PHẦN ÔN TẬP KIẾN THỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
(42 Câu hỏi + bài soạn/ đáp án kèm theo)
Câu 1: Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2001 (sửa đổi) có ghi: “Nhà nước CHXHCN Việt
Nam là nhà nước pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Đồng chí
hãy phân tích làm rõ nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền và bản chất nhân dân của nhà
nước ta? Theo anh/ chị cần phải làm gì để thực hiện được mục tiêu trên?
Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng và Nhà nước ta về đổi
mới nền hành chính nhà nước ta?
Theo anh/ chị cần phải làm gì để quan điểm trên được quán triệt ở địa phương mình?
Câu 3: Anh / chị hãy trình bày khái quát về tổ chức bộ máy nhà nước và những phương
hướng cải cách bộ máy nhà nước?
Câu 4: Đồng chí hãy mô tả hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước, phân tích các đặc
điểm cơ bản của nền hành chính nhà nước ta hiện nay và trình bày phương hướng cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước?
Câu 5: Năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước là gì?
Từ thực tiễn công tác, anh, chị hãy cho biết để nâng cao năng lực hành chính nhà nước cần
phải thực hiện những giải pháp gì?
Câu 6: Anh/ chị hãy trình bày và phân tích tính hợp lý, hợp pháp của quyết định quản lý
hành chính nhà nước?
Câu 7: Phân tích chức năng của văn bản QLHCNN?
Câu 8: Phân tích đặc điểm và các hình thức của văn bản QPPL?
Câu 9: yêu cầu của việc soạn thảo một văn bản QLHCNN?
Câu 10: Điều 2 Hiến Pháp 1992 xác định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp cấp công nhân với gia cấp nông dân và tầng
lớp trí thức (sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH 10 ngày 25 tháng 12
năm 2001) thay tầng lớp trí thức = đội ngũ trí thức và bổ sung
Câu 11: Quốc hội là gì?Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn .
Câu 12. Chính phủ là gì ?Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn .
Câu 13: Văn bản vi phạm pháp luật và phạm vi ban hành văn bản vi phạm pháp luật của
HĐND, UBND.
Câu 14: Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành QĐ, chỉ thị của UBND cấp huyện.
Câu 15: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp
Câu 16: So sánh nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp: Tỉnh, huyện, xã
Câu 17: : So sánh nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp: Tỉnh, huyện, xã
Câu 18. Điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung quy định :" NCH XHCNVN là NN pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân tất cả các quyền lực NN thuộc về
NN". Anh ( chị) hãy phân tích để làm sáng tỏ bản chất của NN ta. Hãy phân tích đặc điểm
trên để làm sáng tỏ bản chất của NN ta.
Câu 19.Phân tích khái niệm, đặc điểm chức năng của cơ quan NN, theo anh chị để nâng cao
năng lực hoạt động của CQNN cần áp dựng những giải pháp nào?
Câu 20. Trình bày mô hình tổng thể của bộ máy NN theo hiến pháp 1992 sửa đối bổ sung ?
phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận cấu thành đó ?
Câu 21. Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung quy định" NCHXHCNVN là NN
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" anh chị hãy lý giải : NN
pháp quyền là gì ? so sánh các đực trưng của NN phap quyền nói chung và NN pháp quyền
VN ? tại sao NN ta phải xây dựng pháp quyền ? Phương hướng hoàn thiện bộ máy NN ta
theo hướng hoàn thiện ?
Câu 22. Khái niệm, đặc điểm, để xây dựng Nhà nước pháp quyền chúng ta cần phải hoàn
thiện những vấn đề gì?
Câu 23. Trình bày nội dung nguyên tắc: "QLNN là thống nhất có sự phân công phối hợp với
các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Nguyên tắc
này được thể hiện trong Hiến pháp 1992 sửa đồi, bổ sung như thế nào?
Câu 24. Khái quát về tổ chức Bộ máy Nhà nước ta theo Hiến pháp 1992 và những phương
hướng cải cách?
Câu 25. Phân tích nội dung cơ bản về cải cách hành chính?
Câu 26. Anh, chị hãy trình bày quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng và Nhà nước về đổi
mới nền hành chính nhà nước ta?
Câu 27. Anh, chị hãy trình bày khái quát về tổ chức BMNN và những phương hướng cải
cách bộ máy nhà nước
Câu 28. Anh chị hãy mô tả hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, phân tích các đặc
điểm cơ bản của nền hành chính nhà nước ta hiện nay và trình bày phương hướng cải cách
tổ chức mộ máy hành chính nhà nước
Câu 29. Năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước (HCNN) là gì? Từ thực
tiễn công tác anh, chị hãy phân tích để nâng cao năng lực hành chính nhà nước cần phải làm
những gì?
Câu 30. Thực trạng nền hành chính (ưu điểm, khuyết điểm) mục tiêu và các giải pháp hoàn
thiện trong thời gian đến
Câu 31. Cải cách hành chính và những thuận lợi, khó khăn trong CCHC. Liên hệ cơ quan
anh chị đang công tác để làm rõ vấn đề này
Câu 32. Anh chị hãy phân tích quan điểm cải cách hành chính Nhà nước ta hiện nay?
Câu 33. Quyết định quản lý hành chính nhà nước là gì? Anh chị hãy trình bày và phân tích
tính hợp lý, hợp pháp của quyết định quản lý hành chính nhà nước
Câu 34. Anh, chị hãy phân tích chức năng của văn bản? Đặc điểm và các hình thức xử lý văn
bản quy phạm pháp luật
Câu 35. Anh chị hãy trình bày và phân tích ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lý hành
chính Nhà nước? Yêu cầu của việc soạn thảo một văn bản quản lý hành chính Nhà nước?
Câu 36. Anh chị hãy soạn thảo báo cáo về một công việc của cơ quan?
Câu 37. Anh chị hãy trình bày ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lý hành chính Nhà
nước? Yêu cầu của việc soạn thảo văn bản QLHCNN?
Câu 38. Anh chị hãy trình bày các nội dung cơ bản về kỹ thuật điều hành công sở. Liên hệ
thực tế, chỉ ra những tồn tại hiện nay và nêu lên những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều
hành công sở?
Câu 39. Quyền hạn và nhiệm vụ của UBND tỉnh. Vẽ sơ đồ UBND tỉnh
Câu 40. Định hướng, nguyên tắc của công vụ hành chính?
Câu 41. Quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức?
Câu 42. Những việc cán bộ, công chức không được làm?
BÀI SOẠN TỪ CÂU 10- CÂU 16
Câu 10: Điều 2 Hiến Pháp 1992 xác định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp cấp
công nhân với gia cấp nông dân và tầng lớp trí thức
(sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH 10 ngày 25
tháng 12 năm 2001) thay tầng lớp trí thức = đội ngũ trí thức và bổ sung
Câu 11: Quốc hội là gì?Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn .
Câu 12. Chính phủ là gì ?Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn .
Câu 13: Văn bản vi phạm pháp luật và phạm vi ban hành văn bản vi phạm
pháp luật của HĐND, UBND.
Câu 14: Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành QĐ, chỉ thị của UBND cấp
huyện.
Câu 15. Các khóa Quốc hội và Hiến pháp
Câu 16: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp
BÀI SOẠN
Câu 10: Điều 2 Hiến Pháp 1992 xác định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp cấp
công nhân với gia cấp nông dân và tầng lớp trí thức
(sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH 10 ngày 25
tháng 12 năm 2001) thay tầng lớp trí thức = đội ngũ trí thức và bổ sung
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
Thể hiện trên 5 nội dung :
* Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sau Cách mạng Tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời. Đó là Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, là Nhà nước
kiểu mới, về bản chất khác hẳn với các kiểu Nhà nước trong lịch sử. Bản chất bao
trùm chi phối mọi lĩnh vực tổ chức và hoạt động của đời sống nhà nước là tính
nhân dân của Nhà nước. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 xác định “ Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức “(HP 1992 là tầng lớp trí
thức) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp .
* Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước .
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành đấu tranh cách mạng,
trải qua bao hy sinh gian khổ làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nhân dân
tự mình lập nên Nhà nước, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
nay là Nhà nước do nhân dân mà nòng cốt là lien minh công – nông – trí thức tự tổ
chức tành, tự mình định đoạt quyền lực của nhà nước.
Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực của Nhà nước, thực
hiện quyền lực nhà nước với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là
nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình. Điều 6
Hiến pháp năm 1992 quy định “ Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyên
vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” .
* Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của tất cả
các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết
dân tộc .
Tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam là vấn đề có truyền thống lâu dài, là
nguồn gốc sức mạnh của Nhà nước. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại được tăng cường
và nâng cao nhờ khả năng kết hợp giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và
tính thời đại. Điều 5 Hiến pháp năm 1992 khẳng định :
“ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất
của dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”
Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân
tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc .
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nới, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và
phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình …”
* Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt
động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và
công dân .
Trước đây, trong các kiểu Nhà nước cũ, quan hệ giữa nhà nước và công dân
là mối quan hệ lệ thuộc người dân bị lệ thuộc vào Nhà nước.
Ngày nay, khi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thì quan hệ giữa nhà
nước và công dân đã thay đổi, công dân có quyền tự do dân chủ trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, đồng thời phải làm tròn nghĩa vụ trước Nhà nước. Pháp
luật bảo đảm thực hiện trách nhiệm hai chiều giữa Nhà nước và công dân: quyền
của công dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân là
quyền của Nhà nước.
* Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam .
Dân chủ hóa đời sống Nhà nước và xã hội không chỉ là nhu cầu bức thiết của
thời đại, mà còn là một đòi hỏi có tính nguyên tắc nảy sinh từ bản chất dân chủ của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là thu hút những người lao động
tham gia một cách bình đẳng và ngày càng rộng rãi vào quản lý công việc của Nhà
nước và của xã hội. Vì vậy, quá trình xây dựng nhà nước phải là quá trình dân chủ
hóa tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, đồng thời phải cụ thể hóa tư
tưởng dân chủ thành các quyền cua công dân, quyền dân sự, chính trị cũng như
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Phát huy được quyền dân chủ của nhân dân ngày
càng rộng rãi là nguồn sức mạnh vô hạn của Nhà nước .
Những đặc điểm mang tính chất nêu trên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được thể hiện cụ thể trong các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
và được pháp luật chế định một cách chặt chẽ.
Tóm lại, Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân từ pháp luật, cơ chế,
chính sách đến tổ chức hoạt động của mình. Đồng thời, Nhà nước đó cũng mang
tính dân tộc tính nhân dân sâu sắc. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân .
Câu 11: Quốc hội là gì?Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn .
Điều 83: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp .
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại nhiệm
vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu
về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của
công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với tòan bộ hoạt động của
Nhà nước.
Điều 84: Quốc hội có 14 nhiệm vụ và quyền hạn sau đây .
1.Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định
chương trình xây dựng, pháp lệnh;
2.Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến Pháp, luật và nghị
quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao;
3.Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4.Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia,quyết định dự tóan ngân
sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết tóan ngân sách
Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bải bỏ các thứ thuế .
5. Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, chính phủ,
tòa án nhân dân, Việt kiểm soát nhân dân và chính quyền địa phương.
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên thường vụ Quốc hội, Thủ
tướng chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm soát
nhân dân tối cao, phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng
quốc phòng và an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác
của Chính phủ.
8. Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính
phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt .
9. Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm soát nhân dân tối
cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
10.Quyết định đại xá.
11.Quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp
ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương
và danh hiệu vinh dự Nhà nước .
12. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn
cấp, các biện pháp đặc biệt khắc bảo đảm Quốc phòng và an ninh quốc gia
13.Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các
điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước.
14. Quyết định việc trưng cầu dân ý .
Câu 12. Chính phủ là gì ?Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn .
Điều 109:Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính
Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Chinh phủ thống nhất việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của Nhà nước, bảo đảm hiệu lực của
bộ máy Nhà nước từ TW đến cơ sở; bảo đảm, việc tôn trọng và chấp hành Hiếp
pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân .
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Điều 112: Chính phủ có 11 nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
1.Lãnh đạo công tác của Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện tòan hệ thống nhất bộ máy
hành chính Nhà nước từ TW đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra; tạo điều kiện để Hội
đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định, đào tạo, bồi
dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước .
2. Bảo dảm việc thi hành Hiếp Pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh
đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân .
3. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban
thường vụ Quốc hội .
4.Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực
hiện chính sách, tiền tệ quốc gia, quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả thuộc sở
hữu tòan dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước .
5. Thi hành biện pháp các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều
kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản,
lợi ích của Nhà nước và của xã hội, bảo vệ môi trường .
6. Củng cố và tăng cường nền Quốc phòng tòan dân, an ninh nhân dân, bảo
đảm an ninh quốc gia và trật tự, an tòan xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang
nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện
pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước.
7.Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác
thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà
nước, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân .
8. Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia,
phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc tham gia; bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước
ngoài .
9. Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo.
10. Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dước cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc TW .
11. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đòan thể nhân dân trng khi
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt
động .
Câu 13: Văn bản vi phạm pháp luật và phạm vi ban hành văn bản vi phạm
pháp luật của HĐND, UBND.
Điều 1. Văn bản quy pháp pháp luật của HĐND, UBND.
1.Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là văn bản do HĐND,
UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do luật này quy định, trong đó
có nguyên tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước
bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định
hướng xã hội chủ nghĩa .
2. Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND được ban hành dưới hình thức
nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của BND được ban hành dưới hành thức
quyết định, chỉ thị .
Điều 2 : Phạm vị ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND
.
1.Hội đồng nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong những
trường hợp sau đây :
a/ Quyết định những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi
hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên .
b/Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an
ninh địa phương .
c/Quyết định biện pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân,
hòan thành nhiệm vụ cấp trên giao cho .
d/Quyết định phạm vị, thẩm quyền được giao những chủ trương, biện pháp
có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa
phưưong nhằm phát huy tiềm năng của địa phương, nhưng không trái với các văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên .
đ/Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho HĐND quy định một vấn
đề cụ thể .
2. UBND ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nhữung trường hợp
sau đây :
a/ Để thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị
quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh.
b/ Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện các
chính sách khác trên địa bàn .
c/Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho UBND quy định một số
vấn đề cụ thể .
Câu 14: Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành QĐ, chỉ thị của UBND cấp
huyện.
Điều 41. Soạn thảo quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện.
1.Dự thảo quyết định, chỉ thị UBND cấp huyện do Chủ tịch UBND phân
công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc UBND soạn thảo. Cơ quan
soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định, chỉ thị .
2. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan
soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác
động trực tiếp của quyết định, chỉ thị.
Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn
bản trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định, chỉ thị .
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của
quyết định, chỉ thị thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần
lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến và dành ít nhất 5 ngày, kể từ ngày tổ
chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định chỉ
thị .
Điều 42 .Thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị UBND cấp huyện .
1. Dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện phải được cơ quan tư
pháp cùng cấp thẩm định trước khi trình UBND. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày
UBND tổ chức họp, cơ quan soạn thảo phải gởi dự thảo quyết định, chỉ thị đến cơ
quan tư pháp để thẩm định. Phạm vi thẩm định bao gồm :
+ Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo QĐ, chỉ
thị.
+ Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị
với hệ thống pháp luật .
+ Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản
Cơ quan tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo quyết định,
chỉ thị .
2. Chậm nhất là 7 ngày trước ngày UBND họp, cơ quan tư pháp gởi báo cáo
thẩm quyền đến cơ quan soạn thảo .
Điều 43.Hò sơ dự thảo quyết định, chỉ thị trình UBND cấp huyện .
1.Cơ quan soạn thảo gởi hồ sơ soạn thảo quyết định, chỉ thị đến UBND
chậm nhất là 5 ngày trước ngày UBND họp .
2.Chủ tịch UBND chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo QĐ, chỉ thị để chuyển
đến các thành viên UBND chậm nhất là 3 ngày trước ngày UBND họp. Hồ sơ dự
thảo QĐ, chỉ thị bao gồm : + Tờ trình và dự thảo quyết định, chỉ thị.
+ Báo cáo thẩm định
+ Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị
+ Các tài liệu có lien quan
Điều 44. Trình tự xem xét thông qua dự thảo QĐ, chỉ thị của UBND cấp
huyện.
1.Việc xem xét, thông qua dự thảo QĐ, chỉ thị tại phiên họp UBND được
tiến hành theo trình tự sau :
+ Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo QĐ, chỉ thị.
+ Đại diện cơ quan tư pháp trình bày báo cáo thẩm định.
+ UBND thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo QĐ, chỉ thị
2. Dự thảo QĐ, chỉ thị được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên
UBND biểu quyết tán thành .