Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.9 KB, 24 trang )

Pháp luật về công bố thông tin trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam

Viên Thế Giang

Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 28 35
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Thị Giang Thu
Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Trình bày những vấn đề lý luận về công bố thông tin và pháp luật về công
bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, những vấn đề cơ bản của pháp
luật về công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán. Khái quát quá trình phát triển
pháp luật về công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán nƣớc ta. Phân tích thực
trạng pháp luật về công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, những kết
quả đạt đƣợc, một số mặt còn hạn chế của pháp luật về công bố thông tin trên thị
trƣờng chứng khoán. Từ đó đƣa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về công
bố thông tin trên trị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trên các
phƣơng diện lập pháp, kiện toàn các quy định về xử lý vi phạm pháp luật và một số
các giải pháp khác.

Keywords: Luật kinh tế; Luật thƣơng mại; Thị trƣờng chứng khoán; Việt Nam

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công bố thông tin là một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo lòng tin và sự công bằng
cho các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán (TTCK). Các tổ chức phát hành, niêm yết
phải thực hiện chế độ công bố thông tin kịp thời, chính xác và theo đúng quy định của pháp
luật. Công bố thông tin là nguyên tắc công khai, đƣợc coi là nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất
của TTCK. Việc thực hiện pháp luật về công bố thông tin và giám sát quá trình công bố thông


tin trên TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
So với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, TTCK nƣớc ta còn non trẻ và ẩn chứa
trong nó nhiều nguy cơ. Cũng giống nhƣ những thị trƣờng mới nổi khác, TTCK Việt Nam
cũng chịu tác động rất lớn của tình trạng thông tin bất cân xứng (thông tin không đầy đủ, khó
tiếp cận thông tin, rò rỉ thông tin, mua bán thông tin nội gián ). Những thăng trầm, biến đổi
của TTCK Việt Nam có một phần “đóng góp” không nhỏ của thông tin trên TTCK. Nhận
thức đƣợc điều đó, các nhà lập pháp nƣớc ta cũng đã quan tâm đến việc xây dựng một hành
lang pháp lý thống nhất cho hoạt động CBTT trên TTCK để bảo đảm cho TTCK phát triển

2
minh bạch, an toàn và phát triển bền vững. Việc nghiên cứu quá trình phát triển của pháp luật
về CBTT trên TTCK Việt Nam có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin đã không ngừng đƣợc hoàn thiện theo
hƣớng nâng cao khả năng kiểm soát thông tin của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; bảo
đảm tính khách quan, công bằng giữa các công ty niêm yết cũng nhƣ các công ty không niêm
yết; khả năng tiếp cận đƣợc chính xác, đầy đủ các thông tin của nhà đầu tƣ nhƣ Luật Doanh
nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006, Thông tƣ số 38/2007/TT-BTC ngày 18/04/2007 của
Bộ Tài chính hƣớng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK Các quy định pháp luật này
đã tạo thành khung pháp lý bảo đảm cho hoạt động cung cấp thông tin trên TTCK. Tuy nhiên,
mức độ tuân thủ các quy định này chƣa đƣợc cao, tình trạng sử dụng thông tin nội gián để trục
lợi vẫn còn khá phổ biến.
Tình trạng thông tin bất cân xứng, hạn chế thông tin, thông tin không đầy đủ đã để lại
những hậu quả xấu trong cách nhìn nhận của các nhà đầu tƣ vào thị trƣờng. Nhà đầu tƣ khó có
thể đƣa ra đƣợc quyết định đúng đắn nhằm giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động đầu tƣ. Việc
tìm kiếm các giải pháp cho TTCK Việt Nam phát triển ổn định và bền vững là yêu cầu hết sức
cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu các nội dung liên quan đến thông tin trên TTCK Việt Nam cũng đã đƣợc rất
nhiều ngƣời quan tâm. Tuy nhiên các nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, bình
luận của của báo giới, của những ngƣời có chức trách trong các cơ quan nhà nƣớc có thẩm

quyền, hoặc của các chuyên gia tài chính, nhƣ GS.,TSKH Nguyễn Duy Gia đề cập đến việc
minh bạch và công khai đối với TTCK trong cuốn “Một số vấn đề cần biết về TTCK Việt
Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội 2003; Chƣơng 8 Hệ thống thông tin trên TTCK Giáo
trình TTCK, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Tài chính Hà Nội, 2002; Chƣơng 8 Hệ
thống thông tin thị trƣờng, Giáo trình TTCK, Học viện Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội
2002; TS Nguyễn Minh Phong (2007) Nhận diện những rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán, Tạp
chí Tài chính số tháng 5, tr 43-45; PGS.,TS Lê Hoàng Nga (2007) Cách thức đầu tƣ và phòng
chống rủi ro chứng khoán đối với nhà đầu tƣ cá nhân tham gia TTCK, Tạp chí Chứng khoán
Việt Nam, số 103, tháng 5/2007, tr 8-11, Viên Thế Giang (2007), Thông tin trên thị trƣờng
chứng khoán những vấn đề cần lƣu ý, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 12/2007., Viên Thế
Giang (2008), Hoạt động công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, Tạp chí
Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 1+2/2008, Viên Thế Giang (2008), Vai trò của cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc giám sát hoạt động công bố thông tin trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 6/2008, Viên Thế Giang
(2008), Minh bạch thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 13
tháng 7/2008 Những nghiên cứu mang tính tổng thể đánh giá về các tác động của thông tin,

3
công bố thông tin và pháp luật về CBTT trên TTCK đến hoạt động đầu tƣ chứng khoán lại
chƣa có nhiều. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Pháp luật về công bố thông tin trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học luật là một đề tài có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Là luận văn chuyên ngành luật học, Luận văn phân tích, đánh giá, bình luận về các quy
định pháp luật hiện hành về công bố thông tin trên TTCK trong mối tƣơng quan với quá trình
xây dựng và hoàn thiện TTCK trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhất là các cam kết về mở
cửa thị trƣờng dịch vụ chứng khoán, thì các quy định pháp luật hiện hành về CBTT cần phải
hoàn thiện nhƣ thế nào. Để làm đƣợc điều này, luận văn tập trung nghiên cứu, xây dựng hệ
thống các vấn đề lý luận về thông tin trên TTCK trên cơ sở đó phân tích các nhân tố tác động
đến chất lƣợng thông tin, hoạt động CBTT trên TTCK; các yêu cầu đối với thông tin trên

TTCK làm tiền đề cho các yêu cầu đối với pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam. Từ
những vấn đê lý luận trên, Luận văn phân tích thực trạng pháp luật về CBTT trên TTCK Việt
Nam, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế của các quy định hiện hành làm cơ sở thực tiễn cho
việc đề xuất các quan điểm khoa học nhằm hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK Việt
Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, cũng nhƣ chuẩn mực về quản lý thị trƣờng của
Tổ chức quốc tế của các UBCKNN.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp từ đó
rút ra các đặc điểm, quy luật về thông tin và CBTT trên TTCK Việt Nam, nhận diện những
bất cập trong các quy định pháp luật về CBTT và đề xuất một số quan điểm nhằm hoàn thiện
pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam. Ngoài các phƣơng pháp trên, tác giả cũng sử dụng
phƣơng pháp điều tra xã hội học đối với các nhà đầu tƣ cũng nhƣ các cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền về thực trạng pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam.
5. Nội dung nghiên cứu chính của đề tài
Luận văn nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý luận về thông tin, công bố thông tin trên
TTCK Việt Nam. Phân tích sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động
công bố thông tin trên TTCK, những đặc trƣng, yêu cầu của pháp luật về CBTT trên TTCK,
nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật một số nƣớc về CBTT trên TTCK từ đó rút ra những bài
học cho việc xây dựng, thực thi pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam.
Luận văn khái quát quá trình hình thành và phát triển pháp luật về CBTT trên TTCK
Việt Nam, phân tích những kết quả đã đạt đƣợc, chỉ ra những bất cập cần tiếp tục hoàn thiện
trong tình hình mới.

4
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc từ việc phân tích thực trạng thi hành
pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam, luận văn nghiên cứu và đề xuất cơ sở và phƣơng
hƣớng hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam.
6. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Những đóng góp về khoa học.
- Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc những lý luận về thông tin, hoạt động công bố thông

tin trên TTCK Việt Nam. Chỉ ra những nhân tố tác động đến hoạt động CBTT và xây dựng
đƣợc hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lƣợng thông tin trên TTCK Việt Nam. Luận văn chỉ
ra sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động CBTT trên TTCK, đặc trƣng
và các yêu cầu của pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam;
- Luận văn đã khái quát đƣợc quá trình hình thành và phát triển pháp luật về CBTT trên
TTCK Việt Nam, phân tích những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, bất cập trong việc thực
hiện pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam, trên cơ sở đó, Luận văn xây dựng đƣợc hệ
thống quan điểm lý luận và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK
Việt Nam.
6.2. Những đóng góp về thực tiễn
Thông qua các tiêu chí đánh giá chất lƣợng thông tin trên TTCK, cơ quan quản lý thị
trƣờng, nhà đầu tƣ và tổ chức phát hành có đƣợc cơ sở lý luận nhằm từng bƣớc nâng cao chất
lƣợng thông tin trên TTCK, để thông tin trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất
giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh chứng khoán. Những quan điểm, đề xuất trong luận
văn cũng sẽ giúp ích cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung các
quy định hiện hành về CBTT trên TTCK Việt Nam.
7. Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cầu làm
ba chƣơng.
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
Với quan điểm “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”, rủi ro thông tin đƣợc coi là rủi
ro lớn nhất và cũng là nguồn cội của mọi rủi ro trong đầu tư chứng khoán đó chính là rủi ro
từ sự dại dột và những sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích và phản
ứng thị trường nhạy bén, chính xác của nhà đầu tư, do đó, khả năng lắng nghe, phân tích các
“chiêu thức” và cả nghệ thuật “tung tin đồn”, gây nhiễu thông tin của các “đại gia” hoặc đại
bợm kinh doanh chứng khoán, hay bản thân các công ty, tổ chức phát hành chứng khoán sẽ là
bùa hộ mệnh để nhà đầu tƣ bảo vệ mình tránh đƣợc những cạm bẫy và gắn với thế giới thông
tin thƣờng luôn mờ ảo trên thị trƣờng đặc thù này, luận văn phân tích những vấn đề lý luận
chung về thông tin, công bố thông tin và pháp luật về CBTT trên TTCK.


5
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thông tin và công bố thông tin trên thị trƣờng chứng
khoán
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thông tin trên thị trường chứng khoán
a) Khái niệm thông tin trên thị trường chứng khoán
Luận văn đƣa ra ba cách tiếp cận với khái niệm thông tin trên TTCK nhƣ sau:
Dưới góc độ kinh tế, thông tin trên TTCK đƣợc hiểu là toàn bộ các thông tin phản ánh
tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những giai đoạn phát triển nhất định. Tình hình tài
chính của doanh nghiệp đƣợc phản ánh thông qua các báo cáo tài chính, bảng kê chi tiết tài
sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lƣợc phát triển của doanh
nghiệp trong tƣơng lai và nhƣ vậy, khi nhìn vào những tài liệu này chúng ta có thể thấy
đƣợc độ “lành mạnh” của tình hình tài chính của doanh nghiệp, cũng nhƣ tiềm năng, khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp ở hiện tại và tƣơng lai. Thông tin trên thị trường chứng khoán là hệ
thống các dữ liệu liên quan đến tổ chức niêm yết do các chủ thể có thẩm quyền cung cấp theo
quy định của pháp luật.
Dưới góc độ xã hội, thông tin trên TTCK là một bộ phận không thể thiếu của TTCK.
Thông qua kênh thông tin, nhà đầu tƣ có đƣợc cái nhìn tổng thể về TTCK cũng nhƣ thông tin
đối với các công ty niêm yết. Các thông tin trên TTCK nhƣ thông tin về tổ chức phát hành,
thông tin về chỉ số chứng khoán, thông tin về diễn biến các giao dịch trên thị trƣờng phản
ánh quy mô, mức độ phát triển của TTCK, khẳng định vai trò là “hàn thử biểu” của TTCK đối
với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Dưới góc độ pháp lý, thông tin trên TTCK phản ảnh mức độ tuân thủ các quy định pháp
luật đƣợc áp dụng đối với các chủ thể tham gia thị trƣờng, phản ánh hàng loạt các quan hệ
pháp luật đa dạng phức tạp trong nội bộ của doanh nghiệp, nhƣ quan hệ giữa cổ đông với
thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Ban Giám đốc; thể hiện mức độ tuân
thủ pháp luật về CBTT đối với các chủ thể tham gia thị trƣờng. Nhƣ vậy, dƣới góc độ pháp lý,
thông qua các thông tin về doanh nghiệp là điều kiện để các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền

xem xét quyết định cho phép tổ chức phát hành đƣợc chào bán cổ phiếu ra công chúng để huy
động vốn. Pháp luật về CBTT cũng quy định rõ điều kiện, đối tƣợng, hình thức, phƣơng tiện
CBTT đối với các chủ thể tham gia thị trƣờng.
b) Đặc điểm của thông tin trên thị trường chứng khoán
Thứ nhất, thông tin trên thị trƣờng chứng khoán là hệ thống các dữ kiện liên quan đến
hoạt động của các chủ thể tham gia trên thị trƣờng chứng khoán.
Thứ hai, thông tin trên TTCK là một bộ phận cấu thành nên thị trƣờng. Thông qua kênh
thông tin, nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền, các chuyên gia tài chính ngân

6
hàng có thể nhận biết đƣợc xu hƣớng phát triển của thị trƣờng từ đó đƣa ra đƣợc những cảnh
báo hoặc định hƣớng phát triển.
Thứ ba, thông tin trên TTCK là cơ sở để các nhà đầu tƣ phân tích, đánh giá, thƣơng
lƣợng với nhau. Thông tin là thƣớc đo phản ánh giá trị của doanh nghiệp. Thông qua hệ thống
các chỉ số về vốn, về lợi nhuận, về chiến lƣợc kinh doanh… nhà đầu tƣ có thể thấy đƣợc tiềm
năng phát triển của tổ chức phát hành.
Thứ tƣ, thông tin trên TTCK là một trong những biểu hiện và làm gia tăng giá trị của
công ty niêm yết, song nó cũng có thể gây bất lợi cho công ty.
Thứ năm, thông tin trên TTCK có tác động rất lớn đối với thị trƣờng cũng nhƣ cơ quan
quản lý nhà nƣớc trong việc kiện toàn hoạt động của thị trƣờng và việc hoạt định chính sách
phát triển TTCK.
1.1.1.2. Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
a) Khái niệm công bố trên thị trường chứng khoán
Từ các phân tích, luận văn rút ra khái niệm CBTT nhƣ sau: CBTT trên TTCK là hoạt
động của các chủ có thẩm quyền nhằm công bố các thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt
động của tổ chức phát hành, của hoạt động quản lý các GDCK và hoạt động quản lý nhà
nước về TTCK.
b) Đặc điểm của hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Một là, CBTT trên TTCK là hoạt động thƣờng xuyên của các chủ thể.
Hai là, hoạt động CBTT trên TTCK gắn liền với diễn biến của tổ chức phát hành và của

thị trƣờng.
Ba là, hoạt động CBTT gắn liền với thẩm quyền của các chủ thể nhất định.
c) Vai trò của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm soát việc công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán
Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền xây dựng hệ thống thông tin
cần công bố qua các thời kỳ phù hợp với đặc điểm phát triển của thị trƣờng và tuân theo các
quy luật đặc thù của thị trƣờng.
Thứ hai, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cùng với các doanh nghiệp xây dựng hệ
thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động CBTT.
Thứ ba, thực hiện giám sát thị trƣờng thông qua việc xây dựng cơ chế, chính sách, xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT trên TTCK.
1.1.2. Nguồn thông tin và chất lƣợng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán
1.1.2.1. Nguồn thông tin trên thị trường chứng khoán
Hệ thống thông tin của TTCK là những chỉ tiêu, tƣ liệu phản ánh bức tranh của TTCK và
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội liên quan tại những thời điểm hoặc thời kỳ khác nhau. Hệ
thống thông tin của TTCK rất đa dạng, phong phú và có nhiều cách thức khác nhau để phân

7
loại nguồn thông tin trên TTCK. Thông tin trên TTCK rất đa dạng, do nhiều chủ thể khác
nhau công bố. Mỗi loại thông tin do các chủ thể công bố có những ƣu điểm, nhƣợc điểm khác
nhau.
a) Thông tin từ tổ chức niêm yết
Đây là nguồn thông tin cơ bản, quan trọng nhất đối với TTCK. Thông tin của tổ chức
niêm yết có những ƣu điểm cơ bản sau đây:
Một là, những thông tin này phản ánh chính xác diễn biến tình hình hoạt động của tổ
chức niêm yết, nhất là các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của tổ chức này;
Hai là, thông tin của tổ chức niêm yết rõ ràng, chi tiết và có độ tin cậy cao;
Ba là, thông tin của tổ chức niêm yết có thể cập nhật nhanh các diễn biến của tổ chức
niêm yết, nhất là các diễn biến liên quan đến hoạt động của tổ chức này.
Tuy nhiên, nguồn thông tin từ tổ chức niêm yết có hạn chế là:

- Nhà đầu tƣ khó tiếp cận đƣợc ngay các thông tin;
- Dễ làm lộ bí mật kinh doanh của tổ chức niêm yết;
- Nhà quản trị thƣờng lạm dụng quyền của mình để cản trở việc CBTT ra các phƣơng tiện
thông tin đại chúng.
b) Thông tin từ tổ chức kinh doanh chứng khoán
Ƣu điểm của thông tin do tổ chức kinh doanh chứng khoán cung cấp là:
- Giúp cho những ngƣời có liên quan thấy đƣợc diễn biến trên TTCK qua các giai đoạn,
phục vụ tốt cho việc quản lý, phân tích đánh giá và đầu tƣ chứng khoán;
- Thông tin do các tổ chức này cung cấp có tính hệ thống, logic và có thể tiếp cận theo
từng nội dung mà mình quan tâm, và trong những trƣờng hợp cần thiết có thể đƣợc cung cấp
dịch vụ tƣ vấn theo yêu cầu;
- Thông qua hệ thống thông tin của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, chúng ta có thể
thấy đƣợc số lƣợng nhà đầu tƣ tham gia kinh doanh chứng khoán và tình hình thực hiện các
GDCK. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà quản lý nhằm kiểm soát các giao
dịch của các chủ thể tham gia TTCK.
Mặc dù vậy, thông tin của tổ chức kinh doanh chứng khoán có hạn chế là:
- Việc cung cấp thông tin bị chi phối bởi yếu tố lợi ích là rất lớn. Nếu cung cấp thông tin
đầy đủ thì có nguy cơ xâm phạm đến quyền lợi của nhà đầu tƣ và quyền lợi khách hàng;
- Yêu cầu giữ bí mật về các thông tin liên đến nhà đầu tƣ (trừ các thông tin phải công bố
theo yêu cầu của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền) nên các tổ chức này thƣờng rất thận
trọng trong việc CBTT, nhất là các thông tin về khối lƣợng giao dịch của khách hàng.
c) Thông tin từ thực tiễn giao dịch trên thị trường
Các thông tin này theo sát diễn biến hoạt động của thị trƣờng, đây là nguồn đáng tin cậy
cho các nhà đầu tƣ chứng khoán.Các công ty niêm yết trƣớc khi đƣợc niêm yết trên Trung

8
tâm/Sở GDCK phải đáp ứng các điều kiện về minh bạch thông tin và nhƣ vậy, Trung tâm/Sở
GDCK có thể phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ CBTT của các công ty niêm
yết trên TTCK.
d) Thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Thông tin từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc về chứng khoán và TTCK thƣờng là các
thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách, pháp luật trong từng giai đoạn phát triển phù hợp
với yêu cầu của thị trƣờng. Đây là các thông tin “chuẩn” có tác động rất lớn đến việc điều
chỉnh diễn biến thị trƣờng và hoạt động đầu tƣ của các chủ thể.
1.1.2.2. Khái niệm chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán
Vấn đề chất lƣợng thông tin công bố là hết sức quan trọng đối với TTCK. Là thị trƣờng
của thông tin, nên các thông tin cung cấp ra thị trƣờng, ngoài việc bảo đảm về tính khách
quan, công bằng, kịp thời thì chất lƣợng thông tin công bố cũng phải đƣợc hết sức quan tâm.
Chất lượng thông tin trên TTCK là các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy, khách quan, công bằng
của các thông tin do các công ty niêm yết và các chủ thể có liên quan công bố theo quy định
của pháp luật về CBTT.
1.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán
Theo tác giả luận văn, việc đánh giá chất lƣợng thông tin trên TTCK phải dựa vào các
tiêu chí sau đây:
a) Độ tin cậy của thông tin được công bố
Mức độ tin cậy của các thông tin đƣợc biểu hiện dƣới các khía cạnh sau đây: i) Độ rõ
ràng của các thông tin đƣợc công bố; ii) Thông tin đƣợc công bố bởi các chủ thể có thẩm
quyền; iii) Các thông tin đó có thể dễ dàng tìm kiếm và đƣợc kiểm chứng khi cần thiết; iv)
Các thông tin sai sót (nếu có) có thể dễ dàng đƣợc đính chính, sửa chữa.
b) Tính khách quan của thông tin được công bố
Tính khách quan của thông tin đƣợc hiểu là, các thông tin đƣợc công bố phải phục vụ cho
sự phát triển của công ty, vì quyền lợi của cổ đông. Tính khách quan của thông tin đƣợc công
bố phải phản ánh trung thực tình hình hoạt động tại thời điểm công bố, công ty không đƣợc
che giấu những thông tin gây bất lợi cho nhà đầu tƣ.
c) Thông tin công bố phải đa dạng và dễ dàng truy nhập, tiếp cận bình đẳng đối với mọi
chủ thể
Khi công bố thông tin các chủ thể có nghĩa vụ công bố thông tin phải bảo đảm những
thông tin đó phản ánh trung thực tình hình hoạt động của công ty, đồng thời cũng phải bảo
đảm khi nhà đầu tƣ hay cơ quan quản lý nhà nƣớc cần tra cứu hay kiểm chứng thông tin thi có
thể tìm kiếm trên trang thông tin điện của công ty, quyền bình đẳng trong tiếp cận thông tin

của cổ đông phải tuyệt đối đƣợc tôn trọng.
d) Thông tin công bố phải kịp thời

9
Tính kịp thời của thông tin có ý nghĩa rất quan trọng. Tính kịp thời của thông tin đƣợc
hiểu là, thông qua kênh thông tin, diễn biến hoạt động của công ty đƣợc phản ánh đầy đủ,
thông tin thƣờng xuyên đƣợc cập nhất, tìm kiếm. Khi có những dấu hiệu bất lợi cho công ty
thì phải thông báo kịp thời để cổ đông biết và tìm cách tháo gỡ những khó khăn…Nếu tiêu chí
này đƣợc bảo đảm sẽ hạn chế đƣợc tình trạng cố tình che giấu hoặc không cung cấp thông tin
và hạn chế đƣợc tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng chứng khoán.
1.1.2.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán
Cùng với việc phân tích các tiêu chí đánh giá chất lƣợng thông tin trên TTCK, việc nhìn
nhận và đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động CBTT trên TTCK sẽ có tác dụng làm
nổi bật lên vị trí vai trò của thông tin trong hoạt động đầu tƣ chứng khoán. Theo tôi những
nhân tố sau đây sẽ tác động đến việc CBTT trên TTCK:
a) Mức độ phát triển và hoàn thiện của TTCK;
b) Môi trƣờng pháp lý;
c) Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;
d) Hoạt động quản lý nguồn thông tin của Sở/Trung tâm GDCK; đ) Nhà quản trị công
ty;
e) Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động CBTT.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động công bố thông
tin trên thị trƣờng chứng khoán
Một là, giá trị của thông tin trong hoạt động đầu tƣ chứng khoán.
Hai là, nguy cơ lạm quyền của ngƣời quản trị công ty.
Ba là, bảo vệ quyền lợi cho cổ đông công ty.
Bốn là, tạo điều kiện cho việc giám sát hoạt động của công ty có hiệu quả hơn.

Năm là, đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu của việc xây dựng và hoàn thiện TTCK.
Sáu là, đáp ứng các điều kiện của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và triển khai việc
thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.
1.2.2. Đặc trưng pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Thứ nhất, pháp luật về CBTT có mối liên hệ mật thiết với các quy định pháp luật khác,
nhƣ pháp luật về kế toán, pháp luật về kiểm toán, pháp luật về quản trị công ty…
Thứ hai, pháp luật về CBTT trên TTCK là yếu tố quan trọng góp phần tạo lập TTCK
minh bạch và phát triển bền vững.
Thứ ba, pháp luật về CBTT trên TTCK có tác động rất lớn đến hệ thống thông tin nội
bộ của công ty, nhất là các thông tin có liên quan đến bí mật, chiến lƣợc kinh doanh…

10
Thứ tƣ, pháp luật về CBTT trên TTCK góp phần vào việc nâng cao kỹ năng quản trị
của các công ty niêm yết trên TTCK.
1.2.3. Các yêu cầu đối với pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Một là, pháp luật về CBTT trên TTCK phải bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp
luật.
Hai là, pháp luật về CBTT trên TTCK phải bảo đảm phân định rõ ràng quy định thông
tin phải công bố và những thông tin không phải công bố.
Ba là, phải bảo đảm đƣợc các thiết chế bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông trong công ty.
Bốn là, bảo đảm đƣợc các thiết chế thực thi pháp luật về CBTT hiệu quả.
1.2.4. Khái quát sự phát triển pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam
Trƣớc khi LCK ra đời, các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK đƣợc quy định tại
Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 về chứng khoán và TTCK (sau đây gọi
chung là Nghị định 48/1998/NĐ-CP), Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK
thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP (Sau đây gọi chung là Nghị định 144/2003/NĐ-CP).
Nghị định 144/2003/NĐ-CP dành chƣơng VI từ Điều 51 đến Điều 64 quy định về CBTT trên
TTCK. Thi hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số
57/2004/TT – BTC ngày 17/06/2004 hƣớng dẫn việc CBTT trên TTCK (sau đây gọi chung là
Thông tƣ số 57/2004/TT – BTC). Các quy định này đã tác động rất lớn trong việc chấn chỉnh

nghĩa vụ CBTT theo quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức của các công ty trong việc
thực hiện nghĩa vụ này; đồng thời cũng góp phần vào việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi
phạm pháp luật về CBTT, thiết lập trật tự thị trƣờng, bảo đảm thị trƣờng phát triển minh bạch
và bền vững.
LCK ra đời góp phần hoàn chỉnh thể chế về kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta, quán triệt tinh
thần đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ IX và lần thứ X; khắc phục những khiếm khuyết, bất cập trong khuôn khổ pháp
luật chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán (Nghị định 144/2003/NĐ-CP.
Nhƣ vậy, các quy định đã pháp luật về CBTT trên TTCK đƣợc cụ thể ở nhiều cấp độ
văn bản pháp luật khác nhau: LCK 2006, Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán, Nghị định
36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán, Thông tƣ số 38/2007/TT-BTC hƣớng dẫn về
việc CBTT trên thị trƣờng chứng khoán của Bộ Tài chính Đây là những công cụ pháp lý cần
thiết và hữu hiệu để nhà đầu tƣ đầu tƣ có hiệu quả hơn, góp phần vào ngăn chặn các rủi ro về
thông tin trong đầu tƣ chứng khoán; góp phần vào việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi
vi phạm pháp luật về CBTT trên TTCK. Các quy định pháp luật về công bố thông trên TTCK
sẽ trở thành các công cụ hữu hiệu để nhà nƣớc quản lý tốt hơn đối với các chủ thể tham gia thị

11
trƣờng; tạo lập niềm tin của công chúng đầu tƣ vào TTCK và giúp cho thị trƣờng ngày càng
minh bạch hơn.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm phát triển pháp luật về
CBTT trên TTCK Việt Nam nhƣ sau:
Một là, các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam đã phản ánh đƣợc mức
độ phát triển, các yêu cầu về CBTT trong các giai đoạn phát triển khác nhau của TTCK. Các
quy định pháp luật về CBTT đã đồng hành cùng những biến động, những thăng trầm của
TTCK, nhƣng chính pháp luật về CBTT đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao tính minh bạch
trên thị trƣờng, đặc biệt là việc hoàn thiện các thông tin mà các chủ thể tham gia thị trƣờng
phải thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để tạo lập kỷ luật của TTCK nƣớc ta trong những giai

đoạn phát triển tiếp theo;
Hai là, các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam quy định cụ thể nội dung
thông tin cần công bố phù hợp với từng chủ thể tham gia thị trƣờng. Các quy định này là sự
tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về CBTT trên TTCK;
Ba là, các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam góp phần rất lớn vào việc
thiết lập trật tự, kỷ cƣơng thị trƣờng. Công khai là nguyên tắc quan trọng nhất của TTCK.
Nguyên tắc này yêu cầu, các chủ thể tham gia thị trƣờng phải công khai các thông tin liên
quan đến hoạt động của mình. Thông qua việc công khai thông tin, nhà đầu tƣ, cơ quan quản
lý thị trƣờng thấy đƣợc thực trạng hoạt động, tiềm năng phát triển của công ty, phát hiện và
xử lý kịp thời các công ty không đủ điều kiện niêm yết ra khỏi hoạt động giao dịch, tránh thiệt
hại cho nhà đầu tƣ.


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.
Thông tin trên TTCK là cầu nối giữa công ty và nhà đầu tƣ, giữa công ty, nhà đầu tƣ với
cơ quan quản lý thị trƣờng. Hoạt động đầu tƣ, quản lý nhà nƣớc về chứng khoán và TTCK
cần dựa trên hệ thống thông tin đầy đủ kịp thời của các chủ thể tham gia thị trƣờng. Luật
pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển TTCK cần dựa trên các thông tin thị
trƣờng. Thông tin phản ánh mức độ phát triển của TTCK trong mỗi giai đoạn khác nhau. Thị
trƣờng càng phát triển cao thì hệ thống thông tin cũng phải phát triển tƣơng ứng. Mức độ tuân
thủ các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK là nhân tố bảo đảm sự minh bạch của thông
tin trên TTCK.
Thông tin là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của các chủ thể tham gia thị
trƣờng. Diễn biến hoạt động của doanh nghiệp chỉ đến đƣợc với nhà đầu tƣ khi đƣợc công bố
công khai. Thông qua hoạt động CBTT, tổ chức phát hành phản ánh đƣợc tính hình hoạt

12
động, mức độ và tiềm năng phát triển của mình. Trên cơ sở các thông tin đƣợc công bố, nhà
đầu tƣ phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển, khả năng sinh lợi để đƣa ra quyết định đầu tƣ.
Pháp luật về CBTT có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng và phát

triển TTCK ở hiện tại và tƣơng lai. Hệ thống pháp luật về CBTT cần phải phù hợp với thực
tiễn phát triển thị trƣờng của từng nƣớc tƣơng ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định.
Luật pháp các nƣớc có những yêu cầu riêng đối với pháp luật về CBTT trên TTCK,
song tất cả chúng đều có một điểm chung là thiết lập trật tự thị trƣờng minh bạch, an toàn và
hiệu quả, bảo đảm TTCK là kênh hữu hiệu nhất để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nƣớc
phục vụ cho các mục tiêu phát triển đất nƣớc trong mỗi giai đoạn nhất định.
Những nội dung lý luận đã đƣợc trình bày trong nội dung Chƣơng 1 đƣợc coi nhƣ là hệ
thống lý luận luận giải thực trạng pháp luật về CBTT ở nƣớc ta ở Chƣơng 2 và đề xuất các
quan điểm hoàn thiện pháp luật về CBTT trong giai đoạn hiện nay ở Chƣơng 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Cũng giống nhƣ những thị trƣờng mới nổi khác, TTCK Việt Nam cũng chịu tác động rất
lớn của tình trạng thông tin bất cân xứng (thông tin không đầy đủ, khó tiếp cận thông tin, rò rỉ
thông tin, mua bán thông tin nội gián ). Những thăng trầm, biến đổi của TTCK Việt Nam có
một phần “đóng góp” không nhỏ của thông tin trên TTCK. Nhận thức đƣợc điều đó, các nhà
lập pháp nƣớc ta cũng đã quan tâm đến việc xây dựng một hành lang pháp lý thống nhất cho
hoạt động CBTT trên TTCK để bảo đảm cho TTCK phát triển minh bạch, an toàn và phát
triển bền vững. Trong chƣơng này, Luận văn khái quát những kết quả đã đạt đƣợc trong quá
trình thực thi phpá luật về CBTT trên TTCK Việt Nam.
2.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC
2.1.1. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động công bố thông tin của
các chủ thể tham gia thị trƣờng
Luận văn phân tích những quy định về CBTT trong Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11
tháng 7 năm 1998 về chứng khoán và TTCK, Quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27
tháng 3 năm 1999 về việc ban hành Quy chế Thành viên, niêm yết, CBTT và GDCK, Nghị
định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK và Thông tƣ số 57/2004/TT – BTC ngày
17/06/2004 hƣớng dẫn việc CBTT trên TTCK (sau đây gọi chung là Thông tƣ số 57/2004/TT
– BTC) với nhiều quy định cụ thể, tạo điều kiện cho các tổ chức tham gia thị trƣờng thực hiện
tốt nghĩa vụ CBTT của mình, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc giám sát hoạt động CBTT

của những chủ thể này.

13
LCK và Thông tƣ 38/2007/TT-BTC đã thể hiện đƣợc các yêu cầu mới của hoạt động
CBTT trong bối cảnh triển khai các cam kết quốc tế về chứng khoán và TTCK, đáp ứng đƣợc
yêu cầu quản lý CBTT trên TTCK Việt Nam.
Song song với việc xây dựng khung pháp luật về CBTT trên TTCK, cơ quan quản lý
nhà nƣớc về chứng khoán và TTCK đã tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
pháp luạt về CBTT, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về
CBTT trên TTCK.
2.1.2 Pháp luật về công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán đã quy định cụ
thể các yêu cầu, đối tƣợng, hình thức và phƣơng tiện công bố thông tin
Về các yêu cầu của việc công bố thông tin
Các yêu cầu của việc CBTT đƣợc quy định lần đầu tiên tại Thông tƣ 57/2004/TT-BTC.
Thông tƣ 38/2007/TT – BTC đã quy định cụ thể hơn các yêu cầu của việc CBTT. Thông tƣ
38/2007/TT – BTC tái khẳng định việc CBTT phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo qui định
của pháp luật; Hoạt động CBTT phải do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc ngƣời đƣợc uỷ
quyền CBTT thực hiện. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung
thông tin do ngƣời đƣợc uỷ quyền CBTT công bố. Bên cạnh đó, Thông tƣ 38/2007/TT – BTC
bổ sung thêm các quy định mới là:
- Trƣờng hợp có bất kỳ ngƣời nào CBTT làm ảnh hƣởng đến giá chứng khoán thì ngƣời
đƣợc uỷ quyền CBTT phải xác nhận hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai mƣơi bốn
(24) giờ, kể từ khi thông tin trên đƣợc công bố.
- Cụ thể hoá việc CBTT phải đƣợc thực hiện đồng thời với việc báo cáo UBCKNN, Sở
GDCK hoặc Trung tâm GDCK về nội dung thông tin công bố, đối với các chủ thể tham gia
thị trƣờng nhƣ sau:
i) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng,
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK khi thực hiện
CBTT phải đồng thời báo cáo UBCKNN.
ii) Tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán thành viên, công ty đầu tƣ chứng khoán đại

chúng; công ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng/công ty đầu tƣ chứng khoán đại chúng
khi thực hiện CBTT phải đồng thời báo cáo UBCKNN, Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK .
- Việc CBTT phải đƣợc thực hiện đồng thời trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK cung cấp thông tin về tổ chức niêm yết, công ty quản lý
quỹ có quản lý quỹ đại chúng/công ty đầu tƣ chứng khoán đại chúng; quỹ đại chúng, công ty
đầu tƣ chứng khoán đại chúng cho các công ty chứng khoán thành viên. Các công ty chứng
khoán thành viên có trách nhiệm cung cấp ngay các thông tin trên một cách đầy đủ cho nhà
đầu tƣ.

14
Các quy định về yêu cầu của việc CBTT trên TTCK nêu trên phù hợp với thông lệ quốc
tế cũng nhƣ luật pháp các nƣớc. Các yêu cầu CBTT đã đa dạng hoá các kênh thông tin giúp
cho nhà đầu tƣ dễ dang tiếp cận thông tin, phân tích, đối chiếu thông tin. Trƣờng hợp nhà đầu
tƣ, cơ quan quản lý nhà nƣớc phát hiện ra những bất đồng, mâu thuẫn trong hệ thống thông tin
công bố thi có thể yêu cầu tổ chức phát hành giải trình những mâu thuẫn, những bất đồng đó.
Bên cạnh đó, các phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng dễ dàng tiếp cận đƣợc thông tin về
doanh nghiệp, thông tin về thị trƣờng để phân tích, đánh giá, nhận định. Đây là những kết
luận có ý nghĩa rất lớn cho nhà đầu tƣ.
Về đối tƣợng công bố thông tin
Trên cơ sở các quy định của Quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27 tháng 03 năm
1999, Thông tƣ 57/2004/TT-BTC, LCK2006 và Thông tƣ 38/2007/TT – BTC, các đối tƣợng
phải CBTT là:
- Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ, công ty đầu tƣ chứng khoán;
- Sở GDCK, Trung tâm GDCK có nghĩa vụ CBTT đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy
định của Luật chứng khoán.
- Các cá nhân liên quan.
Về phƣơng tiện và hình thức công bố thông tin
LCK quy định: hoạt động CBTT đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện thông tin
đại chúng, ấn phẩm của tổ chức, công ty và các phƣơng tiện thông tin của Sở GDCK, Trung

tâm GDCK. Phƣơng tiện CBTT bao gồm:
- Báo cáo thƣờng niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của tổ chức thuộc
đối tƣợng CBTT;
- Các phƣơng tiện CBTT của UBCKNN bao gồm: báo cáo thƣờng niên, trang thông tin
điện tử và các ấn phẩm khác của UBCKNN;
- Các phƣơng tiện CBTT của Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK bao gồm: bản tin thị
trƣờng chứng khoán, trang thông tin điện tử Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK , bảng hiển thị
điện tử tại Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK , các trạm đầu cuối tại Sở GDCK, Trung tâm
GDCK;
- Phƣơng tiện thông tin đại chúng.
2.1.3. Pháp luật về công bố thông tin quy định cụ thể các loại thông tin phải công
bố của các đối tƣợng có nghĩa vụ công bố thông tin
Đây là nội dung quan trọng của pháp luật về CBTT trên TTCK. Bởi lẽ, các tổ chức phát
hành khi thực hiện phát hành cổ phần ra công chúng để huy động vốn thì cần cung cấp/công
bố hệ thống các thông tin cần thiết để nhà quản lý, công chúng đầu tƣ đánh giá về tiềm năng

15
sinh lợi của đồng vốn mà mình đầu tƣ. Bên cạnh đó, trong thực tiễn hoạt động kinh doanh,
các tổ chức phát hành cũng phải thƣờng xuyên công bố các thông tin theo quy định của pháp
luật.
Luận văn khái quát những quy định về CBTT theo quy định tại Thông tƣ 57/2004/TT-
BTC, đồng thời chỉ ra những điểm mới trong quy định cỷa Thông tƣ 38/2007/TT-BTC đối với
việc CBTT với các chủ thể tham gia thị trƣờng.
Thứ nhất, LCK và Thông tƣ 38/2007/TT-BTC quy định công ty đại chúng, tổ chức
niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đại chúng, công ty đầu tƣ chứng
khoán phải CBTT định kỳ, thông tin bất thƣờng và thông tin theo yêu cầu.
Thứ hai, LCK và Thông tƣ 38/2007/TT-BTC quy định cụ thể việc CBTT của công ty
đại chúng
Thứ ba, LCK và Thông tƣ 38/2007/TT-BTC lần đầu tiên quy định cụ thể việc CBTT
của tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng.

Thứ tư, các quy định về CBTT của tổ chức niêm yết; CBTT của công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ; CBTT về Quỹ đại chúng đƣợc quy định chi tiết, cụ thể hơn.
Thứ năm, CBTT của Sở GDCK, Trung tâm GDCK. Thông tin về GDCK tại Sở GDCK,
Trung tâm GDCK
Thứ sáu, Thông tƣ 38/2007/TT-BTC đã bãi bỏ quy định về hoãn CBTT các chủ thể tham
gia thị trƣờng.
2.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Với những kết quả đã đạt đƣợc nhƣ đã phân tích ở trên, thực tiễn thi hành pháp luật về
CBTT trên TTCK cũng nhƣ các yêu cầu về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chứng khoán
và TTCK, các quy định vê CBTT vẫn còn tồn tại những hạn chế. Cụ thể là:
Một là, pháp luật về CBTT chƣa làm rõ “các cá nhân khác liên quan” trong đối tƣợng
CBTT.
Hai là, pháp luật về CBTT chƣa quy định cụ thể các biện pháp xử lý khi các chủ thể
tham gia thị trƣờng không tuân thủ các quy định về phƣơng tiện và hình thức CBTT, biện
pháp xử lý hiện nay mới dừng lại ở việc nhắc nhở, khuyến cáo tổ chức phát hành; chƣa quy
định cụ thể nghĩa vụ cập nhật thông tin lên trang thông tin điện tử của các chủ thể tham gia thị
trƣờng.
Ba là, các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về CBTT chƣa cụ thể rõ ràng
Bốn là, các quy định pháp luật về CBTT chƣa bảo đảm sự giám sát của cổ đông, cơ
quan quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động CBTT
Năm là, pháp luật về CBTT của nƣớc ta mới chỉ quan tâm đến việc yêu cầu các chủ thể
có nghĩa vụ CBTT công bố những thông tin trong quá khứ (thông tin định kỳ, thông tin bất

16
thƣờng, thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý ) mà chƣa quy định cụ thể việc CBTT
trong tƣơng lai.
Sáu là, quy định pháp luật về quyền đƣợc tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số, các
biện pháp chống lại các hành vi trục lợi từ tình trạng thông tin bất cân xứng của cổ đông lớn
chƣa đƣợc quy định cụ thể rõ ràng.

Bảy là, các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK chƣa đƣợc thực hiện triệt để.
Tám là, trong thực tiễn quản lý việc thực hiện nghĩa vụ CBTT trên TTCK, UBCKNN
vẫn còn phải ban hành nhiều công văn, văn bản để chấn chỉnh thị trƣờng, nhà đầu tƣ trong
những trƣờng hợp nhất định, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả pháp luật, quyền lợi của
nhà đầu tƣ, mà ngƣời ta thƣờng gọi là “rủi ro chính sách” trong đầu tƣ chứng khoán.
Chín là, pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam chƣa đủ sức ngăn chặn những rủi ro
pháp lý từ tình trạng thông tin bất cân xứng trên TTCK Việt Nam.
Mười là, sự không tƣơng thích giữa các quy định liên quan đến hoạt động CBTT cũng
làm ảnh hƣởng đến hiệu của thông tin trên TTCK Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Pháp luật về CBTT trên TTCK nƣớc ta đã tạo đƣợc hành lang pháp lý thống nhất
cho hoạt động CBTT đối với các chủ thể tham gia thị trƣờng. Các quy định này đã có
tác dụng rất lớn trong việc thiết lập lại trật tự thị trƣờng, nhất là việc tuân thủ nghĩa vụ
CBTT của các chủ thể có nghĩa vụ. Nội dung các quy định pháp luật về CBTT trên
TTCK về cơ bản đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thị trƣờng. Các chủ thể tham gia thị
trƣờng trên cơ sở các quy định pháp luật về CBTT phải thực hiện nghĩa vụ này một
cách thƣờng xuyên, nhất là việc cập nhật thông tin mới.
Minh bạch trong chính sách, pháp luật của nhà nƣớc là yêu cầu bắt buộc để thị
trƣờng phát triển, tránh những thiệt hại cho nhà đầu tƣ. Đây là yêu cầu rất quan trọng
đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Theo các cam kết khi gia nhập
WTO, chỉ các văn bản pháp luật đƣợc công bố công khai, minh bạch, rộng rãi và dễ tiếp
cận đối với các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động thƣơng
mại mới có giá trị thi hành bắt buộc. Điều đó có nghĩa là nếu các văn bản pháp luật
đƣợc ban hành mà không đƣợc công bố công khai thì sẽ không có giá trị thi hành đối với
các bên. Thể chế hoá cam kết này, Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm
2008 (luật này có hiệu lực từ 1/1/2009) đã quy định cụ thể trình tự ban hành văn bản
quy phạm pháp luật hy vọng sẽ khắc phục đƣợc những hạn chế về minh bạch thông tin
trong chính sách, pháp luật nƣớc ta thời gian qua.
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện pháp luật về CBTT vẫn còn nhiều bất cập nhƣ các
chủ thể chƣa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ CBTT, CBTT còn chậm, chƣa đầy đủ, không


17
thƣờng xuyên cập nhật các thông tin lên Website của công ty mình đã gây không ít
khó khăn cho nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Những bất cập trong các quy định pháp luật
về CBTT cần đƣợc tuân thủ chặt chẽ để bảo đảm cho hệ thống thông tin trên thị trƣờng
minh bạch, thông suốt, giúp cho nhà đầu tƣ giảm thiểu đƣợc các rủi ro trong đầu tƣ
chứng khoán.
Củng cố niềm tin của nhà đầu tƣ vào TTCK cần có sự nỗ lực từ hai phía, nhà đầu
tƣ và Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc – cơ quan quản lý nhà nƣớc về chứng khoán và
TTCK. Nhà đầu tƣ cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản khi đọc và phân tích
một báo cáo tài chính và khi phát hiện ra thông tin có vấn đề thì cần kiểm chứng kịp
thời nhƣ hỏi công ty, tham vấn ý kiến của chuyên gia UBCKNN cần phải có những giải
pháp để hoàn thiện pháp luật về CBTT trong tình hình mới.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
- Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam – yêu cầu phải có hệ thống
thông tin về thị trƣờng chứng khoán khách quan minh bạch, công khai, kịp thời
- Mối liên hệ của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam với thị trƣờng chứng khoán của các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới đặt ra yêu cầu phải thiết lập đƣợc hệ thống thông tin có
chất lƣợng
- Mục tiêu phát triển dài hạn của việc phát triển thị trƣờng vốn nƣớc ta, trong đó có thị
trƣờng chứng khoán
- Củng cố lòng tin của nhà đầu tƣ cũng nhƣ tăng cƣờng sự quản lý nhà nƣớc về chứng
khoán và thị trƣờng chứng khoán
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trƣớc yêu cầu
hội nhập quốc tế và thực thi các cam kết quốc tế về mở cửa thị trƣờng dịch vụ chứng khoán

với việc kiện toàn chất lƣợng thông tin đƣợc công bố trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ
THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Việc hoàn thiện này phải bảo đảm các nguyên tắc và yêu cầu sau đây:
- Pháp luật về CBTT trên TTCK phải đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhà nƣớc về
TTCK, cũng nhƣ mục tiêu phát triển thị trƣờng vốn trong giai đoạn trƣớc mắt và lâu dài;

18
- Bảo đảm TTCK phát triển ổn định, đúng với quy luật phát triển và những đặc điểm
đặc thù của TTCK nƣớc ta nhƣ quy mô còn nhỏ, hệ thống hạ tầng phục vụ cho hoạt động
CBTT còn yếu; việc đầu tƣ của nhà đầu tƣ cá nhân thiếu tính chuyên nghiệp và phụ thuộc
nhiều vào tâm lý đám đông nên độ rủi ro lớn; sự can thiệp của Chính phủ trong những trƣờng
hợp cần thiết để khôi phục lại thị trƣờng ;
- Bảo đảm đƣợc quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tƣ. Đây là nguyên tắc và yêu cầu
xuyên suốt của việc hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK. Bởi lẽ, nhà đầu tƣ có đƣợc
thông tin đầy đủ kịp thời sẽ giảm thiểu đƣợc rủi ro trong kinh doanh; đồng thời công ty cũng
có đƣợc các kênh giám sát để bảo đảm cho các nguồn lực công ty sử dụng có hiệu quả hơn;
- Hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK phải bảo đảm hài hoà với các chính sách
khác trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc nhƣ việc kiềm chế lạm phát, khống chế dƣ
nợ tín dụng cho vay chứng khoán để bảo đảm TTCK phát triển ổn định và bền vững.
Hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK, theo chúng tôi cần tập trung vào các giải
pháp cơ bản sau đây:
3.2.1. Về phương diện lập pháp
Thứ nhất, Bộ Tài chính và UBCKNN tiến hành tổng rà soát các quy định pháp luật về
CBTT trên TTCK; sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp.
Thứ hai, giao dịch của ngƣời có liên quan với cổ đông nội bộ khó kiểm soát vì họ và
ngƣời có liên quan độc lập về tài chính, khi giao dịch những ngƣời có liên quan này chƣa ý
thức đƣợc trách nhiệm phải báo cáo với Trung tâm GDCK nên cần có quy định cụ thể hơn.
Thứ ba, Phân định trách nhiệm giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Tài chính
trong việc quản lý nhà nƣớc đối với các tờ báo và các trang Web của các công ty niêm yết liên

quan đến việc thực hiện nghĩa vụ CBTT khi tham gia thị trƣờng.
Thứ tư, đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về CBTT trên TTCK; thƣờng
xuyên tổ chức các buổi đối thoại giữa UBCKNN với các Sở/Trung tâm GDCK và các chủ thể
tham gia thị trƣờng để kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các điểm bất cập trong các quy định
về CBTT để kịp thời sửa đổi bổ sung. Bên cạnh đó thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo,
toạ đàm để tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về CBTT trên TTCK.
3.2.2. Kiện toàn các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về công bố thong tin trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trƣờng, giám sát việc thực hiện các
nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thị trƣờng.
Thứ hai, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh xử phạt vi
phạm hành chính ngày 02/04/2008 (sau đây gọi chung là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
sửa đổi 2008) đã có nhiều quy định mới về mức phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành

19
chính trong đó có các quy định về chứng khoán và TTCK. Những điểm mới này cần phải sửa
đổi, bổ sung kịp thời.
Thứ ba, bổ sung các tội phạm về chứng khoán và TTCK vào Bộ luật hình sự 1999.
3.2.3. Một số giải pháp khác
Một là, Nâng cao hiệu quả của pháp luật về quản trị công ty.
Hai là, Nâng cao vai trò của ngƣời quản trị công ty trong hoạt động CBTT trên TTCK
Việt Nam.
Ba là, đối với các nhà đầu tƣ cần trang bị kỹ năng chọn lọc, phân tích thông tin trƣớc
khi đƣa ra quyết định đầu tƣ để giảm thiểu các rủi ro phát sinh.
Bốn là, Nâng cao vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán trong việc bảo đảm tính
minh bạch trên thị trƣờng.
Năm là, Nâng cao hiệu quả hoạt động của báo giới, làm rõ vai trò của báo giới trong
hoạt động CBTT trên TTCK.
KẾT LUẬN
1. Pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu của thị

trƣờng. Các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK đã góp phần rất lớn vào việc thiết lập
trật tự thị trƣờng, bảo đảm đƣợc tính khách quan, công bằng và minh bạch trong hoạt động.
Tuy nhiên, pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam vẫn chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của
nó khi mà các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT vẫn còn diễn ra tƣơng đối phổ biến làm
xâm phạm đến quyền lợi của nhà đầu tƣ và suy giảm lòng tin của công chúng đối với thị
trƣờng, làm cho TTCK chƣa thật sự trở thành “hàn thử biểu” của nền kinh tế mà vẫn còn tính
trạng phát triển “nóng” hoặc sụt giảm quá mạnh trong một thời gian ngắn mà không tuân theo
quy luật của thị trƣờng.
Phân tích những hạn chế, bất cập trong luận văn này cho thấy, những hạn chế đó cần
đƣợc tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa để các quy định pháp luật về CBTT ngày càng gần hơn
với thị trƣờng, bám sát hơn nhu cầu của nhà đầu tƣ và trách nhiệm của tổ chức có nghĩa vụ
CBTT trên thị trƣờng.
Thời gian qua, với những nỗ lực của Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc trong việc duy trì,
củng cố lòng tin của nhà đầu tƣ vào TTCK bằng rất nhiều các biện pháp khác nhau nhƣ điều
chỉnh biên độ giao dịch, tăng cƣờng các biện pháp hỗ trợ cho thị trƣờng, xử lý vi phạm pháp
luật về chứng khoán và TTCK Tất cả những nỗ lực đó đã góp phần không nhỏ vào việc
củng cố lòng tin của nhà đầu tƣ vào thị trƣờng. Việc củng cố lòng tin của nhà đầu tƣ vào thị
trƣờng là công việc khó khăn và phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, bởi nếu không trú tâm
vào việc giám sát thị trƣờng thì ngay lập tức có thể ảnh hƣởng đến niềm tin của công chúng
vào thị trƣờng.

20
Nhận biết và phân tích thông tin phụ thuộc rất lớn vào khả năng nhận thức của nhà đầu
tƣ. Phân tích thông tin chịu sự tác động mạnh mẽ của tâm lý đám đông, điều này đã dẫn đến
không ít trƣờng hợp nhà đầu tƣ không còn đủ tỉnh táo để nhìn nhận và phân tích thông tin.
Giảm thiểu rủi ro thông tin trong đầu tƣ chứng khoán hoàn toàn phụ thuộc vào nhà đầu tƣ.
Những khuyến cáo, những nhắc nhở, những chiến dịch tuyên truyền sẽ trở nên vô nghĩa nếu
tình trạng đầu tƣ kiểu bầy đàn chƣa có biện pháp ngăn chặn. Nâng cao ý thức trách nhiệm của
những chủ thể có nghĩa vụ cung cấp/công bố thông tin, bảo đảm tính khách quan, công bằng
của thông tin kết hợp với hệ thống hạ tầng hiện đại, dễ truy nhập và tìm kiếm thông tin là

nhân tố quan trọng nhất để giảm thiểu các rủi ro thông tin trong đầu tƣ chứng khoán.
2. Từ đầu năm 2008 đến nay, nhà đầu tƣ chứng khoán nƣớc ta đã buộc phải nhìn nhận
lại sự phát triển “quá nóng” và đang mỏi mắt mong chờ nó “quay đầu trở lại”. Điều này thật
dễ hiểu bởi nhà đầu tƣ đã đổ không ít tài sản, trí tuệ của mình trên TTCK. Đã không ít nhà
đầu tƣ “muốn bán” để quay sang đầu tƣ vào lĩnh vực khác nhƣ vàng, bất động sản, ngoại tệ
nhƣng thật khó, bởi trên bảng điển tử là “một dòng sông máu” - tức là nhà đầu tƣ đang đứng
trƣớc sự lựa chọn thua lỗ và chờ đợi thị trƣờng tăng điểm. Cả hai lựa chọn này đều không dễ
dàng đối với bất cứ nhà đầu tƣ nào. Bình tĩnh là một yêu cầu mang tính sống còn, nó thật sự
có ý nghĩa không chỉ trong các quan hệ ứng xử mà còn trong cả việc ra quyết định đầu tƣ.
Nhà đầu tƣ hãy khoan nghĩ tới những lợi nhuận mà mình có thể thu đƣợc từ quyết định đầu tƣ
mà hãy xem xét quyết định đầu tƣ đó dựa trên những thông tin nào. Để làm đƣợc điều này,
nhà đầu tƣ phải có đƣợc thông tn đầy đủ, chính xác, khách quan; hoạt động CBTT phải đƣợc
thực hiện nghiêm chỉnh.
Luận giải những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam,
Luận văn đã chỉ rõ đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện, đồng thời chỉ ra đƣợc
một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Những luận giải trong Luận văn khó có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của thị
trƣờng, của công chúng đầu tƣ và hoạt động quản lý nhà nƣớc về chứng khoán và TTCK,
nhƣng tác giả luận văn mong muốn những ý kiến, những đề xuất trong luận văn này góp một
vài ý kiến nhỏ vào quá trình hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên, sự phát triển của TTCK nƣớc ta đang chịu sự tác động của tiến trình toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì các quy định pháp luật về CBTT vẫn cần đƣợc tiếp tục
nghiên cứu và làm rõ hơn trong những giai đoạn tiếp theo.

References
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCH THAM KHẢO.
* Sách của tác giả nƣớc ngoài

21

1. Kenneth A.Stern, Bí quyết đầu tư chứng khoán, Nxb trẻ 2001, Biên dịch Minh Đức, Hồ
Kim Chung.
* Sách của tác giả trong nƣớc
2. Viện Hàn Lâm khoa học Quốc gia Ucraine, TS Nguyễn Minh Đức (2006), Thị trường
chứng khoán trong nền kinh tế chuyển đổi, Nxb Tài chính , Hà Nội
3. TS Đào Lê Minh (chủ biên, 2004) Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và
thị trường chứng khoán, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. TS Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc (2004), Hệ thống văn bản pháp luật về
chứng khoán và TTCK, Nxb Tài chính, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc 2007, Cẩm nang thị trường chứng khoán
Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội
7. Các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội 2000.
III. BÀI VIẾT TRÊN BÁO, TẠP CHÍ
8. TS Trần Đình Cung (2007) “Công khai hoá và minh bạch thông tin – cơ sở để thị
trƣờng và bên ngoài công ty thực hiện giám sát công ty’, Tạp chí Chứng khoán số
tháng 9/2007 tr 15-18.
9. Viên Thế Giang (2007), “Thông tin trên thị trƣờng chứng khoán những vấn đề cần lƣu
ý”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 12/2007.
10. Viên Thế Giang (2008), “Hoạt động công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 1+2/2008
11. Viên Thế Giang (2008), “Vai trò của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc giám
sát hoạt động công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học và Đào tạo Ngân hàng số 6/2008.
12. Viên Thế Giang (2008), “Minh bạch thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”,
Tạp chí Ngân hàng số 13 tháng 7/2008.
13. Hƣơng Giang (2008), “Nhận diện rủi ro thông tin trong đầu tƣ chứng khoán”, Tạp chí
Ngân hàng số 16 tháng 8/2008.
14. Phạm Nguyễn Hoàng (2005), “Xây dựng hệ thống công bố thông tin trên TTCK kinh

nghiệm của Nhật Bản và liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 3,
4/2005.

22
15. TS Đào Lê Minh (2006) “Nhu cầu và khả năng xây dựng Luật chứng khoán: Nhìn từ
kết quả của một cuộc điều tra”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 4(120) 2006,
tr 49-56.
16. TS Đào Lê Minh, “Một số vấn đề chủ yếu về hoạt động của thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2000-2006”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 7(123)
2006, tr 48-56
17. Trần Đức Nam (2007), “Thông tin tài chính minh bạch - Hiểu sao cho đúng”, (Bài viết
www.saga.vn hợp tác báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, số 204 ra ngày 29/06/2007).
18. PGS.,TS Lê Hoàng Nga (2007) “Cách thức đầu tƣ và phòng chống rủi ro chứng khoán
đối với nhà đầu tƣ cá nhân tham gia TTCK”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 103,
tháng 5/2007, tr 8-11.
19. TS Nguyễn Minh Phong (2007) “Nhận diện những rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán”,
Tạp chí Tài chính số tháng 5, tr 43-45
20. Ths Dƣơng Thị Phƣợng (2007) “Mô hình giám sát thị trƣờng chứng khoán của Hàn
Quốc”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 104 tháng 6/2007, tr 41.
21. TS Vƣơng Hoàng Quân “Hạn chế của truyền thông tài chính ở Việt Nam”, Bài đăng
trên báo Đầu tư Chứng khoán Số 19 (387) ngày 05/03/2007
22. TS Nguyễn Thế Thọ (2006) “Nâng cao tính minh bạch trên TTCK Việt Nam thực
trạng và nhóm giải pháp”, Tạp chí chứng khoán Việt Nam số tháng 9, 10 năm 2006.
23. Bài phỏng vấn TS Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trƣởng Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công
Thƣơng về “cạnh tranh và tính minh bạch” của Thanh Hằng trên Tạp chí Nhà quản lý
số 9/2007.
24. Ban phát triển thị trƣờng Uỷ Ban chứng khoán Nhà nƣớc (2007) “Giải pháp phát triển
bền vững thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 105
tháng 7/2007, tr 11-15.
25. Ban pháp chế Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc (2007) “Xây dựng khuôn khổ pháp lý

cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam: “Quá trình xây dựng Luật chứng khoán và
phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng khoán”, Tạp chí Chứng khoán
Việt Nam số 105 tháng 7/2007.
26. “Lập câu
lạc bộ các cổ đông thiểu số?”, (Lan Hƣơng, Bài phỏng vấn ông Nguyễn Đình Cung,
Trƣởng ban nghiên cứu Chính sách kinh tế vĩ mô, Việc Nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ƣơng)

23
27. “Để thị trường chứng
khoán phát triển bền vững” (Minh Kỳ, Bài phỏng vấn bà Vũ Thị Kim Liên - Phó Chủ
tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Theo Kinh Tế Việt Nam).
28. “Chủ tịch HĐQT “ôm” 17 tỷ chơi cổ
phiếu, cổ đông náo loạn!”.
29. “Chủ tịch HĐQT Mía Đường La Ngà vỡ nợ
vì chơi chứng khoán”
30. “Bài học “Đường
La Ngà””
31. “Ôm tiền công ty chơi cổ phiếu: Có dấu
hiệu hình sự”.
32. “Công an vào cuộc vụ “ôm” 17 tỷ đồng
mua cổ phiếu” .
33. />7e “Vi phạm về chứng khoán gia tăng” (Hoàng Lộc)
34. />pham-cong-bo-thong-tin-phat-tien-khong-chua-du.html “Vi phạm công bố thông tin: Phạt
tiền không chưa đủ” (Hoàng Xuân )
35. “Xử phạt giao dịch chứng khoán:
Chẳng ai sợ!”
36.
“Công bố thông tin… phập phù”
37.:8080/EDMS/webcorannc.nsf/dc3f778c77f06b8247256b8300

2bc2e5/32981b7742dd58a74725742e00183126?OpenDocument “Giải trình biến
động giá: Hoà cả làng!”
38. “Kinh nghiệm phát triển thị
trường chứng khoán ở một số nước Châu Á”
39. lý
Thị trường chứng khoán Châu Á - Một số nhận định cơ bản về sự mở cửa TTCK khu
vực”
40. “Cách củng cố thị trƣờng chứng khoán
của ngƣời Trung Quốc” (Nhật Vy)
41. “Thị trường chứng khoán Trung
Quốc, hỗn độn bên trong vỏ đông cứng!” (Theo World trade newspaper).

24
42. “Thị trường chứng khoán Trung
Quốc: Lại lo nóng” (Thiện Nguyễn).
43. “Thị trường chứng
khoán Trung Quốc tăng cường quản lý và thúc đẩy phát triển”
44. “Trung Quốc:
Cảnh báo “bong bóng” chứng khoán”
45. />D/View/Dien-dan-
ACBF/Thi_truong_tai_chinh_chung_khoan_ASEAN_10_nam_sau_khung_hoang/?pri
nt=1201568804 “Thị trường tài chính, chứng khoán ASEAN: 10 năm sau khủng
hoảng” (Bài tham luận về: “Thị trƣờng tài chính, chứng khoán ASEAN: 10 năm sau
khủng hoảng” của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam tại Diễn đàn doanh nghiệp thủ đô các nƣớc ASEAN.).
46. />bay-dan-va-ttck-vie.html, “Tài chính học hành vi, tâm lý bầy đàn và thị trường chứng
khoán Việt Nam”
47. “Nghiên cứu thông tin để đầu tư chứng
khoán”.
48. />3e , “Đầu tư chứng khoán: Sợ… rủi ro chính sách” (Minh Đức)


×