan này không được minh bạch
hóa. Với vai trò là một tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, với cộng đồng thành viên đông đảo
cùng hướng tới những mục tiêu chung nhằm tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế,
WTO tạo ra sân chơi bình đẳng và đảm bảo lợi ích cho các nước thành viên.
Việc nghiên cứu về hàng rào phi thuế quan theo pháp luật của WTO giúp chúng ta tiếp tục
hoàn thiện pháp luật trong nước trong lĩnh vực này, vừa hướng tới sự hài hòa và tương thích với
các quy định của WTO như đã cam kết, vừa phát huy mục đích bảo hộ và bảo vệ các lợi ích về
sức khỏe con người, môi trường và các lợi ích xã hội khác.
Do trình độ phát triển kinh tế xã hội của các thành viên WTO khác nhau nên mục đích và
kinh nghiệm sử dụng các biện pháp phi thuế quan của các nước cũng khác nhau. Nghiên cứu về
hàng rào thương mại phi thuế quan của một số nước là thị trường nhập khẩu lớn của hàng hóa
Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu, hiệp hội sản xuất hiểu rõ hơn, tìm cách đáp ứng
quy định và rào cản mà hàng hóa xuất khẩu phải đối mặt để có thể xâm nhập vào các thị trường
này.
Tính tới nay, Việt Nam đã gia nhập WTO được gần 02 năm với một số chuyển biến tích cực
về mặt kinh tế xã hội như tác động tới thể chế kinh tế, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, cải cách bộ
máy và thủ tục hành chính… nhưng cũng có không ít những khó khăn xuất phát từ nội tại nền kinh tế
cũng như tác động mạnh mẽ từ tình hình kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế như nhập siêu, tình
hình lạm phát đầu năm 2008 cao kỷ lục trong vòng 12 năm qua Như vậy, còn nhiều nhiệm vụ
nặng nề đối với các cơ quan nhà nước ở phía trước để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho phù
hợp với các cam kết hội nhập và các chuẩn mực của nền kinh tế thị trường. Nhiệm vụ này cần
được thực hiện nghiêm túc và khẩn trương.
Với mong muốn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định cơ bản của WTO đối với vấn đề
hàng rào thương mại phi thuế quan và mong muốn góp phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện pháp
luật trong nước hướng tới mục tiêu tuân thủ các nguyên tắc và quy định của WTO, luận văn đã
nghiên cứu một số Hiệp định của WTO về thủ tục cấp phép, các biện pháp kiểm dịch động thực
vật, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, các biện pháp liên quan đến đầu tư…; nghiên cứu pháp
luật và thực tiễn của một số nước trong đó có Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số phương
hướng và giải pháp lâu dài và giải pháp trong ngắn hạn nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong

nước.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song, do phạm vi của vấn đề rộng và bản chất vấn đề là phức tạp,
do điều kiện nghiên cứu và thời gian có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy, người viết
mong nhận được các ý kiến trao đổi



References
CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2 về một số chủ trương,
chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC
3. Bộ Công thương (2007), Quyết định số 014/2007/QĐ-BCT ngày 28/12 của Bộ trưởng Bộ
Công thương về lượng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu năm 2008,
Hà Nội.
4. Bộ Công thương (2008), Quyết định số 24/2008/QĐ-BCT ngày 1/8 của Bộ trưởng Bộ Công
thương về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt
hàng, Hà Nội.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN của ngày 28/9 hướng
dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, Hà Nội.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ số
22/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9 về việc ban hành "Quy chế tổ chức và hoạt động của
Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia", Hà Nội.
7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9 hướng dẫn
xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật, Hà Nội.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ số
24/2007/TT-BKHCN ngày 28/9 về việc ban hành "Quy định về chứng nhận hợp chuẩn,
chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy", Hà Nội.

9. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định số 26/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/10 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học Công nghệ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công
nhận, Hà Nội.
10. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư số 27/TT-BKHCN ngày 31/10 hướng dẫn và
thực hiện các Hiệp định và Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù
hợp, Hà Nội.
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7
ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, Danh mục
động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, Hà Nội.
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 8/3
quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh
thú y, Hà Nội.
13. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 73/2006/QĐ-BTC ngày 18/12 về việc quy định chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.
14. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 77/2007/QĐ-BTC ngày 29/12 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về ban hành danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn
ngạch thuế quan, Hà Nội.
15. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Hà Nội.
16. Chính phủ (2004), Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội.
17. Chính phủ (2005), Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 2/3 của Thủ tướng Chính phủ về việc
triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu của Việt Nam,
Hà Nội.
18. Chính phủ (2005), Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Thú y, Hà Nội.
19. Chính phủ (2005), Quyết định số 444/2005/QĐ-TTg ngày 26/5 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương
mại, Hà Nội.
20. Chính phủ (2005), Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/5 của Thủ tướng Chính phủ về

việc thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới Cơ quan
thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Hà
Nội.
21. Chính phủ (2006), Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 hướng dẫn thực hiện Luật
Thương mại về mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công
và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Hà Nội.
22. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội.
23. Chính phủ (2007), Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3 về xác định trị giá hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.
24. Chính phủ (2007), Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Hà Nội.
25. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội.
26. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.
27. Quốc hội (2005), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Hà Nội.
28. Quốc hội (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.
29. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội.
30. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Thú y, Hà Nội.
CÁC CÔNG ƢỚC, HIỆP ĐỊNH QUỐC TẾ
31. Công ước CITES (1963), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã
đang gặp nguy hiểm
32. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) (2000).
33. WTO (1947), Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).
34. WTO (1994), Tuyên bố Marrakesh ngày 15/4.
35. WTO (1994), Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới.
36. WTO (1994), Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).
37. WTO (1994), Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động-thực vật (Hiệp định
SPS).
38. WTO (1994), Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT).
39. WTO (1994), Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIMS).

40. WTO (1994), Hiệp định thực hiện điều VII của GATT 1994 (Hiệp định về xác định trị giá
hải quan CVA).
41. WTO (1994), Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (Hiệp định ILP).
42. WTO (1994), Phụ lục 3: cơ chế rà soát chính sách thương mại.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
43. Báo cáo của Nhóm chuyên gia về NTB tại Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và
Phát triển (2006), ngày 12/7, Geneva.
44. Bộ Thương mại (2000), Cơ sở khoa học định hướng các biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất
hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại thế giới, Đề tài
nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
45. Bộ Thương mại (2002), Hệ thống rào cản kỹ thuật trong Thương mại quốc tế và những giải
pháp để vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu
khoa học, Hà Nội.
46. Bộ Thương mại (2004), Nghiên cứu các rào cản trong Thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp
đối với Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
47. OECD (2005), "Phân tích hàng rào thương mại phi thuế quan theo sự quan tâm của các nước
đang phát triển", Báo cáo chính sách thương mại, (16), ngày 3/6.
48. Nathalie Bernasconi-Osterwalder và Linsey Sherman (2005), Các cuộc đàm phán NAMA:
nhìn từ khía cạnh môi trường, ngày 28/7, Tài liệu chuẩn bị đàm phán không chính
thức.
49. Tài liệu WT/TPR/S/200/Rev.1 của Hoa Kỳ (2008), ngày 12/8.
50. Từ điển tiếng Việt (2005), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
51. UNCTAD (9/2005), Tài liệu TD/B/COM.1/EM.27/2 về phương pháp, phân loại, định lượng,
các tác động đối với phát triển của NTB.
52. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Ủy ban Thương mại Quốc gia Thụy Điển
(2005), Tác động của các Hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển, Hà Nội.
53. WTO (2004), Tài liệu G/SPS/N/EEC/234, ngày 29/1.
54. WTO (2004), Tài liệu G/SPS/N/EEC/235, ngày 9/2.
55. WTO (2006), Tài liệu WT/TPR/S/175, ngày 19/12/
56. WTO (2008), Tài liệu WT/TPR/S/199, ngày 16/4.

57. WTO (2008), Tài liệu WT/TPR/S/199/Rev.1, ngày 12/8.
58. WTO (2008), Tài liệu G/LIC/N/3/EEC/11/Add.1, ngày 2/10.
TIẾNG ANH
59. WTO, Trade Policy Review of United States of America (2008), European Union (2007),
Japan (2007) and China (2008)
60. Jeremy W.Mattson, Won W.Koo and Richard D. Taylor: "Non tariff barriers in agriculture",
Report No. 531, March 2004, Center off Agricultual Policies and Trade Research,
Faculty of Agriculture, University of North Dakato.
TRANG WEB
61.
62. http://ia/ita/doc.gov/steel/license
63.
64.
65.

×