Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.56 KB, 13 trang )

Header Page 1 of 161.

Sáng kiến kinh nghiệm

Tên đề tài: Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tích cực của học
sinh.
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây ngành GD nói riêng và xã hội nói chung rất quan tâm đến Tập
làm văn cải cách nhưng vẫn còn nhiều bất cập , chưa thỏa mảng được nhu cầu mong muốn
của mọi người. Tập làm văn là môn có nhiều đổi mới về nội dung phương pháp dạy học.
Là một giáo viên nhiều năm giảng dạy bật tiểu học nhất là lớp 2 , khi bắt tay vào dạy
tập làm văn cho học sinh tôi thấy rất hướng thú và tôi quyết định đầu tư nghiên cứu phân
môn này nhằm giúp các em học sinh lớp 2 học tốt hơn .
Bởi vì chúng ta dạy cho học sinh biết cách làm văn ,chính là dạy cho các em biết
cách ứng xử các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Từ đó tôi đã đầu tư nguyên cứu viết đề
tài : " Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tích cực của học sinh ". Đây tuy chỉ
là một vài biện pháp , nhưng qua thực tế áp dụng ,nó cũng đã đêm lại một số kết quan rất là
khả quan .
Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng , nhưng so với yêu cầu hoàn thiện cao về tập làm
văn nên đề tài cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định .Kính mong hội đồng
khoa học các cấp ,các bạn bè đồng nghiệp góp ý để đề tài mang lại hiệu quả cao.
Xin chân thành cảm ơn !

NGƯỜI THỰC HIỆN

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

Footer Page 1 of 161.


Header Page 2 of 161.


A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài:
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và bật tểu học nói riêng
hiện nay vốn để cải cách giảng dạy không phải là mối quang tâm của một cá nhân nào mà
đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội .Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục bật tiểu học
sẽ góp phần tạo con người mới một cách có hệ thống và vững chắc.
Trong giai đoạn hiện nay xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bật tiểu
học là làm sao để giáo viên có thể là tyuền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức,định
hướng cho học sinh hoạt động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân và chiếm lĩnh trí
thức mới .
Nhung chúng ta đã biết văn học là môn học chính vừa là môn công cụ giúp học sinh Phát
huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh là một tư tưởng tiến bộ vốn xuất hiện
từ lâu trong lịch sử giáo dục và hiện vẫn đang được dư luận quan tâm, đánh giá cao. Dạy
học theo phương pháp này khuyến khích được học sinh tự học và vận dụng vốn hiểu biết
của bản thân vào quá trình học tập.
Với đặc điểm của phân môn Tập làm văn: mang tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp
và sáng tạo, mỗi bài văn là một sản phẩm không lặp lại của mỗi sinh trước một đề tài cụ
thể nào đó, thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này là một việc làm hết sức
quan trọng và cần thiết, đặc biệt với việc dạy Tập làm văn ở lớp 2 – Vậy đổi mới ra sao?
như thế nào để phù hợp với học sinh lớp 2. Điều đó khiến tôi trăn trở, tìm tòi suốt nhiều
năm nay. Cho nên tôi chọn cho mình đề tài:” Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng pháp
huy tích cực của học sinh “
Các em học sinh lớp hai bắt đầu học Tập làm văn ngay từ tuần đầu tiên của năm học với
thể loại đầu tiên là “điền từ”. Thời gian đầu, học sinh điền từ chưa thật chính xác do còn bỡ
ngỡ và nắm từ chưa thật chắc, còn tách rời câu văn ra khỏi đoạn văn để điền từ, do đó lựa
chọn từ không chính xác dẫn tới gạch xoá nhiều.

Footer Page 2 of 161.



Header Page 3 of 161.

Ví dụ: Bài “Ngôi trường mới”. Nếu tách riêng từng câu thứ nhất, hai từ ngữ sau điền

vào chỗ trống, ý nghĩa của câu vẫn hợp lý: lớp học, ngôi trường (xã em vừa xây xong một
ngôi trường hoặc: Xã em vừa xây xong một lớp học. Xong xét ý nghĩa cả đoạn thì lại phải
bỏ từ “lớp học”.
Từ tuần 8 đến tuần 33, học sinh lần lượt học thêm các thể loại bài: Quan sát tranh và trả
lời câu hỏi; trả lời câu hỏi; dùng từ đặt câu. Học sinh khá lúng túng trong cách diễn đạt, từ
ngữ sử dụng nghèo nàn, còn dựa vào bài tập đọc hoặc phụ thuộc vào gợi ý của giáo viên
hơi nhiều. Chỉ một số học sinh được làm việc. Giáo viên không kiểm soát được hết lỗi của
học sinh để sửa chữa kịp thời cũng như không kiểm soát hết được sự tham gia vào bài học
của học sinh <trường hợp làm bài miệng...>
Vậy làm thế nào để khắc phục được những khó khăn, hạn chế nêu trên và phát huy được
tính tích cực của học sinh trong quá trình học Tập làm văn? Quá trình giảng dậy ở lớp 2,
tìm hiểu nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy, tôi đã rút ra
được một số kinh nghiệm sau đây
II. Mục đích ý nghĩa của đề tài :
Đề tài giúp tôi không những phải tận tình gần gũi, giúp đỡ học sinh tự học và vận dụng vốn
hiểu biết của bảng thân tự học và vận dụng vốn hiểu biết của bản thân vào quá trình học
tập của các em. Riêng bản thân cũng không ngừng học tập trao dồi cho mình một kĩ năng
vững vàng phương pháp tập làm văn.
Từ đó tôi thấy rõ trọng trách của người giáo viên chủ nhiệm lớp là phải từng bước giúp học
sinh làm tập làm văn, nhằm nâng cao chất lượng học cho các em

Footer Page 3 of 161.


Header Page 4 of 161.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Thực trạng tình hình lớp
Trong năm học 2009- 2010 tôi đươc nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2/1 có 35 học
sinh trong đó có 18 học sinh nam .

Các em nói chung tiếp thu bài tốt , hiểu bài ngay .

Tuy nhiên kỹ năng nghe nói của các em không đồng đều , có một số em nói còn nhỏ , khả
năng diễn đạt suy nghĩ bài học còn chậm , yếu .
Mặt khác , do thực tế học sinh mới được làm quen với phân môn Tập làm văn ở lớp 2 nên
học sinh còn nhiều bỡ ngỡ , chưa có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học và
hợp lý .
Qua khảo sát đầu năm tôi nhận thấy đa số học sinh học cho lấy rồi chưa thật sự tâp trung
vì chư nắm vững tạp làm văn , dẫn đến kết quả xếp loại tháng 9 như sau:
Thời gian

Giỏi

Tháng 9

SL

Khá
CL SL

Yếu

T Bình
CL


SL

CL

SL

Kém
CL

SL

CL

Trước tình hình đó tôi có nhiều lo lắng thực trạng tập làm văn làm thế nào để khắc phục
tình trạng trên
Bản thân tôi là giáo viên lớp 2 giảng dạy nhiều năm học trước và sự đóng góp của các bạn
đồng nghiệp , tôi đã thu nhập được và đưa ra các biện pháp cho lớp.
Để các em càng ngày , càng hứng thú hơn trong giờ học tập làm văn
II.Biện pháp thực hiện
Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tôi đã thực hiện
nội dung các bước lên lớp như sau:
1. Kiểm tra bài cũ < kiểm tra nội dung bài học trước hoặc nhận xét bài làm kỳ trước >

Footer Page 4 of 161.


Header Page 5 of 161.
2. Bài mới:


a. Giới thiệu bài <trực tiếp hay gián tiếp>
b. Giảng bài mới:
- Bước 1: Phân tích đề bài - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung yêu cầu
của đề bài, trọng tâm bài.
Ví dụ loại bài “trả lời câu hỏi” - Giáo viên phải xác định được: Trọng tâm của bài là
gì? Nội dung của các câu hỏi trả lời về vấn đề gì?
- Bước 2: Hướng dẫn tìm ý < học sinh đọc lại bài tập đã học>
- Bước 3: Phân nhóm tổ chức cao + 1 thư ký ghi tốt>
- Bước 4: Thảo luận <nhóm>: Giáo viên phát câu hỏi cho nhóm trưởng, giấy cho thư ký.
+ Nhóm trưởng đọc to từng câu hỏi cho nhóm nghe, sau đó chỉ định bạn phát biểu
hoặc toàn nhóm thảo luận. Thư ký ghi lại ý kiến của nhóm, nhóm, nhóm trưởng chỉ định
các thành viên lần lượt trả lời hoặc nhắc lại ý đã thảo luận. Như vậy, mỗi câu hỏi đưa ra
được các thành viên trong nhóm trả lời 1- 2 lần, nhiều em đã thuộc bài ngay trên lớp.
+ Thảo luận xong, thư ký đọc lại toàn bài cho nhóm nghe.
+ Sau khoảng 10 phút thảo luận nhóm, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài trên
bảng < Giáo vên hoặc lớp phó học tập lần lượt đọc từng câu hỏi, xin ý kiến các nhóm thảo
luận, khái quát thành ý kiến chung và ghi bảng, học sinh nhắc lại >
- Bước 5: Củng cố - Tổng kết < 1-2 học sinh đọc lại toàn bài rồi xoá bảng >
- Bước 6: Học sinh nhớ lại và ghi vào vở

Footer Page 5 of 161.


Header Page 6 of 161.

Với quy trình tiết dạy trên, học sinh đã thực sự giữ vai trò tích cực chủ động, biến yêu

cầu của thầy thành yêu cầu nhận thức bên trong. Yêu cầu này quyết định chất lượng, phát
triển nhận thức của học sinh.

Quá trình nhận thức của học sinh diễn ra ở hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Học ở nhóm - Những hoạt động của cá nhân được sự hỗ trợ của cả
nhóm, ở đó học sinh được hỏi han, trao đổi, thảo luận với nhau và ý kiến của mỗi người sẽ
được hoàn chỉnh hơn dưới sự giúp đỡ của bạn bè, của giáo viên. Học sinh được rèn luyện
cách sử dụng ngôn ngữ qua trình bày, diễn đạt.
+ Giai đoạn 2: Học ở lớp - Những ý kiến của cả nhóm sẽ được trao đổi rộng rãi hơn
để tìm ra những kết luận hợp lý. Tại thời điểm này, giáo viên sẽ thể hiện rõ vai trò "trọng
tài" giúp các em phân biệt đúng, sai, hợp lý và chưa hợp lý. Nên làm theo hoặc không nên
làm theo cách này hay cách kia
* Ví dụ 1 < Dạy loại bài: Trả lời câu hỏi >
Sau khi phân tích đề và hướng dẫn tìm ý, tôi đã phân tích nhóm và hướng dẫn thảo luận
như sau: < Học sinh được thảo luận cả 4 câu hỏi trong sách Tiếng việt 2 >
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi cho nhóm nghe, học sinh dùng sách Tiếng việt 2 và dựa vào
bài tập đọc "Tí xíu" để trả lời cho hai câu hỏi đầu. Các em thảo luận khá sôi nổi và nêu
được ý chính.
+ Câu 1: Tí biết lấy rau cho lợn, biết nấu cơm, nấu canh mỗi ngày hai bữa.
+ Câu 2: Tí nhờ ông pha thanh tre cật để vót trông gửi đồn biên phòng đánh quân
cướp nước.
Hai câu hỏi sau trừu tượng hơn. Một số em trả lời được, một số em trả lời còn thiếu ý.

Footer Page 6 of 161.


Header Page 7 of 161.

+ Câu 3: Câu này gồm 2 vế, học sinh trả lời được vế đầu còn vế sau có nhiều lúng

túng. Bạn khá giỏi sẽ giúp đỡ bạn yếu kém hoàn chỉnh vế sau.
+ Câu 4: Câu hỏi: "Em làm gì để giúp gia đình?" học sinh trả lời khá đúng, ý "giúp
nước" có ít nhóm đề cập tới. Phần giáo viên giúp đỡ, gợi ý cho học sinh thấy được việc

thực hiện tốt chỉ thị của chính phủ về an toàn giao thông, thực hiện tốt nếp sống văn minh,
giữ cho thủ đô xanh sạch đẹp. Cố gắng học tập tốt cũng là giúp nước.
Sau khi học sinh thảo luận xong < 10 phút> giáo viên hướng dẫn các em làm bài tại lớp
theo trình tự:
- Giáo viên đọc từng câu hỏi, xin ý kiến các nhóm và khái quát thành bài văn.
- Gọi 1 - 2 học sinh đọc lại bài. Lớp đọc thầm để nhớ bài và tự viết vào vở ( ở lớp
hoặc ở nhà )
Loại bài quan sát tranh, trả lời có phương pháp và quy trình lên lớp tương tự loại bài trả
lời câu hỏi ( thay bước tìm ý bằng bước tìm hiểu tranh )
Loại bài dùng từ đặt câu cũng được thảo luận theo nhóm. ở loại bài này, các câu do học
sinh nêu ra thường đơn điệu thiếu hình ảnh, vì thế giáo viên là người " trọng tài khoa học "
giúp học sinh giải quyết vấn đề và sắp xếp các câu thành một đoạn văn ngắn.
Những bài không có phần "suy nghĩ trước khi đặt câu giáo viên cần đặt câu hỏi để gợi
mở, giúp học sinh đặt câu. Câu hỏi của giáo viên đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu, hướng vào
nội dung của bài văn và phải nảy ra được từ cần đặt câu.
*Ví dụ 2 < Khi dạy bài dùng từ đặt câu >
Để bài: Em hãy dùng mỗi từ ngữ sau đây đặt thành một câu nói về chiếc cần trục: cần trục
sừng sững, cao lêu đeo,bàn tay sắt, cánh tay kỳ diệu.
Giáo viên có thể dùng hệ thống câu hỏi gợi mở như sau:

Footer Page 7 of 161.


Header Page 8 of 161.
1.

Ở bến cảng, ai là người hăng hái nhất? < Hoặc em nhìn thấy cần trục ở đâu? >

2.


Bác cần trục đứng như thế nào?

3.

Bác dùng cái gì để nhấc hàng?

4.

Hình dáng bác ta sao?

5.

Các chú công nhân gọi bác cần trục là cái gì?

Phần thảo luận giống như trên. Học sinh có thể đặt câu hỏi tự do xoay quanh chủ đề
“Chiếc cần trục”. Qua việc thảo luận, học sinh đặt ra rất nhiều kiểu câu khác nhau. Các em
không bị gò bó theo khuôn mẫu cứng nhắc như trước kia, không bị phụ thuộc hoàn toàn
vào bài tập đọc ở sách giáo khoa.
Sau khi thảo luận, giáo viên xin ý kiến các nhóm và chọn câu hay để ghi lên bảng ( theo
yêu cầu của đề bài )
Củng cố - tổng kết: Giáo viên đọc, gọi 1 - 2 học sinh đọc lại để nhớ và tự ghi vào vở.
C. KẾT QUẢ
Sau một thời gian học tập và rèn luyện , chất lượng học tập của HS lớp tôi dạy được
Nâng cao rõ rệt . Học sinh bước đầu biết cách ứng xử phù hợp với tình huống
Tôi tự nhận thấy mình đã tự tìm được hướng đi đúng , cách làm phù hợp cho việc nâng
cao chất lượng giảng dạy môn Tập làm văn . Tôi thấy mỗi giờ dạy bản thân mình cũng tạo
được sự say mê , hứng thú trong việc rèn cho các em học Tập làm văn . Cho nên tiết tập
làm văn bây giờ trở nên nhẹ nhàng hơn so với trước .
Tôi cũng đã mạnh dạn thực hiện kinh nghiệm của mình trong giờ tập làm văn . Đầu năm
học , khi mới bước vào học môn Tập làm văn có khong ít Hs lớp tôi rất sợ học môn này .

Nhưng dần với sự động viên , dìu dắt của tôi , số lượng các em sợ học môn này ngày càng
giảm dần . Thay vào đó học sinh rất mong muốn , phấn khởi chờ đón giờ tập làm văn . Hs

Footer Page 8 of 161.


Header Page 9 of 161.

lớp tôi đã có ý thức hơn trong giờ học tập làm văn , Hs tự tin và hứng thú học tập . Chất
lượng học tập làm văn có chuyển biến rõ rệt

Footer Page 9 of 161.


Header Page 10 of 161.

Footer Page 10 of 161.


Header Page 11 of 161.

Footer Page 11 of 161.


Header Page 12 of 161.

IV. Bài học kinh nghiệm
Trên đây là một số việc tôi đã làm để dạy môn Tập làm văn theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh. Thực tế giảng dạy, tôi thấy các em rất hào hứng với hình thức học
tập này. Thông qua các tiết tập làm văn, học tập dưới hình thức thảo luận và nhóm đã nêu

ở trên, vốn tiếng việt của học sinh đã nâng lên rõ rệt. Các em cảm thấy tự tin hơn khi học
tiết này. Qua các đợt kiểm tra định kỳ trong năm, tỉ lệ điểm khá giỏi tương đối cao.
Tóm lại, muốn dạy tốt phân môn Tập làm văn trong chương trình tiểu học thì bản thân
người giáo viên phải yêu thích môn Tiếng việt và đặc biệt là môn Tập làm văn. Ngoài ra,
người giáo viên cần phải trau dồi thêm kiến thức, luôn học hỏi, dự giờ chuyên đề của các
đồng nghiệp, từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối
tượng học sinh.
D. Kết thúc vấn đề
Mỗi bài học ;Tập làm văn ;là một diệp cho các em có thêm kiến thức và kĩ năng chủ động
tham dự vào cuộc sống văn hóa thường ngày.Vì vậy,Giáo viên hết linh hoạt để làm cho tiết
;Tập làm văn: Trở thành một tiết học hứng thú và bổ ích .Điều quang trọng là cần căn cú

Footer Page 12 of 161.


Header Page 13 of 161.

vào nội dung,tính chất của từng bài , căn cứ vào trình độc học sinh và năng lực chọn ,sử
dụng kết hợp lý ,đúng mức,
Trên đây là một vài biện pháp ,nhưng qua thực tế áp dụng ở trường tôi trong năm học
vừa qua . Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng nhưng so với yêu cầu cao cao về Tập làm
văn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong Hội đồng khoa
học các cấp các bạn đồng nghiệp đóng góp bổ sungđể , đề tài mang lại hiệu quả cao các bộ.

Footer Page 13 of 161.



×