1
Quyền lập quy của Chính phủ Việt Nam trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền
The authority to make regulations of Vietnamese Government in
condition of building the rule of law
NXB H. : Khoa Luật, 2012 Số trang 91 tr. +
Đặng Phương Hải
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu các khía cạnh pháp lý và lý luận của quyền lập quy của Chính phủ
trong các lý thuyết của thế giới và Việt Nam cũng như các quy định hiện hành của pháp
luật Việt Nam, đưa ra những nhận xét, đánh giá về các quy định pháp luật cũng như việc
“thực tiễn hoá” những quy định này. Phác họa và đưa ra nhận định về xu hướng phát triển,
hoàn thiện lý luận và quy định pháp luật về quyền lập quy trong điều kiện kinh tế - xã hội
hiện nay của Việt Nam và sự vận dụng, áp dụng những quy định này trong thực tế. Đưa ra
một số kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận và các quy
định hiện hành có liên quan đến quyền lập quy của người dân và một số giải pháp phục vụ
việc hình thành và phát triển cơ chế thực thi một cách có hiệu quả nhất có thể những quy
định pháp luật này trong thực tiễn đời sống Việt Nam hiện nay.
Keywords: Nhà nước pháp quyền; Chính phủ; Quyền lập quy; Pháp luật Việt Nam
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính phủ và quyền lập quy đã là một đối tượng nghiên cứu không chỉ của luật học mà
còn của nhiều ngành khoa học khác như Chính trị học, Lịch sử từ ngay những ngày đầu của lịch
sử văn minh nhân loại. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người nói chung với các hình thái
kinh tế xã hội cụ thể, thì mô hình, thiết chế tổ chức quyền lực nhà nước mà cũng đã có những sự
thay đổi và chuyển biến căn bản trong đó có cả vấn đề về quyền lập quy kéo theo yêu cầu cho
những nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách phải có những hướng tiếp cận và giải đáp mới cho
các vấn đề đặt ra.Xét về khía cạnh lý luận, quyền lập quy là một trong những vấn đề cơ bản của
khoa học luật hiến pháp và hành chính. Quyền lập quy liên quan chặt chẽ đối với cơ quan hành
pháp như là một quyền tất yếu của các cơ quan này trong việc thực thi pháp luật. Tuy nhiên, ở góc
độ khác quyền lập quy lại nằm trong tác động qua lại không nhỏ đối với các quyền lập pháp và tư
pháp. Do đó, nghiên cứu quyền lập quy sẽ không chỉ giúp cho việc chỉ ra bản chất, đặc điểm và
cách thức hoạt động lý tưởng của đối tượng mà còn sẽ giúp đưa ra cơ sở lý luận cho việc phân
tách giữa các nhánh quyền lực nhà nước phù hợp với từng quốc gia, từng thời kỳ.Về mặt thực
2
tiễn, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa cũng là mục tiêu đã được xác định trong cả các văn kiện chính trị và pháp
luật mà cao nhất là hiến pháp. Hai đặc điểm này của Việt Nam dẫn đến việc nghiên cứu về quyền
lập quy nói riêng và cơ cấu thiết chế quyền lực nhà nước nói chung trở nên rất quan trọng để làm
nền tảng cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường. Đặc biệt là vai trò
và quyền hành của chính phủ với tư cách vừa là cơ quan hành pháp vừa là cơ quan hoạch định
chính sách cho quốc gia.
Từ những lý do kể trên, tác giả luận văn mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quyền lập quy của
Chính phủ Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình. Đây là một chủ đề nghiên cứu vừa có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận vừa có
tính thực tiễn cao ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Đối với Việt Nam hiện nay, việc tiếp cận và hình thành quan điểm tiếp cận với quyền lập
quy hiện nay đang được tập trung phát triển với sự tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia đi trước
đồng thời có sự vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm xã hội của Việt Nam hiện
nay. Điều này được thể hiện ở chỗ gần đây, trong khi Đảng Cộng Sản Việt Nam đang trong giai
đoạn sửa đổi Chính cương trong đó có những vấn đề liên quan đến chính phủ và quyền lập quy thì
Quốc hội cũng đã và đang trong quá trình nghiên cứu, thảo luận xây dựng lại Hiến Pháp và các
luật về tổ chức chính quyền trong đó tập trung về cải cách chính phủ và làm sáng tỏ quyền lập quy
tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động của cơ quan hành pháp các cấp.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các khía cạnh pháp lý và lý luận của quyền lập quy của
Chính phủ trong các lý thuyết của thế giới và Việt Nam cũng như các quy định hiện hành của
pháp luật Việt Nam. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về các
quy định pháp luật cũng như việc “thực tiễn hoá” những quy định này trong thực tế.
Ngoài ra, tác giả sẽ cố gắng phác họa và đưa ra nhận định về xu hướng phát triển, hoàn
thiện lý luận và quy định pháp luật về quyền lập quy trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của
Việt Nam và sự vận dụng, áp dụng những quy định này trong thực tế.
* Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một Luật văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học, tác giả Luận văn chỉ tập trung
khai thác và nghiên cứu đề tài ở phạm vi những vấn đề pháp lý liên quan đến quyền lập quy của
Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.
3
Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu với đối tượng là các lý thuyết và quy định hiện hành của pháp luật
Việt Nam có liên quan đến quyền lập quy của Chính phủ cũng như việc áp dụng (bao gồm cả cách thức
và nội dung áp dụng) những quy định này trong đời sống xã hội thực tế hiện nay tại Việt Nam.
Đề tài tiếp cận có chọn lọc và trọng tâm một số nghiên cứu về quyền tiếp cận thông tin với
phạm vi không gian địa lý ngoài Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phƣơng pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin. Bên
cạnh đó, Luận văn cũng tiếp thu những tinh thần và nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật Việt
Nam. Cùng với việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin khác nhau, những bài học rút ra từ
thực tiễn và so sánh đối chiếu với các quan điểm lý luận đã có để giải quyết các vấn đề mà nhiệm
vụ nghiên cứu của đề tài đã đặt ra.
* Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích quy
định pháp luật; phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh; phương pháp phỏng vấn chuyên gia…
CHƢƠNG 1
KHÁI QUAT CHUNG VỀ QUYỀN LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ
1.1. Khái niệm quyền lập quy của Chính phủ và các đặc trưng pháp lí cơ bản của quyền lập quy
1.1.1. Khái niệm quyền lập quy của chính phủ
Ở mỗi quốc gia, quyền lập pháp là quyền duy nhất thuộc về quốc hội; còn quyền lập quy
được trao cho các cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan khác của nhà nước. Đây là quyền
của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước trong việc ban hành văn bản trên cơ sở và để thi
hành hiến pháp và luật của quốc hội.
Có rất nhiều cách hiểu về quyền lập quy. Tuy nhiên, xem xét về thứ bậc giá trị pháp lý của
các văn bản pháp luật trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia thì văn
bản thuộc quyền lập quy là các văn bản dưới luật, được pháp luật quy định, do cơ quan, người có
thẩm quyền ban hành trên cơ sở và để thi hành hiến pháp và luật có hình thức và theo thủ tục do
pháp luật quy định.
1.1.2. Các đặc trƣng pháp lí cơ bản của quyền lập quy của chính phủ
1.1.2.1. Chủ thể của quyền lập quy của Chính phủ
Ở Việt Nam có đặc thù là chỉ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp;
Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết trong một số
trường hợp theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của Quốc hội. Các quy phạm pháp
luật trong các pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có giá trị như các quy phạm
4
pháp luật trong các luật, nghị quyết của Quốc hội. Mặc dù pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội là văn bản dưới luật thuộc lập pháp ủy quyền, nhưng không thể coi đó là
những văn bản thuộc quyền lập quy.
Quyền lập quy của Chính phủ là thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới luật và văn bản
quy phạm pháp luật liên tịch trên cơ sở và để thi hành luật và văn bản pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên theo hình thức, thủ tục và trình tự do pháp luật quy định.
1.1.2.2. Đối tƣợng của quyền lập quy của chính phủ
Theo Hiến pháp 1992 thì: ''Chính phủ ra nghị quyết, nghị định, Thủ tướng Chính phủ ra
quyết định, chỉ thị'' và ''các thành viên khác của Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính
phủ ra quyết định, chỉ thị, thông tư'' [Điều 116]. Lần đầu tiên, hiến pháp ghi nhận thẩm quyền của
thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ra ''quyết định, chỉ thị, thông tư''. Để cải cách bộ máy của
Chính phủ, giảm bớt cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước, Hiến pháp năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 bỏ thẩm quyền của cơ quan thuộc Chính phủ trong việc
ban hành ''quyết định, chỉ thị, thông tư'''.
Xét về tính chất pháp lý, các hình thức văn bản pháp luật của Chính phủ đã được các hiến
pháp của nước ta ghi nhận nêu trên có thể là văn bản cá biệt, áp dụng một lần đối với một đối
tượng cụ thể như: sắc lệnh (của Chủ tịch Chính phủ trước đây) bổ nhiệm bộ trưởng; nghị định về
thành lập, giải thể đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh; quyết định tăng lương cho cán bộ, công chức;
chỉ thị đôn đốc cấp dưới thực hiện một số nhiệm vụ trong một thời gian nhất định hoặc các văn
bản nêu trên có chứa quy phạm pháp luật thì đó là văn bản pháp quy.
1.2. Cơ sở lí luận cho sự ra đời quyền lập quy của Chính phủ
Hoạt động lập quy của chính phủ là một trong những hoạt động chính của chính phủ. Hoạt
động lập quy của chính phủ ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng được thực hiện trong ba
lĩnh vực cơ bản sau đây: Thứ nhất, Chính phủ ban hành rất nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau trên cơ sở và để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thứ hai, Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật
theo sự cho phép trực tiếp hay gián tiếp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thứ ba,
Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có các quy tắc chung về các vấn đề chỉ thuộc
thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội mà không có sự cho phép (trước Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 - sau đây gọi tắt là Luật năm 1996) và có sự cho phép
(sau khi có Luật năm 1996) của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
dù được soạn thảo rất chi tiết thì vẫn cần có sự hướng dẫn của cơ quan hành pháp. Đây là xu
hướng chung trong hoạt động lập quy của Chính phủ ở nước ta.
5
1.3. Phân biệt quyền lập quy của chính phủ với quyền lập pháp và quyền lập pháp ủy quyền
GS. TS. Phạm Hồng Thái và PGS. TS. Đinh Văn Mậu cho rằng việc phân định quyền lập
pháp và quyền lập quy được căn cứ theo các nguyên tắc sau:
''Những quy định đụng chạm tới quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân nhất là
những quy định cấm đoán, chủ yếu thuộc quyền lập pháp, một số có thể do chính phủ quy định.
Những quy định bắt buộc hành vi do quyền lập pháp quy định về nguyên tắc và được quyền lập
quy cụ thể hoá; nhưng chủ yếu ở cấp chính phủ, bộ. Những quy định khung, khuôn khổ cho hành
vi dân sự được quyền lập pháp quy định càng tỉ mỉ càng tốt, trong điều kiện không làm được như
vậy thì quyền lập pháp nguyên tắc và quyền lập quy cụ thể hoá''.
Ở Việt Nam, việc phân định quyền lập quy của Chính phủ với quyền lập pháp của Quốc
hội, lập pháp ủy quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyền lập quy của các cơ quan khác
được thực hiện theo phương pháp loại trừ, tức là, những vấn đề thuộc quyền quyết định của Quốc
hội là quyền lập pháp và những vấn đề mà Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban
hành pháp lệnh, nghị quyết là lập pháp ủy quyền; những vấn đề còn lại quyền lập quy của Chủ
tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ.
1.4. Giới hạn quyền lập quy và giám sát quyền lập quy của chính phủ
1.4.1. Giới hạn quyền lập quy của chính phủ
Thẩm quyền lập quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ bị giới hạn bởi: Thứ nhất, mức độ của quy định mà các đạo luật cho phép Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành. Thứ hai, thẩm quyền lập quy
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ bị giới hạn bởi
không gian. Thứ ba, thẩm quyền lập quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ bị giới hạn bởi thời gian, đặc biệt đối với các quan hệ, hành vi đã được xác
lập trong quá khứ, việc áp dụng hiệu lực hồi tố phải thỏa mãn những điều kiện nhất định.
1.4.2. Giám sát quyền lập quy của chính phủ
Để bảo đảm quyền lập quy của chính phủ không đi ngược lại quyền lợi của nhân dân,
không trái với hiến pháp, không lấn sang quyền lập pháp, quyền lập quy của chính phủ cần được
đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan lập pháp, của tòa án, cũng như sự giám sát từ bên ngoài
của báo chí, các tổ chức phi chính phủ.
1.4.2.1. Giám sát của cơ quan lập pháp.
Giám sát của cơ quan lập pháp đối với hoạt động lập quy có vai trò khác nhau, tùy thuộc
vào hình thức chính thể của mỗi quốc gia. Trong mô hình cộng hòa tổng thống, vai trò giám sát
của nghị viện đối với hoạt động lập quy của chính phủ thường thể hiện thông qua các phiên điều
6
trần ở các ủy ban của nghị viện. Nghị viện có thể yêu cầu chính phủ báo cáo bất cứ vấn đề gì liên
quan quyền lập quy. Khi phát hiện một văn bản quy phạm pháp luật do chính phủ ban hành có vấn
đề, thì Nghị viện không có quyền đình chỉ hủy bỏ như ở Việt Nam. Vì trong mô hình này, nguyên
tắc tam quyền phân lập được tuân thủ rất chặt chẽ. Việc tuy bố một văn bản của chính phủ có trái
với luật của nghị viện hay hiến pháp hay không, sẽ không thuộc quyền của nghị viện, mà thuộc về
một cơ quan mang tính chất trung lập: tòa án.
1.4.2.2. Giám sát tƣ pháp
Về phương diện pháp lý, giám sát tư pháp (của tòa án) đối với hoạt động lập quy là
phương thức giám sát quan trọng nhất, bởi nó cụ thể nhất, thường xuyên nhất, khoa học nhất,
minh bạch nhất, khách quan nhất và hiệu quả nhất.
1.4.2.3. Giám sát phi quan phƣơng
Trong xã hội dân chủ và thượng tôn pháp luật (rule of law) thì chính phủ luôn phải dè
chừng trong hoạt động lập quy của mình. Bởi vì bên cạnh hai cơ chế giám sát bên trong vừa trình
bày ở trên, thì còn tồn tại những cơ chế giám sát phi quan phương có hiệu lực rất lớn như báo chí,
đảng đối lập, các tổ chức phi chính phủ.
CHƢƠNG 2
QUYỀN LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM
2.1. Chủ thể tham gia thực hiện quyền lập quy của chính phủ
2.1.1. Hoạt động lập quy của Chính phủ
Theo quy định tại Điều 115 Hiến pháp 1992, Điều 21 Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992,
Điều 21 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Điều 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1996 (sau đây gọi tắt là Luật năm 1996) thì Chính phủ ban hành nghị quyết, nghị định; Thủ tướng
Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị. Các khoản 4 và 5 Điều 2 Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2008 (sau đây viết tắt LBHVBQPPL 2008) quy định mỗi chủ thể chỉ ban
hành một loại văn bản quy phạm pháp luật duy nhất là Chính phủ ban hành nghị định, Thủ tướng
Chính phủ ban hành quyết định. Như vậy, hiện nay, các nghị quyết quy phạm pháp luật của Chính
phủ, các chỉ thị quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ được ban hành trước ngày
01/01/2009 vẫn đang còn tồn tại và có hiệu lực cho đến khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, huỷ bỏ theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Quy trình xây dựng, ban hành
Việc xây dựng, ban hành các nghị định quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 14 Luật năm
2008 được thực hiện theo quy trình bao gồm 07 bước như sau: Bước 1. Lập chương trình xây
dựng nghị định; Bước 2. Tổ chức soạn thảo; Bước 3. Thẩm định; Bước 4. Trình Chính phủ; Bước
7
5. Chính phủ xem xét, thông qua; Bước 6. Trình Thủ tướng Chính phủ; Bước 7. Phát hành và
công bố nghị định.
2.1.3. Hoạt động lập quy của Thủ tƣớng Chính phủ
Cũng như các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, quy định của pháp luật về xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1992 đến nay đã
được liên tục sửa đổi, bổ sung. Quy định của pháp luật hiện hành về quy trình xây dựng, ban hành
quyết định của Thủ tướng Chính phủ; gồm 07 bước như sau: Bước 1. Phân công cơ quan soạn
thảo; Bước 2. Thành lập tổ biên tập; Bước 3. Tổ chức soạn thảo, Bước 4. Lấy ý kiến; Bước 5.
Thẩm định; Bước 6. Trình Thủ tướng Chính phủ; Bước 7. Ban hành quyết định của Thủ tướng
Chính phủ
2.1.4. Hoạt động lập quy của Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng cơ quan
thuộc Chính phủ.
Việc xây dựng, ban hành thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được tiến
hành theo các bước sau: Bước 1. Phân công soạn thảo; Bước 2. Tổ chức soạn thảo; Bước 3. Lấy ý
kiến; Bước 4. Thẩm định; Bước 5. Trình ký; Bước 6. Ban hành
Đối với các thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì quy trình
soạn thảo và ban hành được thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Phân công soạn thảo; Bước 2.
Tổ chức soạn thảo; Bước 3. Lấy ý kiến; Bước 4. Thẩm định; Bước 5. Trình ký; Bước 6. Ban hành.
2.2. Giám sát quyền lập quy của chính phủ ở Việt Nam
2.2.1. Quy định của pháp luật về giám sát, kiểm sát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ
2.2.1.1. Thẩm quyền của Quốc hội trong việc giám sát và xử lý văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ
Khoản 9 Điều 84 Hiến pháp năm 1992, khoản 9 Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội năm 1992,
khoản 9 Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, khoản 2 Điều 81 Luật năm 1996 quy định thẩm
quyền của Quốc hội là bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến
pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
2.2.1.2. Thẩm quyền của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội trong việc giám sát và xử lý văn
bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ
Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc
huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với pháp
lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội [khoản 5 Điều 91 Hiến pháp 1992]. Như vậy,
Hiến pháp 1992 có quy định không thống nhất về biện pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật của
8
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội khi dùng từ ''bãi
bỏ'' tại khoản 9 Điều 84 và từ ''huỷ bỏ'' tại khoản 5 Điều 91 Hiến pháp 1992.
2.2.1.3. Thẩm quyền của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong việc
giám sát và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ
trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ
Theo quy định tại Điều 30 Luật Giám sát thì trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn
bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có
dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ
sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.
2.2.1.4. Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc kiểm sát việc tuân
theo pháp luật đối với văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan
ngang Bộ
Điều 137 Hiến pháp 1992 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao kiểm sát trong việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác
thuộc Chính phủ.
Điều 85 Luật năm 1996 quy định Viện kiểm sát nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với văn bản quy phạm pháp luật của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
2.2.1.5. Thẩm quyền của Thủ tƣớng Chính phủ trong việc kiểm tra và xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ
Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông
tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ [khoản 4 Điều Hiến pháp 1992].
2.2.1.6. Thẩm quyền của các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng
cơ quan thuộc Chính phủ trong việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ
trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những
quy định do các cơ quan đó ban hành trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của Bộ, cơ
quan ngang Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách; nếu người nhận được kiến
nghị không nhất trí thì trình lên Thủ tướng quyết định [Điều 25 Luật Tổ chức Chính phủ năm
1992].
9
2.2.2. Thực trạng công tác giám sát, kiểm sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
do Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ ban hành
2.2.2.1. Công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Ủy ban của
Quốc hội
Tại Báo cáo số 401/UBTVQH11 ngày 06/10/2005 [17], Ủy ban thường vụ Quốc hội đã
báo cáo Quốc hội về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo những nội dung như: số lượng, tiến độ ban hành, chất lượng
văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết; công tác kiểm tra, xử
lý văn bản quy phạm pháp luật; nguyên nhân của những kết quả, hạn chế và khuyết điểm trong
công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một số giải pháp để nâng cao chất lượng ban
hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết. Đây là lần đầu
tiên, Quốc hội tiến hành giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Hoạt động giám sát của Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian qua đối việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã
góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản thuộc quyền lập quy của
Chính phủ.
2.2.2.2. Công tác kiểm sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Công tác kiểm sát chung việc tuân theo pháp luật của ngành kiểm sát, trong đó có kiểm sát
việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 85 Luật năm 1996. Nghị quyết
số 287/2002/NQ-UBTVQH10 ngày 29/01/2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc thi
hành một số điểm của nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992;
theo đó, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật phải kết thúc chậm nhất vào ngày 15/4/2002.
Tại Báo số 89/VKSTC-KSTTPL ngày 27/11/2003 sơ kết 3 năm thực hiện công tác kiểm
sát văn bản theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật [22], Viện kiểm sát
nhân dân tối cao đã chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân của những khuyết điểm
trong công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung
ương và địa phương; đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có một số kiến nghị với Thủ tướng
Chính phủ và với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn
bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ cho phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2.2.3. Công tác kiểm tra, xử lý của Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ
quan ngang Bộ
Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm đến công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật, đảm bảo cho các văn bản của cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên và thường xuyên có những chỉ đạo đối với công tác này. Tại Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg ngày
10
10/10/2005 về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng
Chính phủ đã quy định một số biện pháp và giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tăng
cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và ''tổ chức công tác tự kiểm tra và
kiểm tra văn bản theo thẩm quyền; xử lý kịp thời và đúng quy định của pháp luật đối với các văn
bản có nội dung trái pháp luật đã được phát hiện trong quá trình kiểm tra, xử lý; kịp thời kiến
nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế những quy định trong các văn bản của
các cơ quan nhà nước cấp trên có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội''.
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động lập quy của Chính phủ trong những năm qua
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong hoạt động lập quy của Chính phủ trong thời gian qua ở
Việt Nam
Có thể nói, trong gần hai mươi năm qua, kể từ khi có Hiến pháp 1992 đến nay và nhất là
khi Quốc hội ban hành các luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ ban hành các
văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật này, thì công tác soạn thảo, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Chính phủ ngày càng có nền nếp, số lượng, chất lượng của các văn
bản ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng vào thể chế hoá các đường lối, chính sách của
Đảng và cụ thể hoá các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường
vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Một hệ thống phát luật mới ở nước ta đã đang
được hình thành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của công dân và tổ chức nhằm xây dựng
nhà nước pháp quyền ở nước ta.
2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động lập quy của Chính phủ trong thời gian qua ở Việt Nam
Tuy nhiên, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ còn
có những nhược điểm, yếu kém, thể hiện ở các mặt sau đây:
2.3.2.1. Chính phủ đôi khi còn chậm trễ trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành các văn bản luật và pháp lệnh.
Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chưa kịp thời, có
không ít trường hợp rất chậm, làm cho những điều của luật, pháp lệnh, nghị quyết cần có văn bản
hướng dẫn thi hành chậm đi vào cuộc sống.
2.3.2.2. Còn có những văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trái pháp luật
Trái pháp luật trong trường hợp này được hiểu là: trái thẩm quyền về nội dung và trái với
quy định của Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tức là,
văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới có quy định trái với quy định của văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên, không đảm bảo thứ bậc hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật
trong hệ thống pháp luật của nước ta.
11
2.3.2.3. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ còn mâu thuẫn, chồng chéo.
2.3.2.4. Một số văn bản của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng
cơ quan ngang bộ có sự lẫn lộn về tính chất pháp lý
Đây là trường hợp có một số văn bản cá biệt thì lại được ghi số và ký hiệu của văn bản quy
phạm pháp luật và ngược lại, văn bản quy phạm pháp luật thì lại được ghi số và ký hiệu của văn bản
cá biệt. Việc nhầm lẫn này gây nên ảo tưởng rằng trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành rất
nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhưng thực tế không phải như vậy; hoặc có không ít trường hợp
các quy phạm pháp luật lại được quy định trong các văn bản cá biệt, thậm chí là công văn hành chính,
làm giảm hiệu lực và hiệu quả trong điều chỉnh pháp luật của các quy phạm pháp luật.
2.3.2.5. Một số văn bản đƣợc ban hành không đúng thủ tục, trình tự do pháp luật
quy định.
Trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì có thủ tục lấy ý kiến
các cơ quan, tổ chức cá nhân trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ theo quy định Luật năm 2008
và các văn bản pháp luật khác có liên quan đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Tuy nhiên, đối chiếu 80
nghị định đã được ban hành từ ngày 01/01/2009 đến ngày 01/10/2009 thì chỉ có khoảng chưa đến
30 dự thảo nghị định được đưa lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
2.3.2.6. Dùng công văn hành chính có chứa quy phạm pháp luật để điều chỉnh các
quan hệ xã hội
Theo Báo cáo số 205/BC-BTP ngày 26/12/2008 của Bộ Tư pháp, tổng hợp báo cáo cho
thấy, các Bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, phát hiện 361 văn bản có chứa quy phạm pháp luật
nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại các
điểm a và b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003.
2.3.2.7. Có nhiều văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ được ban hành đúng pháp luật, nhưng không hợp lý, không khả thi.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VAI TRÒ LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quyền lập quy của Chính phủ trong giai đoạn xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền ở Việt Nam.
3.1.1. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải phù hợp với đƣờng lối, chủ
trƣơng, chính sách của Đảng, đồng thời phải phù hợp với Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị
quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, lệnh, quyết định
của Chủ tịch nƣớc.
12
3.1.2. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải đƣợc ban hành kịp thời để đảm
bảo hiệu lực của các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thƣờng vụ Quốc hội, lệnh quyết định của Chủ tịch nƣớc.
3.1.3. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải phù hợp với các điều ƣớc quốc
tế, cam kết quốc tế mà nƣớc ta đã ký kết hoặc gia nhập.
3.1.4. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải đƣợc ban hành theo đúng thủ
tục do pháp luật quy định.
3.1.5. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ trong quá
trình xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
Thƣờng vụ Quốc hội
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện vai trò lập quy của chính phủ ở Việt Nam
3.2.1. Các giải pháp pháp lí trực tiếp:
Thứ nhất: Cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 59, điểm c khoản 2 Điều 61 Luật năm 2008
quy định về đánh giá tác động của dự thảo nghị định:
Đánh giá tác động của dự thảo nghị định là phương pháp đánh giá tác động của quy định -
RIA (Regulatory Impact Assessment), đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. RIA là một
phương pháp nhằm đánh giá một cách thống nhất và có hệ thống một số tác động tiềm năng của
một hành động của chính phủ trên cơ sở so sánh với bối cảnh giả định là không có hành động đó,
đồng thời phổ biến các thông tin đó cho các nhà ra quyết định và công chúng.
Thứ hai: Cần sửa đổi, bổ sung Điều 1 Luật năm 2008 để xử lý sự chồng chéo giữa Luật
năm 2008 và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 quy định về thủ tục xây dựng,
công bố, ban hành quy chuẩn kỹ thuật:
Có sự chồng chéo quy định về thủ tục xây dựng, ban hành thông tư của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ về quy chuẩn kỹ thuật giữa Luật năm 2008 và Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Luật năm 2008 như sau: ''Văn
bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành phải đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trừ các văn bản quy định tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng, công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật''.
Thứ ba: Cần sửa đổi, bổ sung Điều 68, khoản 3 Điều 90 Luật năm 2008 theo hướng giao
Bộ Tư pháp đăng ký quốc gia văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ:
Theo quan điểm của chúng tôi, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cần thống nhất đăng ký
quốc gia văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong đó quy
13
định thủ tục, nội dung, thời hạn đăng ký quốc gia; đồng thời, bãi bỏ Điều 91 quy định Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp
luật. Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được Bộ Tư pháp đăng ký quốc gia
thì mới được đăng Công báo và có hiệu lực thi hành.
Thứ tư: Sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1998 (đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2006) theo hướng toà hành chính xét xử các văn bản quy phạm pháp
luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có dấu hiệu trái pháp luật do công dân, tổ chức
khởi kiện khi có căn cứ cho rằng văn bản đó trái pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của
Nhà nước, của công dân và tổ chức.
Quyết định của Bộ Tư pháp cho đăng ký quốc gia văn bản quy phạm pháp luật của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cũng phải bị khởi kiện khi có căn cứ cho rằng văn bản quy
phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có dấu hiệu trái pháp luật nhưng
vẫn được Bộ Tư pháp cho đăng ký quốc gia. Quy định này tạo điều kiện cho công dân và tổ chức
lựa chọn các phương án khác nhau khi cần phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản của
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có dấu hiệu trái pháp luật.
Thứ năm: Chính phủ cần sớm ban hành nghị định quy định về quy trình xây dựng, ban
hành các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ:
Hiện nay Chính phủ chưa có văn bản pháp luật nào quy định một cách đầy đủ, toàn diện
các bước trong quy trình lập quy của Chính phủ. Vì vậy, để công tác xây dựng, ban hành văn bản
thuộc quyền lập quy của Chính phủ trong thời gian tới đi vào nền nếp và ngày càng hoàn thiện,
cần xây dựng dự thảo nghị định quy định về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Thứ sáu: Cần làm rõ khái niệm quy phạm pháp luật, phân loại quy phạm pháp luật và làm
rõ khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, phân loại văn bản quy phạm pháp luật để tránh sự
nhầm lẫn về tính chất pháp lý trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản.
Đây là vấn đề mấu chốt, vấn đề khó khăn, phức tạp nhất đối với các cán bộ, công chức
trong quá trình xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Những sai sót trong quá trình xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật
bắt nguồn từ nhận thức chưa rõ về mặt khoa học pháp lý và quy định của pháp luật không rõ ràng
về quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, cần phải có đề tài nghiên cứu khoa
học cấp nhà nước để tập trung trí tuệ của các nhà khoa học pháp lý trong nước cũng như nước
ngoài trong việc nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên; trên cơ sở đó kiến nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành văn bản hoặc tài liệu hướng dẫn, quy định về quy phạm pháp luật
và văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật nói chung và các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ nói riêng.
14
Thứ bảy: Phải thường xuyên tiến hành rà soát, hệ thống, pháp điển hóa văn bản quy phạm
pháp luật trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước để bảo đảm cho hệ thống pháp luật được thống
nhất và đồng bộ.
Các văn bản pháp luật của nước ta kể từ năm 1945 đến nay đã được liên tục xây dựng,
hoàn thiện ở từng giai đoạn khác nhau trong từng hoàn cảnh khác nhau như chiến tranh, đất nước
bị chia cắt, hòa bình, thống nhất, chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế v. v Có những văn bản trong một số lĩnh vực quản
lý nhà nước đã được ban hành từ rất lâu, không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước nhưng chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và rà soát, hệ thống hoá, pháp
điển hóa một cách toàn diện. Việc ban hành một văn bản để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, hủy
bỏ một phần hoặc toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành là cách làm phổ biến hiện
nay ở các nước trên thế giới nhằm đẩy nhanh quá trình hoàn thiện pháp luật; ở nước ta, việc này
mới được bắt đầu. Tuy nhiên, cần phải hợp nhất các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung để tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật. Vì vậy, phải khẩn trương
xây dựng, ban hành Pháp lệnh về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 92
Luật năm 2008.
3.2.2. Các giải pháp bổ trợ
Một là: Tăng cương năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức làm công
tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ, công chức là yếu tố quyết định chất lượng và
tiến độ xây dựng, ban hành văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ. Cần có chính sách, chế
độ ưu đãi đối với các cán bộ, công chức có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt để sử dụng trong
công tác xây dựng, thẩm định, thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản thuộc quyền
lập quy của Chính phủ. Đào tạo, đào tạo lại những cán bộ, công chức đang công tác trong các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan tổ chức khác được giao nhiệm vụ
soạn thảo, xử lý các dự thảo văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ; trước hết là các cán bộ,
công chức công tác trong Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ - những người trực tiếp thẩm
định, thẩm tra và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác xây dựng, ban
hành các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ.
Hai là: Tăng cường hợp tác với chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế để học tập kinh
nghiệm trong việc xây dựng, ban hành các văn bản thuộc quyền lập quy của chính phủ.
Lập pháp ủy quyền đang trở thành xu thế chung của nhiều nước trên thế giới và các nước
đó có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nước ta đã, đang và sẽ hội nhập sâu, rộng vào đời
sống kinh tế, chính trị, văn hóa v. v của thế giới. Các văn bản pháp luật của nước ta cũng phải
phù hợp với các điều ước quốc tế, các cam kết quốc tế mà nước ta đã gia nhập hoặc ký kết. Vì
15
vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng kinh nghiệm của các nước trong công tác xây dựng, ban
hành văn bản thuộc quyền lập quy của chính phủ là rất cần thiết.
Ba là: Áp dụng rộng rãi các thành tựu của công nghệ thông tin và ứng dụng Internet trong
việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật.
Phải xây dựng chính phủ điện tử từ trung ương đến cơ sở, tạo điều kiện cho người dân và
doanh nghiệp tiếp cận với các dự thảo chính sách, thủ tục mà các cơ quan của Chính phủ dự kiến
ban hành và các chính sách và thủ tục mà chính quyền các cấp đã ban hành. Đây là biện pháp
nhằm công khai hóa, minh bạch hóa hệ thống pháp luật của nước ta, phù hợp với các cam kết
quốc tế khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
KẾT LUẬN
Luận văn đã phần nào hoàn thành việc nghiên cứu đề tài quyền lập quy của Chính phủ
Việt Nam, làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác lập quy của Chính phủ. Thực
hiện chức năng của cơ quan hành pháp, chính phủ giữ vị trí vai trò quan trọng trong bộ máy nhà
nước, trong việc hoạch định, quyết định và tổ chức thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của
đất nước. Chính phủ được giao rất nhiều nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện chức năng của mình,
trong đó có quyền lập quy. Cùng với quyền lập pháp của Quốc hội, quyền lập quy là một trong
những quyền quan trọng nhất của cơ quan nhà nước. Ở nước ta và các nước trên thế giới, quyền
lập quy được giao nhiều cơ quan khác nhau từ trung ương đến địa phương thực hiện. Lập quy hay
lập pháp ủy quyền là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới hiện nay, được hiến pháp và pháp
luật của các nước phân định rõ lĩnh vực lập pháp của Quốc hội và lĩnh vực lập quy của Chính phủ.
Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động
quan trọng nhất của cơ quan nhà nước vì những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân và tổ chức, đến trật tự pháp luật và pháp chế, đến tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống
pháp luật. Trong đó, công tác lập quy của Chính phủ giữ vị trí, vai trò rất quan trọng vì các văn
bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ là sự tiếp nối để đưa các văn bản thuộc quyền lập pháp
vào cuộc sống.
Từ năm 1945 đến nay, pháp luật của nước đã liên tục được ban hành và sửa đổi, bổ sung
nhằm hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành pháp luật nói chung và các văn bản thuộc quyền lập
quy của Chính phủ nói riêng. Hình thức, nội dung, kỹ thuật trình bày, quy trình, thủ tục xây dựng,
ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Các văn bản thuộc quyền lập
quy của Chính phủ được ban hành trong những năm qua đã và đang tạo nên một hệ thống pháp
luật mới ở nước ta, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng Nhà nước
16
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh những thành tựu, các
văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ cũng còn nhiều khuyết điểm, yếu kém. Công tác giám sát
của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đối với việc ban hành các văn bản thuộc quyền lập quy của
Chính phủ, việc kiểm tra, xử lý các văn bản thuộc quyền lập của Chính phủ đã góp phần bảo đảm tính
hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Luận án đã kiến nghị các quan điểm,
phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập quy của Chính phủ.
References
1. Đào Duy Anh (1957), Hán - Việt Từ - điển, Nhà xuất bản Trường Thi, Sài Gòn.
2. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo kèm theo Công văn số 6411/BTC-PC ngày 03/6/2008 về
tình hình triển khai công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính.
3. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo số 205/BC-BTP ngày 26/12/2008 sơ kết 05 năm thực hiện
Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật.
4. Nguyễn Đăng Dung (2004), Hình thức của các nhà nước đương đại, Khoa Luật Đại học
quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
5. Nguyễn Độ (1973), nguyên Khoa trưởng Luật khoa Đại học Sài Gòn, giáo trình Luật
hiến pháp, quyển II, Sài Gòn.
6. Tô Tử Hạ (chủ biên) (2005), Từ điển hành chính, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà
Nội.
7. Kỷ yếu Dự án GTZ của Cộng hoà liên bang Đức (2007) ''Tăng cường năng lực cho Ban
Xây dựng pháp luật, Văn phòng Chính phủ'', Luật lập pháp nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa năm 2000.
8. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên) (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý, Trung tâm
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giáo dục - đào tạo, Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Báo cáo số 100/BC-NHNN ngày 18/7/2008 về
tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật 6 tháng
đầu năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
10. Nhà xuất bản từ điển bách khoa (2002), Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
11. Quốc hội (2006), Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà
Nội.
12. Jean - Jacques Rouseau (2006), Bàn về Khế ước xã hội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị,
Hà Nội, Thanh Đạm dịch.
17
13. Jay M. Shafritz (2002), Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, Nhà xuất bản chính
trị quốc gia, Hà Nội.
14. Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu (2009), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nhà
xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
15. Tinh Tinh (chủ biên) (2002), Cải cách Chính phủ - cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XX, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, Viện Nghiên cứu Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.
16. Trung tâm từ điển học (1998), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội - Đà Nẵng, Nhà xuất bản Đà
Nẵng.
17. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Báo cáo số 401/UBTVQH11 ngày 06/10/2005 về
việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
18. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2009), Báo cáo kết quả giám sát số 225/BC-UBTVQH12
ngày 18/5/2009 về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh, an
toàn thực phẩm.
19. Văn phòng Chính phủ (2008), Lịch sử Văn phòng Chính phủ (1945 - 2005), Văn phòng
Chính phủ xuất bản, Hà Nội.
20. Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Văn phòng Dự án Hỗ trợ Cải cách Pháp luật và Tư pháp
JOPSCO (2009), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Giải thích pháp luật, tháng 2 năm 2008,
Giải thích pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà
Nội.
21. Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2005), Ngành Tư pháp 60 năm phấn đấu và trưởng
thành, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
22. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Báo số 89/VKSTC-KSTTPL ngày 27/11/2003 sơ
kết 3 năm thực hiện công tác kiểm sát văn bản theo quy định của Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
23. Nguyễn Cửu Việt (1995), Tập bài giảng Những vấn đề cơ bản về khoa học lý luận quản
lý nhà nước, Khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
24. U.S. Code: Title 5. Government organization and employees (USA Administrative
Procedure Act):
25. French Constitution of 4 October 1958:
/>nce-e.htm.
26. Executive Order 12866, as amended by E.O. 13258 & E.O. 13422:
/>d=16921.
18
27. Basic Law for the Federal Republic of Germany (Grundgesetz, GG):
28. />ult.aspx.