Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm trong việc giúp học sinh lớp 5 sửa lỗi câu sai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.61 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÚP HỌC SINH
LỚP 5 SỬA LỖI CÂU SAI”

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thạch Quảng
Thạch Thành – Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Tiếng Việt

THANH HĨA NĂM 2016

download by :


MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

1

I. Mở đầu.

2


2

1. Lí do chọn đề tài:

2

3

2. Mục đích nghiên cứu.

3

4

3. Đối tượng nghiên cứu.

3

5

4. Phương pháp nghiên cứu.

3

6

II. Nội dung.

4


7

1. Cơ sở lí luận.

4

8

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

7

9

3. Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện.

9

10

4. Kết quả đạt được.

17

11

III. Kết luận, kiến nghị

18


download by :

1


I. Mở đầu.
1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục Tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ và thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học THCS. Chính vì thế, giáo dục Tiểu học được
coi là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy, người giáo viên
Tiểu học có vị trí, vai trị quan trọng góp phần quyết định trong việc thực hiện
hoạt động dạy và học có chất lượng. Ở bậc Tiểu học, bên cạnh việc dạy kiến
thức cho học sinh là việc rèn kĩ năng giao tiếp cho các em.
Xuất phát từ những yêu cầu trên và để có thể đạt được mục tiêu của cấp học,
ngành Giáo dục đã không ngừng đổi mới, đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học.
Trong các môn học ở Tiểu học, mơn Tiếng Việt giữ một vị trí rất quan trọng.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm: Hình thành và phát triển
ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và
học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học
sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội,
tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngồi. Bồi
dưỡng tình u Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Từ mục tiêu trên, có thể nói dạy Tiếng Việt chính là dạy cách làm
người.

Đặc biệt đối với học sinh cuối cấp thì sau khi học xong lớp 5 các em phải đạt
được trọn vẹn mục tiêu trên. Nhưng để giúp học sinh có được kĩ năng sử dụng
tiếng Việt thành thạo trong giao tiếp và tư duy thì cần thiết phải giúp các em biết
nói và viết câu tiếng Việt cho đúng, đúng cả về hình thức lẫn nội dung. Hay nói
cách khác chính là giúp các em biết cách sắp xếp các từ ngữ thành câu văn hoàn
chỉnh bởi vì câu chính là thành phần đầu tiên giúp các em đạt hiệu quả cao trong
quá trình tư duy và giao tiếp.
Đối với bản thân tôi, năm học 2015 – 2016 được BGH nhà trường giao nhiệm
vụ chủ nhiệm lớp 5. Qua tìm hiểu, tơi nhận thấy học sinh trường Tiểu học Thạch
Quảng còn nhiều hạn chế trong việc dùng câu đúng, đủ vào giao tiếp và tư duy
hoặc câu đúng về cấu trúc nhưng chưa hay ở nội dung. Tơi mong muốn làm sao
có thể giúp học sinh lớp 5 nâng cao khả năng dùng từ đặt câu, khả năng làm văn
thông qua việc giúp các em tự biết sửa các câu sai của mình cho đúng ngữ pháp
rồi đến viết được các câu văn hay, giàu hình ảnh, biết vận dụng vào trong giao
tiếp và tư duy đạt kết quả cao. Năm học này, tôi đã mạnh dạn thực hiện một số
biện pháp nhằm thay đổi và góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5
ở trường tôi và thực tế đã mang lại hiệu quả. Do đó, tơi mạnh dạn chia sẻ cho

download by :

2


đồng nghiệp qua sáng kiến “ Một số kinh nghiệm trong việc giúp học sinh lớp
5 sửa lỗi câu sai” được thực hiện đối với học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thạch
Quảng.
2.Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của tơi khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài này là:
+ Nhằm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thạch Quảng thấy được nguyên
nhân dẫn đến việc nói và viết câu sai. Từ đó giúp các em tự biết nhận ra câu sai

và tự sửa được câu sai của mình cho đúng ngữ pháp. Từ việc biết nói và viết câu
đúng ngữ pháp, dần dần các em sẽ viết được những câu văn hay hơn, giàu hình
ảnh hơn, biết vận dụng vào trong giao tiếp và tư duy đạt kết quả cao.
+ Học sinh biết nói và viết câu đúng sẽ biết truyền tải hoặc diễn đạt ý trọn vẹn,
mạch lạc, rõ ràng. Khi đó người đọc, người nghe sẽ hiểu đúng nội dung ý nghĩa
của vấn đề.
+ Qua việc sửa câu sai sẽ giúp các em học sinh lớp 5 đạt được mục tiêu môn
học. Đồng thời hỗ trợ đắc lực cho việc học tập các môn học khác.
+ Thực hiện đề tài này, tơi mong muốn góp phần giáo dục cho học sinh lớp 5
biết yêu hơn tiếng mẹ đẻ, ln có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
+ Ngồi những mục đích nêu trên, qua q trình nghiên cứu vấn đề này cịn giúp
cho bản thân tôi củng cố rèn luyện tay nghề, nâng cao hiểu biết của bản thân để
phục vụ tốt cho việc dạy và học, đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong khuôn khổ của đề tài này, tơi chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và thực nghiệm
đối với học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thạch Quảng.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
4.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Khi nghiên cứu phương pháp này tôi đã nghiên cứu các tài liệu, giáo trình 
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh mơ hình hố để rút ra những vấn đề lí luận có tính định hướng làm cơ sở
để giải quyết các nội dung nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Nghiên cứu điều tra thực tiễn qua các bài kiềm tra, các bài thi định kì của học
sinh các năm học trước, qua dự giờ, phiếu điều tra, qua phỏng vấn học sinh và
giáo viên để làm nền cơ sở cho quá trình nghiên cứu, đề ra những giải pháp
mang tính khả thi.
4.3. Phương pháp thực nghiệm.
- Sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các

giải pháp đã đề ra, có sự điều chỉnh cho hợp lí nhằm đạt kết quả cao trong dạy
và học.
Ngoài các phương pháp nêu trên thì trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân
tôi đã kết hợp một số phương pháp khác như: Phương pháp quan sát, phương
pháp đàm thoại, phương pháp thống kê…v.v.

download by :

3


II. Nội dung.
1. Cơ sở lí luận.
Đất nước Việt Nam của chúng ta có truyền thống văn hóa lâu đời, trong đó
ngơn ngữ chiếm một vị trí rất quan trọng. Ông cha ta có câu: “Học ăn, học nói,
học gói học mở”, câu “Ăn cho nên đọi, nói cho nên lời”. Những câu nói ấy đã
trở nên rất quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam. Nhưng trên thực tế hiện
nay, xã hội càng phát triển thì những vấn đề phi văn hóa cũng tìm cách len lỏi
ngày càng nhiều vào trong đời sống của chúng ta. Vì vậy giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là bổn phận và trách nhiệm của
mỗi người dân Việt Nam.
Chính từ tầm quan trọng của môn Tiếng Việt như vậy nên việc dạy tiếng Việt
cho học sinh càng được chú trọng và yêu cầu cao. Dạy tiếng Việt chính là dạy
giao tiếp. Q trình tư duy và giao tiếp của con người chỉ đầy đủ, trọn vẹn và đạt
hiệu quả cao khi được cung cấp đầy đủ ngữ pháp về câu.
Cơ sở để dạy học tốt môn Tiếng Việt cần thiết phải nắm được căn cứ và
ngun tắc xây dựng chương tình mơn Tiếng Việt ở Tiểu học. Đó chính là cái
gốc của mọi vấn đề trong dạy học Tiếng Việt. Trong quá trình dạy học nói
chung, dạy học Tiếng Việt nói riêng, muốn có hiệu quả cao ln đảm bảo sự phù
hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của lứa tuổi.

* Các căn cứ xây dựng chương trình.
Để dạy học tốt mơn Tiếng Việt thì ngay khi xây dựng chương trình môn học,
các nhà Giáo dục đã nghiên cứu dựa trên các căn cứ:
1.1.Căn cứ yêu cầu về kinh tế xã hội và giáo dục của giai đoạn mới.
Đất nước ta đang trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đây là thời kì
rất khó khăn và cần nhiều thời gian. Gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta
bắt đầu đặt ra những vấn đề như nền kinh tế tri thức, nền kinh tế của công nghệ
thông tin, xu hướng quốc tế hố, tồn cầu hóa trong kinh tế, vấn đề hội nhập, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc… kinh tế xã hội phát triển được phản
ánh vào giáo dục, địi hỏi phải có những đổi mới tư duy trong phát triển giáo dục
và đào tạo.
Để đáp ứng yêu cầu trên, ngành Giáo dục đã đề ra những yêu cầu mới trong
dạy tiếng nói chung, dạy tiếng mẹ đẻ nói riêng. Để Tiếng Việt trở thành công cụ
đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cho sự phát triển giáo dục, việc dạy
Tiếng Việt phải nhằm vào cả hai chức năng của ngôn ngữ (công cụ của tư duy
và công cụ của giao tiếp), phải chú trọng vào cả bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc,
viết), phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụng phương pháp giao tiếp… Để đáp
ứng yêu cầu trên, sự thay đổi trong chương trình, sách giáo khoa, phương pháp
dạy học Tiếng Việt nói chung, dạy Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng là cấp thiết.
2.2 Căn cứ vào mục tiêu đào tạo nói chung, mục tiêu mơn học nói riêng
Đây là căn cứ quan trọng nhất. Môn Tiếng Việt trong nhà trường không thể
sao chép từ chương trình khoa học Tiếng Việt vì nhà trường có nhiệm vụ riêng
của mình. Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường nhằm hình thành cho HS những
kĩ năng, kĩ xảo về ngôn ngữ và các thao tác tư duy. Mục tiêu dạy học sẽ chi phối

download by :

4



việc lựa chọn dạy những gì thiết thực đối với trẻ em. Môn học Tiếng Việt cần
đảm bảo cho HS những mẫu đúng đắn của ngơn ngữ văn hố, giáo dục cho HS
văn hoá giao tiếp, dạy cho các em biết truyền đạt tư tưởng, hiểu biết, tình cảm
của mình một cách, chính xác và biểu cảm.
Quan niệm về mục tiêu môn học khác nhau là cơ sở để đề xuất chương trình
khác nhau. Nếu mục tiêu cơ bản của dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường là hình
thành và phát triển kĩ năng kĩ xảo hoạt động lời nói cho HS thì cần phải biết lựa
chọn những tài liệu lí thuyết đủ trang bị cho các em nắm những kĩ năng chính
âm, chính tả, ngữ pháp.
2.3. Căn cứ vào thành tựu của các khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và phương
pháp dạy học.
Trước những thành tựu của các ngành khoa học : Ngôn ngữ học, Việt ngữ
học, Tâm lý học, Giáo dục học và phương pháp dạy tiếng đã có những bước
phát triển vượt bậc, tạo điều kiện cho việc xây dựng một chương trình Tiếng
Việt tiểu học mới. Sự phát triển của ngành khoa học này là động lực thúc đẩy
sự phát triển của ngành khoa học kia. Nghiên cứu ngôn ngữ và Tiếng Việt trong
giao tiếp đã được chú ý, dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của ngữ dụng học bên
cạnh xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hệ thống, theo cấu trúc. Các thành
tựu nghiên cứu về lý thuyết hội thoại, về giao tiếp ngôn ngữ… đã mang lại
những cơ sở vững chắc cho sự phát triển phương pháp dạy học tiếng trong giao
tiếp và bằng giao tiếp.
Về mặt tâm lý học, chuyển từ cách học thụ động nặng về ghi nhớ sang cách
học chủ động kết hợp ghi nhớ với hoạt động chiếm lĩnh kiến thức.
2.4. Sự kế thừa các thành tựu dạy Tiếng Việt trong những năm qua và tiếp thu
kinh nghiệm dạy tiếng mẹ đẻ của các nước trên thế giới.
Trong nhà trường, mỗi chương trình dạy Tiếng Việt hướng tới một loại đối
tượng (chương trình Tiếng Việt cho học sinh người Việt, chương trình Tiếng
Việt cho học sinh các dân tộc vùng khó khăn, chương trình Tiếng Việt thực
nghiệm của Cơng nghệ giáo dục, chương trình Tiếng Việt Tiểu học – 2000,...).
2.5 Căn cứ điều kiện dạy học ở Tiểu học hiện nay trên phạm vi cả nước

Những điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học … ở các vùng khác nhau
rất khơng đồng đều, có nhiều nơi trường lớp chưa đủ, các thiết bị dạy học Tiếng
Việt cịn thiếu, giáo viên trình độ thấp…. Những điều này cần được tính tốn
đầy đủ khi xây dựng chương trình.
Với tơi, là một giáo viên Tiểu học, để góp phần thực hiện nhiệm vụ dạy học
của mình, thơng qua dạy học để giáo dục học sinh, giáo dục cho các em biết yêu
quê hương đất nước trong đó bao gồm yêu tiếng mẹ đẻ, biết nói và viết đúng
ngữ pháp Tiếng Việt, cần thiết phải nắm được chương trình cũng như các căn cứ
xây dựng chương trình.
* Những nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt
1. Nguyên tắc khoa học
Ngun tắc khoa học địi hỏi mơn Tiếng Việt phải đảm bảo tính chính xác,
hiện đại nội dung dạy học, vừa sức với đối tượng học sinh. Cấu tạo chương trình

download by :

5


phải phù hợp logíc phát triển của khoa học Tiếng Việt, đồng thời hệ thống các
tri thức của môn học, trật tự sắp xếp các tài liệu theo từng lớp học phải phù hợp
lơgíc phát triển tâm lí và khả năng nhận thức của HS. Nguyên tắc khoa học yêu
cầu về tính hệ thống đảm bảo cho sự kế thừa và phát triển tri thức, kĩ năng kĩ
xảo đối với tri thức cũ như là yếu tố của một hệ thống trọn vẹn và thống nhất.
2.Nguyên tắc sư phạm
Nguyên tắc sư phạm địi hỏi chương trình mơn học phải thống nhất với mục
tiêu giáo dục chung. Chương trình Tiếng Việt, các ngữ liệu, nội dung văn bản
lựa chọn phải hướng tới giáo dục và hình thành nhân cách cho HS.
3.Nguyên tắc thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng chương trình Tiếng Việt phải tính tốn

đầy đủ điều kiện dạy học cụ thể ở từng địa phương. Chương trình phải xác định
được chuẩn tối thiểu của môn học, phải có sự mềm dẻo nhất định để có khả năng
thực thi ở các vùng miền khác nhau.
4. Nguyên tắc biên soạn và tiêu chuẩn của sách giáo khoa Tiếng Việt
4.1. Nguyên tắc giao tiếp
Để thực hiện mục tiêu: “Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập, giao tiếp trong môi trường hoạt
động lứa tuổi”, SGK Tiếng Việt lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ
bản.Về phương pháp dạy học, các kĩ năng nói trên được hình thành thơng qua
nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự
nhiên.
4.1. Nguyên tắc tích hợp
Tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết hay một bài tập
nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả
giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.
Dựa vào mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, sách giáo khoa đã tích hợp
kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người
và xã hội thông qua các chủ điểm học tập theo nguyên tắc đồng quy. Bằng việc
tổ chức hệ thống bài đọc, bài học theo chủ điểm, sách giáo khoa dắt dẫn học
sinh đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn
đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời mở rộng cánh cửa
cho các em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn của chính
mình.
Tính tích hợp của bộ sách còn thể hiện ở sự gắn bó giữa các bài học trong
phân mơn học, sự gắn bó các phân mơn trong mơn học.
4.1.Ngun tắc tích cực hố hoạt động của học sinh
Theo ngun tắc tích hố hoạt động của HS, SGK khơng trình bày kiến thức
như một kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS
học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển các kĩ
năng sử dụng Tiếng Việt; cịn SGV có nhiệm vụ hướng dẫn thầy cô giáo cách

thức cụ thể để tổ chức hoạt động học cho HS.

download by :

6


2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thuận lợi.
Xã Thạch Quảng mặc dù là một xã miền núi, địa phương cịn gặp nhiều khó
khăn về kinh tế nhưng cơng tác giáo dục cũng như việc dạy và học của các nhà
trường luôn được quan tâm và chú trọng. Trường Tiểu học Thạch Quảng đã có
nhiều thay đổi về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đầy
đủ hơn.
Về phía nhà trường, Ban giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đến mọi
hoạt động, đặc biệt là chất lượng dạy và học. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm
huyết, yêu nghề, mến trẻ. Các em học sinh ngoan ngoãn, lễ phép. Bên cạnh đó,
nhà trường ln có mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh và các tổ chức xã hội,
đảm bảo công tác xã hội hoá giáo dục tốt. Các bậc phụ huynh quan tâm, ủng hộ
và tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập.
Các hoạt động giáo dục NGLL được tổ chức thường xuyên. Qua đó học sinh
được tham gia, rèn luyện, được thể hiện bản thân, trau dồi kiến thức, rèn luyện
kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp (kĩ năng nói và viết),….
Tất cả những điều kiện trên là cơ sở giúp học sinh có được các năng lực và
phẩm chất cần đạt của học sinh Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng học tập
các mơn học, trong đó có mơn Tiếng Việt.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, vẫn còn một số hạn chế sau:
Mặc dù kinh tế địa phương có phát triển nhưng nhìn chung đời sống nhân dân
vẫn cịn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động

dạy và học của nhà trường còn thiếu nhiều. Nhiều em học sinh chưa được quan
tâm đúng mức do bố mẹ đi làm ăn xa, các em phải ở nhà với ông bà, nên việc
chăm lo đến việc học tập còn nhiều hạn chế.
Trên thực tế hiện nay do điều kiện dân trí thấp, tồn xã có tới trên 70% dân số
là người dân tộc, các em học sinh còn ảnh hưởng của phương ngữ rất nhiều, ảnh
hưởng của phong tục tập quán của dân tộc, lối sống của gia đình. Do đó ảnh
hưởng khơng nhỏ đến chất lượng dạy và học. Mơn Tiếng Việt cũng gặp nhiều
khó khăn. Nhiều em nói và viết câu chưa tốt, chưa đúng, đủ hoặc chưa hay. Để
daỵ cho học sinh có kĩ năng nói và viết câu đúng là việc làm khơng dễ chút nào.
Các yếu tố đó biểu hiện rõ trong cách diễn đạt, cách dùng từ của các em. Có
nhiều em học sinh dân tộc do vốn từ ngữ phổ thơng hạn chế nên trong làm văn
các em có sử dụng cả tiếng dân tộc vào văn bản để diễn đạt suy nghĩ của mình,
vì vậy làm cho câu văn càng trở nên lủng củng, khó hiểu.
Trong mơn Tiếng Việt ở lớp 1,2,3 các em biết đặt những câu đơn giản chỉ
gồm 2 thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Lên lớp 4 các em được bổ sung
thêm những kiến thức về một số thành phần phụ như trạng ngữ…. Đây là những
kiến thức mang tính trừu tượng hơn, học sinh bắt đầu gặp khó khăn trong việc
đặt câu. Đến lớp 5, ngồi việc ơn lại các kiến thức cũ ở lớp dưới các em tiếp tục
được học thêm các nội dung mới như: từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,
quan hệ từ….rất nhiều em đã lúng túng trong việc dùng từ đặt câu, viết văn.

download by :

7


Đối với trường Tiểu học Thạch Quảng, chất lượng môn Tiếng Việt trong
những năm gần đây mặc dù đã được nâng cao hơn nhưng nhìn chung vẫn cịn
thấp so với khu vực cũng như trong toàn huyện. Dưới đây là bảng tổng hợp kết
quả môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Thạch Quảng trong 2 năm gần đây

(kết quả thi cuối năm học).
Năm Số
học

HS

ĐỌC

VIẾT

TBC

(Số điểm/em)

(Số điểm/em)

(Số điểm/em)

9,10 7, 8

5, 6

<5

9,10

7, 8

5, 6


<5

9,10

7,8 5,6

<5

20132014

72

17

40

15

0

3

17

45

7

8


25

39

0

20142015

78

20

38

20

0

5

23

44

6

10

28


40

0

Bên cạnh việc tìm hiểu chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 của nhà trường các
năm trước, tôi cũng đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu của học sinh lớp 5
do tôi phụ trách. Tôi đã thu được kết quả như sau:
Năm Số
học HS

ĐỌC
(Số điểm/em)
9,10 7, 8

20152016

26

9

5

VIẾT
(Số điểm/em)

TBC
(Số điểm/em)

5, 6


<5

9,10

7, 8

5, 6

<5

9,10

12

0

3

4

19

0

4

7,8 5,6
9

13


<5
0

Nhìn vào 2 bảng tổng hợp trên có thể nhận thấy, điểm mơn Tiếng Việt của
học sinh có tăng dần theo các năm học. Tuy nhiên, có sự chênh lệch ró nét giữa
điểm đọc và điểm viết. Điểm TBC của các em bị kéo xuống do điểm viết thấp.
Tơi tìm hiểu và được biết điểm viết của các em thấp là do điểm phần Luyện từ
và câu và phần Tập làm văn thấp. Phần Luyện từ và câu, các em đặt câu chưa
đúng ở nhiều phương diện khác nhau. Phần Tập làm văn, các em đã biết cách
trình bày đúng bố cục của bài nhưng các em thường sai ở chỗ sử dụng từ ngữ
chưa chính xác, chấm câu chưa đúng, cách diễn đạt cịn lủng củng, chưa thốt ý.
Điều đáng lo hơn cả là các em đã đọc đi đọc lại bài làm của mình nhưng cũng
khơng phát hiện được câu sai. Vì vậy các em khơng thể sửa câu lại cho đúng.
Đối với học sinh lớp 5 do tôi phụ trách, ngay từ đầu năm học tơi đã phân
nhóm học sinh theo các nhóm lỗi. Cụ thể:

download by :

8


Biểu hiện lỗi
Lỗi dùng từ

Tên học sinh
Minh, Quách Dương, Ngần, Chiến, Kim
Anh, Thuỳ Linh, Duy Dương, Nghĩa,
Như Trang, Thiện, Thuỳ, Đức, Dũng,
Tuấn Anh, Thảo Uyên.


Lỗi về logic

Minh, Ngần, Kim Anh, Quách Dương,
Thuỳ Linh, Mai Linh.

Lỗi về phong cách
Câu thiếu CN

Minh, Như Trang,
Quách Dương, Duy Dương, Bảo Ngọc,
Đức.

Lỗi về
câu

Câu thiếu VN

Quách Dương, Bảo Ngọc, Đức, Ngần,

Câu thiếu cả CN và VN

Thu Chang

Câu dùng QHT sai

Duy Dương, Minh, Quách Dương

Câu ghép thiếu vế câu Minh.
chính

Câu đúng về hình thức Qch Dương, Minh.
nhưng sai ý nghĩa.

Từ thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số giải pháp để giúp học sinh lớp 5 sửa
lỗi câu.
3. Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện.
1. Phân loại đối tượng học sinh.
2. Giáo viên tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nắm vững kiến thức mơn Tiếng
Việt nói chung, kiến thức về câu nói riêng.
3. Phân loại các nhóm lỗi học sinh thường mắc.
4. Sửa lỗi theo đúng nguyên tắc.
5. Kết hợp sửa lỗi câu trong dạy học các môn học khác.
6. Kịp thời khen thưởng những tiến bộ của học sinh.
7. Tổ chức cho học sinh tích cực tham vào Câu lạc bộ Trí tuệ tuổi thơ của nhà
trường.
8.Tham mưu cho nhà trường tổ chức các hoạt động GDNGLL để nâng cao chất
lượng.
9. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà
trường.

download by :

9


3.1. Phân loại đối tượng học sinh.
Việc phân loại đối tượng học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, giúp giáo viên
nắm được mức độ nhận thức của từng em. Từ đó có kế hoạch và biện pháp cụ
thể để kèm cặp và giúp đỡ các em.
Sau khi học sinh đã ổn định mọi nề nếp học tập, tôi bắt tay vào việc tìm hiểu,

điều tra, khảo sát chất lượng và khả năng nhận thức của từng học sinh trong lớp
để lập kế hoạch dạy học phù hợp. Trong quá trình dạy học, tơi ln quan sát để
phát hiện những điểm sai hoặc thiếu sót của các em để điều chỉnh. Nhờ theo dõi,
tơi phát hiện các em có những điểm sai giống nhau. Biết được nguyên nhân thì
việc điều chỉnh và sửa cho các em sẽ dễ dàng hơn.
3.2. Giáo viên tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nắm vững kiến thức mơn
Tiếng Việt nói chung, kiến thức về câu nói riêng.
Trình độ và năng lực của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dạy
học, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình dạy học cũng như nhận thức
của học sinh. Thực tế cho thấy, bên cạnh những giáo viên luôn nỗ lực giúp và
rèn cho học sinh nói và viết đúng câu thì vẫn có một số giáo viên chưa coi trọng
việc này hoặc do năng lực hạn chế nên chưa nhận ra lỗi câu của học sinh hay
sửa lỗi câu cho học sinh chưa chính xác. Trong q trình dạy học, lỗi câu của
học sinh có nhiều biểu hiện phức tạp. Vì vậy việc giáo viên nắm vững kiến thức
về câu Tiếng Việt là vô cùng cần thiết.
1.1. Về kiến thức: Để có thể cung cấp cho học sinh kiến thức về câu Tiếng Việt,
người giáo viên cần nắm vững các nội dung kiến thức về câu.
Câu không phải đơn vị có sẵn như từ mà là một đơn vị do người nói dùng từ
cấu tạo nên trong q trình suy nghĩ thông báo.
Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ, được gắn với ngữ cảnh
nhất định nhằm mục đích thơng báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu
tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc.
Câu có hai thành phần chính làm nịng cốt đó là chủ ngữ và vị ngữ.
VD: Tất cả những chú cún xinh đẹp ấy //đều đã biến mất.
Câu cịn có các thành phần phụ khác như: trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ,…
1.1.1. Đặc điểm của câu:
* Câu có chức năng thơng báo: Khác với từ, câu được thành lập khi con người
vận dụng ngôn ngữ để tư duy nhằm mục đích giao tiếp hay bày tỏ thái độ. Vì
vậy, câu phải có chức năng thơng báo. Chức năng đó được thể hiện:
- Câu mang nội dung thơng tin.

Ví dụ: Hơm nay, tại sân vận động có chương trình ca nhạc.
- Câu được dùng để bày tỏ cảm xúc, thể hiện thái độ, tình cảm.
Ví dụ: Trời ơi! (bày tỏ thái độ)
-Câu được dùng để tác động đến hành động, nhận thức của người nghe.
Ví dụ: Cả lớp ngồi xuống.(tác động đến hành động người nghe)
Trái đất quay quanh mặt trời. (tác động đến nhận thức)
* Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập.

download by :

10


Điều này được thể hiện ở chỗ câu thường có cấu trúc C- V. Ngồi ra có những
câu có cấu trúc đặc biệt gọi là câu đơn phần.
* Câu có ngữ điệu kết thúc.
Cuối câu bao giờ cũng có ngữ điệu kết thúc. Đi kèm với ngữ điệu kết thúc, câu
thường có các yếu tố tình thái đánh dấu kết thúc câu như: à, ư, nhỉ, nhé,.… Trên
hình thức chữ viết, có thể sử dụng các dấu câu tương ứng như: dấu chấm, dấu
chấm hỏi, dấu chấm than,…
Ví dụ: - Buổi sáng mùa xuân trên quê em thật đẹp.
- Chị ơi! Làm sao mà hoạ mi hót hay thế nhỉ?
* Câu được gắn với ngữ cảnh nhất định.
Câu được sử dụng với mục đích giao tiếp giữa con người trong xã hội, vì vậy
bao giờ cũng gắn với khơng gian, thời gian cụ thể. Một câu nói có thể đúng
trong hoàn cảnh này nhưng lại sai khi đặt trong hoàn cảnh khác, thậm chí trở
nên phi lí, ngớ ngẩn.
1.1.2. Thành phần câu tiếng Việt.
Đối với loại câu hai thành phần thì chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính.
Hai thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau. Về từ loại, chủ

ngữ thường do danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ,…đảm nhận.
VD: Lá rơi nhiếu quá.
DT
Ăn no quay tròn là cối xay lúa.
ĐT
Năm với năm là mười.
Số từ
Đối với vị ngữ, về từ loại thường do động từ, tính từ đảm nhận.
VD: Cánh hoa hồng rất mềm mại.
TT
Bạn Mai đang học bài.
ĐT
Ngồi ra, vị ngữ cũng có thể do danh từ, số từ, đại từ đảm nhận.
Bên cạnh hai thành phần chính, câu cịn có các thành phần phụ như:
+ Trạng ngữ (thường đứng ở đầu câu): VD: Trên cành cây, chim hót líu lo.
TN
+ Đề ngữ (thường đứng trước nịng cốt câu chính).
VD: Tớ thì tớ khơng chịu.
Bạn Mai, tớ quen từ trước.
+ Tình thái ngữ (nêu lên thái độ, tình cảm của người nói)
VD: Chao ơi! Vườn hoa đẹp quá!
+ Giải thích ngữ (làm rõ hơn về nghĩa cho câu).
VD: Cô bạn nhà bên (thật không ngờ) đã chuyển trường.
+ Liên ngữ (liên kết các câu).
VD: Tiếng ve kêu râm ran. Thế là mùa hè đã đến.
1.2. Về kĩ năng:

download by :

11



Giáo viên cần có kĩ năng nhận biết và kĩ năng sửa sai. Nhận ra những lỗi sai
của học sinh xem đó là dạng lỗi nào. Từ đó đưa ra cách sửa sai phù hợp và dễ
hiểu cho học sinh.
3.3. Phân loại các nhóm lỗi học sinh thường mắc.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, tơi nắm được học sinh Tiểu
học nói chung, học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thạch Quảng nói riêng thường có
các biểu hiện về lỗi như sau:
3.3.1 Lỗi về dùng từ.
Loại lỗi này khá phổ biến do nhiều nguyên nhân: Hiểu sai nghĩa của từ; hiểu
sai sự kết hợp theo từng phạm vi hẹp của mỗi từ…
Ví dụ:
- Là bạn cùng lớp, chúng mình cần phải luyến ái với nhau.
- Vườn nhà em có nhiều cây lá xanh xao.
- Dãy núi dài thườn thượt.
Cách sửa : GV cần giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ em đã dùng sai. Định
hướng cách thay thế từ phù hợp cho các em.
- Câu 1 thay từ luyến ái bằng từ thân ái: Là bạn cùng lớp, chúng mình cần phải
thân ái với nhau.
- Câu 2 : Từ xanh xao chỉ đi với danh từ chỉ người. Thay từ xanh xao bằng từ
xanh tươi: Vườn nhà em có nhiều cây lá xanh tươi.
- Câu 3: Từ thườn thượt chỉ đi với danh từ chỉ người. Thay từ thườn thượt bằng
từ dằng dặc: - Dãy núi dài dằng dặc .
3.3.2. Lỗi về logic (loại câu đúng về hình thức, sai về ý nghĩa).
Loại này sai do các em đã vi phạm quy luật sắp xếp của tư duy hoặc sai hiện
thực. Ví dụ:
- Bác ấy bị hai vết thương: một ở chân, một ở cầu Hàm Rồng.(câu kể: Ai – thế
nào?)
- Nicơ chải tóc bên suối.(câu kể: Ai – làm gì?)

- Chú chó nằm lăn ra chết một lúc rồi nhổm dậy chạy biến.(câu kể: Ai- làm gì?)
Sai do các em đã vi phạm quy luật sắp xếp của tư duy.
Ví dụ:
- Gia đình tơi thỉnh thoảng về thăm bà ln.
Câu trên khơng hợp lí về quan hệ logic, từ “thỉnh thoảng” và từ “luôn” không
thể cùng có mặt trong câu, cần lược bỏ một trong hai từ trên.
3.3.3. Lỗi về phong cách.
Loại lỗi này là do các em diễn đạt hoặc viết câu không phù hợp với văn bản
cần thiết phải làm. Câu trong phong cách hành chính khác với câu viết theo
phong cách nghệ thuật, chính luận. Ở văn bản hành chính, cơng cụ thường sử
dụng những câu có cấu trúc chặt chẽ. Quan hệ giữa các thành phần, các vế câu
được xác định rõ ràng, rành mạch, bố cục hợp lý, chặt chẽ khơng dài dịng
Ví dụ:
GIẤY MỜI
………………..
……………….

download by :

12


Em vô cùng thiết tha mong đợi cô đến tham dự buổi Đại hội chi đội chúng
em. (Lỗi do dùng từ quá rườm rà, không phù hợp với văn bản hành chính)
Trong văn bản nghị luận thường sử dụng từ ngữ tồn dân, những từ ngữ
chính trị - xã hội, sử dụng biến hoá các loại câu trong lập luận, chứng minh giải
thích, bình luận để thấu lý, đạt tình...Đối với văn bản thuyết minh, có thể sử
dụng rộng rãi các kiểu câu đơn câu phức theo một hệ thống cú pháp chuẩn. Văn
bản nghệ thuật sử dụng câu hết sức đa dạng, có đủ các loại câu theo mục đích
phát ngơn, có đủ các kiểu câu chia theo cấu trúc nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ,

tính hình tượng và tính riêng về phong cách cá nhân. Do đó, khi đặt câu phải
chú ý xem câu phù hợp với phong cách ngôn ngữ nào để viết câu cho đúng, phù
hợp với đặc điểm phong cách ngơn ngữ đó.
3.3.4. Lỗi về câu.
Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thạch
Quảng nói riêng, phổ biến hơn cả là loại lỗi về câu, tức là các em đặt câu, viết
câu khơng đúng quy tắc. Vì vậy, người giáo viên Tiểu học ngoài việc dạy cho
các em viết câu đúng ngữ pháp còn phải giúp các em biết phát hiện và sửa các
câu sai. Việc tránh câu sai, sửa chữa câu sai góp phần giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt, góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng chuẩn mực.
Thực hiện trong giới hạn của sáng kiến, qua việc tìm hiểu về mơn Tiếng Việt
của các em học sinh lớp 5 ở trường tôi 2 năm gần đây, tôi nhận thấy đối với học
sinh lớp 5 trường Tiểu học Thạch Quảng, lỗi về câu có các kiểu lỗi các em
thường mắc phải như sau:
*Câu thiếu chủ ngữ.
Đây là loại lỗi phổ biến nhất. Loại lỗi này chiếm tới 60% trong các loại lỗi về
câu.
Đối với câu thiếu chủ ngữ, có thể hướng dẫn học sinh sửa lỗi bằng cách bớt từ
ngữ có trong chủ ngữ hoặc thêm vị ngữ từ ngồi vào.
Ví dụ:
- Qua câu chuyện “ Những con sếu bằng giấy” / đã tố cáo tội ác chiến tranh hạt
nhân, nói lên khát vọng hịa bình của trẻ em trên thế giới.
Câu trên do có quan hệ từ mở đầu nên mới chỉ có trạng ngữ mà các em nhầm
tưởng là chủ ngữ, phần đi sau là vị ngữ.
Cách sửa : Cách sửa lỗi câu này là:
- Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ quan hệ từ: Câu chuyện “ Những
con sếu bằng giấy” //đã tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng hịa
bình của trẻ em trên thế giới.
- Thêm chủ ngữ từ ngoài vào: Qua câu chuyện “ Những con sếu bằng giấy”, tác
giả đã tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng hịa bình của trẻ em

trên thế giới.
* Câu thiếu vị ngữ.
Loại câu này chỉ có chủ ngữ và thành phành phần giải thích kéo dài mà học
sinh nhầm tưởng đó là vị ngữ. Tương tự câu thiếu chủ ngữ, loại câu thiếu vị ngữ

download by :

13


ta cũng có thể hướng dẫn học sinh sửa sai bằng cách thêm bớt từ ngữ hoặc thêm
vị ngữ từ ngồi vào.
Ví dụ 1: Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Bộ phận giải thích
Cách sửa:
+ Thêm vị ngữ từ ngoài vào.VD: Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt
Nam // đã ra đi mãi mãi.
+ Biến bộ phận giải thích thành vị ngữ bằng cách bỏ dấu phẩy, thêm từ là.
VD:Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Ví dụ 2: Mỗi con đường, góc phố, hàng cây u dấu.
Chưa thành câu vì mới có chủ ngữ, thiếu vị ngữ. Hướng dẫn học sinh thêm vị
ngữ từ ngoài vào: Mỗi con đường, góc phố, hàng cây yêu dấu đều in đậm
những kỉ niệm tuổi thơ.
* Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
Loại này chỉ có trạng ngữ và thành phần giải thích cho trạng ngữ. Học sinh
thường nhầm trạng ngữ là chủ ngữ, thành phần giải thích là vị ngữ nên có cảm
giác là câu đã hết.
Ví dụ :
- Những ngày hè, ngày của những sắc hoa phượng đỏ rực. ( Chỉ có trạng ngữ)
- Trên khn mặt trịn bầu bĩnh, sáng sủa.( Chỉ có trạng ngữ)

Cách sửa:
+ Thêm CN, VN từ ngoài vào:
- Những ngày hè, ngày của những sắc hoa phượng đỏ rực, các bạn nhỏ
//được thoải mái vui chơi cùng gia đình.
- Trên khn mặt tròn bầu bĩnh, sáng sủa ấy là cái miệng nhỏ // luôn nở nụ
cười rạng rỡ.
+ Biến các thành phần có sẵn thành CN và VN bằng cách bỏ những và dấu phẩy
thêm từ là. VD : Ngày hè là ngày của những sắc hoa phượng đỏ rực. Hoặc câu:
Khn mặt trịn bầu bĩnh, sáng sủa. (bỏ từ trên)
* Câu dùng quan hệ từ không đúng.
Do các em không hiểu hết chức năng, ý nghĩa tình thái của quan hệ từ nên các
em thường lúng túng khi sử dụng các cặp quan hệ từ.
Ví dụ: Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.(Câu sai do các em đặt sai vế
câu ứng với quan hệ từ. Đặt sai hai vế nguyên nhân - kết quả)
Cách sửa:
- Đảo lại vị trí của hai vế câu: Vì mẹ đã làm việc quá sức nên mẹ bị ốm.
- Thay cặp quan hệ từ “Vì…nên” bằng “Sở dĩ…là do(là vì)”: Sở dĩ mẹ bị ốm là
do mẹ đã làm việc quá sức.
* Loại câu ghép thiếu vế câu chính.
Ví dụ:
- Nếu chúng ta chỉ nhìn vào vẻ bề ngồi, chỉ tiếp xúc một vài lần mà cho rằng
người đó khơng tốt.

download by :

14


- Vì bạn Mai có hồn cảnh rất khó khăn, mẹ quanh năm đi làm th, bố thì làm
cơng việc bốc vác mà gia đình vẫn khơng đủ ăn.

Hai câu trên mới có vế điều kiện (câu 1) và nguyên nhân (câu 2) mà thiếu vế
câu chỉ kết quả.
Cách sửa: Thêm vế câu chỉ kết quả sau mỗi câu trên.
- Nếu chúng ta chỉ nhìn vào vẻ bề ngồi, chỉ tiếp xúc một vài lần mà cho rằng
người đó khơng tốt thì chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi đánh giá về
một người nào đó.
- Vì bạn Mai có hồn cảnh rất khó khăn, mẹ quanh năm đi làm th, bố thì làm
cơng việc bốc vác mà gia đình vẫn khơng đủ ăn nên chúng mình cần quan tâm,
chia sẻ và giúp đỡ bạn.
3.4. Phương pháp và nguyên tắc sửa câu sai.
Giáo viên muốn giúp học sinh phát hiện và sửa lỗi câu sai thì khi tiến hành
cần chú ý thực hiện theo 3 bước sau:
3.4.1. Phát hiện.
Dựa vào sự nhạy cảm của giáo viên, dựa vào những kiến thức đã được trang
bị về câu đúng, giáo viên phát hiện được câu của học sinh sai hay đúng, sai chỗ
nào, thuộc kiểu lỗi nào…Từ đó mới định hướng cách sửa sai phù hợp cho học
sinh. Tuy nhiên trên thực tế các biểu hiện lỗi câu của học sinh khá phong phú và
phức tạp. Bản thân giáo viên phải rất thận trọng khi đánh giá câu đó đúng hay
sai, nếu sai thì sửa thế nào,.. Do đó bước phát hiện là bước khá quan trọng và
không hề dễ dàng chút nào.
3.4.2. Phân tích câu:
Sau khi đã xác định được các câu sai, bước tiếp theo giáo viên cần phân tích
câu sai để xác định chỗ sai. Câu đó sai do thiếu CN hay VN hay cả CN, VN, hay
sai do dùng quan hệ từ, dùng từ thừa… Bước này nhằm giúp giáo viên đưa ra
cách sửa sai cho học sinh một cách chính xác nhất.
3.4.3. Gạt bỏ hoặc bổ sung.
Gạt bỏ chỗ thừa, bổ sung chỗ thiếu bằng cách đưa một số thành phần từ
ngoài vào hoặc thay đổi những yếu tố có sẵn thành yếu tố cần thiết.
Ví dụ: Khi những hạt mưa xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
Câu trên sai do mới chỉ có thành phần trạng ngữ. Có thể sửa lại như sau:

- Bỏ từ Khi: Những hạt mưa xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
- Thêm CN,VN từ ngoài vào: Khi những hạt mưa xuân nhè nhẹ rơi trên lá
non, cây cối như hớn hở đón chào.
Khi sửa câu sai cần tuân theo nguyên tắc cơ bản là: Dựa vào ý định của học
sinh, dựa vào ngữ cảnh mà câu văn xuất hiện, tính liên kết với câu đi trước để
đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp cho câu sửa sai.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết rằng các biểu hiện về câu sai của học sinh là
rất phong phú, đa dạng. Nhiều khi rất khó phát hiện ra câu sai đó thuộc loại lỗi
nào cụ thể. Vì vậy bản thân giáo viên phải luôn thận trọng khi sửa lỗi câu cho
học sinh để đảm bảo tính chính xác.

download by :

15


3.5. Kết hợp sửa lỗi câu trong dạy học các môn học khác.
Trong thực tế dạy học, giáo viên rèn cho học sinh biết nói và viết câu đúng
khơng chỉ trong môn Tiếng Việt mà kết hợp trong dạy học các môn học khác.
Chú ý uốn nắn sửa chữa lỗi viết câu sai cho học sinh trong tất cả các môn học
chứ khơng riêng gì phân mơn Luyện từ và câu, Tập làm văn. Muốn thực hiện
được điều này việc trước tiên ta phải sửa cho học sinh lỗi câu qua những câu trả
lời miệng hàng ngày trước những câu hỏi do giáo viên, do những người khác đặt
ra. Câu trả lời của các em phải thật sự đầy đủ, rõ nghĩa. Nếu như các em trả lời
chưa đúng, chưa đủ chúng ta cần phải sửa chữa lỗi ngay cho các em từng lời ăn,
tiếng nói. Khi chấm bài kiểm tra của tất cả các môn học ta cũng phải lưu ý cách
sửa câu cho các em.
Ví dụ: Đối với mơn Tốn, cùng một bài giải nhưng có nhiều cách giải, có nhiều
cách đặt lời giải khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác. Vì vậy khi học
sinh đặt lời giải chưa đúng giáo viên dựa vào chính lời giải của học sinh để sửa

lại cho phù hợp với ý định của học sinh, với yêu cầu bài toán.
3.6. Các biện pháp khác.
+ Kịp thời khen thưởng những tiến bộ của học sinh: Việc khen thưởng kịp thời
trước những biểu hiện tích cực của học sinh sẽ khích lệ tinh thần học của các
em.
+ Tổ chức cho học sinh tích cực tham vào CLB trí tuệ tuổi thơ của nhà trường:
Việc tổ chức cho các em tham gia CLB trí tuệ tuổi thơ sẽ giúp các em được rèn
luyện, trau dồi kiến thức, thi đua học tập và rèn luyện, nâng cao hiểu biết, đoàn
kết thân ái với bạn bè, rèn kĩ năng giao tiếp,…
+ Tham mưu cho nhà trường tổ chức các hoạt động GDNGLL để nâng cao chất
lượng: Các hoạt động GDNGLL giúp các em thể hiện bản thân, mạnh dạn tự tin
trước đông người, nâng cao khả năng giao tiếp.
+ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà
trường.
Ngoài những biện pháp nêu trên, để sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5, trong
quá trình dạy học, giáo viên cịn cần giúp học sinh nắm vững kiến thức về câu
và các thành phần cấu tạo câu, chỉ khi thực sự nắm chắc về kiến thức học sinh
mới có thể viết được những câu đúng, chính xác, giúp học sinh tìm ra những
nguyên nhân dẫn đến lỗi viết câu sai của mình. Ngồi những lỗi câu chung, giáo
viên từng bước giúp học sinh sửa những lỗi câu sai mà cá nhân học sinh mắc.
Giáo viên giúp từng học sinh sửa lỗi câu trên cơ sở chữa những lỗi câu chung.
Để các em nhận ra những lỗi sai của mình, giúp các em phân tích xem câu
của mình sai ở đâu, thiếu thành phần gì và phải sửa lại như thế nào. Đối với câu
có thành phần phụ đã đúng và hợp lí chưa, hướng giải quyết ra sao. Đặc biệt cần
xem xét việc sắp xếp các ý của các em đã hợp lí, logic chưa, tìm ra ngun nhân
vì sao chưa hợp lí và biện pháp sửa chữa như thế nào. Từ đó giáo viên từng
bước giúp các em rèn luyện tư duy để viêt đúng tiếng Việt.

download by :


16


4. Kết quả đạt được.
Sau một thời gian rèn luyện với sự kết hợp khéo léo các biện pháp nêu trên,
tôi thấy việc sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5 trường TH Thạch
Quảng mà tơi phụ trách đã có những tiến bộ. Đối với từng nhóm
lỗi, số học sinh mắc lỗi đã giảm. Cụ thể như sau:
Biểu hiện lỗi
Tên học sinh
Lỗi dùng từ

Minh, Ngần, Chiến, Thuỳ Linh, Nghĩa,
Như Trang, Thuỳ, Đức, Dũng.
Minh.
Minh
Đức.
Dương

Lỗi về logic
Lỗi về phong cách
Câu thiếu CN
Câu thiếu VN
Câu thiếu cả CN và VN
Lỗi về Câu dùng QHT sai
Dương, Minh.
câu Câu ghép thiếu vế câu Minh.
chính
Câu đúng về hình thức Quách Dương
nhưng sai ý nghĩa.


Từ kết quả bài kiểm tra cuối học kì 1, cuối năm học tôi đã thu được các số
liệu như sau:
Thời Số
ĐỌC
gian HS
(Số điểm/em)
9,10 7, 8 5,6 <5
KT
Cuối

VIẾT
(Số điểm/em)
9,10

7,8 5,6

TBC
(Số điểm/em)
<5

9,10

7,8

5,6

<5

26


10

5

11

0

4

4

18

0

5

9

12

0

26

12

6


8

0

7

4

15

0

7

11

8

0

HK I
Cuối
năm

Như vậy, các số liệu cho thấy trong học kì I năm học 2015 - 2016, số học sinh
đạt điểm 9,10 của môn Tiếng Việt đã được tăng lên. Đến cuối năm học, kết quả
đó được nâng lên rõ rệt. Mặc dù kết quả chưa cao nhưng đây cũng là thành công
bước đầu mà tôi đã đạt được. Chất lượng giữa phần đọc và phần viết đã có sự
cân bằng hơn, đồng đều hơn. Do đó đã nâng chất lượng chung của môn Tiếng

Việt. Cho dù đây không phải là kết quả cao đối với một số trường khác trên địa
bàn huyện Thạch Thành nhưng đối với trường thuộc địa bàn xã miền núi, đời
sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn
chế như trường tơi thì đây là một kết quả khả quan và đáng mừng.

download by :

17


III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận.
Câu là yếu tố quan trọng để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Học sinh nắm
vững kiến thức về câu, có được kĩ năng viết câu văn đúng, câu văn hay sẽ biết
trình bày một văn bản hay. Đó cũng là điều mà bản thân tôi mong muốn.
Việc vận dụng nghiên cứu những kiến thức ngữ pháp được phân bố trong
chương trình Tiếng Việt 5 để hướng dẫn học sinh viết được câu đúng, câu hay,
biết nhận ra lỗi sai về mặt ngữ pháp của câu và sửa lại cho đúng là rất quan
trọng và cần thiết. Điều đó khơng chỉ có ý nghĩa giúp học sinh học tập tốt mà
còn rèn cho các em có khả năng giao tiếp tốt, góp phần giáo dục kĩ năng sống
cho các em.
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện sáng kiến này, bản thân tôi đã rút ra
cho mình bài học kinh nghiệm nhỏ như sau:
1.1 Đối với giáo viên.
- Trong khi toàn ngành đang thực hiện chương trình thay sách giáo khoa và đổi
mới phương pháp dạy học cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới thì mỗi giáo
viên phải ln nắm bắt kịp thời những thay đổi chung của ngành để đáp ứng yêu
cầu giáo dục.
- Thường xuyên nhắc nhở, sửa lỗi kịp thời cho học sinh, khích lệ, động viên
trước những biểu hiện tiến bộ của các em, giúp học sinh có động lực để cố gắng.

- Hàng năm tổ chức các cuộc giao lưu, ngoại khóa ở lớp, trường, tuyên dương
khen thưởng nhằm đẩy mạnh và nêu cao tầm quan trọng của phong trào “ Nói
lời hay - làm việc tốt”, tăng cường giáo dục kĩ năng sống trong học sinh.
- Học tập và tiếp cận với những cách làm mới, hay của đồng nghiệp trong việc
dạy học môn Tiếng Việt.
1.2. Đối với học sinh.
- Có ý thức tốt, nghiêm túc đối với tất cả các mơn học.
- Kiên trì, bền bỉ, cẩn thận, chăm chỉ, khắc phục khó khăn.
- Tham gia tích cực các phong trào và hoạt động do lớp, Đội và địa phương tổ
chức.
1. 3. Đối với phụ huynh học sinh.
- Kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, nắm bắt khả năng của con em mình để có
biện pháp hỗ trợ kịp thời.
- Thường xuyên quan tâm, nhắc nhở, kiểm tra việc học tập của con em mình.
- Đáp ứng các u cầu chính đáng của con em phục vụ cho việc học tập.
- Chăm lo sức khoẻ, động viên tinh thần giúp các em có điều kiện học tập tốt
nhất.
2. Kiến nghị.
Qua thời gian nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này, tôi nhận thấy kinh
nghiệm của tơi đưa ra ít nhiều đã mang lại hiệu quả đối với học sinh lớp 5
trường TH Thạch Quảng, cụ thể là học sinh lớp 5B do tôi phụ trách. Vì vậy, tơi
rất mong sáng kiến nhỏ của tơi sẽ sớm được nhân rộng trong nhà trường cũng

download by :

18


như các đơn vị khác.Từ đó, từ sáng kiến nhỏ sẽ trở thành đề tài ngày càng hồn
thiện hơn, có phạm vi ứng dụng rộng hơn, góp phần giữ gìn sự trong sáng của

tiếng Việt.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tơi trong q trình hướng dẫn
giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thạch Quảng sửa lỗi câu sai. Là một giáo
viên say mê với sự nghiệp "trồng người" khi nhìn thấy các em học sinh nói và
viết ngày càng rõ ràng, trình bày một vấn đề nào đó mạch lạc hơn, tơi thấy thật
hạnh phúc. Do đó, tơi mạnh dạn viết ra những kinh nghiệm nhỏ này để đồng
nghiệp tham khảo. Tơi mong mình sẽ được tiếp cận nhiều hơn với những kinh
nghiệm của đồng nghiệp để việc rèn và sửa lỗi câu sai cho HS Tiểu học ngày
càng hiệu quả hơn.

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

Thạch Quảng, ngày 2 tháng 6 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu.

download by :

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.SGK Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5.
2.Sách Giáo viên Tiếng Việt lớp 5
3.Chuẩn KT-KN lớp 5.
4.Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5


download by :

20



×