Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tài liệu DỊCH TỄ HỌC CHẤN THƯƠNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 42 trang )


1


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ
PHÒNG CHỐNG CHẤN THƯƠNG



DỊCH TỄ HỌC
CHẤN THƯƠNG

Tài liệu dành cho sinh viên
Giảng dạy cho sinh viên cử nhân YTCC
(Áp dụng phương pháp giảng dạy dựa trên tình huống)











Hà Nội, 2010

2
THÔNG TIN MÔN HỌC
• Tên môn học: Dịch tễ học chấn thương


• Mã môn học:
• Số tín chỉ: 4
• Năm học: 4
• Bộ môn phụ trách: Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống TNTT –
Trường Đại học Y tế Công Cộng
• Giảng viên khóa học
o TS. Phạm Việt Cường
o ThS Bùi Tú Quyên
Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương (CIPPR)
Trường Đại học Y tế Công Cộng
138 Giảng Võ, Hà Nội. SĐT: 84-4-62662325

3
NHỮNG TỪ CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA
CĐAT
Cộng đồng an toàn
DALY
Những năm sống trong tình trạng tàn tật
GV
Giảng viên
SBL
Học tập dựa trên tình huống
TNGT
Tai nạn giao thông
TNTT
Tai nạn thương tích
UNICEF

Quĩ nhi đồng Liên hợp quốc
WHO
Tổ chức Y tế Thế giớ i
YPLL
Những năm sống tiềm tàng bị mất
YTCC
Y tế công cộng


4
MỤC LỤC
NỘI DUNG KHÓA HỌC 5
1. Mục tiêu học tập: (Learning Objectives of the course) 5
2. Chiến lược học tập (Learning strategies) 5
3. Khung chương trình (Course Schedule) 5
4. Phương pháp đánh giá (Course Assesment ) 6
5. Tài liệu khóa học 7
Tài liệu tiếng Việt 7
Tài liệu tiếng Anh 7
6. Nội dung học tập (Content and Teaching - Learning Activities) 8
6.1 Bài giảng, bài tự học 8
6.2 Bài tập tình huống (Sceranio) 16
CHỦ ĐỀ 1: TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM 16
1. Tên chủ đề: “Tai nạn thương tích của trẻ em TP Đà Nẵng” 16
2. Mục tiêu học tập 16
3. Nội dung bài tập tình huống 16
4. Nhiệm vụ của người học 17
5. Các hoạt động 18
6. Tài liệu tham khảo 25
CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CHẤN THƯƠNG 26

1. Tên chủ đề: “Ma trận Haddon- ma trận phân tích nguyên nhân chấn thương” 26
2. Mục tiêu học tập 26
3. Nội dung bài tập tình huống 26
4. Nhiệm vụ của người học 27
5. Các hoạt động 27
6. Tài liệu tham khảo 31
CHỦ ĐỀ 3: NGHIÊN CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH 32
1. Tên chủ đề: “ Nghiên cứu tai nạn giao thông tại Lương Sơn- Hòa Bình” 32
2. Mục tiêu học tập 32
3. Nội dung bài tập tình huống 32
4. Nhiệm vụ của người học 32
5. Các hoạt động 33
6. Tài liệu tham khảo 37
CHỦ ĐỀ 4: CÁC CHỈ SỐ VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ/ GIÁM SÁT 38
1. Tên chủ đề: “Đánh giá dự án Cộng đồng an toàn tại Đà Nẵng” 38
2. Mục tiêu học tập 38
3. Nội dung bài tập tình huống 38
4. Nhiệm vụ của người học 39
5. Các hoạt động 39
6. Tài liệu tham khảo 42

5
NỘI DUNG KHÓA HỌC
1. Mục tiêu học tập: (Learning Objectives of the course)
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể:
• Trình bày được gánh nặng bệnh tật, kinh tế-xã hội do TNTT gây nên và lý do
TNTT là vấn đề của YTCC.
• Phân tích được trường hợp TNTT theo ma trận Haddon và những chiến lược
sử dụng trong việc kiểm soát và phòng chống TNTT
• Lựa chọn được các phương pháp thiết kế nghiên cứu phù hợp cho vấn đề

TNTT
• Phân tích được hệ thống giám sát TNTT, thành phần, chỉ số giám sát/ đánh
giá, nguồn thu thập số liệu TNTT.
2. Chiến lược học tập (Learning strategies)
Áp dụng phương pháp học tập tích cực, kết hợp các bài giảng lý thuyết và thảo
luận dựa trên các bài tập tình huống. Trong 4 chủ đề: Nguyên lý cơ bả n phòng chống
TNTT, Phân tích nguy cơ theo ma trận Haddon, Nghiên cứu về TNTT và Các chỉ số,
công cụ giám sát/đánh giá sinh viên sẽ làm việc theo nhóm và thảo luận dựa trên các
bài tập tình huống cụ thể.
3. Khung chương trình (Course Schedule)
TT
Nội dung cụ thể
Số
giờ
Phương
pháp (**)
Lượng giá nhanh
Chủ đề 1: Các nguyên lý cơ bản phòng chống TNTT
1.1
Định nghĩa và gánh nặng TNTT
- Định nghĩa TNTT
- Gánh nặng TNTT

1


Thuyết trình




Câu hỏi ngắn

1.2
Phân loại TNTT
Các yếu tố nguy cơ TNTT



SBL

Câu hỏi ngắn
Tham gia thảo
luận, kết quả thảo
luận sử dụng Bảng
kiểm đánh giá
1.3
Chỉ số đo lường trong TNTT
1.4
Mã hóa TNTT theo ICD10
Chủ đề 2: Ma trận Haddon phân tích yếu tố nguy cơ và các biện pháp phòng
chống TNTT

6
2.1
Phân tích yếu tố nguy cơ TNTT-
Ma trận Haddon
Các biện pháp phòng chống
TNTT

SBL

Tham gia thảo
luận, kết quả thảo
luận sử dụng Bảng
kiểm đánh giá
2.2
10 nguyên lý phòng chống
TNTT của Haddon
1
Thuyết trình
Câu hỏi ngắn
2.3
Nguyên lý 3E trong phòng
chống TNTT
1
Thuyết trình
Câu hỏi ngắn
Chủ đề 3 Phương pháp nghiên cứu trong trong phòng chống chấn thương
3.1
Tổng quan về các phương pháp
NC dùng trong phòng chống
TNTT
1
Tự học
Câu hỏi ngắn
3.2
Xác định phương pháp nghiên
cứu phù hợp


SBL

Tham gia thảo
luận, kết quả thảo
luận sử dụng Bảng
kiểm đánh giá
Chủ đề 4 Giám sát/ đánh giá chương trình phòng chống TNTTT
3.1
Các hình thức giám sát TNTT
1
Tự học
Câu hỏi ngắn
3.2
Các chỉ số và công cụ giám sát/
đánh giá TNTT


SBL
Tham gia thảo
luận, kết quả thảo
luận sử dụng Bảng
kiểm đánh giá
3.3
Nguồn số liệu TNTT
3
Tự học
Câu hỏi ngắn

4. Phương pháp đánh giá (Course Assesment )
! Điểm cho quá trình tham gia của sinh viên trên lớp sẽ chiếm: 20% tổng số điểm
Điểm đánh giá dựa vào tinh thần và thái độ học tập của sinh viên, sự chuẩn bị bài
tập về nhà và phát biểu ý kiến trong các giờ thảo luận. Điểm sẽ được chấm cho từng

sinh viên.
! Điểm cho học SBL: 30% tổng số điểm
Điểm được tính dựa trên quá trình thảo luận SBL, kết quả thảo luận và trình bày.
Điểm tính cho từng cá nhân.
! Điểm kiểm tra 15’ 20% tổng số điểm

7
Bài kiểm tra 15’ dưới dạng các câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi đúng- sai.
Điểm được tính cho từng cá nhân
! Điểm cho báo cáo tổng hợp/ bài luận cuối khóa: 30% tổng số điểm
Sinh viên làm báo cáo cuối khóa theo nhóm, điểm được tính theo nhóm.
• Điểm môn học là tổng các điểm cấu phần trên và được qui đổi ra hệ điểm 10.
Điểm tổng kết môn học = 0,2*(tham dự các buổi học) + 0,3*(SBL1 +SPBL2 +
SBL3+ SBL4) + 0,2*(kiểm tra 15’) + 0,3*bài luận cuối khóa
5. Tài liệu khóa học
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Y Tế, cục y tế dự phòng và PC HIV/AIDS (2004)- Báo cáo toàn cầu
về phòng chống thương tích do giao thông đường bộ (bản tóm tắt)
2. Lê Vũ Anh, Phạm Việt Cường và cộng sự (2009)- Báo cáo điều tra Tai
nạn thương tích trẻ em năm 2006- tại thành phố Đà Nẵng- Hà Nội
3. Lê Vũ Anh và cộng sự (2003)- Điều tra cơ bản tình hình TNTT và các
yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại sáu tỉnh Hải Dương, Hải Phòng,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp
4. Lê Vũ Anh và cộng sự (2003) - Điều tra chấn thương liên trường Việt
Nam (VMIS 2001)
5. Phạm Việt Cường- Phòng chống đuối nước cho trẻ em, Tạp chí Y tế
công cộng, 2009 (13): 4-8.
6. Tổ chức y tế Thế giới, UNICEF- Báo cáo Thế giới về phòng chống
thương tích ở trẻ em-Bản dịch tiếng Việt năm 2008
7. Trường Đại họ c Y tế công cộng- Giáo trình Dịch tễ học chấn thương-

Hà Nội, năm 2009
8. Trường Đại học Y tế công cộng- Giáo trình Theo dõi- đánh giá
Tài liệu tiếng Anh
1. Carol W., “Introduction: Back to the Future—Revisiting Haddon’s
Conceptualization of Injury Epidemiology and Prevention”.
Epidemiol Rev 25: 60-64.

8
2. Chuan, L. et. al. “Development of a national injury prevention/safe
community program in Vietnam” Health Promotion. Int. 16: 47-54.
3. Ha T. Nguyen, Cuong V. Pham, Mathew Keifer and Charles Mock.
Occupational Injuries as Reported in the Vietnam Multi-center Injury Survey.
Asia-Pacifc Jourla of Public Health, Vol 20, Supplement, 10/2008.
4. Linnan, M., Le, VA., Pham, CV et al. Child mortality and Injury in
Asia: Survey methods., Special Series on Child Injury No.2. IWP-2007-05,
2007.
5. Linnan, M., Le, VA., Pham, CV et al. Child mortality and Injury in
Asia: Survey results and Evidences., Special Series on Child Injury No.3. IWP-
2007-05, 2007.
6. Lynda S. Doll, Janet R. Saul, and Randy W.Elder (2007) “ Injury and
Violence prevention Interventions: An overview” - Handbook of Injury and
Violence Prevention, Springer 2007- (P21-36)
7. Richard W. Sattin and Phaedra S. Corso-(2007) – “The epidemiology
and costs of Unintentional and Violent Injuries” Handbook of Injury and
Violence Prevention, Springer 2007- (P3-20)
8. Rivara, FP et al, (2001). Injury Control: A guide to Research and
Program Evaluation, Cambridge University Press. Page 196-216
9. Robertson, L. S. (1998). Injury Epidemiology. New York, Oxford University
Press. Page 1-22
10. Stevenson, M. (2006) “Building safer environments: injury, safety, and

our surroundings”. Injury Prevention 2006 12: 1-3
6. Nội dung học tập (Content and Teaching - Learning Activities)
6.1 Bài giảng, bài tự học
Bài giảng 1
1. Nội dung
a. Khái niệm TNTT
Những định nghĩa cơ bản về tại nạn thương tích: Tai nạn thương tích (chấn thương) và
Tai nạn.

9
- Tai nạn thương tích hoặc còn được gọi là chấn thương là bất cứ tổn thương có
chủ định hay không có chủ định cho cơ thể con người được gây nên bởi sự phơi
nhiễm cấp tính đối với năng lượng nhiệt, cơ học, điện hay năng lượng hoá học hay
bởi sự thiếu vắng của các yếu tố thiết yếu như sức nóng hay oxy. Tai nạn thương
tích là những thương tổn do: tai nạn giao thông, ngã, tai nạn lao động, va chạm,
điện giật dẫn đến bị vết thương chảy máu, bong gân, phù nề xây xát, gãy xương,
gãy răng, vỡ thủng nội tạng, chấn thương sọ não, bỏng, ngạt/đuối nước, ngộ độc,
tự tử …
- Theo đ ịnh nghĩa trên TNTT là sự kiện xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau,
TNTT không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra TNTT
luôn có thể biết trước và TNTT có thể phòng tránh được
b. Gánh nặng của TNTT
Về Xã hội
- Mất nguồn lực lớn dành cho TNTT: Con người, tiền bạc, thời gian, thuốc -
vật tư trang thiết bị.
- Mất nguồn nhân lực dành cho lao động sản xuất tạo ra của cải cho xã hội do
nạn nhân TNTT bị tử vong hoặc tàn tật.
- Gánh nặng bệnh tật: Gánh nặng bệnh tật của TNTT chiếm khoảng 11%
gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Về Kinh tế:

- Chi phí trực tiếp: Bao gồm các chi phí sau:
o Chi phí dành cho chăm sóc y tế
o Chi phí do sự phá hủy, hỏng hóc của máy móc, xe cộ, cơ sở hạ tầ ng,
những vật dụng không thuộc về Y tế.
o Chi phí không cho điều trị: Chi phí cho ăn uống, đi lại, ở trọ….
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí không trực tiếp cho TNTT, bao gồm cả
những chi phí vô hình như: giảm khả năng lao động, sản xuất, mất thu nhập,
tàn tật…
Sức khỏe: TNTT có thể dẫn đến tử vong, giảm khả năng lao động hoặc tàn tật tạm thời,
tàn tật vĩnh viễn với nạn nhân. TNTT là nguyên nhân chính gây tàn phế, số năm sống
tiềm tàng bị mất (YPLL) hoặc DALYs

10
- Tử vong: Nạn nhân tử vong do TNTT.
- Tàn tật: Có 03 mức độ trong tàn tật: 1) Khiếm khuyết 2) Giảm chức năng 3)
Tàn tật
- Số năm sống tiềm tàng bị mất: YPLL là một thước đo sự tác động của các
trường hợp chết trẻ lên nền kinh tế, YPLL tỷ lệ nghịch với độ tuổi tử vong,
có nghĩa là các trư ờng hợp chết xảy ra khi càng nhỏ tuổi thì số năm sống
tiềm tàng bị mất càng cao.
- Chỉ số DALY: Một DALY có thể qui đổi là một năm mất đi của cuộc sống
khỏe mạnh.
2. Hoạt động: Giảng viên trình bày nội dung, SV lắng nghe và trao đổi, thảo
luận. Sử dụng tài liệu phát tay cung cấp các nội dung cơ bản liên quan đến
dịch tễ học TNTT.
3. Đánh giá: Đánh giá qua các câu hỏi ngắn, những kiến thức và hiểu biết về
chấn thương trong phần này sẽ được sử dụng để áp dụng thảo luận trong
tình huống.
Bài giảng 2
1. Nội dung

- 10 nguyên lý phòng chống tai nạn thương tích của Haddon
Bằng cách sử dụng các nguyên lý phân tích với ma trận, Haddon đã đưa ra 10 chiến
lược áp dụng trong phòng chống TNTT như sau
Bảng 1: 10 nguyên lý phòng chống TNTT của Haddon áp dụng cho các ví dụ về
phòng chống TNTT ở trẻ em
1


Chiến lược
Ví dụ liên quan đến phòng ngừa TNTT
ở trẻ em
1
Ngăn chặn việc tạo ra mối nguy hiểm
ngay từ đầu
Cấm sản xuất và bán các sản phẩm
không an toàn
2
Giảm năng lượng có trong mối nguy
hiểm
Giảm tốc độ
3
Ngăn chặn việc giải phóng, thải ra
Tủ đ ự ng thuốc ngăn ngừa trẻ có thể tiếp

1
Nguồn: Tổ chức y tế Thế giới, UNICEF- Báo cáo Thế giới về phòng chống TNTT cho trẻ em- bản dịch tiếng
Việt năm 2008

11
mối nguy hiểm

cận, với tới thuốc
4
Làm giảm bớt tỷ lệ, không gian phát
tán mối nguy hiểm
Sử dụng dây an toàn và ghế an toàn
5
Cách ly mọ i người và tạo khoảng
cách với mối nguy hiểm
Đường dành cho người đi xe đạp, đi bộ
6
Cách ly mọi người khỏi mối nguy
hiểm bằng cách đặt rào chắn cần thiết
Chấn song cửa sổ, hàng rào cho ao, bể
nước, đậy nắp giếng
7
Điều chỉnh những đặc tính cơ bản của
mối nguy hiểm
Mặt sân chơi mềm hơn.
8
Tăng sức đề kháng, kháng cự của vật
chủ
Dinh dưỡng tốt cho trẻ
9
Giảm thiệt hại do mối nguy hiểm gây
nên
Sơ cứu ban đầu vết bỏng- Làm mát vết
bỏng
10
Ổn định, chữa trị và phục hồi cho
người bị thương.

Kỹ thuật ghép da vết bỏng, phẫu thuật
chỉnh hình và vật lý trị liệu phục hồi
chức năng
- Nguyên lý 3E trong phòng chống tai nạn thương tích
Nguyên lý 3E: Là các hoạt độ ng/ chiến lược can thiệp chủ yếu được dùng trong phòng
chống TNTT bao gồm:
o Giáo dục thay đổi hành vi (Education): Là những chương trình giáo dục về
TNTT (các kiến thức cơ bản về TNTT, các yếu tố nguy cơ, cách phòng
chống…) làm thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi trong cộng đồng làm
giảm thiểu TNTT. Trong chiến lược về giáo dục còn bao hàm các chiến
dịch truyền thông và những thay đổi hành vi sức khỏe
o Thay đổi/ cải tiến kỹ thuật/ môi trường (Engineering): nhằm tạo ra các sản
phẩm an toàn cho con người, giả m nguy cơ gây TNTT cho con người trong
môi trường sống bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
o Thực thi luật (Enforcement): gồm các biện pháp chế tài để duy trì các hành
vi nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn/quy tắc an toàn trong cộng đồ ng. Các biện
pháp chế tài đối với những đối tượng gây ra TNTT, thực thi luậ t pháp đảm

12
bảo môi trường an toàn, những luật pháp và những quy định về sản xuất và
tiêu thụ các sản phẩm an toàn
2. Hoạt động: Giảng viên trình bày nội dung, SV lắng nghe và trao đổi, thảo
luận. Sử dụng tài liệu phát tay cung cấp các nội dung cơ bản liên quan dịch
tễ học chấn thương.
3. Đánh giá: Đánh giá qua các câu hỏi ngắn, những kiến thức và hiểu biết về
chấn thương trong phần này sẽ được sử dụng để áp dụng thảo luận trong
tình huống.

13
Bài tự học 1

1. Nội dung: Các thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ các thiết kế nghiên cứu thường gặp
!


14

2. Hoạt động: SV tìm đọc các tài liệu, các bài giảng về thiết kế nghiên cứ u đã
được học trong các môn học Dịch tễ, Phương pháp nghiên cứu khoa học.
3. Đánh giá: Đánh giá qua các câu hỏi ngắn, những kiến thức và hiểu biết về
thiết kế nghiên cứu trong phần này sẽ được dùng thảo luận trong bài tập
tình huống.
Bài tự học 2
1. Nội dung: Giám sát và nguồn số liệu tai nạn thương tích
a. Giám sát TNTT
- Vai trò của giám sát TNTT trong đánh giá một chương trình can thiệp PC TNTT
o Giám sát TNTT được định nghĩa là việc thu thập, phân tích, phiên giải, phổ
biến những thông tin về TNTT để giúp cho quá trình lập kế hoạch, can thiệp,
đánh giá các chương trình PC TNTT. Như vậy một hệ thống giám sát phải bao
gồm chức năng thu thập số liệu, phân tích số liệu cũng như phổ biến kết quả
một cách nhanh chóng nhất đến những người hoạt đ ộ ng trong lĩnh vực phòng
chống TNTT.
o Hệ thống giám sát có thể cung cấp những thông tin về
" Mức độ và đặc điểm của TNTT: Số lượng các trường hợp TNTT, phân bố
theo loại TNTT, các đặc điểm của từng loại hình TNTT.
" Quần thể có nguy cơ: Những ai, quần thể nào có nguy cơ mắc TNTT nhiều
nhất (với từng loại TNTT đặc thù)
" Các yếu tố nguy cơ: Những yếu tố nào có liên quan đến các loại TNTT?
" Xu hướng của TNTT theo thời gian: sự thay đổi của một loại hình TNTT
theo thời gian như thế nào? Tăng lên hay giảm đi?

- Vai trò của hệ thống giám sát TNTT
o Đánh giá qui mô của vấn đề:
o Phân phối nguồn lực
o Xác định ưu tiên
o Kiểm định giả thuyết
o Phát triển chính sách và chương trình can thiệp.
o Theo dõi và giám sát các chiến lược phòng chống.

15
Một chương trình giám sát có thể được thiết kế để đưa ra những số liệu khác
nhau phụ thuộc vào từng chương trình. Số liệu của một hệ thống giám sát TNTT có
thể được dùng để đánh giá qui mô, phạm vi của một vấn đề TNTT trong một quần thể
từ đó những người ra quyết định và hoạch đ ịnh chính sách có thể phân bổ nguồn lực
một cách hợp lý và xác định những ưu tiên cho can thiệp. Giám sát cũng có thể được
dùng để kiểm định một giả thuyết hoặc chỉ ra những nhu cầu cần phải có những
nghiên cứu sâu hoặc hoặc những số liệu cần bổ sung. Phân tích số liệu giám sát giúp
cho quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động can thiệp, các chính sách. Nó cũng
sẽ giúp cho việc cung cấp các kết quả để đánh giá hiệu quả, tác động của các chiến
lược can thiệp hay chính sách.
b. Số liệu tai nạn thương tích
Các nguồn số liệu tai nạn thương tích
o Số liệu trong bệnh viện: Là những số liệu về nạn nhân TNTT vào viện
khám/ điều trị về TNTT. Với số liệu TNTT trong bệnh viện chúng ta có thể có thông
tin về mức độ thương tích, thông tin về hoàn cảnh, biện pháp điều trị, chi phí cho
TNTT….Nguồn số liệu này thường bỏ sót những đối tượng bị TNTT nhẹ không vào
viện khám/ điều trị hoặc những người bị TNTT rất nặng bị tử vong tại chỗ mà không
được đưa vào viện.
o Số liệu cộng đồng: Là số liệu thu thập qua các cuộc điều tra cộng đồng,
các hệ thống giám sát TNTT trong cộng đồng. Nguồn số liệu này tương đối đ ầ y đủ và
cập nhật tuy nhiên để triển khai thu thập số liệu tại cộng đồng luôn yêu cầu chi phí và

nguồn lực cao.
o Số liệu từ các cơ quan, tổ chứ c, ban ngành có liên quan: công an, pháp y,
Ủy ban dân số gia đình trẻ em, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, UNICEF, Bộ Y tế,
WHO… Các nguồn số liệu này cũng khá đầ y đủ tuy nhiên nó được thu thập theo mụ c
tiêu báo cáo của từng tổ chức.
1. Hoạt động: SV tìm đọc các tài liệu, các bài giảng về giám sát và nguồn số
liệu đã được học trong các môn học Theo dõi đánh giá, Xây dự ng dự án, Hệ
thống thông tin quản lý sức khỏe
2. Đánh giá: Đánh giá qua các câu hỏi ngắn, những kiến thức và hiểu biết về
trong phần này sẽ được dùng thảo luận trong Sceranio.

16
6.2 Bài tập tình huống (Sceranio)
CHỦ ĐỀ 1: TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM
1. Tên chủ đề: “Tai nạn thương tích của trẻ em TP Đà Nẵng”
2. Mục tiêu học tập
Sau khi kết thúc bài học viên có khả năng:
1. Xác định được các nguyên tắc/ các cách phân loại tai nạn thương tích
2. Liệt kê được các hậu quả của TNTT
3. Phân tích được các yếu tố nguy cơ
4. Xây dựng, tính toán được các chỉ số đo lường TNTT
5. Mã hóa được TNTT theo ICD10
3. Nội dung bài tập tình huống
Giới thiệu
Trong những năm gần đây tai nạn thương tích (TNTT) đã trở thành một vấn đề y tế
công cộng không những ở Việt Nam mà còn trên Thế giới. TNTT tác động đến sức
khỏe, kinh tế và nhiều khía cạnh xã hội. Theo Công ước về Quyền trẻ em của Liên
hợp Quốc- trẻ em là những trẻ dưới 18 tuổi, trong lứa tuổi này trẻ thường bị phơi
nhiễm trước các hiểm họa và nguy cơ khi chúng đi lại, vui chơi trong sinh hoạt và học
tập hàng ngày. Trẻ em cũng là nhóm đối tượng dễ bị tổ n thương vớ i tai nạn thương

tích. Mỗi năm có đến hàng trăm nghìn trẻ em bị tử vong vì thương tích hoặc bạo lực
và hàng triệu trẻ em khác phải chịu hậu quả của các thương tích không gây tử vong
2
.
Tại Việt Nam, tỷ suất tử vong do TNTT ở trẻ dưới 18 tuổi là 78/100.000 trẻ
3
, cao hơn
hầu hết các nước khác trong khu vực Châu Á. Các số liệu tổng hợp chỉ ra rằng đối với
trẻ em dưới 18 tuổi, cứ một ca tử vong thì có 12 ca nhập viện hoặc bị thương tật suốt
đời và 34 ca cần sự chăm sóc y tế hay phải nghỉ học, nghỉ làm việc vì tai nạn thương
tích.
Thương tích không phải là điều tất yếu phải xảy ra mà hoàn toàn có thể phòng tránh
và kiểm soát được. Năm 2006, Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn

2
Tổ chức Y tế Thế giới, UNICEF (2008), Báo cáo Thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em, Nhà xuất bản
Hồng Đức
3
UNICEF, TASC (2008), Điều tra về tai nạn thương tích tại sáu đ ị a điểm của Châu Á

17
thương (CIPPR), ĐH Y tế công cộng đã phối hợp với TASC và Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng đã tiến hành thực hiện dự án An Toàn Đ à Nẵng (Safe Đanang)
trong 3 năm (2006-2009) nhằm mụ c đích tạo một môi trường an toàn cho trẻ em tiến
tới hạn chế và kiểm soát tình hình TNTT ở TE tại Đà Nẵng.
Năm 2006, nghiên cứu ban đầu của dự án đã được tiến hành trên toàn bộ Thành phố
Đà Nẵng nhằm (i) Xác định tỷ suất tử vong và không tử vong do TNTT ở trẻ em dưới
18 tuổi tại thành phố Đà Nẵng từ tháng 4/2005 đến tháng 4/2006. (ii) Mô tả các yếu
tố nguy cơ gây TNTT trẻ em dư ới 18 tuổi tại thành phố Đà Nẵng năm 2005 từ đó
cung cấp các thông tin cho việc xây dựng kế hoạch, hoạt động can thiệp cũng như

triển khai và làm cơ sở để đánh giá các biện pháp can thiệp khi dự án kết thúc.
Phương pháp
Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang thông qua điều tra hộ gia đình để ghi
nhận tất cả các trường hợp chấn thương ở trẻ dưới 18 tuổi (thời điểm năm 2006) kể cả
chấn thương có tử vong và không tử vong. Tổng số đã có 113.629 hộ gia đình trong
toàn thành phố tham gia vào nghiên cứu với 209.495 trẻ dưới 18 tuổi
4
.
Nghiên cứu đã sử dụng các bộ câu hỏi tự điền để thu thập các thông tin khác nhau từ
hộ gia đình bao gồm các chỉ số cơ bản về dân số, kinh tế xã hội, bệnh tật, tử vong và
thông tin về TNTT ở trẻ em. Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu thông tin về
các yếu tố nguy cơ gây TNTT cho trẻ em trong môi trường gia đình, cộng đồng,
trường học.
4. Nhiệm vụ của người học
Sinh viên được kỳ vọng là một cán bộ y tế công cộng hoạt động trong lĩnh vực phòng
chống TNTT và quan tâm đến chủ đề TNTT trẻ em. Để cung cấp thông tin về thực
trạng TNTT trẻ em tại địa phương cũng như các yếu tố nguy cơ của TNTT trẻ em cho
các nhà hoạch định chính sách hoặc các nhà quản lý, cán bộ y tế công cộng cần đưa ra
bức tranh về các loại hình TNTT trẻ em hay gặp ở Đà Nẵng, mức độ/ độ lớn của
TNTT trẻ em, hậu quả và các yếu tố nguy cơ đến TNTT trẻ em.

4
Lê Vũ Anh, Phạm Việt Cư ờng và cộng sự- Báo cáo điều tra Tai nạn thương tích trẻ em năm 2006- tại thành
phố Đà Nẵng- Hà Nội, năm 2009

18
5. Các hoạt động
a. Hoạt động 1
i. Tên hoạt động: Xây dựng sơ đồ phân loại chấ n thương theo cơ chế
chấn thương

Có rất nhiều cách phân loại TNTT khác nhau tùy thuộc vào mục đích, sự quan tâm
của người phân loại. Một số cách phân loại thường gặ p là phân loại theo theo cơ chế/
nguyên nhân gây TNTT, phân loại theo vị trí/ mức độ TNTT, phân loại theo hoạt động
của nạn nhân khi bị TNTT
Dưới đây là một số nội dung có đề cập đến loại hình TNTT ở trẻ em có trong phiếu
điều tra được sử dụng trong nghiên cứu ở Đà Nẵng
5
.
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TNTT TRẺ EM TẠI ĐÀ NẴNG

1
Tai nạn đó là
(Đánh dấu

vào MỘT ô tương ứng, ghi rõ nếu cần)

Tai nạn bất ngờ, nạn nhân không chủ định gây ra. 1 
Nạn nhân chủ định gây ra tai nạn thương tích đó. 2 
Người khác gây ra tai nạn thương tích đó một cách cố ý. 3 
Không xác định được . 4 
Tai nạn đó xảy ra do thảm họa thiên nhiên. 5 
Khác …………………………………………………………… . 6 
Không biết/không nhớ. 9 
2
Tai nạn đó xảy ra ở đâu?
(Đánh dấu

vào MỘT ô tương ứng, ghi rõ nếu cần)

Tại gia đình. 1 

Tại trường học. 2 
Trên đường cao tốc. 3 
Đường trong phố/làng. 4 
Đang đi bộ trên vỉa hè. 5 
Trong khách sạn, nhà hàng. 6 
Tại sân vận động/khu thể thao. 7 
Khu vui chơi giải trí. 10 
Hầm mỏ. 11 
Công trường xây dựng. 12 
Ngoài ruộng/vườn. 13 
Khu kinh doanh/chợ. 14 
Văn phòng. 15 
Ao/hồ/sông/biển/đầm 16 

5
Nguồn: Điều tra TNTT trẻ em tại Đà Nẵng năm 2006- Phiếu số 2: Thông tin chi tiết về
TNTT (Tử vong và không tử vong)


19
Khu vực bến tàu, nhà ga, bến xe. 8 
Tại nhà máy, khu công nghiệp. 9 

Khác ……………………… 17 
Không biết. 99 

3
Ngày bị tai nạn
Ngày …… tháng …… năm……….
4

Giờ bị tai nạn thương tích (ghi theo dạng 24 giờ)
…………giờ
5
Khi tai nạn xảy ra, nạn nhân đang làm gì?
(Đánh dấu

vào MỘT ô tương ứng, ghi rõ nếu cần)
Đang làm việc (ngoài nhà). 1 
Học tập. 2 
Đang chơi ở trường trong giờ nghỉ. 3 
Chơi thể thao bên ngòai nhà. 4 
Chơi/nghỉ ngơi trong nhà. 5 
Trên đường đi đến nơi làm việc/trường học hoặc trở về nhà. 6 
Đang làm việc trong gia đình. 7 
Khác (ghi rõ) …………………………………………………. 8 
Không biết. 9 
6
Lọai thương tích
(Đánh dấu

vào TẤT CẢ các ô tương ứng, ghi rõ nếu cần)

Gẫy/rạn xương. 1 
Bong gân/căng cơ/trật khớp. 2 
Bị cắt, rách hoặc vết thương hở. 3 
Cụt. 4 
Bỏng. 5 
Chấn động não/chấn thương sọ não. 6 
Các cơ quan nội tạng (bầm dập/vỡ). 7 
Nghẹt thở. 8 

Ngạt/sặc. 9 
Ngộ độc. 10 
Khác: ( ghi rõ ) ….11 


7
Nạn nhân bị chấn thương ở vị trí nào trên cơ thể
(Đánh dấu

vào các ô tương ứng)
Đầu. 1 
Răng/hàm/mặt. 2 
Cổ. 3 
Ngực. 4 
Bụng. 5 
Vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay. 6 
Đùi, cẳng chân, bàn chân. 7 
Cột sống. 8 
Toàn thân. 9 

20
Khác 10. 
8
Ngay khi xảy ra tai nạn, nạn nhân có được sơ cấp cứu không?
(Đánh dấu

vào MỘT ô tương ứng)
Có. 1 
Không. 2 
Tự chữa. 3 

9
Ai là người sơ cấp cứu ban đầu?
(Đánh dấu

vào MỘT ô tương ứng, ghi rõ nếu cần)
Cán bộ y tế. 1 
Người trong gia đình/bạn bè/thày cô giáo. 2 
Không biết. 3 
Khác: (ghi rõ )…… …… 4 





HÃY ĐỌC KỸ CÁC NGUYÊN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH DƯỚI ĐÂY SAU ĐÓ
CHUYỂN ĐẾN ĐIỀN VÀO PHIẾU PHÙ HỢP
6

TỰ TỬ

TAI NẠN GIAO THÔNG BAO GỒM TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TAI
NẠN KHI ĐANG THAM GIA GIAO THÔNG (ĐI BỘ, ĐI XE MÁY, Ô TÔ, TÀU
HỎA)
Chú ý: chỉ những trường hợp đi bộ và bị va đụng với các phương tiện giao
thông và bị thương tích thì mới được coi là tai nạn giao thông.

BỊ THƯƠNG TÍCH DO NGƯỜI KHÁC ĐÁNH/HÀNH HUNG

BỊ NGÃ TỪ TRÊN CAO XUỐNG, NGÃ TRÊN MẶT BẰNG
Chú ý: nếu nạn nhân bị ngã khi đang đi xe máy, xe đạp thì phải điền vào

phiếu 2.2 – Tai nạn giao thông.

BỊ ĐÂM/CẮT DO CÁC VẬT SẮC NHƯ DAO/KIẾM/VẬT NHỌN

BỊ PHỎNG/BỎNG DO LỬA/NƯỚC NÓNG/HÓA CHẤT/ VẬT CHÁY NỔ


6
Nguồn: Điều tra TNTT trẻ em tại Đà Nẵng năm 2006- Phiếu số 2: Thông tin chi tiết về
TNTT (Tử vong và không tử vong)

Nếu Không hoặc Tự chữa thì bỏ qua câu 9 và tiếp tục từ
câu 10

21
ĐUỐI NƯỚC LÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP BỊ NGÃ/RƠI XUỐNG
NƯỚC/CHẤT LỎNG DẪN ĐẾN TỬ VONG HOẶC ĐƯỢC CỨU

NGỘ ĐỘC DO ĂN/UỐNG PHẢI CÁC LOẠI THUỐC CHỮA BỆNH/HÓA
CHẤT/THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

CÁC TAI NẠN DO BỊ GẠCH/ĐÁ/VẬT LIỆU XÂY DỰNG/ QUẢ TO
(DỪA/MÍT) RƠI VÀO NGƯỜI.
CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ ĐIỆN GIẬT/SÉT ĐÁNH.
CÁC TAI NẠN LIÊN QUAN ĐẾN MÁY MÓC

CÁC TAI NẠN DO BỊ ĐỘNG VẬT CẮN/ĐỐT/HÚC.
CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ NGẠT KHI ĐANG NGỦ/CHƠI

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC



Dựa trên các thông tin trên, hãy cho biết chúng ta có thể có những cách phân loại
TNTT trẻ em nào cho nghiên cứu ở Đà Nẵng năm 2006, trình bày cụ thể các cách
phân loại đó?
Theo các bạn, còn cách phân loại TNTT trẻ em nào mà đã không được đề cập trong
nghiên cứu ở Đà Nẵng không? Nếu có, hãy nêu cụ thể?
ii. Thời gian thảo luận: Sinh viên thảo luận trong vòng 50 phút.
iii. Sản phẩm
- Danh sách các loại TNTT theo các cách phân loại khác nhau
b. Hoạt động 2
i. Tên hoạt động: Phân tích hậu quả của các TNTT thường gặp ở trẻ em
Kết quả phân tích của nghiên cứu TNTT trẻ em tại Đà Nẵng cho thấy nguyên nhân
gây TNTT không tử vong hàng đầu là tai nạn giao thông, tiếp đó là Ngã và Bỏng

22

Biểu đồ 1: TNTT ở trẻ em không gây tử vong ở thành phố Đà Nẵng
TNTT ở trẻ em cũng như người lớn thường để lại những hậu quả nặng nề, những hậu
quả này bao gồm các khía cạnh: sứ c khỏe, kinh tế, xã hội Đó có thể là những hậu
quả ngay tức thì nhưng cũng có thể là những hậu quả lâu dài.
Ngoài những hậu quả chung, mỗi loại hình TNTT có thể có những hậu quả riêng biệt,
đặc trưng cho chính loại hình TNTT đó.
Hãy liệt kê những hậu quả có thể có của các loại hình TNTT TE hay gặp ở Đà Nẵng?
ii. Thời gian: Hoàn thành trong khoảng 50 phút.
iii. Sản phẩm
- Liệt kê được các hậu quả TNTT theo các loại hình TNTT TE thường gặp ở Đà Nẵng
chia theo hậu quả về sức khỏe, kinh tế, xã hội.Hậu quả về mặt sức khỏe
c. Hoạt động 3
i. Tên hoạt động: Xác định các yếu tố nguy cơ của các loại hình TNTT

thường gặp ở trẻ em tại Đà Nẵng
TNTT không phải là ngẫu nhiên, không phải do số phận mà bao giờ cũng có các yếu
tố nguy cơ. Mỗi một loại hình TNTT lạ i có các yếu tố nguy cơ khác nhau tùy thuộc
vào cơ chế, vật chủ (nạn nhân) và môi trường Trong phiếu phỏng vấn đượ c dùng tại
Đà Nẵ ng các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến các yếu tố nguy cơ ứng với từng loại
TNTT này để từ đó có các giải pháp phòng chống phù hợp.

23
Hãy liệt kê các yếu tố nguy cơ có thể gây TNTT cho trẻ em ở Đà Nẵng?
ii. Thời gian: Hoàn thành trong khoảng 50 phút
iii. Sản phẩm:
- Liệt kê các yếu tố nguy cơ theo từng loại TNTT, trong mỗi loại TNTT thường gặp
cần phân tích các yếu tố nguy cơ dưới cả 3 khía cạnh: 1) Con người; 2) Môi trường; 3)
Phương tiện
d. Hoạt động 4
i. Tên hoạt động: Chỉ số đo lường TNTT
Cũng tương tự như rất nhiều các vấn đề sức khỏe khác, vấn đề TNTT cũng được đo
lường bằng các đo lường dịch tễ học như tần số, tỷ lệ, tỷ suất, tỷ số. Ngoài những chỉ
số đo lường thô, các nhà nghiên cứu còn tính toán các đo lường đặc hiệu theo nguyên
nhân hoặc theo giới, nhóm tuổi để tìm hiểu tình hình TNTT cụ thể hơn.
Đây là một số kết quả thô được kết xuất từ nghiên cứu TNTT trẻ em tại Đà Nẵng
Đã có 49 trường hợp trẻ dướ i 18 tuổi tử vong do TNTT trong vòng ba năm và 1.064
trường hợp TNTT không tử vong trong vòng 1 năm tại Đà Nẵng được ghi nhận.
Bảng 2: Số trẻ dưới 18 tuổi tại Đà Nẵng chia theo nhóm tuổi và giới
Nhóm tuổi
Nam
Nữ
Chung
0
3.561

3.136
6.697
1-4
21.929
19.465
41.394
5-9
24.407
22.641
47.048
10-14
33.970
32.828
66.798
15-18
23.065
24.488
47.553
Bảng 3: TNTT không tử vong của trẻ em tại Đà Nẵng

TNTT
giao
thông
Đuối
nước
Ngã
Bỏng
Vật sắc
TNTT
khác

Chung
Nhóm tuổi







<1
0
1
4
2
1
0
8
1-4
44
0
82
49
14
17
206
5-9
42
2
83
12

9
21
169
10-14
133
1
160
9
25
40
368

24

TNTT
giao
thông
Đuối
nước
Ngã
Bỏng
Vật sắc
TNTT
khác
Chung
15-18
182
1
77
3

13
37
313
Giới







Nam
243
3
299
38
44
82
709
Nữ
158
2
107
37
18
33
355
Tổng
401
5

406
75
62
115
1,064

Có những chỉ số đo lường TNTT nào có thể được tính toán cho nghiên cứu này dựa
trên các thông tin trên?
Hãy tính toán các chỉ số này và giải thích- phiên giải kết quả?(Nếu cần, đưa ra các
giả định để tính toán)
ii. Thời gian thảo luận: Hoàn thành trong khoảng 50 phút
iii. Sản phẩm
- Đưa ra được các đo lường dịch tễ học thích hợp.
- Tính toán được các đo lường này dựa trên số liệu từ nghiên cứu Đ à Nẵng, lưu ý tính
toán cả các chỉ số đặc trưng theo một số yếu tố (nếu có thể).
e. Hoạt động 5
i. Tên hoạt động: Mã hóa TNTT theo ICD10
Hệ thống mã hóa ICD của Tổ chức y tế Thế giớ i có những nội dung, hướng dẫn và mã
dùng cho mã hóa các trường hợp TNTT. Mã hóa không nhữ ng dựa trên cơ chế/
nguyên nhân gây TNTT mà còn dựa trên mức độ tổn thương của nạn nhân. Phân loại
TNTT theo mã giúp cho quá trình lưu trữ, khôi phục và kết xuất dữ liệu được nhanh
chóng và tiện lợi, ngoài ra khi mã hóa chúng ta cũng dễ dàng so sánh số liệu giữa các
nơi khác nhau trong nước hoặc giữa các quốc gia với nhau. Mã hóa ICD 10 còn được
sử dụng trong nghiên cứu khoa học nhằm phân tích mô hình bệnh tật, loại hình TNTT.
Hãy đưa ra những mã thích hợp trong ICD 10 dùng để mã hóa các loại hình TNTT
trong nghiên cứu ở Đà Nẵng kể trên?
ii. Thời gian: Hoàn thành trong khoảng 20 phút

25
iii. Sản phẩm

- Đưa ra được mã ICD10 phù hợp cho các loại hình TNTT TE ở Đà Nẵng
6. Tài liệu tham khảo
1. Sách dịch tễ học cơ bản
2. Giáo trình ICD 10
3. Báo cáo điều tra cơ bản tình hình TNTT trẻ em thành phố Đà Nẵng năm 2006

×