Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

NGHIÊN cứu HÀNH VI TRƯỚC KHI MUA của KHÁCH HÀNG đối với HÀNG VIỆT tại SIÊU THỊ BIG c HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.47 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
======
HỌC PHẦN: HÀNH VI KHÁCH HÀNG
Đề tài : NGHIÊN CỨU HÀNH VI TRƯỚC KHI MUA CỦA KHÁCH HÀNG
ĐỐI VỚI HÀNG VIỆT TẠI SIÊU THỊ
BIG C HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
1.Lê Thị Tâm TỐNG VIẾT BẢO HOÀNG
2. Nguyễn Thị Mỹ Hồng
3.Nguyễn Thị Kim Yến
4.Trần Xuân Diễm My
5.Đặng Thị Ngọc Ánh
6. Hồ Thị Thúy Vi
7.Phan Thi Yến
8.Phan Viết Cảnh
9. Hoàng Anh Quốc
Huế, 11/2012
1
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TRƯỚC KHI MUA CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI HÀNG VIỆT
TẠI SIÊU THỊ BIG C HUẾ
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Thu nhập của
người dân tăng lên và tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã giúp người dân tiếp cận với
phong cách sống và mức sống cao hơn, và mấy năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam đã
chuyển dần từ phương thức đi chợ sang đi mua sắm tại các siêu thị và trung tâm thương
mại,bên cạnh đó người tiêu dùng đã có chuyển biến tích cực trong hành vi mua sắm, số người
lựa chọn tiêu dùng hàng Việt gia tăng, người tiêu dùng cũng dần có sự so sánh về giá cả, chất
lượng giữa hàng nội và hàng ngoại.


Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đủ sức để cạnh tranh với các thương
hiệu lớn từ nước ngoài do không am hiểu nhu cầu liên quan đến hành vi mua sắm của người
tiêu dùng Việt Nam như: sở thích, tâm lý và và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người
tiêu dùng Việt Nam, các chiến lược marketing trong doanh nghiệp chưa thật sự có hiểu qủa
trong trong việc tìm hiểu nhu cầu, khai thác thông tin và thúc đẩy người tiêu dùng tiếp cận và
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Một trong 12 xu hướng tiêu dùng chính ảnh hưởng đến cuộc sống của người Việt Nam
trong năm 2012 là “tôi yêu Việt Nam: với 71% tin tưởng vào hàng VN chất lượng cao”.
( Theo công ty nghiên cứu thị trường định hướng (FTA) ).Cùng với cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được bộ chính trị phát động nhằm phát huy lòng yêu
nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng, đẩy mạnh sản xuất hàng Việt Nam có chất lượng và sức
cạnh tranh cao thì việc thực hiện nghiên cứu đề tài “ Hành vi trước khi mua của khách
hàng đối với hàng Việt tại siêu thị Big C Huế” có một ý nghĩa quan trọng. Hiểu rõ được
hành vi tiêu dùng, đặc biệt là hành vi trước khi mua của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ
hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, họ có thói quen mua hàng ở đâu?, khi nào?, những
kênh thông tin mà họ có thể tham khảo, mong muốn của họ về sản phẩm như thế nào? …Từ
đó doanh nghiệp mới có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý, hiệu quả, tận dụng
được triệt để nguồn lực có hạn của mình, tăng khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước
ngoài.
2
II. Câu hỏi nghiên cứu
- Khách hàng có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa như thế nào?
- Mỗi khách hàng đều chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên trong như thái độ, tính cách,
nhận thức, quan điểm, cảm xúc và cả những yếu tố bên ngoài như gia đình, xã hội, văn
hóa…như thế nào?
- Khách hàng sẽ mua của ai? (Khách hàng sẽ mua của những doanh nghiệp làm thỏa mãn
nhu cầu tâm lý của họ. Đó là khi họ cảm thấy được chào đón, cảm thấy mình quan trọng
và thoải mái.)
- Khách hàng sẽ mua như thế nào? (Khách hàng luôn luôn phải trải qua một quá trình ra lựa
chọn, và chính quá trình này sẽ chỉ ra việc họ sẽ mua sắm như thế nào).

III. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mục tiêu tổng quát:
Xác định những hành vi trước khi mua và các yếu tố ảnh hưởng tới các hành vi trước
khi mua của khách hàng đối với hàng Việt Nam tại siêu thị Big C từ đó đưa ra các đề xuất
nhằm thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định mua hàng Việt tại siêu thị Big C Huế.
* Mục tiêu đặc hiệu:
- Hệ thống hóa lí luận về hành vi trước khi mua của khách hàng
- Xác định những hành vi trước khi mua hàng Việt của khách hàng tại siêu thị Big C Huế
bao gồm sự nhận biết nhu cầu về hàng Việt của khách hàng và hoạt động tìm kiếm thông
tin liên quan đến hàng Việt trong siêu thị Big C Huế
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các hành vi trước khi mua hàng Việt tại siêu thị Big
C Huế:
+ Nhận biết nhu cầu: các kích thích bên trong (tác động của quy luật sinh học, tâm lí),
bên ngoài( kích thích của marketing)
+ Tìm kiếm thông tin: thông tin cá nhân, thông tin thương mại, thông tin đại chúng,
kinh nghiệm bản thân
- Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và các hành vi trước khi mua
3
- Đề ra giải pháp thúc đẩy quá trình ra quyết định mua của khách hàng đối với hàng Việt tại
siêu thị Big C Huế
VI. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Khách hàng có nhu cầu mua hàng Việt tại siêu thị Big C Huế
- Đối tượng: Hành vi trước khi mua của khách hàng đối với hàng Việt trong siêu thị Big C
2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn thành phố Huế
- Thời gian: từ ngày 12/9 – 30/10/2012
V. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng.

1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để
đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đầu tiên, nhóm sẽ tìm hiểu qua sách báo, internet, các tài
liệu liên quan, để xác định các thông tin cần thiết ban đầu phục vụ cho quá trình làm bài .
Tiếp theo, nhóm sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (n=12). Đối tượng phỏng vấn:
12 khách hàng bất kỳ trên địa bàn thành phố Huế có nhu cầu mua hàng Việt tại Big C Huế.
Kết hợp với một nội dung được chuẩn bị trước, kết hợp với kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở
cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức.
2. Nghiên cứu định lượng
Nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá về hành vi trước khi mua của khách
hàng đối với hàng Việt trong siêu thị Big C bao gồm: mức độ nhận biết hàng Việt, các yếu tố
tác động đến nhu cầu và việc tìm kiếm thông tin đối với hàng Việt trong siêu thị Big C của
người dân có nhu cầu mua hàng Việt trong siêu thị Big C trên địa bàn thành phố Huế.
Về dữ liệu sử dụng, nhóm chúng tôi sử dụng hai nguồn dữ liệu chính:
2.1 Về dữ liệu thứ cấp
Thông tin từ internet:
4
www.business.gov.vn, />hoi-cho-hang-viet.htm
/> />mua.535793.html
/>Nam/50/2926122.epi
• Tham khảo các luận án, luận văn từ thư viện trường
• Các đề tài nghiên cứu từ tạp chí, sách báo
• Slide bài giảng môn hành vi khách hàng
2.2 Dữ liệu sơ cấp
• Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn có sử dụng bảng hỏi
• Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách hàng
Trên cơ sở bảng hỏi mang tính khách quan, phương pháp điều tra ngẫu nhiên nhằm suy rộng
cho tổng thể người dân trên địa bàn thành phố thành phố Huế có nhu cầu mua hàng ở Big C.
3. Phương pháp chọn mẫu và tính cỡ mẫu:
3.1. Phương pháp chọn mẫu

- Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa.
- Đối tượng điều tra là người dân sống tại TP. Huế (không phân biệt độ tuổi, giới tính mà chỉ
cần đảm bảo điều kiện là sinh sống tại TP. Huế và có nhu cầu mua hàng tại Big C ).
3.2. Tiến trình chọn mẫu và tính cỡ mẫu:
Bước 1: Xác định kích cỡ tổng thể
- Tính cỡ mẫu: Trước tiên chúng ta biết dân số thành phố Huế là một thị trường mà siêu thị
big C muốn hướng tới với số dân 338 994 người. Nghiên cứu thị trường với 500 khách hàng
tiềm năng thấy 160 người có nhu cầu mua hàng ở big C. Số lượng khách hàng có nhu cầu
mua hàng ở big C là bao nhiêu với độ tin cậy 95%, mức ý nghĩa 5%
5
Gọi X là số khách hàng có nhu cầu mua hàng ở big C
P là tỉ lệ khách hàng có nhu cầu mua hàng ở big C, p =
Khoảng tin cậy đối xứng của p có công thức:
f - p f + (*)
Trong đó: = 1, f = 0,32,n = 500
(*) 0,32 – 1,96 p 0,32 + 1,96
0,28 0,36
94918 X 122037 ( người)
Bước 2: Tính cỡ mẫu
Chọn độ tin cậy 95%, mức ý nghĩa 5%. Dựa vào bảng:
6
Số khách hàng có nhu cầu mua hàng ở big C giao động từ 94918 đến 122037 nên ta chọn
trung bình là 108478 làm tổng thể với độ tin cậy 95%, mức ý nghĩa 5% . Dò bảng ta được
kích cỡ mẫu cần điều tra là 383 người
* Tiến trình chọn mẫu:
Bước 1: Phân nhóm tổng thể theo một tiêu thức nhất định và xác định số mẫu cần điều
tra trong mỗi phân nhóm.
- Xác định tổng thể: Người dân tại TP. Huế có nhu cầu mua hàng tại big C
- Phân nhóm tổng thể theo tiêu thức vị trí địa lý gồm có 27 phường TP Huế.
- Do hạn chế về nguồn lực và thời gian mà nhóm nghiên cứu không thể điều tra tất cả các

phường tại địa bàn TP. Huế. Với cỡ mẫu nghiên cứu không lớn, thực hiện phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên thực địa có sử dụng công thức tính mẫu theo kỹ thuật phân tầng thì số lượng
đối tượng điều tra tại các phường là rất nhỏ. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra 10 phường
7
TP. Huế làm đại diện và thực hiện điều tra. Các phường được lựa chọn để điều tra bao gồm
các phường sau:
1. Phường Tây Lộc
2. Phường Vỹ Dạ
3. Phường Thuận Hòa
4. Phường An Cựu
5. Phường Trường An
6. Phường Kim Long.
7. Phường Thủy Xuân
8. Phường Hương Long
9. Phường An Đông
10.Phường An Tây
Bảng 1: Các phường được chọn để điều tra tại TP. Huế
Tên phường Dân số
Số lượng đối tượng cần điều
tra
Phường An Cựu
226
20
57
Phường Thuận Hòa
148
27
32
Phường Tây Lộc
196

11
48
Phường Vỹ Dạ
188
11
46
Phường Trường An
159
37
40
Phường An Đông
158
86
39
Phường Kim Long
150
17
37
Phường Thủy Xuân
133
87
35
Phường Hương Long
102
75
30
Phường An Tây
703
4
19

Tổng (N)
162
233
n = 383
8
Bước 2: Điều tra mẫu
Sau khi dùng kỹ thuật ngẫu nhiên phân tầng để xác định cỡ mẫu cụ thể cần điều tra
trong mỗi phường, vì không có danh sách tổng thể của người dân thành phố Huế có nhu cầu
mua hàng tại siêu thị Big C nên nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp ngẫu nhiên thực địa
để tiếp xúc và điều tra đối tượng cần phỏng vấn.
Ở từng phường, với bản đồ vị trí địa lý, nhóm nghiên cứu xác định các tên đường
thuộc phường đó, lựa chọn ngẫu nhiên một trong số các con đường đã xác định và tiến hành
điều tra các thành viên trong hộ gia đình (để chắc chắn là người dân thuộc phường cần điều
tra chứ không phải là người dân thuộc phường khác qua đường).
Bắt đầu theo số nhà được đánh số theo mỗi đường, tiến hành điều tra từ đầu đường đến cuối
đường. Để tăng độ rộng của phạm vi, lựa chọn bước nhảy k = 5, nghĩa là cứ 5 số nhà thì vào
một nhà để điều tra. Trường hợp nhà đó đi vắng hoặc bất hợp tác thì điều tra nhà liền kề đó.
Tiếp tục theo quá trình cho đến khi đủ số lượng cần thiết.
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lí luận
1. Các khái niệm:
- Khách hàng ( Customer): được hiểu là người có nhu cầu và mong muốn về một sản
phẩm. Việc mua của họ có thể diễn ra nhưng không có nghĩa mua là chính họ sẽ sử dụng sản
phẩm đó.
- Người tiêu dùng : là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do quá
trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng có thể là một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm
người.
- Hành vi người tiêu dùng: là toàn bộ hành động mà người tiêu dùn bộc lộ ra trong quá trình

điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá cho hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.
2. Hành vi trước khi mua của khách hàng
Gồm 2 giai đoạn: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin
9
a. Nhận thức nhu cầu:
+ Khái niệm:
Trạng thái mang cảm giác thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản nào đó, một khi đạt được sự thỏa
mãn này con người sẽ đảm bảo sự tồn tại
+ Các yếu tố kích thích nhu cầu:
Nhu cầu có thể phát sinh do các kích thích bên trong (tác động của các quy luật sinh học, tâm
lý) hoặc bên ngoài (kích thích của Marketing) hoặc cả hai. Khi nhu cầu trở nên bức thiết thì
người tiêu dùng sẽ hành động để thỏa mãn
b. Tìm kiếm thông tin:
+ Khi sự thôi thúc của nhu cầu đủ mạnh, người tiêu dùng thường tìm kiếm thông tin liên
quan đến sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của mình
+ Tìm kiếm bên trong: Kinh nghiệm bản thân: khảo sát trực tiếp, dùng thử, qua tiêu dùng
+ Tìm kiếm bên ngoài: -Nguồn thông tin cá nhân: gia đình, bạn bè, người thân,…
-Nguồn thông tin thương mại: quảng cáo, người bán hàng, triển lãm,
hội chợ, bao bì, thương hiệu,…
-Nguồn thông tin đại chúng: các phương tiện truyền thông,dư luận
(tin đồn)
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Tình hình phát triển và phân phối các mặt hàng Việt Nam trên thị trường
Thứ trưởng Bộ công thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết qua 3 năm thực hiện cuộc vận
động người Việt dùng hàng Việt, từ con số 77% người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm nhãn
hiệu hoặc xuất xứ nước ngoài (năm 2006), đến nay 71% người tiêu dùng đã ưa chuộng và lựa
chọn hàng Việt (theo nghiên cứu của công ty Mỹ - Grey Group). Nếu như năm 2006, tỷ trọng
hàng Việt trong siêu thị chỉ xấp xỉ 50% thì đến nay tỷ lệ này đã lên đến 100% ở hệ thống
Vinatex Mart hay 95% ở hệ thống Big C, Co.opmart
Hiện nay, trong các siêu thị, tỷ trọng hàng Việt đã ở mức tương đối cao, nhưng trong

những loại hình bán lẻ hiện đại cao cấp khác, tỷ lệ này chỉ ở mức trung bình.
10
Hiện tại tuy chỉ chiếm khoảng 20% tổng thị trường bán lẻ trong nước, nhưng kênh bán
lẻ hiện đại có tiềm năng phát triển rất lớn. Dự kiến đến năm 2020 sẽ chiếm 40% thị phần bán
lẻ cả nước. Nhờ tác động tích cực của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam”, tỷ trọng hàng Việt trong một số kênh bán lẻ hiện đại đã tăng rõ rệt, lên tới 70-
90%.
Cụ thể, đối với những ngành hàng thực phẩm thì hàng Việt chiếm ưu thế với tỷ trọng
85-95%, trong khi đó ngành hàng đồ dùng lại yếu thế hơn với tỷ trọng 50-60%. Thậm chí có
thời điểm, tại một số nhà bán lẻ có thế mạnh kinh doanh hàng nhập khẩu, tỷ lệ này giảm
xuống dưới mức 40%.
Tuy nhiên, bà Đinh Thị Mỹ Loan- Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà
bán lẻ Việt Nam- cho biết, trong những loại hình trên, tỉ lệ hàng Việt dưới mức 50%, thậm
chí còn ít hơn. Đặc biệt, đối với phân khúc khách hàng cao cấp, trong các boutique hàng
hiệu, hầu như thiếu vắng thương hiệu Việt. “Trong các siêu thị điện máy, liệu hàng Việt vào
được bao nhiêu phần trăm?”
Ngay khái niệm “hàng Việt Nam” cũng chưa được định nghĩa chính xác, bao nhiêu
phần trăm bộ phận, chi tiết được sản xuất ở Việt Nam thì được coi là hàng Việt, nhiều doanh
nghiệp thuê Trung Quốc sản xuất nhưng gắn mác Việt thì có được coi là hàng Việt để có
chính sách ưu tiên hay chỉ cần được sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam? Vấn đề này sẽ gây lúng
túng cho các nhà bán lẻ khi thực hiện chính sách ưu đãi cho hàng Việt. Hơn nữa, đối với
người dân và nhiều doanh nghiệp trong nước, khái niệm hệ thống bán lẻ hiện đại đôi khi chỉ
gói gọn ở “siêu thị” mà quên đi các mô hình hiệu quả khác. Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có
một nghiên cứu cụ thể nào về từng loại hình bán lẻ hiện đại nên thiếu số liệu thống kê tin cậy
và đầy đủ. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến việc lập chiến lược cho việc phát triển hàng
Việt ngay tại thị trường nội địa.
2. Đặc điểm của hàng Việt Nam trên thị trường
2.1 Lợi thế của hàng Việt
a. Uy tín hàng Việt ngày càng tăng
Qua hơn 3 năm vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có thể nói

trong mắt nhiều người tiêu dùng trong nước, cụm từ “hàng Việt” cũng đã định hình trên
nhiều phương diện: chất lượng, mẫu mã, giá cả…Các mặt hàng tiêu dùng phổ biến như quần
11
áo, giày dép, thực phẩm… do các DN Việt Nam sản xuất hiện đã “phủ sóng” khá rộng trên
thị trường, rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã.
Có lẽ chưa khi nào cụm từ “hàng Việt Nam” lại được quan tâm nhiều như thời điểm
hiện nay khi ngày càng có nhiều thương hiệu “thuần Việt” được người tiêu dùng ghi nhớ và
tin cậy. Nhiều thương hiệu hàng Việt hiện chiếm thị phần khá lớn trong phân khúc hàng bình
dân, song ở phân khúc hàng cao cấp và một số ngành hàng khác, vẫn có quá ít sự lựa chọn
cho những người muốn dùng hàng Việt. Qua 3 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (8-2009 - 8-2012) đã có nhiều chương trình từ lớn đến
nhỏ, nhằm vận động người Việt quay về dùng hàng Việt, thay đổi tâm lý sính ngoại đã được
đánh giá có những thành công nhất định. Hiện tại, có thể nói, độ bao phủ của hàng Việt đã
rộng lớn hơn hẳn so với trước và rất nhiều người tiêu dùng đã trở nên quen thuộc với các
thương hiệu Việt.
Người tiêu dùng Việt Nam đã nhận thức đúng hơn về chất lượng của hàng Việt nên có
chuyển biến tích cực trong việc mua sắm, có sự nhận định so sánh về giá cả, chất lượng giữa
hàng nội với hàng ngoại trước khi chọn mua. Khuynh hướng chọn dùng hàng nội thay cho
hàng ngoại nhập ngày càng tăng.
Hiện hàng sản xuất trong nước được bày bán tại nhiều siêu thị trong thành phố, chiếm
tỉ lệ 95%. Đối với hàng nội, có tới 80% người ưa chuộng các sản phẩm quần áo, giày dép;
nhóm thực phẩm có 58% người ưa chuộng rau quả; đồ gia dụng có 49%; đồ chơi, dụng cụ
học tập cho trẻ em 34%; văn phòng phẩm 33%… Đặc biệt, tại hệ thống Co.opmart, Co.op
Food, hàng Việt chiếm hơn 90% trong cơ cấu hàng hóa. Trong 10.000 mặt hàng thường
xuyên kinh doanh thì tỉ lệ hàng Việt Nam chiếm trên 95%, riêng các mặt hàng bình ổn giá
100% là hàng Việt. Điều này đã góp phần rất lớn trong việc ổn định thị trường, giúp người
tiêu dùng tiếp cận sản phẩm giá rẻ chất lượng.
b. Hàng bình dân “thắng” lớn
Các hệ thống siêu thị lớn như BigC, Co.op Mart, Metro, Vinatex mart hiện tại đều
khẳng định, hàng Việt Nam đang chiếm từ 90 - 95% lượng hàng hóa bày bán trong siêu thị.

Dù khái niệm hàng Việt ở các siêu thị này là khá rộng (thể hiện ở chỗ hàng Việt là hàng được
12
sản xuất trong nước, thay vì chỉ giới hạn phải là “thương hiệu Việt”) cũng có thể khẳng định,
cuộc vận động kêu gọi người dân Việt dùng hàng Việt bước đầu đã có tác dụng lớn.
Trên thị trường hiện nay, hàng loạt các thương hiệu hàng Việt đã được người tiêu
dùng biết đến, ghi nhớ và tin tưởng. Có thể kể đến các thương hiệu như: may Việt Tiến và
Nhà Bè; giày dép Bi i’s và Vina giày; bánh kẹo Kinh Đô và Bibica; gốm sứ Minh Long; cà
phê Trung Nguyên và Vinacafé Biên Hòa; sữa Vinamilk; đường Biên Hòa; thực phẩm chế
biến Vissan và D&F… cùng hàng loạt các thương hiệu Việt khác - chủ yếu là hàng tiêu dùng
- cũng đã được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình, đồng thời phân phối rộng khắp từ thành
thị đến nông thôn. Chị Nguyễn Thị Như, chủ một cửa hàng tạp hóa lâu năm trên đường
Nguyễn Ái Quốc (TP. Biên Hòa), nhận xét: “Tôi thấy điều thay đổi rõ nét nhất trong mua
sắm của người tiêu dùng 2 - 3 năm gần đây là rất nhiều thương hiệu Việt Nam đã được người
mua tín nhiệm, thay vì chỉ đánh giá cao hàng ngoại như trước. Thậm chí, các loại hàng ngoại
xuất xứ không rõ ràng như hàng Trung Quốc còn bị tẩy chay”.
Nhiều người tiêu dùng khi được hỏi đều có chung một số nhận định về hàng tiêu dùng
Việt Nam, trong đó chủ yếu là các đặc điểm: xuất xứ ; giá phải chăng; bao bì ngày càng đẹp;
chất lượng khá ổn định; hợp khẩu vị và thói quen sử dụng của người Việt. Có lẽ chính vì
những ưu điểm trên mà hàng tiêu dùng Việt Nam đang từng bước chinh phục người tiêu dùng
Việt Nam một cách khá vững chắc, nhất là phân khúc thị trường hàng hóa bình dân. Điều này
đã phần nào thay đổi được nhận thức “hàng ngoại lúc nào cũng tốt hơn” - vốn rất phổ biến
trước đây.
c. Nhạy hơn với thị trường
Theo thông tin từ cuộc khảo sát thực tế một số chợ, cửa hàng lớn, siêu thị cho thấy
hàng Việt Nam đang xuất hiện ngày một nhiều hơn với tốc độ nhanh hơn trên các kệ hàng.
Chẳng hạn, ở nhóm hàng thiết yếu như: thực phẩm, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm, quần áo, giày
dép… ngoài các nhãn hàng quen thuộc như Việt Tiến, An Phước, Kinh Đô, Tân Hiệp Phát,
Biti’s, Thuận Phát, Vinamilk… còn xuất hiện khá nhiều nhãn hàng mới với bao bì đẹp, chất
lượng tốt và giá cạnh tranh.
Tốc độ ra các sản phẩm mới của các DN Việt Nam cũng đã được cải thiện nhiều trong

thời gian qua. Nếu trước đây, hàng Việt Nam thường rất chậm về tốc độ ra sản phẩm mới, có
khi 2 - 3 năm trời vẫn chỉ một loại hàng hóa đó, bao bì đó… khiến người mua nhàm chán thì
nay nhiều DN đã thay đổi, ra hàng mới nhiều hơn, nhanh hơn với mẫu mã đẹp hơn. Dẫn
chứng ở mặt hàng bánh kẹo, các DN Việt Nam như Kinh Đô, Bibica, Phạm Nguyên…
13
thường xuyên có sản phẩm mới với mùi vị và nguyên liệu khác nhau để thu hút người mua,
bên cạnh đó cũng rất biết nắm bắt trào lưu “ít ngọt, ít béo, nhiều dinh dưỡng” để người tiêu
dùng có nhiều lựa chọn hơn.
Còn đối với hàng mỹ phẩm, thì khó có thể nói mỹ phẩm “thuần Việt” đã đủ sức cạnh
tranh với hàng Thái Lan, Hàn Quốc hoặc hàng của các công ty liên doanh. Tuy nhiên, với các
khách hàng bình dân, ít tiền thì việc những nhãn hàng mỹ phẩm quen thuộc của Việt Nam,
như: Lan Hảo, Thorakao, Miss Sai Gon… liên tục ra các sản phẩm mới như hiện nay cũng rất
đáng khích lệ”.
Ở các mặt hàng khác như giày dép, quần áo, hàng gia dụng…, theo nhận xét của nhiều
người bán hàng, tốc độ ra mắt sản phẩm mới hoặc làm mới các sản phẩm quen thuộc của các
DN Việt đang ngày một nhanh hơn, đa dạng hơn.
d. Cơ hội mới
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, với hơn 84 triệu dân - trong đó đa số thu nhập
trung bình và thấp - thì thị trường dành cho các sản phẩm thiết yếu và sản phẩm bình dân là
vô cùng lớn. Do đó, tiếp cận thị trường này với hàng hóa có chất lượng, giá cả cạnh tranh
đang là hướng đi nhiều DN hướng tới. Khoảng 2 năm trở lại đây, “đối thủ” cạnh tranh trực
tiếp của hàng Việt Nam là hàng nhập giá rẻ từ Trung Quốc đang dần suy yếu với hàng loạt vụ
tai tiếng về việc sử dụng các chất phụ gia độc hại, dẫn đến số đông người tiêu dùng ngần ngại
và tẩy chay mua hàng Trung Quốc. Tại nhiều cửa hàng, sạp chợ, có thể thấy quy mô của
hàng Trung Quốc đã thu hẹp nhiều, không còn “bành trướng” như trước. Cụ thể, ở nhóm
hàng tiêu dùng, người tiêu dùng đô thị gần như đã từ chối các mặt hàng thực phẩm đóng mác
“made in China”, quay sang dùng thực phẩm trong nước hoặc thực phẩm nhập khẩu từ các
quốc gia tiên tiến có hàng rào kỹ thuật và sự kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn. Tương
tự, với mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, đồ trang sức Trung Quốc, người mua cũng rất ngại ngần.
Do đó, hiện tại, hàng hóa Trung Quốc hiện đa phần tập trung ở những mặt hàng như quần áo,

giày dép… do vẫn còn lợi thế giá rẻ.
Tuy nhiên, cũng theo ông Châu Minh Nguyện, Phó giám đốc Sở Công thương, DN
Việt Nam nên xác định chiến lược lâu dài, không nên chiếm lĩnh thị trường theo kiểu “ăn
xổi” mà bỏ qua các chiến lược đầu tư có tính bền vững về mặt chất lượng và thương hiệu.
Ông Châu Minh Nguyện, Phó giám đốc Sở Công thương, nhận định: “Theo tôi, hàng Việt đã
bứt phá và vượt lên hẳn hàng Trung Quốc về mặt chất lượng và ở nhiều mặt hàng, hàng Việt
không thua kém hàng hóa các nước trong khu vực. Trong khi hàng hóa Trung Quốc liên tục
14
xảy ra tai tiếng thì hàng Việt Nam ngày càng được khẳng định. Theo tôi, thời điểm này nên
xem là cơ hội để DN sản xuất hàng Việt vươn lên mở rộng thị phần”.
2.2 Hạn chế của Hàng Việt:
a. Thương hiệu Việt vẫn chưa mạnh
Bên cạnh sự lớn mạnh đầy ngoạn mục của nhiều thương hiệu Việt ở những ngành
hàng tiêu dùng phổ biến, phải thừa nhận một thực tế là ở nhiều ngành hàng đòi hỏi công nghệ
tốt, chất lượng cao, thì hàng Việt hầu như vắng bóng hoặc chỉ đáp ứng được ở mức thấp.
Trong ngành hàng điện máy - kỹ thuật số, rất ít thương hiệu Việt Nam có thể tự khẳng định
mình. “Hiện tại, trong cơ cấu hàng hóa bán tại siêu thị, chỉ có vài thương hiệu Việt như:
VTB, Tiến Đạt… còn lại đều là hàng của các tập đoàn nước ngoài đặt nhà máy tại Việt Nam
(thương hiệu ngoại) hoặc hàng nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài
Về khía cạnh hàng tiêu dùng, cũng còn khá nhiều “lãnh địa” mà các nhà sản xuất
trong nước dường như chưa thể “chạm” tới và sân chơi chính vẫn nhường cho hàng ngoại,
đặc biệt là các phân khúc thị trường hàng hóa trung, cao cấp. Theo đó, hóa phẩm, mỹ phẩm,
sữa và các chế phẩm từ sữa… cũng là những ngành hàng mà vì nhiều lý do, các thương hiệu
trong nước đang chịu lép vế. Theo đó, hàng Việt đều “nhường” phân khúc cao cấp lại cho
hàng ngoại. Đối với ngành hóa mỹ phẩm, Việt Nam dù có Hiệp hội Hóa mỹ phẩm với hơn
100 hội viên, nhưng thực tế, hầu hết các sản phẩm đều nằm ở nhóm hàng bình dân và chiếm
thị phần nhỏ.
Hàng Việt bày bán tại các siêu thị hiện này tuy chiếm số lượng nhiều, song mới chỉ
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ở phân khúc bình dân, còn ở phân khúc hàng cao cấp, dù tỷ
lệ nhỏ, song hàng ngoại hầu như đang chiếm lĩnh. Song phải thừa nhận, hàng Việt tham gia

thị trường chưa lâu, kinh nghiệm về công nghệ, mẫu mã, nắm bắt nhu cầu thị trường… còn
giới hạn, trong khi phải cạnh tranh gắt gao với hàng ngoại nên trước mắt, hàng Việt chưa thể
lấn sân ở phân khúc cao cấp cũng là dễ hiểu.
b. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm tới mạng lưới phân phối
Hàng Việt tại thị trường Việt có lợi thế to lớn về sự am hiểu khách hàng và mạng lưới
phân phối. Nhưng người tiêu dùng lại chưa thấy các cửa hàng tiêu dùng chuyên doanh hàng
Việt Nam! Đó là điểm yếu của các nhà sản xuất khi họ chưa quan tâm tới mạng lưới phân
phối. Hàng tiêu dùng Việt đủ để phục vụ người Việt nhưng thường bị lẫn lộn trong “biển”
hàng Trung Quốc ở bất kỳ cửa hiệu tạp hóa nào. Việc trộn lẫn hàng Việt với hàng Trung
15
Quốc giá rẻ đã vô tình hạ thấp thương hiệu hàng Việt, đánh đồng hàng Việt với hàng kém
chất lượng trôi nổi trên thị trường.

Cần tập trung hỗ trợ nguồn lực cho những sản phẩm ưu tiên, có sự cạnh tranh, có
chiến lược truyền thông liên tục và đổi mới từ quan điểm, cách làm từ Nhà nước, DN, hiệp
hội. Bên cạnh đó là hỗ trợ DN phân phối - bán lẻ trong xây dựng và phát triển thương hiệu
Việt Nam cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Theo đó, để tăng độ “phủ sóng” hàng hóa Việt Nam trên thị trường, thời gian tới Nhà
nước cần có các giải pháp như: hỗ trợ đào tạo; tư vấn pháp lý; xúc tiến thương mại; ưu đãi
thuế, phí, vốn; hỗ trợ tiếp cận công nghệ hiện đại của các tập đoàn tiên tiến. Nhà nước cần
áp dụng các chế tài mạnh để thực hiện triệt để chủ trương, chính sách hỗ trợ DN trong nước
đầu tư, mở rộng và chuyển mô hình kinh doanh như: dẹp chợ cóc, chợ tạm, các lò mổ, cơ sở
chế biến hàng tiêu dùng thiết yếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng kiểm tra,
kiểm soát hàng hóa, đặc biệt là hàng nhập lậu từ Trung Quốc.
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HÀNH VI TRƯỚC KHI MUA CỦA KHÁCH
HÀNG ĐỐI VỚI HÀNG VIỆT TRONG SIÊU THỊ BIG C
I.TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ BIG C TẠI THÀNH PHỐ HUẾ:
1. Tổng quan về siêu thị Big C
a. Giới thiệu về Big C
Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung

tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập
đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn
bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại
Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius.
Hiện tại, siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 20 siêu thị Big C trên toàn quốc. Big C
Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, các cửa hàng
Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa,
TP.HCM.
16
Big C là trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho người Việt Nam: mỗi cửa hàng có trên
50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội
thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn, tất cả đều được
bán với giá rẻ.
Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình khuyến mãi, các
mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc nhiều chủng loại, được sản xuất tại Việt Nam
hoặc được nhập từ nước ngoài.
b. Thương hiệu của siêu thị Big C:
Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng kinh
doanh và chiến lược để thành công .
« Big » có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu thị
Big C và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp. Hiện tại, mỗi siêu thị Big
C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng.
« C » là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách
hàng”, Chữ “C” đề cập đến những khách hàng thân thiết, họ là chìa khóa dẫn đến thành công
trong chiến lược kinh doanh của siêu thị Big C.
c. Sản phẩm tại Big C:
Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành
cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao.
Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau:
- Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực

phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.
- Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ
phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.
- Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi
xách.
17
- Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà
bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học.
- Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà,
những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe
gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi.
2. Siêu thị Big C tại thành phố Huế:
Ngày 13/7/2009, hệ thống siêu thị Big C Việt Nam và Tổng công ty Dệt Phong Phú đã
chính thức khai trương Đại siêu thị và Trung Tâm thương mại Big C Huế tại Phong Phú
Plaza, thành phố Huế.
Big C Huế được đầu tư trên 300 tỷ đồng và là đại siêu thị lớn và hiện đại vào bậc nhất
khu vực miền trung hiên nay, tạo việc làm cho khoảng 500 lao động địa phương.
Khu trung tâm thương mại ở trần trệt rộng 3.600m2 bán sản phẩm thời trang, mỹ
phẩm, đồ trang sức của các thương hiệu lớn trong nước và quốc tế. Khu đại siêu thị tự chọn
rộng 4.800m2 ở tầng 1 và 2, kinh doanh hơn 40,000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm,
trong đó 95% là hàng Việt Nam và 25% là hàng địa phương. Tầng 3 rộng 3000m2 là khu ẩm
thực, nhà sách, khu vui chơi trẻ em…
Hiện nay Big C Huế bước đầu đang triển khai hợp tác với trên 20 nhà sản xuất
thực phẩm, rau quả tươi sống tại địa phương, hướng dẫn họ trong việc ổn định sản xuất,
tôn trọng các chuẩn mực về an toàn vệ sinh, phát triển bền vững các ngành nghề địa
phương
Nằm ở trung tâm thành phố Huế, siêu thị Bic C là điểm mua sắm lý tưởng nhất dành
cho du khách và người dân xứ Huế. Big C Huế có 52 gian hàng với trên 50.000 mặt hàng, từ
thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt
hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ.

Đến với Big C Huế, khách hàng sẽ được khám phá nhiều chương trình khuyến mãi,
các mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc nhiều chủng loại, được sản xuất tại Việt
Nam hoặc được nhập từ nước ngoài. Cứ đều đặn 3 tuần, Big C phát hành một bản tin khuyến
mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn.
18
Đến với Big C Huế, khách hàng sẽ được hưởng sẽ được tận hưởng các dịch vụ và tiện
ích ưu đãi như: Bãi đậu xe rộng rãi dành cho xe ô tô 50 chỗ, tầng hầm và nhà xe có mái che
cho xe máy, xe buýt miễn phí Ngoài ra, Big C Huế còn có chính sách giao hàng miễn phí
trong phạm vi 10km.
* Cơ cấu các mặt hàng Việt Nam tại siêu thị Big C Huế
Tại siêu thị, có 40.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm, trong đó 95% mặt hàng
là của các doanh nghiệp trong nước.Đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhất là các mặt
hàng tươi sống, nhóm hàng Việt chiếm ưu thế tuyệt đối, gần như là 100%.
Các mặt hàng thời trang với sự góp mặt của các thương hiệu Việt như Việt Tiến, Nhà
Bè, Đức Giang cũng chiếm tới hơn 95%.Các sản phẩm đồ gia dụng với sự góp mặt của nhiều
thương hiệu Việt như Đại Đồng Tiến, Duy Tân…chiếm đến hơn 90%.Ngoài ra các mặt hàng
như đồ điện tử, mỹ phẩm,…thì hàng Việt củng đang chiếm ưu thế và dần khẳng định được
chất lượng trong tâm trí người tiêu dùng nhờ chất lượng tốt, giá cạnh tranh, cung ứng nhanh
chóng.
II. Hành vi trước khi mua của khách hàng đối với hàng Việt trong siêu thị Big C
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng điều tra gồm người dân TP Huế, đặc điểm có nhu cầu đi siêu thị Big C và
quan tâm đến nơi xuất xứ của sản phâm. Thu nhập chính là một trong những yếu tố đặc trưng
cho đối tượng khách hàng. Từ thực tế cho thấy thu nhập bình quân 1 tháng của người dân
thành phố Huế là 2 đến 4 triệu. Số tiền này vẫn ở mức trung bình so với thu nhập của người
dân Việt Nam hiện nay, với thu nhập này, người dân chỉ đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu hằng
ngày. Nhu cầu cho việc tiêu dùng sản phẩm cao cấp còn ở mức trung bình. Vì vậy để tác
động vào nhóm khách hàng này siêu thị cần có những chính sách khuyến khích tiêu dùng phù
hợp.
2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo.

Độ tin cậy thang đo được định nghĩa là mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều
tra không gặp phải các sai số và kết quả phỏng vấn khách hàng là chính xác và đúng với thực tế.
Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số đo lường Cronbach’s
Alpha để đánh giá cho mỗi khái niệm nghiên cứu.
19
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo được thể hiện trong bảng sau. Nhóm
nghiên cứu tiến hành đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha dựa trên kết quả mẫu điều tra chính
thức mà nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập được.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.676 9
Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha đối với mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi trước khi mua là hệ số Cronbach’s Alpha = 0.676 Vì vậy, có thể kết
luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy,.
3. Phân tích đánh giá của khách hàng đối với hành vi trước khi mua hàng Việt tại siêu thị Big
C Huế
Bảng 1: Anh / chị đã từng đi siêu thị Big C chưa?
Hình 1: Biểu đồ biểu hiện số người trong dân số thành phố Huế từng đi siêu thị Big C:
20
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid co 147 98.0 98.0 98.0
chua 3 2.0 2.0 100.0
Total 150 100.0 100.0
Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy đa số dân số thành phố Huế đã từng đi siêu thị Big C với
tỉ lệ 98%. Điều đó cho thấy nhu cầu đi siêu thị Big C trong dân số thành phố Huế là rất lớn.
Bảng 2: Anh / chị đi siêu thị bao nhiêu lần trong tháng ?

Hình 2: Biểu đồ thể hiện số lần người dân thành phố Huế đi siêu thị trong một tháng:
21
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid 1 den 3 lan 111 74.0 75.5 75.5
3 den 6 lan 22 14.7 15.0 90.5
6 den 10 lan 11 7.3 7.5 98.0
nhieu hon 3 2.0 2.0 100.0
Total 147 98.0 100.0
Missing System 3 2.0
Total 150 100.0
Nhận xét: Từ đồ thị ta thấy người dân thành phố Huế được điều tra có mức độ đi siêu
thị Big C từ 1-3 lần chiếm tỉ lệ cao 74%. Điều này cho thấy người dân không có thói quen đi
siêu thị . tính trung bình thì 1 tuần người dân chỉ đi 1-3 lần.
Bảng 3 : Mục đích của anh / chị đi siêu thị là gì ?
Bảng 3a: Mục đích mua sắm:
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid co 129 86.0 87.8 87.8
khong 18 12.0 12.2 100.0
Total 147 98.0 100.0
Missing System 3 2.0
Total 150 100.0
Bảng 3b: Mục đích vui chơi:
22
Bảng 3c: Mục đích tham quan:

23
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid co 54 36.0 36.7 36.7
khong 93 62.0 63.3 100.0
Total 147 98.0 100.0
Missig System
3 2.0
Total 150 100.0
Frequen
cy
Percen
t
Valid
Percent
Cumulativ
e Percent
Valid co 43 28.7 29.3 29.3
khong 104 69.3 70.7 100.0
Total 147 98.0 100.0
Missi
ng
Syste
m
3 2.0
Total 150 100.0
Bảng 3d: Mục đích học tập:

Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co 4 2.7 2.7 2.7
khong 143 95.3 97.3 100.0
Total
147 98.0 100.0
Missing System
3 2.0
Total
150 100.0
Hình 3 : Biểu hiện mục đích đi siêu thị Big C của người dân thành phố Huế:

Nhận xét: Từ kết quả trên có thể kết luận rằng mục đích chính của người dân thành
phố Huế đi siêu thị Big C là mua sắm. Mục đích tiếp theo là vui chơi sau đó đến tham quan.
Và cuối cùng mục đích chiếm tỉ lệ ít nhất là học tập.
Bảng 4: Anh / chị có quan tâm đến xuất xứ của sản phẩm không?
24
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid co
127 84.7 84.7 84.7
khong 23 15.3 15.3 100.0
Total 150 100.0 100.0
Hình 4: Biểu hiện mức độ quan tâm đên xuất xứ sản phẩm của người dân thành phố Huế:
Nhận xét : Từ kết quả trên có thể kết luận rằng đa số những người đi siêu thị Big C
trong thành phố Huế đều quan tâm đến xuất xứ của sản phẩm. Cụ thể tỉ lệ người dân quan

tâm đến xuất xứ của sản phẩm chiếm 84.67%. Điều này thể hiện người dân có ý thức trong
việc lựa chọn sản phẩm.
Bảng 5 : Đến siêu thị anh / chị nghĩ mình sẽ mua sắm hàng Việt hay hàng ngoại ?
25

×