Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại một tổ chức hoặc doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 16 trang )

Nhóm 3 - ATVSLĐ

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: AN TỒN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
LỚP HỌC PHẦN: 2165TSMG1411
GIẢNG VIÊN: BÙI THỊ KIM THOA

NHĨM 3:
Nguyễn Thị Thanh Hạnh (Nhóm trưởng)

Nguyễn Thị Thu Hương

Mai Lâm Huy (Thư kí)

Hồng Thị Hường

Cơng Phương Hồng

Nguyễn Phương Hoa

Đỗ Thị Hằng

Nguyễn Minh Hiếu

MỤC LỤC
NHÓM 3:......................................................................................................................................................1
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ THAM GIA CỦA THÀNH VIÊN TRONG NHÓM .....................................................3
ĐỀ TÀI:.......................................................................................................................................................4
BÀI LÀM....................................................................................................................................................4
Phần mở đầu................................................................................................................................................4



Các khái niệm..................................................................................................................................4

Thực trạng...................................................................................................................................................5


Tình trạng làm việc, tăng ca quá giờ quy định.................................................................................5



Tình trạng của nhân viên phải đứng làm việc quá lâu......................................................................6



Tình trạng của nhân viên phải ngồi làm việc trong thời gian dài.....................................................7


Không gian làm việc và nguy cơ bị nhiễm độc, ung thư của những nhân viên trong bộ phận kĩ
thuật.........................................................................................................................................................8


Tiếng ồn...........................................................................................................................................9



Người lao động khơng có ý thức phòng ngừa tai nạn lao động, BNN............................................11

Ưu điểm trong chính sách đãi ngộ của DN đối với NLĐ...........................................................................11
Giải pháp...................................................................................................................................................12



Giảm giờ làm cho những nhân viên phải làm việc thời gian dài, tăng ca.......................................13



Nhân viên phải làm việc đứng trong thời gian dài.........................................................................14



Nhân viên phải ngồi làm việc trong thời gian dài..........................................................................15

1


Nhóm 3 - ATVSLĐ


Các biện pháp cho những người làm việc trong môi trường độc hại:.............................................16

Lời cảm ơn................................................................................................................................................17

2


Nhóm 3 - ATVSLĐ

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại
một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

BÀI LÀM


Phần mở đầu
Sống trong một thời đại hội nhập và phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay,
những guồng quay của cuộc sống cuốn con người ta vào công việc bộn bề và tấp nập.
Hòa theo xu hướng chung của xã hội, con người đắm chìm với cơng việc và những hoạt
động lao động sản xuất. Lao động là điều thiết yếu để tạo ra của cải, thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong quá trình lao động, con người thể bị TNLĐ
hoặc mắc phải BNN.
 Các khái niệm
Tai nạn lao động là sự cố rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình lao động mà gây
thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của người lao động, gắn với việc thực hiện công việc,
nghĩa vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc
liên quan đến nghề nghiệp, do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động
xấu.
Một q trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại.
Nếu khơng được phịng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn
thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử
vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn,
vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao
động. Trong quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, người lao
động luôn phải tiếp xúc với những cơng cụ máy móc, trang thiết bị và mơi trường… đây
là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi đưa máy móc vào sản xuất đã làm
hiệu suất làm việc tăng lên đáng kể song cũng có nhiều loại máy cịn thơ sơ, những loại
máy hư hỏng, mất cân bằng lại trở thành là mối rủi ro đe dọa đối với sự an toàn của mỗi
người lao động. Không chỉ dừng lại ở những công cụ máy móc được đưa vào sử dụng,
mơi trường làm việc cũng là điều kiện để người lao động có thể hồn thành tốt được cơng
việc của mình hay khơng? Một mơi trường lành mạnh và thoải mái sẽ tạo cho con người

4



Nhóm 3 - ATVSLĐ

sự hưng phấn trong cơng việc từ đó chúng được giải quyết một cách hiệu quả và nhanh
chóng hơn rất nhiều. Nếu suy nghĩ theo quan điểm này ta có thể nhận thấy rằng chất
lượng của mơi trường làm việc tác động rất lớn đến người lao động và sâu xa hơn nữa nó
sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chính bởi vậy đầu tư nâng cấp và cải thiện cho khơng gian
làm việc cũng chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế sau này. Trái lại,
phải làm việc trong điều kiện môi trường không được đảm bảo: không gian làm việc chật
hẹp gị bó, phải thường xun tiếp xúc với tác nhân độc hại, đặc thù công việc phải làm
trong điều kiện nhiệt độ cao và ồn ào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người
lao động, có thể dẫn đến các bệnh nghề nghiệp và nhiều hệ lụy khác sau này như bị điếc
khi về già, mắt mờ, đau xương khớp. Đề cập đến vấn đề an tồn vệ sinh lao động trong
doanh nghiệp, nhóm 3 chúng em lấy ra một đối tượng là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh
vực điện tử Samsung để phân tích cho thầy cơ và các bạn nhìn nhận được một phần thực
trạng về mức độ an toàn vệ sinh lao động trong một doanh nghiệp hiện nay là như thế nào
và quan trọng nhất là có thể đưa ra những biện pháp để giải quyết được một số vấn đề
còn tồn đọng liên quan đến bảo hộ lao động trong doanh nghiệp. Từ những biện pháp
được đưa ra đó, các doanh nghiệp có thể áp dụng vào thực tiễn để cải thiện được chất
lượng mơi trường, khắc phục được những điểm cịn hạn chế và tạo được điều kiện làm
việc tốt nhất cho những người lao động.

Thực trạng
 Tình trạng làm việc, tăng ca quá giờ quy định
Doanh nghiệp Samsung là một doanh nghiệp lớn, tập trung chủ yếu vào mảng
sản xuất và kinh doanh thiết bị điện tử, điện dân dụng, đặc biệt là điện thoại thơng minh.
Vì vậy do tính đặc thù của công việc nên nhiều người lao động trong công ty phải chịu sự
giảm sút về sức khỏe khi phải làm việc với tình trạng đứng trong suốt thời gian dài. Việc
phải đứng làm việc đã khơng cịn trở nên xa lạ và theo thông tin trên trang bacninh.tintuc

cho thấy những lao động nữ thơng báo tình trạng làm việc kiệt quệ bao gồm làm xen ca
cả ngày lẫn đêm trong thời gian lên tới 4 ngày; đứng liên tục trong suốt 8-12 giờ, đặc biệt
lao động có thai cũng phải đứng trong suốt thời gian làm việc và họ chỉ được nghỉ giải
lao trong thời gian ngắn. Hơn nữa, những cơng nhân này cịn phải làm thêm giờ, tăng ca
thường xuyên bất kể ngày hay đêm và kể cả cuối tuần. Nhìn chung chúng ta thấy họ phải
dành hầu hết thời gian cho công việc, họ không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tận
hưởng cuộc sống riêng của mình. Và cũng chính vì lí do này mà mức độ sống và mức độ

5


Nhóm 3 - ATVSLĐ

hạnh phúc của người dân cũng sẽ giảm đi đáng kể. Những số liệu trên đã phản ánh được
phần nào sự khắc nghiệt của đặc thù công việc, áp lực lao động tác động trực tiếp và
mạnh mẽ lên thể trạng của con người. Làm việc trong điều kiện như vậy thật sự là quá
mệt mỏi và kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe đối với người lao động, đặc biệt là phụ nữ
mang thai.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng xảy ra tai nạn lao động trong thời
gian làm thêm giờ cao hơn rất nhiều so với thời gian làm việc chính thức. Vì thế phải cân
nhắc, cân đối để vừa giải quyết được những khó khăn của doanh nghiệp, nhưng vừa đảm
bảo được quyền lợi cũng như sức khỏe của người lao động. Những giờ làm việc kéo dài
sẽ giảm chất lượng cuộc sống của bản thân người lao động, do mâu thuẫn giữa thời gian
dành cho gia đình, thời gian dành cho nhiệm vụ và các nhu cầu khác ngồi cơng việc, thật
khó để có thể sắp xếp một cuộc sống trọn vẹn trong khi quỹ thời gian dành cho công việc
quá nhiều. Trong bối cảnh hiện nay, việc làm thêm giờ của công nhân là một nhu cầu thực
tế cần chấp nhận. Song cần cân đối hài hòa để người lao động có thể đảm bảo cuộc sống
bằng thu nhập của chính mình, vừa có thời gian cho những nhu cầu cũng như những
nhiệm vụ khác, làm sao để họ có cuộc sống thực sự để “sống”.
 Tình trạng của nhân viên phải đứng làm việc quá lâu

Nhìn nhận khái quát khi làm việc đứng, xét về ưu điểm thì khi đứng làm việc có
thể giúp giảm đau lưng, giảm nguy cơ tăng cân và béo phì, giảm mức đường huyết và
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là những mặt tích cực của nó nhưng khi phải
đứng làm việc quá lâu sẽ kéo theo vô vàn những hậu quả tai hại. Những người lao động
phải đứng làm việc trong thời gian dài sẽ thường có những biểu hiện về những bệnh ở
chân như: đau, sưng phù, có những vết tấy đỏ, cứng các khớp, thậm chí có thể đau lưng,
đau cổ. Nếu cứ tiếp tục như vậy, các cơn đau sẽ càng kéo dài, chuyển biến xấu đi và ảnh
hưởng rất lớn đến thể trạng người lao động cũng như tâm trạng thái độ của họ. Những
người làm việc này lâu năm có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân, đau gân gót, tăng huyết
áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Đứng hàng giờ làm tăng áp lực trong tĩnh
mạch, tăng oxy hóa do căng thẳng khiến các mô, tế bào bị hư hại và dẫn đến nguy cơ
bệnh tim. Và thậm chí đứng cịn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Ngồi
vấn đề về thể chất, nó cịn gây ra những vấn đề về tâm lý cho người công nhân như khó
chịu, mệt mỏi, dễ bị stress và dần dần sẽ dẫn đến giảm hiệu quả cơng việc, khó gắn bó
với công ty. Với những người trẻ tuổi những triệu chứng ấy có thể cịn chưa được biểu

6


Nhóm 3 - ATVSLĐ

hiện một cách rõ ràng nhưng nó sẽ bộc lộ rõ nét đối với những người lao động ngoài 30
tuổi và đặc biệt là những phụ nữ mang thai. Như vậy, qua những phân tích ở trên chúng ta
đã thấy được những mặt tích cực cũng như tiêu cực khi đứng làm việc. Và rõ ràng ai cũng
nhận thấy rằng đứng làm việc trong thời gian dài gây ra cho người lao động nhiều tác hại
hơn là những lợi ích chúng đem đến. Do đó việc phải đứng làm việc trong thời gian dài
cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, cần phải nghiên cứu và
triển khai các biện pháp để giảm thiểu tình trạng này.
 Tình trạng của nhân viên phải ngồi làm việc trong thời gian dài
Chúng ta đã thấy được tác hại của việc đứng làm việc quá lâu một thực trạng bền

vững tại Samsung, vậy thì liệu những nhân viên phải ngồi làm việc trong thời gian dài có
tốt ? Câu trả lời là khơng. Ngồi một chỗ nhiều cũng đem đến những hậu quả khôn lường
không kém thậm chí cịn liên quan đến việc tăng khả năng mắc các bệnh ung thư. Thật
vậy, ngồi lâu dẫn đến dễ bị ung thư kết tràng, nội mạc tử cung hoặc phổi, ngồi càng nhiều
tỉ lệ mắc bệnh càng cao. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, phụ nữ ngồi yên một chỗ 6
tiếng trở lên sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư lên 10%. Chỉ 6 tiếng đã nâng tỉ lệ lên 10% vậy
với Samsung-chế độ làm việc 12 tiếng liên tục từ 8h đến 20h tối hay từ 20h đến tận 8h
sáng hơm sau thì con số sẽ là bao nhiêu? Nhưng tăng khả năng mắc ung thư chỉ là một
vấn đề trong rất nhiều vấn đề mà những nhân viên buộc ngồi làm việc quá lâu tại
Samsung phải đối mặt. Vì họ cịn bắt đầu có những dấu hiêu của sự rối loạn trao đổi chất.
Bởi lẽ ít vận động sẽ làm giảm khả năng nhanh nhẹn và kháng insulin, điều này dẫn đến
bệnh tiểu đường thậm chí là ở loại 2 nếu tình trạng này kéo dài. Và khơng dừng lại ở đó
theo ơng Elan Goldwaser thì chân của chúng ta cũng sẽ gặp vấn đề khi cơ thể ngồi quá
nhiều như suy yếu cơ bắp thậm chí teo chân và khi ấy “Cơ thể sẽ tìm cách bù đắp cho
những suy yếu ở chân, kết quả là phần lưng dưới căng thêm do khi ngồi, khu vực này bị
kéo căng bất thường. Cuối cùng điều này dẫn đến mỗi lần bước đi sẽ gây đau lên cột sống
và kéo dài lên cả cổ”. Điều gì sẽ xảy ra nếu tình trạng như vậy kéo dài? Người lao động
sẽ bị đau lưng kinh niên, mắc các bệnh thối hóa cột sống, thốt vị đĩa đệm. Và chúng ta
dễ dàng bắt gặp tình trạng này ở những nhân viên lâu năm tại bộ phận kiểm trả như IQC
(bộ phận kiểm tra hàng đầu vào) của Samsung, một bộ phận thường xuyên phải ngồi làm
việc hàng giờ đồng hồ. Ngoài những thực trạng và những rủi ro tiềm tàng đã nêu ở trên,
các nhân viên Samsung nói riêng và những nhân viên văn phịng nói chung cịn phải đối
mặt và trải qua nhiều hệ lụy khác như: sa sút trí tuệ, mắc chứng nghẽn mạch, suy tĩnh

7


Nhóm 3 - ATVSLĐ

mạch, khả năng tổn thương tim gấp đơi so với người bình thường, tăng cân béo phì, cảm

thấy kiệt sức và thường xuyên bị ốm,...
 Không gian làm việc và nguy cơ bị nhiễm độc, ung thư của những nhân viên trong
bộ phận kĩ thuật
Không chỉ vậy, khí độc từ máy móc tại các cơng ty điện tử là vơ cùng lớn. Trong
các nhà máy, xí nghiệp, công ty điện tử sử dụng lượng lớn các chất gây ảnh hưởng đến
sức khoẻ. Theo bà Nguyên Hương, nguyên giám đốc Trung tâm Phát triển và Hội nhập
(CDI VietNam) cho biết “Đối với ngành công nghiệp lắp ráp điện tử nhìn bề ngồi thì
thấy rằng rất sạch sẽ và ít ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên tham khảo bộ hồ sơ IBM
– một tập đồn cơng nghệ máy tính đa quốc gia cho thấy trong 30 năm qua, ngun nhân
dẫn đến cái chết của 30000 cơng nhân vì ung thư vú ở phụ nữ tại IBM cao hơn gấp 2,42
lần bình thường” (vnmedia.vn). Đây là những con số biết nói, chúng làm dấy lên những
quan ngại về sự an toàn của người lao động trong ngành điện tử. Tại Hàn Quốc năm 2007
phát hiện ra nạn nhân mắc ung thư đầu tiên tại nhà máy lớn của Hàn Quốc- Samsung. Đó
là Yumi-22 tuổi. Sau 4 năm làm tại nhà máy thuộc Samsung ở phía Nam thủ đơ Seoul, cơ
được chẩn đốn mắc bệnh bạch cầu (máu trắng) do tiếp xúc với các hoá chất độc hại
trong một thời gian dài. Đến năm 2020, câu chuyện tương tự Yumi đã xảy ra với hơn 70
công nhân khác. Câu chuyện của họ đã tạo nên một làn sóng dữ dội nhằm buộc phía
Samsung lên tiếng. Sau 9 năm, hãng này mới công khai xin lỗi và hứa sẽ bồi thường cho
các công nhân mắc căn bệnh hiếm gặp liên quan đến các nhà máy bán dẫn. Tuy vậy, hãng
này vẫn giữ quan điểm của họ không chịu trách nhiệm về công nhân mắc bệnh tử vong.
Theo lời của báo Vietnam.net trích từ Korea Herald - trang nhật báo tiếng Anh hàng đầu
Hàn Quốc “Samsung từng bị các nhà phê bình và nhóm hoạt động chỉ trích là đã mua sự
im lặng của gia đình các nạn nhân và những người ủng hộ, trong khi ngoảnh mặt với vấn
đề công nhân mắc bệnh bạch cầu vì sợ tên tuổi của nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới bị
hoen ố”. Tất cả các sự việc trên đã làm người dân Hàn Quốc cũng như mọi người dân
trên thế giới nói chung lo ngại về sự an toàn của người lao động trong các công ty điện tử
khi mà thế giới ngày càng phát triển việc sản xuất các trang thiết bị điện tử ngày càng
hiện đại và sử dụng nhiều hơn các hố chất. Liệu yếu tố con người có cịn được đảm bảo
hay vẫn cứ tiếp tục đi theo lối cũ? Đó phải chăng là cái giá phải trả cho sự phát triển kinh
tế thần kì của đất nước Hàn Quốc mà trong đó có vai trị khơng nhỏ của tập đoàn lớn như

Samsung- một niềm tự hào của người dân Hàn Quốc. Không chỉ tại Hàn Quốc, năm 2021
công Ty Foxcon Trung Quốc đã hứng trọn cuộc biểu tình của công nhân tại Wuhan do các
8


Nhóm 3 - ATVSLĐ

vấn đề về sức khoẻ lao động. Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao công nhân làm việc tại các
nhà máy điện tử lại có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và dễ mắc ung thư? Ngun chính
chính là do mơi trường làm việc tiếp xúc trực tiếp với các chất gây hại: bức xạ điện từ
trường phát ra từ hệ thống máy móc, hố chất thành phần của chất bán dẫn, nguyên liệu
sản xuất linh kiện, ….Cịn theo tiến sỹ Dỗn Ngọc Hải - Phó viện trưởng Viện sức khỏe
nghề nghiệp và môi trường đã chỉ ra những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe trong
ngày điện tử bao gồm các hóa chất: axít,kiềm, xyanua,chất phụ gia,chất oxy hố,… Trong
đó axit là những chất ăn mịn rất nguy hiểm, xyanua có tính độc cao , thường được lưu trũ
ở dạng rắn hoặc lỏng dùng để sử dụng làm sạch, mạ điện,…Đặc biệt là sơn công nghiệp
dùng để bảo vệ các lớp bề mặt vật liệu, đảm bảo tiêu chuẩn của sản phẩm cũng gây nên
ảnh hưởng đến thần kinh, các bệnh ngoài da, đường hô hấp. Điểm chung của tất cả yếu tố
trên là đều gây ra các vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng, gây dị ứng, hen xuyễn, ung thư.
Những hoá chất gây hại khơng gây bệnh một cách nhanh chóng mà nó sẽ dần dần tích tụ
mầm bệnh trong cơ thể con người. Trong các nhà máy tại Việt Nam điển hình như
Samsung, Mobase có những bộ phận như đúc, C&J, sơn … việc tiếp xúc với cát mịn,
silic dễ gây nên bệnh bụi phổi silic. Mặc dù chưa phát tán thành bệnh nhưng về lâu về dài
nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
 Tiếng ồn
Song bên cạnh đó cơng nhân tại các nhà máy điện tử phải chịu ảnh hưởng lớn từ
tiếng ồn phát ra từ máy móc. Theo nghiên cứu khoa học, làm việc trong mơi trường có
âm lượng từ 80dB trở lên trong thời gian dài có thể gây ù tai, suy giảm thính lực và thậm
chí dẫn đến bị điếc. Đặc biệt trong các khu công nghiệp không thể thiếu sự vận hành của
máy móc. Có những cỗ máy hoạt động với cường độ công suất lớn phát sinh tiếng ồn ào,

ầm ĩ đến mức gây khó chịu, nhức đầu, ù tai nghiêm trọng đối với công nhân. Vấn đề ô
nhiễm tiếng ồn này nếu khơng có giải pháp khắc phục sẽ tác động xấu lên thể lực, tâm lý
của người lao động và kéo theo nhiều vấn đề khác cho doanh nghiệp.
Khi càng nhiều công nhân gặp vấn đề về sức khỏe, doanh nghiệp sẽ phải trả phí
bảo hiểm cho họ để điều trị hoặc có thể làm giảm tiến độ sản xuất hàng hóa. Tại Việt
Nam, an tồn vệ sinh lao động hay tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang được quan
tâm, đặc biệt là trong các công ty linh kiện điện tử. Đó cũng là những vấn đề lo ngại xảy
đến trong thời kì xã hội phát triển. Liệu là đúng hay sai khi những máy móc, trang thiết bị
hiện đại sinh ra để đổi lấy sự nguy hiểm cho con người? Hiện thực đang cho thấy vẻ hào

9


Nhóm 3 - ATVSLĐ

nhống, bóng bẩy của các “ơng hồng công nghiệp” và sự thờ ơ, lãng quên đi những
chuẩn mực về an toàn toàn vệ sinh lao động đối với con người.
Đi cùng những tác động về sức khỏe thể chất thì dường như sức khỏe tinh thần của
những nhân viên tại Samsung cũng chưa thực sự đảm bảo. Theo lời của nhân viên làm
việc tại đây chia sẻ được đăng trên trang Cafebiz thì “Trong nhà xưởng, mỗi cơng nhân
như robot, cách biệt với thế giới bên ngồi”. Bốn bề xung quanh họ chỉ có những bức
tường, tiếng máy móc ầm ĩ, tiếng nước rửa, hóa chất chảy trong nhà máy và thứ yên tĩnh
duy nhất chắc có lẽ là tâm trí con người vì họ phải tập trung cao độ để không xảy ra bất
kỳ lỗi nào. Đó là đặc trưng của những cơng ty sản xuất thiết bị điện tử đặc biệt là một tập
đoàn sản xuất chip hàng đầu như Samsung thì sai sót là khơng được phép xảy ra. Điều đó
đủ cho ta thấy sự căng thẳng trong suốt quá trình làm việc của nhân viên trong xưởng
nhưng họ chỉ có tiếng rưỡi nghỉ trưa độc việc xếp hàng lấy đồ ăn cũng mất 15-20 phút, ăn
trưa xong thì họ cịn khá ít thời gian để nghỉ ngơi. Samsung không cho phép mang chăn
gối vào nơi làm việc nên họ chỉ có thể gục tạm nên bàn ăn trong canteen để nghỉ ngơi đôi
chút. Nhưng phần lớn trong số họ lựa chọn ngồi lướt mạng xã hội để cập nhật đời sống

bên ngoài nên mới có tình trạng “qng đường đi ăn và trở về, cơng nhân khơng ai nói
chuyện với ai lời nào” và “Dù trên đường đi bộ ln có cảnh báo không sử dụng điện
thoại khi đi bộ để tránh nguy hiểm nhưng dường như khơng có ai thực hiện”. Thậm chí
có phản hồi của nhân viên trên trang 123 job là SEV thậm chí khơng có thời gian nghỉ
trưa. Theo như lời một nhân viên Samsung thì cuộc sống của những người làm ca kíp chỉ
xoay quanh đi làm, ăn tối, về kí túc xá, lướt Facebook và ngủ. Có những nhân viên chỉ
“lót dạ bằng chiếc bánh mỳ, hoa quả, hoặc là đồ ăn nhanh. Bánh mỳ mua từ chợ cóc bán
gần cổng ký túc xá. Có người nhai trệu trạo đơi chiếc bánh quy cho xong bữa.” Đó là tình
trạng khơng khó hiểu với việc làm ca liên tục 12 tiếng trên ngày. Và dù có làm liên tục 4
ngày rồi được nghỉ ngơi 2 ngày thì nó vẫn làm bào mòn sức khỏe người lao động và làm
cho họ cảm thấy tù túng, bí bách khiến tinh thần làm việc không đảm bảo cho năng suất
tốt nhất. Trên hết Samsung đã vi phạm luật lao động là 8h/ngày và 48h/tuần thay vào đó
thực trạng ở cơng ty là 12h/ngày và 60h/tuần. Nhưng dường như phía Samsung khơng có
ý định sửa đổi với lời phản hồi đến Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH từ Phó tổng giám đốc SEV
như sau: “Samsung không thể tránh khỏi việc bị vượt quá thời gian làm thêm cho phép và
mong Chính phủ Việt Nam thông cảm”. Với lời biện hộ như thế cùng với những hành vi
phá hoại cơng đồn, trì hỗn đàm phán với người lao động bởi các lãnh đọa cấp cao trong

10


Nhóm 3 - ATVSLĐ

tập đồn thì tình trạng thực tế của những công nhân tại Samsung hiện nay thật đáng quan
ngại.
 Người lao động khơng có ý thức phịng ngừa tai nạn lao động, BNN
Trên đây, chúng ta đã đề cập đến những thực trạng của công nhân viên tại
Samsung xét trên những yếu tố tác động khách quan tuy nhiên cũng không thể bỏ qua
yếu tố chủ quan từ con người, một trong những yếu tố ta có khả năng kiểm sốt nhưng lại
khơng dễ để thay đổi. Dựa trên lời kể của nhân viên trong bài viết “ Tôi đi làm công nhân

Samsung: sự thật những tin đồn” thì theo như giảng viên đào tọa bộ phận mơi trường
Samsung, nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra tại đây đều do ý thức chấp hành yêu cầu về
phòng hộ và ý thức tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm rình rập xung quanh của
nhân viên chưa cao. Cụ thể như công đoạn xe kéo, xe nâng cần đồ bảo hộ nhưng không
mặc dẫn đến khi xảy ra va chạm công nhân bị đứt dây chằng. Hay như việc nhân viên vào
xưởng, thấy nhân viên cũ cho cồn vào lọ thuốc nhỏ mắt để rửa sản phẩm dễ hơn nhưng
nhân viên vào sau không hỏi rõ liền đem lọ thuốc (chứa cồn) nhỏ vào mắt gây ra tai nạn
lao động đáng tiếc. Hoặc ý thức chủ quan không phịng bị khi bắt đầu làm việc khơng
kiểm tra xung quanh có an tồn khơng, có yếu tố nào nguy hiểm khơng mà cứ thế vào
làm dẫn đến có trường hợp miếng gỗ trên cao lung lay và rơi vào đầu. May mắn là không
nghiêm trọng nhưng giả sử ngày hơm đó là một thanh sắt thì có lẽ mọi chuyện đã khơng
thể vãn hồi. Chưa kể đến có những tai nạn xảy đến một cách ngớ ngẩn do nô đùa không
đúng lúc, đúng chỗ, quá đà hoặc quá chủ quan như: hù người khác khiến họ giật mình
ngã cầu thang, đi đứng không cẩn thận vấp ngã gây chấn thương thậm chí rách đầu khâu
mấy mũi, ngủ gật đập đầu vào cạnh bàn rách một đường lớn, không đeo khẩu trang
phịng hộ vì khơng thích ... Tất cả những tai nạn nghe có vẻ buồn cười đó nhưng đều đã
từng xảy ra ở công ty và đến từ ý thức khơng tự phịng bị, chủ quan của chính bản thân
cơng nhân viên. Rõ ràng chúng ta có thể kiểm sốt những tai nạn khơng đáng có và có thể
phịng chống nó dễ dàng, nhưng ý thức của con người thì thật khó để thay đổi trừ khi
chính họ sau này trở thành nạn nhân do sự chủ quan của mình.

Ưu điểm trong chính sách đãi ngộ của DN đối với NLĐ
Song cũng khơng thể nhìn nhận vấn đề từ một phía, dưới góc nhìn khác chúng ta
vẫn bắt gặp Samsung là một doanh nghiệp lớn và có rất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ
cho nhân viên. Nhân viên làm việc tại Samsung được sống và làm việc trong khu vực
nhiều cây xanh, có hướng mở rộng để mang đến khơng khí trong lành cho người lao
11


Nhóm 3 - ATVSLĐ


động.Samsung cũng chăm lo đến đời sống của nhân viên công ty với những khu sinh
hoạt, ký túc xá đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nơi ở ổn định, nhà ăn sạch
sẽ, các khu sinh hoạt ngồi trời, khu vui chơi, khơng gian thể dục thể thao và mua sắm,…
được công ty sắp đặt mang đến cuộc sống cơ bản cho nhân viên công ty. Samsung được
đánh giá cao về xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chú trọng phát triển con người. Nhân
sự của công ty được làm việc với chế độ đãi ngộ tốt, được thường xuyên đào tạo và huấn
luyện để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ. Dựa trên tinh thần dân chủ, làm việc tại
Samsung nhân sự có các cơ hội để phát triển công bằng và thăng tiến cơng việc dựa trên
năng lực. Bên cạnh đó chính sách lương thưởng của doanh nghiệp này cũng làm hài lòng
lao động Việt Nam nhất. Đối với nhân viên sản xuất, mức lương cơ bản là 6 triệu đồng/
tháng. Mức lương thực tế phổ biến của công nhân thường là từ 7 – 8 triệu đồng/ tháng.
Để nâng cao thu nhập, cơng nhân Samsung được làm thêm ngồi giờ và trả với mức
150% so với giờ làm chính thức. Như vậy, thu nhập mỗi tháng của người lao động có thể
lên tới hơn 10 triệu đồng. Nhân viên phiên dịch tiếng Hàn tại Samsung có mức lương khá
tốt vào khoảng 10 đến 15 triệu đồng/ tháng. Các vị trí kỹ thuật, kỹ sư hay nhân viên quản
lý, nhân viên cấp cao thì mức lương và thưởng cao hơn. Các vị trí này được đánh giá
năng lực hàng năm và trả xứng đáng theo đóng góp, phổ biến trong khoảng từ 18 – 25
triệu đồng/ tháng. Ngồi chính sách tiền lương ở Samsung, người lao động còn được
hưởng các chế độ phúc lợi khác như hỗ trợ xe đưa đón nhân viên, hỗ trợ khu ở nội trú cho
công nhân xa nhà, các khoản thưởng lễ, tết, hiếu, hỉ, thưởng nhân viên xuất sắc, ngày hội
gia đình Samsung,…

Giải pháp
Đúng là vấn đề nào thì cũng có nhiều mặt của nó, và ta phải có cái nhìn khách
quan để nhìn nhận đúng về doanh nghiệp này. Không thể phủ nhận những giá trị mà
Samsung mang lại cho người lao động nhưng những vấn đề cịn tồn tại về an tồn, vệ
sinh lao động vẫn là bài toán nan giải đối với doanh nghiệp này và cần có những kế
hoạch, hành động cụ thể để khắc phục chúng.
Từ những vấn đề thực trạng đã nêu ra ở trên, chúng ta có thể nhận thấy vấn đề an

toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp cịn rất phức tạp và khơng thực sự sát sao, sức
khỏe người lao động cũng không được đảm bảo và quan tâm nhiều. Đây là vấn đề nan
giải, cần có sự vào cuộc từ phía cơ quan nhà nước, cơng đồn, phía doanh nghiệp và
người lao động cùng phối hợp thì mới có thể giải quyết được. Và khơng thể thiếu những
12


Nhóm 3 - ATVSLĐ

giải pháp, kế hoạch để hạn chế và làm giảm các vấn đề bảo hộ lao động. Chính vì thế
nhóm 3 xin đề xuất một số giải pháp để cải thiện vấn đề này với mục đích có thể áp dụng
được cho tồn bộ doanh nghiệp nói chung.
Việc ưu tiên hàng đầu, quan trọng nhất trong đảm bảo an tồn, vệ sinh lao động
chính là các biện pháp phòng ngừa. Nếu người sử dụng lao động, người lao động có ý
thức phịng ngừa với các tình huống làm việc của mình thì khả năng tại nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp sẽ giảm đi đáng kể. Phía doanh nghiệp cũng cần trang bị cho công
nhân những công cụ cần thiết để bảo vệ, ban hành nội quy bắt buộc để người lao động
thực hiện nghiêm túc.
 Giảm giờ làm cho những nhân viên phải làm việc thời gian dài, tăng ca
Phải thừa nhận rằng hiện nay năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp so
với khu vực và thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Năng suất châu Á, năng suất
lao động của Việt Nam thấp hơn hai lần so với năng suất bình qn khu vực Cộng đồng
kinh tế ASEAN. Cịn theo nghiên cứu của ILO, năng suất lao động của Việt Nam thuộc
nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10
lần. Tuy nhiên, điều này khơng phải hồn tồn do lỗi của người lao động mà phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như mơi trường làm việc, trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp.
Tăng năng suất lao động không phải bằng cách kéo dài thời gian làm việc mà phải thông
qua việc cải tiến cơng nghệ, quy trình sản xuất và đưa thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn
nhân lực. Nếu chỉ đáp ứng nguyện vọng một phía cho doanh nghiệp thì sẽ thiệt thịi cho
người lao động.

Trên thực tế, xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở
phát triển của lực lượng sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động, phù hợp với điều
kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng
như có thời gian chăm sóc sức khỏe gia đình của người lao động. Tình trạng làm việc
theo tính chất dây chuyền hiện nay khiến nhiều lao động không chịu đựng nổi, dẫn đến
suy kiệt sức khỏe, chưa kể khả năng dinh dưỡng cho người lao động còn đang bị hạn chế.
Thời giờ làm thêm phải tính tốn sao để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong
hoàn cảnh tố chất thể lực của người Việt không cao, môi trường làm việc lại chưa phải là
tốt. Bởi vậy, muốn thực sự tăng năng suất lao động, người lao động làm việc được hiệu
quả thì nên chăm chú hơn vào việc cải thiện cơ sở kỹ thuật, cơng nghệ tự động hóa hơn là
tăng giờ làm của công nhân. Điều này là rất khó, nhưng mỗi doanh nghiệp nên có những
13


Nhóm 3 - ATVSLĐ

hành động để cải thiện dần dần. Cho nên sâu xa của việc "không cho phép tăng giờ làm
thêm" khơng chỉ vì người lao động mà cịn là giải pháp để thúc đẩy doanh nghiệp phải
đổi mới công nghệ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra gay gắt.
Và trong cuộc cách mạng cơng nghệ ấy khi mà máy móc đã đóng vai trị lớn trong các
dây chuyền sản xuất thì người lao động cũng buộc phải nâng cao khả năng tiếp thu và
tiếp nhận cơng nghệ, kỹ thuật mới để có thể điều khiển máy móc thuần thục, từ đó tăng
năng suất lao động và buộc chủ sử dụng lao động tăng lương cho chính mình.
 Nhân viên phải làm việc đứng trong thời gian dài
Do tính chất cơng việc nên nhiều người công nhân không được chọn tư thế làm
việc. Để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tránh một số bệnh về lâu dài vì vậy, chỉ có
một số giải pháp hạn chế khi phải đứng làm việc quá lâu:


Nên đi giày thể thao có thể thoải mái cho bàn chân nhất có thể, khơng nên đi dép

hay giày cao gót.



Vào giờ nghỉ giải lao thì nên tìm một chỗ ngồi nghỉ để đôi chân được nghỉ ngơi.



Vào buổi tối, nên ngâm chân khoảng 10 – 15 phút, bỏ một ít muối với gừng để loại
bỏ mùi của chân và thư giác các cơ của bàn chân.



Ngoài ngâm chân, có thể chườm lạnh mỗi tối 5 phút, giúp bạn hỗ trợ giảm cảm
giác viêm và cơn đau cũng thuyên giảm.



Massage bàn chân: dùng một quả bóng tennis lăn vào lòng bàn chân



Trong giờ làm việc, nếu quá mỏi nên:
 Ngọ nguậy các ngón chân, quặp lại trong vài giây rồi xịe ngón chân ra, nên
mang giày rộng thì sẽ dễ dàng hơn trong việc cử động các ngón chân.
 Luân phiên co chân hoặc nâng gối lên một chút, có tác dụng thư giãn bắp
chân. Hoặc có thể đứng nhón một chân và đung đưa nhẹ gót chân.
 Nhích một bàn chân ra trước một chút (10 – 20cm), nhấc mũi chân lên rồi
đạp nhẹ lên xuống nhiều lần.
 Đứng trên cạnh ngoài bàn chân, chuyển dần sang cạnh trong. Thực hiện vài

lần rồi đổi bên.

14


Nhóm 3 - ATVSLĐ

Trên đây là một số giải pháp làm giảm hạn chế một số bệnh về chân chứ khơng hồn tồn
chữa được.
 Nhân viên phải ngồi làm việc trong thời gian dài
Ngồi làm việc quá lâu trong thời gian dài gây ra nhiều bệnh và triệu chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên đơi khi vì tính chất cơng việc chúng ta buộc phải học cách thích nghi và giảm
thiểu những rủi ro đó bằng nhiều cách khác nhau như:
-

Tranh thủ đứng dậy và rời khỏi bàn làm việc nếu có thể

+ Không ăn trưa ngay tại bàn làm việc Mà hãy đến khu vực ăn trưa hoặc trong lúc hâm
nóng thức ăn có thể đi dạo xung quanh
+ Đặt một ly nước nhỏ trên bàn làm việc điều này sẽ thúc đẩy bạn đứng dậy lấy nước
thường xuyên hơn trong giờ làm việc
+ Đi bộ 10 – 15 phút sau bữa ăn để giúp tiêu hóa thức ăn đồng thời giúp thư giãn gân cốt
để có một buổi chiều làm việc không bị tù túng khi phải ngồi quá lâu
+ Thu dọn bàn làm việc giúp bạn thay đổi tư thế tăng hoạt động chân tay và lưng hơn
-

Hạn chế ngồi hết mức có thể

+ Nếu có một cuộc điện thoại hãy đứng để nghe, nếu phải kiểm tra một bản số liệu thống
kê liệu hãy đi loang quanh và đọc, nếu sắp có một cuộc họp hãy rời bạn làm việc trước

một vài phút vào toilet chỉnh trang ngoại hình
+ Tăng cường đi bộ mỗi ngày với 10.000 bước chân sẽ đem lại nhiều lợi ích thay vì chỉ
ngồi xe buýt từ lúc ra khỏi nhà đến công ty và tiếp tục ngồi làm việc suốt cả ngày
-

Cài đặt nhắc nhở vận động

+ Điều này sẽ giúp bạn không quên nhiệm vụ thư giãn cơ thể của mình trong lúc quá tập
trung vào công việc
+ Cứ 30 phút hãy đứng dậy thư giãn một lần từ 2 - 5 phút
-

Chọn một chiếc bàn đứng hoặc có hệ thống tự điều chỉnh độ cao của bàn

+ Nếu không thể rời khỏi bàn làm việc thì có thể chọn một chiếc bàn như vậy để có thể
điều chỉnh tư thế thường xuyên, tránh việc giữ một tư thế quá lâu.
-

Chọn một chiếc ghế tốt cho sức khỏe

15


Nhóm 3 - ATVSLĐ

+ Khơng chọn những chiếc ghế cứng đơ. Hãy chọn những chiếc ghế xoay có khả năng
ngả ra sau thích hợp với chất liệu cao cấp như: da, lưới, ...
-

Tập thể dục thường xuyên


+ Tìm kiếm những bài tập trên mạng cho vai, gáy, lưng qua youtube, web, ... để tập trong
lúc nghỉ giải lao giữa giờ hoặc những lúc nghỉ ngắn sau mỗi 30 phút
+ Thường xuyên tập thể dục ở nhà khoảng 30 phút vào sáng sớm sau khi thức dậy và sau
khi tan ca về nhà. Nên thiền hoặc yoga vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp tăng sự dẻo dai
cho gân cốt và thư giãn xương khớp tối đa.

 Các biện pháp cho những người làm việc trong môi trường độc hại:
+ Người lao động cần thực hiện nghiêm túc những quy định của doanh nghiệp đề ra.
Những trường hợp không thực hiện đúng quy tắc thì xử phạt để làm gương cho những
người khác
+ Trang bị thiết bị bảo hộ, khẩu trang phịng độc cho cơng nhân. Nếu làm tại nơi mà có
q nhiều khí độc cần trang bị thêm cho người lao động bình oxi
+ Tập huấn, giáo dục cho các cơng nhân kiến thức về an tồn vệ sinh lao động đặc biệt là
mơi trường có nhiều chất độc hại.
+ Khám sức khỏe cho người lao động phải làm trong môi trường độc hại thường xuyên,
tránh việc phát hiện muộn những bệnh liên quan đến khí độc.
+ Quan tâm và chú ý đến bữa ăn chính của cơng nhân, bổ sung chất dinh dưỡng cho
người lao động trong khoảng thời gian nghỉ ngơi.
+ Mức lương, phụ cấp cho những công nhân này phải thực hiện theo đúng pháp luật.
Theo Luật Lao động năm 2012, người lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt hơn so với làm việc trong điều kiện
bình thường.
+ Lắp những thiết bị hút bụi, chất độc, có những thiết bị phát hiện khi lượng khí độc hại
đạt mức nguy hiểm chi sức khỏe của công nhân

Kết luận
Việc làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều đến chất độc hại, áp lực phải
đạt đủ chỉ tiêu về số lượng hàng hóa, tư thế làm việc không được linh hoạt là điều dễ hiểu
tại các công ty điện tử, đặc biệt là công ty lớn như SamSung. Tuy nhiên cái mà mọi người

hướng tới khơng phải là sự chỉ trích về phía Samsung mà cái chúng ta cần là cách
16


Nhóm 3 - ATVSLĐ

Samsung giải quyết vấn đề về an toàn vệ sinh lao động cũng như bệnh nghề nghiệp cho
công nhân, đưa ra được những cách giải quyết thỏa đáng.

Lời cảm ơn
Bài thảo luận này được hoàn thành bởi các bạn nhóm 3, trong q trình bày có thể cịn
thiếu sót. Đây là bài thảo luận nhóm cuối cùng của chúng em, trong suốt quá trình học
tập vừa qua, chúng em rất cảm ơn cô Bùi Thị Kim Thoa đã mang tới cho chúng em
những bài học bổ ích và giá trị, thực tế. Nhờ những bài thảo luận nhóm cơ giao, chúng
em đã học được cách làm việc nhóm, cùng đưa ra những ý kiến xây dựng bài và hơn hết
là cùng nhau đoàn kết lại để hoàn thiện cơng việc một cách tốt nhất.
Với tấm lịng biết ơn sâu sắc, chúng em cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn cho chúng em
qua từng buổi học, buổi nói chuyện, đã cho chúng em có hội học tập trong mơi trường
chun nghiệp, gắn bó với các thành viên trong nhóm qua bài thuyết trình.
Tập thể nhóm 3 xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe và sẽ
tiếp thu những ý kiến của các bạn để hoàn thiện bài thảo luận này hơn nữa!
Trân trọng,
Nhóm 3

17



×