Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục những khó khăn, sai lầm khi học về đại lượng và đo đại lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.49 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ
PHỊNG GD & ĐT THÀNH PHỐ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 KHẮC
PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN, SAI LẦM KHI HỌC VỀ
ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên I
SKKN thuộc lĩnh vực: Toán

THANH HOÁ NĂM 2016

1

download by :


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát
triển tồn diện nhân cách của con người, tạo cho trẻ phát triển năng lực nhận
thức, tạo tiền đề cơ bản để nâng cao trí nhớ và trẻ trở thành người cơng dân
mang trong mình những phẩm chất tốt. Muốn phát triển được phẩm chất trên thì
phải thông qua các môn học bắt buộc ở Tiểu học đặc biệt là mơn Tốn. Mơn
Tốn có vị trí vơ cùng quan trọng, nó chiếm thời lượng lớn trong chương trình
học. Qua việc học Tốn sẽ rèn luyện cho học sinh phương pháp suy nghĩ,
phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Tốn sẽ bồi dưỡng cho


trẻ tính chính xác, đức tính trung thực, cẩn thận và hăng say lao động, ...Từ đó
giúp các em phát triển tồn diện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
Môn tốn có vai trị rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện
tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề... Việc giúp học sinh hình thành kiến
thức và rèn luyện kĩ năng về mơn tốn có tầm quan trọng đáng kể vì điều đó
giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc học tập với cuộc sống
xung quanh và hỗ trợ học sinh học tập tốt các mơn học khác. Mơn Tốn ở Tiểu
học gồm 4 mạch nội dung (Số học; Yếu tố đại số; Đo lường; yếu tố hình học;
Giải tốn có lời văn) các kiến thức và kĩ năng được sắp xếp theo kiểu “đồng tâm
mở rộng” từ đơn giản đến phức tạp hơn, trừu tượng, khái quát hơn. ở từng lớp
học sinh được tích lũy, mở rộng kiến thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, phù
hợp với kinh nghiệm sống của các em. Điều này được thể hiện rõ ở nội dung học
về “Đại lượng và đo đại lượng” trong toán 4, nội dung dạy học này gắn rất nhiều
với thực tế cuộc sống của các em, và nó có mối quan hệ mật thiết với các kĩ
năng học toán khác. Song trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đây là phần kiến
thức khó dạy, học sinh gặp rất nhiều khó khăn và dễ mắc sai lầm khi học nội
dung này. Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn sai lầm đó. Qua q
trình nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi đã thu được kết quả tốt. Tơi
mạnh dạn trình bày “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục những
khó khăn, sai lầm khi học về đại lượng và đo đại lượng”
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện ở học sinh lớp 4C – Trường tiểu học Điện Biên
I. Nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng học tập phân mơn Tốn cho
các em học sinh lớp 4.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu áp dụng các giải pháp vào công tác
giảng dạy nội dung học về “ Đại lượng và đo đại lượng”
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2

download by :


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
Đảng và Nhà nước ta luôn xem "Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, và đặc
biệt coi trọng công tác giáo dục thế hệ trẻ. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển
giáo dục - đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo
dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to
lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển giáo dục và đào tạo
là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.. Lí thuyết
kiến tạo là một trong những phương pháp dạy học mang tính tích cực, phù hợp
với quá trình học tập của người học, làm cho người học chủ động, tích cực hơn
trong việc hình thành, chiếm lĩnh tri thức.
Chương trình mơn Tốn ở Tiểu học về cơ bản được xây dựng trên cơ sở
hoạt động của người học và người dạy. Điều này thể hiện quan điểm kiến tạo.
Mỗi kiến thức toán trong chương trình được thiết kế dưới dạng cung cấp thơng
tin và chỉ dẫn các hoạt động học tập, nhằm làm cho người học bằng họat động
của mình, dưới sự điều khiển của giáo viên, tự xây dựng nên kiến thức cho bản
thân.
Các kiến thức, kĩ năng của mơn tốn có nhiều ứng dụng trong đời sống,
giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng khơng gian của
thế giới hiện thực. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và

công nghệ thông tin đó làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều
đó địi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung,
phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện góp phần đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Từ cơ sở đó giáo viên vận dụng những phương pháp dạy học mới (lấy học
sinh làm trung tâm) trong quá trình giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy
học.
2.2.Thực trạng:
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành những công việc, như:
+ Tham khảo đồng nghiệp.
+ Dự giờ một số đồng chí giáo viên khối 4.
+ Khảo sát chất lượng.
Các công việc trên đều tập trung vào nội dung dạy – học Đại lượng và đo đại
lượng. Qua điều tra tôi đã nắm bắt được thực trạng việc dạy - học nội dung này,
cụ thể:
* Về phía giáo viên:

3

download by :


- Khi giới thiệu về “đại lượng và đo đại lượng” giáo viên chưa khắc sâu vào các
đơn vị đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại lượng.
- Việc dạy học giải các dạng toán về đại lượng trong thực tế nhiều giáo viên còn
lúng túng, chưa nắm vững kiến thức khoa học của mạch kiến thức này và chưa
khai thác được quan hệ giữa tri thức khoa học và tri thức môn học.
* Về phía học sinh:
- Học sinh cịn lẫn lộn về mối quan hệ giữa các loại đơn vị đo.

- Khả năng vận dụng hiểu biết thực tế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của
học sinh còn hạn chế, dẫn đến khả năng ước lượng đơn vị đo chưa tốt.
- Đối với lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên
ngồi, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học sinh rất khó
khăn trong việc nhận thức đại lượng.
* Khảo sát chất lượng:
Để đánh giá chất lượng dạy-học nội dung: “đại lượng và đo đại lượng” tôi ra
đề kiểm tra
Môn: Toán – Lớp 4.

Thời gian: 30 phút.

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3 phút = ….giây.

15 tấn = ….tạ.

m =.....cm.

4 tạ 5 kg =….kg.

Bài 2: Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào dài nhất?
a) 600 giây;

b) 20 phút;

c)

giờ;


Bài 3: Một xe ô tô chuyến đầu chở được 5 tấn gạo, chuyến sau chở được ít
hơn chuyến đầu 5 tạ gạo. Hỏi cả hai chuyến xe đó chở được bao nhiêu tạ gạo?
Qua khảo sát cho thấy học sinh hoàn thành bài kiểm tra chưa cao, vẫn có học
sinh chưa hồn thành bài. Cụ thể:
- Học sinh hoàn thành tốt nội dung bài kiểm tra: 15 em
- Học sinh hoàn thành bài kiểm tra: 20 em
- Học sinh chưa hoàn thành bài kiểm tra: 9 em
* Các lỗi cơ bản học sinh mắc phải:
- Các em nắm chưa vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo, nhầm lẫn các đơn vị
đứng liền nhau trong bảng đơn vị đo.
- Khi đổi số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị các em cịn lúng
túng thực hiện tính.
- Các em cịn lúng túng không hiểu thế nào là,

m,

giờ

4

download by :


Kết quả điều tra cho thấy chất lượng dạy học nội dung Đại lượng và số đo đại
lượng chưa cao.
* Nguyên nhân: Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, khảo sát chất
lượng, tôi nhận thấy học sinh gặp phải những khó khăn hoặc sai lầm sau:
1. Nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các đơn vị đo.
2. Không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo trong cùng một đại lương.
3. Không hiểu bản chất của phép tính trên các số đo đại lượng.

4. Khơng vận dụng được khái niệm và các phép tính về phân số.
5. Sai lầm khi thực hiện các phép tính số học hoặc các phép tính trên số đo đại
lượng.
6. Kĩ năng ước lượng không tốt.
7. Nhầm lẫn mối quan hệ giữa đơn vị đo độ dài và diện tích.
2.3 Giải pháp thực hiện:
Giải pháp1: Giáo viên nắm vững mạch kiến thức” Đại lượng và đo đại
lượng”
Trong chương trình toán học ở Tiểu học, các kiến thức về phép đo đai
lượng gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học và hình học. Khi dạy học hệ
thống đơn vị đo của mỗi đại lượng đều phải nhằm củng cố các kiến thức về hệ
ghi số (hệ thập phân). Ngược lại, việc củng cố này có tác dụng trở lại giúp nhận
thức rõ hơn mối quan hệ giữa các đơn vị đo của đại lượng đó có kiến thức về
phép tính số học làm cơ sở cho việc dạy học các phép tính trên số đo đại lượng.
Việc chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng được tiến hành trên cơ sở hệ ghi số;
đồng thời việc đó cũng góp phần củng cố nhận thức về số tự nhiên, phân số, số
thập phân theo chương trình tốn Tiểu học. Việc so sánh và tính tốn trên các số
đo đại lượng góp phần củng cố nhận thức về khái niệm đại lượng, tính cộng được
của đại lượng cộng được, đo được. Như vậy dạy học đại lượng và đo đại lượng
trong chương trình tốn Tiểu học nói chung và tốn 4 nói riêng rất quan trọng
bởi:
- Nội dung dạy học đại lương và đo đại lượng được triển khai theo định
hướng tăng cường thực hành vận dụng, gắn liền với thực tiễn đời sống. Đó chính
là cầu nối giữa các kiến thức tốn học với thực tế đời sống. Thơng qua việc giải
các bài tốn HS khơng chỉ rèn luyện các kỹ năng mơn tốn mà cịn được cung
cấp thêm nhiều tri thức bổ ích. Qua đó thấy được ứng dụng thực tiễn của toán
học.
Nhận thức về đại lượng, thực hành đo đại lượng kết hợp với số học, hình học
sẽ góp phần phát triển trí tượng tượng khơng gian, khả năng phân tích - tổng hợp,
khái qt hố - trừu tượng hoá, tác phong làm việc khoa học, …

Để dạy tốt lí thuyết mạch kiến thức này giáo viên cần nắm chắc nội dung
chương trình. Dạy học “Đại lượng và đo đại lượng” trong Toán 4 bao gồm các
nội dung:
5

download by :


1. Dạy học về đơn vị độ dài:
Tiếp tục củng cố và rèn luyện kĩ năng về:
+ Đọc, viết số đo độ dài (có 1 hoặc 2 tên đơn vị đo).
+ Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
+ Làm tính và giải tốn liên quan đến các số đo độ dài.
+ Thực hành đo và ước lượng số đo độ dài trong các trường hợp đơn giản.
2.Dạy học về đơn vị khối lượng
- Giới thiệu tên gọi, kí hiệu, độ lớn của các đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến,
hg, dag.
-Hệ thống hoá các đơn vị đo khối lượng thường dùng thành bảng đơn vị đo khối
lượng.
+ Chuyển đổi số đo khối lượng.
+ Làm tính và giải tốn với các số đo theo đơn vị: tấn, tạ, yến, kg và g.
+ Thực hành cân các đồ vật thông dụng hằng ngày. Tập ước lượng “cân nặng”
trong một số trường hợp đơn giản.
3.Dạy học về đơn vị đo thời gian:
+ Giới thiệu các đơn vị đo thời gian: Giây; thế kỉ và quan hệ giữa một số đơn
vị đo thời gian.
+ Tập chuyển đổi số đo thời gian.
+ Củng cố và rèn luyện kĩ năng: thực hành đo thời gian với các đơn vị đo
thường gặp là: giờ, phút, giây, tháng, năm; thực hành xem lịch, xem đồng hồ.
+ Củng cố nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian.

4. Dạy học về đơn vị đo diện tích:
+ Giới thiệu các đơn vị đo diện tích: dm2; m2; km2.
+ Nhận biết quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích thường gặp.
+ Chuyển đổi số đo diện tích.
+ Làm tính và giải tốn liên quan tới các số đo diện tích, trong đó có các bài
tốn về tính diện tích của hình chữ nhật; hình vng; hình bình hành; hình thoi.
Trong q trình giảng dạy, tơi ln nghiên cứu tài liệu, mạnh dạn áp dụng
đổi mới phương pháp giảng dạy vào từng hoạt động cụ thể của tiết học.
Kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu với mục đích khắc phục
những khó khăn hoặc sai lầm mà các em gặp phải trong quá trình học về Đại
lượng và số đo đại lượng. Cụ thể:
- Đọc các tài liệu có liên quan đến dạy học về Đại lượng và số đo đại lượng.

6

download by :


- Thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của việc đổi mới phương pháp trong
quá trình hướng dẫn học sinh học về Đại lượng và số đo đại lượng.
- Ln phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình
dạy - học.
Giải pháp2: Tổ chức tốt việc dạy lí thuyết (trên các tiết học)
Như chúng ta đã biết dạy học đo đại lượng nhằm làm cho học sinh nắm
được phép đo đại lượng, đó là biểu tượng giá trị của đại lượng bằng số. Từ đó
học sinh phân biệt được độ đo (giá trị của đại lượng) và số đo. Tuy nhiên, học
sinh tiểu học cịn có những hạn chế trong việc nhận thức : tri giác còn gắn với
hành động trên đồ vật, khó nhận biết được các hình khi chúng thay đổi vị trí
trong khơng gian hay thay đổi kích thước, khó phân biệt những đối tượng giống
nhau, chú ý của học sinh tiểu học chủ yếu là chú ý khơng có chủ định, nên học

sinh tiểu học hay chú ý tới cái mới lạ, hấp dẫn, cái đập vào trước mắt hơn là cái
cần quan sát, đối với học sinh tiểu học trí nhớ trực quan hình tượng phát triển
mạnh hơn trí nhớ câu chữ trừu tượng, trí tưởng tượng phụ thuộc hình mẫu có
thực, tư duy cụ thể là chủ yếu, cịn tư duy trừu tượng dần dần hình thành.Vì vậy
việc dạy lí thuyết trong mạch kiến thức này là rất quan trọng, giáo viên phải làm
sao để học sinh ghi nhớ chính xác, tránh nhầm lẫn giữa các đại lượng với nhau.
Để học sinh nắm được bản chất của đại lượng và đo đại lượng, giáo viên
phải tổ chức tốt việc dạy các dạng bài lí thuyết. Cụ thể:
Dạng 1: Dạng bài giới thiệu đơn vị và hình thành khái niệm đơn vị đo
đại lượng
Để giới thiệu một đơn vị đo đại lượng, giáo viên phải làm cho học sinh
hiu cỏc biểu tợng về đại lợng đợc hình thành bằng cách mô tả,
thao tác trên vật, trên cơ sở đó tìm ra cái chung nhất, đặc trng cho đại lợng. Chẳng hạn đặc tính nặng - nhẹ của các
vật biểu thị cho khối lợng của vật, đặc tính dài - ngắn của
các vật biểu thị cho độ dài của vật. Trên cơ sở đó giới thiệu
đơn vị đo đại lợng nhằm đo đạc, so sánh, tính toán giá trị
của đại lợng.Tựy vo tng n v o c hỡnh thành mà chúng ta lựa chọn
cách tiến hành cho phù hợp.
Ví dụ: Khi dạy về Đề - xi - mét vng: Giáo viên treo hình vng có diện
tích 1dm2 lên bảng và giới thiệu: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn
vị là Đề - xi - mét vng. Hình vng trên bảng có diện tích là 1dm2.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vng (Cạnh hình vng
bằng 1dm). Vậy 1dm2 là diện tích hình vng có cạnh dài 1dm.
+ Dựa vào cách viết kí hiệu cm2 , học sinh nêu cách kí hiệu dm2: là kí hiệu
của đề - xi - mét viết thêm chữ số 2 vào phía trên bên phải (dm2)
+ Học sinh viết và đọc các số đo diện tớch va hc
Tơng tự khi dạy bài mét vuông, giáo viên treo bảng 1
mét vuông lên bảng lớn, giới thiệu và đặt câu hỏi gợi ý để học
sinh hiểu đợc mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1
7


download by :


mét. Từ đó học sinh liên hệ, hình dung tới diện tích của hình
vuông do 25 viên gạch men hình vuông ghép lại thành 1m 2 và
có thể thấy đợc hình vuông 1m2 đợc lấp đầy bởi 100 hình
vuông có diện tích 1dm2 qua đó thấy đợc 1m = 100dm2.
Cho học sinh xem tranh (ảnh) chụp cảnh một cánh đồng
hay một khu rừng, biển và giới thiệu: Để đo diện tích của biển,
rừng, cánh đồng ... ngời ta dùng đơn vị đo diện tích lớn hơn
là km2.
Dng 2: Dy h thống đơn vị đo, cách chuyển đổi đơn vị đo
+ Nhắc lại các đơn vị đo đã học (khối lượng, độ dài, diện tích, thời gian)
+ Viết các đơn vị đo theo thứ tự xác định
+ Thực hành đổi: Từ lớn ra bé hoặc ngược lại: Từ 2 đơn vị về 1 đơn vị hoặc
ngược lại.
Biện pháp: Trước hết tôi giúp học sinh nắm chắc kiến thức ban đầu về Đại
lượng và số đo đại lượng:
- Nắm vững từng bảng đơn vị đo. Thuộc thứ tự bảng đó từ nhỏ đến lớn và
ngược lại từ lớn đến nhỏ.
- Nắm vững được quan hệ giữa 2 đơn vị đo lường liền nhau và giữa các
đơn vị khác nhau.
- Xác định yêu cầu bài tập loại bài tập đổi từ lớn ra bé hay từ bé ra lớn
- Thực hành chuyển đổi đơn vị đo.
* Ví dụ: Khi thực hiện đổi đơn vị đo khối lượng, tôi yêu cầu học sinh:
+ Nắm chắc các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng, giúp học sinh nhận
xét được “Hai đơn vị đo khối lượng liên tiếp gấp (hoặc kém) nhau 10 lần”. Nhận
biết mối quan hệ thường gặp như:
1 tấn = 1000 kg; 1 tạ = 100 kg; 1 kg = 1000g;


1 hg = 100 g…

Cho học sinh liên hệ giữa bảng đơn vị đo khối lượng với bảng đơn vị đo độ
dài. Giúp học sinh củng cố nhận thức về hệ đếm thập phân và đặc điểm của tập
hợp số tự nhiên: “Cứ mười đơn vị ở một hàng lại tập hợp thành một đơn vị ở
hàng trên tiếp liền nó”.
+ Khi chuyển đổi các đơn vị đo Thời gian cần giúp cho các em thấy được
quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian không chuyển đổi theo hệ đếm cơ số 10,
các đơn vị tiếp liền nhau không hơn kém nhau cùng một số lần. Giáo viên hệ
thống hoá, giúp các em nắm chắc các mối quan hệ cơ bản:
* Đối với đơn vị đo khối lượng và đo độ dài thì hai đơn vị đo liền kề nhau
hơn kém nhau 10 lần. Khi viết mỗi số đo độ dài hay đo khối lượng, mỗi hàng
tương ứng với một chữ số.
* Đối với đơn vị đo diện tích thì hai đơn vị đo liền kề nhau gấp (kém) nhau
100 lần:

8

download by :


1dm2 = 100cm2; 1 m2 = 100 dm2 nên “Khi viết mỗi số đo diện tích, mỗi hàng
tương ứng với hai chữ số”.
* Đối với đơn vị đo thời gian thì:
1 ngày =24 giờ; 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây; 1 năm = 12 tháng;
1 tuần lễ = 7 ngày; 1 thế kỉ = 100 năm.
+ Xây dựng đơn vị đo diện tích thơng qua biểu tượng, liên hệ với thực tế để
học sinh biết ước lượng. Giúp học sinh nắm chắc mối quan hệ các đơn vị đo
diện tích.

Giải pháp3: Hướng dẫn học sinh thực hành tốt các bài tập trên lớp
Sau khi học sinh đã nắm vững lí thuyết các dạng bài về đại lượng và đo
đại lượng, giáo viên củng cố kiến thức thông qua thực hành làm bài tập để củng
cố. Tuy nhiên cần tổ chức các tiết học sao cho mọi đối tượng học sinh đều hoạt
động một cách chủ động để đạt kết quả cao nhất như: lựa chọn bài tập phù hợp.
Đối với học sinh chậm cần giúp đỡ riêng để các em đạt yêu cầu, đối với học sinh
tiếp thu nhanh, học sinh năng khiếu cần khai thác phát triển các bài tập nâng cao
để các em có điều kiện bộc lộ và phát triền năng lực của mình. Để làm tốt điều
đó, tơi đã tiến hành dạy theo các bước sau:
1. Trước khi thực hành làm bài tập cần kiểm tra lí thuyết giúp các em nhớ lại
kiến thức đã học:
- Nêu các đơn vị vừa được học
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề nhau.
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo bất kì (Dành cho học sinh năng
khiếu)
- Nêu yêu cần của đề bài: Đổi từ đơn vị nào ra đơn vị nào?
2. Học sinh làm bài: Tùy theo từng yêu cầu của mỗi loại bài giáo viên có thể cho
học sinh làm bài cá nhân hoặc làm theo nhóm hay tổ chức trị chơi.
3. Chữa bài:
- Giáo viên có thể tổ chức chữa chung cả lớp: Yêu cầu học sinh đọc bài Giải thích cách làm - Nêu cách làm khác (nếu có)
- Giáo viên có thể chữa riêng (đối với học sinh tiếp thu chậm) để giúp các
em nắm vững kiến thức.
Ví dụ khi dạy về đơn vị đo khối lượng:
Bài: Yến, tạ, tấn: Học sinh cần hồn thành bài 1, 2, 3 (chọn 2 phép tính)
Bài 1 (trang 23 - Toán 4): Củng cố khả năng ước lượng của học sinh

9

download by :



Con bò 2 tạ; Con gà 2kg; Con voi 2 tấn Tuy nhiên không phải học sinh
nào cũng ước lượng đúng. Vẫn còn em ước lượng con bò 2 tấn, con voi 2 tạ
Bài 2 (trang 23 -Toán 4) Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng:
- Giáo viên yêu cầu cả lớp làm bài. Sau đó yêu cầu học sinh trình bày kết
quả - Giải thích cách làm: Vì sao 5 yến = 50kg (Vì 1 yến = 10kg nên 5 yến =
10kg x 5 = 50 kg ) hay: Em thực hiện thế nào để tìm được 2 tấn 85kg = ..kg (Vì
1 tấn = 1000kg nên 2 tấn 85kg = 1000 x 2 + 85 = 2085kg). Tuy nhiên trong
trường hợp này cũng có học sinh nhầm lẫn đổi 2 tấn 85kg = 285kg
Bài 3: (trang 23 - Tốn 4) Thực hành tính với các số đo đại lượng
          Cho học sinh vận dụng giải một số bài tốn có lời văn, làm bài tập trong
sách giáo khoa với mức độ nâng dần.
            Trong thực tế giảng dạy tơi nhận thấy học sinh cịn mắc sai lầm khi
chuyển đổi đơn vị đo. Đó là:
+ Nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các đơn vị đo.
+ Không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại lượng.
+ Không hiểu bản chất của phép tính trên các số đo đại lượng.
+ khơng vận dụng được khái niệm và các phép tính về phân số.
+ Mắc sai lầm khi thực hiện các phép tính số học hoặc các phép
tính trên số đo đại lượng.
+ Kĩ năng ước lượng của học sinh không tốt
Trong từng trường hợp cụ thể tôi tiến hành khắc phục như sau:
Trường hợp 1: Học sinh nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các
đơn vị đo.
- VD 1: Gọi tên các đơn vị đo diện tích là đề - xi - mét hoặc ki - lô - mét,
nhầm lẫn tên đơn vị đo trong cùng bảng.
*Cách khắc phục:
- Giúp học sinh biết đọc, viết đúng các chữ viết tắt theo quy ước quốc tế.
- Khi dạy về đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích tôi đều cho học sinh liên hệ,
so sánh cách đọc, cách viết giữa số đo độ dài với số đo diện tích (dm - dm 2; km km2;...

- Giúp học sinh nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- VD 2: Bài 2c (trang 23 – Toán 4).
2 tấn 85 kg = 285kg học sinh nhầm viết 2 085kg thành 285 kg (do đổi nhầm
2 tấn thành 2 tạ).
* Cách khắc phục:
10

download by :


Giúp cho HS củng cố, nắm chắc được mối quan hệ giữa tấn với kg (1 tấn = 1000
kg). Vậy ta có thể hướng dẫn để học sinh làm như sau:
Vì 1 tấn = 1000 kg nên 2 tấn = 2000 kg (2 x 1000kg)
Ta có: 2 tấn 85 kg = 2000 kg + 85 kg = 2085 kg.
Vậy: 2 tấn 85 kg = 2 085kg.
*Trường hợp 2: Học sinh không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo của
một đại lượng (dạng bài tập đổi từ danh số phức sang danh số đơn)
- VD 1: (Đổi số đo thời gian): Bài 2 (trang 26 - Toán 4)
3 giờ 10 phút = 310 phút.
*Cách khắc phục:
Học sinh phải nắm chắc 1 giờ = 60 phút.
Ta có: 3 giờ 10 phút = 3 giờ + 10 phút = 180 phút + 10 phút = 190 phút.
Vậy: 3 giờ 10 phútt = 190 phút.
- Các bài tập khác hướng dẫn tương tự:
1 phút 8 giây = …giây.

2 phút 5 giây = ….giây.

4 phút 20 giây = ….giây; …….
- VD 2: (đổi số đo diện tích):* Bài 2 (trang 65- Tốn 4):

10 dm2 2 cm2 = …. cm2.
Học sinh đổi nhầm: 10dm2 2cm2 = 102cm2
*Cách khắc phục:
Do học sinh chưa nắm chắc mối quan hệ giữa hai đơn vị đo (dm2 và cm2 1dm2 = 100cm2), do vậy dẫn đến sai lầm trên.
Học sinh có thể đổi: Vì 1dm2 = 100cm2
Ta có: 10dm2 = 10 x 100cm2 = 1000cm2.
Nên: 10dm2 2cm2 = 1000cm2 + 2cm2 = 1002cm2.
Vậy: 10dm2 2cm2 = 1002cm2.
Đối với các em học sinh khá giỏi các em có thể tự hồn thành được thì sau
khi ra kết quả, giáo viên yêu cầu các em giải thích cách làm.
- VD3: Bài 4 (trang 64- Toán 4). Điền dấu >; <; =
210cm2… 2dm2 10cm2 ;

1954cm2… 19dm250cm2

Học sinh có thể vận dụng cách làm trên để tìm ra kết quả.
Ngồi cách làm trên, giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh cỏch i khỏc
Khi vit số đo khối lợng, mỗi hàng đơn vị ứng với 1 chữ
số
11

download by :


VD: 5908kg = …tấn …kg
5

9

TÊn t¹


0

8

yÕn kg

Vậy: 5908kg = 5 tÊn 908kg
VD: 5420mm = .............m .............mm
5
4
2
0
m

dm

cm mm

Vậy: 5420mm = 5 m 420mm
Ta có thể dịch mỗi chữ số ứng với 1 hàng đơn vị đo độ
dài ở đây
Giáo viên cần giúp học sinh bớc đầu có nhận xét Khi viết
số đo diện tích, mỗi đơn vị ứng với hai chữ sè”.
VÝ dô: 123 456 cm2 = 12m2 34dm2 56cm2
Lưu ý: Chữ số hàng đơn vị bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của số đó
*Trường hợp 3: Học sinh khơng hiểu bản chất của phép tính trên các số đo
đại lượng.
-VD:(Số đo thời gian).


360 giây = ….phút.

Học sinh viết: 360 giây : 60 giây = 6 phút, vậy 360 giây = 6 phút.
Trong trường hợp này, học sinh đã tìm ra được kết quả đúng nhưng trình bày
sai vì khơng hiểu bản chất của phép tính được viết ra. Trong cách viết trên thì
phải hiểu đó là tỉ số (thương) của hai số đo thời gian cùng một đơn vị đo là giây.
Vì vậy giá trị của tỉ số này phải là 6, chứ không phải là 6 phút.
Vậy phải cho các em thấy được bản chất của vấn đề là:
60 giây = 1 phút và 360 : 60 = 6 hay 360 giây gấp 60 giây 6 lần.
Vậy: 360 giây = 6 phút.
- Đối với đổi số đo diện tích, khối lượng, độ dài cũng có thể mắc các sai lầm
tương tự.
VD: 1300dm2 = ….m2 không được viết: 1300dm2 : 100dm2 = 13m2 rồi kết
luận: 1300dm2 = 13 m2; …..
* Trường hợp 4: Học sinh không vận dụng được khái niệm và các phép tính
về phân số.
- VD: Bài 1 (trang 25 - Toán 4).
Học sinh khi gặp phép đổi:
phút = …. giây.

phút = …giây.

thế kỉ = ……năm.
12

download by :


Các em lúng túng, không biết cách đổi.
Giáo viên cần: Củng cố cho học sinh mối quan hệ giữa hai đơn vị đó, sau vận

dụng khái niệm và các phép tính về tìm phân số của một số để tìm ra kết quả.
Vì 1 phút = 60 giây, nên:

phút = 60 giây : 3 = 20 giây. Vậy:

Vì: 1phút = 60 giây, nên:

phút = 60 giây : 10 x 3 =18 giây hoặc 60 x

phút . Vậy:

phút = 20 giây.
= 18

phút=18 giây.

* Trường hợp 5: Học sinh mắc sai lầm khi thực hiện các phép tính số học
hoặc các phép tính trên số đo đại lượng.
Ví dụ: Bài 2 (trang 24 - Tốn 4). Tính: 380g + 195g

452hg x 3

928dag – 274dag

768hg : 6

Học sinh có thể mắc sai lầm như: Học sinh thực hiện các phép tính cộng, trừ,
nhân, chia chưa tốt.
380g + 195g = 475g (575g)


452hg x 3 = 1256hg (1356hg)

928dag – 274dag = 754dag (654dag)

630hg : 6 = 15hg (105hg)

- Ví dụ 2:

30 045cm2 = …m2…cm2

Học sinh có thể thực hiện sai phép tính (chưa nắm vững quy tắc nhân chia
nhẩm với 10; 100; 1000…) như sau:
30045 : 10000 = 30 (dư 45) và 30045cm2 = 30m2 45cm2. Trong khi phép
tính đúng phải là :
30 045 : 10 000 = 3 (dư 45) và 30 045cm2 = 3m2 45cm2.
Với trường hợp này giáo viên cần:
- Hướng dẫn học sinh nắm chắc cách thực hiện các phép tính số học, các quy
tắc nhân, chia nhẩm với 10; 100; 1000… khi giảng dạy các tiết học đó. Giáo
viên cần tạo điều kiện để học sinh luyện tập, học sinh có kĩ năng thực hiện các
phép tính số học một cách chính xác.
- Khi giảng dạy nội dung Đại lượng và số đo đại lượng, giáo viên kết hợp
củng cố cho học sinh kĩ năng thực hiện các phép tính trên từng số đo đại lượng
tương tự đối với các số tự nhiên, phân số nhưng lưu ý tính phải cùng một đơn vị
đo.
* Trường hợp 6: Kĩ năng ước lượng của học sinh không tốt:
- VD: Khoanh vào chữ đặt trước số đo thích hợp:
Diện tích của một trang sách Toán 4 khoảng:
A. 4 dm2;

B. 4 cm2;


C. 4 m2.

13

download by :


Học sinh có thể chọn câu trả lời B. 4 cm 2 vì cho rằng cm2 là đơn vị đo diện
tích bé nhất trong các phương án đưa ra, do đó sẽ phù hợp với diện tích của một
trang sách nhỏ.
- Ví dụ: Có hai vật: sắt và bơng. Sắt nặng 1 tạ, bông nặng 1 tạ. Vật nào nặng
hơn?
Hay: “Bạn Mai đi từ nhà tới trường hết 15 phút, bạn Lan đi từ nhà tới trường
hết 300 giây. Hỏi bạn nào đi đến trường mất nhiều thời gian hơn?”
Ở đây học sinh sẽ dễ nhầm lẫn và trả lời ngay là sắt sẽ nặng hơn (vì học sinh
thấy sắt thường là nặng, bông thường là nhẹ). Hay bạn Lan đi đến trường mất
nhiều thời gian hơn (Vì học sinh thấy 300 > 15). Mà không thấy được bản chất
của vấn đề.
Sở dĩ học sinh có các sai lầm trên học kĩ năng ước lượng của học sinh chưa
tốt, học sinh thường chỉ dựa vào hình thức bên ngồi và đưa ngay nhận xét, kết
luận.
Trước những sai lầm đó, giáo viên cần giúp các em biết ước lượng khối
lượng, độ dài hay diện tích của từng loại đối tượng, sự vật với các đơn vị đo
thích hợp. Cho học sinh sưu tầm những đồ vật có khối lượng theo yêu cầu của
giáo viên
Như vậy với các trường hợp nêu trên, ta có thể thấy được cơ bản một số
sai lầm mà học sinh thường mắc và cách khắc phục những sai lầm đó khi làm
các bài tốn về Đại lượng và số đo đại lượng.
Giải pháp 4: Hướng dẫn tốt việc tự học của học sinh

Khi giáo viên đã hướng dẫn học sinh thực hành tốt các bài tập cơ bản
trong sách giáo khoa thì có thể mở rộng kiến thức cho học sinh thông qua các
tiết thực hành ở buổi 2 nhằm củng cố kiến thức đã học đồng thời mở rộng nâng
cao kiến thức. Muốn vậy đòi hỏi giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm nhận thức
của học sinh tiểu học để lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối
tượng học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em phát huy trí lực,
chủ động lĩnh hội kiến thức, năng động, linh hoạt trong việc luyện tập đổi đơn vị
đo.
* Tự học trên lớp:
- Trước giờ vào học: Giáo viên cho học sinh truy bài lẫn nhau (Có thể
theo cặp hoặc theo nhóm) để ơn lí thuyết.
Giáo viên u cầu học sinh đặt đề cho bạn làm (dạng đơn giản)
- Vào giờ thực hành: Yêu cầu một học sinh đặt đề cho cả lớp làm, học
sinh thay phiên nhau làm người ra đề
+ Yêu cầu học sinh tự đặt để theo yêu cầu của giáo viên: Đọc viết các đơn
vị đo khối lượng, độ dài, thời gian, diên tích đã học theo thứ tự
+ Tự đặt đề chuyển đổi đơn vị đo theo các nhóm: Đổi từ đơn vị lớn sang
đơn vị bé gồm: - Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị đo; - Đổi số đo đại
lượng có hai, ba.. tên đơn vị đo

14

download by :


Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn gồm: - Đổi số đo đại lượng có một tên
đơn vị đo; - Đổi số đo đại lượng có hai, ba.. tên đơn vị đo
Thực hành giải tốn có liên quan đến đơn vị đo lồng trong các dạng tốn điển
hình như: Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó; Tìm hai số biết tổng
và hiệu của hai số

Ví dụ: 1.Chu vi của một hình chữ nhật là 23dm, chiều dài gấp rưỡi chiều rộng.
Tìm diện tích hình đó?
2.Một thửa ruộng có chiều dài hơn chiều rộng 10m, biết chiều rộng bằng
chiều dài. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó. Biết rằng cứ 5m thì thu
được 3kg thóc. Tính số thóc thu đươc trên thửa ruộng đó?
Khi học sinh được thay phiên nhau làm người ra đề các em thấy được vai
trò trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập, phát huy được tính tích cực, tự
giác của học sinh, giúp học sinh nắm vững bài học. Hiệu quả giờ dạy được nâng
cao lên rõ rệt
*Tự học ở nhà
+ Yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm các dạng bài về đại lượng qua tài liệu
tham khảo, mạng Internet hoặc qua báo Toán tuổi thơ để thực hành giải theo yêu
cầu của giáo viên.
+ Giáo viên chấm cá nhân cho từng học sinh
Ví dụ: Khi giải dạng toán về thời gian nếu các em không nắm chắc mối quan hệ,
quy luật về thời gian thì rất dễ bị nhầm lẫn.
Bài tốn1: Nam hỏi Hùng ” Bây giờ là mấy giờ?” Hùng đáp: ” Thời gian
từ lúc bắt đầu ngày đến bây giờ gấp 3 lần thời gian từ bây giờ đến lúc nửa đêm”.
Hỏi bây giờ là mấy giờ?
Phân tích: - Xác định khoảng thời gian từ lúc bắt đầu ngày đến lúc nửa đêm gồm
bao nhiêu giờ? (24 giờ)
- Biết thời gian từ lúc bắt đầu ngày đến bây giờ gấp 3 lần thời gian từ bây giờ
đến nửa đêm. Từ đó đưa về dạng tốn tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài giải: Khoảng thời gian từ bây giờ đến nửa đêm là 1 phần thì khoảng thời
gian từ lúc bắt đầu ngày đến bây giờ là 3 phần như thế.
Khoảng thời gian từ bây giờ đến nửa đêm là: 24 : ( 1 + 3) = 6 ( giờ)
Khoảng thời gian từ lúc bắt đầu ngày đến bây giờ là: 24 – 6 = 18( giờ)
Vậy bây giờ là 6 giờ tối.
Bài toán 2: Chiếc đồng hồ nhà Nam cứ mỗi giờ lại chay nhanh 15 giây.
Hôm nay lúc 5 giờ sáng, Nam chỉnh lại đồng hồ theo giờ chuẩn trên đài. Hỏi đến

5 giờ sáng hơm sau thì chiếc đồng hồ nhà Nam sẽ chỉ mấy giờ?
Phân tích: Ta xác định từ 5 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng hôm sau đồng hồ
đúng chạy được 24 giờ. Biết cứ mỗi giờ chiếc đồng hồ nhà Nam chạy nhanh 15
giây, đến đây ta đưa bài toán về dạng quan hệ tỉ lệ để xác định xem khi đồng hồ
nhà Nam chạy đúng, chạy 24 giờ thì chạy nhanh bao nhiêu giây.
Bài giải: Từ 5 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng hôm sau gồm 24 giờ.
Cứ mỗi giờ đồng hồ nhà Nam chạy nhanh 15 giây, như vậy sau 24 giờ đồng hồ
nhà Nam sẽ chạy nhanh thêm là: 15 x 24 = 360( giây) hay 6 phút.

15

download by :


Vậy đến 5 giờ sáng hơm sau thì chiếc đồng hồ nhà Nam chỉ : 5 giờ + 6 phút = 5
giờ 6 phút.
- Thay đổi các hình thức dạy học (Cá nhân, nhóm, tập thể, trị chơi học
tập,…), tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đổi mới cách đánh giá,
kiểm tra…
- Khích lệ học sinh để các em chủ động lĩnh hội kiến thức, có thể đưa ra
những thắc mắc trao đổi trực tiếp với giáo viên.
Thông qua việc tìm hiểu đó bản thân tơi nhận thấy các em khơng chỉ củng
cố được kiến thức mà cịn nâng cao khả năng nhận diện dạng toán của học sinh
Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh vận dụng số đo đại lượng vào cuộc sống
(kĩ năng sống)
Ngoài các kiến thức đã học ở trong sách, trong chương trình giáo viên cần
giúp đỡ học sinh hiểu biết thêm về cách sử dụng số đo đại lượng trong cuộc
sống nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng các đơn vị đo đại lượng, có khả năng sáng
tạo hơn khi gặp các bài tốn khó. Tạo cho các em tâm lí tự tin, vui vẻ và ngày
càng hứng thú say mê yêu thích môn học này.

* Cho học sinh biết một số tên đơn vị thông dụng thường dùng trong cuộc
sống hàng ngày: Ở số đo khối lượng thì: 1 kg cịn gọi là 1 cân hay 1ki lơ, 1 kí
theo địa phương. 1 hg hay cịn gọi là 1 lượng (lạng), nói dễ hiểu hơn 1 cân bằng
10 lượng (lạng). Các em biết giúp đỡ bố mẹ trong việc cân, đo, đong, đếm hoặc
ước lượng được tốt hơn. Còn ở số đo độ dài thì: 1km cịn gọi là 1 cây số (ví dụ:
Qng đường từ Lang Chánh – TP Thanh Hóa dài khoảng 100 km hay 100 cây
số). Với số đo thời gian thì 1giờ hay cịn gọi là 1 tiếng (ví dụ: 2 giờ rưỡi hay 2
tiếng rưỡi).
- Giới thiệu dụng cụ đo và hướng dẫn cách đo:
            + Giới thiệu các loại cân và các bộ phận của cân, chủ yếu là sử dụng cân
bàn. Giới thiệu thước đo độ dài…
            + Hướng dẫn cách cân, đo: giáo viên cần lưu ý là phải chuẩn bị một cách
chu đáo trước khi lên lớp, đặc biệt là đo thử trước khi hướng dẫn học sinh. Sở dĩ
như vậy vì đối với học sinh lớp 4 các em chưa được học về số thập phân nên số
đo của các đồ vật chuẩn bị phải là những số nguyên.
            + Cách đọc số đo và ghi số đo ở trên cân, thước…
- Cho học sinh thực hành đo, ước lượng: Khi hướng dẫn học sinh học các nội
dung này, giáo viên cần tổ chức các hoạt động hướng dẫn học sinh quan sát, ước
lượng, liên hệ đối chiếu. Thơng qua các hình ảnh thực tế, các hoạt động sinh
hoạt hàng ngày để học sinh có thể cảm nhận thời gian, thời điểm, thời lượng…
để học sinh đưa ra các phán đoán, kết luận chính xác trước các câu hỏi, bài tập
gắn với thực tế.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng số đo đại lượng ứng dụng vào
thực tế cuộc sống thông qua các hoạt động:
16

download by :


- Thông qua hoạt động của cá nhân các em:

+ Đi chợ: Giúp mẹ đi chợ mua – bán
+ Ước lượng khoảng thời gian học, chơi trong ngày, nhận biết các buổi
trong ngày, các ngày trong tuần
+ Tham gia giao thông: Ước lượng độ dài khoảng cách từ nhà đến trường
học, Từ nơi em ở đến nơi em đi du lịch,...
+ Xem bản đồ: Biết độ dài, diện tích. Vận dụng tính với tỉ lệ bản đồ.
-Thơng qua các hoạt động được nhà trường (lớp) tổ chức như:
+ Đố vui về đại lượng:
Ví dụ: Một con sên bị từ chân lên tới đỉnh cái cột cao 10 mét. Ban ngày nó bị
lên được 5 mét, ban đêm nó bị tụt xuống 4 mét. Muốn lên tới đỉnh, con sên phải
bò mất mấy ngày và mấy đêm?
Bài giải: Ngày đầu tiên sên bò lên được 5m, đêm lại tụt xuống 4 m. Như vậy sau
một ngày đêm, sên bò lên được:   5 - 4 = 1 (m)
 Ngày cuối cùng sên bị lên 5m để được lên tới đỉnh thì sên phải ở mét thứ 5. 
Để sên bò lên và tụt xuống ở đúng mét thứ 5 thì phải mất:  1 x 5 = 5 (ngày đêm)
 Như vậy sên bò lên tới đỉnh phải mất 6  (5+1=6 ngày 5 đêm.
+ Trò chơi ( Xếp hình, vẽ hình có kích thước, có tỉ lệ...)
Ví dụ: Dạy bài : Thực hành vẽ hình vng (trang 55 - Tốn 4)
Chuẩn bị :
Giáo viên phân công cho học sinh chuẩn bị ở nhà, mỗi học
sinh 12 que với độ dài 3 cm , 4 cm , 5 cm ,… 14 cm.
Cách chơi: Giáo viên nêu cách chơi:
- Lấy một số que từ 12 que trên để xếp được thành hình vng.
Nhóm nào xếp được nhiều hình vng hơn , trong khoảng thời gian quy
định, là thắng.
- Chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 – 6 em. Mỗi nhóm
cùng làm với nhau. Nhóm nào xếp được nhiều hình vng khác nhau nhất sẽ
được tun dương. (Chú ý : khơng được xếp hình vng từ các que có độ dài
giống nhau, nghĩa là khơng được lấy lẫn các que từ các “bộ 10 que” khác
nhau).

Lưu ý : + Chu vi hình vng (bằng tổng độ dài của các que được xếp) là
một số chia hết cho 4, nên muốn xếp nhanh phải chọn lấy số que có tổng độ
dài là một số chia hết cho 4.
Ví dụ : Nếu lấy cả 12 que có tổng độ dài (3 + 4 + 5 + 6 + … + 13 + 14 =
102) thì khơng thể xếp được thành hình vng.
+ Trị chơi này được tến hành sau phần lí thuyết của bài.
Dạy bài: Bảng đơn vị đo khối lượng (trang 24 - Toán 4)
Chuẩn bị: 2 băng giấy khổ A1 ghi sẵn:
1000kg = 1 tấn
5kg 4g = 5004g
2kg = 2hg
1kg = 100dag
3 tấn = 30 yến
7 tạ = 700kg
Cách chơi: Học sinh 10 em chia thành 2 đội, mỗi đội 5 em. Các em sẽ nối
tiếp nhau điền Đ hoặc S vào ô trống theo lệnh của giáo viên. Nhóm nào làm
đúng, nhanh thì nhóm đó sẽ thắng.
17

download by :


+ Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết học.
III. Kết quả đạt được:
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp, tôi
nhận thấy chất lượng khảo sát mơn Tốn khá cao. Tơi mạnh dạn đưa ra trong
các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ được tập thể giáo viên trong tổ hưởng ứng
và áp dụng vào giảng dạy không chỉ các giáo viên trong khối mà cả các khối lớp
khác cũng đưa vào áp dụng đạt kết quả tốt. Để đối chứng tôi tiến hành kiểm tra
theo đề sau:

Mơn: Tốn – Lớp 4.

Thời gian: 30 phút.

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
480 giây = ..... phút

16 500g = ...kg....g

m2 =.....cm2.

5 tấn 18kg =….kg.

Bài 2: Trong các khoảng thời gian sau khoảng thời gian nào là lớn nhất:
A.

giờ

B, 700 giây

C. 10 phút

D. 11 phút 30 giây

Bài 3: Một cửa hàng có 1500kg gạo nếp và gạo tẻ, số gạo nếp chiếm

tổng

số gạo. Người ta đem gạo đóng vào các túi nhỏ, mỗi túi gạo tẻ đựng 5kg, mỗi
túi gạo nếp đựng 2kg. Hỏi đóng được bao nhiêu túi gạo mỗi loại?

Cụ thể, chất lượng khảo sát đạt được:
- Học sinh hoàn thành tốt nội dung bài kiểm tra: 30 em
- Học sinh hoàn thành bài kiểm tra: 14 em
- Học sinh chưa hoàn thành bài kiểm tra: 0 em
IV. So sánh đối chứng:
Qua việc dạy thực nghiệm, kết quả chất lượng khảo sát học sinh, tôi nhận thấy
Học sinh thực hiện tốt các bài toán liên quan đến nội dung Đại lượng và số đo
đại lượng. Khơng chỉ ở các dạng tốn cộng trừ, nhân, chia, các bài toán liên
quan đến đổi các đơn vị đo đại lượng mà học sinh vận dụng rất tốt vào học ứng
dụng tỉ lệ bản đồ... Khơng khí giờ học tốn diễn ra rất sơi nổi, học sinh u thích
học tốn hơn. Học sinh đã được phát huy tích cực, chủ động trong lĩnh hội tri
thức cũng như luyện tập thực hành.Các bài tập về đổi đơn vị đo các em ít nhầm
lẫn hơn. Thực hiện các phép tính trên đơn vị đo lường lúc nào các em cũng chú
ý đến việc đổi các số đo về cùng một đơn vị đo. Cụ thể:
+ Học sinh nắm chắc kiến thức về Đại lượng và số đo đại lượng.
+ Các bài tập các em trình bày khoa học, có sự sáng tạo.
+ Học sinh ít mắc những sai lầm trước đây.
+ Kết quả khảo sát cao.
18

download by :


19

download by :


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1Kết luận

Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, chất lượng giảng dạy nội dung “Đại
lượng và đo đại lượng” ở lớp tôi đạt hiệu quả rõ rệt.
Muốn nâng cao chất lượng dạy học nói chung, mỗi giáo viên cần thường
xuyên nghiên cứu tài liệu, các chuyên đề, tập san, mạnh dạn đổi mới phương
pháp dạy học. Đối với nội dung dạy - học Đại lượng và các số đo đại lượng
Toán 4 cũng vậy, giáo viên cần nắm vững mức độ, yêu cầu nội dung dạy học.
Cần có sự tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình giảng dạy, mạnh dạn áp
dụng các phương pháp dạy học mới, phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình
vào giảng dạy. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần thay đổi khơng khí để học
sinh được tự nhiên, thoải mái, từ đó giáo viên có thể thấy được những thắc mắc,
khó khăn ở học sinh để có cách khắc phục những khó khăn đó một cách tốt nhất.
Đặc biệt giáo viên cần giúp học sinh gắn nội dung học về đại lượng, đo đại
lượng với những hình ảnh, hoạt động sinh hoạt hàng ngày đã giúp các em cảm
nhận được các đơn vị đo đại lượng một cách thực tế chính xác. Giúp học sinh có
thể vận dụng kinh nghiệm sống của bản thân vào quá trình học tập. Đồng thời
vận dụng những điều đã học trên lớp vào thực tế cuộc sống.
Với học sinh cần thực sự say mê, kiên trì học tập. Giữa giáo viên và học
sinh cần có sự phối hợp nhịp nhàng. Học sinh có ý thức tự giác luyện tập dưới
sự dẫn dắt của giáo viên, giáo viên cần quan sát, theo dõi đôn đốc các em luyện
tập.
3.2 Bài học kinh nghiệm:
Qua việc nghiên cứu nội dung chương trình mơn học, tơi rút ra một số bài học
sau:
+ Giáo viên cần nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa, từ đó cần
có kế hoạch đưa ra những bài giảng phù hợp với học sinh, phát huy tính tích cực
của học sinh, giúp học sinh tự mình say sưa tìm tịi kiến thức mới.
+ Giáo viên cần nắm chắc từng đối tượng học sinh mình dạy. Cùng học sinh
xây dựng mơi trường học tập thân thiện có tính sư phạm cao, động viên và
hướng dẫn học sinh chăm học, trung thực, khiêm tốn, vượt khó trong học tập.
+ Mỗi bài giảng, mỗi mạch kiến thức giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh

nắm được kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng để thực hiện các bài tập của các
mạch kiến thức khác nhanh, chính xác. Đặc biệt là các bài về Đại lượng và số đo
đại lượng giáo viên cần liên hệ thực tế, tạo hướng phát triển cho bài sau, đồng
thời chú trọng khắc sâu kiến thức bài học trước.
+ Giáo viên cần mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, không lệ thuộc vào
sách giáo viên, dạy cần đi đúng hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Giáo viên ;luôn theo dõi, quan tâm, hỗ trợ mọi đối tượng học sinh để các em
được hoạt động thực sự- tìm ra kiến thức mới, như vậy các em sẽ nhớ lâu,
phát triển được tư duy, phát huy tính tích cực của mọi học sinh.
20

download by :


Tuy vậy để tiết dạy đạt hiệu quả thì giáo viên cần áp dụng kinh nghiệm một
cách linh hoạt sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, như vậy bài dạy
mới đạt hiệu quả.
3.3 Kiến nghị
Kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh khắc phục những khó khăn
sai lầm khi học về đại lượng và đo đại lượng- dành cho học sinh lớp 4 đã
được áp dụng vào thực tế giảng dạy và bước đầu đạt kết quả. Song cũng không
tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học
và các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn và tôi cũng xin đề
xuất một vài ý kiến nhỏ sau:
+ Giáo viên cần nắm chắc quy trình hình thành kiến thức, phương pháp dạy
học, tích cực bồi dưỡng thường xuyên ở các mức độ và hình thức khác nhau. Từ
việc tự bản thân bồi dưỡng, ở tổ chuyên mơn đến các cấp: huyện,thành phố,
tỉnh...
+ Trong q trình dạy giáo viên cần nắm chắc mục tiêu của bài. Sao cho phù
hợp với đối tượng học sinh để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng,

hiểu quả.
+ Phải có sự chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy - học, đồ dùng phù hợp với bài
dạy. Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học để lôi cuốn gây hứng thú học tập cho học
sinh.
+ Cụm chuyên môn, và các trường cần liên kết hợp tác để tổ chức các buổi
hội thảo về chuyên môn để giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm
làm cho chất lượng giảng dạy ngày càng cao hơn đáp ứng với yêu cầu phát triển
của khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 3 năm 2016
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

21

download by :



×