Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Độ trễ thời gian trong hoạt động đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.08 KB, 7 trang )

Độ trễ thời gian trong hoạt động đầu tư

1. Khái niệm:
Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình gồm nhiều giai đoạn thực
hiện, diễn ra trong thời kì dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian” . Vậy độ trễ
thời gian là gì?
Độ trễ thời gian nói chung là khả năng xảy ra chậm trễ trong quá
trình thực hiện công việc nào đó trong một chuỗi công việc mà qua đó có
thể ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hoặc hiệu quả của các bước hoặc các
công việc khác có liên quan.
Độ trễ thời gian trong đầu tư là sự không trùng hợp giữa thời gian
đầu tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư.
2. Bản chất
Từ khái niệm trên ta đã hiểu được bản chất của độ trễ thời gian của
hoạt động đầu tư, đó là đầu tư hiện tại nhưng kết quả đầu tư thường thu
được trong tương lai.
Thời gian đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án
hoàn thành và đưa vào hoạt động, tuỳ theo tính chất, nội dung, qui mô của dự
án mà thời gian đầu tư có thể dài hay ngắn khác nhau (phần lớn phụ thuộc
vào các quá trình chuẩn bị mặt bằng, tìm kiếm nguồn lực thực hiện dự án…).
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư được tính từ khi đưa công trình vào
hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải. Thời kỳ đầu tư kéo
dài, thời gian vận hành kết quả đầu tư cũng kéo dài do đó không phải bất cứ
sự gia tăng đầu tư nào cũng đem lại kết quả trong ngắn hạn, nhất là đối với
những dự án thực hiện trong nhiều năm. Đây là đặc điểm riêng có của hoạt
động đầu tư phát triển có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu
tư. Và rất khó khăn cho các nhà hoạch định để đưa ra những chính sách thích
ứng với đăc điểm này nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của nó đến
hoạt động đầu tư.
3. Thực trạng về độ trễ thời gian trong hoạt động đầu tư phát triển
của Việt Nam


Các dự án đầu tư được tài trợ bởi những nguồn vốn khác nhau, thực trạng
vấn đề độ trễ thời gian ở mỗi dựa án cũng khác nhau. Sau đây, chúng ta xét
đến sự khác biệt bởi dự án đầu tư được tài trợ bởi vốn từ Ngân sách nhà
nước và vốn không từ ngân sách nhà nước:
3.1. Các dự án đầu tư có nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước:
Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước là nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội. Mặc dù đang có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ
cao. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy, phần lớn các dự án sử dụng vốn
nhà nước đều được thực hiện rất chậm, hiệu quả đầu tư của nhiều dự án
thấp, tồn tại tình trạng thất thoát, lãng phí so với đầu tư bằng nguồn vốn
khác. Tình trạng bố trí vốn dàn trải còn phổ biến. Các công trình sử dụng vốn
nhà nước bị chậm tiến độ ngày càng tăng.
Bảng1: Tỷ lệ dự án chậm tiến độ
Năm Số dự án Số dự án chậm tiến
độ (%)
2005 2280 9.2
2006 3595 13.1
2007 3979 14.8
2008 16.6
2009 16.9
2010 9.78
2011 4436 11.55
Hầu hết các dự án đầu tư tại Việt Nam đều chậm tiến độ và tỷ lệ về đích
đúng hẹn chỉ chiếm chưa tới 1%. Đặc biệt có những dự án trọng điểm
Quốc gia nhiều năm liền vẫn ỳ ạch ở công tác giải phóng mặt bằng.
- Một số ví dụ điển hình:
• Dự án Cầu Nhật Tân nối với tuyến đường sân bay Nội Bài, góp
phần hoàn thiện đường vành đai 2 giải tỏa áp lực cho cầu Thăng
Long được khởi công từ năm 2009 với 3 gói thầu.Theo kế hoạch, cầu
sẽ hoàn thành vào năm 2014, tuy nhiên, hiện tiến độ các gói thầu

đều ì ạch, liên tục phải điều chỉnh. Dự án Đến thời điểm này, giá trị
toàn dự án mới hoàn thành được gần 60% khối lượng công việc. Cụ
thể:
Gói thầu số 1 đạt 63%, xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía Bắc,
được khởi công tháng 10-2009, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào
tháng 10-2012. Nhưng đến nay, phần trụ tháp cầu đang thi công mố
trụ và bắt đầu lắp dầm thép trên trụ đầu tiên.
Gói thầu số 2 đạt 35%;
Gói thầu số 3 đạt 56,3%, được khởi công sớm nhất vào tháng 4-
2009 và được yêu cầu hoàn thành tháng 2-2012, song đến thời điểm
này, nhiều hạng mục của gói thầu số 3 xây dựng đường dẫn phía
Bắc (huyện Đông Anh) vẫn đang thi công đường dẫn và các cầu
vượt nút giao Vĩnh Ngọc, cầu Sông Thiếp
Việc chậm trễ thực hiện các dự án có vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà
nước là một vấn đề nổi cộm hiện nay của vấn đề quản lý vốn ngân sách nhà
nước, liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế xã hội hiện nay của Việt Nam.
Phát triển hạ tầng là một trong những giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế, góp phần thu hút đầu tư nhưng chính tiến độ chậm
chạp tại các công trình lớn hiện nay đã tạo lực cản đối với nền kinh tế, nhất là
công trình giao thông. Sự chậm trễ trong việc khởi công thực hiện dự án đầu
tư gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến
đời sống dân sinh, nhất là những dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, các công
trình an sinh xã hội.
3.2. Các dự án đầu tư có nguồn vốn không từ ngân sách nhà nước
Đối với các dự án đầu tư có nguồn vốn tài trợ từ các nguồn không phải
của ngân sách nhà nước thì tính hiệu quả của hoạt động đầu tư cao
hơn nhiều, độ trễ thời gian chỉ là vấn đề tất yếu (để hoàn thành một kết
quả đầu tư phải có thời gian đầu tư mới đến thời gian vận hành đầu tư,
trong đó thời gian đầu tư được thực hiện một cách hiệu quả, phù hợp
với thiết kế của dự án).

4. Nguyên nhân của tồn tại độ trễ thời gian trong đầu tư
Các nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ các dự án không mới, ví dụ
trong năm 2011, do công tác giải phóng mặt bằng với 1.818 dự án,
chiếm 4,73% tổng số dự án thực hiện trong năm. Những lý do kế tiếp
như do bố trí vốn không kịp thời (với 983 dự án), do năng lực của chủ
đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu (597 dự án), do thủ tục đầu
tư…
Chung quy lại độ trễ thời gian tồn tại do các nguyên nhân sau:
- Đầu tư là một quá trình tiếp nối, thực hiện đầu tư thì mới có kết quả để
vận hành và phát huy, do vậy độ trễ thời gian tồn tại tất yếu khách
quan.
- Quá trình thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh
hưởng lớn từ các nhân tố về tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu,
thuỷ văn, thảm thực vật…nên thời gian tiến hành nghiên cứu, qui
hoạch, thiết kế công trình, dự án tại một địa điểm đến việc khởi công
công trình bị cũng bị chi phối.
- Sự rườm rà trong các khâu thủ tục hành chính: thuê đất, cấp giấy
chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
- Hoạt động đầu tư cần một nguồn lực lớn về vốn, vật tư, lao động cần
thiết cho hoạt động đầu tư. Mà hoạt động huy động nguồn lực này
thường tốn không ít thời gian, theo đó là sự trì trệ trong các công tác
khác.
- Xuất phát từ hoạt động quy hoạch: chất lượng qui hoạch còn nhiều bất
cập, chưa gắn kết chặt chẽ qui hoạch phát triển ngành với vùng, địa
phương. Qui hoạch chưa sát thực tế, còn chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài
hạn, chưa chú trọng thỏa đáng yếu tố môi trường xã hội nên việc triển
khai thực hiện và khai thác hiệu quả thấp.
- Đầu tư dàn trãi, tiến độ thi công dự án chậm trễ, kéo dài:
+Do công tác quản lý hợp đồng sau khi đấu thầu chưa hợp lý, hoặc có
sự móc ngoặc giữa nhà thầu và chủ đầu tư hay với cán bộ đấu thầu chỉ

nhằm giành giật dự án và sau đó không quan tâm đến tiến độ thực
hiện.
+ Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập
+ Bố trí dự án, dàn trải nguồn vốn bố trí không đáp ứng dẫn đến tình
trạng mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng.
+ Tiến độ của dự án phụ thuộc rất lớn vào ý thức chủ quan của con
người, do tình trạng tham ô, lãng phí, là trình độ, năng lực thẩm định
dự án, giám sát, tuyển chọn nhà thầu hay nhà thầu kém năng lực…
Chính những nguyên nhân này góp phần không nhỏ làm kéo dài thời
gian đầu tư, làm độ trễ thời gian hoạt động đầu tư càng sâu hơn.
+ Bên cạnh đó, những biến động của giá cả thị trường, sự thay đổi
chính sách nhà nước…cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thi công
dự án.
5. Biện pháp để giảm độ trễ thời gian trong hoạt động đầu tư
Độ trễ thời gian là một thước đo quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của
dự án và chất lượng của hoạt động đầu tư. Nó tồn tại một cách tất yếu, vì
vậy để có một dự án đầu tư đạt hiệu quả, vấn đề được đưa ra là làm sao để
giảm được độ trễ này trong hoạt động đầu tư. Các biện pháp được đưa ra :
- Đối với nguồn vốn : Cần phân bổ, bố trí vốn và nguồn lực tập trung hoàn
thành dứt điểm từng hạng mục công trình; khắc phục tình trạng thiếu vốn,
giải ngân vốn phải kịp thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tránh ứ
đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng như chậm trễ trong việc giải ngân
vốn.
- Trong quản lý hoạt động đầu tư:
+Quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, tăng cường giám sát các khâu
trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, tìm và nắm bắt ngay những khiếm
khuyết, hạn chế khi thực hiện, giải quyết các ách tắc để đẩy nhanh tiến độ
thực hiện.
+ Xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học cả cấp vĩ mô và vi mô
về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư trong tương lai, khả năng

cung hàng năm và toàn bộ vòng đời dự án.
+ Quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa kết quả đầu tư vào sử
dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao
mòn vô hình.
+ Huy động tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ hoạt động đầu tư,
giảm đi ở mức tối đa độ trễ thời gian, chú ý đến việc huy động nguồn lực tại
địa phương nơi thực hiện dự án, tận dụng được thế mạnh vốn có tại địa
phương để giảm thiểu chi phí phát sinh không đáng có.
+ Cải tiến kỹ thuật, áp dụng những phương pháp, công nghệ mới vào quá
trình thực hiện đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thi công, giảm chi phí nhân
công và thời gian thực hiện đầu tư.
- Về vấn đề đạo đức : chống lãng phí, tham ô, lãng phí của những người tham
gia thực hiện dự án. Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện dự án :căn cứ vào cả
tư cách pháp lý, cả năng lực tài chính, khả năng về nhân lực (bao gồm cả số
lượng và chất lượng của đội ngũ công nhân thực hiện cũng như kỹ sư, chuyên
viên…tham gia thực hiện dự án).
- Bộ máy hành chính : cải cách chính sách cho phù hợp với thực tiễn, giảm bớt
các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, phiền nhiễu.

×