Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty cổ phần Đầu tư tài chính VINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 65 trang )





TIỂU LUẬN:

Tổ chức bộ máy kế toán và hệ
thống kế toán tại công ty cổ phần
Đầu tư tài chính VINA






LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường cạnh tranh cùng với xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ
hội thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển
các doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
Trong đó, công tác kế toán ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành công cụ quản
lý không thể thiếu phục vụ cho yêu cầu thực tiễn . Đối với doanh nghiệp có kinh doanh
xuất nhập khẩu , công tác kế toán không những là công cụ quản lý mà còn là nguồn
cung cấp thông tin quan trọng phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh xuất nhập
khẩu của mình.
Báo cáo thực tập gồm 3 phần:
 Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý
của công ty cổ phần Đầu tư Tài chính VINA
 Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty cổ phần Đầu
tư tài chính VINA
 Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại công ty cổ phần Đầu
tư tài chính VINA














PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KỸ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI
CHÍNH VINA

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:
1.1.1 Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính VINA
- Tên giao dịch quốc tế: : Vina Financial Invest JSC.
- Trụ sở : 102B toà nhà Hàm Long ,14 -16 Hàm Long - Hoàn Kiếm - Hà Nội
- Điện thoại: 84.4.39446882 - Fax: 84.4.39446883
- Hình thức sở hữu vốn: công ty cổ phần
- Lĩnh vực kinh doanh: thương mại và dịch vụ tài chính
Công ty Cổ phần đầu tư tài chính VINA là một công ty cổ phần, được thành lập
từ năm 2007 .Từ những ngày đầu thành lập với số vốn điều lệ 1.400.500.000 VNĐ
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Đến nay, công ty đã trải qua 2 lần tăng vốn điều lệ với số vốn sau mỗi lần tăng
như sau:
Năm 2007: 1.400.500.000 VNĐ

Năm 2008: 4.000.000.000 VNĐ
Năm 2009 : 6.860.000.000 VNĐ
Đây là kết quả của những nỗ lực duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh không ngừng của công ty trong những năm qua.
Với mục tiêu trở thành một công ty Tài chính, những ngày đầu thành lập, công ty
chỉ kinh doanh lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tài chính, tư vấn tài chính doanh
nghiệp.Trải qua năm 2008 nhiều biến động khó khăn trên thị trường tài chính-tiền tệ,
công ty đã mở rộng lĩnh vực của mình sang xuất nhập khẩu nông sản và thành công
trong lĩnh vực mới này. Từ đó Hội đồng quản trị Công ty đã quyết định chuyển trọng
tâm kinh doanh sang lĩnh vực Xuất- Nhập khẩu. Theo mục tiêu đề ra của Hội đồng

quản trị công ty, đến năm 2015 Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính VINA mở rộng số
lượng cổ đông lên trên 100 người, vốn điều lệ đạt 12 tỷ VNĐ .Nhằm đáp ứng đầy đủ
các mục tiêu đưa công ty tham gia thị trường chứng khoán và nâng cao năng lực cạnh
tranh.
1.1.3 Tình hình tài chính & kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư tài chính
VINA
Mặc dù là một doanh nghiệp mới được thành lập từ năm 2007, nhưng công ty
Cổ phần đầu tư Tài chính VINA đã có bước đi vững chắc trong những năm hoạt động
vừa qua. Doanh nghiệp không những làm ăn có lãi mà còn có những bước đi phù hợp
với tình hình kinh tế : trong năm 2008 đã kịp thời chuyển hướng phát triển mũi nhọn
từ đầu tư chứng khoán sang xuất – nhập khẩu hàng hóa. Chúng ta sẽ đi vào xem xét
tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các năm thông qua bảng số liệu sau :
Xem Bảng 1.1: Bảng tóm tắt kết quả kinh doanh 3 năm 2007,2008,2009 công ty Cổ
phần đầu tư tài chính VINA


Bảng 1.1: Bảng tóm tắt kết quả kinh doanh 3 năm 2007,2008,2009 công ty
Cổ phần đầu tư tài chính VINA
Đvt : VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Năm 2009
Kế hoạch Thực hiện
Doanh thu bán hàng
& cung cấp dịch vụ
14.685.169.930 27.552.264.49
0
34.500.000.00
0
43.694.871.413
Giá vốn hàng bán 12.708.410.083 26.005.819.29
8
31.000.000.00
0
39.959.034.837
Lợi nhuận gộp về
BH & Cung cấp DV

1.976.759.847 1.546.445.192

3.500.000.000 3.735.836.576
Doanh thu hoạt 1.028.881.083 505.329.515 950.000.000 2.590.769.654

động tài chính
Chi phí tài chính
( Trong đó lãi vay )
491.175.601 707.056.242 1.200.000.000 1.722.570.622
256.345.687 624.767.684 900.000.000 1.537.860.457
Chi phí bán hàng - 151.379.638 - -
Chi phí QLDN 324.923.917 382.972.433 500.000.000 542.871.173

Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
2.189.541.412 810.366.394 2.750.000.000 4.063.164.435
Tổng TS 15.512.635.149 16.159.478.92
3
23.124.651.610
Tổng NVCSH 1.498.206.129 4.409.522.412

7.379.939.403
Tổng số lao động 32 27 35 37
Thu nhập bình quân

3.050.000 2.750.00 3.000.000 3.500.000
(Nguồn : BCKQKD & Báo cáo quản trị nội bộ của Công ty các năm
2007,2008,2009)
Ta thấy : Trong năm 2009 Công ty đã đạt 126.6 % kế hoạch về doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ. Vượt mức kế hoạch lợi nhuận 47,7% , đạt 4,063 tỷ đồng.
- Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tương đối ổn định. Trong tổng
nguồn vốn của công ty thì vốn nợ chiếm đa số.
- Nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng được gia tăng qua các năm. Sau 3 năm đi
vào hoạt động đã tăng gần 5 lần , từ 1,498 tỷ đồng lên 7,379 tỷ đồng.
- Doanh thu bán hàng tăng dần qua các năm
Bảng 1.2 .Bảng phân tích doanh thu , lợi nhuận từ 2007-2009
Năm 2007 2008 2009
Doanh thu BH & CCDV
( tỷ VNĐ )
14,685 27,552 43,695

Tốc độ tăng Doanh thu - 187,6% 158,6%
Lợi nhuận thuần

( tỷ VNĐ )
2,189 0,810 4,063
Mức tăng trưởng - - 63% 501%
Tuy nhiên lợi nhuận lại có sự thay đổi khác biệt . Công ty hoạt động có lãi ở
năm 2007 và năm 2009. Riêng năm 2008 cho kết quả giảm sút, mặc dù doanh thu vẫn
cao hơn năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008, tổng chi phí tăng lên đột biến bao
gồm : chi phí GVHB tăng thêm , gia tăng CPBH , chi phí lãi vay. Điều này là do sự
biến động của giá Nông sản nhập khẩu tăng cao, lãi suất cho vay của các NH tăng, tình
hình bán hàng gặp nhiều khó khăn do doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất ; Đến
năm 2009 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, công ty đã đi vay nhiều hơn để có vốn đầu
tư. Từ đó, chi phí lãi vay tăng lên rất nhiều so với năm 2007 (chi phí lãi vay năm 2009
là 1.537.860.457 đồng, trong khi đó chi phí này của năm 2007 chỉ là 256.345.687 ).
- Năm 2009, hoạt động sản xuất của công ty đã đi vào ổn định, hoạt động kinh
doanh tạo lãi lớn . Tình hình tài chính của công ty được cải thiện, doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ cũng tăng lên so với năm 2008.
Bảng 1.3 .Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12 năm 2009
Đvt: VNĐ
TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền
I. Tài sản lưu động &
đầu tư ngắn hạn
17.224.177.610 I. Nợ phải trả 15.804.712.207
1. Tiền & các khoản
tương đương tiền
8.082.001.485 1. Vay ngắn hạn 8.197.645.613
2.Đầu tư tài chính ngắn
hạn
3.652.513.203 2. Vay dài hạn 3.257.689.456
3. Các khoản phải thu 1.020.146.141 3. Phải trả cho 4.349.377.138

ngắn hạn người bán

4. HTK 3.737.147.000
5. Tài sản ngắn hạn
khác
732.369.781
II. Tài sản dài hạn 5.900.474.000 II. NVCSH 7.379.939.403
1. TSCĐ 1.235.566.700 1. Vốn CSH 6.860.000.000
2. Bất động sản đầu tư 2.584.925.000
2. Quỹ khen
thưởng phúc lợi
500.000.000
3.Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
1.576.700.356
3. Quỹ khác thuộc
NVCSH
19.939.403
4.TSDH khác 503.281.944
Tổng cộng TS 23.124.651.610 Tổng cộng NV 23.124.651.610


 Xem xét phần tài sản:
Trước hết ta thấy cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như vậy là tương đối phù
hợp. Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp cuối kỳ lớn bởi doanh nghiệp kinh doanh
chủ yếu bên lĩnh vực xuất nhập khẩu nông lâm sản, cuối năm thường là vụ thu hoạch.
Chính vì thế mà hàng thu về nhiều hơn so với thời điểm khác. Doanh nghiệp cần có
biện pháp bảo quản hàng tồn kho tốt để tránh mất mát, hư hỏng do hàng tồn kho là
nông sản dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và có hạn bảo quản. Ngoài ra cần phải theo dõi
để xác định giá trị có thể thực hiện được của hàng tồn kho như vậy mới đánh giá chính
xác giá trị hàng tồn kho. Nhằm có kế hoạch sản xuất tốt.
 Xem xét phần nguồn vốn:

Đây là công ty thành lập từ nguồn vốn do các cổ đông góp vốn. Do đó doanh
nghiệp phải có nghĩa vụ bảo tồn và phát triển nguồn vốn đầu tư của các cá nhân tham
gia đóng góp. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn
trong tổng nguồn vốn. Điều này cũng có thể chấp nhận được với doanh nghiệp mang
đặc thù xuất nhập khẩu. Hầu hết các hoạt động mua bán của doanh nghiệp được thực

hiện thông qua ngân hàng. Các nghiệp vụ nhập khẩu thường có giá trị lớn và doanh
nghiệp cần có sự bảo đảm của các ngân hàng để đảm bảo uy tín với khách hàng.
Mặc dù là một công ty còn non trẻ nhưng qua 4 năm thành lập và phát triển, công
ty Cổ phần Đầu tư tài chính VINA đã sớm hình thành được vị thế của mình trên thị
trường XNK mặt hàng nông sản.Từ những năm đầu thành lập, doanh thu và lợi nhuận
của mảng XNK đã sớm xác định cho công ty sự chuyển hướng : trải qua năm 2008
nhiều khó khăn trên thị trường tài chính cũng như XNK công ty đã dồn trọng tâm sang
mảng XNK.Xem bảng 1.1 ta thấy trong ba năm qua doanh nghiệp đã duy trì và tăng
doanh thu của các mảng kinh doanh góp một phần giá trị vào sự nghiệp phát triển đất
nước. Năm 2007 doanh nghiệp đạt hơn 14,68 tỷ đồng ,năm 2008 doanh nghiệp đạt hơn
27,5 tỷ đồng và 2009 là trên 43,69 tỷ đồng . Tốc độ tăng doanh thu bình quân
73,085%/năm cùng với sức tăng của lợi nhuận, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động
có hiệu quả và thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh. Với đà phát triển như vậy trong
những năm tới doanh nghiệp sẽ có triển vọng mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế
nước nhà. Trải qua năm 2008 và 2009 đầy khó khăn, nền kinh tế đang dần phục hồi
công ty đang hoạch định những chiến lược hoạt động mới để tiếp tục duy trì sự phát
triển.
 Xem xét một số chỉ tiêu tài chính:
ROA
năm 2009
=
LNST
= 13.17%
Tổng TS


Như vậy công ty có hệ số sinh lời dựa trên tài sản khá tốt .Với đặc thù của một doanh
nghiệp thương mại có giá trị TS khá lớn, nhưng lại kinh doanh chủ yếu trên dòng vốn
đi vay thì đây là một kết quả tốt.
ROE
năm 2009
=
LNST
= 41.51%
NVCSH


Công ty có hệ số sinh lời trên vốn chủ rất cao, là do vốn kinh doanh được huy động từ
nguồn đi vay là chủ yếu. Tuy nhiên , kết quả cao này cũng phản ánh mức sinh lời tốt từ
hoạt động kinh doanh của công ty.
Nợ ngắn hạn
= 0.519
Nợ phải trả

Nợ dài hạn =
0.206
Nợ phải trả

Thực chất Công ty kinh doanh dựa vào nguồn vốn vay nên có nguồn nợ lớn. Căn cứ
vào việc phân loại nợ ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, điều này là chưa tốt và
sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn của doanh nghiệp.


1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ:

Công ty là một đơn vị có hoạt động kinh tế độc lập. Công ty ban đầu được thành
lập nhằm hướng tới các hoạt động trong lĩnh vực tài chính tuy nhiên do các lý do kinh
tế khách quan, hiện nay công ty đang tập trung vào chức năng xuất-nhập khẩu. Công
ty thực hiện các ngành nghề kinh doanh như sau:
Tư vấn tài chính
Ủy thác đầu tư
Đại lý chứng khoán
Xuất nhập khẩu : Nông sản, sắt thép, hạt nhựa
Quản lý và kinh doanh bất động sản
Kinh doanh nông sản : Ngoài nghiệp vụ nhập khẩu nông sản, công ty còn là đối
tác cho các khách hàng tiềm năng có nhu cầu nông sản từ Việt Nam như : Ngô ,
Sắn , Khoai…sử dụng cho việc chế biến thức ăn gia súc

Dịch vụ giao vận- kho bãi : Công ty có hệ thống kho hàng được thuê để chứa
hàng Nhập khẩu, trong thời kỳ chưa sử dụng hết công suất, các kho tại Hải Phòng và
Thanh trì được sử dụng để kinh doanh .
1.2.2 Đặc điểm về ngành nghề, sản phẩm và thị trường của công ty:
Công ty vừa thực hiện các hoạt động tài chính như tên gọi của nó vừa đóng vai
trò như một công ty thương mại là trung gian trao đổi hàng hóa.
Công ty thực hiện nhập khẩu chủ yếu là nông sản thô như khô đỗ tương, cám gạo
chiết ly, cám mỳ Mỹ, Ngô, sắn, Bột cá, bột thịt Châu âu Thị trường đầu vào của
doanh nghiệp khá rộng lớn vì sản phẩm kinh doanh là khá đa dạng và nguồn cung từ nhập
khẩu hết sức phong phú. Tuy nhiên những sản phẩm nông nghiệp có nguồn từ nhập khẩu
này thường chịu yếu tố rủi ro do việc vận chuyển và cập cảng của các chuyến tàu viễn
dương. Công ty đặt trụ sở giao dịch tại Hà Nội còn hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu
diễn ra với khách hàng trải dài từ Bắc vào Nam của công ty, trong đó tập trung vào thị
trường miền Bắc.
Một số khách hàng quen thuộc của công ty bao gồm : Baraca Holding Corporation,
Oasis international, Công ty Cổ phần Foodinco Đaklak, Công ty CP Vật tư nông nghiệp 1
Hải Phòng, Công ty TNHH Cám Vàng…vv

Thị trường đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm : các cá nhân, tổ chức
có nguồn vốn nhàn rỗi, các công ty sản xuất thức ăn gia súc, các hộ kinh doanh có nhu cầu
nhập khẩu sản phẩm nông sản…. Thị trường mà doanh nghiệp đang khai thác là vùng
đồng bằng Bắc Bộ nơi có các hộ chăn nuôi lớn và nhiều công ty sản xuất thức ăn gia súc :
Ví dụ địa bàn: Hưng Yên, Hà Tây.Tuy nhiên trên khắp cả nước vẫn còn nhiều vùng có
tiềm năng khác mà công ty chưa khai phá .Như các doanh nghiệp ở các tỉnh miền núi phía
Bắc, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc ở miền Trung. Đây là những vùng còn ít
đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp còn tiềm năng lớn để phát triển.
1.2.3. Đặc điểm quy trình kinh doanh của công ty
1.2.3.1. Đặc điểm quy trình xuất nhập khẩu sản phẩm:
Khách hàng của công ty thường là những ông chủ khó tính có yêu cầu cao về
chất lượng. Có khi sản phẩm xuất khẩu bị kiểm tra về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

quá mức độ cho phép và không bán được.,hoặc là hàm lượng profat ( protein + fat ),
độ ẩm, chất xơ, cát hoặc silic trong Cám nhập khẩu ( theo chứng nhận của cảng xếp
hàng ) không đảm bảo tiêu chuẩn quy định nên bị từ chối nhận hàng
Để đảm bảo uy tín và hoạt động kinh doanh được hiệu qủa công ty đã sử dụng những
thiết bị kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu . Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu
của khách hàng : Ví dụ như khi nhập khẩu Khô Đỗ tương chưa qua chế biến thì công
ty cũng cần phải đảm bảo độ ẩm tối đa có thể chấp nhận được của hạt , trong khi đó
việc nhập khẩu từ các nước khác nhau sẽ rất khác nhau. Chính vì thế công ty cần phải
thực hiện biện pháp phân loại chất lượng và thuê sấy khô trước khi xuất cho khách
hàng.
Các lô hàng , công ty phải có được giấy chứng nhận kiểm dịch để đưa hàng hóa vào
lưu thông ( PHỤ LỤC 1: MẪU GIẤY KIỂM DỊCH THỰC VẬT )
























PHỤ LỤC 1 : MẪU GIẤY KIỂM DỊCH THỰC VẬT



1.2.3.2. Đặc điểm quy trình môi giới và tư vấn tài chính:

Với đặc thù của công việc các nhân viên cần đạt được những yêu cầu cao.
Môi giới viên phải có khả năng phân tích và óc phán đoán cực nhạy. Thị trường chứng
khoán là nơi đối đầu về trí tuệ và tiền bạc. Chỉ cần chậm vài giây hay ngừng lại để tìm
hiểu rõ vấn đề thì đã mất cơ hội. Các môi giới viên phải là những người khỏe mạnh,
chịu được áp lực cao trong công việc và đặc biệt là khả năng đưa ra những quyết định
nhanh nhất. Công việc luôn bận bịu, căng thẳng, đôi lúc các broker vừa ăn vừa theo

dõi chỉ số tăng giảm của thị trường chứng khoán trên bảng điện computer. Thị trường
thường xuyên thay đổi, liên tục xuất hiện những phương thức đầu tư mới, chế độ bảo
hiểm mới, các quy định mới . Khi đó, bản thân các nhân viên cũng cần thay đổi theo
để đáp ứng nhu cầu chung (Tiếp xúc, thu thập, phân tích thông tin và đưa ra các báo
cáo tư vấn cho khách hàng về các nghiệp vụ Cổ phần hóa, Định giá doanh nghiệp, Tư
vấn phát hành, Tư vấn niêm yết chứng khoán, Tư vấn tái cấu trúc vốn, Tư vấn bảo
lãnh…).
1.2.3.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động của công ty là xuất nhập khẩu nông sản, môi giới chứng khoán và
tư vấn tài chính…vv.Trong giai đoạn hiện nay, công ty đang tập trung lĩnh vực nhập
khẩu nông sản thô và nông sản đã qua sơ chế ở mức độ đơn giản như : khô đỗ tương,
cám gạo chiết ly, cám mỳ Mỹ, Ngô, sắn, Bột cá, bột thịt Châu âu Dù là nhập khẩu
sản phẩm thô hay dịch vụ tài chính thì phải dựa trên các hợp đồng xuất nhập khẩu ,
nhu cầu và diễn biến của thị trường. Để kinh doanh thành công, công ty đã thực hiện
các công việc sau :

Xem Sơ đồ 1 1: Sơ đồ Tổ chức kinh doanh tại công ty Cổ phần đầu tư tài chính VINA

Sơ đồ 1 1: Sơ đồ Tổ chức kinh doanh tại công ty
Cổ phần đầu tư tài chính VINA



Nhận Đơn hàng
Cấp Phòng xử lý
Lập Kế hoạch











Dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu và kế hoạch của công ty, dựa trên điều kiện
thực tế của doanh nghiệp, giám đốc nhà máy cùng bộ phận kế toán,phòng XNK thực
hiện lập kế hoạch phù hợp cho công ty .
Bộ phận thu mua trong phòng XNK có nhiệm vụ thu mua nông sản từ nguồn
trong nước hoặc nhập khẩu . Trên thực tế nông sản mua tại thị trường Việt Nam
thường có chất lượng hạn chế hơn nguồn nhập khẩu nông sản khác. Chính vì thế công
ty đã tổ chức một bộ phận có am hiểu về chất lượng nông sản đến các khu vực thu mua
thực hiện kiểm tra chất lượng nông sản để kết quả kinh doanh có hiệu quả.
Nếu là mua từ nguồn nhập khẩu , bộ phận thu mua sẽ thực hiện . Tuy nhiên việc
thu mua nhiều khi không phụ thuộc vào hợp đồng bởi mặt hàng nông sản hầu như là
có theo thời vụ nên công ty phải có kế hoạch thu mua theo vụ nông nghiệp kịp thời. Bộ
phận sẽ thực hiện việc lập hợp đồng vận chuyển xuyên quốc gia sao cho phù hợp luật
pháp quốc tế.
Bộ phận kế toán thực hiện phối hợp với các bộ phận khác để thông báo cho các
bộ phận khác về tình hình tài chính. Ngoài ra bộ phận kế toán còn liên hệ với các ngân
hàng để thực hiện thanh toán L/C.
Việc nhập khẩu hàng cũng dựa trên kế hoạch do công ty định sẵn. Thông
thường giá nhập khẩu thường là CIF. Hàng hóa nhập về được thông quan tại các Cảng
Green Port, Cảng Chùa Vẽ hoặc cảng Gemadept Đoạn xá sau đó chuyển tới kho thuê
sẵn của công ty.

1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý:
 Sơ đồ bộ máy:
Doanh nghiệp được tổ chức như sau:

Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức kinh doanh Cty CP ĐTTC VINA














 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY
Bộ máy quản trị của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức
năng. Theo mô hình này bộ phận chức năng chỉ có quyền tham mưu mà không có
quyền ra quyết định đối với bộ phận chỉ huy và các cấp lãnh đạo của tuyến. Tuy rằng
ngày nay các trang thiết bị hiện đại như điện thoại, máy fax, máy in giúp cho việc quản
lý trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn. Nhưng nhược điểm của mô hình này là các bộ
phận chức năng muốn ký giấy tờ phải được thừa lệnh của giám đốc dưới một mức độ
nào đấy vẫn ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động cũng như việc ra quyết định quản trị của
toàn doanh nghiệp.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
Hội đồng Quản trị
Ban giám sát
Giám đốc điều hành

Phòng

XNK

Phòng
Môi
giới
CK


Phòng
Tư vấn
Tài
chính


Phòng
Kế
toán

Nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các phòng ban của doanh
nghiệp được phân nhiệm vụ phù hợp với chức năng của mình. Điều này có thể khắc
phục được sự chồng chéo của các quyết định cũng như công việc.
 Phòng môi giới chứng khoán: Phòng này có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các
nghiệp vụ liên quan đến mảng lĩnh vực tự doanh chứng khoán của công ty, hoạt động
cho vay chứng khoán qua Công ty Chứng khoán Việt
 Phòng xuất nhập khẩu: là nhà ủy thác và tư vấn ủy thác nhập khẩu chuyên
nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất và thương mại trong nước đặc biệt là các lĩnh
vực Nông sản, sắt thép, hạt nhựa phòng này có nhiệm vụ dự đoán về thị trường xuất
nhập khẩu. Từ đó, phòng này đưa ra kế hoạch về xuất nhập khẩu hàng năm và từng
chu kỳ. Phòng này còn có nhiệm vụ theo dõi sự biến động của thị trường để có biện
pháp thay đổi kịp thời kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nhiệm vụ đòi hỏi

nhân viên phòng kế hoạch xuất nhập khẩu phải am hiểu về thực trạng, nhu cầu của nền
kinh tế để tránh những rủi ro lớn cho doanh nghiệp.Với mục tiêu chi phí thấp, thủ tục
nhanh gọn và các nguồn hàng tin cậy quốc tế sẽ đem lại kế hoạch sản xuất và tài chính
ổn định cho các doanh nghiệp khách hàng.
 Phòng tư vấn tài chính: Phụ trách việc tư vấn tài chính cho các khách hàng có
yêu cầu.Ngoài ra phòng này còn có quan hệ hỗ trợ với Công ty chứng khoán Việt -
một trong những Công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam.
 Phòng Kế toán: Tiến hành xử lý toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các
hoạt động của văn phòng công ty. Chịu trách nhiệm kiểm tra xác định tính hợp pháp,
hợp lý, hợp lệ của các chứng từ thanh toán; phải kịp thời báo cáo giám đốc các trường
hợp chứng từ thanh toán không đảm bảo hợp pháp (kể cả trường hợp giám đốc đã duyệt
chi). Lập báo cáo tài chính của văn phòng công ty. Hướng dẫn và kiểm tra việc kế toán
của phòng kế toán các đơn vị trực thuộc. Nhận báo cáo của các đơn vị trực thuộc, kiểm
tra, xác định tính đúng đắn của các số liệu báo cáo, tổng hợp lập báo cáo hợp nhất toàn
công ty. Phân công cán bộ phòng kế toán- tài chính công ty chuyên trách theo dõi đơn vị
trực thuộc; cán bộ được phân công chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra kế toán các

đơn vị trực thuộc, đối chiếu công nợ giữa công ty với đơn vị trực thuộc; kịp thời báo cáo
kế toán trưởng công ty những khó khăn vướng mắc, những tồn tại về quản lý tài chính
và kế toán kế toán của đơn vị.


PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH VINA

2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TÀI
CHÍNH VINA
2.1.1 Đặc điểm bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần đầu tư tài chính VINA
Công ty tổ chức sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ . Tại công ty, phòng kế toán

tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Phòng kế toán tài chính sẽ thực
hiện hợp nhất báo cáo tài chính của toàn công ty. Công ty áp dụng hoàn toàn kế toán
máy và đang thực hiện việc kế toán theo quyết định số 15 của bộ tài chính. Phần mềm
kế toán sử dụng là CADS Accounting.Net
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty như sau:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán công ty CP ĐTTC VINA









Các bộ phận kế toán trong công ty hoạt động theo những chính sách, kế hoạch
chung của công ty. Giữa các bộ phận có sự gắng kết trao đổi với nhau dưới sự chỉ đạo
của kế toán trưởng. Kế toán trưởng là người giao nhiệm vụ cho từng cá nhân và chịu
trách nhiệm cao nhất về hoạt động của họ trước giám đốc.
2.1.2 Đặc điểm lao động kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền
mặt,tiền
lương
Kế toán
phải thu-
phải trả,
tài sản cố
định

Kế toán
Hàng Tồn
Kho

Hiện tại công ty có 4 kế toán thực hiện việc kế toán toàn bộ các nghiệp vụ diễn
ra trong công ty. Do khối lượng công việc khá lớn nên mỗi kế toán viên thực hiện
nhiều phần hành khác nhau.
Kế toán trưởng: Khúc Thị Quỳnh Liên, trình độ ĐH .Kế toán trưởng có chức
năng giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính trong toàn
công ty. Thực hiện trách nhiệm quyền hạn của kế toán trưởng theo Ðiều 54, Luật Kế
toán 2003 gồm:
“1. Kế toán trưởng có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế
toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tài chính.
2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.”
Các kế toán viên : Họ thực hiện các nhiện vụ riêng biệt do kế toán trưởng giao
cho. Nhưng sự độc lập cũng chỉ là tương đối, họ sẽ phối hợp với nhau và ở các phần
hành có liên quan bởi họ là các bộ phận của một guồng máy hoạt động liên tục. Gắn
kết của các bộ phận tạo ra một bộ máy hoàn chỉnh và mang lại lợi ích vô cùng to lớn
cho người sử dụng và biết cách khai thác. Mỗi kế toán viên được giao phụ trách các
phần hành khác nhau:
+ Một kế toán viên thực hiện các phần hành: Phải thu - phải trả , TSCĐ
+ Một kế toán viên thực hiện các phần hành: Kế toán tiền mặt , tiền lương.
+ Một kế toán viên thực hiện phần hành : Hàng tồn kho.

2.2.TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.2.1.Các chính sách kế toán tài chính chung:
Công ty cổ phần đầu tư tài chính VINA áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp

theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

* Chính sách kế toán chung của Công ty được quy định như sau:
- Niên độ kế toán : Từ 1.1 đến 31.12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng : Sử dụng Việt Nam đồng trong ghi chép và tính toán.
- Phương pháp tính thuế GTGT : Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ.
- Phương pháp chuyển đổi ngoại tệ là căn cứ tỷ giá thực tế, theo tỷ giá ngoại tệ
do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch.
-Về phương pháp kế toán Hàng tồn kho: công ty thực hiện nguyên tắc ghi nhận
HTK theo giá thực tế, tính giá trị HTK cuối kỳ theo giá thực tế bình quân gia
quyền.Phương pháp kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên.
-Phương pháp kế toán TSCĐ : Nguyên tắc đánh giá TS theo nguyên giá và giá
trị còn lại, phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp tính các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự
phòng căn cứ giá trị chứng khoán,HTK và mức độ giảm giá trên thị trường.
- Công ty được huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Nếu huy động từ công
nhân viên toàn công ty , lãi suất thực hiện theo lãi suất thị trường. Khi huy động vốn
trực tiếp của cá nhân, tổ chức kinh tế thì lãi suất vay tối đa không vượt quá lãi suất thị
trường tại thời điểm vay vốn. Chi phí lãi vay huy động vốn kế toán theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 . Trưởng các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm
về các khoản nợ phải trả phát sinh tại đơn vị mình . Các khoản nợ phải trả phải được
kế toán chi tiết theo từng khoản nợ, từng đối tượng nợ. Tại thời điểm 31/12 hàng năm
phải phân loại các khoản nợ phải trả theo thời gian và thực hiện đối chiếu công nợ với
từng khách nợ bằng văn bản.
+ Các khoản phải thu :
Việc trích lập dự phòng và xử lý nợ phải thu khó đòi được thực hiện tập trung tại
văn phòng công ty cho toàn bộ số nợ phải thu khó đòi của công ty và các đơn vị trực
thuộc.Các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm báo cáo chi tiết các khoản nợ phải thu
khó đòi của đơn vị mình theo bảng kê về công ty. Kế toán trưởng công ty chịu trách

nhiệm tổng hợp báo cáo giám đốc công ty về tình hình các khoản nợ phải thu khó đòi

và tỷ lệ trích lập dự phòng. Xử lý nợ phải thu khó đòi: nếu do lỗi khách quan thì người
phạm lỗi phải bồi thường, nếu được chấp nhận xử lý cần phải có đầy đủ bằng chứng.
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

Kế toán ghi :
Nợ TK 642 : số trích dự phòng
Có TK 139 : số trích dự phòng
Khi xác định không thu được nợ , căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải
thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác.
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân
đối kế toán)
- Quản lý và sử dụng tài sản: Tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tài sản lưu
động ( tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và hàng tồn
kho), tài sản cố định ( TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, các
khoản đầu tư dài hạn). Tài sản của công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn tự
có ,được sử dụng và quản lý hầu hết tại trụ sở của công ty.
+ Đối với tiền mặt: Thủ quỹ là người trực tiếp chịu trách nhiệm vật chất về việc
quản lý tiền mặt tồn quỹ trong công ty. Thủ quỹ chịu trách nhiệm trước Kế toán
trưởng, Giám đốc và trước pháp luật về quản lý tiền mặt. Mọi khoản tiền qua quỹ đều
phải lập phiếu thu, phiếu chi và có chữ ký của người có thâm quyền. Nghiêm cấm việc
tám ứng, tạm vay tiền chưa làm thủ tục đã chi tiền ra khỏi quỹ. Phiếu thu, Phiếu chi

phải được vào sổ quỹ và sổ kế toán kịp thời, cuối mỗi ngày Thủ quỹ và kế toán quỹ

phải thể hiện được số dư tiền mặt tồn quỹ và đối chiếu khớp đúng. Không được sử
dụng tiền của đơn vị vào mục đích cá nhân hoặc các mục đích khác không phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Định kỳ (ít nhất mỗi tháng một lần) hoặc
đột xuất phải tiến hành kiểm kê tiền mặt tồn quỹ. Kết quả kiểm kê phải được lập có đủ
chữ ký của những người có liên quan. Biên bản kiểm kê phải được lưu giữ trong
chứng từ kế toán của văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc. Chênh lệch kiểm kê
tiền mặt tồn quỹ được xử lý: Thiếu thủ quỹ phải bồi thường và nộp ngay số tiền thiếu
vào quỹ, thừa ghi tăng thu nhập bất thường.
+ Đối với tiền gửi ngân hàng: Mọi khoản tiền thu chi qua ngân hàng phải thực hiện
đúng quy định của tổ chức tín dụng ngân hàng. Kế toán tiền mặt phải thường xuyên
đối chiếu với ngân hàng. Các chính sách đối với tiền gửi ngân hàng giống như tiền
mặt.
+ Đối với các khoản tạm ứng: Tạm ứng để chi dùng cho hoạt động nghiệp vụ phục
vụ sản xuất kinh doanh, không tạm ứng cho các cá nhân không phải công nhân viên
của công ty. Trước khi tạm ứng người xin tạm ứng phải viết giấy đề nghị tạm ứng với
các mục sau: số tiền tạm ứng, mục đích tạm ứng, thời gian hoàn tạm ứng; giấy tạm
ứng phải có thêm chữ ký của trưởng bộ phận, kế toán trưởng ( phụ trách kế toán ),
giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt.
Khi tạm ứng , ghi : Nợ TK 141 –Tạm ứng
Có TK 111, 112, 152…
Khi kết thúc công việc cá nhân tạm ứng phải thanh toán tạm ứng kịp thời. Nội
dung thanh toán tạm ứng phải thể hiện được số dư tạm chưa thanh toán, số đã chi đề
nghị thanh toán kèm theo chứng từ hợp lệ đủ điều kiện thanh toán, số đề nghị được chi
bổ sung .Số chưa chi hết đề nghị cho nợ tạm ứng hoặc thu lại bằng tiền mặt ghi :
Nợ TK 111, 152, 334 : số tạm ứng sử dụng không hết
Có TK 141
Người nhận tạm ứng phải là người trực tiếp thanh toán tạm ứng. Sau khi hoàn
thành công việc chậm nhất là 07 ngày phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng. Ngày hoàn

thành công việc được xác định là ngày trên hóa đơn bán hàng (nếu là tạm ứng mua

sắm vật tư, hàng hóa, TSCĐ), ngày về trên giấy đi đường, trên vé máy bay, tàu xe (
nếu tạm ứng đi công tác). Nếu cá nhân đã hoàn thành công việc nhưng chưa thanh toán
tạm ứng lần trước thì không cho tạm ứng tiếp lần sau. Các trường hợp đặc biệt sẽ do
giám đốc quyết định. Vào 31/12 phòng kế toán tài chính in danh sách cá nhân còn dư
tạm ứng.
+ Các khoản phải thu khác: Tài sản phát hiện thiếu chờ xử lý, các khoản bồi
thường vật chất, khoản cho vay cho mượn vật tư mang tính chất tạm thời, phải thu về
TSCĐ, lãi tài chính. Từng khoản phải thu đều được quản lý chặt chẽ theo đúng nội
dung, thời hạn thanh toán hoặc xử lý. Các trường hợp cho vay, mượn, đầu tư… không
rõ đối tượng, thời hạn thanh toán và không có hợp đồng, cam kết gây tổn thất thì người
ký quyết định cho vay, đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường.
+ Quản lý vật tư hàng hóa: Toàn bộ các khoản mua sắm bắt buộc phải có đầy đủ
hóa đơn chứng từ hợp lệ kèm theo, cán bộ kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra các hóa
đơn đủ điều kiện thanh toán khi phát hiện hóa đơn có dấu hiệu không hợp lý cần báo
cáo trưởng phòng để xử lý. Việc nhập kho phải có phiếu kiểm hàng và phiếu nhập kho.
Kế toán HTK phải thực hiện ghi chép kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn vật tư vào sổ
kế toán tổng hợp, chi tiết. Kế toán phải xác định phương pháp kế toán giá vật tư phù
hợp với từng loại. Ít nhất 6 tháng một lần hoặc đột xuất các bộ phận có liên quan cần
thực hiện kiểm kê. Nếu thiếu người chịu trách nhiệm phải bồi thường, nếu thừa khi xử
lý sẽ được ghi tăng thu nhập. Hàng tồn kho sẽ được lập dự phòng dự phòng theo quy
định của thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ tài chính. Phòng kế
toán tổng hợp số vật tư, hàng hóa bị giảm giá trong toàn công ty trình Giám đốc duyệt
và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho toàn bộ số vật tư hàng hóa bị giảm
giá của văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc. Chi phí dự phòng được kế toán
vào chi phí quản lý của công ty.Cuối năm tài chính công ty phải hoàn nhập số dự
phòng được trích lập năm trước vào doanh thu bất thường để xác định kết quả kinh
doanh, đồng thời tiến hành lập dự phòng mới cho năm sau.
+ Quản lý TSCĐ : Phòng kế toán tài chính công ty chịu trách nhiệm quản lý toàn

bộ số TSCĐ hiện có, tình hình biến động tăng giảm TSCĐ của công ty. mỗi TSCĐ có

hồ sơ riêng ghi đầy đủ nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại, tình trạng kỹ
thuật, tình hình sửa chữa, nâng cấp hằng năm…Khi có TSCĐ tăng, các bộ phận có liên
quan phải chuyển hồ sơ về mua sắm TSCĐ để kế toán phản ánh tăng TSCĐ kịp thời
vào sổ kế toán. Phòng kế toán công ty chịu trách nhiện trước Giám đốc về việc tập hợp
hoàn chỉnh hồ sơ, kế toán tăng TSCĐ kịp thời. Khi thủ tục hồ sơ có vướng mắc tồn
đọng ở các bộ phận có liên quan cần báo cáo Giám đốc để giải quyết. Khi thanh lý
TSCĐ khoản chênh lệch giữa giá trị thu được khi nhượng bán thanh lý so với giá trị
còn lại của tài sản và chi phí nhượng bán, thanh lý được kế toán vào kết quả kinh
doanh ( thu nhập khác) của công ty. Mỗi năm một lần công ty thực hiện kiểm kê toàn
diện TSCĐ hiện có. Căn cứ vào kết quả kiểm kê đối chiếu sổ kế toán TSCĐ, tài khoản
kế toán, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có) và điều chỉnh sổ kế toán kịp thời.
Kế toán phải khóa sổ kế toán theo dõi TSCĐ, tính ra số dư để thực hiện kiểm kê.
Khấu hao : TSCĐHH & TSCĐVH được trích theo phương pháp khấu
hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như
sau:
Thiết bị văn phòng 3 - 6 năm
Phần mềm tin học 5 năm
Chi phí phát triển trang web 5 năm

Thuê TS : Các khoản tiền thuê theo hợp đồng thuê hoạt động được hạch toán
vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ theo phương pháp đường thẳng trong thời
hạn của hợp đồng thuê.
+ Quản lý doanh thu: Đối với hàng hóa bán trả góp thì tính doanh thu vào thu theo
giá bán trả một lần, lãi trả chậm phân phối vào doanh thu theo hợp đồng.
Tại kỳ bán hàng ghi :
Nợ TK : 111, 112 : số tiền thu ngay
Nợ TK 131 : số tiền sẽ thu ở các kỳ sau
Có TK 511 : giá bán trả ngay

×