Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

XÂY DỰNG NỘI DUNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.35 MB, 50 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƢỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“XÂY DỰNG NỘI DUNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO TRONG CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10”

Tác giả:

Lã Văn Thanh

Trình độ chun mơn: Thạc sĩ Vật lý
Chức vụ:

Giáo viên Vật lý

Nơi công tác: Trƣờng THPT Nguyễn Khuyến

Nam Định, ngày 15 tháng 6 năm 2017


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“XÂY DỰNG NỘI DUNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM

SÁNG TẠO TRONG CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Tài liệu tham khảo cho HS và GV giảng dạy môn Vật lí
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2017
4. Tác giả: Lã Văn Thanh
Sinh ngày: 30/12/1977


Nơi thường trú: Số 23, Phố Trần Cao Vân, Khu Đông Đông Mạc,
Phường Lộc Hạ, Thành phố Nam Định.
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ sư phạm Vật lý
Chức vụ công tác: Giáo viên Vật lý
Nơi làm việc: Trường THPT Nguyễn Khuyến
Địa chỉ liên lạc:

Lã Văn Thanh - Trường THPT Nguyễn Khuyến

Điện thoại: 0913.928.919
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Trường THPT Nguyễn Khuyến - Điện thoại: 0353. 846732


MỤC LỤC
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN........................................................... 1
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:........................................................................................ 2
1. Chuẩn bị cơ sở lý luận về “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”...................................... 2
1.1. Những khái niệm cơ bản........................................................................................... 2
1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và Hoạt động ngoài giờ lên lớp............................ 2
1.3. Vai trò của HĐ TNST trong giảng dạy Vật lí............................................................ 4
1.4. Một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí...................5
2. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.....................................................5
2.1. Các phương pháp được sử dụng để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo..........5
2.2. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mơn Vật lí..................................5
3. Các ví dụ cụ thể tổ chức HĐ TNST trong chương trình Vật lí lớp 10.............................8
3.1. Sự rơi tự do (Bài 4)................................................................................................... 9
3.2. Chuyển động tròn đều............................................................................................. 16
3.3. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học............................................................. 18
3.4. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học............................................................. 21

3.5. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học:............................................................ 23
3.7. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học:............................................................27
3.8. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học............................................................. 29
3.9. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học............................................................. 31
3.10. Xây dựng nội dung HĐ TNST ở phần ôn tập kết thúc chương 2:.........................33
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI........................................................................35
1. Hiệu quả kinh tế.................................................................................................................35
2. Hiệu quả xã hội.............................................................................................................. 35
3. Tính kế thừa, điểm mới, hướng phổ biến, áp dụng đề tài.............................................. 35
4. Đề xuất, kiến nghị..........................................................................................................36
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN..............................37
CÁC PHỤ LỤC..................................................................................................................... 38


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
ĐG:

Đánh giá

GDNGLL:

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GQVĐ:

Giải quyết vấn đề

GV:

Giáo viên


HĐ:

Hoạt động

HS:

Học sinh

PP:

Phương pháp

SGK:

Sách giáo khoa

TC:

Tự chọn

THPT:

Trung học phổ thông

TN:

Trải nghiệm

TNST:


Trải nghiệm sáng tạo

VĐ:

Vấn đề


THỐNG KÊ CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. Hình ảnh các nhóm bàn bạc phân công nhiệm vụ và tổ chức làm việc nhóm
trong một HĐ TNST
Hình 2. Hình ảnh về quy trình tạo các vật có khối lượng m1 = m2 = 2m2 từ khổ giấy
A4 và băng dính một cách sáng tạo chuẩn bị cho thí nghiệm
Hình 3. Hình ảnh các nhóm báo cáo kết quả TNST và trình diễn thí nghiệm biểu
diễn của nhóm
Hình 4. Sản phẩm của HS với trải nghiệm viết bình luận về một sự kiện vật lí nổi
tiếng
Hình 5. Miếng lót cao su chống đinh cho xe máy
Hình 6. Người phụ nữ Việt Nam với “Chiếc địn gánh” và đơi quang
gánh Hình 7. Hình ảnh về hand spinner - Con quay tay
Hình 8. Hình ảnh HS biểu diễn thí nghiệm tìm trọng tâm G của vật phẳng mỏng
Hình 9. Hình ảnh về sản phẩm của HS tham gia HĐ TNST
Hình 10. Hình ảnh cắt từ video chuyển động của Sứa biển và Tên lửa
Hình 11. Hình ảnh cắt từ video về nguyên lý hoạt động của nhà máy thủy điện


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng mới, các hoạt động tập thể,
hoạt động ngoài giờ dạy học trên lớp sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp

và hình thức hoạt động, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển
những phẩm chất, năng lực nhất định của học sinh; nghĩa là học sinh được học từ trải
nghiệm.
Học từ trải nghiệm hay hoạt động trải nghiệm gần giống với học thông qua làm,
qua thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kĩ thuật còn học qua trải
nghiệm giúp người học khơng những có được năng lực thực hiện mà cịn có những trải
nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lí khác; học qua làm chú

ý đến những quy trình, động tác, kết quả chung cho mọi người học nhưng học qua
trải nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân.
Cho đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu việc tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo về vật lí cho đối tượng là học sinh phổ thông. Tuy nhiên những đề tài này
cũng còn rất chung chung, đồng thời cũng chưa có những nội dung tập huấn bồi
dưỡng cụ thể cho giáo viên về dạy học tải nghiệm, nhiều ý kiến còn băn khoăn ai sẽ
là người dạy học trải nghiệm? Dạy học trải nghiệm như thế nào?
Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục tổ thường tổ chức cho HS trải nghiệm bằng
hình thức tổ chức cho một khối lớp đến một nơi danh thắng nào đó trong một ngày
để HS được trải nghiệm, hiệu quả của hoạt động này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
từ khâu tổ chức đi, về, tổ chức học tập với số lượng đơng người; Khi hoạt động trải
nghiệm ở các tổ nhóm chuyên môn chưa được triển khai một cách bài bản, khoa học
thì mỗi cá nhân nên tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận và tổ chức HĐ TNST trong bộ
môn mà mình phụ trách giảng dạy.
Với những lý do nêu trên, tôi xác định mục tiêu nghiên cứu đề tài “Xây dựng
nội dung dạy học trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Vật lí 10” áp dụng ở các
lớp 10 mà tôi được phân công giảng dạy.

1


II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Chuẩn bị cơ sở lý luận về “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”
1.1. Những khái niệm cơ bản
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giúp học sinh vận dụng những
tri thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân
vào trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo;
- Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn,
học sinh có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định.
- Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới,
khơng theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự,
độc lập; nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu
tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp
thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới
cho một vấn đề.
1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Theo các nhà nghiên cứu giáo dục, thì hoạt động ngoại khóa ngồi giờ lên
lớp, hoạt động tập thể… Nay được gọi chung là hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
nhưng những hoạt động trên có kèm theo các điều kiện
Thơng qua các tài liệu của các nhà nghiên cứu và soạn thảo chương trình giáo
dục, có thể đưa ra sự so sánh hai hoạt động này như sau:
HĐ TNST
Vị trí,
vai trị

HĐ GDNGLL

- Là bộ phận của chương trình;

- Là một bộ phận của chương
trình;


- Có quan hệ chặt chẽ với hoạt động

- Có quan hệ chặt chẽ với hoạt
động dạy học;

dạy học;
- Gắn lý thuyết với thực tiễn;

- Gắn lý thuyết với thực tiễn;

- Phát triển phẩm chất nhân cách và
năng lực chung, năng lực đặc thù.

- Phát triển nhân cách toàn diện
của học sinh;
- Được tổ chức ngoài giờ học các

2


Mục tiêu

mơn văn hóa
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Kiến thức: Củng cố, mở rộng,
nhằm hình thành và phát triển phẩm khắc sâu kiến thức đã học; nâng
chất nhân cách, các năng lực tâm lý
cao hiểu biết về các lĩnh vực của
– xã hội...; giúp học sinh tích lũy đời sống xã hội và giá trị truyền
kinh nghiệm riêng cũng như phát thống và nhân loại

huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân
- Kỹ năng: Góp phần hình thành
mình; làm tiền đề cho mỗi cá nhân
năng lực chủ yếu như tự hoàn
tạo dựng được sự nghiệm và cuộc
thiện, thích ứng, hợp tác, giao tiếp
sống hạnh phúc sau này.
ứng xử; có lối sống phù hợp với
các giá trị xã hội.

Nội dung Phát triển 5 lĩnh vực nội dung:
1. Giáo dục và phát triển cá nhân;

Phát triển 6 mạch nội dung:
1. Giáo dục truyền thống;

2. Quê hương đất nước và hịa bình

2. Ý thức học tập;

thế giới;

3. Tổ quốc, Đảng Đồn...;

3. Tình u, hơn nhân, hạnh phúc gia 4. Tình bạn, Tình yếu, gia đình;
đình;
5. Hịa bình, hữu nghị và hợp tác;
4. Thế giới nghề nghiệp;
6. Tình nguyện.
5. Khoa học và nghệ thuật.

- Được thể hiện qua các chủ đề đa

- Được thể hiện trong 9 hoặc 10

chủ đề xây dựng theo tháng trong
dạng, phong phú vừa đảm bảo yêu
năm học.
cầu chung và vừa phù hợp với đặc
điểm của từng trường, từng lớp, từng
địa phương.
Chương
trình TC
hay bắt
buộc

Song song 2 chương trình: chương
Một chương trình chung cho tất cả
trình bắt buộc đối với 100% học sinh học sinh.
và chương trình tự chọn

Phương
pháp và
Hình
thức tổ
chức

- Hình thức giống nhau;
- PP: Thiết kế nhiệm vụ dạy học rõ

- Hình thức giống nhau;

- Hướng dẫn hoạt động chung,

ràng, hướng tới hình thành các năng
lực cụ thể của học sinh.

phát huy vai trò chủ thể của học
sinh trong hoạt động .

Đánh giá

- Đánh giá năng lực cụ thể thông qua - Đánh giá sự phát triển về nhận
các chỉ số hành vi và tiêu chí chất
thức, kĩ năng, thái độ;
lượng;
3


- Thơng qua các cơng cụ đánh giá
cho mỗi hình thức;
- Đánh giá quá trình và kết quả hoạt
động trên từng cá nhân và xác định
được vị trí của mỗi học sinh trong
quá trình phát triển năng lực của học
sinh;
- Minh chứng: bộ hồ sơ hoạt động
của học sinh.
Sử dụng
kết quả
đánh giá


- Thực hiện bằng nhiều

con

đường; tự nhận xét; nhận xét của
tập thể, của các giáo viên, qua
quan sát hoạt động; trò chuyện,
qua sản phẩm của học sinh.

- Để báo cáo kết quả hoạt động của
- Góp phần vào đánh giá hạnh
học sinh cho các bên liên quan;
kiểm;
- Điều chỉnh các yếu tố giúp học sinh
nâng cao mức độ năng lực trên
đường phát triển.
Nâng cao chất lượng giáo dục
- Là điều kiện cần của đánh giá xếp
toàn diện của học sinh.
loại toàn diện học sinh để xét lên
lớp, chuyển cấp và xét tuyển cho
những hoạt động đặc thù khác nhau
….

1.3. Vai trị của HĐ TNST trong giảng dạy Vật lí
- Mơn Vật lí là mơn khoa học thực nghiệm, vì vậy xây dựng nội dung HĐ
TNST trong giảng dạy Vật lí THPT sẽ định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan
sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động
viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới,
sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã

trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống
và năng lực cho học sinh.
- Hoạt động TNST có vai trị quyết định với việc hình thành và phát triển
năng lực, phẩm chất của học sinh, là cầu nối để học sinh tích cực tự chủ, tự lực “Học
thơng qua Làm” từ đó giúp các em có được năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng
lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em HS.

4


1.4. Một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ở mỗi hình thức hoạt động này, đều mang ý nghĩa, một mục tiêu giáo dục nhất định.
Có thể nêu ra một số hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà
trường phổ thơng nói chung và trong bộ mơn Vật lí nói riêng như:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Thăm quan, dã ngoại;
- Tổ chức diễn đàn, câu lạc bộ;
- Tổ chức sự kiện, hoạt động giao lưu;
- Tổ chức trò chơi, hội thi, cuộc thi..;
2. Phƣơng pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.1. Các phương pháp được sử dụng để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Phương pháp giải quyết vấn đề;
- Phương pháp làm việc nhóm;
- Phương pháp dạy học dự án …
2.2. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mơn Vật lí
HĐ TNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ
bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo
dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là
những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS

trải nghiệm và sáng tạo. Điều này địi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐ
TNST phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Để xây dựng nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy
Vật lí đạt hiệu quả cao thì phải bám sát vào điều kiện thực tế của lớp học, yêu cầu
của bộ môn, khả năng của HS, yêu cầu về thời gian… , có thể khái qt qua quy
trình gồm các số bước cơ bản sau:

5


Bước 1: Ở mỗi bài học, căn cứ vào yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng cần
đạt, xác định nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhằm giúp HS đạt
được:
- Về kiến thức:
+ Tích cực, tự lực, tự chủ, nắm vững những khái niệm, các công thức của bài
học;
+ Chủ động trong việc vận dụng các kiến thức trong bài học vào các yêu cầu
khác nhau trong học tập, trong thực tiễn đời sống hàng ngày một cách phù hợp và
sáng tạo;
+ Nêu ra được mối liên hệ giữa các hiện tượng vật lí, kiến thức giữa các lĩnh
vực khác nhau.
- Về khả năng ứng dụng trong bài toán thực tiễn, lĩnh vực kiến thức liên quan
đến bài học.
Bƣớc 2: Xác định nội dung chủ điểm cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trong bước này, GV dẫn dắt ra một tình huống hay “đặt” HS hồn cảnh nào
đó có vấn đề và hướng HS vào việc GQVĐ được nêu ra. Đây là khâu chuyển giao
nhiệm vụ từ GV đến từng HS hay nhóm HS, làm rõ được khâu này, HS sẽ tập trung
vào vấn đề cần được giải quyết, tránh được sự lan man không tập trung kiến thức,
mất thời gian dẫn đến hiệu quả không cao.
Bƣớc 3: Xác định mục tiêu của nội dung HĐ TNST

- Bước này giúp HS chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức của bài, vận dụng
linh hoạt kiến thức của bài vào các tình huống mới trong học tập, trong thực tiễn;
Phát triển năng lực thực hành, năng lực sáng tạo, thao tác trong quá trình thực
nghiệm từ các vật liệu đơn giản trong đời sống.
- Phát triển khả năng hoạt động nhóm, thảo luận, đề xuất các ý tưởng trong
việc giải quyết các vấn đề được nêu ra.
Bƣớc 4: Xây dựng phương pháp, phương tiện, hình thức của HĐTNST
* Phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học GQVĐ, HS được đặt mình
trong một tình huống có vấn đề cụ thể, qua việc GQVĐ HS chủ động lĩnh hội các tri
thức, kiến thức, áp dụng các kiến thức vào trong tình huống mới của thực tiễn đời
sống. Để đạt được hiệu quả cao trong việc GQVĐ, HS phải được rèn luyện các kĩ
năng cơ bản như: Lập kế hoạch, thiết kế thí nghiệm, chế tạo thiết bị mơ phỏng đơn
giản, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình bảo vệ đề tài, kĩ năng sử dụng công
nghệ thông tin, kĩ năng thu thập thông …

6


* Phương tiện: Máy tính, mạng internet, máy chiếu, vật liệu đơn giản như;
giấy in A0; giấy A0, A3; ….
* Hình thức: HS hoạt động theo nhóm, tự trải nghiệm trong môi trường sống,
với sự gợi ý cố vấn của GV khi HS gặp khó khan hay khi có nhu cầu.
Bước 5: Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
Trong bước này, GV có thể đặt HS vào tình huống có vấn đề cần giải quyết
liên quan đến kiến thức của bài học tiếp theo, trong khi củng cố kiến thức của bài
trước, như vậy theo cách này HS phải tự nghiên cứu trước bài học tới và hoàn toàn
chủ động trong việc lĩnh hội tri thức. GV cũng có thể dẫn dắt HS vào một tình huống
có vấn đề sau khi HS đã học xong bài học, theo cách này thì HS có cơ hội vận dụng
kiến thức đã lĩnh hội được sáng tạo trong các tình huống mới, trong việc vận dụng
kiến thức này vào thực tiễn…

Tùy vào “độ khó và mới” của các vấn đề được nêu ra cộng với đối tượng HS
của từng lớp khác nhau mà GV có những gợi ý cho phù hợp
GV yêu cầu HS lập kế hoạch, viết nội dung HĐ TNST, tên danh sách nhóm,
bầu nhóm trưởng, thư ký, sau đó thảo luận nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên. Đồng thời, GV cung cấp cho HS mẫu “Phiếu đánh giá sản phẩm” để
HS hồn thành sản phẩm theo các tiêu chí yêu cầu được đưa ra của từng dạng sản
phẩm ứng với mỗi HĐ TNST.
Ở bước này, sau khi xác định nội dung TNST, nhóm trưởng dựa trên năng lực
khả năng của các thành viên nhóm để phân cơng nhiệm vụ cho từng thành viên của
nhóm (theo mẫu Phiếu số 1, phần Phụ lục)
Tiếp theo, thành viên nhóm hồn thành nhiệm vụ của mình, trong quá trình
làm việc cá nhân, ghi chép lại những vấn đề về Biết, Thắc mắc, Hiểu (theo mẫu
Phiếu số 2, phần Phụ lục)
Trong khi làm việc nhóm, các thành viên đóng góp xây dựng ý kiến, sử dụng
các kết quả ghi chép cá nhân của mình tích cực xây dựng nội dung cho nhóm, khi các
ý kiến được thống nhất thư ký của nhóm có nhiệm vụ ghi lại những ý kiến này (theo
mẫu Phiếu số 3, phần Phụ lục), đồng thời có sự phân cơng người thay mặt nhóm

7


tham gia thuyết trình, trình bày; người tham gia trả lời các câu hỏi thắc mắc về nội
dung TNST của các thành viên nhóm khác.

Hình 1. Hình ảnh các nhóm bàn bạc phân công nhiệm vụ và tổ chức làm việc nhóm
trong một HĐ TNST
Bước 6: Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiện HĐ TNST
GV xem xét kế hoạch của nhà trường, của lớp học để có thể điều chỉnh hoàn
thành HĐ TNST, đánh giá sản phẩm cho phù hợp;
Xây dựng các bảng biểu mẫu để đánh giá cho từng loại sản phẩm TNST (theo

mẫu: Phiếu số 4, Phiếu số 5, Phiếu số 6, Phiếu số 7 trong phần Phụ lục) và phát đến
cho từng nhóm HS để HS biết các tiêu chí đánh giá và hồn thiện sản phẩm của
nhóm chỉnh chu hơn.
Trong q trình đánh giá sảng phẩm, GV tạo điều kiện cho HS các nhóm tham
gia vào q trình đánh giá để các em có cơ hội tự đánh giá bản thân từ đó có những
kế hoạch điều chỉnh hoạt động của bản thân.
Bước 7: Lưu trữ kết quả hoạt động của HS vào hồ sơ của HS, bao gồm các tài
liệu: Bảng quan ghi chép những thông tin quan sát được, phiếu đánh giá các thành tố
năng lực sáng tạo, sản phẩm của HS (hình vẽ, mơ hình, …)
3. Các ví dụ cụ thể tổ chức HĐ TNST trong chƣơng trình Vật lí lớp 10
Ở mỗi bài học trong nội dung kiến thức Vật lí 10, đều có thể xây dựng được
các nội dung kiến thức liên quan tổ chức HĐ TNST cho HS. Sau đây là một số ví dụ:

8


3.1. Sự rơi tự do (Bài 4)
Bài học này dạy trong hai tiết, trước bài này là tiết bài tập về chuyển động
thẳng biến đổi đều, GV có thể chuyển giao nhiệm vụ thơng qua các tình huống như
sau:
Tình huống 1: Thí nghiệm về sự rơi các vật
Ở cuối tiết bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều, GV dẫn dắt nêu tình
huống: “Bạn Bình và bạn An cùng quan sát các vật (lá cây, hạt mưa, hòn sỏi…) rơi
trong khơng khí. Bạn Bình kết luận vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, bạn An lại cho
rằng vật rơi nhanh hay chậm không phải là do nặng hay nhẹ mà do một yếu tố khác,
nhưng chưa đưa ra được yếu tố ảnh hưởng đến sự nhanh chậm này, hai bạn tranh
luận với nhau về kết quả quan sát được”. Bằng những vật dụng đơn giản em hãy làm
thí nghiệm kiểm chứng giải thích cho hai bạn, và đưa ra kết luận của em về nguyên
nhân dẫn đến sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong khơng khí.
Mục tiêu: - Thiết kế và thực hiện thí nghiệm biểu diễn thả các vật rơi trong

khơng khí;
- Bước đầu nêu ra được ngun nhân vật rơi nhanh hay chậm
trong khơng khí là do lực cản của khơng khí lên vật.
u cầu:

- Thiết kế thí nghiệm biểu diễn bằng các vật đơn giản

- Địa điểm thực hiện: Ngoài giờ lên lớp
- Sản phẩm: Báo cáo nhóm (Đại diện nhóm trình bày thí nghiệm
trong khoảng thời gian 5-8 phút, trước giờ học bài mới “Sự rơi tự do”)
Gợi ý của GV (Đối với đối tượng lớp nhận thức bình thường)
- Sản phẩm cần đạt: Thí nghiệm biểu diễn có tính thuyết phục
- Hình thành tư duy logic:
+ Quan sát vật rơi Câu hỏi có vấn đề “Vật nặng thì rơi nhanh
hơn vật nhẹ? Điều này Đúng hay Sai?”
+ Nêu giả thuyết: Giả sử vật nặng (m lớn) thì rơi nhanh hơn vật
nhẹ (m nhỏ) là đúng,  rút ra hệ quả: Nếu hai vật khối lượng bằng nhau thì rơi
nhanh như nhau Hình thành phương án thí nghiệm:
- Phương án thí nghiệm: Thả hai vật cùng khối lượng, ở cùng độ cao,
cùng thời điểm ở điều kiện khác nhau
- Tiến hành thí nghiệm Quan sát Thu nhận thông tin Xử lý
thông tin Kết luận.
- Lặp lại thí nghiệm với hai vật khối lượng khác nhau được thả ở cùng
độ cao, cùng thời điểm ở các điều kiện khác nhauKết luận cuối cùng.

9


Sản phẩm của một nhóm HS:
- Sáng tạo tạo được vật có khối lượng khác nhau từ khổ giấy in A4 chưa có

chữ và băng dính:

Vật 1

Vật 2

Vật 3

Hình 2. Hình ảnh về quy trình tạo các vật có khối lượng m1 = m2 = 2m2 từ khổ
giấy A4 và băng dính một cách sáng tạo chuẩn bị cho thí nghiệm
- Tự tin trình bày thí nghiệm một cách thuyết phục:

Hình 3. Hình ảnh các nhóm báo cáo kết quả TNST và trình diễn
thí nghiệm biểu diễn của nhóm

10


Bảng 1. Báo cáo nội dung sản phẩm TNST của HS

11


Nhận xét: Thông qua sử dụng phiếu đánh giá sản phẩm (mẫu phiếu số mẫu số
4, phần Phụ lục) HS được tham gia đánh giá, kết quả đánh giá cuối cùng của từng
nhóm được GV tổng hợp và thơng báo trước tập thể lớp. Các nhóm đều hồn thành
nhiệm vụ trải nghiệm, nhóm 1 có cách sáng tạo ra các vật có khối lượng m 1 = m2 =
2m2 từ khổ giấy A4 và băng dính bằng việc chia nhỏ khổ giấy và mẩu băng dính
tương ứng, nhóm 4 có cách trình bày thuyết phục, trả lời các câu hỏi của GV và của
các bạn nhóm khác rất lưu lốt. Từ trải nghiệm này ở các em rất hứng thú với mơn

học và hài long với kết quả mà nhóm và bản thân nỗ lực đạt được.
Tình huống 2: Đóng vai nhà bình luận sự kiện
Sau tiết thứ nhất bài “Sự rơi tự do”, phần củng cố dặn dò, GV nêu tình huống:
“Sự kiện G.Ga-li-le thực hiện thí nghiệm sau: Ông thả những quả nặng khác nhau rơi
đồng thời từ tầng cao của tịa tháp nghiêng Pi-da xuống đất. Đóng vai trị là nhà bình
luận sự kiện, em hãy viết một bài luận (khoảng 2000 từ) nói về ý nghĩa lịch sử và sự
ảnh hưởng của thí nghiệm mà ơng đã thực hiện đối với ngành Vật lí thực nghiệm”
Mục tiêu: - Tạo điều kiện cho HS có cơ hội tự nghiên cứu, tìm hiểu, thể hiện
khả năng bình luận, bình phẩm … về một sự kiện vật lí nổi tiếng trong thực tiễn có
liên quan đến kiến thức của bài học.
Yêu cầu:

- Thời gian thực hiện: 02 ngày;

- Địa điểm: Ngồi giờ lên lớp;
- Sản phẩm: Báo cáo nhóm.
Gợi ý của GV:
- Hình thức báo cáo: Power point, bài thuyết trình, …
- Bố cục bài viết phải rõ ràng: Mở đầu, thân bài, kết luận.
- Nêu bật mục đích mà G.Ga-li-le thực hiện thí nghiệm, thí nghiệm này
có tầm ảnh hưởng như thế nào đến khoa học thực nghiệm nói chung và vật lí hiện đại
nói riêng? …
- Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa Vật lí 10, nguồn Internet …

12


Một số sản phẩm hồn thành của nhóm HS:

Hình 4. Sản phẩm của HS với trải nghiệm viết bình luận về một sự kiện vật

lí nổi tiếng

13


Nhận xét: Các thành viên của nhóm hoạt động độc lập theo sự phân cơng của
trưởng nhóm, nhưng khi tham gia hoạt động nhóm các thành viên của nhóm đều đưa
ra được các ý kiến tương đồng nhau, và thống nhất lập báo cáo. Điều này thể hiện
khả năng tự học, tự nghiên cứu độc lập của các cá nhân, và tập trung được vấn đề
cần nghiên, đồng thời thông qua báo cáo và đánh giá các em có năng khiếu và lập
luận tư duy logic, đã được bộc lộ, giúp các em nhận thấy năng lực sở trường của
mình, và tự tin trau dồi để hoàn thiện năng lực đó.
Tình huống 3: Nhà thực nghiệm Vật lí
Sau khi học xong bài về “Sự rơi tự do” ở phần củng cố cuối tiết 2, HS được
ghi nhận nội dung kiến thức: Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất,
2
các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g, ví dụ ở Hà Nội g = 9,7872m/s , ở Thành
2

phố Hồ Chí Minh g = 9,7876 m/s . GV chuyển giao nhiệm vụ đến HS: Em hãy thiết
kế một thí nghiệm và tiến hành đo gia tốc g tại nơi gia đình em đang sinh sống? Biết
âm thanh truyền tới tai là không đổi với tốc độ 340m/s.
Mục tiêu: - Hiểu được chuyển động thẳng đều và chuyển động rơi tự do
(chuyển động thẳng nhanh dần đều);
- Xây dựng được quy trình thực nghiệm để đo một đại lượng vật
lí;
- Phát triển năng lực tư duy phản biện, logic trong việc áp dụng
kiến thức vào bài toán thực tiễn.
Yêu cầu:


- Mỗi bàn là một nhóm;

- Thời gian thực hiện: 02 ngày;
- Địa điểm: Trường học hay ở nhà thời gian ngoài giờ lên lớp,
thực hiện phép đo ba lần;
- Chỉ được thực hiện thả vật ở nơi hành lang có rào sắt chắn kín,
nơi vật rơi phải có người cảnh giới nguy hiểm;
- Sản phẩm: Báo cáo nhóm (bài thực hành).
Gợi ý: - Vận dụng công thức quãng đường và thời gian của các loại chuyển
động đã được học (Chuyển động thẳng biến đổi đều và sự rơi tự do);
- Sử dụng thước dây để đo quãng đường vật rơi, dùng đồng hồ
để đo thời gian;
- Sản phẩm: Thiết kế được phương án đo, thực hiện phép đo và
tính được gia tốc rơi tự do g tại nơi sinh sống, học tập.
- Tài liệu tham khảo: SGK Vật lí 10, nguồn Internet…

14


Sản phẩm báo cáo của một nhóm:
Bảng 2. Báo cáo nội dung sản phẩm TNST của HS

15


Nhận xét: Tiến hành trải nghiệm, HS đã đề xuất ra được phương án đo gia tốc
rơi tự do g, thể hiện sự vận dụng sáng tạo kiến thức học được vào bài tốn thực tiễn.
Đồng thời, thơng qua thực nghiệm thể hiện được tuy duy phản biện của các thành
viên trong nhóm, thấy giá trị g khác với giá thị tài liệu nêu ra, đã mạnh dạn đưa ra ý
kiến đề xuất cần giải đáp. Sau nhận xét, đánh giá của GV về cách tính sai số, cách

viết kết quả đo, tại sao g lại có giá trị nhỏ hơn là do vị trí thả vật và vị trí nghe thấy
âm có thể đo chưa chính xác, việc nhấn đồng hồ đo thời gian kể từ khi nghe được âm
đến tay chạm vào đồng hồ thì có sự trễ thời gian, do vậy thời gian đo được lớn hơn
dẫn tới kết quả đo được nhỏ hơn (có thể thấy điều này ở lần đo 1 và 2). GV định
hướng những vấn đề sắp được để khắc phục hai tồn tại trên: chúng ta sẽ được nghiên
cứu ở bài học về sai số phép đo, và bài thực hành về với những thiết bị chuyên dụng
hiện đại hơn. HS rất háo hức chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

3.2. Chuyển động trịn đều (Bài 5)
Tình huống: Một người nơng dân kiêm sửa chữa xe máy ở Ba Vì - Hà Nội đã
thiết kế một thiết bị chống đinh cho xe máy (xe đạp điện), đơn giản là một miếng lót
cao xu lắp ở gầm xe máy, trước bánh xe sau. Em hãy tìm hiểu và giải thích tại sao
tấm chắn cao su lại có tiện ích và được sử dụng phổ biến như vậy? Em hãy thiết kế
một thiết bị tương tự để lắp cho xe máy của người thân trong gia đình?
Mục tiêu: - Vận dụng đặc điểm của véc tơ vận tốc trong chuyển động trịn
đều giải thích hiện tượng thực tiễn;
- Nghiên cứu chế tạo một thiết bị đơn giản nhưng có nhiều tiện
ích.
u cầu:

- Thời gian thực hiện: 02 ngày;

- Địa điểm: Ngoài giờ lên lớp;
- Sản phẩm: Báo cáo cá nhân
Gợi ý:

- Hình thức báo cáo: Bài luận, Mơ tả bằng hình vẽ

- Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa Vật lí 10, nguồn Internet


Một sản phẩm HĐ TNST của một HS:

16


Bảng 3. Báo cáo nội dung sản phẩm TNST của HS

17


Hình 5. Miếng lót cao su chống đinh cho xe máy
Nhận xét: Việc tìm hiểu và giải thích tác dụng của miếng lót cao su đã giúp
HS hiểu sâu được đặc điểm của véc tơ vận tốc tức thời của một chất điểm trong
chuyển động tròn đều. Đồng thời, qua đây HS nhận thấy rằng những kiến thức các
em học được đơi khi là rất nhỏ bé bình thường nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế rất
cao.
3.3. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học: Lực đàn hồi của lị xo.
Tình huống: Ở cuối bài lực đàn hồi của lò xo, GV dẫn dắt và đặt HS vào tình
huống có nội dung như sau:
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc toàn thắng ngày 07 tháng 5 năm 1954,
phải kể tới đóng góp khơng nhỏ của những người phụ nữ Việt, họ đã từng tham gia
dân công gánh lương thực đạn dược phục vụ cho chiến dịch. Có lẽ chiếc địn gánh và
đơi quang gánh đã là biểu tưởng gắn liền với người phụ nữ Việt, hàng ngày trên các
tuyến phố trên đường các em đi học, các em cũng có thể bắt gặp hình ảnh người phụ
với gánh hang rong qua các dãy phố.
Trong một lần đến Việt Nam, dưới cái nhìn lạ lẫm, nhà văn Mỹ E.Shillue đã
viết: "Bà bán hàng rong mang trên vai một vật lãng mạn nhất ở Phương Đơng cái địn gánh. Bà nhẹ nhàng nhún nhảy bên phải, bên trái đi ra khỏi ngõ”. (Đất
nước – NXB Đại Học Masschusetts 1997).
Dựa trên việc các em quan sát các hình ảnh về người phụ nữ gánh hàng, thử
gánh khi có cơ hội hoặc tạo một đòn gánh và gánh đồ vật, qua thực tế trải nghiệm đó

em hãy nêu cảm nhận của mình về sự trải nghiệm và dựa vào kiến thức về các lực cơ

18


đã học được phân tích tại sao “Cái địn gánh” lại có thể trợ giúp cho người phụ nữ
gánh hàng được dễ dàng và rong ruổi hàng ngày đi được những quãng đường dài như
vậy?
Mục tiêu:

- Vận dụng các lực cơ học vào giải thích vấn đề thực tiễn;

- Trải nghiệm thực tiễn để rút ra kết luận; sử dụng các môn học
khác nhau tạo hứng thú học tập cho HS.
Yêu cầu:

- Thời gian thực hiện: 01 tuần;

- Địa điểm: Ngoài giờ lên lớp;
- Sản phẩm: Báo cáo cá nhân/ Nhóm
Gợi ý:

- Hình thức báo cáo: Power point, diễn thuyết,…
- Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa Vật lí 10, nguồn Internet



Hình 6. Người phụ nữ Việt Nam với “Chiếc địn gánh” và đơi quang gánh
Một báo cáo sản phẩm TNST của một nhóm HS:


19


Bảng 4. Báo cáo sản phẩm TNST của một nhóm HS:

20


×