Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN môt số kinh nghiệm dạy tập làm văn lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.07 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Tên mục
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng về vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tìm hiểu nội dung chương trình, sắp xếp thành các
dạng bài chung để dạy
2.3.2. Dạy các dạng bài
2.3.3. Rèn kỹ năng viết qua các phân môn
2.3.4. Nâng cao kỹ năng viết qua cảm thụ văn học
2.3.5. Hướng học sinh nói, viết dựa trên thực tế trải
nghiệm của bản thân.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
3.2. Kiến nghị

download by :

Trang
1
1
1
1
1
1
1
2
3
3
4
8
8
9

11
11
11
12


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Việc học đầu tiên trong đời của một con người đó là học nói. Bắt đầu từ
những tiếng bi bơ, trẻ lớn lên cùng với thế giới quanh mình. Vốn ngơn ngữ của
trẻ ngày một giàu lên. Từ những tiếng bập bẹ, trẻ nói được câu dài hơn để bày tỏ
suy nghĩ của mình. Đến tuổi mẫu giáo, trẻ được làm quen với mơ hình chữ cái.
Đến lớp 1 bắt đầu thực sự được tiếp xúc, làm quen và vận dụng ngôn ngữ
viết, thực hành ngơn ngữ nói một cách chuẩn xác.
Ngơn ngữ là cầu nối đến mọi khoa học. Tất cả đều được thể hiện trên bình
diện ngơn ngữ. Và có lẽ vì thế mà trong chương trình, mơn Tiếng Việt có nhiều
phân môn và chiếm nhiều thời lượng nhất. Trực tiếp giảng dạy, tôi càng nhận
thấy tầm quan trọng của môn Tiếng Việt. Mơn Tiếng Việt giúp các em hình
thành 4 kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết. Phân mơn Tập làm văn trong môn
Tiếng việt hội tụ đủ 4 kỹ năng trên [1].
Một người khiếm khuyết về ngôn ngữ thường đồng nghĩa với tư duy kém
phát triển, bởi tư duy và ngơn ngữ có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Như vậy
phát triển ngôn ngữ cho học sinh chính là phát triển tư duy cho trẻ mà thực chất
phân môn Tập làm văn trong Tiếng Việt là trọng tâm. Song cứ hãy nhìn chung
cách viết văn của học sinh lớp 2 ta mới thấy được những trăn trở của giáo viên
là điều đương nhiên. Vì vậy tơi ln suy nghĩ dạy như thế nào để học sinh học
tốt mơn Tập làm văn. Đó chính là lý do tơi viết đề tài nghiên cứu: Một số kinh
nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân.

Góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân mơn tâp làm văn nói riêng và
mơn tiếng việt nói chung.
Rèn kỹ năng viết đề tài nghiên cứu khoa học.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Các bài Tập làm văn của mạch kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2.
Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 2B trường Tiểu học
Thọ Ngọc - huyện Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ
bản sau:
Phương pháp trực quan.
Phương pháp hỏi đáp, gợi mở.
Phương pháp luyện tập, thống kê, khảo sát chất lượng học sinh.
Nghiên cứu tài liệu thông qua sách giáo khoa, các loại sách tham khảo.
Tổng kết rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận:
Đã nhiều năm gắn bó với lớp 2, hơn lúc nào hết tơi hiểu những khó khăn
và vướng mắc khi dạy Tiếng Việt nói chung và phân mơn Tập làm văn nói
riêng. Chương trình đặc biệt chú trọng đến kĩ năng giao tiếp và gắn liền với thực
tế đời sống nên đòi hỏi rất cao đến vốn sống của trẻ. Chất lượng học sinh không
1

download by :


đồng đều do không phải tất cả học sinh đều có một tiền đề tốt. Học sinh bị ngợp
bởi lượng kiến thức và những yêu cầu mới mà ở lớp Một các em chưa được va
chạm. Các kĩ năng cơ bản phục vụ cho một bài viết văn của các em là hoàn toàn
chưa đáp ứng được yêu cầu. Vậy nên phần lớn học sinh rất ngại hay nói đúng

hơn là khơng thích học phân mơn Tập làm văn.
Thật vậy, ngơn ngữ dạng viết giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong sự tồn
tại, phát triển của con người. Vậy hướng cho học sinh học tốt môn Tập làm văn
là rất cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phần lớn phụ thuộc vào người giáo viên.
Nếu học sinh viết bài tập làm văn tốt: đủ số lượng câu, đủ ý, diễn đạt rõ
ràng, hấp dẫn người đọc thì học sinh đó sẽ phát triển tốt hơn khơng những chỉ ở
mơn Tiếng Việt mà góp phần vào khả năng tiếp thu các mơn học khác, đặc biệt
có khả năng giao tiếp tốt. Chính vì vậy việc dạy học sinh viết tốt đoạn văn ngay
từ ở lớp nhỏ là xây dựng cho các em một nền móng vững chắc. Ngồi ra dạy học
sinh viết văn tốt cịn góp phần rèn luyện đạo dức, tính kiên trì, tính cẩn thận, tính
sáng tạo và lòng tự tin cho bản thân.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 2 nhiều năm, tôi luôn quan tâm đến chất
lượng học sinh. Với tình hình học tập của học sinh hiện nay, đặc biệt là ở vùng
nơng thơn, kỹ năng đọc của các em cịn chậm, dẫn đến kỹ năng viết còn hạn chế.
Qua dự giờ đồng nghiệp đã khơng ít giáo viên giải quyết việc khó khăn ấy bằng
cách đọc hoặc chép cả nội dung bài làm cho học sinh ghi vào vở, dẫn đến một
thực tế: Bài tập của cả lớp khi trả lời, bài viết của học sinh trong những kì thi cứ
na ná giống nhau nếu đề bài nằm trong chương trình dạy. Việc làm thiếu trách
nhiệm đó vơ hình dung đã làm mai một khả năng sáng tạo của học sinh.
Hiện nay nền giáo dục của nước ta đang áp dụng chung cho cả nước về
việc giảng dạy theo hướng đổi mới, phát huy tính năng động, sáng tạo của học
sinh. Tuy nhiên, học sinh lớp 2B nói riêng và học sinh vùng nơng thơn nói
chung gặp phải 1 vấn đề khó khăn là: thiếu tư liệu, thiếu sự quan tâm của các
bậc phụ huynh do nền kinh tế còn hạn hẹp, hầu hết bố mẹ phải lo làm ăn hoặc
thậm chí đi làm ăn xa, để con cái ở nhà với ông bà già, việc đôn đốc dạy bảo bị
hạn chế. Bên cạnh đó các em lại thiếu tính bền bỉ, kiên trì trong học tập, đó là
những yếu tố tích cực giúp học sinh chủ động trong học tập, cũng là yếu tố giúp
các em hình thành nhân cách. Mặt khác các em sinh ra và lớn lên ở vùng nông
thôn, thiếu dụng cụ học tập, thiếu sự tiếp xúc với cuộc sống đơ thị nên những

điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
Từ thực tế trên lớp cho thấy, khi học sinh làm bài theo một hệ thống câu
hỏi gợi mở thì bài viết của các em hầu như chỉ trả lời câu hỏi, thiếu những câu
văn gợi tả, gợi cảm, câu trả lời thường ngắn, cộc lốc và không cảm xúc.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến trẻ cả về hình thành nhân cách và trí tuệ.
Có thể tổng hợp thành 3 yếu tố chính: Gia đình, Nhà trường và Xã hội. Nhưng
môi trường quyết định đến kết quả học tập của trẻ là Gia đình và Nhà trường,
bởi đó là những nơi trực tiếp tham gia quản lí, giám sát việc học tập của trẻ
nhiều hơn cả, là nơi trẻ tiếp thu tri thức, rèn luyện, thực hành, trải nghiệm những
tri thức đó. Sự quan tâm chưa đúng cách của phụ huynh đối với học sinh. Ở lớp
dưới, trẻ chưa được rèn luyện nhiều kĩ năng nói năng mạch lạc, trôi chảy. Giáo
2

download by :


viên giảng dạy không tạo cho trẻ cơ hội được tự bộc lộ suy nghĩ, khả năng vốn
có của mình mà thực ra, trẻ có thể đưa ra những ý tưởng vô cùng phong phú.
Giáo viên chưa khơi dậy được sự quan tâm đúng đắn của gia đình đối với việc
học của con em họ.
Với tôi, việc rèn luyện năng lực viết cho học sinh không phải diễn ra trong
một, hai ngày như cách luyện kĩ năng thực hiện phép tính mà nó xun suốt cả
q trình học tập của học sinh không theo một khuôn mẫu, một công thức nào cả
mà phụ thuộc vào sự cảm nhận của mỗi em. Đó chính là cái khó và cũng chính
là sự đa dạng của phân mơn này, địi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại
và thực sự tâm huyết trong từng giờ dạy. Một từ hay, một câu văn lưu loát, sinh
động được học sinh sử dụng trong bài viết của mình chính là một phần thưởng
đối với giáo viên, là một sự thành công trong công tác giảng dạy.
Kết quả khảo sát bài viết của học sinh đạt được như sau:
Cách thức viết

Trình bày đoạn văn đúng yêu cầu: Đủ câu
theo yêu cầu, biết dùng câu, từ hay, sắp xếp hợp lí;
sử dụng dấu câu phù hợp, biết so sánh để tả cho
câu văn sinh động. Biết nêu tác dụng của con vật,
cây cối mình tả đối với con người.
Biết trình bày đoạn văn: đủ số câu, biết dùng
câu, từ hay, sắp xếp hợp lí; sử dụng dấu câu phù
hợp, chưa biết so sánh để tả cho câu văn sinh
động.
Biết dùng câu, chưa biết dùng từ hay, sắp
xếp câu chưa phù hợp, tả mang tính liệt kê, chưa
biết so sánh để tả cho câu văn sinh động.

Tổng số 29 học sinh
SL đạt

TL

0

0%

3

10.35%

26

89,65%


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để giờ dạy Tập làm văn thực sự có kết quả và gây hứng thú cho học sinh,
giáo viên cần phải có những giải pháp sau:
- Nắm vững chương trình phân mơn Tập làm văn lớp Hai.
- Tìm hiểu cách tổ chức dạy từng dạng bài.
- Rèn các kĩ năng đọc, kĩ năng nói, kĩ năng trả lời... để bổ trợ cho kĩ năng
viết văn của học sinh qua các phân môn khác của Tiếng Việt.
- Rèn kĩ năng viết văn bằng chính cảm xúc và trải nghiệm thực tế của bản
thân.
2.3.1.Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung chương trình, sắp xếp thành các
dạng bài chung để dạy.
- Ở Lớp 2, các kiểu bài học Tập làm văn đều là các bài học độc lập và tất
cả các bài đều là các bài học thực hành.
- Các bài Tập làm văn là tổ hợp các bài tập nhằm khai thác kiến thức, vốn
sống đã có và vận dụng những kiến thức này để sản sinh ngôn bản.
3

download by :


Ngay từ khi có ý tưởng nguyên cứu đề tài, rút kinh nghiệm từ kết quả dạy
Tập làm văn năm học 2015 – 2016, tơi mạnh dạn xếp chương trình Tập làm văn
lớp 2 thành những dạng bài sau :
- Thực hành về một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày
như viết tự thuật, lập danh sách tổ, lập thời gian biểu, gọi điện, viết tin nhắn, bưu
thiếp,...
- Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới thiệu,
cảm ơn, xin lỗi, khẳng định, phủ định, mời nhờ đề nghị, chia buồn, chia
vui,...qua các hình thức độc thoại và hội thoại trong các hình thức giao tiếp trong
gia đình và trường học.

- Thực hành rèn luyện về kỹ năng diễn đạt( nói, viết) như: Kể về người
thân trong gia đình, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh
hoặc câu hỏi.
- Thực hành luyện về kỹ năng nghe: dựa vào câu hỏi gợi ý để kể lại hoặc
nêu được ý chính của mẫu chuyện ngắn đã nghe.
2.3.2. Giải pháp 2:Dạy các dạng bài:
Dạng 1: Học sinh thực hành các nghi thức lời nói tối thiểu bao gồm các kĩ
năng:
Chào hỏi. Tự giới thiệu.
Đáp lời chào, tự giới thiệu.
Nói lời cảm ơn, xin lỗi.
Đáp lời cảm ơn, xin lỗi.
Khẳng định, phủ định.
Đáp lời khẳng định, phủ định.
Nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đè nghị.
Đáp lời đồng ý, từ chối.
Chia vui. Đáp lời chia vui.
Chia buồn, an ủi. Đáp lời chia buồn, an ủi.
Khen ngợi. Đáp lời khen ngợi.
( Sách GV Tiếng Việt, lớp 2 tập 1,2) [3]
Với dạng bài này, chương trình có rất nhiều tình huống giao tiếp phong
phú để rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh, phát triển ngơn ngữ nói cho học
sinh, giúp các em tự tin trong giao tiếp. Để cho giờ học mang lại hứng thú cho
học sinh, đem lại kết quả tốt thì giáo viên phải biết cách tổ chức. Các cách tổ
chức tôi thường sử dụng khi dạy dạng bài này là học dưới dạng trò chơi như: Tổ
chức cho học sinh tham gia trò chơi: Tập làm phóng viên nhí. Khi thực hành các
em phỏng vấn: Chào hỏi. Tự giới thiệu. Đóng hoạt cảnh trong các tình huống
cần luyện tập về nói và đáp lời cảm ơn, xin lỗi hay lời chia vui, chia buồn.
Mỗi khi tổ chức cho học sinh tham gia trị chơi, tơi khơng chỉ yêu cầu học
sinh nhận xét về cách sử dụng ngơn ngữ nói và đáp mà cịn nhận xét, đánh giá

về thái độ, hành vi trong giao tiếp để giúp học sinh hiểu rằng mọi lời nói, cử chỉ
trong giao tiếp luôn luôn phải đi kèm thái độ.
Dạng 2: Viết đoạn văn ngắn ( tả ngắn, kể ngắn)
Dạng bài này dạy học sinh bước đầu biết cách tổ chức đoạn văn, bài văn,
4

download by :


rèn kĩ năng diễn đạt thông qua nhiệm vụ kể một sự việc đơn giản hoặc sơ lược
về người, vật xung quanh theo gợi ý tranh, câu hỏi, rèn luyện kĩ năng nghe
thông qua các bài tập kể lại hoặc nêu ý kiến của bạn.
Nội dung của dạng bài này bao gồm:
Kể ngắn theo tranh, theo câu hỏi.
Kể về gia đình, người thân, về con vật.
Kể chuyện được chứng kiến.
Tả ngắn về bốn mùa, về một loài chim, về biển, về cây cối.
Tả về Bác Hồ.
Với mỗi nội dung tôi ln cố gắng khai thác mục tiêu và tìm cách tổ chức
cho học sinh thu nhận kiến thức một cách tích cực, chủ động và vận dụng tối đa
vốn sống của các em.
Cụ thể:
Tuần 1: Tự giới thiệu. Câu và bài.
Bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1,2 câu để tạo thành một câu
chuyện.
Đây quả là một yêu cầu khó đối với học sinh ngay mới chỉ buổi đầu làm
quen với phân môn mới đặc biệt là đối tượng học sinh chưa hoàn thành.
Bước 1: Học sinh tìm hiểu và nêu được yêu cầu của bài tập.
Như vậy không phải là những câu rời rạc mà học sinh phải biết gắn kết
các câu theo một lơ gic để tạo thành một câu chuyện có ý nghĩa.

Bước 2: Tìm hiểu nội dung từng bức tranh.
Tranh 1: Cảnh các bạn dạo chơi trong vườn hoa.
Tranh 2: Một bạn gái say sưa ngắm những bông hoa hồng và một bạn trai đi
ngang qua.
Tranh 3: Bạn gái giơ tay định ngắt bông hoa, bạn trai ngăn lại.
Tranh 4: Bạn trai đang giải thích cho bạn gái.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh thi nói về nội dung từng bức tranh.
Với yêu cầu diễn đạt rõ ràng, đủ ý, tránh lặp từ, khuyến khích học sinh
hồn thành và hồn thành tốt nói được nhiều câu với mỗi tranh. Với tranh 1: học
sinh tự lựa chọn thời gian diễn ra sự việc, tranh 2: lồng hành động và suy nghĩ
của bạn gái. Riêng tranh 4, tôi yêu cầu học sinh đưa ra nhiều cách giải thích cho
bạn trai về thái độ, việc làm của bạn gái sau khi nghe bạn trai giải thích.Có nhận
xét, đánh giá về cách sử dụng câu, từ đối với từng học sinh.
Bước 4: Kể toàn bộ câu chuyện: Yêu cầu 2 học sinh hoàn thành và 2 học sinh
hoàn thành tốt kể toàn bộ câu chuyện. Bây giờ tôi mới bắt đầu hướng dẫn các
em sử dụng các từ nối liên kết các nội dung hoặc những từ ngữ chỉ thời gian,
diễn biến tình huống trong câu chuyện như: Vào sáng, chiều thứ bảy, chủ nhật...,
bỗng, chợt, Cuối cùng…
Bước 5: Rút ra bài học qua nội dung bài tập và nêu được ý nghĩa của câu
chuyện.
Bước 6: Yêu cầu học sinh viết lại nội dung câu chuyện trên vào vở ô li.
Lúc này tôi bắt đầu hướng dẫn học sinh cách trình bày một đoạn, bài, cách
trình bày lời nhân vật hoặc dẫn lời thể hiện suy nghĩ của nhân vật.
Kết quả: Học sinh nắm được yêu cầu và thực hành tốt dưới sự hướng dẫn
5

download by :


của giáo viên.

Tuần 4: Cảm ơn, xin lỗi.
Bài tập 3: Hãy nói 3,4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm
ơn hay xin lỗi thích hợp [2].
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài tập
Bước 2: Tìm hiểu nội dung từng bức tranh.
Tranh 1: Bạn gái đang nhận chú gấu bông từ tay một người phụ nữ.
Tranh 2: Bạn trai đang khoanh tay trước một người phụ nữ, dưới đất là lọ hoa bị
vỡ.
Học sinh xác định được tranh nào cần dùng lời cảm ơn, tranh nào cần nói
lời xin lỗi.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh nói về nội dung từng tranh.
Hướng dẫn học sinh chọn đối tượng: người phụ nữ trong 2 tranh trên có
thể là ai: mẹ, cơ, dì, bác, bạn của bố mẹ…
Bạn nữ có thể được nhận quà trong những dịp nào? Như phần thưởng cho
kết quả học tập tốt, nhân dịp sinh nhật, Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, quà của
người thân khi đi xa về, quà của khách…
Khi nhận quà, thái độ của bạn nữ như thế nào? Bạn ấy cần nói gì?
Khi bạn nữ nói lời cảm ơn thì người cho q sẽ có cảm giác thế nào? Hãy
tưởng tượng họ sẽ nói gì?
Ở tranh 2: Bạn nam có thể làm vỡ bình hoa trong những tình huống nào?
Chơi trốn tìm khơng may va vào, đá bóng, leo trèo,hoặc có thể giúp mẹ lau dọn
bàn hay thay nước cho hoa…
Bạn nam ấy đã nói gì với người phụ nữ?
Khi bạn nam nói lời xin lỗi thì người phụ nữ có giận bạn nam nữa khơng?
Hãy đốn xem họ sẽ nói gì với bạn nam?
u cầu nhiều học sinh trình bày nội dung từng tranh.
Nhận xét, đánh giá về câu, từ, bố cục của từng tình huống.
Bước 4: Rút ra bài học về sự cần thiết của lời cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp
thường nhật và khi nào thì cần phải sử dụng lời cảm ơn hoặc xin lỗi.
Bước 5: Hướng dẫn học sinh cách trình bày.

Có thể nói, ngay từ những tiết học đầu tiên, học sinh đã phải thực hiện
những yêu cầu trên quả là một thách thức vô cùng nan giải đối với giáo viên.
Nhưng với tinh thần trách nhiệm và lòng ham muốn vượt qua những khó khăn,
tơi đã dày cơng khơng chỉ trong một hay hai tiết mà có thể từ tuần này qua tuần
khác, cả trong và ngồi giờ học, khơng ngừng nhắc nhở, khuyến khích các em
rèn luyện để cuối cùng dù là kĩ năng nói hay viết phần lớn học sinh cũng đều
thực hành tương đối tốt.
Và những sản phẩm sáng tạo của các em chính là những đoạn văn vô
cùng đa dạng và phong phú.
Dạng 3: Tạo lập văn bản thông thường để phục vụ cuộc sống giao tiếp hàng
ngày.
Dạng bài này giúp học sinh nắm được một số kĩ năng phục vụ học tập và
đời sống hàng ngày như:
Khai bản tự thuật.
6

download by :


Viết tin nhắn để nhắn tin chia vui, chia buồn.
Nhận và gọi điện thoại.
Đọc và lập danh sách học sinh.
Tra mục lục sách.
Luyện tập về thời khoá biểu.
Lập thời gian biểu.
Nội dung này rất thiết thực trong cuộc sống hằng ngày, hướng các em
thành người năng động, độc lập trong cuộc sống.
Với dạng bài này, khó hơn cả là hướng dẫn các em viết bưu thiếp hay tin
nhắn, trình bày một tình huống giao tiếp qua điện thoại.
Nhưng cho dù là kiểu dạng bài gì đi nữa thì bước tìm hiểu yêu cầu đề bài

là bước quan trọng nhất giúp các em xác định rõ trọng tâm, từ đó mới mở ra các
bước tiếp theo.
Ví dụ 1: Tuần 11: Chia buồn, an ủi
Bài tập 3: Được tin quê em bị bão, bố mẹ về thăm ông bà. Em hãy viết một bức
thư ngắn giống như viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà [2].
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu của bài tập là gì?
Lí do em gửi thư cho ơng bà?
Nội dung của thư thăm hỏi những gì?
Bước 2: Tổ chức cho học sinh trình bày miệng nội dung của thư .
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày một bức thư .
Địa điểm, thời gian: Ghi lùi vào phần giấy bên phải: Ghi nơi viết thư và
thời gian viết thư.
Lời xưng hô: Lùi vào so với lề chừng 2ô: Tuỳ vào đối tượng là ai để có
lời xưng hơ phù hợp thể hiện tình cảm của mình dành cho người nhận.
Lí do viết thư và nội dung thăm hỏi, cuối cùng có thể là lời chúc, mong
muốn hay hứa hẹn của mình đối với người nhận.
Ghi tên người viết kèm mối quan hệ với người nhận ở phần giấy bên phải.
Ví dụ 2: Tuần 13: Gọi điện.
Bài tập 2: Viết 4,5 câu trao đổi qua điện thoại theo nội dung sau:
Bạn gọi điện cho em, rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm. Em đồng
ý và hẹn ngày giờ cùng đi [2].
Em đang học bài, bỗng bạn gọi điện rủ em đi chơi. Em từ chối vì cịn bận
học.
Để hướng dẫn học sinh học bài này, tôi đã căn cứ vào vốn sống của các
em. Thực tế tất cả các em đều đã biết sử dụng điện thoại và cũng thường xuyên
giao tiếp trên điện thoại nên kĩ năng được tôi chú trọng là kĩ năng trình bày bài
viết.
Bước 1: Tìm hiểu nội dung từng tình huống.
Xác định người rủ, rủ đi đâu?

Thái độ của em trong từng tình huống?
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách trình bày.
Lựa chọn tên của người bạn gọi cho em.
Xác định người sẽ nói đầu tiên.
7

download by :


Em: Ghi lời của em khi nhấc máy.
Bạn: Ghi lời chào hỏi, giới thiệu, lời rủ của bạn.
Em: Ghi lời đồng ý, lời hẹn hoặc lời từ chối của em.
Trong tình huống 1: Lựa chọn tên bạn ốm, xác định người hẹn ngày giờ. Lưu ý
học sinh nên thêm cả địa điểm hẹn.
Trong tình huống 2: Lựa chọn các nội dung chơi. Lưu ý học sinh từ chối khéo
léo và có thể hứa hẹn chơi cùng bạn vào dịp khác.
Bước 3: Học sinh làm bài.
Yêu cầu học sinh hoàn thành tốt làm cả 2 tình huống.
Với học sinh hồn thành thì làm 1 tình huống theo yêu cầu của giáo viên:
Tổ 1 và tổ 3: Tình huống 1; Tổ 2: Tình huống 2.
u cầu 2 học sinh hồn thành tốt trình bày 2 tình huống trên bảng lớp.
Giáo viên quán xuyến và ln nhắc học sinh cách trình bày, sử dụng dấu
câu hợp lí.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá.
Nhận xét 2 bài làm trên bảng.
Nhận xét kết quả làm dưới lớp.
2 học sinh trên bảng thực hành gọi điện cùng bạn mình đã chọn theo tình
huống trên bảng.
Nhắc học sinh phải xin phép bố mẹ khi đi thăm bạn ốm.
2.3.3 Giải pháp 3: Rèn kỹ năng viết qua các phân môn:

Trong thực tế, ở trường tiểu học hiện nay học sinh nói tốt nhưng viết
thường cụt lủn, chưa đủ câu hoặc chưa biết chấm câu, câu văn ngắn chưa sử
dụng được câu dài, có hình ảnh do khả năng sử dụng rộng vốn từ chưa được mở
rộng. Không những trong phân môn Tập làm văn mà ở tất cả các phân mơn khác
vì vậy việc rèn kỹ năng viết cho học sinh ở tất cả các môn học là rất quan trọng,
nhằm nâng cao khả năng viết cho các em.
Ví dụ: Khi học sinh làm tốn thì các câu lời giải cầm phải viết đúng,
chính xác yêu cầu của bài toán như vậy đã rèn cho học sinh viết câu đầy đủ
chính xác.
- Hay ở phân mơn Tập đọc, ngồi việc đọc học sinh trả lời câu hỏi giáo
viên cũng phải sửa cho học sinh trả lời đủ ý, đủ câu.
2.3.4. Giải pháp 4: Nâng cao kỹ năng viết qua cảm thụ văn học.
Cảm thụ văn học phụ thuộc nhiều vào vốn sống của trẻ nên muốn bồi
dưỡng năng lực này trước tiên phải bồi dưỡng vốn sống cho các em. Vì vậy, cần
hướng dẫn cho các em biết quan sát thực tế. Giáo viên cần đóng vai trị dẫn dắt,
gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ cho các em. Không nên biến trẻ
thành một đối tượng thụ động tiếp nhận lời nói mà cần tác động đến tình cảm, trí
tưởng tượng của trẻ một cách dần dần, khơng nóng vội. Giáo viên cần phải tơn
trọng sự chân thật trong suy nghĩ của trẻ. Cần tạo cho trẻ nghe, nhìn, cảm xúc.
Vì vậy, tơi thường cho học sinh viết theo chủ đề.
Ví dụ: Khi dạy vănTả người.

8

download by :


Để các em tả người được hay thì khơng chỉ tả người một cách chung gồm
hình dáng, tính tình... mà cần tả một con người cụ thể có hình dáng, tính tình
riêng biệt. Để làm được việc này các em cần quan sát một cách tỉ mỉ các đặc tính

nổi bật, riêng biệt của người đó.
Ví dụ: Bạn Lan tả mẹ( to, cao, khỏe mạnh, da trắng, tóc dài...) khác với
bạn Nam tả mẹ( gầy, ốm yếu, da xanh, tóc ngắn...)
Quan trọng hơn là tình cảm của người viết với người được tả. Đây là nét
đặc trưng riêng, tình cảm riêng của mỗi người mà khơng ai có thể viết thay
được.
Ví dụ: Nam viết: Em yêu mẹ em lắm. Mẹ ốm yếu là thế nhưng vẫn chăm
sóc gia đình từng li, từng tí. Ngồi giờ học em giúp mẹ nấu cơm nhưng mẹ nói:
Con lên luyện viết bài Cây dừa, mẹ thích bài thơ đó lắm.
Trong các tiết dạy Tập đọc ngoài việc đọc đúng, đọc diễn cảm để hiểu
đúng bài đọc, hiểu cảm xúc mà bài đọc muốn truyền tải, học sinh trả lời câu hỏi
tôi thường cho các em nêu cảm nghĩ của một hay con thích hình ảnh nào? Vì
sao? Để học sinh bày tỏ cảm xúc giống bài đọc, để các em nói lên suy nghĩ của
mình đó chính là cảm thụ văn học giúp các em viết văn được hay hơn.
2.3.5. Giải pháp5: Hướng học sinh nói, viết dựa trên thực tế trải
nghiệm của bản thân.
Với tất cả các dạng bài tôi luôn hướng học sinh nói, viết, trả lời, viết câu,
viết đoạn gắn với cuộc sống thực, cảm xúc thực của học sinh.
Ví dụ: Khi viết văn tả người “tả về mẹ” học sinh cần quan sát kỹ về hình
dáng, thấy được tình cảm của mẹ qua sự chăm sóc gia đình, thấy được vẻ đẹp
của mẹ qua sự lam lũ, hy sinh cho gia đình.
Học sinh thấy được tình cảm của mẹ qua sự yêu/ ghét qua đó để uốn nắn
nhân cách cho học sinh.
Sách không chỉ chứa đựng vẻ đẹp của ngôn từ, của hình ảnh mà sách cịn
là nơi chứa đựng những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn học,
khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ đi trước và cả của những người
đương thời. Để học sinh tự tìm đến với sách tơi ln hướng cho học sinh cách
tìm kiếm kiến thức qua các chủ điểm, qua bài.
Ví dụ: Học Tự nhiên và Xã hội phần động, thực vật tơi cho học sinh tìm
các lồi chim hiếm, các lồi chim có ở nước ta. Để làm được bài tập này học

sinh cần tìm trên sách báo hay trên mạng hoặc đọc cuốn Từ điển Động vật, thực
vật. Qua đó các em biết được các lồi chim, đặc điểm, hình dáng của chúng. Từ
đó các em sẽ ham đọc sách, lĩnh hội tri thức tốt hơn.Tìm hiểu thế giới qua sách
vở để nâng cao kiến thức về thế giới quan, mở rộng vốn từ và sự hiểu biết. Đây
là việc làm vơ cùng hữu ích cho việc viết văn.
Đọc để lĩnh hội tri thức đã khó nói ra được những tri thức đó cho người
khác hiểu càng khó hơn vì thế bản thân mình có vốn sống, vốn từ thì nói ra một
cách tự tin chứ khơng còn mặc cảm, tự ti mà thiên về bày tỏ, chứng tỏ bản thân.
Để làm được việc đó giáo viên cần định hướng cho học sinh được nói, gợi mở
để học sinh được nói, rèn cho học sinh nói đúng, nói hay.
Tuy nhiên giáo viên cần khuyến khích học sinh xây dựng tủ sách cá nhân
9

download by :


đổi sách cho nhau để được đọc nhiều sách hơn và hướng học sinh lựa chọn sách
phù hợp.
Ngoài đọc sách cần rèn kỹ năng viết văn qua hoạt động giải trí cho học
sinh.
Hiện nay cơng nghệ thơng tin đang được phát triển một cách rầm rộ, việc
tiếp cận với mạng, điện thoại, ti vi đang là vấn đề nan giải của các bậc phụ
huynh, tuy nhiên đây là nguồn thông tin vô cùng quan trọng cho các em trong
cuộc sống. Vậy giáo viên cần định hướng một cách rõ ràng để các em lĩnh hội tri
thức một cách tốt nhất nhưng không bị lạm dụng. Mặt khác, do cuộc sống bận
rộn nên chưa tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động cộng đồng
được, đây cũng là một tồn tại chung của xã hội. Để khắc phục tình trạng này tơi
thường xun tổ chức cho các em làm tốt các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp,
viết về một hoạt động ngoại khóa mà em biết. Từ đó giúp các em nắm được tri
thức một cách tự nhiên, khơng gị bó, cưỡng ép.

- Phát triển vốn từ, làm phong phú vốn từ.
Từ là đơn vị trung tâm của ngơn ngữ. Khơng có một vốn từ đầy đủ thì
khơng thể nắm ngơn ngữ như một cơng cụ giao tiếp. Điều đó lí giải tại sao trẻ
thường mắc lỗi trong nói và viết như: Khơng biết sử dụng từ, dùng từ sai.Vì vậy
yêu cầu học sinh tìm từ gần nghĩa, trái nghĩa, mở rộng vốn từ là điều cần thiết.
Trên cơ sở hiểu nghĩa, phân biệt được sắc thái, mức độ gợi tả, gợi cảm học sinh
vận dụng vào bài viết của mình một cách phù hợp.
- Rèn luyện về câu, năng lực diễn đạt.
Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể diễn đạt một ý trọn vẹn. Nói và viết không
đủ câu sẽ khiến cho người nghe, người đọc khơng hiểu điều mình cần diễn đạt,
thậm chí có thể hiểu sai vấn đề.Trong viết văn, học sinh thường mắc các lỗi như:
Viết không đủ câu, đủ ý, thiếu hình ảnh, kiểu câu kể sử dụng độc nhất trong bài
khiến cho bài văn thiếu sinh động. Vì vậy nội dung luyện của giáo viên bao
gồm:
Luyện cấu trúc câu: Yêu cầu các em viết đủ câu, Có các dạng bài tập về
phát hiện và sửa các dòng chưa thành câu. Hướng dẫn học sinh biết sử dụng
chêm xen các câu hỏi, câu kể, câu cảm trong bài văn sao cho phù hợp. Luyện
cho học sinh có thể diễn đạt một ý bằng nhiều cách khác nhau. Luyện mở rộng
thành phần câu, sử dụng các hình ảnh so sánh, ví von để bài viết thêm sinh động.
- Rèn luyện chữ viết.
Viết đúng, đẹp nhanh, trình bày khoa học cũng là một trong những kĩ
năng cần rèn luyện của Tiếng Việt, đó cũng là một tiêu chí nhằm đánh giá sự
trọn vẹn của một bài văn. Các nội dung cần tập trung rèn luyện: Rèn luyện kĩ
năng chính tả: Sửa các lỗi về phụ âm đầu, nguyên âm, bán âm, phụ âm cuối,
thanh điệu. Rèn luyện chữ viết: Yêu cầu các em viết đúng mẫu chữ, luyện viết
thêm ở nhà. Rèn luyện cách trình bày: Bài văn được trình bày theo ý, mỗi ý
được diễn đạt bằng nhiều câu tao nên một đoạn. Như vậy bắt đầu của một câu
phải viết hoa và bắt đầu của một đoạn phải viết lùi vào so với lề giống như một
bài chính tả.
- Rèn kĩ năng viết văn qua các bài văn mẫu:

10

download by :


Vấn đề học sinh dựa dẫm, phụ thuộc vào sách văn mẫu là do giáo viên
chúng ta chưa hướng dẫn các em sử dụng đúng cách. Các em cần được tham
khảo để học hỏi cái hay, khắc phục cái chưa hay ở bài viết của mình.Chúng ta
khuyến khích các em đọc sách, hướng các em lựa chọn sách để đọc cũng chỉ
nhằm bồi dưỡng thêm vốn tri thức, vốn sống cho trẻ. Vậy nên việc rèn kĩ năng
viết văn thông qua bài văn mẫu cũng là một trong những giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng viết văn cho các em.
- Rèn kĩ năng viết văn qua việc chấm chữa bài:
Sau khi chấm bài, giáo viên hướng dẫn học sinh cách sửa chữa những
thiếu sót, hạn chế trong bài làm của các em, tạo cơ hội cho các em rút kinh
nghiệm bài đã làm, phát huy ưu điểm của bản thân, học tập những thành công
của bạn đồng thời biết tự khắc phục sai sót và tham gia nhận xét, giúp bạn sửa
lỗi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến:
Với cách dạy học tơi đã trình bày trên, bài viết của học sinh trình bày rõ
ràng bố cục, nội dung phong phú, sinh động, có cảm xúc. Nhiều bài văn hay.
Cuối kì 2, kết quả đạt được của học sinh như sau:
Cách thức viết
Trình bày đoạn văn đúng yêu cầu: Đủ câu theo yêu
cầu, biết dùng câu, từ hay, sắp xếp hợp lí; sử dụng
dấu câu phù hợp, biết so sánh để tả cho câu văn
sinh động. Biết nêu tác dụng của con vật, cây cối
mình tả đối với con người.
Biết trình bày đoạn văn: đủ số câu, biết dùng câu,
từ hay, sắp xếp hợp lí; sử dụng dấu câu phù hợp,

chưa biết so sánh để tả cho câu văn sinh động.
Biết dùng câu, chưa biết dùng từ hay, sắp xếp câu
chưa phù hợp, tả mang tính liệt kê, chưa biết so
sánh để tả cho câu văn sinh động.
3. Kết luận, kiến nghị

Tổng số 29 học sinh
SL đạt
TL
8

27.6%

20

69,0%

1

3.4%

3.1. Kết luận:
Ngay tiết đầu tiên của chương trình Tập làm văn đã yêu cầu học sinh gắn
kết các bức tranh thành câu chuyện là quá sớm.
Chương trình Tập làm văn đã đưa ra việc viết đoạn văn ngắn, có bài tập
về rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu ở phân môn Luyện từ và câu nhưng chưa có
nhiều bài tập về viết những câu văn hay, có hình ảnh. Chỉ có bài tuần 16: Tập
làm văn: Chuyển câu kể thành câu tỏ ý khen, và tuần 17: Luyện từ và câu: Sử
dụng hình ảnh so sánh để tả.
Các dạng bài tập nói và đáp cùng một chủ đề cách nhau quá xa. Cụ thể:

Nói lời cảm ơn – Tuần 4
Đáp lời cảm ơn – Tuần 21…
11

download by :


Chính vì vậy mà người giáo viên trước tiên phải có lịng nhiệt tình, niềm
say mê thực sự. Khơng ngừng rèn luyện, tìm tịi, học hỏi để trau dồi thêm vốn
hiểu biết, rèn rũa ngôn ngữ trong sáng, không tự hài lịng với những gì mình
đang có. Biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách sáng tạo, kích thích
niềm say mê học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ, thể
hiện, thử nghiệm khả năng của bản thân các em thông qua các hình thức tổ chức
học tập, thi đua, vui chơi mà giáo viên đề ra với nhiều chủ đề, thể loại, yêu cầu
phong phú. Khéo léo trong cách đánh giá, nhận xét học sinh để những em hoàn
thành hoàn thành tốt khơng ngừng cố gắng, những em chưa hồn thành khơng
chán nản, tự ti.
3.2. Kiến nghị:
+ Đối với sở GD&ĐT cần phát hành tài liệu phổ biến kinh nghiệm dạy
Tập làm văn lớp 2 để các trường Tiểu học vận dụng dạy và học đạt hiệu quả cao
nhất.
+ Đối với Phòng giáo dục: Có kế hoạch chỉ đạo các trường Tiểu học tổ
chức hội thảo trao đổi những kinh nghiệm dạy tập làm văn lớp 2 cho giáo viên.
+ Đối với Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức hội
thảo chuyên đề kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2 nâng cao chất lượng dạy
học. Tổ chức các câu lạc bộ Tiếng Việt để học sinh được giao lưu, bộc lộ khả
năng của bản thân. Tổ khối quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đưa
chất lượng của đội ngũ giáo viên ngày càng cao hơn, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ
mà nghành giáo dục đặt ra trong giai đoạn mới.
Vì chương trình địi hỏi trẻ có một vốn sống nhất định nên gia đình cũng

đặc biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng, trang bị cho trẻ một vốn kiến thức tối
thiểu trong cuộc sống thường nhật. Chẳng hạn: Giới thiệu cho trẻ biết tên gọi,
ích lợi hoặc mặt hại của một số lồi động vật, thực vật quanh mình. Cho trẻ biết
về cơng việc và niềm tự hào về nghề nghiệp của từng thành viên trong gia đình.
Cho trẻ tình yêu thương và yêu cầu trẻ thể hiện tinh thần trách nhiệm của
mình đối với gia đình, xã hội. Tạo cho trẻ có cơ hội được tiếp xúc với cảnh đẹp
của quê hương đất nước.
Trên đây là Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2 mà tơi đã có dịp
trải nghiệm trong cơng tác giảng dạy của mình và cũng đã thu được một số kết
quả nhất định. Tôi xin được chia sẻ cùng các đồng nghiệp, rất mong nhận được
sự góp ý của các quý vị.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

12

download by :


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Xuân Dương

Tài liệu tham khảo

1

Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 2

NXBGD

2

Sách Tiếng Việt lớp 2.

NXBGD

3

Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2.

NXBĐHSP

4

Nguồn tài liệu intenet

13

download by :


14

download by :



15

download by :



×