Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

DỰ án mở RỘNG sản XUẤT HBL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.46 KB, 62 trang )

DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
I. Giới thiệu công ty, tình huống và những vấn đề cần giải quyết
Ngày 20-10-1990, công ty bia Huế được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập
với công suất 3 triệu lít/năm. Tại thời điểm này, cả nước chỉ có ba nhà máy bia, một ở
Hà Nội, một ở TP.Hồ Chí Minh và một ở Đà Nẵng. Mặc dù ba công ty này đã hoạt
động trong một thời gian dài nhưng vẫn không hiệu quả, bởi lẽ máy móc trang bị ngay
từ đầu còn rất lạc hậu, làm cho sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, khối lượng sản phẩm cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
Chính vì những điểm yếu đó nên việc thành lập công ty Bia Huế là một bước ngoặt
quan trọng, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của ban lãnh đạo. Với những thiết bị hiện
đại nhập từ công nghệ sản xuất bia của Đan Mạch cho phép HBL sản xuất ra loại bia
có chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Sự xuất hiện đúng lúc
của bia Huda nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và tạo điều kiện cho công ty liên tục
tăng công suất: 6 triệu lít năm 1991, 9 triệu lít năm 1992, 14 triệu lít năm 1993. Thắng
lợi đầu tiên này nhanh chóng đặt công ty vào vị trí số một trên thị trường rộng lớn ở
miền Trung Việt Nam.
Tuy nhiên, ngay khi chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thu hút
vốn nước ngoài thì các hãng bia lớn trên thế giới, như: Heiniken, Larue,…tiến hành
xâm nhập vào thị trường Việt Nam – một thị trường đầy cơ hội phát triển trong ngành
bia. Vì vậy, sau nhiều tháng thương thảo, liên doanh giữa ba bên: nhà máy Bia Huế,
hãng bia TUBORG và quỹ công nghiệp hóa dành cho các nước kém phát triển (IFU)
được thành lập với cơ cấu sở hữu: nhà máy Bia Huế 50%, TUBORG 35% và IFU
15%. Nhưng đến năm 2003, TUBORG sáp nhập với Carlsberg làm cho phía Việt Nam
và Đan Mạch cùng nắm giữ số cổ phần ngang nhau 50-50. Cuối cùng, công ty TNHH
Bia Huế trở thành một công ty liên doanh, có chức năng sản xuất và phân phối các sản
phẩm bia trên thị trường Việt Nam và xuất khẩu.
Sau hơn 20 năm hoạt động, Bia Huế đã ghi dấu trong lĩnh vực bia – rượu –
nước giải khát nói riêng và nền kinh tế nói chung. Kể từ khi trở thành doanh nghiệp
trực thuộc tập đoàn Carlsberg, năm 2012 sản lượng bia Huế tăng 19% so với năm
2011. Có được những điều đó là nhờ sự thay đổi về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.


bia ngày càng được nhận định là ngon hơn, hương vị thơm hơn; mẫu mã hài hòa, bắt
mắt và thẩm mỹ cao hơn.
1
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
Bia Huế đang ứng dụng những công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn
châu Âu và các nước tiên tiến trên thế giới. điển hình là Bia Huế vừa mới đưa vào
hoạt động dây chuyền chiết bia lon với công suất hơn 48.000lon/giờ, hệ thống Robot
ABB,…Đây là hệ thống robot đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực nước giải khát tại
Việt Nam.
Những thành quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp Bia Huế đẩy mạnh
công tác đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động an sinh
xã hội,… Nhiều chương trình gắn với thương hiệu Bia Huế, như: quỹ học bổng Niềm
Hy Vọng, Ngôi nhà mơ ước,… Trong thời gian qua, Bia Huế đã nhận nhiều bằng khen
do Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban ngành trao tặng: Thương hiệu Việt bền vững
năm 2012, top 20 sản phẩm và dịch vụ tin cậy vì người tiêu dùng,…
Mặc dù không ngừng cải tiến sản phẩm, nhưng trong tình trạng khủng hoảng
kinh tế nói chung và cạnh tranh với các công ty cùng ngành nói riêng, thì công ty Bia
Huế sẽ phải làm gì để giữ vững được vị thế của mình.
Chính vi thế, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này với những mục đích sau đây:
- Nhận diện được những khó khăn mà công ty gặp phải trong dự án mở rộng sản
xuất để từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục
- Đề xuất một số giải pháp cho từng vấn đề
- Từ các bảng số liệu tài chính và những thông tin quản trị để phân tích xem nên
hay không thực hiện dự án mở rộng sản xuất.
Với những mục đích trên, chúng tôi đã nghiên cứu tình huống xoay quanh
những nội dung chính bao gồm các vấn đề về quản trị và tài chính:
* Về quản trị:
1. Tại sao cơ cấu sở hữu 50-50 lại quan trọng với dự án mở rộng sản xuất này của
công ty Bia Huế?

2. Giải thích lý do lựa chọn địa điểm dự án? Dự án mở rộng sản xuất nên đặt ở Phú
Bài hay Nguyễn Sinh Cung?
3. Sử dụng mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter và chỉ ra vị trí cạnh tranh
của HBL trong ngành bia.
4. Liệt kê các vấn đề liên quan đến dự án mở rộng sản xuất. Căn cứ vào phân tích
SWOT cảu công ty Bia Huế, xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề này theo đánh giá của bạn.
2
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
5. Liệt kê các khó khăn có thể tác động tiêu cực đến dự án.
*Về tài chính:
1. Thông tin nào còn thiếu để có thể giúp cho phân tích của Giám đốc tài chính cơ sở
và thực tế hơn.
2. Chứng minh tại sao giám đốc tài chính nói: “Tất cả các yếu tố này kết hợp lại đã có
tác động tích cực đối với hiệu suất đầu tư trên vốn chủ sở hữu ROE là 14.5%, làm cho
các cổ đông của chúng ta khá hài lòng”. Sử dụng phương pháp phân tích Dupont.
3. Giám đốc tài chính nên sử dụng loại chi phí vốn nào trong 2 loại chi phí vốn WACC
để phân tích.
4. NPV và IRR của dự án.
5. Thuận lợi và bất lợi của phương thức thanh toán tại hiện trường (L/C at site) và
thanh toán khi nhìn thấy (L/C at sight) trong tình huống này là gì?
Để lập luận, phân tích và làm rõ những vấn đề mà tình huống đặt ra, cũng như
đề xuất các giải pháp cho công ty Bia Huế nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải,
chúng tôi dựa trên các lý thuyết sau:
- Phân tích báo cáo tài chính, gồm: phân tích tỷ số và phân tích Dupont.
- Chi phí sử dụng vốn.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án.
- Ước lượng dòng tiền và phân tích rủi ro.
- Quyền chọn thực.
- Kế hoạch tài chính và dự báo tài chính áp dụng cho dự báo doanh thu và nhu

cầu vốn lưu động.
- Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter.
- Phân tích ma trận SWOT.
II. Câu hỏi phần quản trị:
Câu 1: Tại sao cơ cấu sở hữu 50-50 lại quan trọng với dự án sản xuất của
công ty Bia Huế?
Sau hơn 20 năm thành lâp và phát triển, công ty Bia Huế đã từng bước khẳng
định được thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng và trở thành một thương hiệu
mạnh trong ngành bia-rượu-nước giải khát. Một trong những nguyên nhân tạo nên
thành công của công ty chính là quyết định liên doanh với Tập đoàn Carlsberg (Đan
Mạch) với cơ cấu sở hữu vốn 50-50.
3
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính
phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do
doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp
liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh
nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi
bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp
định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật
Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Đặc
điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản
xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt nam. Tỷ lệ góp
vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi
nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.
Xét trong trường hợp của công ty Bia Huế, được thành lập vào năm 1990, công
suất ban đầu vẻn vẹn 3 triệu lít/năm, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu giải khát của người dân
thành phố Huế lúc bấy giờ. Vào giữa những năm 90, các công ty bia địa phương đều

lâm vào tình trạng khó khăn do máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, năng lực sản xuất thấp
và thiếu những sản phẩm chất lượng cao. Thêm vào đó, chính sách mở cửa đã thu hút
các “ông lớn” trong ngành bia-rượu-nước giải khát trên thế giới thâm nhập vào thị
trường Việt Nam, đây là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước,
họ đứng trước 2 lựa chọn: một là cải tiến để cạnh tranh, hai là chịu sự đào thải nếu vẫn
tiếp tục sử dụng công nghệ lạc hậu. Nhằm tìm ra lối thoát, đa phần các doanh nghiệp
này đều chuyển hướng sang tập trung sản xuất bia hơi, hoặc sáp nhập với các công ty
bia lớn, có tên tuổi để gia công sản phẩm cho họ. Không đi theo con đường mà các
doanh nghiệp sản xuất bia khác đã chọn, năm 1994, nhà máy Bia Huế đã liên doanh
với Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch), một thương hiệu bia nổi tiếng và có bề dày
truyền thống lâu đời trên thế giới, cũng từ đó trở đi, công ty TNHH Bia Huế (Huda)
chính thức ra đời. Quyết định này giúp công ty vừa duy trì được thương hiệu truyền
thống của riêng mình, không lệ thuộc vào các DN khác mà vẫn phát triển mạnh mẽ.
Với hình thức sở hữu vốn 50-50, nên cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty Bia
Huế là dạng “lai ghép”, có sự tham gia đồng đều của cả phía Việt Nam và Đan Mạch:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
4
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
Đối tác Đan Mạch Đối tác Việt Nam
Jesper Bjorn Madsen – Chủ tịch Tốn Thất Bá – Phó chủ tịch
Hendrick Juel Andersen – Thành viên Nguyễn Mậu Chi – Thành viên
Janne Juvonene – Thành viên Nguyễn Tiến Bộ - Thành viên
Tổng giám đốc: Nguyễn Mậu Chi
Phó tổng giám đốc: Peter Arnoldi
Đối với phía Việt Nam, sự tham gia quản lý của phía đối tác Đan Mạch sẽ giúp
ta tiếp thu phong cách, trình độ quản lý kinh tế tiên tiến cũng như những ý tưởng mới
đã đưa họ đến với thành công trong lĩnh vực này. Thêm vào đó, công ty còn được
chuyển giao những công nghệ sản xuất hiện đại, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, đây chính là chìa khóa quan trọng để

tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
Bên cạnh những lợi thế trên, việc liên doanh cũng tồn tại những bất lợi như
việc ra quyết định sẽ khó khăn khi hai bên không có sự đồng nhất về quyền lợi, sự
phát triển của công ty sẽ chậm hơn do sự chậm trễ góp vốn của một trong hai bên,
Những điều này đều làm hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty trong bối cảnh thị
trường ngày càng sôi động.
Nhìn chung, quyết định liên doanh với cơ cấu vốn 50-50 vẫn là một quyết định
đúng đắn của ban quản trị công ty Bia Huế, bởi nhờ quyết định này mà thương hiệu
Bia Huế tồn tại đến ngày nay, không những thế công suất và sản lượng tiêu thụ của
Bia Huế không ngừng tăng (từ 130 triệu lít năm 2008 lên xấp xỉ 200 triệu lít năm
2012), thị trường liên tục được mở rộng (từ địa bàn Huế đã mở rộng ra Miền Trung-
Tây Nguyên, xuất khẩu), sản phẩm đa dạng phong phú (với 5 nhãn hiệu chính),
thương hiệu ngày càng lớn mạnh.
Câu 2: Giải thích lý do lựa chọn địa điểm dự án. Dự án mở rộng sản xuất nên đặt
tại Phú Bài hay Nguyễn Sinh Cung?
Việc lựa chọn vị trí địa lý để mở rộng sản xuất là vấn đề quan trọng của dự án.
Nó có tác động to lớn xuyên suốt tiến trình đầu tư, xây dựng và đặc biệt là kết quả mà
dự án mang lại. Với dự án mở rộng sản xuất của nhà máy bia Huda Huế, việc nên đặt
nhà máy tại Phú Bài hay đường Nguyễn Sinh Cung cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Phú Bài
Phú Vang (đường Nguyễn
Sinh Cung)
Vị trí địa

- Khu công nghiệp Phú Bài, thị trấn Phú
Bài, huyện Hương Thuỷ, Tỉnh Thừa Thiên
Mặt tiền đường Nguyễn Sinh
Cung huyện Phú Vang, tỉnh
5
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL

2013
Huế nằm ở phía Đông Nam, nằm cách
trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km,
cạnh sân bay quốc tế Phú Bài, nằm dọc
theo tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-
Nam, cách cảng biển Chân Mây 40km về
phía Nam, cảng biển Thuận An 15km về
phía Bắc
- Địa điểm xây dựng nhà máy tại khu công
nghiệp trên khu đất xây dựng có diện tích
rộng và bằng phẳng cho phép xây dựng
nhà công nghiệp nhiều tầng.
Thừa Thiên Huế. Phía Tây
giáp sông Hương, cách cảng
Thuận An khoảng 7 Km,
cách quốc lộ 1A 8,2km.
Diện
tích xây
dựng
Nhà máy được thiết kế trên diện tích 8 ha
và có quỹ đất 10 ha dự phòng cho phát
triển nhà máy giai đoạn 2
Nhà máy được xây dựng trên
khuôn viên 6,7 ha
Giao
thông
vận
chuyển
-Nhà máy nằm trong khu công nghiệp nên
cơ sở hạ tầng được đảm bảo, cơ sở hạ tầng

giao thông đảm bảo cho sự vận chuyển
bằng đường bộ, đường sắt và cả đường
không.
-Thuận tiện cho việc vận chuyển ra các
tỉnh lân cận hay việc nhập nguyên liệu
cũng như xuất khẩu hàng hóa đi nước
ngoài.
-Nằm giáp ranh thành phố
nên đông đúc gây khó khăn
cho việc vận chuyển, hơn nữa
đường sá ở khu vực này
không đảm bảo cho hàng loạt
container vào nhập và xuất
hàng hóa.
-Thuận tiện cho việc vận
chuyển hàng hóa nội thị
nhưng khó khăn khi nhập đầu
vào và xuất hàng hóa đi
ngoại tỉnh và xuất khẩu.
Bên cạnh những so sánh trên, KCN Phú Bài có nhà máy xử lý nước thải nên tránh
được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; có địa điểm làm thủ tục hải quan phục vụ nhu
cầu xuất nhập khẩu tại chỗ. Đến với KCN Phú Bài, nhà đầu tư sẽ được hưởng các
chính sách ưu đãi chung của Chính phủ Việt Nam, các chính sách ưu đãi riêng của
tỉnh như tiền thuế đát có hạ tầng thấp (0,3USD/m
2
/năm), có cơ chế thu nộp linh hoạt,
hỗ trợ chi phí đào tạo tay nghề cho công nhân, hỗ trợ các chi phí đăng ký IOS, đăng
6
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013

ký bản quyền thương hiệu, bản quyền phát minh, sáng chế… Hệ thống đường giao
thông nội bộ của KCN Phú Bài được xây dựng đồng bộ, đảm bảo cho việc thông xe
vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa. Hệ thống cấp điện chạy dọc theo các lô đất,
dọc theo hàng rào các nhà máy. Nguồn cấp điện lấy trực tiếp từ đường dây 110KV
quốc gia, qua trạm biến áp 110KV-25MVA, do đó luôn duy trì nguồn điện ổn định cho
các hoạt động sản xuất của nhà máy. Hệ thống cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc
được chú trọng đầu tư tốt, đảm bảo cho các nhà máy hoạt động hết công suất. Ngoài
ra, tại KCN Phú Bài còn có các dịch vụ khác như: Kho thông quan hàng hoá, Ngân
hàng, xăng dầu, dịch vụ bốc dỡ, vận tải.v.v. đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ cho các nhà máy
KCN hoạt động sản xuất thuận lợi.
KCN Phú Bài tỉnh Thừa Thiên Huế hội đủ các điều kiện thuận lợi về vị trí địa
lý, quy mô diện tích, hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ chế chính sách thông thoáng với đội
ngũ công chức, viên chức năng động, nhiệt tình, sáng tạo sẵn sàng đáp ứng các yêu
cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Câu 3: Sử dụng mô hình 5 tác lực của Michael Porter, chỉ ra vị trí cạnh tranh của
HBL trong ngành bia.
* Rào cản gia nhập ngành:
Nhìn chung, rào cản ra nhập ngành bia là khá cao. Đây là ngành áp dụng công
nghệ kỹ thuật ngày càng hiện đại cùng với những công thức chế biến truyền thống đòi
hỏi nguồn vốn đầu tư lớn để chuyển giao công nghệ phù hợp. Quy mô vốn đòi hỏi cho
việc xây dựng mạng lưới phân phối, quảng cáo tiếp thị, marketing là rất lớn. Bên cạnh
đó, chính sách pháp lý như chính sách thuế là rào cản lớn đối với doanh nghiệp muốn
gia nhập ngành này.
Rào cản về thương hiệu cũng là khá lớn trong ngành này. Sự trung thành đối
với sản phẩm của người tiêu dùng là một trong những rào cản khó vượt qua đối với sự
gia nhập của các nhà máy sản xuất bia mới gia nhập.
Yếu tố con người nhất là việc sử dụng những nhân viên chất lượng đảm bảo
làm việc và sử dụng công nghệ của ngành cũng là trở ngại lớn khi gia nhập ngành bia.
Số lượng lao động tham gia ngành này lớn tuy nhiên trình độ tay nghề chưa cao để
vận hành thành thạo những công nghệ ngày càng hiện đại này.

7
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
*Cạnh tranh nội bộ ngành:
Công ty Bia Huế có các đối thủ cạnh tranh chủ yếu sau:
1. Các Tổng Công ty Nhà nước với 2 thương hiệu danh tiếng và lâu đời là Sabeco
và Habeco
2. Doanh nghiệp Liên doanh với các thương hiệu bia quốc tế sản xuất tại Việt Nam
như: Tiger (Thái), Heineken (Hà Lan), Foster's (Úc)
3. Các nhà máy bia địa phương như bia Thanh Hóa, Bến Thành…
Bảng2: Một số đối thủ cạnh tranh chính của Công ty Bia Huế.
STT Tên nhà máy
Công suất thiết
kế (triệu lít/năm)
Sản phẩm chính
1 Công ty bia Sài Gòn 178 Sài Gòn, Sài Gòn Special,
333, Sài Gòn Export
2 Công ty bia Hà Nội 60 Bia Hà Nội
3 Công ty bia Việt Nam 150 Heniken, Tiger, Bivina
4 Công ty bia Foster 24 Foster, Larue, Laure Export,
BGI
5 Công ty bia Đông Nam
Á
30 Halida
6 Nhà máy bia Quảng Nam 10 Lager
Nguồn: Phòng tiêu thụ và tiếp thị Công ty Bia Huế 2007
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ của một doanh nghiệp.
Ngày nay, ngành sản xuất rượu bia luôn chứa đựng trong nó sự cạnh tranh gay gắt.
Sau 5 năm gia nhập WTO và 2 năm thực hiện cam kết về mở cửa thị trường bán lẻ tại
Việt Nam, các doanh nghiệp trong Ngành bia đã nhận thức được rõ tác động và gặp

nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. Bên cạnh sự xâm nhập của các
doanh nghiệp bia nước ngoài như đã phân tích, mở cửa thị trường bán lẻ còn làm giá
các mặt hàng nhập khẩu thấp xuống, không chênh lệch nhiều với hàng trong nước,
càng dễ tạo điều kiện cho xu hướng tiêu dùng hàng ngoại và gây áp lực cho các nhà
sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, hiện nay hầu như mỗi tỉnh đều có các cơ sở sản xuất sản phẩm bia,
rượu, nước giải khát, hiện nay các nhà máy phân bố tại 49/64 tỉnh thành cả nước.
8
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
Những nhà máy bia có công suất trên 100 triệu lít/năm tại Việt Nam đều có thiết bị
hiện đại, tiên tiến, được nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp phát triển. Tuy
nhiên, tính khốc liệt trong cạnh tranh và các yếu tố rủi ro trong kinh doanh mặt hàng
này lại chứa đựng yếu tố may rủi rất lớn. Với dân số hiện nay là hơn 84 triệu người
mà bia, rượu, nước giải khát được xem là mặt hàng thông dụng, do vậy khả năng thu
lợi nhuận cao vẫn thu hút số lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Công ty
Bia Huế so với các đối thủ cạnh tranh khác ra đời khá sớm. Năm 1989, nhà máy Bia
Huế, tiền thân của công ty đã được thành lập, trong khi các công ty khác như công ty
bia Đông Nam Á, công ty bia BGI( nay là công ty bia Foster), công ty bia Việt Nam
đều ra đời vào năm 1993. Tuy nhiên so với các đối thủ cạnh tranh như công ty bia Sài
Gòn, công ty bia Việt Nam…thì công ty bia Huế vẫn còn thua kém về mặt quy mô, tài
chính,…do vậy, dù chất lượng đã được công nhận và sản lượng tiêu thụ tăng qua từng
năm nhưng muốn nâng cao hiệu quả tiêu thụ, Công ty Bia Huế phải nghiên cứu kĩ các
đối thủ cạnh tranh từ đó xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để đưa ra các
chính sách hỗ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm.
* Đối thủ cạnh tranh tiếm ẩn:
Kể từ sau khi hội nhập và mở cửa (năm 1991), Đầu tư nước ngoài tăng cường ở
Việt Nam; rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng thế giới từ Bỉ, Đức, Mỹ, Mexico, Hà
Lan, Nga, Séc…đã đến với thị trường như: Heineken, Fosters, Tiger, Larger, Larue,
BGI… Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các dòng bia ngoại đã đẩy cuộc cạnh tranh

trong ngành bia ngày càng khốc liệt hơn. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã được
phép sở hữu 100% doanh nghiệp nội địa thuộc ngành bia, tăng cường hơn sự xâm
nhập của các đối thủ tiềm ẩn mới
Ngoài việc Công ty Bia Việt Nam chuyển nhượng 8,5% cổ phần cho Tập đoàn
giải khát Thái Bình Dương (Asia Pacific Breweries-APBB) thành doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài chuyên sản xuất bia Tiger và Heineken thì mới đây Công ty Bia Đan
Mạch Carlsberg đã mua thêm 25% cổ phần trong Nhà máy bia Đông Nam Á - Halida
và 15% cổ phần của Nhà máy Bia Huế (Huda) với tổng vốn 14 triệu USD. Tổng số cổ
phần của Carlsberg tại Nhà máy Bia Đông Nam Á đã tăng lên 60% (40% thuộc Nhà
máy Bia Việt- Hà) và trong Nhà máy Bia Huế là 50% (50% còn lại thuộc về chính
quyền địa phương).
9
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
Sự xuất hiện của các thương hiệu bia nước ngoài nổi tiếng đang khiến cuộc đua
giành giật thị phần của các hãng bia khốc liệt hơn.
*Sản phẩm thay thế:
Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học kĩ thuật mà ngày càng xuất hiện nhiều các sản
phẩm giải khát thay thế cho sản phẩm bia như: nước ngọt, nước khoáng, nước trái cây,
nước tăng lực, trà xanh, với ngày càng nhiều các hãng, các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Nước giải khát là loại đồ uống có nhu cầu rất lớn trong xã hội. Trước đây
chỉ có nhà máy giải khát Chương Dương ( Sài Gòn) (thành lập năm 1950 – 1952) và
nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo ( thành lập năm 1938).Từ 1990 trở lại đây do điều
kiện phát triển xã hội ngành giải khát cũng được quan tâm và phát triển nhằm đáp ứng
nhu cầu đời sống của nhân dân. Với các hình thức đầu tư chiều sâu, đầu tư nhà máy
mới, đầu tư liên doanh với nước ngoài và cả đầu tư 100% vốn nước ngoài trên các lĩnh
vực giải khát ( nước khoáng, nước tinh lọc, nước ngọt pha chế, nước quả,…) với tốc
độ tăng trưởng bình quân từ 25 – 28% hàng năm.
Các sản phẩm thay thế ngày càng phát triển và sẽ tạo ra giới hạn đối với giá cả
và lợi nhuận mà đoạn thị trường bia Huế có thể kiếm được. Chính vì vậy công ty cần

theo dõi xu hướng giá cả của những sản phẩm thay thế.
Việc tiêu dùng sản phẩm bia không chỉ để thoả mãn nhu cầu giải khát mà nó
còn để thoả mãn nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, giao lưu mở rộng mối quan hệ giữa con
người với con người với nhau. Chính vì vậy khả năng thay thế của các sản phẩm này
đối với sản phẩm bia là không cao.
Rượu là nhân tố ảnh hưởng nhiều tới việc tiêu dùng bia. Ở các vùng nông thôn
hiện nay tập tính dùng rượu gạo mạnh hơn dùng bia. Ở các thành phố lớn thì người ta
lại dùng rượu tây có mác nổi tiếng. Phạm vi cạnh tranh thay thế của rượu đối với bia
càng thu hẹp. Sự lựa chọn giữa bia và rượu chung qui lại là ở các buổi liên hoan, tiệc
chiêu đãi,…
Nước giải khát( nước ngọt): Phạm vi cạnh tranh và thay thế của nước giải khát
lại rộng hơn, mạnh mẽ và thường xuyên. Những thứ nước giải khát có chất lượng cao
luôn luôn là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của bia. Như nước giải khát, ngoài hai hãng
có thế mạnh và uy tín trên thị trường là Coca và Pesi còn rất nhiều loại nước giải khát
có gas và không ga như Number One, Samurai, Vital, Lavie,… đây là những sản phẩm
10
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
rất thích hợp với phụ nữ và trẻ em mà tỉ trọng của bộ phận bày trong cơ cấu dân số
hơn 50% do vậy tính cạnh tranh của chúng tuy tiềm tàng nhưng sẽ rất đáng kể nếu
trong tương lai sản phẩm bia không đơn thuần chỉ dùng cho phái mạnh.
* Quyền lực nhà cung cấp.:
Bảng1: Các nhà cung cấp nguyên liệu cho Công ty Bia Huế
Các nhà cung cấp Sản phẩm cung cấp
Nhà cung cấp nước ngoài:
-Các hãng của Anh, Bỉ, Đan Mạch
-Hãng Degusa - Đức
-Hãng VCC - Indonexia
-Hãng MC - Hồng Kông
Malt

Hoá chất vật liệu
Lon
Lon + Nắp ken
Nhà cung cấp trong nước:
-Công ty thuỷ tinh Hải Phòng
-Nhà máy nước Vạn Niên
-Nhà máy nhựa Đà Nẵng
Chai
Nước
Két nhựa
Nguồn: Phòng tiếp thị và tiêu thụ Công ty Bia Huế
Tất cả các nguyên liệu được sử dụng đều phải nhập khẩu từ nước ngoài (trừ
gạo) vì trong nước không thể sản xuất được loại nguyên liệu đó hoặc có thể sản xuất
được nhưng không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên công ty vẫn chú
trọng đến giá thành nguyên vật liệu, chính vì vậy công ty luôn tìm kiếm những nhà
cung ứng mới có giá rẻ hơn nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng , đảm bảo
nguyên vật liệu được cung cấp kịp thời và đầy đủ nhất.
Với xu hướng toàn cầu hoá, công nghệ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển,
số lượng nhà cung ứng trên thế giới ngày càng nhiều nên công ty có thể dễ dàng thay
đổi và tìm kiếm những nhà cung ứng mới nhằm giảm chi phí sản xuất, chủ động trong
sản xuất,…chính vì vậy sức mạnh nhà cung ứng là thấp.
*Quyền lực khách hàng:
Thị phần ngành bia không thay đổi nhiều trong thập kỷ với sự vững mạnh của
3 doanh nghiệp là: Sabeco, Habeco và VBL. Thị trường có dâu hiệu của độc quyền
nhóm khi 3 doanh nghiệp lớn nhất ngành chiếm tới 83% thị phần. Tuy nhiên, bia
không phải hàng hóa thiết yếu nên nhà sản xuất khó gây sức ép độc quyền lên người
11
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
tiêu dùng; các doanh nghiệp vẫn đang cạnh tranh khá quyết liệt và chưa có biểu hiên

đôc quyền: câu kết về giá, thao túng thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh hay các thỏa
thuận để hạn chế cạnh tranh
Khách hàng là 1 áp lực cạnh tranh có thể tác động trực tiếp đến toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành. Cả 2 nhóm- khách hàng cá nhân và khách hàng
tổ chức đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi
kèm và chính họ điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.
Tuy nhiên, hiện nay sản lượng bia các nhà máy cung cấp ra thị trường mới chỉ đáp
ứng trên dưới 50% nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, sản xuất ra đến đâu tiêu thụ
hết đến đấy, cung không đủ đáp ứng cầu. Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của
Việt nam là 18 lít/năm tuy nhiên cùng với mức thu nhập của người dân tăng lên cộng
với thay đổi tập quán uống thì dự báo mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam
sẽ tăng nhanh. Chính vì thế áp lực từ phía khách hàng không cao.
Câu 4: Liệt kê các vấn đề liên quan đến dự án mở rộng sản xuất. Căn cứ vào
phân tích SWOT của công ty bia Huế, xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề này theo
đánh giá của bạn.
a. Phân tích SWOT của công ty bia Huế
*Điểm mạnh:
- Địa bàn hoạt động rộng: không chỉ tại miền Trung mà còn vươn xa đến các tỉnh
thành phía Nam, phía Bắc và Tây Nguyên, thị trường xuất khẩu của Công ty đã
được mở rộng ra nhiều nước khác trên thế giới như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha,
Úc, Canada, Indonesia, Malaysia, CHDCND Lào, Campuchia
- Hiện bia Huđa đang hoàn chỉnh dây chuyền mở rộng sản xuất lên 100 triệu lít
tại KCN Phú Bài.
- Hệ thống Marketing tốt, thường xuyên có nhiều chương khuyến mãi.
- Công ty Bia Huế luôn luôn tạo mọi thời cơ tốt nhất cho các doanh nghiệp phân
phối sản phẩm bia trên tất cả thị trường trong nước với phương châm hợp tác
đôi bên cùng có lợi và các chính sách linh hoạt, hấp dẫn dành cho đối tác.
- Giá cả hợp lý với người tiêu dùng là chiến lược lâu dài của Công ty Bia Huế.
Công ty có các nhãn hiệu sản phẩm khác nhau phù hợp với từng nhóm đối
12

DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
tượng khách hàng nhằm đem đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi sử
dụng các sản phẩm của Công ty Bia Huế.
- Đối với hệ thống Đại lý, Công ty Bia Huế có chiến lược phát triển và quan tâm
đặc biệt thông qua các chính sách ưu đãi về tài chính và hỗ trợ hấp dẫn như
giao hàng tận nơi cho Đại lý, trang bị cho Đại lý các trang thiết bị phục vụ cho
việc bán hàng, quảng cáo sản phẩm…
- Công ty tổ chức đội ngũ cán bộ tiếp thị thường xuyên gặp gỡ trao đổi cùng với
khách hàng của công ty. Qua đó kịp thời nắm bắt được các nhu cầu của khách
hàng để có các chính sách kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc
khách hàng, đổi mới công tác bán hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng.
- Là một công ty có trách nhiệm cao với cộng đồng qua các hoạt động tài trợ
cũng như tham gia các buối lễ từ thiện.
*Điểm yếu:
- Trong những thời điểm "nóng" như: lễ hội Festival, mùa hè, mùa tết, ngày lễ,
mùa bóng đá , công ty không đáp ứng đủ nhu cầu tăng nhanh của khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm không đồng đều.
*Cơ hội:
- Tăng nguồn thu của Thừa Thiên- Huế làm kích thích đầu tư sản xuất.
- Công ty bia Huế đã được một bộ phận lớn khách hàng tín nhiệm, đã đạt được
những thành tích:
 Giải thưởng sao vàng Đất Việt.
 Nhiều năm liền được khách hàng bình chọn hàng VN chất lượng cao.
 Giải thưởng chất lượng vàng.
 Giải thưởng “Vì sự phát triển cộng đồng”.
 Được xếp hạng top 100 thương hiệu Việt Nam ưa chuộng nhất.
 Được xếp hạng Top ten của các liên doanh làm ăn có hiệu quả ở VN
- Nhiều lễ hội thường xuyên được tổ chức: lễ hội Festival, mùa hè, mùa tết, ngày

lễ, mùa bóng đá làm tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của công ty.
*Thách thức:
13
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
- Nhiều đối thụ cạnh tranh: hiện nay nhiều công ty cùng ngành ra, và nhiều công
ty quốc tế xâm nhập vào thị trường Viết Nam.
- Chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái nền kinh tế toàn cầu.
- Luật Đấu thầu Việt Nam còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến việc đầu tư mở
rộng sản xuất.
MA TRẬN SWOT:
TỪ BÊN NGOÀI
CÁC CƠ HỘI(O)
CÁC THÁCH
THỨC(T)
O1: Nhà
nước đầu
tư các
gói kích
cầu
O2: Khách
hàng tín
nhiệm
O3: nhiều
lễ hội
T1:
nhiều
đồi thủ
T2: suy
thoái

kinh tế
CÁC
ĐIỂM
MẠNH
(S)
S1: mở rộng
S1: mở rộng
dây chuyên
dây chuyên
sản xuất
sản xuất
tốt, có
cơ hội
tăng sản
lượng
tiêu thụ
tốt,đáp ứng
nhu cầu của
KH, giữ
vững KH
tiềm năng
đưa đến
KH từ
khắp nơi,
làm tăng
sản lượng
tiêu thụ
Có thể làm cung
vượt cầu, ảnh
hưởng đến tài

chính của công ty
S2: Giá cả
S2: Giá cả
hợp lí
hợp lí
Động thái tốt cho DN Công ty có thể
vẫn giữ được sản
lượng tiêu thụ
S3: Hệ thống
S3: Hệ thống
Mar tốt
Mar tốt
Cơ hội tốt Thu hút
được nhiều
KH sử
dụng
Giúp DN giữ
vững được thị
trường và thương
hiệu
CÁC
ĐIỂM
YẾU(W)
W1:không
W1:không
cung ứng đủ
cung ứng đủ
cho khách
cho khách
hàng

hàng
nguy cơ mất thị phần, mất đi những KH tiềm năng dẫn
đến người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thay thế của
các đối thủ cạnh tranh.
W2: Chất
W2: Chất
lượng không
lượng không
đồng đều
đồng đều
nguy cơ đánh mất các KH tiềm năng, sản phẩm có thể bị
tẩy chay…
14
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
b. Các vấn đề liên quan đến dự án mở rộng sản xuất:
*Cơ sở triển khai dự án:
1) Tình trạng các nhà máy sản xuất bia tại Việt Nam:
Tại thời điểm đó, số lượng nhà máy bia trong cả nước còn ít, chỉ được trang bị
máy móc công nghệ lạc hậu từ thời Pháp thuộc để lại. Cho nên dù sản xuất với khối
lượng bao nhiêu và chất lượng như thế nào đi nữa thì vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu
của người tiêu dùng. Chính vì thế, việc mở rộng sản xuất là hoàn toàn hợp lý, giúp
công ty tăng khối lượng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh
tranh với các doanh nghiêp cùng ngành.
2) Chính sách mở cửa:
Khi thực hiện chính sách mở của thu hút đầu tư nước ngoài sẽ làm cho các đối
thủ mạnh trong ngành có cơ hội thâm nhập vào thị trường Việt Nam, cùng với công
nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và thương hiệu đã nổi tiếng và được khẳng định.
Điều này là mối đe dọa rất lớn đối với các công ty trong nước, bởi việc cạnh tranh là
rất khó khăn, và nguy cơ bị chia sẻ thị trường là rất lớn.

3) Tiềm năng của thị trường bia Việt Nam:
Thị trường rộng lớn nhưng vẫn chưa khai thác hết. Nước ta được xem là đất
nước đông dân, tốc độ tăng dân số nhanh; thêm vào đó đời sống người dân ngày càng
được cải thiện, kéo theo thói quen uống bia ngày càng trở nên phổ biến. Nên việc mở
rộng sản xuất sẽ giúp công ty đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng
4) Tăng sức cạnh tranh:
Với việc liên doanh, công ty đưa vào sử dụng công nghệ mới hiện đại, giúp
nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, một khi đáp ứng tốt
được nhu cầu khách hàng, công ty gần như đã thành công trong việc không để các đối
thủ trong ngành qua mặt.
*Triển khai dự án:
1) Khách hàng mục tiêu:
Công ty lựa chọn phân khúc thị trường trung bình làm mũi nhọn sản xuất vì
phân khúc thị trường này rất rộng lớn, chiếm đến khoảng 50% toàn bộ thị trường bia.
Việc lựa chọn đối tường khách hàng mục tiêu này là rất phù hợp vì với chất lượng sản
phẩm của công ty đang trên con đường hoàn thiện về mặt chất lượng thì chưa đủ khả
năng để sản xuất cho phân khúc thị trường cao hơn, thêm nữa, xét trong thị trường
miền Trung, Tây Nguyên thì khách hàng trung bình lại là nhóm khách hàng có quy mô
lớn.
15
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
2) Vấn đề tài chính:
Nguồn vốn của dự án dự định sẽ được huy động từ 2 nguồn là vốn tự có và vốn
vay. Viêc sử dụng kết hợp 2 nguồn vốn sẽ giúp giảm được chi phí sử dụng vốn so với
việc chỉ sử dụng nguồn vốn tự có, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những rủi ro do tỷ giá hổi
đoái cũng như lãi suất.
3) Phương thức tiến hành dự án:
Có 3 phương thức được xem xét để tiến hành dự án, và mỗi phương pháp cũng
đều có những ưu nhược điểm riêng:

Ưu điểm Nhược điểm
Chìa khóa
trao tay
- Giảm nhẹ đến mức
thấp nhất trách nhiệm
của chủ đầu tư trong
việc quản lý triển
khai thực hiện dự án.
- Giảm thiểu tối đa
rủi ro cho chủ đầu tư.
- Chất lượng đảm bảo
- Dự án được hoàn
thành đúng hạn
- Chi phí cao
- Việc đấu thầu trọn gói làm cho chủ đầu tư
không tận dụng được nguồn lực sẵn có mà phải
sử dụng mọi nguồn lực do nhà thầu cung cấp
- Các nhà tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa
khóa trao tay của các nước phát triển thường giữ
lại những bí quyết công nghệ, không chuyển
giao cho chủ đầu tư nhằm duy trì mối ràng buộc
lệ thuộc về vật tư thiết bị, kỹ thuật vào nhà tổng
thầu trong quá trình vận hành dự án
Xây dựng
– Chuyển
giao
- Giảm thiểu rủi ro
cho chủ đầu tư.
- Chất lượng đảm bảo
- Dự án được hoàn

thành đúng hạn.
- Nguồn nhân lực của
chủ đầu tư được rèn
luyện với tư cách là
một phần của gói
thầu.
- Chi phí cao
16
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
- Đối tác bên ngoài
có thể xây dựng, vận
hành và đạt sự ổn
định nhanh chóng.
Đa nhà
thầu
- Chi phí thấp nhờ lựa
chọn được nhiều nhà
thầu ở những khâu
khác nhau
- Tận dụng được
nguồn lực sẵn có
hoặc giá rẻ
-buộc chủ đầu tư phải tự đảm nhận nhiều khâu,
từ đó có thể có nhiều rủi ro và khó khăn.
- Trình độ quản lý của chủ đầu tư phải cao để có
khả năng giám sát và kết nối từng gói thầu khi
hoàn thành.
- Quy trình và thủ tục đấu thầu của mỗi quốc gia
khác nhau gây khó khăn cho việc lập hồ sơ và tổ

chức đấu thầu.
- Quá trình phê duyệt thầu có thể mất nhiều thời
gian làm chậm tiến độ dự án
-cán bộ tham gia phải theo sát các nhà thầu để
học kinh nghiệm
Từ những ưu, nhược điểm của các phương thức trên, công ty bia Huế quyết
định lựa chọn phương thức đa nhà thầu do:
- Trở thành người tiên phong trong thực hiện việc mở rộng công suất với phương
pháp đa nhà thầu.
- Phù hợp với chiến lược về chi phí của công ty:
 Châu Á đã đạt được nhiều bước nhảy vọt trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt
là Trung Quốc, Nhật Bản. Nếu tận dụng được lợi thế này, công ty sẽ cắt
giảm được chi phí, tử đó giảm suất đầu tư cho kế hoạch mở rộng công suất.
 Tại thời điểm đó, lợi nhuận giữ lại trong năm 2005 là 61,53 tỷ đồng không
đủ để tài trợ cho dự án. Hơn nữa, phía Việt Nam có ý định rút toàn bộ lợi
nhuận trong năm 2006 để chia cho các cổ đông, không để lại để đầu tư vào
dự án mở rộng sản xuất. Chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung
Ương làm cho lãi suất tiền vay vào khoảng 15%/năm và 17%/năm nếu nhu
cầu về các khoản vay của công ty vượt quá hạn mức tín dụng. thêm vào đó,
giá cả nguyên vật liệu tăng gấp đôi làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện
17
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
dự án. Chính vì thế, công ty cần lựa chọn phương thức sản xuất có chi phí
tối ưu nhất.
4) Địa điểm xây dựng:
Công ty lựa chọn địa điểm là KCN Phú Bài vì nơi đây có vị trí địa lý thuận lợi
cho sự phát triển của công ty theo như những phân tích ở câu 2.
5) Thời gian thực hiện dự án:
Bằng việc kết hợp của 2 phương pháp CPM và PERT thì dự án được dự tính sẽ

hoàn thành trong vòng 2 năm. Với những phương pháp này thì có thể nói việc ước
tính là tương đối chính xác và đáng tin cậy.
Câu 5: Các khó khăn có thể ảnh hưởng tới dự án và các giải pháp
- Cơ cấu sở hữu của công ty là “hai mặt của một đồng xu”. Điều này làm cho có sự
ngang bằng về quyền sở hữu. Chính vì thế nếu có sự bất đồng có thể làm chậm tiến
trình ra quyết định chiến lược. Để khắc phục điều này, cần phải làm tốt hơn công tác
thông tin giữa 2 bên đối tác để giảm thiểu những bất đồng, đẩy nhanh tiến trình ra
quyết định và từ đó tránh được những mất mát không đáng có do không nắm bắt được
cơ hội kinh doanh.
- Việc lựa chọn phương thức sử dụng đồng thời nhiều nhà thầu trong khi công ty
không có kinh nghiệm lẫn năng lực để điều hành dự án cũng là một khó khăn cho
công ty. Phương án đa nhà thầu cho phép công ty tự đảm nhận nhiều khâu, từ đó có
nhiều rủi ro và khó khăn. Đầu tiên, luật đấu thầu Việt Nam rất cứng nhắc trong các
vấn đề liên quan đến quy trình và thủ tục đấu thầu. Thứ hai, quá trình phê duyệt thầu
mất quá nhiều thời gian nên có thể làm chậm tiến độ dự án. Đồng thời, công ty sẽ đối
mặt với nguy cơ khủng hoảng nhân sự nếu lựa chọn phương án sử dụng nhiều nhà
thầu. Tiếp theo, cần thiết phải đưa đội ngũ cán bộ tham gia các chương trình tập huấn
tại chỗ, theo sát các nhà thầu để học hỏi kinh nghiệm, nắm vững công nghệ một cách
nhanh chóng. Về quy trình và thủ tục đấu thầu cần tìm một chuyên gia có kinh nghiệm
và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề pháp lý và luật đấu thầu, bên cạnh đó nên tìm những
nhà tư vấn có khả năng thực hiện dự án. Tuy nhiên, vì phương thức đa nhà thầu giúp
tận dụng được những lợi thế từ các nước lân cận, giúp giảm thiểu chi phí so với các
phương thức còn lại nên quyết định này là hợp lý nếu phía công ty có thể nâng cao
chất lượng đội ngũ nhân viên trong thời gian ngắn hoặc có chính sách thu hút được
nguồn nhân lực chất lượng cao.
18
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
- Việc lựa chọn công ty tư vấn Trung Quốc có thể coi đáp ứng được yêu cầu của công
ty; tuy nhiên, công ty tư vấn này lại không có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành

loại dự án như dự án của công ty bia Huế.
- Các nhà cung cấp truyền thống của công ty thông báo giá thép và vật liệu quan trọng
xây dựng nhà máy bia đã tăng lên gấp đôi trên thị trường. Giá cả các loại vật liệu khác
có khả năng tăng vọt buộc chủ đầu tư xây dựng phải tính toán lại chi phí của dự án, dự
báo lại tài chính cũng như các chỉ tiêu liên quan; đồng thời cần làm việc với các công
ty vật liệu để đảm bảo mức giá không biến động quá nhiều trong thời gian thực hiện
dự án ví dụ ký hợp đồng kỳ hạn mua nguyên vật liệu…Để giảm thiểu những rủi ro
này, công ty có thể thương lượng mức giá hợp lý với các nhà cung cấp, ký hợp đồng
cung cấp dài hạn hoặc có thể tìm nhà cung cấp mới có mức giá hợp lý hơn.
- Phía đối tác Việt Nam muốn rút phần chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của
liên doanh và không có kế hoạch tái đầu tư. Chính vì thế, cần phải chỉ rõ tiềm năng
cũng như phần lợi nhuận mà dự án đem lại , phân tích sự cần thiết của việc tái đầu tư
lợi nhuận giữ lại cũng như gia tăng lợi nhuận cho cổ đông trong những năm tới.
- Nguồn tài chính của dự án gặp khó khăn khi Ủy ban Nhân dân Tỉnh từ chối can thiệp
để Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cho Công ty Bia Huế được hưởng lãi suất ưu đãi
đối với các khoản vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại đòi hỏi nhà đầu tư phải
tính toán lại tài chính cũng như cơ cấu vốn dự án. Nếu dự án không được hưởng lãi
suất ưu đãi, nên chỉ ra sự tác động tích cực của dự án đến lợi ích của địa phương và
đưa ra sự lạc quan trong báo cáo tài chính của dự án nhằm hy vọng nhận được sự giúp
đỡ từ Ủy ban Nhân dân Tỉnh.
- Các nhà thầu phụ Việt Nam mà công ty dự định chọn làm đối tác chiến lược đã bị
Sabeco chi phối bởi những ưu đãi mà họ đưa ra. Trong trường hợp xấu, sự hủy bỏ hợp
đồng thầu phụ chưa từng có tiền lệ sẽ hủy hoại toàn bộ dự án và đưa nó đến vực thất
bại nhưng phần nào ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dư án. Để khắc phục vấn đề
này, công ty cần tìm các nhà thầu phụ khác phù hợp với yêu cầu của công ty trong
mức chi phí thấp nhất, họp và bàn đưa ra những ưu đãi trong khả năng của công ty đối
với các nhà thầu phụ Việt Nam bị Sabeco chi phối.
III. Câu hỏi phần tài chính:
19
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL

2013
Câu 1: . Thông tin nào còn thiếu để có thể giúp cho phân tích của Giám đốc tài
chính cơ sở và thực tế hơn.
Để có được các chiến lược tài chính thích hợp hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng
tương lai của công ty, giám đốc tài chính phải xem xét tác động tổng thể của quyết
định tài trợ và quyết định đầu tư. Đồng thời, thông qua việc sử dụng số liệu kế toán
quá khứ để phân tích toàn bộ thành quả và đánh giá tình hình tài chính hiện tại của
công ty, cũng như xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để có thể
ra quyết định một cách chính xác nhất.
Giám đốc tài chính Công ty TNHH Bia Huế (HBL) đã đưa ra một số thông tin
chứng minh tình hình tài chính hiện tại và khả năng thực hiện dự án mở rộng sản xuất.
Đó là: Công ty có cận biên lợi nhuận tốt, việc sử dụng tài sản khá hiệu quả và cơ cấu
vốn khá cân bằng. Để làm rõ cho những nhận định này, bảng sau phân tích các chỉ số
tài chính về thanh khoản, quản lý tài sản, quản trị nợ và khả năng sinh lời.
BẢNG CHỈ SỐ TÀI
CHÍNH 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001
Chỉ số thanh khoản

Tỷ số thanh toán hiện
hành
1.1826
9
1.8523
1
1.8187
6
1.7012
2
2.2260
4

2.4446
7 3.16937
Tỷ số thanh toán
nhanh
0.7246
3
1.6197
2
1.6908
7
1.5613
7
1.9978
7
1.9775
6 2.58302
Chỉ số quản lý tài
sản
Ngày thu tiền bình
quân
45.528
2
27.339
7
13.295
1 11.2113 11.3489
6.2493
8 8.60184
Tỷ số vòng quay tài
sản cố định

2.5824
2
4.7874
8 3.43011
2.8264
7
3.5071
4
3.4253
2 5.1724
Vòng quay tổng tài
sản
1.0738
7
0.9230
2
0.6180
4
0.6615
9
0.7999
2
0.7030
8 1.24927
Chỉ số quản trị nợ

Tổng nợ trên tổng tài
sản
0.3810
2

0.4249
8
0.4307
9
0.4326
6
0.3301
5
0.3221
4 0.23892
Chỉ số khả năng sinh
lời
Tỷ suất lợi nhuận trên 0.2486 0.3007 0.3445 0.2445 0.27115 0.2061 0.19333
20
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
doanh thu
9 4 6 7
Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA)
0.2669
6
0.2776
3
0.2129
4 0.1618 0.2169
0.1449
5 0.12076
Lợi nhuận trên vốn cổ
phần thường (ROE)

0.4435
5
0.4852
4
0.3746
9
0.2628
7
0.3220
8
0.2016
8 0.15867
Công ty TNHH Bia Huế luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh toán tốt từ năm
2001 đến năm 2006, hàng tồn kho của công ty tương đối thấp đáp ứng các khoản chi
trả một cách nhanh chóng. Công ty không gặp khó khăn về mặt tài chính, tuy nhiên ,
khả năng thanh khoản lại có xu hướng ngày càng giảm. Điều này cần được lưu ý khi
tiến hành dự án mở rộng sản xuất để không gây ra rắc rối về mặt tài chính cho công ty.
Hiệu quả quản lý tài sản của công ty TNHH Bia Huế là tương đối tốt. Công ty
đã sử dụng nhà máy và trang thiết bị hiện tại có hiệu quả, tạo ra doanh thu tương
xứng, bằng chứng là vòng quay tài sản cố định khá cao.
Nhìn chung khả năng sinh lời của công ty TNHH Bia Huế tương đối cao và có
xu hướng tăng. Công ty sử dụng tiền đầu tư của các chủ sở hữu có hiệu quả để tạo ra
lợi nhuận cao, điều này tạo sức hấp dẫn các chủ sở hữu tiến hành tái đầu tư tiền lãi của
mình hằng năm để mở rộng sản xuất tạo cơ hội tăng trưởng cao hơn.
Ngoài ra, giám đốc tài chính cũng đã cho biết dự án sẽ được tài trợ từ hai
nguồn: vốn tự có ( dự kiến khoảng 20 triệu $) và vay dài hạn ngân hàng thương mại.
Lãi vay ước tính là 15% cho hạn mức tín dụng 9 triệu đô la Mỹ, lãi gộp hàng năm vào
khoảng 17% nếu vay quá hạn mức trên. Nếu sử dụng loại WACC thứ nhất thì dự án sẽ
mang lại giá trị hiện tại ròng (NPV) dương khoảng 1,704 tỷ và tỉ suất lợi nhuận nội bộ
khoảng 20,57%. Các nhà thầu sẽ thanh toán theo hình thức thư tín dụng tại địa điểm

“LC at site” sẽ giúp giảm áp lực tài chính đối với ngân sách của dự án.
Ngoài những thông tin có được nêu trên, để giám đốc tài chính có căn cứ ra các
quyết định xác thực hơn thì cần thiết phải có thêm những thông tin sau.
21
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
Thứ nhất, giám đốc tài chính cần có thêm thông tin để đánh giá hiệu quả của
việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty thông qua hai tỷ số là khả năng thanh toán
lãi vay và khả năng trả nợ. Qua đó có thể quyết định có nên tăng vay nợ để tài trợ cho
dự án hay không và khả năng cho vay mới của các chủ nợ. Do đó, báo cáo tài chính
cần cung cấp thêm thông tin về lãi vay của công ty Bia Huế.
Thứ hai, để đánh giá các chỉ tiêu tài chính là tốt hay xấu thì phải có một cơ sở
làm căn cứ so sánh. Đó có thể là các chỉ tiêu của trung bình ngành hay của một công
ty cùng ngành có rủi ro tương đương ( có thể có vốn điều lệ, công suất thiết kế hay
doanh thu,…tương đương).
Thứ ba, các yếu tố như lạm phát, yếu tố thời vụ có thể ảnh hưởng làm sai lệch
các phân tích của giám đốc tài chính. Ví dụ như lạm phát có thể làm cho giá trị ghi sổ
khác biệt đáng kể với giá trị thực của tài sản hay có thể làm cho các dự báo về dòng
tiền không chính xác. Nên cần thiết phải xem xét ảnh hưởng của các yếu tố nói trên
đến doanh thu, lợi nhuận khi phân tích công ty qua thời gian hay qua các giai đoạn
khác nhau.
Thứ tư, ROE không xét đến rủi ro. Một dự án có ROE cao nhưng chứa đựng
nhiều rủi ro thì cũng chưa hẳn đã tạo ra nhiều giá trị cho chủ sở hữu. Do đó, giám đốc
tài chính không thể chỉ dựa vào ROE mà đánh giá dự án mở rộng sản xuất có tạo ra
nhiều giá trị cho các chủ sở hữu của công ty hay không? Các chủ sở hữu công ty quan
tâm đến lợi nhuận nhưng họ cũng quan tâm đến rủi ro. Cần thiết có thêm các thông tin
tài chính để đánh giá tình hình rủi ro của công ty khi thực hiện dự án như tỷ lệ biến
động giá nguyên vật liệu, biến dộng giá bán….
Thứ năm, cạnh tranh trong ngành bia ngày càng gia tăng. Đặc biệt là việc mở
rộng sản xuất của các công ty đối thủ trong phân khúc thị trường trung bình tại thị

trường miền Trung như Sabeco, Vinamilk…Hoạt động mở rộng của các đối thủ hiện
tại và gia nhập của các đối thủ mới có thể làm giảm giá bán và lãi ròng trên doanh thu
của công ty. Do đó, khi dự báo hoạt động trong tương lai, cần thiết phải xem xét các
yếu tố cạnh tranh.
Thứ sáu, sự thay đổi các chính sách của Chính phủ trong thời gian tới về quản
lý đối với mặt hàng bia rượu như thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt, khả năng mở rộng
công suất nhà máy,…có ảnh hưởng đến những dự báo trong tương lai của giám đốc tài
22
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
chính. Do đó, cần thiết có đầy đủ thông tin về môi trường pháp lý và quản lý đối với
ngành Bia trong thời gian tiến hành dự án.
Thứ bảy, cần có thông tin dự báo về thị trường tiền tệ trong thời gian tới khi
tiến hành đầu tư thực hiện dự án. Đó là lãi suất tiền vay ngân hàng áp dụng cho nhu
cầu vốn vay của dự án, hạn mức cho vay của các ngân hàng đối với công ty, các ưu
đãi vay vốn nếu có, khả năng công ty có thể tiếp cận vay vốn dễ dàng hay không…
Các thông tin này giúp giám đốc tài chính đo lường trước được nguồn tài trợ và chi
phí sử dụng vốn của dự án.
Việc tổng hợp và dự đoán để đưa ra những thông tin trên là rất quan trọng để
cho việc ra quyết định thực hiện dự án được chính xác và làm căn cứ quan trọng để
công ty đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp làm tối thiểu hóa chi phí
thực hiện dự án, đem lại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu công ty.
Câu 2: Chứng minh tại sao giám đốc tài chính nói: “Tất cả các yếu tố này kết
hợp lại đã có tác động tích cực đối với hiệu suất đầu tư trên vốn chủ sở hữu ROE
là 14.5%, làm cho các cổ đông của chúng ta khá hài lòng”. Sử dụng phương pháp
phân tích Dupont.
1. Phân tích dupont
Việc phân tịch khả năng sinh lời giúp công ty đánh giá được tình trạng tăng
trưởng, có thể điều chỉnh lại cơ cấu tài chính hợp lý, ngăn ngừa rủi ro ở mức tốt nhất,
cũng như đề xuất hướng phát triển trong tương lai. Các hệ số sinh lời là cơ sở quan

trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như để so sánh hiệu
quả sử dụng vốn và mức lãi của doanh nghiệp cùng loại. đây là nhóm chỉ tiêu phản
ánh một cách tổng quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
BẢNG PHÂN TÍCH ROE CỦA CỒNG TY
Chỉ tiêu 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001
Lãi
ròng/D.t
hu
0.2486 0.300789 0.344537 0.244559 0.271148 0.206172 0.193334
Vòng
quay
1.073865 0.923021 0.61804 0.661588 0.799923 0.703077 1.24927
23
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
tổng
T.sản
Số nhân
vốn
CSH
1.612027 1.739077 1.756827 1.762607 1.492881 1.475239 1.313928
ROE
(%)
43.0351 48.2828 37.4095 28.5185 32.3803 21.3843 31.7348
ROE trung bình = 34.6779%
ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và đượcc các nhà đầu tư
đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào công ty. Tăng mức tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt
động tài chính doanh nghiệp. Bởi vì bất cứ doanh nghiệp nào thì việc tạo ra càng
nhiều lợi nhuận càng tốt. do đó chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuận

ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
ROE của một công ty trên 15% được xem là công ty sử dụng một cách có hiệu
quả nguồn vốn chủ sở hữu và khả năng trả lãi cho các cổ đông cao. HBL có ROE gần
35% thì càng làm cho các cổ đông tin tưởng và tín nhiệm đầu tư hơn. Ta đi vào phân
tịch cụ thể như sau:
Qua bảng số liệu ta thấy, ROE của công ty năm 2006 là 48.2828%, tức là trong
100 đồng lãi có 48.2828 đồng là của chủ sở hữu. Mặc dù trong suốt thời kỳ từ năm
2001 đến năm 2006 có nhiều biến động tăng giảm khác nhau, nhưng nhìn chung ROE
năm 2006 tăng 16.548% so với cùng kỳ năm 2001. Đây có thể xem là một dấu hiệu tốt
trong quá trình kinh doanh của HBL, phần nào chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng một
cách có hiệu quả vốn chủ sở hữu nhất là trong giai đoạn này nền kinh tế thế giới bắt
đầu rơi vào thời kỳ khủng hoảng tín dụng.
ROE tăng là do sự tác động của cả 3 nhân tố: tỷ suất sinh lợi, vòng quay tổng
tài sản và số nhân vốn chủ sở hữu; cả 3 nhân tố này đều tác động theo cùng một chiều:
24
DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL
2013
- Tỷ suất sinh lợi: nhìn chung trong giai đoạn này HBL đã có sự tăng nhẹ lên
0.300789 trong năm 2006. Việc tăng này chỉ so sánh được với năm 2001 ,
còn so với giai đoạn năm 2005 thì vẫn còn giảm vì năm 2006 là năm kinh tế
Việt Nam bắt đầu chịu tác động mạnh đối với cuộc khủng hoảng thế giới.
Tỷ suất sinh lời tăng có thể là do giảm chi phí hoặc giảm doanh thu. Đối với
HBL nguyên nhân chính tăng tỷ suất sinh lợi là do giảm chi phí nên dẫn đến
giá vốn hàng bán giảm, làm cho lợi nhuận ròng của doanh nghiệp tăng
mạnh. Đây là dấu hiệu tích cực.
- Về vòng quay tổng tài sản: đây là nhân tố có tác động lớn đến kết quả ROE
của doanh nghiệp. Dựa vào bảng phân tích ta dễ nhận thấy vòng quay tổng
tài sản của công ty trong giai đoạn 2001 – 2006 có chiều hướng giảm. điều
này tốt hay xấu thì phải tùy thuộc vào môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong khi thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm

trọng mà HBL vẫn khá ổn định ở vòng quay tổng tài sản là một tín hiệu
đang mừng mặc dù là giảm từ 1.24927 năm 2001 xuống còn 0.923021năm
2006. Nhưng xét thấy từ năm 2005 HBL bắt đầu tăng trở lại thì chúng ta có
thể thấy được rằng công ty đang sử dụng đồng vốn ngày càng hiệu quả hơn
trong quá trình kinh doanh của mình.
- Nhân tố cuối cùng tác động đến ROE là số nhân vốn chủ sở hữu: đây là
nhân tố tác động chiếm tỷ trọng chủ yếu đến ROE. Số nhân vốn chủ sở hữu
cho chúng ta biết được mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang gặp
phải, tỷ suất sinh lời tăng nên doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều rủi
ro tài chính hơn. Từ năm 2001 đến 2006, từ số nhân vốn chủ sở hữu cho
chúng ta thấy rủi ro tài chính tăng từ 1.31392 lên 1.739077. Đặc biệt là vào
thời gian năm 2005 tăng lên hơn 1.74. Theo số liệu dự kiến, đầu tư cho nhà
máy hiện tại giảm xuống vào năm 2007 để tập trung nguồn lực vào dự án
mở rộng sản xuất nhằm tránh rủi ro tăng quá cao ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh của công ty.
ROE là chỉ tiêu vô cùng quan trọng, và trong giai đoạn này HBL đã có những
thành công nhất định. HBL cần tiếp tục phát huy những gì đã làm để tăng ROE, ngày
25

×