1
Pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh
bảo hiểm của Việt Nam trong tiến trình thực
hiện các cam kết gia nhập WTO
Trịnh Thế Phương
Khoa Luật
Luận văn ThS. ngành: Luật quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: TS.GVC. Nguyễn Lan Nguyên
Năm bảo vệ: 2008
Abstract. Tổng quan về lịch sử hình thành, phát triển và những nguyên tắc cơ bản
trong ngành kinh doanh bảo hiểm (KDBH) trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng, làm rõ vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nghiên
cứu các quy định pháp luật ở Việt Nam, các quy định của WTO và tác động của việc
gia nhập WTO đến tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Phân
tích những tồn tại, hạn chế của thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về tổ chức,
hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển
ngành bảo hiểm của một số nước trên thế giới, đưa ra các phương hướng hoàn thiện
và các giải pháp để thực hiện pháp luật Việt Nam về KDBH như giải pháp về phía
nhà nước, về phía hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, về phía các doanh nghiệp bảo hiểm.
Keywords. Kinh doanh bảo hiểm; Pháp luật Việt Nam; Tư pháp; WTO
Content
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
a. Về lý luận
Ngày 11.01.2007, Việt Nam chính thức được Tổ chức Thương mại thế giới (Word
Trade Organization - WTO) kết nạp làm thành viên thứ 150 của tổ chức này. Đây là kết quả
đánh dấu sự thành công của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, sự cố gắng nỗ lực của
Việt Nam trong quá trình đàm phán với tổ chức WTO và với các nước thành viên; đồng thời
cũng chứng tỏ thành quả của chúng ta trong phát triển kinh tế, sự ổn định về chính trị, tăng
trưởng kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường.
Gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam một cơ hội lớn trong giao thương, hợp tác phát
triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các quy định ưu đãi dành cho các
thành viên đang phát triển như Việt Nam, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, hệ
thống các nguyên tắc như nguyên tắc ưu đãi tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, công khai minh
bạch… là những thuận lợi cơ bản cho Việt Nam trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, chúng ta
cũng sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức trên hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đòi
hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp
2
luật vừa phù hợp với quy định của WTO, vừa thúc đẩy ngành sản xuất, dịch vụ trong nước phát
triển, nâng cao năng lực cạnh tranh với nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư chính đáng vào hoạt
động tại Việt Nam.
Hội nhập kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là một phần không tách rời trong
lĩnh vực dịch vụ tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, nó cũng có những điểm
khác biệt so với các ngành khác do những nét đặc thù riêng của ngành bảo hiểm. Theo phân loại
của WTO thì bảo hiểm là một trong ba phân ngành lớn của dịch vụ tài chính và thuộc ngành
nhậy cảm của nền kinh tế. Chính vì vậy, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, lĩnh vực dịch
vụ bảo hiểm là một trong những lĩnh vực được các nước thành viên quan tâm và yêu cầu cao về
mức độ mở cửa thị trường này cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân chính vì đây là
ngành có thế mạnh của các nước phát triển, tiềm năng khai thác thị trường bảo hiểm tại Việt Nam
còn rất lớn, nhất là trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục có bước tăng trưởng tốt như hiện nay.
Kết quả đàm phán của Việt Nam đã đưa ra các cam kết được coi là ưu đãi hơn nhiều
so với các thành viên khác (ngay cả Campuchia là nước kém phát triển hơn Việt Nam cũng
chấp nhận cam kết mở cửa tự do hơn). Từ kết quả đàm phán đó chúng ta có những thuận lợi
cơ bản đó là:
- Lộ trình thực thi các cam kết cũng như những gì chúng ta đã chuẩn bị trước đó giúp
các công ty bảo hiểm trong nước chủ động tổ chức, sắp xếp lại hoạt động, nâng cao năng lực
cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.
- Việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam sẽ làm cho thị
trường sôi động hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm.
- Công ty bảo hiểm trong nước có cơ hội học hỏi, nâng cao năng lực quản lý và điều
hành của các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới khi tham gia cùng hợp tác đầu tư.
Bên cạnh đó cũng có những khó khăn hạn chế cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong
nước đó là:
- Thế mạnh về kinh doanh bảo hiểm của các nước phát triển là áp lực cạnh tranh đối
với các doanh nghiệp trong nước.
- Biến động về nhân sự giữa các công ty bảo hiểm, vì sự thâm nhập thị trường Việt
Nam kèm theo đó là việc các công ty nước ngoài thu hút nhân lực có kinh nghiệm đang làm
việc tại Việt Nam.
- Thị trường với sự có mặt của các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài là sức
ép đối với các cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực này, bao gồm yêu cầu phải đảm bảo quyền
lợi của người tiêu dùng, khả năng giải quyết tranh chấp, thị trường bị chia cắt là vấn đề khó
khăn trong việc ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống.
b. Về thực tiễn
Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm Việt Nam được quy định chủ yếu trong
LKDBH và một số Luật khác như Bộ Luật dân sự, Luật hàng hải, Luật hàng không dân dụng,
Luật giao thông đường thuỷ nội địa và các văn bản hướng dẫn thi hành thời gian qua đã góp
phần ổn định và phát triển thị trường bảo hiểm trong nước. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ
bảo hiểm đạt 23%/năm. Tính đến tháng 6/2008, toàn thị trường đã có 41 DN hoạt động trong
lĩnh vực bảo hiểm, gồm 23 DN bảo hiểm phi nhân thọ, 9 DN bảo hiểm nhân thọ, 8 DN môi
giới bảo hiểm và 1 DN tái bảo hiểm. Nhiều DNBH nước ngoài được thành lập và hoạt động
như AIG (Mỹ), Prevoir (Pháp), ACE life (Mỹ), NewJork life (Mỹ), Daiichi (Nhật Bản). Phạm
vi hoạt động của các DN chủ yếu trên thị trường nội địa, doanh thu xuất khẩu các dịch vụ
không cao, đạt khoảng 0,5 triệu USD, chủ yếu là dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu và tái
bảo hiểm [12].
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài hoạt động từ trước khi chúng ta thực hiện cam kết gia nhập WTO. Nhưng theo cam kết gia
nhập WTO, phương thức kinh doanh bảo hiểm không chỉ đơn thuần là thành lập các DNBH tại
thị trường nội địa mà còn có những phương thức kinh doanh khác như hoạt động của các chi
3
nhánh, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới mà không có sự hiện diện của các DN tại Việt
Nam. Những phương thức mới đó hiện nay chưa phát triển mạnh và chúng ta cũng chưa có cơ
chế để điều chỉnh, giám sát. Bên cạnh đó, tác động của hội nhập làm cho các DN đẩy nhanh cạnh
tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường. Chất lượng đang bị xếp thứ hai sau số lượng. Đằng sau sự cạnh
tranh là sự vi phạm các cam kết của các DNBH với nhau, vi phạm các quy định về cạnh tranh của
pháp luật.
Nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 16/2007/NQ-CP ngày
27/02/2007 đề ra chương trình hành động trong thời gian tới, trong đó nêu: “Ngành tài chính
cần phải điều chỉnh bổ sung các quy định về điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực chứng
khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư và các dịch vụ tài chính khác, phù hợp với chuẩn
mực và thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao khả năng dự báo, phòng ngừa, giảm thiểu các
rủi ro và bất ổn có thể xảy ra, bảo đảm sự phát triển lành mạnh, hiệu quả của thị trường tài
chính tiền tệ”.
Tháng 3/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45, 46 sửa đổi Nghị định 42, 43 năm
2001 hướng dẫn LKDBH. Đồng thời Bộ Tài chính cũng đã có các Thông tư, Quyết định triển
khai các sản phẩm bảo hiểm mới, phù hợp với cam kết gia nhập WTO. Tuy nhiên, trước sức
ép phát triển của thị trường tài chính hiện nay cũng như so sánh với các chuẩn mực quốc tế
chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Để tạo đà cho sự phát triển, phát huy thế mạnh hiện
có của các doanh nghiệp trong nước yêu cầu đặt ra hiện nay là phải có hệ thống pháp luật
hoàn thiện, đủ mạnh để kiểm soát được hoạt động đa dạng của các DNBH, tạo điều kiện để
các DN cạnh tranh lành mạnh. Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng các sản phẩm bảo
hiểm. Việc nghiên cứu và tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện luật kinh doanh bảo hiểm là
yêu cầu hết sức cấp thiết.
Để góp phần trong việc nghiên cứu, đưa ra các định hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam, đảm bảo mục tiêu, định hướng trên, tác giả
chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “Pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo
hiểm của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO”. Ngoài phần
mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia thành 3 chương gồm:
Chƣơng 1. Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Chƣơng 2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo
hiểm ở Việt Nam.
Chƣơng 3. Tiếp tục việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tổ chức và hoạt động kinh
doanh bảo hiểm.
2. Mục đích của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu, cung cấp cho người đọc những kiến thức
pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam hiện hành và định
hướng hoàn thiện do tác động của cơ chế hội nhập cũng như đáp ứng sự phát triển của kinh
tế-xã hội Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra là:
- Nghiên cứu các quy định của WTO liên quan đến ngành KDBH.
- Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển ngành bảo hiểm trên thế giới, tình hình
phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm Việt Nam hiện nay, thực trạng pháp luật điều chỉnh
lĩnh vực này. Từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới. Đáp ứng yêu cầu đòi
hỏi của thị trường này cũng như các cam kết gia nhập WTO.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
4
Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các loại hình kinh doanh bảo
hiểm tại Việt Nam; không bao gồm các tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền
gửi và các loại bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không nhằm mục đích kinh doanh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thị trường bảo hiểm các khu vực trên thế giới, kinh
nghiệm pháp luật của các nước EU và Trung Quốc, so sánh đối chiếu với các quy định của
pháp luật hiện hành của Việt Nam. Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, đánh giá vị
trí ngành bảo hiểm Việt Nam so với thế giới và khu vực. Sử dụng kết hợp các phương pháp
tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề. Dùng phương
pháp suy luận và tư duy biện chứng để đưa ra các đề xuất mang tính định hướng về pháp luật
kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam.
Chƣơng 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
*******************
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành kinh doanh bảo hiểm trên thế giới:
1.1.1. Lịch sử hình thành:
1.1.1.1. Dự trữ thuần túy:
Xuất hiện từ thời Cổ đại và trong hình thái này, giữa các chủ thể tham gia không nhằm
mục đích lợi nhuận mà nhằm hỗ trợ giữa các thành viên trong cộng đồng. Một phần do việc
tạo lập các quỹ là hoàn toàn tự nguyện giữa các thành viên. Ngoài ra, do quy mô hoạt động
của quỹ nhỏ, chủ yếu là những người có quan hệ gắn bó mật thiết về mặt huyết thống, trong
phạm vi nhỏ hẹp nên yếu tố lợi nhuận chưa được đề ra [10,tr.37]
1.1.1.2. Bảo hiểm dưới hình thức cho vay nặng lãi:
Ở Babylon (khoảng l.700 năm TCN) và AThen (khoảng 500 năm TCN). Hoạt động
cho vay mạo hiểm lớn này tồn tại khá lâu và phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới, tại Rôme
nó kéo dài đến tận thời kỳ Trung cổ – thời kỳ thống trị của nhà thời Thiên chúa giáo [10, 19].
1.1.1.3. Thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của các bên:
Có 2 phương pháp đã được đưa ra để thực hiện đó là:
* Hình thức cổ phần.
* Hình thức thông qua tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp.
- Các loại bảo hiểm khác: Cuối thế kỷ 19, cùng với sự phát triển của nền sản xuất đại
công nghiệp cơ khí, hàng loạt các nghiệp vụ bảo hiểm đã xuất hiện và phát rất nhanh như bảo
hiểm tai nạn, bảo hiểm ô tô, máy bay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự [10,20].
1.1.2. Sự phát triển ngành KDBH thế giới:
1.1.2.1. Thị trường bảo hiểm Châu Âu:
Châu Âu được mệnh danh là cái nôi của bảo hiểm hiện đại, với bề dày kinh nghiệm và
quy mô tổ chức lớn nhất thế giới, tốc độ phát triển nhanh, ổn định với nhiều tập đoàn bảo
hiểm hàng đầu thế giới như AXA, UAP (Pháp), Allianz (Đức), Prudential (Anh).
Bảng 1.1. Doanh thu bảo hiểm của các nƣớc thuộc EU năm 2007
Nƣớc
GDP/ngƣời
(Euro)
Dân số
(Triệu
ngƣời)
Phí
BH/GDP
(%)
Phí
BH/dân
số (Euro)
Tổng phí
BH (Triệu
Euro)
Tỷ lệ phí
BHNT/tổng
phí BH (%)
Bun ga ri
7,769
7.7
2.55
74.7
577
13
CH Séc
16,626
10.2
3.98
406.1
4,139
38
Estonia
12,461
1.3
2.4
200.6
268
32
Hung ga ry
14,263
10.1
3.08
284.0
2,859
44
Lát vi a
11,466
2.3
1.79
107.1
247
7
Lát vi
12,019
3.4
1.47
93.2
319
28
5
Ba Lan
11,364
38.5
3.16
208.3
8,027
42
Ru ma ni
7,633
21.7
1.53
59.1
1,284
21
S lô va ki a
12,920
5.4
3.66
267.5
1,445
37
S lô ven ni a
18,819
2.0
5.65
831.4
1,636
30
Bình quân
102.6
3.26
200.6
20,801
38
Bình quân 15
nước EU cũ
372.2
8.64
2.447
1,384,401
61
(Nguồn: Word Insurance report 2007 – www.capgemini.com)
Thị trường bảo hiểm ở Châu âu có đặc điểm chung là:
- Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thông qua hình thức phối hợp giữa
công ty bảo hiểm và ngân hàng (Bancassurance) chiếm ưu thế hơn so với kênh phân phối
truyền thống [76].
- Nhiều thị trường bảo hiểm trưởng thành trở nên bão hoà, và về cơ bản, hầu hết các
nhu cầu bảo hiểm hiện nay của khách hàng đã được đáp ứng [64] .
- Thị trường bảo hiểm Châu Âu đang chuyển dần từ trạng thái tĩnh sang trạng thái
động, thể hiện qua việc thay đổi các hợp đồng bảo hiểm của khách hàng tăng lên ở một số
quốc gia [65].
- Dân số các nước Châu Âu đang ngày càng già đi, số dân ở độ tuổi 65 và trung bình
dân số trong độ tuổi từ 15-65 hiện nay có tỷ lệ từ 25-30% và ước tính đến năm 2050 sẽ ở con
số 50%, điển hình như nước Italia, Thổ Nhĩ Kì con số này là xấp xỉ 70% [65]. Do đó, trong
tương lai ngành bảo hiểm sẽ đẩy mạnh hướng kinh doanh phù hợp với độ tuổi của dân số
trong tương lai như đẩy mạnh các hoạt động đầu tư vào dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giải trí…
- Các Công ty bảo hiểm ở thị trường bão hoà đang tập trung mở rộng thị trường thông
qua việc đầu tư góp vốn liên doanh hoặc thành lập các Công ty bảo hiểm ở thị trường tiềm
năng (đặc biệt là khu vực Châu Á).
1.1.2.2. Thị trường bảo hiểm Châu Mỹ:
Thị trường bảo hiểm Châu Mỹ được chia thành Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh, trong đó phát
triển mạnh mẽ nhất phải kể đến là ngành bảo hiểm Mỹ và Canada.
- Thị trƣờng bảo hiểm Mỹ: Là thị trường bảo hiểm có quy mô lớn nhất thế giới, năm
2007, doanh thu phí bảo hiểm của Mỹ đạt 1.668 tỷ USD, bằng 9% GPD nước Mỹ và chiếm
41% tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thế giới [64].
- Thị trƣờng bảo hiểm Canada: Thị trường bảo hiểm Canada là một trong 10 nước
phát triển của thế giới, doanh thu phí bảo hiểm năm 2007 đạt 100.398 triệu USD, bằng 7%
GDP, chiếm 2,47% tổng phí bảo hiểm thế giới [20,64].
- Thị trƣờng bảo hiểm Châu Mỹ La Tinh: Phát triển mạnh nhất ở khu vực là Baraxin
với tổng thu phí bảo hiểm năm 2007 đạt 38.786 triệu USD, tăng 27,7% so với năm 2006,
chiếm 3%GDP; sau đó là thị trường bảo hiểm Mexico, Chilê [20,64].
1.1.2.3. Thị trường bảo hiểm Châu Á - Thái Bình Dương:
- Tốc độ phát triển ngành bảo hiểm những năm gần đây đạt khá cao, bình quân hàng
năm từ 10-15% với thị trường phát triển mạnh mẽ nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồngkông,
Đài Loan, Singapore, Trung Quốc. Riêng tổng phí bảo hiểm của Nhật bản năm 2007 đạt
424,83 tỷ USD, chiếm 10,46% tổng phí bảo hiểm thế giới, đứng thứ 3 sau Mỹ và Anh. Tuy
nhiên, sự chênh lệch giữa các nước phát triển trong khu vực so với các nước đang phát triển
như Việt Nam, Philippin, Inđônêxia đang còn một khoảng cách khá xa (Chi tiết xem bảng
1.2) [77].
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu ngành bảo hiểm Châu Á 2004-2007 (USD)
T
T
Quốc gia
2004
2005
2006
2007
USD/
người
Tổng
phí
(triệu
USD/
Người
Tổng
phí
(triệu
USD/
Người
Tổng
phí
(triệu
USD/
Người
Tổng
phí
(triệu
6
USD)
USD)
USD)
USD)
1
Nhật Bản
3874
492425
3746,7
47648
3589,6
460261
3320
424832
2
Hàn Quốc
1419,3
68623
1706,1
82933
2071,3
101179
2384
116990
3
Trung Quốc
40,2
52171
46,3
60131
53,5
70805
69,6
92487
4
Đài Loan
1909
43236
2145,5
49005
2250,2
51562
2628
60446
5
Hồngkông
2217,2
15260
2544,9
17639
2787,6
19842
3373
24307
6
Singapore
1849
9696
1983,4
10234
1957,7
10776
2776
14179
7
Malaysia
256,5
6453
283,3
7227
292,2
7537
332
8824
8
Thái Lan
92
5747
99
6376
110
7128
129,7
8285
9
Inđônêxia
15,5
3381
19,4
4271
21,5
4849
30
6938
10
Philippin
15,6
1292
17,2
1443
20,7
1751
23,9
2105
11
Việt Nam
11
788
10,1
854
11
937
11,8
1027
(Nguồn: World Insurance report 2004-2007- website: www.Swissre.com)
- Các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng và được cải tiện phù hợp với chuẩn hoá
của quốc tế. Đặc biệt là sản phẩm liên kết đầu tư (Unit-link) được sự chấp nhận và ưa chuộng
của khách hàng [80].
- Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn chiếm vị trí chủ
đạo, doanh thu phí bảo hiểm từ sản phẩm này hàng năm chiếm trung bình từ 50-70% tổng
doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ [79].
- Kênh phân phối phối hợp giữa ngân hàng-bảo hiểm (bancassurance), đang dần
chiếm ưu thế.
- Quá trình tự do hoá cạnh tranh ngày càng được các nước nới rộng, tạo điều kiện cho
sự liên doanh, liên kết giữa các Công ty bảo hiểm trên thế giới và sự thâm nhập thị trường
của các doanh nghiệp bảo hiểm lớn.
- Mô hình quản lý các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng chuyên nghịêp hơn thông
qua sự chuyển đổi cơ chế quản lý vốn dựa trên khả năng thanh toán sang cơ chế quản lý dựa
trên phân tích rủi ro (risk-based capital regulatory regime).
1.1.3. Sự hình thành và phát triển ngành KDBH tại Việt Nam:
1.1.3.1. Trước năm 1986:
1.1.3.2. Từ năm 1986 đến nay:
1.2. Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh bảo hiểm:
1.2.1. Khái niệm:
1.2.2. Một số thuật ngữ chuyên ngành bảo hiểm:
1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm:
1.2.3.1. Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (fortuity not
certainty):
1.2.3.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith):
1.2.3.3. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest):
1.2.3.4. Nguyên tắc bồi thường (indemnity):
7
1.2.3.5. Nguyên tắc thế quyền (subrogation):
1.2.4. Các loại hình bảo hiểm:
1.2.4.1. Phân theo mục đích hoạt động:
Bảo hiểm xã hội (social insurance):
Bảo hiểm thương mại (commercial insurance):
1.2.4.2. Phân theo đối tượng được bảo hiểm:
Bảo hiểm con người:
Bảo hiểm tài sản:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
1.2.4.3. Phân theo trách nhiệm pháp lý:
Bảo hiểm bắt buộc:
Bảo hiểm tự nguyện:
1.2.5. Các hình thức kinh doanh bảo hiểm:
1.2.5.1. Kinh doanh bảo hiểm gốc:
1.2.5.2. Kinh doanh tái bảo hiểm:
1.2.5.3. Kinh doanh môi giới bảo hiểm:
1.3. Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
1.3.1. Nhanh chóng bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất gây ra cho đối tượng thụ hưởng
bảo hiểm khi gặp rủi ro được bảo hiểm:
1.3.2. Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất xảy ra trong sinh hoạt, sản xuất
kinh doanh:
1.3.3. Là kênh huy động vốn lớn đầu tư trở lại nền kinh tế quốc dân:
1.3.4. Ngành bảo hiểm góp phần hỗ trợ các khoản chi ngân sách nhà nước cho nền kinh
tế:
1.3.5. Tạo tâm lý an tâm của tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là những ngành có hệ số rủi ro cao khi đã thực hiện việc mua bảo hiểm:
1.3.6. Góp phần đảm bảo an toàn vốn cho các ngành kinh tế khác, có khả năng phục hồi
nhanh sau khi xảy ra các thiệt hại:
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Ngành bảo hiểm thế giới đã ra đời từ rất sớm trước công nguyên, đáp ứng nhu cầu
chia sẻ rủi ro của con người trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày.
Quá trình phát triển của ngành bảo hiểm luôn luôn gắn liền với sự phát triển của các ngành
kinh tế khác, và đóng góp một vai trò hết sức quan trọng cho sự thành công của các ngành
kinh tế, nhất là các ngành có yếu tố rủi ro cao. Với vai trò là công cụ bổ trợ cho các ngành
kinh tế khác, đòi hỏi ngành bảo hiểm phải luôn chủ động được hoạt động kinh doanh của
mình, chi trả kịp thời và đầy đủ các rủi ro, tổn thất xảy ra đối với khách hàng. Do đó, cơ chế
kiểm tra, giám sát của hệ thống pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm cũng đòi hỏi phải hết
sức chặt chẽ, thận trọng. Với sự chênh lệch về bề dày kinh nghiệm ngành bảo hiểm Việt Nam
và bảo hiểm các nước phát triển trên thế giới, việc nghiên cứu và vận dụng những kinh
nghiệm, tinh hoa đó vào Việt Nam là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay,
khi chúng ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời qua đó, chúng ta cũng có
những bài học từ các nước phát triển để đưa ra những quy định thận trọng, giúp ngành kinh
doanh bảo hiểm trong nước phát triển ổn định và có sự độc lập tương đối của nó đối với thị
trường bảo hiểm bên ngoài.
Chƣơng 2
NỘI DUNGCHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM
******************
2.1. Quy định pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
8
2.1.1. Hệ thống các văn bản pháp luật:
2.1.2. Nguyên tắc áp dụng luật:
2.1.2.1. Áp dụng các Điều ước quốc tế:
2.1.2.2. Áp dụng luật Việt Nam:
2.1.2.3. Áp dụng tập quán quốc tế:
2.1.3. Chủ thể tham gia thị trƣờng bảo hiểm:
2.1.3.1. Người tham gia bảo hiểm:
2.1.3.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm:
2.1.3.3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
2.1.3.4. Đại lý bảo hiểm:
2.1.3.5. Văn phòng đại diện của DNBH, DNMGBH nước ngoài:
2.1.3.6. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (A.V.I):
2.1.4. Hoạt động của DNBH, DNMGBH:
2.1.4.1. Vốn hoạt động:
2.1.4.2. Ký quỹ:
2.1.4.3. Trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ:
2.1.4.4. Quỹ dự trữ:
2.1.4.5. Khai thác bảo hiểm:
Hình thức bán bảo hiểm:
Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm:
Hoa hồng bảo hiểm:
2.1.4.6. Tái bảo hiểm:
2.1.5. Cơ cấu tổ chức DNBH:
2.1.5.1. Tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành:
Điều 13 Nghị định 45/2007/NĐ-CP.
2.1.5.2. Chuyên gia tính toán:
Điểm 3 mục IV Thông tư 155/2007/TT-BTC.
2.1.5.3. Tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Điểm 2 mục IV Thông tư 155/2007/TT-BTC.
2.1.6. Đầu tƣ vốn của DNBH
Luật KDBH 2000, Điều 98 đã ghi nhận quyền đầu tư vốn của các DNBH, sau khi đã
đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo HĐBH. Theo quy định tại
mục 3 Chương II Nghị định 46/2007/NĐ-CP, trong quá trình đầu tư, các doanh nghiệp phải
tuân thủ một số quy định sau:
2.1.6.1. Nguồn vốn và hình thức đầu tư:
Nguồn vốn đầu tƣ:
- Nguồn vốn chủ sở hữu;
- Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:
- Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hình thức đầu tƣ:
2.1.6.2. Lĩnh vực đầu tư:
* Đầu tư trong nước
* Đầu tư ra nước ngoài
Mục 3 Chương II Nghị Định 46/2007/NĐ-CP.
2.1.7. Kiểm soát đối với DNBH mất khả năng thanh toán:
Chương III Nghị định 46/2007/NĐ-CP.
2.1.8. Hợp đồng bảo hiểm:
Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo hiểm đã chú trọng quy định khá chi tiết về
HĐBH. Điển hình là Bộ luật dân sự 2005, có 14 điều (điều 567 đến 580); LKDBH dành
9
toàn bộ chương II với 49 điều (điều 12 – 57; điều 74-76) và Bộ luật hàng hải dành toàn bộ
chương XVI với 33 điều (điều 224-257) quy định về HĐBH.
2.1.9. Giải thể, phá sản, thu hồi giấy phép hoạt động:
2.2. Tác động của việc gia nhập WTO đến tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại
Việt Nam:
2.2.1. Nguyên tắc pháp lý nền tảng của WTO:
Về phương diện pháp lý, Định ước cuối cùng của vòng đàm phán Uruguay ký ngày
15/4/1999 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh rộng và có tính chất
kỹ thuật pháp lý phức tạp trong luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, xuyên suốt các quy định đó thể
hiện những nguyên tắc pháp lý nền tảng sau
1
:
2.2.1.1. Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN):
2.2.1.2. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT):
2.2.1.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường:
2.2.1.4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng:
2.2.2. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam lĩnh vực bảo hiểm:
2.2.2.1. Cam kết chung:
- Đối với việc tham gia hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
- Sự di chuyển của các thể nhân vào Việt Nam làm việc hoặc thực hiện các hoạt
động xúc tiến thương mại.
2.2.2.2. Cam kết cụ thể:
- Cho phép các DNBH ở nước ngoài được cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua biên
giới cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam trong các trường hợp:
- Không hạn chế quyền tiêu dùng các sản phẩm bảo hiểm ở nước ngoài:
- Không hạn chế sự hiện diện thương mại của các DNBH nước ngoài tại Việt Nam,
ngoại trừ trường hợp sau:
- Cam kết về sự hiện diện của các thể nhân tại Việt Nam:
2.2.3. Tác động của cam kết gia nhập WTO vào ngành kinh doanh bảo hiểm Việt
Nam:
2.2.3.1. Tác động đến thị trường bảo hiểm:
2.2.3.2. Tác động đến hệ thống pháp luật:
2.2.4. Phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm Việt Nam sau 2 năm gia nhập
WTO:
2.2.4.1. Số lượng các DNBH tăng nhanh, đa dạng về loại hình doanh nghiệp:
Bảng 2.1: DNBH Việt Nam giai đoạn 2001 - 2008
Loại
hình DN
Số doanh nghiệp hàng năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
6/2008
Phi nhân thọ
13
13
14
14
16
21
22
23
Nhân thọ
2
3
4
5
7
7
9
9
Tái bảo hiểm
1
1
1
1
1
1
1
1
Môi giới
2
2
5
5
6
8
8
9
Tổng cộng
18
19
24
25
31
37
40
41
Nguồn: Báo cáo ngành bảo hiểm của Vinasecurity năm 2007
1
Xem website: www.thuonghieuviet.com
10
và website Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam - www.avi.org.vn
2.2.4.2. Các doanh nghiệp tăng cường hợp tác, củng cố tiềm lực tài chính nhằm
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
2.2.4.3. Hiệu quả hoạt động của các DNBH ngày càng nâng lên, thị trường được mở
rộng với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu cơ bản của thị
trường.
2.2.4.4. Các DNBH trong nước đang chiếm ưu thế về doanh thu trên thị trường.
2.2.4.5. Hợp tác giữa các DNBH thông qua vai trò trung tâm là Hiệp Hội bảo hiểm
Việt Nam đạt được nhiều thành quả, góp phần ổn định và lành mạnh hoá môi trường
kinh doanh bảo hiểm.
2.3. Những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật về tổ chức, hoạt động kinh doanh
bảo hiểm hiện nay:
2.3.1. Cam kết gia nhập WTO ngành kinh doanh bảo hiểm phát sinh sự kiện pháp lý
mới chƣa đƣợc pháp luật điều chỉnh:
2.3.2. Một số quy định của pháp luật chƣa có văn bản hƣớng dẫn triển khai thực
hiện:
- Gồm các quy định liên quan đến đấu thầu bảo hiểm; hỗ trợ chính sách bảo hiểm cho
các hộ ngư dân và một số quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm của các tổ chức và cá
nhân theo quy định của một số luật chuyên ngành có liên quan.
2.3.3. Điều kiện để DNBH nƣớc ngoài đầu tƣ thành lập DNBH tại Việt Nam thấp hơn
so với tiêu chuẩn một số nƣớc thành viên WTO:
2.3.4. Quy định ràng buộc trách nhiệm của DNBH tham gia hoạt động đầu tƣ chƣa
chặt chẽ:
2.3.5. Bảo hiểm tƣơng hỗ là một định chế phục vụ nhu cầu bảo hiểm của ngƣời có thu
nhập thấp chƣa đƣợc chú trọng triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.
2.3.6. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong KDBH mức phạt còn nhẹ, chƣa
đủ sức răn đe các hành vi vi phạm:
2.3.7. Một số quy định, thuật ngữ pháp lý chƣa đƣợc giải thích, hƣớng dẫn cụ thể dẫn
đến việc áp dụng không thống nhất giữa các DNBH:
2.3.8. LKDBH còn chứa đựng những nội dung không còn hiệu lực thi hành trên thực
tế:
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2:
Kể từ thời điểm 1993, bằng việc ban hành Nghị định 100/CP quy định về tổ chức và
hoạt động KDBH và sau đó là ban hành LKDBH, ngành BH Việt Nam đã có sự chủ động hội
nhập vào nền kinh tế thế giới. Và năm 2007, bằng việc ban hành Nghị định 45, 46 sửa đổi
Nghị định 42, 43 năm 2001 hướng dẫn LKDBH, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 155, 156
hướng dẫn Nghị định 45, 46, Quyết định 96, 102 quy định triển khai sản phẩm bảo hiểm liên
kết đơn vị và liên kết chung, Quyết định 23, 28 triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới và bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ góp
phần thực hiện các cam kết gia nhập WTO và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường.
Kết quả thị trường bảo hiểm sau 2 năm gia nhập WTO đã có tốc độ phát triển khá
nhanh cả về số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư, đối tượng tham gia và các sản phẩm bảo
hiểm cung cấp trên thị trường. Đóng góp vào GDP năm 2007 đạt 2,11%, doanh thu phí bảo
hiểm đạt 17.696 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2006. Hình thành cơ chế kiểm soát các
doanh nghiệp trên thị trường, phòng tránh được các rủi ro cho thị trường bảo hiểm. Thể hiện
qua việc biến động của thị trường bảo hiểm thế giới thời gian qua, nhất là ở Mỹ ít có sự tác
động tiêu cực đến thị trường Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm vẫn có những
bất cập, tồn tại. Thể hiện qua việc sửa đổi chưa đồng bộ các quy định, chưa có các quy định
kiểm soát phương thức cung cấp sản phẩm qua biên giới xuất hiện sau khi gia nhập WTO,
11
một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc thuộc trách nhiệm xây dựng quy chế triển khai của Bộ
Tài chính chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh thu
phí bảo hiểm năm 2010 chiếm 4,2% GDP như kế hoạch Chính phủ đề ra thì chúng ta phải
định hướng được sự phát triển của thị trường, từ đó định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp
luật, có giải pháp để thực hiện một cách có hiệu quả.
Chƣơng 3
TIẾP TỤC VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
******************
3.1. Kinh nghiệm phát triển ngành bảo hiểm của EU và Trung Quốc:
3.1.1. Kinh nghiệm phát triển ngành KDBH các nƣớc thuộc khối liên minh Châu Âu
(EU):
3.1.1.1. Hệ thống pháp luật một số nước:
- Vương quốc Anh:
- Cộng hoà Pháp:
- Nước Đức:
3.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của pháp luật các nước EU:
- Về hệ thống pháp luật:
- Về cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách ngành bảo hiểm:
- Về loại hình doanh nghiệp:
- Về điều kiện cấp phép hoạt động DN:
- Về quyền đầu tư của DNBH:
- Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm:
- Bảo hiểm bắt buộc:
- Tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh:
Theo các chuyên gia bảo hiểm, để ngành bảo hiểm phát triển an toàn và mạnh mẽ, hệ
thống pháp luật phải có các quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các công ty bảo hiểm ở ba
tiêu chí chính đó là: Tiêu chí về định lượng, tiêu chí về khả năng kiểm soát và tiêu chí về sự
công khai minh bạch. Các tiêu chí đó được xem xét ở các khía cạnh cụ thể theo mô tả tại
bảng sau:
Bảng 3.1: Tiêu chí xem xét đánh giá công ty bảo hiểm
Ba tiêu chuẩn cần đạt đƣợc
Tiêu chuẩn I
Tiêu chuẩn II
Tiêu chuẩn III
Yêu cầu về định lƣợng
Kiểm soát
Sự công khai minh bạch
* Tài sản và các khoản nợ -
Doanh thu - Giá trị doanh
nghiệp.
* Giá trị đầu tư
* Yêu cầu chủ yếu về khả
năng thanh toán (SCR)
-Theo tiêu chuẩn tính toán
của Châu Âu; hoặc
-Theo phương thức nội địa
* Yêu cầu về nguồn vốn điều
lệ tối thiểu (MCR).
* Các quỹ riêng
* Hệ thống quản trị, giám sát
* Khả năng thanh toán thuế
và các rủi ro riêng (ORSA).
* Quy trình kiểm tra giám sát
* Sự can thiệp của hệ thống
giám sát
* Báo cáo về năng lực tài
chính và khả năng thanh toán
công bố hàng năm.
* Thông tin cung cấp cho
mục đích giám sát.
12
(Nguồn: Insurancedigest, đăng tải trên website: www.pwc.com/insurance)
3.1.2. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm ở Trung Quốc.
Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001, đối với ngành kinh
doanh bảo hiểm, Trung Quốc đã đạt được sự cam kết với lộ trình khá chặt chẽ và thận trọng,
thể hiện qua các điểm sau:
* Hạn chế khi cấp phép các DNBH nước ngoài thành lập tại Trung Quốc (hiện diện
thương mại).
* Hạn chế về địa lý khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm của DNBH nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài.
* Hạn chế về lĩnh vực kinh doanh.
* Tăng cường cơ chế giám sát hoạt động bảo hiểm.
Biểu đồ 3.1: Sự phát triển các công ty bảo hiểm Trung quốc 2001-2006
(Nguồn: China market review 9/2006, website: www.asiainsurancereview.com)
3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tổ chức và hoạt động kinh doanh
bảo hiểm:
3.2.1. Cơ sở xây dựng và hoàn thiện pháp luật:
3.2.1.1. Các văn bản quy định của Nhà nước:
- Quyết định 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003-2010.
- Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ ban hành chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi
Việt Nam là thành viên của WTO.
- Quyết định số 313/QĐ-BTC ngày 25/02/2008 của Bộ Tài chính về kế hoạch triển
khai thực hiện các cam kết WTO.
Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm phấn đấu đến năm
2010 là:
13
21
27
33
43
44
17
19
22
26
35
35
1
1
1
2
5
5
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Sè C«ng ty
Nh©n thä Phi nh©n thä T¸i b¶o hiÓm
13
* Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu
cầu bảo hiểm của nền kinh tế và dân cư; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng
những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế;
* Thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế xã
hội;
* Nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
* Phấn đấu tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân khoảng 24%/năm, trong đó
bảo hiểm phi nhân thọ tăng 16,5%/năm và bảo hiểm nhân thọ tăng khoảng 28%/năm. Tỷ
trọng doanh thu phí của toàn ngành bảo hiểm so với GDP đạt 4,2% vào năm 2010 [30].
3.2.1.2. Định hướng phát triển của thị trường:
Việc sáp nhập doanh nghiệp, mua bán DNBH sẽ xảy ra phổ biến:
Trong giai đoạn hiện nay, các DNBH sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là các doanh nghiệp
phục vụ hoạt động bảo hiểm chuyên ngành do các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp cùng
ngành nghề thành lập.
Bên cạnh đó là nhu cầu các doanh nghiệp trong nước cần huy động vốn, học hỏi kinh
nghiệm quản lý và phát triển thị trường của các DNBH lớn trên thế giới, nâng cao sức cạnh
tranh. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, việc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
giảm các chi phí tiếp cận thị trường, không phải đầu tư nguồn vốn lớn một lúc mà đem lại
hiệu quả nhanh chóng. Phù hợp với thực tế đó, trong tương lai gần việc các DNBH nhỏ
không đủ sức cạnh tranh sẽ có xu hướng nhập vào các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp
nước ngoài sẽ tăng dần tỷ trọng đầu tư vào cổ phần doanh nghiệp trong nước khi được pháp
luật cho phép. Sau khi hội nhập thành công, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có xu hướng
mua lại toàn bộ phần vốn góp của các doanh nghiệp trong nước để sở hữu những doanh
nghiệp lớn, có thị phần cao.
Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm sẽ có nhiều thay đổi:
Hiện nay, kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm thông qua phương thức truyền thống là
các đại lý và trực tiếp vẫn diễn ra phổ phiến. Việc tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm qua mạng
Internet đã được triển khai nhưng chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Trong thời
gian tới, với sự hoàn thiện hệ thống công nghệ quản lý trong DNBH, sự phối hợp giữa DNBH
và các ngân hàng (BACARINSURANCE) số lượng các đại lý sẽ giảm dần, lượng giao dịch
qua mạng và giao dịch trực tuyến sẽ tăng.
Sản phẩm bảo hiểm phát triển ngày càng đa dạng:
Trong nền kinh tế đang phát triển, người mua bảo hiểm hiện chỉ đang quan tâm đến
những sản phẩm bảo hiểm thiết yếu, chưa có những sản phẩm bảo hiểm mang tính thoả thuận
giữa các bên một cách đa dạng như tại các nước phát triển, ví dụ như bảo hiểm một bộ phần
trên cơ thể người, bảo hiểm một tài sản trong gia đình… Với sự phát triển của nền kinh tế,
công tác kiểm soát của các DNBH tăng lên thì những sản phẩm bảo hiểm này cũng được phát
triển một cách phổ biến. Vai trò của Nhà nước là làm sao để giám sát việc xây dựng các quy
tắc bảo hiểm đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường bảo hiểm
Việt Nam.
Cạnh tranh giữa các DNBH tiếp tục diễn ra gay gắt hơn:
Với thị trường bảo hiểm còn rất tiềm năng như Việt Nam, sự quan tâm ưu đãi đối với
các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh
vực bảo hiểm tiếp tục tăng cao trong những năm tới đây. Điều đó kéo theo việc cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt hơn, quyết liệt hơn.
3.2.2. Một số điểm cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt
động kinh doanh bảo hiểm:
Để đạt được mục tiêu Đảng và Nhà nước đã đề ra, phù hợp với định hướng phát triển
của thị trường bảo hiểm trong những năm tiếp theo và tiến tới sửa đổi một cách đồng bộ Luật
14
kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực
quốc tế và đáp ứng yêu cầu quản lý thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bảo
hiểm phát triển bền vững, các yêu cầu đặt ra cho hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
bao gồm:
3.2.2.1. Tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp:
Pháp luật với vai trò điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, trong điều
kiện thực hiện các cam kết gia nhập WTO đòi hỏi các quy định phải tạo sự bình đẳng giữa
các doanh nghiệp. Các quy định mang tính bảo hộ của Nhà nước đối với các loại hình doanh
nghiệp bảo hiểm cần được huỷ bỏ. Bên cạnh đó, các quy định các quy định mang tính định
hướng để các doanh nghiệp triển khai các sản phẩm bảo hiểm mới phải được xây dựng phù
hợp với chuẩn mực quốc tế và kịp thời tạo điều kiện để phất triển các sản phẩm bảo hiểm đa
dạng và phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường.
Cơ chế giám sát các doanh nghiệp khi triển khai các sản phẩm bảo hiểm, xây dựng
biểu phí, chi hoa hồng bảo hiểm… phải thuận tiện và phù hợp với chuẩn mực chung quốc tế,
thống nhất áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa
các doanh nghiệp. Kiên quyết xử phạt nghiêm khắc và công khai để ngăn cản sự “phá rào”
của các doanh nghiệp.
Kiểm tra và có đánh giá chất lượng hoạt động của các đại lý bảo hiểm, có cơ chế để
khách hàng tham gia đánh giá các đại lý. áp dụng xử phạt hành chính không những đối với
DNBH mà còn đối với các đại lý bảo hiểm. Quy định chế độ trách nhiệm của DNBH khi để
xảy ra vi phạm của các đại lý.
3.2.2.2. Đảm bảo tính minh bạch, công khai trong hoạt động của các doanh nghiệp
bảo hiểm:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các DNBH đảm bảo tuân thủ
các quy định của pháp luật. Khuyến khích các DNBH đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng
công nghệ quản lý tiên tiến trong quản trị, điều hành doanh nghiệp để thuận tiện cho việc
giám sát chế độ báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp. Xây dựng chế độ kế toán, chỉ
tiêu thống kê thống nhất giứa các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận tiện cho việc cập nhật số
liệu báo cáo toàn thị trường. Công bố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trên
các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng có cơ sở đánh giá và lựa chọn DNBH mà
mình tham gia.
Khuyến khích các DNBH đẩy nhanh lộ trình niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch
chứng khoán. Điều đó sẽ góp phần làm tăng tính công khai minh bạch của DNBH khi tuân
theo các chuẩn mực quy định của Công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch.
3.2.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước:
Thời gian qua các DNBH có vốn sở hữu của Nhà nước đã được cổ phần hoá, tạo sự
bình đẳng giữa các DNBH. Với vai trò là một cổ đông lớn tại các DNBH trong nước, nhà
nước cần tập trung các giải pháp để huy động vốn, tăng quỹ dự phòng đảm bảo cho các
DNBH trong nước hoạt động an toàn, giảm tối thiểu các tác động của thị trường bảo hiểm thế
giới đối với các DNBH trong nước. Định hướng để các doanh nghiệp quan tâm đầu tư nâng
cao cơ sở vật chất kỹ thuận, đào tạo cán bộ, trả lương thoả đáng để tránh tình trạng di chuyển
từ các DNBH trong nước sang các DNBH nước ngoài. Phát triển Tổng công ty bảo hiểm Việt
Nam thành tập đoàn tài chính-bảo hiểm, nhằm tiếp tục duy trì và phát triển thị phần bảo hiểm
như hiện nay.
3.2.2.4. Có cơ chế khuyến khích các DNBH cung cấp các sản phẩm bảo hiểm có tính
hỗ trợ ngành sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp:
Thực tế dân số Việt Nam chiếm hơn 70% là nông nghiệp, chính sách ưu đãi của Đảng
và Nhà nước ta thời gian qua đã dành nhiều ưu đãi cho khu vực nông thôn. Tuy nhiên, để
thực hiện chính sách trợ cấp xã hội, mang tính lâu dài, và bên cạnh đó là hỗ trợ kịp thời người
lao động khi gặp thiên tai, dịch bệnh thì cần phải có chính sách ưu đãi các DNBH cung cấp
15
các sản phẩm bảo hiểm vào lĩnh vực này. Thời gian qua đã có những DNBH hướng tới khu
vực nông thôn, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm chăn nuôi, ngư nghiệp, nhưng do rủi ro cao,
khó kiểm soát, các DNBH đã dừng cung cấp sản phẩm bảo hiểm này. Ngoài ra một số lượng
lớn người dân chưa được tham gia bảo hiểm xã hội. Việc kết hợp và tạo cơ chế để các DNBH
thuộc các thành phần kinh tế cung cấp bảo hiểm mang tính trợ cấp xã hội là rất cần thiết.
3.2.2.5. Tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế, tạo điều kiện ngành bảo hiểm hội
nhập cùng thị trường bảo hiểm quốc tế:
Duy trì và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác quốc tế song phương, đa phương,
tham gia tích cực diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN và Hiệp hội các cơ quan
quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS) nhằm trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm quản lý,
phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thực hiện tốt cơ chế khuyến khích đầu tư nước
ngoài và lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Đồng thời có cơ chế giám sát thận trọng,
coi trọng chất lượng hơn là chạy đua về số lượng khi xem xét điều kiện cấp phép cho các
DNBH nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư nguồn
vốn của các DNBH ra nước ngoài nhằm hạn chế những rủi ro cho các khách hàng trong nước.
3.2.2.6. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo
hiểm:
Thực hiện đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm dựa
trên quan điểm:
- Tăng cường quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của các DNBH. Nhà nước
đóng vai trò cảnh báo và xử lý các DNBH khi vượt qua các giới hạn cho phép cả về tài chính
và tổ chức doanh nghiệp. Các DNBH phải tự tổ chức và chịu trách nhiệm về những hoạt động
của mình.
- Ban hành các quy chế, quy định mang tính thống nhất để các DNBH làm cơ sở thực
hiện chứ không can thiệp trực tiếp bằng việc phê duyệt các sản phẩm bảo hiểm đối với từng
DNBH.
- Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong quá trình tiếp xúc, làm việc với các
DNBH, quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của DN để thuận tiện cho DN trong quá trình
thực hiện.
3.3. Giải pháp thực hiện:
Nhằm triển khai thực hiện các phương hướng và đạt được mục tiêu nêu trên, đòi hỏi
Nhà nước, Hiệp hội bảo hiểm và các DNBH phải có các giải pháp và kế hoạch đồng bộ. Các
nhóm giải pháp chủ yếu bao gồm:
3.3.1. Về phía Nhà nƣớc:
Một là: Ban hành các quy định thận trọng về tiêu chuẩn thành lập và hoạt động của
các DNBH. Đối với cam kết gia nhập WTO, việc cho phép thành lập và hoạt động các DN
dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia và giữa DN trong nước và DN có vốn đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiên, các quy định WTO không bắt buộc việc cho phép thành lập DNBH
các nước thành viên phải tuân theo tiêu chuẩn nào mà do các nước lựa chọn. Từ bài học kinh
nghiệm của các nước đang có nhiều DNBH hoạt động và lộ trình khá thận trọng của Trung
Quốc. Chúng ta cần phải xem xét để có những quy định phù hợp hơn nữa trong việc đưa ra
các tiêu chí thành lập mới DNBH, những tiêu chuẩn cơ bản đó gồm:
- Kinh nghiệm cả về thời gian và lĩnh vực hoạt động trong ngành bảo hiểm của các
đối tượng tham gia sáng lập và chiếm vốn sở hữu lớn trong doanh nghiệp.
- Điều kiện về năng lực tài chính của các thành viên khi tham gia góp vốn thành lập
DN, thời gian và lộ trình góp vốn phải đảm bảo mức vốn pháp định tối thiểu. Xem xét việc
quy định phù hợp giữa vốn pháp định của các DN trong ngành tài chính với nhau, gồm: Ngân
hàng, công ty tài chính và công ty bảo hiểm.
16
- Điều kiện của các nhân sự tham gia quản lý, điều hành DNBH. Vì thực tế phạm vi
quản lý của các DNBH rất rộng với các quy trình nghiệp vụ đòi hỏi sự giám sát cao. Nếu
người quản lý không có chuyên môn cao dễ dẫn đến những tổn thất cho DNBH.
- Điều kiện về đầu tư trang thiết bị vật chất kỹ thuật khi đi vào hoạt động kinh doanh.
Những doanh nghiệp đi sau bao giờ cũng có sự hạn chế hơn về mặt đầu tư do khả năng tài
chính ban đầu phải chi phí lớn, nhưng đồng thời họ có cơ hội thuận lợi do đầu tư từ đầu có
thể sử dụng mới các trang thiết bị. Để được cấp phép, các quy định cần ràng buộc trách
nhiệm trong một thời gian nhất định các doanh nghiệp này phải đầu tư trang thiết bị, phục vụ
cho hoạt động quản lý và giám sát DN.
Hai là: Có quy định để thực hiện cam kết cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua
biên giới cho khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài, đối
với dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo
hiểm, dịch vụ bảo hiểm phụ trợ. Xuất phát từ đặc điểm loại hình cung cấp này, các DNBH
nước ngoài không cần thành lập trụ sở ở Việt Nam vẫn cung cấp được các sản phẩm bảo
hiểm cho khách hàng trong lãnh thổ Việt Nam. Nếu chúng ta không có các quy định cụ thể sẽ
khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động này. Ngoài ra tại Điều 2 LKDBH không có quy định
về nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên trong trường hợp này, đương nhiên
các bên có quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài để áp dụng theo nguyên tắc của Bộ luật Dân
sự 2005. Vì vậy việc không quy định trong luật chuyên ngành về việc áp dụng pháp luật nước
ngoài trong trường hợp này sẽ khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp xảy ra.
Ba là: Có quy định chặt chẽ hơn về điều kiện và phương thức tham gia đầu tư vào thị
trường chứng khoán, bất động sản của các DNBH.
Nguồn vốn của DNBH hình thành chủ yếu từ phí bảo hiểm của các tổ chức và cá
nhân. Theo quy định của pháp luật các nước trên thế giới, DNBH đều được khuyến khích sử
dụng nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư thu lợi nhuận. LKDBH đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi
cho DNBH thực hiện hoạt động đầu tư, đặc biệt là hình thức đầu tư thông qua thành lập các
quỹ đầu tư, đầu tư góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp khác, đầu tư kinh doanh bất động
sản. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, thị trường chứng khoán và thị trường bất động
sản Việt Nam là thị trường hết sức nhạy cảm, đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự thận trọng. Để
đầu tư có hiệu quả, doanh nghiệp phải tổ chức được bộ phận chuyên trách, có chuyên môn
sâu và quan trọng hơn cả là việc công khai minh bạch hoạt động đầu tư. Việc công khai minh
bạch này giúp cho việc quản lý của nhà nước, kịp thời có sự điều chỉnh kịp thời đối với hoạt
động đầu tư của doanh nghiệp. Ví dụ như đưa ra ngưỡng đầu tư, danh mục đầu tư của doanh
nghiệp có giá trị xuống dưới ngưỡng đó thì doanh nghiệp phải dừng đầu tư, đảm bảo an toàn
vốn doanh nghiệp. Đối với người tham gia mua phí bảo hiểm liên kết đầu tư, việc công khai
minh bạch giúp họ chủ động trong việc quyết định việc tham gia đầu tư của mình, tránh để
xảy ra những thiệt thòi đối với nhà đầu tư. Những đối tượng mà được coi là “có thu nhập thấp
vẫn có thể tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán”.
Bốn là: Trong lĩnh vực bảo hiểm kỹ thuật, cần có quy định hướng dẫn các doanh
nghiệp về việc tổ chức đấu thầu tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Các gói thầu này giá trị
rất lớn, việc tổ chức đấu thầu đúng pháp luật sẽ góp phần đảm bảo sự công bằng của cả phía
DNBH và đơn vị đấu thầu, thuận tiện cho việc tái bảo hiểm sau khi trúng thầu.
Năm là: Cần xúc tiến xây dựng quy tắc và biểu phí để các doanh nghiệp tham gia
cung cấp sản phẩm bảo hiểm bắt buộc cho khách du lịch trong nước ra nước ngoài trong thời
gian du lịch tại nước ngoài; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của các luật sư trong hoạt
động tư vấn pháp lý.
Sáu là: Sớm ban hành chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn
mực quốc tế về bảo hiểm. Trên cơ sở chuẩn mực kế toán thống nhất đó chúng ta mới có thể
triển khai xây dựng một hệ thống phần mềm thống nhất trong ngành bảo hiểm. Từ đó, các
quyền lợi của người tham gia bảo hiểm mới được bảo đảm khi các xảy ra các trường hợp các
17
DNBH từ chối bảo hiểm vì người mua bảo hiểm không có bằng chứng chứng minh việc tham
gia bảo hiểm hoặc trong trường hợp các DNBH chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, tái bảo
hiểm.
Bảy là: Sửa đổi Nghị định 118/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong đó quy định đầy đủ hơn các hành vi vi phạm; nâng cao
mức phạt các DNBH xảy ra vi phạm; bên cạnh hình thức xử phạt tiền là các cơ chế khác như
xem xét, đánh giá tiêu chí xếp loại doanh nghiệp; công khai hành vi vi phạm trên các phương
tiện thông tin đại chúng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Tám là: Bổ sung những hướng dẫn đối với những vấn đề còn chưa được làm rõ trong
Luật kinh doanh bảo hiểm, như quy định về chuyển nhượng HĐBH, giải thích các thuật ngữ
chuyên ngành liên quan như thuật ngữ “giá trị hoàn lại”, “chi phí hợp lý”.
Chín là: Dự thảo quy định cho phép DNBH nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm
phi nhân thọ sau 5 năm kể từ thời điểm gia nhập (11/01/2012). Cần xem xét việc các Chi
nhánh này có phạm vi hoạt động rộng như một doanh nghiệp hay chỉ giới hạn trong một
phạm vi địa lý. Trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
tại Việt Nam. Vì trên thực tế Chi nhánh gồm hai loại cơ bản đó là hạch toán phụ thuộc doanh
nghiệp, không có tư cách pháp nhân và Chi nhánh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân,
hoạt động độc lập như một doanh nghiệp. Như vậy, với Chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ
phải có cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp, còn trường hợp hạch toán độc lập sẽ phải xem
xét điều kiện như một doanh nghiệp thành lập mới.
Mƣời là: Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Theo ý kiến một số chuyên gia bảo hiểm Việt Nam, trong quá trình cải cách hành
chính lĩnh vực bảo hiểm, cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức Vụ quản lý bảo hiểm trực thuộc Bộ
Tài chính thành Cục quản lý bảo hiểm. Như vậy, quản lý chuyên môn về hoạt động bảo hiểm
sẽ đáp ứng tốt hơn. Giám sát được thị trường bảo hiểm chặt chẽ và thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó, cần thành lập cơ quan giám sát các dịch vụ tài chính trực thuộc Chính
phủ, có chức năng giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, tín dụng,
ngân hàng. Tạo cơ chế kiểm tra chéo góp phần kiểm soát chặt chẽ thị trường tài chính vốn rất
nhạy cảm, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển khá mạnh như hiện nay tại Việt Nam [13].
Mƣời một là: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của thị trường bảo
hiểm, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện của sự đỗ vỡ dây chuyền giữa các
ngành bảo hiểm - ngân hàng - chứng khoán – kinh doanh bất động sản. Bài học từ phía chính
sách nhà nước Mỹ đối với thị trường này thời gian qua đã giúp chúng ta cảnh tỉnh điều đó.
Tuy nhiên, nếu không giám sát chặt chẽ và có giải pháp phù hợp, kịp thời thì khó có thể ngăn
chặn những nguy cơ tiềm ẩn.
Mƣời hai là: Kiên quyết xử lý nghiêm khắc những hành vi trục lợi bảo hiểm, cạnh
tranh không lành mạnh. Tạo tính răn đe, giáo dục các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường
bảo hiểm. Một trong những nguyên nhân gây thất thoát lớn tài sản của DNBH chính là hành
vi trục lợi bảo hiểm. Pháp luật cần xem xét các hành vi này như hành vi tham ô, và ngoài việc
đưa ra chế tài hành chính là chế tài về tội phạm kinh tế. Có như vậy mới làm lành mạnh được
hoạt động bảo hiểm, đặc biệt trong giai đoạn ở Việt Nam hiện nay, các phần mềm hỗ trợ chưa
phát triển.
Mƣời ba là: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước
và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, phát huy vai trò của Hiệp hội vừa là cơ quan tư vấn, hỗ trợ
doanh nghiệp vừa tham gia tích cực vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà
nước về kinh doanh bảo hiểm. Thực tế cho thấy, bên cạnh hệ thống pháp luật lĩnh vực bảo
hiểm, các thoả thuận hợp tác giữa các hội viên trong hiệp hội cũng có giá trị ràng buộc trách
nhiệm của các hội viên, một kênh kiểm soát có hiệu quả hoạt động cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường.
18
Mƣời bốn là: Có cơ chế phối hợp để đào tạo nguồn nhân lực trong ngành bảo hiểm
thông qua việc phối hợp giữa Nhà nước - doanh nghiệp và trường đào tạo. Để nhu cầu nguồn
nhân lực trong lĩnh vực này luôn có sự chủ động đồng thời không gây lãng phí vì sự đào tạo
không có kế hoạch, không theo nhu cầu của thị trường nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
3.3.2. Về phía Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam:
Một là: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam với vai trò là trung tâm kết nối giữa các DNBH
phải tạo được cơ chế phối kết hợp thường xuyên giữa Hiệp hội và các cơ quan nhà nước, các
doanh nghiệp. Hiệp hội phải có sự kết nối với các Hiệp hội bảo hiểm trên thế giới, tổ chức
các khoá đào tạo, tập huấn, hội thảo đáp ứng nhu cầu của các thành viên Hiệp hội.
Hai là: Để các văn bản của Hiệp hội ban hành ra có tính khả thi trên thực tế, thì cơ
chế cảnh báo các doanh nghiệp phải được thực hiện tốt hơn nữa, có cơ chế đảm bảo các
DNBH phải tôn trọng các thỏa thuận đã ký kết thông qua Hiệp hội. Đồng thời Hiệp hội cần
có sự gắn kết với các cơ quan quản lý nhà nước. Có đề án để triển khai dịch vụ hành chính
công trong lĩnh vực bảo hiểm, tạo nguồn thu hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội ngày càng phát
triển.
3.3.3. Về phía các DNBH:
Một là: Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức doanh nghiệp phù hợp với sản phẩm bảo
hiểm cung cấp trên thị trường. Đồng thời tuân thủ các quy định tuân thủ của pháp luật, như
việc bố trí chuyên gia bảo hiểm, tổ chức bộ phần kiểm tra, kiểm soát nội bộ để tăng cường
kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp.
Hai là: Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp với lộ trình thích hợp. Thực tế
kinh nghiệp các nước cho thấy những DNBH có nguồn lực tài chính yếu, không có khả năng
cạnh tranh với các DNBH khác sẽ phải sáp nhập và chuyển nhượng cho đối tác của mình.
Tạo cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị phần của các DNBH trong nước. Bên
cạnh việc nâng cao năng lực tài chính, các DNBH cũng phải chú trọng đầu tư tài chính cho
trang bị thiết bị kỹ thuật, tin học hỗ trợ cho công tác quản lý và thực hiện nghiệp vụ, thể hiện
phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm.
Ba là: Có chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, thu hút được nguồn
nhân lực có chuyên môn cao và gắn bó với doanh nghiệp. Việc di chuyển nguồn nhân lực từ
các DNBH trong nước sang các DNBH nước ngoài là nguy cơ làm giảm tính cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Bốn là: Nâng cao chất lượng dịch vụ trong tất cả các khâu, từ việc khai thác đến đề
phòng, hạn chế tổn thất, giải quyết bồi thường, khiếu nại, giám định. Thực hiện tốt chính sách
chăm sóc khách hàng, tạo sự gắn bó giữa khách hàng và doanh nghiệp. Chú trọng hoàn thiện
và phát triển những sản phẩm bảo hiểm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách
hàng. Xây dựng kênh phân phối sản phẩm phù hợp với các phân loại khách hàng. Đồng thời
hướng khách hàng làm quen với các kênh phân phối mới hiện đại.
Năm là: Lựa chọn các đối tác chiến lực thực sự có năng lực tài chính và kinh nghiệm
trên lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm để hợp tác. Đồng thời có sự thận trọng trong việc đầu tư ra
nước ngoài thông qua các đối tác. Việc uỷ thác đầu tư thực tế đã cho thấy có những bất cập
khi DNBH không có nguồn thông tin chính xác về tình hình thị trường nước ngoài. Rủi ro
của đối tác ở thị trường nước ngoài sẽ kéo theo rủi ro của DNBH trong nước.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới, điển hình là hệ thống pháp luật
của các nước phát triển thuộc liên minh EU, hệ thống pháp luật về bảo hiểm của Trung Quốc,
nước có lịch sử phát triển ngành bảo hiểm tương đồng với Việt Nam. Thời gian qua, Đảng và
Nhà nước đã đã quan tâm xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển ngành KDBH từ những
năm trước khi gia nhập WTO. Thực tế thời gian qua, các định hướng và giải pháp đề ra đã đi
đúng hướng thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và yêu cầu hội nhập của
các nước trong khu vực và trên thế giới.
19
Trong thời gian tới trên cơ sở định hướng thị trường đang có những chuyển biến tích
cực, sự cạnh tranh sôi động giữa các DNBH. Hệ thống pháp luật cũng phải có sự đòi hỏi cao
hơn, đó là sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo hành lang pháp lý bình đẳng giữa các
DNBH, các DN cạnh tranh bình đẳng và trên cơ sở hợp tác với nhau. Nhà nước với vai trò là
cơ quan quản lý, giám sát hoạt động thị trường bảo hiểm, kịp thời có sự cảnh báo và xử phạt
nghiêm minh, ngăn ngừa những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. Cải cách hành chính nhà
nước theo hướng chuyên môn hoá hoạt động quản lý ngành, có các cơ quan quản lý nhà nước
chéo để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các DNBH.
Bên cạnh các giải pháp mang tính nhà nước thì bản thân các DNBH cũng phải xây
dựng cho mình một kế hoạch và lộ trình riêng, đảm bảo đủ năng lực cạnh tranh với các
DNBH khác, phát triển bền vững, tạo dựng được thương hiệu trong lòng khách hàng.
KẾT LUẬN
Ngành kinh doanh bảo hiểm ra đời từ rất sớm trên thế giới, gắn liền với nhu cầu chia
sẻ rủi ro của con người trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như phòng tránh các thiên
tai, dịch bệnh. Đến nay, ngành kinh doanh bảo hiểm đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong
nền kinh tế thế giới. Tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, doanh thu phí bảo hiểm bình
quân hàng năm đạt 10% GDP, phí bảo hiểm bình quân đầu người tại Mỹ, Nhật Bản đạt trên
3.000 USD/người/năm. Các Tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới như AXA (Pháp),
Prudential, Standard Life, Lloyd’s (Anh), AIG (Mỹ) đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới,
nhất là ở các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, nhận thức tầm quan trọng của ngành tài chính nói chung và ngành bảo
hiểm nói riêng, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện phát triển
ngành bảo hiểm. Năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành, năm 2003, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định 175 phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo
hiểm Việt Nam đến 2010. Trên cơ sở đó, hệ thống các văn bản hướng dẫn LKDBH đã được
ban hành kịp thời, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động KDBH.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đánh dấu bước phát triển, hội
nhập sâu của Việt Nam vào thị trường thế giới. Kết quả đánh giá sau hai năm gia nhập cho
thấy ngành bảo hiểm đã thực hiện tốt các điều kiện hội nhập, tạo điều kiện cho thị trường bảo
hiểm tiếp tục phát triển. Tính đến thời điểm 6/2008, toàn nước đã có 41 DNBH tham gia,
cung cấp hơn 800 sản phẩm bảo hiểm trên cả 3 lĩnh vực bảo hiểm con người, tài sản và bảo
hiểm bắt buộc. Doanh thu phí bảo hiểm đến năm 2007 đã đạt 17.696 tỷ đồng, tăng 3,58 lần so
với năm 2001 và chiếm 2,11% GDP.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thị trường bảo hiểm đã và đang phát sinh những
vấn đề bất cập, điển hình là tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Các DNBH
chưa khai thác tốt tiềm năng của thị trường do năng lực các DNBH còn hạn chế. Trong lĩnh
vực tham gia bảo hiểm bắt buộc còn thiếu văn bản triển khai thực hiện. Để giải quyết những
tồn tại đó, thực hiện hoàn thành kế hoạch đến năm 2010, doanh thu bảo hiểm chiếm 4,2%
GDP, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của các
doanh nghiệp bảo hiểm thì vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh
doanh bảo hiểm có vai trò rất quan trọng. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đảm bảo
các tiêu chí chủ yếu sau:
- Các quy tắc, quy định triển khai sản phẩm bảo hiểm, quản lý tài chính doanh
nghiệp phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế;
- Có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các DNBH trên thị trường Việt
Nam, xây dựng một thị trường phát triển bền vững.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DNBH, ngăn chặn kịp thời và có
hiệu quả các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp.
20
Để hoàn thành mục tiêu trên, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có liên quan, Hiệp hội bảo
hiểm Việt Nam và các DNBH phải có những giải pháp và bước đi phù hợp, thống nhất thực
hiện một cách đồng bộ.
Trong giới hạn hiểu biết còn hạn chế của mình, tác giả đề tài mong muốn đóng góp
một phần công sức của mình để tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sâu hơn, hoàn
thiện hơn nữa, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và đưa ra các giải pháp đóng góp cho dự
thảo LKDBH mới dự kiến ban hành vào năm 2010.
References
I
Văn bản Tiếng Việt
Sách, Tạp chí, Luận văn tham khảo
1
Bộ Tài chính (1999), Luật kinh doanh bảo hiểm một số nước, Nhà xuất bản Tài chính,
Hà Nội
2
Bộ Tài chính (2005), Thị trường Bảo hiểm, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
3
Bộ Thương mại (2006), Các văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam, Nhà Xuất Bản
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
4
Đỗ Anh Trường (2008), Tác động của mở cửa hội nhập, gia nhập WTO đến thị trường
bảo hiểm Việt Nam, Hội thảo đánh giá tác động hội nhập sau hai năm gia nhập WTO
đối với nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội
5
Ngân hàng thế giới (2004), Sổ tay về phát triển thương mại và WTO, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
6
Nguyễn Bá Diến chủ biên (2003), Giáo trình tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội
7
Nguyễn Bá Diến chủ biên (2006), Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội
8
Nguyễn Như Tiến (2008), Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trước
yêu cầu hội nhập, Hội thảo đánh giá tác động hội nhập sau hai năm gia nhập WTO đối
với nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội
9
Nguyễn Văn Định (2008), Thị trường bảo hiểm Việt Nam, cơ hội và thách thức khi hội
nhập sâu vào kinh tế thế giới, Hội thảo đánh gía tác động hội nhập sau hai năm gia
nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội
10
Phan Thị Cúc chủ biên (2008), Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội
21
11
Phan Thị Thanh Dương, Phan Huy Hồng (2007), "Pháp luật kinh doanh bảo hiểm tr-
ước yêu cầu sửa đổi, bổ sung để phù hợp với cam kết WTO và thực tiễn", Tạp chí khoa
học pháp lý (4).
12
Phùng Đắc Lộc (2007), "Thị trường bảo hiểm Việt Nam với việc gia nhập WTO, Tạp
chí Bảo hiểm Tái bảo hiểm Việt Nam (5).
13
Phùng Đắc Lộc (2008), Cơ hội-thách thức và thành tựu bước đầu ngành bảo hiểm sau
gần hai năm gia nhập WTO, Hội thảo đánh gía tác động hội nhập sau hai năm gia
nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội
14
Phùng Ngọc Khánh (2007), "Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
2007-2010, Tạp chí Bảo hiểm Tái bảo hiểm Việt Nam (2).
15
Thị trường bảo hiểm Trung Quốc 2006 và triển vọng 2007 (2006), Tạp chí Bảo hiểm
Tái bảo hiểm Việt Nam (4).
16
Tổn thất thiên nhiên thế giới (2008), Tạp chí Bảo hiểm Tái bảo hiểm Việt Nam (2).
17
Thị trường bảo hiểm các nớc ASEAN hứa hẹn những cơ hội lớn (2007), Tạp chí Bảo
hiểm Tái bảo hiểm Việt Nam (2).
18
Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2007, bước phát triển mới sau một năm gia nhập WTO
(2008), Tạp chí Bảo hiểm Tái bảo hiểm Việt Nam (1).
19
Trương Mộc Lâm chủ biên (2001), Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội
20
Võ Thị Pha chủ biên (2005), Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nhà xuất bản Tài chính,
Hà Nội
Văn bản pháp luật
21
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
22
Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004
23
Bộ Luật Dân sự năm 2005
24
Luật Du lịch 2005
25
Luật hàng hải 2005
26
Luật Hàng không dân dụng 2006
27
Nghị quyết 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về việc phê chuẩn Nghị định th gia nhập Hiệp định thành lập WTO
22
28
Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 05/02/2007 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về
một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững
29
Nghị quyết 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về chương trình hành
động khi Việt Nam gia nhập WTO
30
Quyết định 175/2003/QĐ-CP ngày 29/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003-2010
31
Nghị định 100-CP ngày 18/12/1993 của chính phủ về kinh doanh bảo hiểm
32
Nghị định 74/1997/NĐ-CP ngày 14/6/1997 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định 100-CP năm 1993 (sửa đổi theo Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày
16/9/2008)
33
Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
34
Nghị định 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính
đối với doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm
35
Nghị định 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ quy định việc thành lập, tổ
chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
36
Nghị định 118/2005/NĐ-CP ngày 13/10/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
37
Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo
hiểm cháy, nổ, bắt buộc
38
Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
39
Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính
đối với doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm
40
Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều Luật thuế thu nhập cá nhân
41
Thông tư 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ
42
Thông tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ
43
Thông tư 52/2005/TT-BTC ngày 20/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định
18/2005/NĐ-CP về việc thành lập tổ chức hạot động tương hỗ
23
44
Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính, Bộ
Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 130/2006/NĐ-CP về chế độ
bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
45
Thông tư 35/2008/TT-BTC ngày 25/4/2008 của Bộ Tài chính về hỗ trợ phí bảo hiểm
thân tàu cho ngư dân
46
Thông tư 71/2008/TT-BTC ngày 30/7/2008 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư
35/2008/TT-BTC về hỗ trợ phí bảo hiểm thân tàu cho ngư dân
47
Quyết định 153/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chỉ tiêu
giám sát tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm
48
Quyết định 100/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ Tài chính về hợp đồng bảo hiểm
49
Quyết định 4056/QĐ-BTC ngày 13/12/2006 ban hành kế hoạch phát triển thị trường
bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2006-2010
50
Quyết định 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính ban hành chế độ bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
51
Quyết định 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính ban hành Quy tắc và
biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
52
Quyết định 96/2007/QĐ-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế
triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung
53
Quyết định 102/2007/QĐ-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế
triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị
54
Quyết định 313/QĐ-BTC ngày 25/02/2008 của Bộ Tài chính ban hành kế hoạch triển
khai thực hiện các cam kết WTO trong lĩnh vực tài chính
II
Tiếng Anh
55
Amelia Lerenzo (2005), WordInsurance 2004, Swissre, Zrich Switzerland
56
China Insurance Market review 2006, Benifield Industry Analysis & Research, China
57
Daniel Staib (2008), WordInsurance 2006, Swissre, Zrich Switzerland
58
John S.scheld (2008), Insurancedigest, www.benfield.com
59
Maria Sol Baer (2007), WordInsurance 2006, Swissre, Zrich Switzerland
60
Report of the working party on the accession of China (2001),
WT/ACC/CHN/49/add2,www.wto.org
61
Report of the working party on the accession of Ukraina (2008),
WT/ACC/URK/152/add2,www.wto.org
62
Rudolf Enz (2006), WordInsurance 2005, Swissre, Zrich Switzerland
63
Ulrike Birkmaier (2004), WordInsurance 2003, Swissre, Zrich Switzerland
24
64
World Insurance Report (2007), Capgemini and the European Financial Management
& Marketing Association (EFMA),www.capgemini.com
65
World Insurance Report (2008), Capgemini and the European Financial Management
& Marketing Association (EFMA), www.capgemini.com
III
Các website
66
www.mof.gov.vn
67
www.moit.gov.vn
68
www.baoviet.com.vn
69
www.webbaohiem.com.vn
70
www.baohiem.pro.vn
71
www.prudential.com.vn
72
www.pvi.com.vn
73
www.avi.org
74
www.vinare.com.vn
75
www.wto.org
76
www.pwc.com
77
www.swissre.com
78
www.benfield.com
79
www.capgemini.com
80
www.asiainsurancereview.com