Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG vốn của CÔNG TY cổ PHẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 63 trang )

0
MỤC LỤC | K44A TCNH

Bài thảo luận:
KẾ HOẠCH HUY
ĐỘNG VỐN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN
CƠ ĐIỆN LẠNH REE



Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Tô Minh Tân
CASE
STUDY
User
K44A TCNH
CASE STUDY



CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN CỦA NHÓM

Thành Viên
Lớp


1. Võ Phước Đại Dương
K44A-TCNH
2. Đinh Khắc Kiều Nhiên
K44A-TCNH
3. Võ Lê Minh Phú
K44A-TCNH
4. Võ Thị Hồng Phúc
K44A-TCNH
5. Tôn Nữ Xuân Thi
K44A-TCNH
6. Đoàn Công Quốc Tuấn
K44A-TCNH


CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
2

MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 5
A. Tổng quan về cấu trúc vốn doanh nghiệp 6
1. Khái niệm 6
2. Khái niệm cấu trúc vốn tối ưu 6
3. Cơ cấu vốn mục tiêu 6
4. Tầm quan trọng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp 7
5. Lý thuyết về cơ cấu vốn: Thuyết cân đối và thuyết phát tín hiệu 7
6. Ưu và nhược điểm của từng loại vốn tài trợ đến tài sản của công ty hay lợi nhuận
của cổ đông: 8
B. Bối cảnh công ty REE cho đến thời điểm ra quyết định 11
1. Bối cảnh: 11
2. Lịch sử huy động vốn 11
3. Các án mới và nhu cầu vốn: 12
4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty cổ phần cơ điện
lạnh REE: 13
C. Xác định cơ cấu vốn tối ưu cho công ty và các dự án đầu tư của REE: 14
1. Phân tích cơ cấu vốn của công ty REE thông qua các chỉ số đánh giá cơ cấu vốn:
14
1.1. Hệ số nợ: 14
1.2. Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu: 16
1.3. Chỉ số vốn lưu động ròng: 18
1.4. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: 21
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
3

2. Lựa chọn cơ cấu vốn dựa vào các lý thuyết cơ cấu vốn và các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định cơ cấu vốn: 23
2.1. Lựa chọn cơ cấu vốn dựa vào các lý thuyết cơ cấu vốn - Lý thuyết phát tín
hiệu: 23
2.2. Lựa chọn cơ cấu vốn dựa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu vốn: 23
3. Xác định cơ cấu vốn tối ưu cho công ty và các dự án đầu tư của REE năm 2006

bằng các phương pháp định lượng: 24
3.1. Phân tích mối quan hệ của EBIT-EPS dưới đòn cân nợ: 25
3.2. Xác định cơ cấu vốn tối ưu dựa vào chi phí sử dụng vốn bình quân WACC
của công ty REE: 31
3.3. Nhận xét, đánh giá kết quả 38
D. Thảo luận và đánh giá quyết định của bà MAI Thanh và HĐQT 41
1. Lý do và đánh giá quyết định của bà Mai Thanh và HĐQT tháng 6/2006: 41
2. Đánh giá quyết định của bà Mai Thanh và HĐQT thông qua việc phân tích chỉ số
ROE và giá cổ phiếu của công ty: 42
KẾT LUẬN 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 1 48
PHỤ LỤC 2 52
PHỤ LỤC 3 58


CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
4




LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, vấn đề
lựa chọn một cơ cấu tài trợ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nhằm đạt mục tiêu
tối đa hóa giá trị doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết. Các doanh nghiệp luôn phải

đắn đo rất nhiều trước khi đưa ra một chính sách tài chính vừa đảm bảo đủ nguồn lực
đầu tư phát triển lại vừa tạo được hình ảnh của công ty trong cộng đồng doanh
nghiệp và các nhà đầu tư. Song song với vấn đề đó thì việc tìm ra những nhân tố nào
tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
ra sao cũng là vấn đề được quan tâm.
Một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra đối với các doanh nghiệp là xây dựng
cơ cấu vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng
bao nhiêu là phù hợp. Nghĩa là xây dựng cơ cấu vốn tối ưu sao cho chi phí sử dụng
vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp lớn nhất luôn là vấn đề quan tâm
hàng đầu của các nhà quản trị tài chính.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này, nhóm chúng em sẽ thảo luận và làm rõ “K
hong vn ca Công ty REE” trong những tháng đầu năm 2006.
Chúng em cũng xin gửi lời cám ơn đến Giảng viên ThS. Lê Tô Minh Tân đã hướng
dẫn tận tình cho nhóm tiếp cận đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày
vấn đề không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy và các bạn để bài thảo luận này được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cám ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện


CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
5

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BĐS

Bất động sản
BTC
Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu
Cty
Công ty
DN
Doanh Nghiệp
HAS
Công ty cổ phần Hacisco
HĐQT
Hội đồng quản trị
M&E
Mechanical & Electrical
REE
Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE
SAM
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom
TYA
Công ty cổ phần dây và cáp điện Taya Việt Nam
TTS
Tổng tài sản
VCSH
Vốn chủ sở hữu
VN
Việt Nam


CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE



TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
6

A. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN DOANH NGHIỆP
1. Khái nim
Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu được tính từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
2. Khái nim cu trúc vn ti u
Một cấu trúc vốn được coi là tối ưu khi chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
thấp nhất, khi đó, giá trị doanh nghiệp đạt được là lớn nhất. Để đạt được cấu trúc vốn
tối ưu thì cấu trúc vốn khi sử dụng nợ để tài trợ phải thỏa mãn được 3 mục đich cho
đầu tư:
- Tối đa hóa EPS.
- Tối thiểu hóa rủi ro.
- Tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn.
3 cu vn mc tiêu
Cơ cấu vốn mục tiêu là sự phối hợp giữa vốn vay, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ
phần thường trong kế hoạch vốn của doanh nghiệp.
Cơ cấu vốn mục tiêu thay đổi theo thời gian và môi trường tài chính, song trong
bất kì tình huống nào, các nhà quản lý cũng phải theo đuổi cơ cấu vốn mục tiêu đã đề
ra.
Các quyết định tài trợ vốn phải phù hợp với cơ cấu vốn mục tiêu của doanh
nghiệp. Nếu tỷ lệ vốn vay thực tế thấp hơn tỷ lệ mục tiêu, việc tăng vốn sẽ được phát
hành bằng cách phát hành nợ (trái phiếu).
Chính sách cơ cấu vốn của doanh nghiệp là sự kết hợp chọn lựa giữa rủi ro và lợi
nhuận:
- Sử dụng vốn vay càng lớn sẽ làm tăng mức rủi ro dòng thu nhập doanh nghiệp
- Tỷ lệ vốn vay càng cao, thì suất sinh lợi kì vọng cũng càng cao.
Vốn vay càng lớn, dẫn đến giá chứng khoán sẽ giảm, nhưng suất sinh lời kì

vọng lại tăng. Một cơ cấu vốn tối ưu là một cơ cấu có sự cân đối giữa rủi ro và lợi
nhuận sao cho thị giá chứng khoán đạt giá trị cao nhất.
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
7

4. Tm quan trng ca cu trúc vn hiu qu hong sn xut kinh
doanh ca doanh nghip
Cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp nên cũng
sẽ tác động đến sức khỏe tài chính cũng như khả năng phá sản của doanh nghiệp.
Chính xác hơn là tỷ lệ nợ vay sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của DN. Công ty có
thể giảm chi phí sử dụng vốn bằng cách tăng việc sử dụng nợ. Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ
tăng thì rủi ro cũng tăng do đó nhà đầu tư sẽ gia tăng tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu (R
e
). Mặc
dù sự gia tăng R
e
lúc đầu không hoàn toàn xóa sạch lợi ích của việc sử dụng nợ như là
một nguồn vốn rẻ hơn cho đến khi nào nhà đầu tư tiếp tục gia tăng lợi nhuận đòi hỏi
khiến cho lợi ích của việc sử dụng nợ không còn nữa. Do đó, nhằm hoàn thành chiến
lược và mục tiêu mà DN đề ra cần phải nghiên cứu kỹ, cân nhắc giữa việc vay nợ NH
hay phát hành vốn cổ phần để tài trợ cho các dự án của DN, và phải thực hiện với tỷ
trọng từng loại là bao nhiêu để bảo đảm thu được lợi nhuận tối ưu.
Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng đối với mọi doanh nghiệp
không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới
doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này
tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Vì vậy nên các doanh nghiệp rất quan tâm đến cơ cấu vốn của họ.
5. Lý thuyt v u vn: Thuyi và thuyt phát tín hiu
Về mặt định tính, kinh tế học tài chính có rất nhiều phân tích, nghiên cứu các
quyết định về cấu trúc vốn. Tuy nhiên, các lý thuyết này cung cấp không nhiều các chỉ
dẫn, thực hành cụ thể. Không giống như sự chính xác được Black và Scholes trình bày
trong mô hình định giá quyền chọn và các ứng dụng của mô hình này, các lý thuyết về
cấu trúc vốn có độ sai lệch cao. Chính điều này đã hạn chế khả năng vận dụng kết quả
nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vốn vào các quyết định của doanh nghiệp.
Sự phát triển lý thuyết về cấu trúc vốn ghi nhận hai kết quả nghiên cứu có đóng
góp quan trọng. Luận điểm của Modigliani và Miller (thường được viết tắt là M&M-
thuyết cân đối), 1958 và 1963, cho rằng với các quyết định đầu tư nhất quán, các đối
tác có quyền lợi liên quan nhưng không nằm trong doanh nghiệp phải đại diện cho cấu
trúc vốn có tác động tới giá trị doanh nghiệp. Dư nợ tối ưu của doanh nghiệp cần cân
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
8

bằng khoản thuế được giảm trừ nhờ việc thanh toán lãi vay với chi phí ngoại sinh của
khả năng vỡ nợ.
Luận điểm của Jensen và Meckling (viết tắt là J&M-thuyết tín hiệu), 1976, xem
xét lại mô hình M&M với giả định các quyết định đầu tư độc lập với cấu trúc vốn. Ví
dụ, cổ đông của một doanh nghiệp có vay nợ có thể bòn rút giá trị từ các chủ nợ bằng
việc làm tăng rủi ro đầu tư sau khi đã nhận được các khoản vay. Đây là vấn đề “tài sản
thay thế”. Hành vi lợi dụng này tạo ra các chi phí đại diện. Cấu trúc vốn của doanh
nghiệp cần nhận diện và kiểm soát tốt các chi phí này.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, lý thuyết và thực nghiệm, được thực
hiện dựa trên hai luận điểm trên nhưng với cả giới học thuật và những người vận dụng

thực tiễn, các kết quả này đều có hai hạn chế quan trọng.
- Thứ nhất, cả hai cách tiếp cận đều chưa thể bồ khuyết đầy đủ cho nhau. Khi rủi
ro đầu tư lớn hơn có thể chuyển giá trị khỏi những người nắm giữ trái phiếu doanh
nghiệp, nó đồng thời cũng hạn chế khả năng cắt giảm thuế thông qua huy động vốn
vay của doanh nghiệp. Một lý thuyết tổng quát cần phải giải thích được cơ chế tác
động giữa hai mô hình J&M và M&M để xác định lựa chọn cấu trúc vốn và rủi ro tối
ưu.
- Thứ hai, các lý thuyết này không đưa ra các giải pháp định lượng như giá trị và
thời gian vay nợ hợp lý với một doanh nghiệp trong các điều kiện khác nhau. Khó
khăn cơ bản trong phat triển các mô hình định lượng nằm ở vấn đề xác định giá trị nợ
vay của doanh nghiệp với rủi ro tín dụng. Định giá một khoản nợ rủi ro là điều kiện
tiên quyết để xác định và thời gian vay nợ tối ưu. Nhưng nợ rủi ro là công cụ rất phức
tạp. Giá trị của khoản nợ này phụ thuộc vào khối lượng phát hành, thời hạn vay nợ,
điều kiện bán, các điều kiện vỡ nợ, chi phí vỡ nợ, thuế, Thanh toán cổ tức, và cấu trúc
lãi suất phi rủi ro. Giá trị này còn phụ thuộc vào lựa chọn chính sách quản trị rủi ro
của doanh nghiệp, bản thân lựa chọn này lại liên quan tới số lượng và thời hạn của
khoản nợ trong cấu trúc vốn doanh nghiệp.
6m ca tng loi vn tài tr n tài sn ca công ty hay li
nhun ca c 
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
9

VAY NỢ NGÂN HÀNG
Ưu điểm
Nhược điểm
- Tận dụng ưu điểm đòn bẩy tài

chính, tạo ra lá chắn thuế cho
doanh nghiệp  Tiết kiệm
được thuế.
- Giải ngân vốn nhanh chóng
- Giảm mức độ phân tán các
quyết định quản lý: cho phép
chủ doanh nghiệp nắm quyền
kiểm soát toàn bộ hoạt động
doanh nghiệp.
- Chi phí cho việc trả nợ là cố
định, do vậy các cổ đông sẽ
không phải chia sẻ lợi nhuận
của công ty khi công ty làm ăn
phát đạt, làm tăng thu nhập từ
cổ phần cho các nhà đầu tư.
- Chủ nợ của doanh nghiệp
không được hưởng khoản chia
lợi nhuận của công ty. Tất cả
những gì họ có thể mong đợi
chính là doanh nghiệp sẽ thanh
toán khoản vay đúng hạn.
- Rủi ro cao  cổ đông yêu cầu lợi tức cao hơn (tác
động hai mặt của đòn bẩy tài chính)
- Ràng buộc về tài sản  hoạt động của công ty bị
hạn chế
- Gánh nặng nợ lớn, tạo áp lực đối với doanh nghiệp
- Chi phí vay nợ có tác dộng đáng kể tới vận hành
kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh
nghiệp (trong trường hợp công ty gặp khó khăn)
- Đối với doanh nghiệp mới thành lập, ngân hàng

thương mại có thể sẽ yêu cầu thế chấp tài sản cá
nhân khi vay vốn. Nên doanh nghiệp huy động vốn
vay càng nhiều nguy cơ phá sản càng cao.
- Đối với doanh nghiệp nhỏ mà sử dụng những
khoản vay lớn, nếu không thanh toán khoản vay
đúng hạn, mức tín nhiệm của doanh nghiệp sẽ bị ảnh
hưởng. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi vay
vốn trong tương lai.
- Chủ doanh nghiệp phải chịu nhiều trách nhiệm về
các khoản nợ bằng thế chấp tài sản doanh nghiệp
hoặc tài sản riêng. Nếu doanh nghiệp không có khả
năng thanh toán khoản vay coi như chủ doanh
nghiệp mất toàn bộ tài sản riêng đã thế chấp.

CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
10

PHÁT HÀNH VỐN CỔ PHẦN
Ưu điểm
Nhược điểm
- Không tạo ra chi phí sử dụng
vốn cho doanh nghiệp
- Việc huy động vốn bằng vốn
chủ sở hữu sẽ ít rủi ro hơn huy
động vốn bằng cách vay nợ
- Không bị áp lực phải hoàn trả

số tiền, không phải lo về các
khoản lãi
- DN có tiếng nói trong việc
đàm phán giá cổ phiếu, mức lợi
tức …
- Những nhà đầu tư cũng có thể
trở thành những nhà tư vấn đáng
tin cậy
- Việc phát hành cổ phiếu bổ sung ra công chúng
phải qua nhiều thủ tục liên quan làm tốn chi phí và
mất thời gian.
- Pha loãng cổ phiếu trên thị trường, làm giảm giá
trị cổ phiếu, gây thiệt hại cho các cổ đông.
- Các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều
hành doanh nghiệp.
- Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các nhà đầu tư tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ
quản lý.
- Cổ tức của các cổ đông phải lấy từ lợi nhuận sau
thuế nên nó không thuộc đối tượng khấu trừ thuế
thu nhập doanh nghiệp.
- Không làm hài lòng các cổ đông hiện hữu do có
nguy cơ làm giảm giá trị CP trên thị trường.

CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
11


B. BỐI CẢNH CÔNG TY REE CHO ĐẾN THỜI ĐIỂM RA
QUYẾT ĐỊNH
1. Bi cnh:
- Thành lập năm 1977, tiền thân là xí nghiệp quốc doanh Cơ điện lạnh.
- Ngày 13/11/1993: xí nghiệp chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh
(REE), vốn điều lệ 16 tỷ đồng.
- Tháng 7/2000: Là doanh nghiệp đầu tiên có cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm
giao dịch Chứng khoán tp HCM.
- Hoạt động cơ bản thuộc lĩnh vực: cung cấp và lắp đặt hệ thống cơ điện lạnh
cho các công trình thương mại, dân dụng và cơ sở hạ tầng.
- Sau nhiều năm hoạt động, REE chiếm 30% thị phần cơ điện lạnh. Nhiều công
trình đa dạng tạo nên danh tiếng cho công ty. Mặt khác, REE cũng mở rộng sang thị
trường các nước lân cận.
- Từ năm 1997, công ty hướng sự chú ý sang một số ngành bất động sản và đầu
tư chiến lược nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
- 6/2006 sở hữu 6 tòa nhà văn phòng cho thuê với diện tích khoảng 70.000m
2

- Sở hữu diện tích đất được chứng nhận quyền sử dụng đất gần 42.000m
2

- Năm 2005, tổng số cổ phiếu phổ thông 28.174.274 cổ phiếu
- 31/5/2006, REE đã đầu tư vào 12 loại cổ phiếu, 2 loại trái phiếu và 1 loại
chứng chỉ quỹ đầu tư, tổng vốn đầu tư đạt 257.082.881.900 đồng.
- Số lượng cổ phiếu Sacombank mà REE sở hữu đến ngày 31/5/2006 là
10.852.000 cổ phiếu chiếm 5,7% vốn cổ phần của ngân hàng này
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản: 38,5%
- Doanh thu 2005 đạt 387,3 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 81 tỷ đồng, EPS là
2.842 đồng

2. Lch s ng vn
1993
Phát hành trái phiếu chuyển đổi
1997
REE là công ty duy nhất phát hành thành công 5 triệu
USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế.
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
12

2000
Thực hiện IPO
2002
Đầu tư xậy dựng E-town, mua 10% cổ phần Sacombank,
đầu tư một số công ty con.
Phát hành 7.5 triệu cổ phiếu: tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ
lên 225 tỷ
2005
Phát hành 5 triệu cổ phiếu để tài trợ cho dự án E-town 2
3. Các án mi và nhu cu vn:
Vào năm 2006, VN sắp gia nhập WTO làm cho không khí lạc quan hơn, thị trường
chứng khoán và thị trường bất động sản tăng trưởng nhanh. Đây là nhưng ưu tiên hàng
đầu đối với công ty REE. Nhu cầu thuê văn phòng ngày càng cao trong khi các cao ốc
cho thuê ở Tp.HCM đã gần hết chỗ. Và nhu cầu về căn hộ cao cấp cũng tương tự. Vì
vậy REE đã nhanh chóng triền khai các dự án mới.
STT
Dự án

Tổng vốn đầu tư
1
Dự án xây dựng cao ốc văn phòng E. Town 4 và E. Town
Parking-Office-Warehouse tại quận Tân Bình
8.4 triệu USD
2
Dự án xây dựng cao ốc văn phòng tại quận 6
1.36 triệu USD
3
Xây dựng cao ốc căn hộ Đoàn Văn Bơ trên khu đất thuộc
sở hữu của công ty tại số 9 Đoàn Văn Bơ, quận 4, TP HCM
14 triệu USD

4
Góp 70% vốn để thành lập công ty Cổ phần bất động sản
R.E.E
100 tỷ đồng

5
Quyết định góp vốn cùng các đối tác thành lập công ty Cổ
phần Điện lực R.E.E

36.3 tỷ đồng,
REE góp vốn 11
tỷ đồng

CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE



TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
13

4. Phân tích m mm y hi và thách thc ca công ty c phn
n lnh REE:
Điểm mạnh
Điểm yếu
Công ty REE đang là nhà thầu cơ điện lạnh
mạnh nhất Việt Nam và đang trong quá trình
tăng trưởng mạnh, doanh thu tăng trưởng liên
tục trong nhiều năm.
Công ty đã có đạt những hiệu quả nhất định
trong lĩnh vực đầu tư bất động sản và đầu tư
chiến lược. Khai thác và kinh doanh bất động
sản đang là một mảng rất thành công của REE.
Việc công ty chuyển hướng sang đầu
tư bất động sản và đầu tư chiến lược nhằm
đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có thể
tạo ra một rủi ro rất lớn cho công ty.
Công ty vẫn chưa thể đi theo xu hướng
sáp nhập với các công ty khác để có được
hiệu quả cao hơn so với đầu tư mới.
Cơ hội
Thách thức
Năm 2006 cũng là lúc mà kinh tế Việt Nam
đang bước vào giai đoạn lạc quan nhất với
nhiều báo cáo, đánh giá ấn tượng. Tốc độ tăng
trưởng GDP trung bình vào khoảng 7,5% trong
nhiều năm và được dự báo còn có thể cao hơn
trong những năm sắp tới.

Tin Việt Nam sắp sửa chính thức gia nhập
WTO khiến không khí lạc quan, hồ hởi tràn
ngập. Đầu tư nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam, thị
trường bất động sản và thị trường chứng khoán
tăng trưởng khá nhanh.
Theo như phân tích riêng của REE, văn
phòng cho thuê và căn hộ nhà ở là một trong
những ưu tiên hàng đầu cho các dự án mới:
Việc cung các loại văn phòng làm việc tiêu
chuẩn quốc tế đang ở mức rất thấp so với cầu.
Hàng ngàn văn phòng đại diện thuộc nhiều
quốc gia khác nhau ở TPHCM đang gặp nhiều
khó khăn khi muốn phát triển văn phòng, thay
Việt Nam sắp gia nhập WTO vừa là
tạo cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cho
các nhà đầu tư trong nước. Đầu tư nước
ngoài ồ ạt vào Việt Nam sẽ tạo môi trường
cạnh tranh khắc nghiệt nếu ko có sự chuẩn
bị trước chủ động trong các tình huống
các doanh nghiệp trong nước dễ rơi vào
thế bị động, ảnh hưởng xấu đến tình hình
hoạt động kinh doanh của công ty.

CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
14


đổi địa điểm vì hầu hết các cao ốc văn phòng
cho thuê hiện có đã gần hết chỗ.

Bước vào giai đoạn nền kinh tế Việt Nam lạc quan nhất, với những dự án mới đầy
tính khả thi và hứa hẹn mang lại kết quả tốt, bà Thanh cho rằng mình và Hội đồng
quản trị công ty đã nắm những cơ hội tiềm năng để đưa REE lên một tầm cao mới.
Các dự án đều có các chỉ tiêu thẩm định phù hợp với tiêu chuẩn từ trước của REE.
Đồng thời với những kinh nghiệm quản lý thi công cũng như kinh nghiệm kinh doanh
văn phòng cho thuê tại các cao ốc hiện tại, REE tin rằng mình có nhiều lợi thế khi tiếp
tục đầu tư vào kinh doanh văn phòng cho thuê. Và vấn đề duy nhất còn lại là huy
động vốn như thế náo để đáp ứng một cơ cấu vốn chung tốt nhất của công ty.

C. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY VÀ CÁC
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA REE:
1. u vn ca công ty REE thông qua các ch s 
cu vn:
Các chỉ số này được so với chỉ số ngành và những công ty trong ngành để xem xét
xem công ty REE đang đứng ở đâu trên thị trường, để từ đó có một quyết định đúng
đắn hơn về cơ cấu vốn của Công ty.
1.1. H s n:
Đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản và được tính bằng công
thức:

  




CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE



TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
15

- Hệ số nợ của công ty REE trong giai đoạn từ 2003 đến 2005
Đơn vị tính: Nghìn đồng

2003
2004
2005
Nợ phải trả
191,522,336
210,525,845
321,067,012
Tổng tài sản
479,363,183
520,947,896
833,702,724
Hệ số nợ
0.3995
0.4041
0.3851
Mức độ biến động của hệ số nợ công ty REE qua các năm 2003, 2004, 2005 có
biến động không đáng kể. Và xấp xỉ ở mức 39%. Qua đó có thể thấy được công ty duy
trì mức hệ số nợ ở phạm vi cố định.
- Hệ số nợ của công ty REE và các công ty trong ngành theo số liệu 31/12/2005:
Đơn vị tính: Nghìn đồng

REE

HAS
SAM
BTC
TYA
Trung bình
ngành
Nợ phải trả
321,067,012
143,107,688
347,992,375
15,386,451
532,015,392

Tổng tài sản
833,702,724
183,719,566
903,612,940
22,736,572
787,365,368
Hệ sộ nợ
0.3851
0.7789
0.3851
0.6767
0.6757
0.4978


Biểu đồ tỷ hệ số nợ của các Công ty và bình quân ngành năm 2005
So với các công ty trong ngành thì REE là công ty có hệ số nợ thấp nhất là 38,51%

trong khi công ty cao nhât là HAS với hệ số nợ là 77,89%. Qua đó có thể thấy khả
năng vay vốn của công ty REE so vơi các công ty khác dễ dàng hơn và mức lãi vay
tương ứng sẽ thấp hơn.
38.51%
77.89%
38.51%
67.67%
67.57%
49.78%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
REE HAS SAM BTC TYA Ngành
Hệ số nợ
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
16

Tuy vậy, với hệ số nợ như vậy thì sẽ làm giảm khả năng sinh lời của các cổ đông
trong công ty vì cổ đông thường thích công ty có hệ số nợ cao thì mức sinh lợi càng

lớn.
- Hệ số nợ của công ty REE so với trung bình ngành theo số liệu 31/12/2005:
Trung bình ngành cơ khí điện tử có hệ số nợ là 0.4978. So với bình quân ngành
thì hệ số nợ của REE vẫn thấp hơn nhiều.
Nhận xét:
- Với hệ số nợ là 0.3851 (31/12/2005) cho thấy mức nợ này ở mức thấp so với
tình hình hiện tại của công ty. Ngoài ra, nếu xét theo trung bình ngành thì hệ số nợ
trung bình ngành là 0.4978. Do đó, mức nợ hiện tại của công ty có thể nói là ở mức
hợp lý.
- Quyết định của bà Thanh là việc phát hành thêm cổ phiếu để đưa hệ số nợ này
từ 0.3851 xuống 0.3039 cần phải xem xét lại vì như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận dành
cho công ty nếu công ty kinh doanh tốt.
1.2. Ch s n trên vn ch s hu:
Đây là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của REE, cho biết mối quan hệ giữa huy
động và đi vay và VCSH. Nếu tỷ số này nhỏ, chứng tỏ Công ty ít phụ thuộc vào hình
thức huy động vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý Công ty chịu rủi ro thấp. Tuy nhiên nó
cũng có thể cho thấy Công ty chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích
của hiệu quả tiết kiệm thuế.
  




CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
17


- Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty REE qua 3 năm:
Đơn vị tính: Nghìn đồng

Biểu đồ biến động hệ số nợ trên VCSH của REE 2003-2005
Nhìn chung, chỉ số này của REE có sự chuyển biến không đều qua 3 năm, đầu tiên
hầu như không thay đổi, chỉ tăng nhẹ từ 66.97% vào năm 2003 đến 67.75% vào năm
2004, sau đó đột ngột giảm xuống 62.70% vào năm 2005. Nhìn vào bảng số liệu có
thể nhận thấy số NPT và VCSH của Công ty năm 2005 đều tăng lên so với 2 năm
trước, nhưng tốc độ tăng của VCSH nhanh hơn so với tốc độ tăng của NPT, điều này
đã gây ra sự sụt giảm hệ số nợ trên VCSH.
- Bối cảnh chung của ngành năm 2005:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Công ty
REE
HAS
TYA
SAM
BTC
Nợ phải trả
321,067,012
143,107,688
532,015,392
347,992,375
18,453,557
Vốn chủ sở hữu
512,064,777
40,611,878
253,791,901
555,620,566
7,115,598

Nợ phải trả/VCSH
62.70%
352.38%
209.63%
63%
259%
Tổng tài sản
833,702,724
183,719,566
787,365,368
903,612,940
25,569,155
Tỷ trọng Cty trong
ngành
30.49%
6.72%
28.80%
33.05%
0.94%
Chỉ số nợ trên VCSH
bình quân ngành
126.30%
66.79%
67.95%
62.70%
60.00%
61.00%
62.00%
63.00%
64.00%

65.00%
66.00%
67.00%
68.00%
69.00%
2003 2004 2005
Tỷ số nợ/VCSH
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
18


Biểu đồ tỷ trọng nợ trên VCSH của các Công ty và bình quân ngành năm 2005
Khi so sánh chỉ số nợ trên VCSH của REE với Công ty có quy mô tương đương
là SAM (tổng tài sản tương đương nhau và là 2 Công ty đầu tiên niêm yết trên TTCK
VN), nhận thấy rằng hai Công ty REE và SAM có tỷ trọng nợ trên VCSH gần như
nhau ( 62.70% ~ 63%). Tuy nhiên khi đem so với trung bình ngành (126.30%) thì con
số này quá thấp, chỉ xấp xỉ bằng một nửa. Có thể thấy rõ ràng xu hướng của ngành
này trong 2005 là ưu tiên sử dụng vốn bằng nợ nhiều hơn bằng VCSH. Vấn đề này đặt
ra một câu hỏi là việc REE đi ngược lại với xu thế chung của ngành là hợp lý hay
không, và có tác động như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh của REE, khi
Công ty này đang chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 (30.49%, sau SAM) trong ngành.
Theo lý thuyết tính toán được cũng như thực tế ngành đã cho thấy như trên, ta
nhận thấy rằng phương án sử dụng nợ vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu đã được nhiều
Công ty lựa chọn, nhằm giảm bớt chi phí do tận dụng được lá chắn thuế, hay còn gọi
là đòn bẩy tài chính, làm tăng giá trị của Công ty. Do đó, việc chỉ số nợ trên VCSH
của REE thấp nhất trong ngành là một tín hiệu đáng chú ý, cho thấy REE nên cân

nhắc lại cách thức huy động vốn của mình, có thể duy trì tỷ lệ nợ trên VCSH là
62.70% là thấp nhất, không nên tiếp tục giảm nợ nữa.
1.3. Ch s vng ròng:
Chỉ tiêu vốn lưu động ròng là số vốn lưu động tự có mà doanh nghiệp thường
xuyên có, đây là nguồn bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp để thanh toán các
khoản nợ khi đến hạn
62.70%
352.38%
209.63%
63%
259%
126.30%
0.00%
50.00%
100.00%
150.00%
200.00%
250.00%
300.00%
350.00%
400.00%
Tỷ trọng nợ trên vốn
chủ sở hữu
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
19


    

- Chỉ số vốn lưu động ròng của REE qua ba năm:
Đơn vị tính: Nghìn đồng

2003
2004
2005
Tổng tài sản ngắn
hạn
188.854.410
208.845.586
409.000.682
Tổng nợ ngắn hạn
106.822.336
128.193.207
253.266.985
Vốn lưu động ròng
82.032.074
80.652.379
155.733.697


Biểu đồ vốn lưu động ròng công REE từ năm 2003-2005
Nhìn chung, chỉ số vốn lưu động ròng của REE có sự chuyển biến không đều qua
3 năm, con số này chỉ đạt khoảng 82 tỷ vào năm 2003, đến năm 2004 có sự giảm nhẹ
xuống khoảng 80 tỷ. Nhưng đến năm, vốn lưu động ròng của công ty có sự tăng đột
biến, đạt khoảng 155 tỷ đồng. Vào cuối năm 2005, công ty đã có một khoản vay ngắn
hạn
Theo bảng số liệu, ta thấy sự thay đổi này là do tổng tài sản ngắn hạn vào năm

2005 tăng rất cao so với hai năm trước, tăng gần gấp 2 lần. Và tổng nợ ngắn hạn cũng
có sự tăng lên đáng kể, cũng khoảng 2 lần. Việc tăng trưởng tài sản nhanh chóng từ
năm 2003,2004 đến 2005 ( từ 200 lên 400 tỷ), cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng lợi
nhuận chưa chia để tái đầu tư. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã chú trọng sử
dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn nguồn vốn vay cho các hoạt động của mình. Bên cạnh
đó, các khoản vay ngắn hạn cũng tăng lên (từ 25.7 triệu vào năm 2004 lên 60.4 triệu
đồng vào năm 2005) làm tổng nợ ngắn hạn cũng tăng đáng kể, nhưng vẫn không đủ để
82,032,074
80,652,379
155,733,697
0
50,000,000
100,000,000
150,000,000
200,000,000
2003 2004 2005
Vốn lưu động ròng
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
20

làm giảm vốn lưu động ròng. Như vậy ta thấy, công ty vẫn nghiêng về việc sử dụng
vốn chủ sở hữu nhiều hơn.
- Bối cảnh chung của ngành năm 2005:
Đơn vị tính: Nghìn đồng

REE

HAS
SAM
TYA
BTC
Tổng tài sản ngắn
hạn
409.000.682
167.789.172
659.052.080
572.776.098
20.083.237
Tổng nợ ngắn hạn
253.266.985
136.535.991
347.992.375
491.607.527
13.760.953
Vốn lưu động ròng
155.733.697
31.253.182
311.059.705
81.168.571
6.322.283
Tổng tài sản
833.702.724
183.719.566
903.612.940
787.365.368
22.736.572
Tỷ trọng

30,5258%
6,7269%
33,0856%
28,8292%
0,8325%
Vốn lưu động ròng
bình quân ngành
176.010.227

Biểu đồ vốn lưu động ròng của các Cty và bình quân ngành năm 2005
Khi đem so sánh với hai công ty cùng ngành có quy mô tương đương là SAM, ta
thấy vốn lưu động ròng của REE thấp hơn nhiều so với SAM, chỉ bằng khoảng một
nửa. Và khi đem so sánh với trung bình ngành, con số này lại không chênh lệch quá
nhiều, nhưng vẫn nhỏ hơn (15.5 tỷ nhỏ hơn 17.6 tỷ của toàn ngành). Theo số liệu ta
thấy khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn của SAM cao hơn nhiều so với
REE, có thể là do công ty SAM có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với REE làm cho
tổng tài sản và nợ phải trả ngắn hạn cao hơn hẳn công ty bạn.Tuy nhiên vốn lưu động
ròng của REE lại không chênh lệch nhiều so với vốn lưu động ròng của toàn ngành,
155,733,697
31,253,182
311,059,705
81,168,571
6,322,283
176,010,227
0
50,000,000
100,000,000
150,000,000
200,000,000
250,000,000

300,000,000
350,000,000
REE HAS SAM TYA BTC Ngành
Vốn lưu động ròng
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
21

điều nay cho thấy, cơ cấu vốn của công ty có xu hướng phù hợp với ngành, đó là tỷ
trọng vốn chủ sở hữu có phần cao hơn.
1.4. T s kh 
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng
trả lãi như thế nào.
  



- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty REE qua 3 năm:
Đơn vị tính: Nghìn đồng

2003
2004
2005
EBIT
58.357.435
76.693.439
96.056.619

Chi phí lãi vay
9.967.237
11.943.905
9.435.229
Khả năng thanh toán lãi vay
5,85
6,42
10,18


Biểu đồ tỷ số khả năng thanh toán lãi vay công ty REE năm 2003-2005
Ta thấy khả năng thanh toán của công ty từ năm 2003 đến năm 2004 có sự tăng
nhẹ, từ 5,8 lên 6,4. Đến năm 2005, con số này đã tăng lên khá cao, gần gấp hai lần so
với các năm trước đó, đạt 10.1.
Sự thay đổi này phần lớn là do sự thay đổi đáng kể của EBIT công ty vào năm
2005, tăng từ 76 tỷ đồng lên đến 96 tỷ đồng. Trong khi chi phí lãi vay lại ít thay đổi,
và thậm chí là giảm nhẹ so với năm 2004.
Như đã giải thích ở các chỉ số trên, vào năm 2005, REE đã chủ động giảm huy
động vốn bằng nợ và tăng VCSH, điều này đã làm giảm chi phí lãi vay. Bên cạnh đó,
5.85
6.42
10.18
0
2
4
6
8
10
12
2003 2004 2005

Khả năng thanh
toán lãi vay
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
22

để tài trợ cho dự án E-town 2, REE đã phát hành thêm 5 triệu cổ phiếu thu được 160
tỷ đồng, nâng tổng số cổ phiếu phổ thông lên thành 28.174.274 cổ phiếu. Vì vậy nên
vào cuối năm này, doanh thu của công ty REE đạt 387.3 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế
đạt 81 tỷ đồng, tăng lên rất nhiều so với trước đó. Làm cho tỷ số khả năng thanh toán
lãi vay cũng tăng theo đáng kể.
- Bối cảnh chung của ngành năm 2005:
Đơn vị tính: Nghìn đồng

REE
HAS
SAM
TYA
BTC
EBIT
96.056.619
10.155.675
120.777.548
54.691.965
371.400
Chi phí lãi vay
9.435.229

548.974
9.041.395
11.943.506
153.910
Khả năng thanh
toán lãi vay
10,18
18,50
13,36
4,58
2,41
Tổng tài sản
833.702.724
183.719.566
903.612.94
787.365.368
22.736.572
Tỷ trọng
30,5258%
6,7269%
33,0856%
28,8292%
0,8325%
Khả năng thanh
toán lãi vay bình
quân ngành
10,11


Biểu đồ khả năng thanh toán lãi vay của các Cty và bình quân ngành năm 2005

Khi đem so sánh với công ty SAM cùng nhành và có cùng quy mô, ta thấy tỷ số
khả năng thanh toán lãi vay của REE thấp hơn công ty bạn (10 tỷ nhỏ hơn SAM là 13
tỷ). Nhưng con số này của REE khi mang so sánh với nhóm ngành nó lại xấp xỉ bằng
nhau (khoảng 10 tỷ). Ta thấy, vì quy mô của REE có phần nhỏ hơn SAM nên EBIT
của REE cũng nhỏ hơn SAM là điều tất yếu.Làm cho khả năng thanh toán lãi vay của
REE nhỏ hơn SAM ( 10.18 nhỏ hơn 13.35). Trong khi chi phí sử dụng lãi vay của 2
10.18
18.5
13.36
4.58
2.41
10.11
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
REE HAS SAM TYA BTC Ngành
Khả năng thanh
toán lãi vay
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE



TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
23

công ty là tương đương nhau. Điều này cho thấy, cơ cấu sử dụng vốn của REE cũng
tương đối phù hợp với công ty bạn và đi theo xu hướng chung của ngành.
2. La chu vn da vào các lý thuyu vn và các yu t nh
n quyu vn:
2.1. La chu vn da vào các lý thuyu vn - Lý thuyt phát tín
hiu:
Lý thuyết phát tín hiệu cho rằng việc công bố bán cổ phiếu ra bên ngoài được xem
là đánh tín hiệu về triển vọng của công ty theo quan điểm của các nhà quản lý là
không tốt.
Trong tình hình thực tế, các nhà kinh tế đang kỳ vọng vào tình hình lạc quan của
nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình vào khoảng 7,5% trong
nhiều năm và được dự báo còn có thể cao hơn trong những năm tới. Tin VN sắp gia
nhập WTO khiến đầu tư nước ngoài ồ ạt vào VN, thị trường chứng khoán và thị
trường BĐS tăng trưởng khá nhanh, trở thành 2 nhóm ngành tiềm năng nhất. Do vậy,
viêc đầu tư vào BĐS của công ty được xem là một dự án tiềm năng và sẽ mang lại một
hiệu quả kinh doanh tốt làm tăng triển vọng của công ty. Theo lý thuyết phát tín hiệu,
khi triển vọng của công ty là tốt thì công ty nên tránh việc bán cổ phiếu mà sẽ tăng
vốn bằng cách sử dụng nợ vay mới ngay cả khi công ty có tỷ lệ nợ vay vượt mức tỷ lệ
mục tiêu. Việc bán cổ phiếu ra công chúng sẽ làm cho các nhà đầu tư hạ giá trị của
công ty xuống làm cho giá cổ phiếu giảm.
2.2. La chu vn da các yu t n quyu vn:
- Quy mô ca doanh nghip:
Những doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính vững mạnh thì sẽ có
điều kiện tiếp cận thị trường tài chính và các tổ chức tài chính tín dụng hơn. Vì vậy,
doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ.
REE M&E là nhà thầu cơ điện lạnh mạnh nhất Việt Nam, chiếm 30% thị phần cả
nước. Thị trường chính của công ty là các công trình lớn, có quy mô lớn, đạt tiêu

chuẩn quốc tế. Khả năng tài chính dồi dào đáp ứng được các yêu cầu bảo lãnh thi
công. REE chính thức trở thành công ty Cơ điện lạnh đầu tiên ở Việt Nam nhận chứng
chỉ ISO 9002. Vì vậy nên REE sẽ dễ dàng trong việc tiếp cận các nguồn nợ vay hơn.
- S nh ca doanh thu
CASE STUDY
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY REE


TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 2
24

Các công ty có doanh thu ổn định thường có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay hơn
các công ty có doanh thu không ổn định.
Ta thấy doanh thu của công ty từ năm 2002 đến 2005 là tương đổi ổn định và luôn
ở mức cao. Bên cạnh đó, theo như đánh giá của công ty về hiệu quả kinh doanh của
dự án E.Town 4 + E.Town Parking – Office – Warehouse trong vòng 5 năm thu được
doanh thu ổn định là 31,628 tỷ đồng. Do vậy, công ty nên sử dụng nợ vay hơn là huy
động bằng vốn chủ sở hữu.
- Cu trúc tài sn
Khi tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các
tài sản này để tiếp cận nguồn vốn bên ngoài. Các công ty có tài sản thích hợp như là
khoản đảm bảo cho nợ vay sẽ có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ vay hơn.
Các dự án của công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực BĐS, trong khi đó BĐS là
một tài sản có khả năng đảm bảo nợ vay tốt nhất. Do vậy nếu dựa trên yếu tố này thì
công ty không nên huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu mà nên sử dụng nhiều
nợ vay hơn.
- Thu
Các doanh nghiệp chịu thuế suất biên cao hơn sẽ có xu hướng sử dụng nhiều nợ
hơn nhằm hưởng lợi từ lá chắn thuế.
Hiện tại một số lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp không còn mức thuế 25%

nhờ chính sách ưu đãi nữa, do đó việc thuế tăng từ 25% lên 28% sẽ khiến doanh
nghiệp nên sử dụng nhiều nợ vay hơn.
3. u vn t 
2006 bng:
Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu là một trong những chính sách quản lý tài chính quan
trọng của doanh nghiệp. Hơn nữa, đây là quyết định cần thiết đảm bảo hiệu quả trong
các chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn một mô hình để xây
dựng cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp xây dựng là hết sức cần thiết.
Nhằm tài trợ cho hoạt động kinh doanh và đầu tư của DN, REE phải huy động
vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có hai nguồn chủ yếu là phát hành cổ phiếu
và vay nợ từ các TCTD hoặc phát hành trái phiếu. Để có một quyết định đúng đắn cho
cơ cấu vốn tối ưu, DN cần cân nhắc nhiều phương án lựa chọn. Có rất nhiều phương

×