Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 tr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.77 KB, 27 trang )

Sở giáo dục và đào tạo thanh hóa
S
GIO
DCdục
Vvà
O
TOtạo
THANH
Phòng
giáo
đào
đôngHO
sơn

PHềNG GIO DC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
THÔNG QUA CÁC MƠN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGỒI
GIỜ
LÊN
LỚP
CHO
HỌC
SINH
LỚP
4 TRƯỜNG
NGỒI
GIỜ


LÊN
LỚP
CHO
HỌC
SINH
LỚP
4 TRƯỜNG
TIỂU
TIỂU
HỌC
TRUNG
HỌC
ĐƠNG
PHÚ
HỌC
VÀVÀ
TRUNG
HỌC
CƠCƠ
SỞSỞ
ĐƠNG
PHÚ

Người thực hiện: Trịnh Thị Lâm Hoa
Chứcthực
vụ: hiện: Trịnh
P. Hiệu
Người
ThịTrưởng
Lâm Hoa

Đơn vụ:
vị công tác:P.Trường
TH & THCS Đông Phú
Chức
Hiệu Trưởng
SKKN
thuộc
lĩnh
vực: Quản
lýTHCS Đông Phú
Đơn
vị cơng
tác:
Trường
TH &
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HỐ NĂM 2016
THANH HOÁ NĂM 2016

download by :

0


MỤC LỤC
Nội dung

Trang


Mục lục

1

1. Mở đầu

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3. Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú
thông qua các mơn học và hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp

6

Biện pháp 1

7


Biện pháp 2

8

Biện pháp 3

8

Biện pháp 4

9

Biện pháp 5

12

Biện pháp 6

14

Biện pháp 7

16

Biện pháp 8

17

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


18

3. Kết luận, kiến nghị

18

Phụ lục

21

download by :

1


1. Mở đầu:
- Lí do chọn đề tài:
Trước lúc đi xa, Bác Hồ - vị lãnh tụ mn vàn kính yêu của dân tộc ta đã
căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và
rất cần thiết”. Nhân cách, phẩm chất, năng lực của cơng dân được hình thành ngay
từ cấp học Tiểu học và được hồn thiện dần thơng qua một cụm từ mà ta quen gọi
là “Kỹ năng sống”. Vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh Tiểu học những
vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc vận
dụng kiến thức rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm
người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với mơi trường xã hội, tự
giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ,
môi trường, tệ nạn xã hội,... để các em có thể tự tin, chủ động khơng bị q phụ
thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng,
điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên.
Trong thực tế hiện nay, việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong và ngoài

nhà trường đã được chú ý đến, nhưng chất lượng chưa cao. Chính vì vậy mà ta vẫn
cịn nghe rất nhiều lời phàn nàn chẳng hạn như: “Ngoài việc học ra, cháu nhà tơi
chẳng biết làm gì”; “Tơi đi làm về muộn, mà con không biết nấu cơm, cũng khơng
biết dọn nhà cửa để bề bộn”; “Nó khơng biết quét nhà, rửa bát, không biết giặt
quần áo” ... Lời phàn nàn này không những dành cho đối tượng là học sinh Tiểu
học mà ngay cả đến những em học sinh đã học ở các cấp học trên. Vậy nguyên
nhân của tình trạng này là đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó? Làm thế
nào để học sinh biết cách vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống hằng
ngày? Là một cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học, tôi hết sức băn khoăn và trăn trở,
chính vì vậy tơi đã đi sâu nghiên nghiên cứu tìm hiểu: “Một số biện pháp chỉ đạo
giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú”.
- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống
thông qua các mơn học và hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho học sinh lớp
4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú ” nhằm:

download by :

2


Tìm một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn
học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội;
giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói
quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật…
Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự
chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu
để trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.

- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh lớp 4 thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại
trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận;
Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
Phương pháp quan sát thực tế;
Phương pháp thực hành;
Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh Tiểu học
nói riêng là giúp học sinh có khả năng thích nghi và hành vi tích cực, có khả năng
đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh rất cần thiết và phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp
phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mĩ” để các em
được phát triển toàn diện đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội.
Với học sinh Tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho
các em, giúp các em có một kỹ năng sống tốt cho tương lai sau này. Việc giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thường thông qua các môn học, chủ yếu là môn
Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lý và các hoạt động giáo dục ngồi
giờ lên lớp. Các mơn học đó vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu

download by :

3



về tự nhiên và xã hội, vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các
chuẩn mực hành vi gắn với thực tế cuộc sống để từ đó giúp học sinh hình thành kỹ
năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh
với những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực
đạo đức và thói quen đạo đức tốt. Trong sự phát triển nhân cách của học sinh, việc
giáo dục kỹ năng sống là đảm bảo cho học sinh có được bản lĩnh rõ ràng về nhân
cách tồn diện. Nếu khơng giáo dục kỹ năng sống thì khơng những sự ứng xử
trong các tình huống sẽ phức tạp sẽ gặp khó khăn, thậm chí mắc phải sai lầm, mà
việc hình thành nhân cách toàn diện của trẻ bị hạn chế, phiến diện, việc xây dựng
những thói quen hành vi dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức máy móc, lí trí và tình
cảm khơng thống nhất với nhau đó là lời nói khơng đi đơi với việc làm thì dẫn đến
hiện tượng lệch lạc về nhân cách. Chính vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống ở bậc
Tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người làm công tác giáo dục cần quan
tâm.
Từ nhiều năm nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kỹ
năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện - Học sinh
tích cực”. Trên tinh thần đó, bản thân tơi nhận thấy rằng: chính ở dưới mái trường
các em học được nhiều điều hay, lẽ phải và trường học trở thành là ngôi nhà thân
thiện, mà mỗi học sinh sẽ tích cực học tập, rèn luyện để những “chủ nhân tương
lai” sau này xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành
cơng dân tồn cầu. Đây là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước đã tin
tưởng giao cho các thầygiáo, cô giáo, những người làm công tác giáo dục.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Những năm gần đây, nhiều trẻ em rất thiếu kỹ năng làm việc nhà, kỹ năng
tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ, … Nhiều em không tự dọn dẹp
phịng ở của chính mình, khơng giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì ngồi việc học, thậm
chí có em gái đến tuổi dậy thì do chưa có sự hiểu biết nên thường lo lắng sợ sệt,
không biết làm thế nào. Phụ huynh vì bận nhiều cơng việc nên ít quan tâm giúp đỡ
con em trong các hoạt động cần thiết, làm cho các em rụt rè thiếu tự tin khi giao
tiếp hoặc tham gia các hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử

và hệ thống ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trị chơi làm cho các em xa
lánh với mơi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con
người, kỹ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng

download by :

4


học sinh trở nên ích kỉ, thờ ơ, khơng quan tâm đến cộng đồng. Câu hỏi mà chúng
ta thường đặt ra cho học sinh Tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thơng về
Tốn, Khoa học và Nhân văn, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập
với xã hội, trở thành cơng dân có ích cho cộng đồng.
Hiện tượng trẻ em ngu ngơ mà ta quen gọi là “gà tây”; "gà cơng nghiệp”
khi phải xử lí những tình huống của cuộc sống thực, thiếu tự tin trong giao tiếp,
thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí ngày càng nhiều.
Nguyên nhân do đâu? Phải khẳng định rằng trước hết do giáo dục. Nhiều vấn đề
của xã hội hiện đại tác động đến trẻ em chưa được cập nhật, bổ sung vào chương
trình giáo dục nhà trường. Việc định hướng sai các giá trị là nguyên nhân gây ra
những hiện tượng đáng tiếc trong cách ứng xử của trẻ. Phương pháp giáo dục nhồi
nhét, lí thuyết xng, khơng tạo được khả năng tư duy, óc phân tích, suy xét, phán
đốn, khơng tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những vấn đề thực trong cuộc sống
hiện đại… Mặt khác, ở gia đình, bố mẹ ít khi u cầu con làm việc vì quan niệm
rằng: học sinh học cả ngày trên lớp mệt nên để cho các cháu nghỉ ngơi, để các
cháu làm rồi mình lại phải làm lại, thơi làm rốn cho xong, …
Qua thực tế cho thấy tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú kỹ
năng sống của học sinh chưa cao chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ
năng tốt. Cịn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có
thái độ và cách ứng xử chuẩn mực. Học sinh thể hiện kỹ năng còn đại khái, chưa
mạnh dạn, ngại nói trước tập thể, trước bạn bè thầy cơ, trước đám đông, ngại viết,

ngại làm việc, khả năng tự học, tự tìm tịi cịn hạn chế.
Thực tế khảo sát học sinh khối 4 đầu năm học 2015-2016 với chủ đề “Kỹ
năng sống của em”, nội dung (Phụ lục 01)
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Kĩ năng tốt

Có hình thành kĩ năng

Kĩ năng chưa tốt

Tổng số
học sinh

S.L

Tỉ lệ

S.L

Tỉ lệ

S.L

Tỉ lệ

45

9

20 %


15

33.3 %

21

46,7 %

Kết quả trên cho thấy rằng số học sinh có kỹ năng tốt (ở mức độ tự giác)
cịn ít và số học sinh có hình thành kỹ năng chưa tốt (chỉ làm khi có sự nhắc nhở

download by :

5


của người khác) cũng còn rất hạn chế. Số học sinh chưa có kỹ năng cịn nhiều
chiếm hơn 46.7 % số học sinh cả lớp)
* Nguyên nhân:
Qua tìm hiểu thực tế, tơi nhận thấy có các ngun nhân sau: Những học sinh
có kỹ năng sống tốt và có hình thành kỹ năng sống thuộc những em có ý thức học
tập tốt, được gia đình ln quan tâm, có lối sống nghiêm túc với con cháu; Những
em có kỹ năng sống chưa tốt, phần lớn thuộc các gia đình có hồn cảnh hết sức
đặc biệt: gia đình nghèo, bố mẹ có việc làm khơng ổn định, mải mê tìm việc làm
kinh tế. Có em sống với ơng bà do bố mẹ đi làm ăn xa, có em ở nhà với bố nhưng
bố ít quan tâm suốt ngày rượu chè, cờ bạc. Một số gia đình hồn tồn phó mặc
việc dạy dỗ con cái cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế
khá giả, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỉ lại, phụ thuộc
vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử

lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ
làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác. Hơn nữa một số bậc cha
mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con: họ chỉ chú trọng đến việc con mình
về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm tốn thì lo lắng một cách thái
q. Mặt khác, các em học sinh vừa chuyển giai đoạn nhận thức từ nhận thức cảm
tính sang từ duy trừu tượng, làm quen với môi trường lớp 4, các em khá rụt rè
chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em
nói khơng rõ ràng, trả lời trống khơng, khơng trọn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi
với thầy cô, bạn bè. Nhiều em đến trường tỏ ra nói nhiều vì ở nhà các em khơng
có người trị chuyện, chia sẻ ...
Từ thực trạng, nguyên nhân nêu trên, bản thân đã cố gắng tìm hiểu và chỉ
đạo giáo viên khối 4 áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh thông qua các tiết dạy của một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục.

2.3. Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn
học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học
và Trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông Sơn:
Kĩ năng sống được giáo dục ở nhà và ở trường; kỹ năng sống được giáo dục
trong các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục kỹ năng

download by :

6


sống cần bắt đầu từ nhỏ, từ những hành vi cá nhân đơn giản nhất, theo đó hình
thành tính cách và nhân cách. Bản thân tôi đã áp dụng "Một số biện pháp chỉ đạo
giáo dục kỹ năng sống thông qua các mơn học và hoạt động giáo dục ngồi giờ
lên lớp cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú" như

sau:
Biện pháp 1: Giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc
giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học.
Để giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng
sống thông qua các mơn học và hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho học sinh
Tiểu học, bước vào đầu năm học, nhà trường đã triển khai và chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ trong năm. Một trong những nội dung trọng tâm là: chú trọng giáo dục
đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà
trường - Gia đình - Xã hội. Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên, là phó
Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo chuyên môn, tôi đã hướng dẫn và giúp giáo viên
hiểu rõ những vấn đề sau đây:
Mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học: Giáo dục
kỹ năng sống không làm nặng nề, quá tải nội dung môn học mà ngược lại giáo dục
kỹ năng sống giúp cho việc học tập các môn học, các hoạt động giáo dục trở nên
nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả hơn.
Giáo dục kỹ năng sống có thể thực hiện trong bất kỳ giờ học nào, bằng sự
lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt để tăng cường thực hành luyện
tập các kỹ năng sống cho học sinh, bước đầu hình thành cho các em lối sống lành
mạnh, các hành vi chuẩn mực, ứng xử phù hợp trong học tập, giao tiếp và trong
cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Giáo viên cần lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tạo điều
kiện và cơ hội cho học sinh được thực hành trải nghiệm qua quá trình học tập để
giờ học và các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng và bổ ích hơn như: bài tập
tình huống, trình bày ý kiến, đặt câu hỏi, thảo luận, chia sẻ, đóng vai, xử lý tình
huống, ...
Bên cạnh đó, giáo viên cần hiểu rõ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là
hoạt động giáo dục quan trọng trong nhà trường phổ thông. Thông qua hoạt động
này học sinh được trải nghiệm thực tế ở các nội dung như: giáo dục kỹ năng vui


download by :

7


chơi, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng bảo vệ mơi trường, kỹ năng ứng phó, kỹ năng
tham gia hoạt động chung, ...
Như vậy, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cần hiểu rõ việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà qua mỗi bài dạy, qua mỗi tiết
học, trong từng hoạt động của học sinh tại nhà trường chúng ta đều phải theo dõi,
quản lý, kiểm soát, kiểm nghiệm sản phẩm ... để mỗi sản phẩm đều góp phần phát
triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo
đức giúp cho các em phát triển toàn diện nhân cách.
Biện pháp 2: Xây dựng mối quan hệ gần gũi và thân thiện với học sinh.
Bước vào năm học mới, sau khi nhận lớp, để tạo mối quan hệ gần gũi, gắn
kết giữa học sinh và giáo viên, giáo viên cần tạo cơ hội, sắp xếp nhiều thời gian
cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với
nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các
em. Đây là hoạt động giúp cơ trị hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập
thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô
giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan
trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh
dạn, tự tin trong một mơi trường mà giáo viên ln gị bó và áp đặt.
Từ việc cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào
giáo viên nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ
động hay tích cực, thích thể hiện hay khơng thích ... Và tiếp tục qua thời gian tiếp
theo, giáo viên chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ,
hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
Tóm lại, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất

cứ giờ học nào, thời điểm nào, môi trường nào ... diễn ra một cách thường xuyên,
liên tục sẽ đạt hiệu quả cao.
Biện pháp 3: Thông qua việc trang trí lớp học thân thiện để giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.

download by :

8


Việc trang trí lớp học đẹp và thân thiện khơng chỉ là làm cho lớp học đẹp ra
mà thông qua các góc trang trí sẽ chứa đựng các nội dung học tập, thể hiện được
các kỹ năng sống của học sinh trong lớp.
Trong hoạt động này, giáo viên hướng dẫn các em chọn các hình ảnh trang
trí dựa trên các quy định, hướng dẫn của nhà trường và của cấp trên. Học sinh
được tự tay vẽ, cắt dán, trình bày sản phẩm tự làm. Các em tự trang trí thời khóa
biểu của lớp, xây dựng “Góc học tập” “Góc sáng tạo”, “Góc sinh nhật”, tạo cơ
hội để học sinh đưa ra ý tưởng của mình để các bạn cùng bàn bạc, thống nhất về
cách trang trí, cách làm, giúp các em hiểu nhau hơn, quan tâm đến nhau nhiều
hơn, đề ra các nội quy của lớp học và cùng nhau thực hiện.
Trong q trình trang trí lớp học thân thiện giáo viên nên để cho các em tự
làm để các em đưa ra ý tưởng dựa trên sự định hướng của giáo viên là rất quan
trọng vì qua hoạt động này các em được phát huy tính sáng tạo, sự tự tin vào khả
năng của bản thân. Biết rằng việc trang trí lớp mất nhiều thời gian và cơng sức của
cả thầy và trị nhưng chúng ta cũng khơng nên th làm theo khn mẫu vì nó là
sản phẩm cần được tôn vinh của học sinh.
Như vậy, qua việc trang trí lớp học thân thiện sẽ tạo mơi trường học tập,
phát huy tính chủ động, sáng tạo, trao đổi thơng tin, tạo hứng thú cho học sinh,
tạo nên sự gần gũi thân thiết giữa học sinh với nhau và học sinh với thầy cô trong
trường.

Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn
học.
Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả giáo viên cần vận dụng
vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học;
An tồn giao thơng .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được
trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
Trong chương trình lớp 4, mơn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục
kỹ năng sống cho các em, đó là các kỹ năng giao tiếp xã hội như: Viết thư; Điền
vào giấy tờ in sẵn; Giới thiệu địa phương; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham
gia, ... được lồng ghép cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Giáo viên chỉ gợi mở
sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hồn tồn khơng gị bó áp đặt. Bên
cạnh đó, nhiều bài “Luyện từ và câu” có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói,
nhiều bài “Tập đọc” giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành

download by :

9


một số kỹ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư, tóm tắt tin tức, … hoặc
cung cấp những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn
kỹ năng sống. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp
dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao
tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức
hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp, … Thông qua các hoạt động học tập, được
phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,…học
sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kỹ năng sống cần thiết.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị” môn
Luyện từ và câu: giáo viên cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Yêu cầu, đề nghị

và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nêu được nhiều câu yêu cầu, đề nghị lịch sự
nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy giáo viên cần tổ chức cho các em
trao đổi : “Theo em, như thể nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?” “Em đã lịch sự
khi yêu cầu đề nghị chưa?”... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình.
Dạy bài Tập làm văn dạng bài miêu tả con vật, giáo viên liên hệ ngay trong
gia đình các em ni con vật nào? Em thích con vật nào nhất? Em hãy quan sát kĩ
về hình dáng và hoạt động của con vật đó rồi ghi chép lại theo dàn ý đã học. Nếu
nhà em không nuôi con vật nào, em quan sát con vật ở đâu? …. Qua việc quan sát,
giúp các em biết quan tâm đên “thế giới” xung quanh mình, từ đó giáo dục các em
các kỹ năng sống cần thiết, cách xử lí tình huống thực tế.
Ở mơn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình
cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Giáo viên phải sử dụng phương
pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa
dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân
tích, xử lí tình huống; chơi trị chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,…
Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm,
đóng vai, trị chơi,…Và chính thơng qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều
kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành
vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn
nắp, nói lời hay, làm việc tốt, quan tâm chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ,
chia sẻ với bạn…

download by :

10


Cũng như các môn học khác, môn Khoa học giáo dục “kỹ năng sống” được

hình thành trên cơ sở trang bị cho học sinh các kiến thức của môn học về con
người và sức khoẻ, về các hiện tượng tự nhiên, đặc biệt là khả năng quan sát, tìm
kiếm các thơng tin, phân tích và đánh giá các lựa chọn, từ đó phán đốn các nguy
cơ, tư duy sáng tạo để ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến
sức khoẻ của bản thân, gia đình và môi trường xung quanh., biết đảm nhận trách
nhiệm, tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và
cộng đồng, tích cực thời gian bảo vệ mơi trường xung quanh, ứng phó phù hợp; tự
bảo vệ bản thân trước các tác nhân từ mơi trường, tự nhiên.
Ví dụ: Mơn Khoa học, bài: "Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?”
bản thân cho học sinh thảo luận nhóm, chơi trị chơi “Đi chợ” và lên thực đơn cho
các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của giáo viên. Sau khi
học sinh nhận xét thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa
ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất ...
Bài: “Các nguồn nhiệt” các em được đóng vai xử lí tình huống khi có tai
nạn ở nhà như: Ủi quần áo bị cháy hay trông em giúp mẹ nhưng em đến gần bếp
lửa... Các nhóm sẽ thảo luận sau đó lên thể hiện. Các em cịn lại quan sát và có
nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp
cứu khi có những trường hợp xấu xảy ra.
Chương “Con người và sức khỏe” các bài: “Con người cần gì để sống? Vai
trị của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; Phịng một số bệnh do thiếu chất
dinh dưỡng; Phòng bệnh béo phì; Phịng tránh tai nạn đuối nước; ...” giúp các em
hiểu rằng ăn uống đủ chất dinh dưỡng và hợp lí giúp chúng ta khoẻ mạnh, biết
phịng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, biết những việc nên làm và
khơng nên làm để phịng tránh tai nạn đuối nước, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá
nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có
hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có
sức khoẻ tốt.
Chương “Vật chất và năng lượng” giúp học sinh hiểu rằng con người sống
trong môi trường phải dựa vào thiên nhiên, nếu chúng ta phải biết khai thác và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hiệu quả thì mới đem lại cuộc

sống tốt đẹp cho con người, từ đó giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường sống.
Các kỹ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học giới thiệu là những
bài học như khám phá, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việc đồng đội. Tôi

download by :

11


chỉ đạo giáo viên ln tạo khơng khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương
pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mình
hơn qua việc học nhóm, xử lí tình huống hay các trị chơi học tập có nội dung gần
gũi với cuộc sống hằng ngày của các em.
Như vậy, thông qua các môn học: Tiếng Việt, đạo đức, khoa học ... bằng
các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt các em được rèn luyện thực hành những
kỹ năng sống trong mơi trường an tồn trước khi gặp các tình huống thực tiễn;
khích lệ các em thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ theo hướng tích cực, trang bị
cho các em sự tự tin để các em biết ứng xử và giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống một cách phù hợp.
Biện pháp 5: Giáo dục kĩ năng sống hiệu quả thông qua các tiết sinh
hoạt, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, thơng qua các trị chơi.
Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã chỉ đạo giáo viên
phát động các phong trào: “Nói lời hay làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ phép như
biết đi thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết
điểm, cảm ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và
những người lớn tuổi, ... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Giáo viên nên học
cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình
cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh hành
hung, nói nặng lời để các em bớt đi tính hung hăng đối với những học sinh nghịch
ngợm, mắc lỗi.

Để giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả tơi cịn chỉ đạo giáo viên vận dụng
thơng qua các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Trong tiết hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức cho các em thi tìm hiểu về An tồn
khi tham gia giao thông, khi ở nhà, về môi trường, về danh nhân Đất Việt, …
thơng qua đó để các em “Học mà chơi - chơi mà học” bằng cách đưa ra những tình
huống cho các em xử lí.
Chẳng hạn: “Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường và khi
qua đường? Đi bộ qua đường em phải đi như thế nào? ở đâu?”; “Khi đi xe trên
đường làng em phải đi như thế nào? Nếu đường khơng có vỉa hè thì thế nào?”;
“Em có nên chơi đùa, đi xe đạp hàng hai, hàng ba trên đưòng không? Khi đi trên
đường phố em cần chú ý điều gì ? Vì sao?”; “Khi ngồi trên xe máy em phải như
thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo

download by :

12


hiểm?”; “Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai
nạn xảy ra?”; ... Dạy cho các em tránh các tai nạn trên đường. Ví dụ: khơng được
chạy từ trong ngõ lao ra đường, đi chăn bị khơng được ngồi chơi trên đường sắt,
khơng được bám bên ngồi ơ tơ, khơng được thị tay, chân, đầu ra ngồi khi đi trên
tàu, xe, đị, ... Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản
khi gặp phải, ứng xử một cách văn hóa lịch sự.
Ví dụ: Thi Tìm hiểu về An tồn giao thơng (Phụ lục 02)
Một điều quan trọng nữa là giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế
độ sinh hoạt hàng ngày của các em. Vì đối với học sinh bậc học Tiểu học trị chơi
có một vai trị rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng sống cho các em. Các em lớn
lên, học hành và khám phá thơng qua trị chơi. Các hành động chơi đòi hỏi các em
phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Không những thế, bản

thân cịn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ,
những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên khơng gị
bó, áp đặt. Hoặc ở những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi bản thân cùng các em tham
gia những trò chơi dân gian, trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ (Cờ vua; Ơ ăn
quan; Bịt mắt bắt dê), …
Ví dụ: Rèn kỹ năng sống cho học sinh qua trò chơi "Bịt mắt bắt dê"
Trò chơi được tổ chức theo đội hình vịng trịn, chọn hai em tham gia chơi
lượt đầu cho bốc thăm để tìm ra ai sẽ đóng vai "dê" và ai là "người đi tìm dê".
Hoạt động này rèn cho các em "kỹ năng xác định giá trị" là mình là người phải đi
tìm dê, chỉ có mình đi tìm và phải cố gắng tìm và bắt được con dê đó là nhiệm vụ
của mình; Về phía "dê", khi bị đuổi bắt, dê chạy tán loạn cố tránh khơng để bị bắt
đây chính là rèn cho học sinh "kỹ năng quan sát; kỹ năng tự ra quyết định giải
quyết vấn đề", chính là phải khéo léo nhanh nhẹn để không bị bắt; "kỹ năng đạt
mục tiêu" là mình khơng thể bị bắt; "kỹ năng thể hiện sự tự tin" là mình chiến
thắng; "kỹ năng ứng phó với căng thẳng" là mình phải thật bình tĩnh, tự tin vào
bản thân mình ...
Ngồi ra, giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho các em nghe trong mọi tình
huống như những lúc sinh hoạt đầu giờ, hoặc đọc sách các em nghe trong giờ sinh
hoạt lớp. Tăng cường kể, đọc cho các em nghe các câu chuyện cổ tích, câu chuyện
trong bài tập đọc, bài thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, tục ngữ … để qua đó rèn
luyện đạo đức cho các em, giúp các em hoàn thiện mình, dạy các em yêu thương

download by :

13


bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho các em qua các truyện bằng tranh
tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở
trẻ.

Một việc làm tuy nhỏ nhưng rất cần thiết nữa là giáo viên phải thường
xuyên cập nhật tin tức, nắm bắt các sự kiện đang diễn ra hàng ngày ở địa phương,
của đất nước và thế giới để chuyển tải tới các em những điều phù hợp với nhận
thức của các em. Thường xuyên ôn luyện kiến thức lịch sử, cập nhật thông tin thời
tiết, tin tức thời sự trong nước và thế giới qua một thao tác hàng ngày trên lớp đó
là việc ghi thứ ngày, …
Ví dụ:
- Ngày 2/9: Kỉ niệm ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra
nước Việt nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
- Ngày 01/10: Ngày Người cao tuổi Việt Nam.
- Ngày 10/10: Ngày Giải phóng Thủ đơ.
- Ngày 13/10: Ngày doanh nhân Việt Nam.
- Ngày 20/10: Kỉ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Ngày 20/11: Kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt nam.
- Ngày 22/12: Kỉ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt nam - Ngày
hội Quốc phịng tồn dân.
-…
Tóm lại: Thông qua các tiết sinh hoạt, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên
lớp, thơng qua các trị chơi thơng thường chúng ta đã trang bị và rèn luyện cho
học sinh những kỹ năng sống cơ bản, giúp các em tự tin và hồ nhập với mơi
trường, cuộc sống trong thời đại khoa học cơng nghệ và hội nhập. Đây chính là
hành trang vào đời quan trọng và ý nghĩa của các em.
.

Biện pháp 6: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày.
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” Thấm nhuần lời dạy của
Bác Hồ kính yêu, bên cạnh việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học
giáo viên cần chú trọng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động sinh hoạt hàng

ngày trên lớp từ việc dạy các em các cầm chổi để quét lớp, quét sân trường, cách
trồng rau, hoa ... Giúp các em trải nghiệm thực tế để thấy được những khó nhọc

download by :

14


mà người lao động phải trải qua, mới hiểu được giá trị của nó và từ đó biết giữ vệ
sinh chung, khơng vứt giấy rác lung tung. Có tham gia lao động, vệ sinh, các em
mới có cơ hội thử sức mình, áp dụng những điều đã học vào thực tế. Lao động ở
trường Tiểu học cần hiểu là những hoạt động mà các em được tham gia ví dụ: làm
vệ sinh lớp học, trang trí lớp, trồng cây, chăm sóc bồn hoa, quét giấy rác ở sân
trường, … Từ những việc ở trường, khơi dậy ở các em thấy được nỗi vất vả của
cha mẹ, và biết làm những việc nhỏ một các tự giác ở gia đình.
Việc lao động tự phục vụ bản thân cũng luôn coi trọng. Trước hết là giúp
các em biết cách chải đầu, rửa mặt mũi tay chân, tắm gội, thay quần áo hàng ngày,
soạn sách vở, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng học tập, ...
Thứ hai là những việc giúp đỡ gia đình phù hợp với khả năng của mình như
quét dọn nhà cửa, rửa bát đũa, ấm chén, …
Thứ ba là biết tham gia các hoạt động ở thơn xóm như dọn vệ sinh đường
làng, nhà văn hóa, nghĩa trang ,… giúp đỡ hàng xóm láng giềng, …
Để kiểm sốt được việc làm của các em ở nhà ngoài việc thường xuyên
kiểm tra bằng phiếu giao việc trong tuần, tôi luôn liên hệ với phụ huynh, nhờ phụ
huynh kiểm soát các việc làm, hành vi của các em thông qua các lần họp phụ
huynh, sổ liên lạc và trao đổi riêng nếu cần. Yêu cầu phụ huynh, không nên quan
niệm thấy con làm lâu, thương con làm nốt cho nó xong mà phải kiên trì hướng
dẫn thậm chí cùng làm với con dạy con cách làm từ việc rửa bát đũa, ấm chén, dọn
nhà cửa, gấp chăn màn, quần áo, nhặt rau, nấu ăn, … Phụ huynh cũng cần quy
định thời gian để các em tự giác làm việc đúng giờ. Ví dụ: thường nấu cơm lúc

mấy giờ, đi học về cần giúp bố mẹ làm gì, nấu cơm thì phải chuẩn bị những gì,
làm cho các em có ý thức giúp đỡ người lớn làm việc nhà các việc vặt như quét
nhà, rửa ấm chén, nấu cơm và chế biến một số món đơn giản dễ làm. Cốt sao khi
bố mẹ vắng nhà, trẻ có thể tự cơm nước, phục vụ được bản thân.
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần giáo dục cho con về đường ăn ý ở, cách tiếp
khách khi người lớn vắng nhà; cách thưa gửi với người hơn tuổi, cách trả lời điện
thoại, cách pha trà, cắm hoa, trang trí nhà cửa … Trẻ cũng cần học cách bảo vệ
mình và em nhỏ, người thân, ứng xử thế nào khi có sự cố xảy ra (như chập điện,
cháy nổ, kể cả khi bị bắt nạt …)
Nói tóm lại, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của
nhà trường mà còn ở bố mẹ, người thân. Làm sao để trẻ lớn lên trở thành người tự
lập, tự chủ trong mọi tình huống. Đó là cái đích mà người lớn chúng ta hướng tới.

download by :

15


Muốn vậy phải có sư kết hợp chặt chẽ giữa các mơi trường giáo dục mà gia đình,
nhà trường và xã hội phải giữ thế vững chắc của “kiềng ba chân”. Và giáo dục kỹ
năng sống không phải là cái gì cao siêu xa vời. Hãy bắt đầu cho các em làm quen
với cuộc sống từ những việc nhỏ nhất hàng ngày.
Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh học sinh và các tổ chức chính trị
xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Gia đình giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành nhân cách của
các em từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành. Các tổ chức chính trị xã hội như Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ ... cộng đồng nơi các em sinh sống cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến nếp sống và nhận thức của các em. Vì thế, sự phối kết hợp chặt chẽ
của các tổ chức trong và ngoài nhà trường là yếu tố quan trọng trong việc hình

thành và phát triển tồn diện nhân cách cho các em.
Bằng nhiều hình thức phối, kết hợp tay ba giữa Nhà trường - Gia đình - Xã
hội để giúp các em có những kỹ năng giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng
tạo.
Ví dụ: Thông qua phiếu điều tra báo cáo, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ
Đồn Đội nắm bắt được thơng tin, dự đốn được kết quả thực hiện để có kế hoạch
giúp các em tham gia các hoạt động xã hội như: bảo vệ môi trường nơi em ở, quét
dọn đường làng ngõ xóm ... (Phụ lục 03)
Việc phối, kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình trong hoạt động học tập và
rèn luyện của các em trên lớp và ở nhà là q trình giáo dục ln được khép kín và
linh hoạt qua nhiều hình thức.
Ví dụ: Thơng qua phiếu rèn luyện, học sinh tự ghi những việc làm của mình
ở nhà dưới sự động viên, giúp đỡ của gia đình và nhận xét của giáo viên. Cách làm
này thể hiện sự phối hợp giáo dục qua thông tin hai chiều chặt chẽ, đây là việc làm
thường xuyên trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên (Phụ lục 04).
Ngoài ra, học sinh có thể lập thời gian biểu cho bản thân, sau đó trình bày
trước lớp để các bạn trong lớp nhận xét, tham khảo. Học sinh thực hiện tời gian
biểu dưới sự theo dõi và động viên của gia đình; sau khi thực hiện thời gian biểu
giáo viên cho các em tự đánh giá cách quản lý thời gian, kết quả học tập, lao động
và tham gia các hoạt động khác. Từ đó, giáo viên phối hợp với phụ huynh điều

download by :

16


chỉnh để các em có kế hoạch làm việc khoa học hơn, có ý chí tự lập, biết bố trí
thời gian khoa học, hiệu quả, tạo co các em sự tự tin và thành công hơn trong cuộc
sống.
Như vậy, thông qua hoạt động này các em được giáo dục kỹ năng lập kế

hoạch, kỹ năng xác định thời gian, biết trân trọng, tiết kiệm và quản lý thời gian
quý giả trong sinh hoạt, học tập và rèn luyện hàng ngày; rèn kỹ năng bình luận,
phê phán việc lãng phí thời gian và biết tôn trọng thời gian của người khác. Các
kỹ năng này được rèn luyện trong cả một quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục,
được trau dồi cả về ý thức và hành động. Đây chính là vốn q giá mà gia đình và
thầy cơ trao cho các em.
Biện pháp 8: Lập kế hoạch xây dựng quỹ động viên, khen thưởng.
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ
năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học bản thân đưa ra kế hoạch rèn
luyện cho các em lớp mình phụ trách. Trao đổi với Ban chấp hành hội phụ huynh
cùng phối hợp và dành một khoản riêng để khen thưởng kịp thời động viên các
em. Lập sổ theo dõi của từng tổ - Giáo viên thường xuyên theo dõi hằng ngày, các
em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em
bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được thưởng một bông hoa. Vì vậy, các em
thi đua nhau “Nói lời hay, làm việc tốt” và cuối mỗi tuần có rất nhiều em được
tuyên dương, khen thưởng.
Cuối mỗi học kì, giáo viên tổng kết để khen thưởng những em đã đạt nhiều
thành tích bằng những phần q nhỏ, đó là những quyển vở, những chiếc bút, …
Các em rất vui và hãnh diện khi được tặng những bông hoa điểm tốt và những
món q của cơ giáo tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện
tốt để được nhận những bông hoa mà cô giáo thưởng. Đây là một hình thức động
viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt
hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
Bằng nhiều hình thức khác nhau, mỗi giáo viên chúng ta cần giáo dục cho
học sinh những kỹ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học
sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử
lí trong mọi trường hợp.
Như vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua học tập, sinh hoạt ở
nhà, ở trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó,
giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá


download by :

17


trình giảng dạy và giáo dục của mình. Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học
sinh kỹ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân cơng cơng việc, lắng nghe ý kiến
người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện
đúng ý kiến đã thống nhất … Đây là kỹ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng
thành, làm việc trong tập thể.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến giữa học kì II, học sinh khối 4
trường tơi có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện
các kỹ năng, được thể hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong nhiều
nghi thức lời nói, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế,
những lời chào, cảm ơn hay xin lỗi, những yêu cầu, đề nghị lịch sự, ... đã trở thành
thói quen được các em vận dụng hằng ngày. Các em rất hăng hái phát biểu trong
tiết học. Phụ huynh học sinh rất vui mừng phấn khởi với kết quả này của các em.
Kết quả cụ thể như sau:
Kĩ năng tốt

Có hình thành kĩ năng

Kĩ năng chưa tốt

Tổng số
học sinh

S.L


Tỉ lệ

S.L

Tỉ lệ

S.L

Tỉ lệ

45

30

66.7 %

12

26.7 %

3

6.6 %

Như vậy, với kết quả đạt được phần nào chứng tỏ “Một số biện pháp chỉ
đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua các mơn học và hoạt động giáo dục ngồi
giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú”
của bản thân đưa ra áp dụng có hiệu quả. Thiết nghĩ, mỗi giáo viên trong trường
đều áp dụng sáng kiến này trong công tác chủ nhiệm của mình thì học sinh sẽ có

kỹ năng sống tốt hơn: thích ứng được với mơi trường xã hội, tự giải quyết được
một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề về sức khỏe, môi trường, tệ
nạn xã hội, … các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người
lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận
lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên đáp ứng được phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
3. Kết luận, kiến nghị:

download by :

18


- Kết luận:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết. Các
em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tơi luyện những kỹ
năng sống, qua đó tạo cho các em một mơi trường lành mạnh, an tồn, tích cực,
vui vẻ. Việc giáo dục kỹ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời gian để trang
bị cho các em vốn kiến thức, kỹ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời.
Chính vì vậy, các thầy giáo, cô giáo cấp Tiểu học luôn giữ vai trị vơ cùng quan
trọng. Để làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, mỗi thầy cô giáo cần
phải:
Xác định rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;
Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các
kỹ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác;
Tập trung đầu tư cho giảng dạy, lồng ghép kỹ năng sống vào các môn học;
Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt
các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, của lớp.
Điều quan trọng là mỗi thầy cơ giáo phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt
chuẩn mực, hết lòng thương yêu, gần gũi học sinh. Sống, học tập, lao động là

những vấn đề thiết yếu mà bản thân luôn cố gắng để ươm mầm cho thế hệ trẻ. Bởi
“Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước”, là lớp người kế tục
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là nhân tố để cây đời mãi mãi xanh tươi.
Việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, bồi dưỡng các em trở thành công dân tốt của đất
nước là công việc vô cùng quan trọng mà mỗi chúng ta phải cùng có trách nhiệm.
- Kiến nghị:
Là giáo viên chúng ta phải hiểu rõ tầm quan trọng trong cơng tác trồng
người. Vì thế phải ln cố gắng trau dồi đạo đức tác phong, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Luôn tôn trọng và kiên
nhẫn, nhất là tạo cơ hội cho các em được nói, được diễn đạt, bày tỏ thoải mái ở
mọi nơi mọi lúc để các em có cơ hội phát triển một cách tồn diện.
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở
trường Tiểu học, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
Về phía nhà trường: Theo phương châm giáo dục hiện nay là: “Học để biết,
học để chung sống, học để tự khẳng định mình” nên: Nhà trường luôn quan tâm
nhiều hơn và phát động phong trào này dưới nhiều hình thức.

download by :

19


Về phía phụ huynh: Trước hết là cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo
dục kỹ năng sống cho con em, tạo một chỗ dựa vững chắc để các em chia sẻ, bày
tỏ; luôn phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho các em,
theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp.
Bản thân đã chỉ đạo giáo viên áp dụng sáng tạo đạt hiệu quả, giúp học sinh
khối 4 có thêm nhiều kỹ năng sống tốt từ mơi trường giáo dục ở nhà trường, để
các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho
các em, gia đình và xã hội.

Tôi nghĩ rằng đây mới chỉ là những trải nghiệm của bản thân về việc áp
dụng “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua các mơn học và
hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung
học cơ sở Đơng Phú”. Trong q trình nghiên cứu khơng tránh khỏi thiếu sót. Vì
vậy, rất mong nhận được ý kiến góp ý của các bạn đồng nghiệp, các cấp quản lý
giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm của bản thân được áp dụng rộng rãi và đem lại
hiệu quả tốt hơn trong những năm học sau.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
……………….……………………………………………………

……………………………………………………………………

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 3 năm 2016
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết

CHỦ TỊCH HĐKH - HIỆU TRƯỞNG

Trịnh Thị Lâm Hoa
Trịnh Đình Tuyết

download by :

20


Phụ lục:

Phụ lục 01
PHIẾU KHẢO SÁT
Em đã làm được những việc nào trong các việc sau đây. Hãy đánh dấu ×
vào chỗ em chọn thích hợp:
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Việc làm

Làm tự giác
thường

xuyên

Chỉ làm khi có
sự nhắc nhở
của người lớn

Mức độ
hồn thành

(tốt, chưa tốt)

Ngủ và dậy đúng giờ
Gấp chăn màn
Soạn sách vở, sắp xếp gọn
gàng
Chuẩn bị bài ở nhà, làm bài
trên lớp
Trang trí góc học tập ở nhà
Quét dọn nhà cửa
Rửa ấm chén, bát đũa
Tắm rửa giặt giũ quần áo
Nấu cơm, nước giúp mẹ, …
chuẩn bị bữa ăn
Thấy trời mưa gió, mang đồ
vào nhà
Quét lớp, lau bảng, sắp xếp đồ
dïng trong lớp.
Quản lí nhóm học tập của mình
Tự tin khi phát biểu trước
nhóm, trước lớp

§ưa ra ý kiến để đề xuất, kiến
nghị với bố mẹ thầy cơ, …
Nói lời cảm ơn, xin lỗi
Trị chuyện với bạn thân mật
Thăm hỏi, trị chuyện với ơng
bà lễ phép.
Chào hỏi, tiếp khách
Bỏ giấy rác vào nơi quy định

download by :

21


20

Tắt quạt, tắt bóng điện ở nhà, ở
lớp khi khơng sử dụng
21 §ề phịng cảnh giác khi gặp
người lạ
22 Tự vệ khi có kẻ xấu trêu ghẹo
23- Trơng em (nếu cú)
Ph lc 02
Thi tìm hiểu về an toàn giao thông
I. Mục tiêu: Thông qua cuộc thi nhằm giáo dục cho HS:
- Bớc đầu hiểu về an toàn giao thông; Làm quen víi Lt
giao th«ng.
- Cã kÜ tù nhËn thøc, kü năng xác định giá trị bản thân,
biết đảm bảo an toàn cho mình và mọi ngời khi tham gia giao
thông.

II. Chuẩn bị:
- Câu hỏi, đáp án, trang trí lớp, kê bàn ghế.
- Hoa, phần thởng để tặng cho các danh hiệu: nhất, nhì,
ba.
III. Các hoạt động dạy - học ch yu:
Hoạt động 1: (2-3) Nêu mục tiêu tiết học.
- GV tËp trung học sinh phæ biÕn néi dung buæi häc.
+ Chọn 3 đội, mỗi đội 3 em tham gia. Cỏc em khỏc l c ng
viờn. Mỗi đội phải lần lợt trả lời 10 câu hỏi.
Mi câu hỏi trả lời thời gian tối đa là 30 giây, Mỗi câu trả
lời đúng đợc 10 điểm. Sai trừ

5 điểm. Đội trả lời đúng và

nhanh nhất đợc cộng thêm 2 điểm. Kết thúc 10 câu hỏi, đội đợc nhiều điểm nhất sẽ dành chiến thắng.
+ Các giải thởng chính: giải nhất, giải nhì, giải ba;
- Các tổ cử hc sinh tham gia cuộc thi.
Hoạt ®éng 2: (30-32’) TiÕn hµnh cuéc thi
- HS tiÕn hµnh thi .
- Ban giám khảo đánh giá xp loại . Ghi điểm công khai trên
bảng
- Công bố kết quả thi.

download by :

22


- Trao giải thởng cho các em đạt giải.
Hoạt động 3: (4-5’) Tỉng kÕt

- NhËn xÐt vỊ sù chn bÞ và ý thức tham gia hoạt động
của hc sinh .
- Dặn chuẩn bị: Su tầm t liệu về các nhân tài đất Việt.
Câu hỏi tìm hiểu về an toàn giao th«ng
Các đội đọc kĩ câu hỏi, trả lời bằng cách ghi các đáp án đã chọn A-B-C-D
vào bảng, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, sai trừ 5 điểm. Đội trả lời đúng
và nhanh nhất đợc cộng thêm 2 ®iĨm.
Câu 1: Người tham gia giao thơng đường bộ gồm những thành phần nào?
A. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông
đường bộ
B. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật
C. Người đi bộ trên đường bộ
D. Cả 3 thành phần nêu trên
Đáp án D
Câu 2: Người điều khiển xe mơ tơ 2 bánh, 3 bánh có dung tích xi lanh từ
3
50cm trở lên phải đủ bao nhiêu tuổi?
A. 16 tuổi
B. 18 tuổi
C. 20 tuổi
Đáp án B
Câu 3: Người tham gia giao thơng phải làm gì để đảm bảo an tồn giao
thơng đường bộ?
A. Phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thơng, phải giữ gìn an tồn
cho mình và cho người khác.
B. Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và
phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ .
C. Ln ln đi bên phải theo chiều đi của mình, phải giữ gìn an tồn cho
mình và cho người khác.
Đáp án A


download by :

23


Câu 4: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao
thông?
A. Đi bên phải theo chiều đi của mình, phải giữ gìn an tồn cho mình và
cho người khác.
B. Đi bên phải theo chiều đi của mình,đi đúng phần đường quy định, chấp
hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
C. Đi đúng phần đường quy định, chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Đáp án B
Câu 5: Xe cơ giới 2 - 3 bánh có được kéo đẩy nhau hoặc vật gì khác trên
đường khơng?
A. Được phép
B. Tuỳ trường hợp
C. Tuyệt đối không
Đáp án B
Câu 6: Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thơng có trách nhiệm
gì?
A. Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ,cứu chữa kịp thời, bảo vệ tài sản của người
bị nạn.
B. Báo tin ngay cho cơ quan công an hoặc UBND nơi gần nhất.
C. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn.
D. Tất cả 3 trách nhiệm nêu trên.
Đáp án D
Câu 7: Người đi xe đạp đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Không đi xe dàn hàng ngang lạng lách đánh võng.

B. Không sử dụng xe để kéo đẩy xe khác.
C. Trẻ em dưới 12 tuổi không được điều khiển xe đạp người lớn.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án D
Câu 8: Người điều khiển, người ngồi trên mô tô 2 bánh, xe gắn máy phải
đội mũ bảo hiểm khi đi trên các tuyến đường bộ nào?
A. Khi đi trên các tuyến đường trong thành phố, thị xã, thị trấn.
B. Khi đi trên mọi tuyến đường.
C. Khi đi trên các tuyến quốc lộ.
Đáp án B
Câu 9: Xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh được chở nhiều nhất là mấy người?

download by :

24


×