B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh đổi mới chung của đất nước, ngân hàng thương mại với
vai trò trung gian tài chính quan trọng của xã hội từng bước cải tổ hoạt động
của mình, hoà nhập với cơ chế mới, mở rộng cho vay đối với các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh thông qua các hoạt động tín dụng. Đây không chỉ là
vấn đề thực thi đường lối của Đảng và Nhà nước mà còn là phương hướng
phát triển tín dụng của ngân hàng trong điều kiện hiện nay. Bởi kinh tế ngoài
quốc doanh chứa đựng trong nó những nội tại tiềm năng to lớn, một khi nó
được quan tâm đúng mức thì sẽ phát triển một cách nhanh chóng và trong
tương lai sẽ trở thành thị trường tín dụng vững chắc của các ngân hàng.
Hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thị
trường thế giới cho nên sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt, đặc biệt là đối với
các DNNQD trước sự xâm nhập thị trường nội địa của các doanh nghiệp nước
ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. Để hoàn thành mục tiêu đề ra đến năm
2020 Việt Nam là một nước công nghiệp hiện đại thì quá trình hội nhập là một
điều tất yếu. Vì vậy để vừa đạt được mục tiêu đã đề ra, vừa đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của các DNNQD trước các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài
thì Nhà nước ta đã có những giải pháp gì? Thông qua hệ thống NHNo &
PTNT Việt Nam Nhà nước đã có những chính sách gì để giúp các DNNQD?
Xuất phát từ những lý do trên và sau thời gian thực tập ở NHNo & PTNT
thành phố Vinh, em xin mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng và một số giải
pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNQD tại NHNo & PTNT
Thành phố Vinh” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 1 Líp
1
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này với mục đích để tìm hiểu thêm về thực trạng hoạt
động cho vay của NHNo & PTNT Thành phố Vinh và đè xuất ra một số giải
pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNQD tại
NHNo & PTNT Thành phố Vinh trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động cho vay và huy động vốn của
ngân hàng Nhà nước đối với DNNQD.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hạot động cho vay của NGNo &
PTNT Thành phố Vinh trong thời gian từ năm 2007 – 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích từ các nguồn thông tin tổng hợp,
số liệu các tài liệu báo cáo của NHNo & PTNT Thành phố Vinh.
Phương pháp mô tả và lập luận logic dựa trên tình hình thực tế, nhận
định, đánh giá và đưa ra các lý luận, quan điểm bằng lập luận tư duy.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài gồm 2 phần:
Phần 1: Tổng quan về hệ thống NHNo & PTNT Thành phố Vinh
Phần 2: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
cho vay đối với các DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 2 Líp
2
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ
VINH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Thành
phố Vinh
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Thành phố Vinh
Hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những NHTM quốc
doanh lớn của Việt Nam, ra đời, trưởng thành và phát triển cùng với sự lớn
mạnh của đất nước. NHNo & PTNT có hệ thống mạng lưới các chi nhánh
phân bố rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước
NHNo & PTNT Thành phố Vinh là một chi nhánh của NHNo & PTNT
tỉnh Nghệ An, có trụ sở chính tại 364 Nguyễn Văn Cừ - Thành phố Vinh -
Nghệ An.
NHNo & PTNT Thành phố Vinh được thành lập theo quyết định số
556/QĐ - NHNo ngày 01 tháng 12 năm 1995 của Tổng giám đốc NHNo &
PTNT Việt Nam. Đến ngày 01 tháng 01 năm 1996 NHNo & PTNT Thành phố
Vinh chính thức đi vào hoạt động với chức năng nhiệm vụ chính là huy động
vốn và cho vay các thành phần kinh tế sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
diêm nghiệp, chế biến, công nghệ thực phẩm và tất cả các thành phần kinh tế
khác trên địa bàn Thành phố Vinh.
NHNo & PTNT Thành phố Vinh có địa bàn phụ trách kinh doanh rộng
là nơi tập trung nhiều cơ quan, công ty lớn, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ
hợp sản xuất, các HTX tiểu thủ công nghiệp và các hộ công thương. Đồng
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 3 Líp
3
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
thời trên địa bàn Thành phố Vinh có rất nhiều các điểm thương mại, các khu
công nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, khách hàng của NHNo & PTNT Thành phố
Vinh rất đa dạng và phong phú, điều này tạo thuận lợi cho NHNo & PTNT
Thành phố Vinh trong việc thực hiện vai trò trung gian tài chính, có điều kiện
mở rộng quy mô hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán, dịch vụ
Ngân hàng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường, của sản xuất và phục vụ
đời sống nhân dân.
Bên cạnh những thuận lợi trên, NHNo & PTNT Thành phố Vinh cũng
gặp không ít khó khăn. Địa bàn có nhiều NHTM hoạt động kể cả NHTM quốc
doanh, Ngân hàng cổ phần và các quỹ tín dụng nhân dân, các trung gian phi
tài chính như Bảo hiểm, Bưu điện… từ đó tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về thị
trường, khách hàng, dịch vụ huy động vốn và đầu tư.
Với công nghệ hiện đại, mạng lưới giao dịch rộng cùng với chính sách
đúng đắn, chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã đa dạng hoạt động
kinh doanh. Chính vì vậy, công tác huy động vốn và sử dụng vốn liên tục phát
triển qua từng năm. Nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể cán bộ nhân
viên cùng với sự quan tâm của các cấp ngành đã ngày càng khẳng định chi
nhánh NHNo & PTNT Thành phố Vinh là một Ngân hàng mạnh của tỉnh
Nghệ An.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường khi nước ta gia nhập vào
WTO, đồng thời để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt, NHNo &
PTNT Thành phố Vinh đã có những chuyển biến tích cực không ngừng.
Trong 3 năm trở lại đây, ngân hàng đã mở thêm 3 địa điểm giao dịch mới để
phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cho đến nay, NHNo &
PTNT Thành phố Vinh đã có 127 cán bộ và được phẩn bổ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT thành phố Vinh
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 4 Líp
4
Giám đốc
P. Giám đốc phụ trách n dụngP. Giám đốc phụ trách kế toán – ngân quỹP. Giám đốc phụ trách hành chính tổ chức
Các chi nhánh, địa điểm giao dịch trên địa bàn
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ NHNo & PTNT Thành phố Vinh)
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban được quy định như sau:
- Giám đốc: phụ trách chung kiêm phụ trách công tác cán bộ, công tác
kiểm tra nội bộ, công tác kế hoạch.
- P. Giám đốc phụ trách tín dụng
Trong đó phòng tín dụng có 25 người, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng
như cho vay ngắn, trung và dài hạn theo cơ cấu tín dụng hiện hành bằng VNĐ
và ngoại tệ với các hình thức cho vay đa dạng và phong phú, cho vay từng lần,
cho vay theo các mức kỳ hạn… Đồng thời phòng cũng tiến hành đề ra quyết
định cho vay hay không cho vay sau khi thẩm định dự án của khách hàng,
phân loại nợ quá hạn, phân tích và tìm ra nguyên nhân để giải quyết. Sơ đồ
quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng như sau:
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 5 Líp
5
Cán bộ n dụng Trường phòng n dụng
Giám đốc
Khách hàng
Thủ quỹ
Đơn vị cung ứng
Kế toán
Trưởng phòng thẩm định
1 2
3
4
5
4
67
8
9
9
7
100
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
Sơ đồ 1.2 Quy trình nghiệp vụ cho vay
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Thành phố Vinh)
- P. Giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ
Phòng kế toán: Với số lượng cán bộ là 10 người, có chức năng là thực
hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý chứng từ, hoá đơn thanh toán, các bảng
kê, lập cân đối ngày, tháng… các báo cáo cho các phòng ban chức năng, tư
vấn về thông tin, quản lý hồ sơ tín dụng của khách hàng…
Phòng ngân quỹ: Bao gồm 8 người, chấp hành quy định về an toàn kho
quỹ và định mức tiền quỹ theo quy định. Quản lý sử dụng thiết bị thông tin,
điện toán phục vụ kinh doanh theo quy định của NHNo & PTNT đưa vào kho
đúng quy trình nghiệp vụ
- P. Giám đốc phụ trách hành chính tổ chức
Cán bộ là 4 người, hoạt động với những nhiệm vụ như xây dựng
chương trình công tác tháng, quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc
việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt. Nhiệm vụ chính là
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 6 Líp
6
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
tổ chức cán bộ, phân công trách nhiệm cho các nhân viên nhằm phù hợp với
yêu cầu của cơ quan, tuyển nhân viên, thực hiện công tác xây dựng cơ bản.
Có tất cả 9 điểm giao dịch được bố trí ít nhất 4 người với hoạt động chủ
yếu là cho vay và huy động tiền gửi của dân bao gồm:
- Hội sở chính NHNo & PTNT Thành phố Vinh, số 364 Nguyễn Văn
Cừ
- Phòng giao dịch NHNo & PTNT Hồng Sơn, Số 190, Trần Phú
- Phòng giao dịch NHNo & PTNT Lê Lợi, 186, Trường Chinh
- Phòng giao dịch NHNo & PTNT Nghi Phú, đường Mai Lão Bạng
- Phòng giao dịch NHNo & PTNT Chợ Vinh, 48, Thái Phiên
- Phòng giao dịch NHNo & PTNT Bến Thuỷ, 50, Nguyễn Văn Trỗi
- Phòng giao dịch NHNo & PTNT Hưng Dũng, 58, Nguyễn Phong Sắc
- Phòng giao dịch NHNo & PTNT Hưng Lộc, xóm 13, xã Hưng Lộc
- Phòng giao dịch NHNo & PTNT Quán Bánh xóm 15, Nghi Kim
Các phòng giao dịch này tuy hoạt động độc lập tại các địa bàn riêng của
mình nhưng cũng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau đóng góp và xây
dựng giúp cho hoạt động của NHNo & PTNT Thành phố Vinh được diễn ra
thông suốt và hiệu quả.
1.1.3 Cở sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng tạo nên môi trường làm việc trong
doanh nghiệp, duy trì hoạt động kinh doanh và góp phần nâng cao hiểu quả
làm việc của cán bộ công nhân viên trong tổ chức. Để phát huy hiệu quả kinh
doanh của tổ chức, doanh nghiệp thì cần phải hiện đại hoá trang thiết bị kỹ
thuật là một việc rất cần thiết. Đồng thời, dựa vào tình trạng cơ sở vật chất kỹ
thuật của doanh nghiệp chúng ta có thể biết được phương hướng, quy mô
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 7 Líp
7
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
Bảng 1.1 Tình tình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật tại NHNo
& PTNT Thành phố Vinh giai đoạn (2007 – 2009)
(Đơn vị triệu đồng)
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Gtrị % Gtrị %
±2007
Gtrị %
± 2008
Gtrị % Gtrị %
1. TSCĐ hữu hình
6.02
8 72,2 6.786 74,5 758
12,
6 8.432 78,4
1.64
6
24,
3
Nhà cửa, vật kiến
trúc
2.37
4 28,4 2.412 26,5 38 1,6 2.752 25,6 340
14,
1
Máy móc thiết bị
1.90
2 22,8 2.451 26,9 549
28,
9 3.107 28,9 656
26,
8
PTVT - Truyền dẫn
1.37
0 16,4 1.521 16,7 151 11 2.053 19,1 532 35
TSCĐ khác 382 4,6 402 4,4 20 5,2 520 4,8 118
29,
4
2. TSCĐ vô hình
2.32
5 27,8 2.325 25,5 0 0 2.325 21,6 0 0
Tổng cộng
8.35
3 100 9.111 100 758
12,
6
10.75
7 100
1.64
6
24,
3
(Nguồn: Số liệu thống kê NHNo & PTNT TP Vinh 2007 – 2009)
Qua bảng 1.1 ta thấy TSCĐ hữu hình chiếm một tỷ trọng cao trong tổng
giá trị tài sản của ngân hàng, chiếm hơn 70% tổng giá trị tài sản. Trong đó hai
loại tài sản máy móc thiết bị và PTVT - Truyền dẫn tăng mạnh hàng năm, cụ
thể năm 2008, máy móc thiết bị tăng 549 triệu đồng tương ứng 28.9% so với
năm 2007, bước sang năm 2009, con số này tiếp tục tăng đến 565 triệu đồng
tương ứng 26.8% so với năm 2008. Do áp dụng đồng bộ công nghệ thông tin
trong toàn ngân hàng nên NHNo & PTTN đã trang bị thêm máy móc cho
nhiều bộ phân, các phòng ban được tăng cường thêm máy vi tính, máy photo,
máy in, máy chiếu… Ngoài ra, do mở rộng địa bàn kinh doanh nên yêu cầu về
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 8 Líp
8
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
phương tiện viễn thông, vận tải cũng được đáp ứng. Giá trị này tăng 151 triệu
đồng trong năm 2008 tương ứng 11% và 532 triệu đồng trong năm 2009
tương ứng 35%. Tỷ lệ tăng này có được do chi nhánh đã quan tâm đến việc
trang bị hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ, mua phương tiện vận tải
phục vụ cho công tác vận chuyển tiền, đồng thời chi nhánh thực hiện mua sắm
một số công cụ lao động khác phục vụ kinh doanh theo phê duyệt của NHNo
& PTNT tỉnh Nghệ An.
Với giá trị tài sản năm 2009 là 1646 triệu đồng, NHNo & PTNT Thành
phố Vinh là một NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Với sự quan tâm trang
bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh, chi nhánh NHNo & PTNT
Thành phố Vinh ngày càng lớn mạnh không ngừng, tăng thị phần của chi
nhánh trên địa bàn, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đơn vị trong ngành.
1.1.4 Tình hình sử dụng lao động
Do sự phát triển của xã hội và nâng cao hoạt động kinh doanh thì
NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã tiến hành đầu tư đồng bộ về trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại, tiên tiến. Song song với việc đổi mới trang thiết bị thì
NHNo & PTNT Thành phố Vinh cũng luôn chú trọng tổ chức đào tạo và đạo
tạo lại cán bộ hiện có trên cơ sở yếu mặt nào đào tạo mặt đó nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ. Hàng năm, Ngân hàng luôn tổ chức các đợt tuyển
dụng cán bộ mới và tổ chức đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ hiện có và
mới qua các đợt tấp huấn, cử cán bộ đi nghiên cứu trong và ngoài nước… Sự
thay đổi cả về chất và lượng này để phù hợp với các hoạt động kinh doanh của
NHNo & PTNT Thành phố Vinh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá như
hiện nay.
Đầu năm 2007 đội ngũ cán bộ ngân hàng gồm 83 người, sang đầu năm
2008 đã tăng thêm 26 người và đầu năm 2009 tăng thêm 18 người. Cùng với
việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ thì ngân hàng cũng tạo điều kiện cho cán bộ được
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 9 Líp
9
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
tìm hiểu thêm về các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn như các nghiệp vụ
chứng khoán, APCAS … năm 2008 vừa qua đã tổ chức cho 2 cán bộ đi
nghiên cứu sinh ở Singapore và trong năm 2009 đã tạo điều kiện cho 3 cán bộ
học thêm Cao học.
Thông qua các chính sách trên ta có thể thấy được sự phát triển về quy
mô của NHNo & PTNT TP Vinh đồng thời cũng thấy được việc sử dụng lao
động hợp lý của ban lãnh đạo Ngân hàng. Vừa mở rộng, vừa đào tạo, có như
vậy thì Ngân hàng mới đáp ứng được những biến động liên tục của môi
trường kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thành phố
Vinh trong thời gian 2007 – 2009
1.2.1 Hoạt động cho vay
Ngân hàng là một tổ chức TM trung gian, là cầu nối giữa khách hàng
với khách hàng. Ngân hàng có nhiệm vụ biến nguồn tiền nhàn rỗi của người
dân thành các nguồn vốn đầu tư của các khách hàng khác. Và đây cũng chính
là hoạt động tạo ra lợi nhuận và quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của Ngân hàng.
Trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được NHNo & PTNT Thành phố
Vinh đã thực hiện cho vay đáp ứng được một phần nào nhu cầu vốn cho các
doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ đời sống đã góp phần cải
thiện nâng cao chất lượng đời sống người dân trong thành phố. Tổng dư nợ là
chỉ tiêu có thể dùng để đánh giá mức độ phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn huy
động và cơ cấu cho vay theo từng thời kỳ, qua đó có những điều chỉnh hợp lý
để nâng cao được hiệu quả cho vay, nâng cao khả năng hoạt động và cạnh
tranh của Ngân hàng.
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 10 Líp
1
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
Bảng 1.2 Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo& PTNT Thành
phố Vinh giai đoạn 2007 – 2009
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền % Số tiền %
± 2007
Số tiền %
± 2008
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Dư nợ tín dụng
239.190 100
266.60
8
10
0 27.418
11,
5
297.34
7 30.739 11,5
DNNN
10.080 4,2 9.785 3,7 -295 -2,9 9.888 3,3 103 1
DNNQD
112.572 47,1
137.42
4
51,
5 24.852
22,
1
165.23
5 55,6 27.811 20,2
Hộ sản xuất kinh
doanh
55.786 23,3 58.154
21,
8 2.359 4,2 61.242 20,6 3.097 5,3
Phục vụ đời sống
60.752 25,4 61.254
23,
0 502
0,8
3 60.982 20,5 -272 -0,4
2. Nợ quá hạn
432 0,18 495
0,1
9 63 274 0,09 -221
(Đơn vị triệu đồng)
(Nguồn: Số liệu thống kê NHNo & PTNT TP Vinh 2007 – 2009)
Qua bảng 1.2 ta có thể thấy được chất lượng tín dụng của Ngân hàng
ngày càng được nâng cao. Dư nợ tín dụng năm 2008 tăng lên 27.418 triệu
đồng so với năm 2007 (tăng 11,5% so với năm trước), năm 2009 chỉ số dư nợ
tín dụng tăng 30.739 triệu đồng so với năm 2008 (đạt 11,5% so với năm trước.
Tuy cả 2 năm này có tỉ lệ dư nợ tín dụng đều tăng 11,5% so với năm liền
trước nhưng về số lượng thì tăng rõ ràng, thể hiện rõ hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 11 Líp
1
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
Trong năm 2008, dư nợ tín dụng đối với DNNN giảm 295 triệu đồng và
năm 2009 tăng 103 triệu đồng. Đối với DNNN thì dư nợ tín dụng ổn định hơn
và giao động với tỉ lệ thấp hơn 3% so với năm 2007.
Trong 3 năm 2007 – 2009 chúng ta luôn thấy rằng nhóm khách hàng
nhiều nhất vẫn là DNNQD với tổng số dư nợ tín dụng lớn hơn 50%. Năm
2008, dư nợ tín dụng tăng lên 24.852 triệu đồng (22,1%) so với năm trước và
tiếp tục tăng thêm 27.811 triệu đồng (20, 2%) so với năm 2008.
Đối với nhóm khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời
sống cũng chiếm tỉ trong trên 20% trong tổng dư nợ tín dụng. Đối với nhóm
khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh có chỉ số tằng trong năm 2008 là 2.359
triệu đồng (4,23%), năm 2009 là 3.097 triệu đồng (5.97%), chỉ số năm sau
tăng cao hơn năm trước. Nhưng đối với nhóm khách hàng vay vốn để phục vụ
đời sống thì năm 2008 tăng 502 triệu đồng (0,83%) và năm 2009 giảm 272
triệu đồng (0,4%).
Trong các năm 2007 – 2009, chỉ số dư nợ của nhóm khách hàng DNNN
và Phục vụ đời sống giảm hoặc tăng không đáng kể. Điều này không phải do
Ngân hàng hoạt động kinh doanh không hiệu quả mà cho thấy rằng Ngân hàng
đã có những đường lối phát triển đúng đắn. Đầu tư tín dụng ngày càng chuyển
mạnh sang lĩnh vực kinh tế hộ gia đình và các DNNQD chiếm tỷ trọng cao
trong tổng dư nợ. Sự đúng đắn ở đây là Ngân hàng đã đầu tư cho vay đúng đối
tượng, đúng mục đích. Hai nhóm khách hàng này hầu hết có tài sản đảm bảo,
có nguồn trả nợ ổn định, ít xảy ra rủi ro do đó đảm bảo an toàn khoản vay,
nâng cao được hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Mặt khác ở thành phố Vinh
hiện nay số DNNN còn laị ít vì các DNNN đều thực hiện chủ trương cổ phần
hoá gần hết. Ngân hàng đã đẩy mạnh thu nợ các DNNN và giảm cho vay đối
với thành phần này, thay vào đó tập trung cho vay các DNNQD và hộ kinh
doanh cá thể.
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 12 Líp
1
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
Bên cạnh đó Ngân hàng cũng luôn chú ý đến công tác thu nợ, tránh tình
trạng nợ dây dưa khó đòi. Điều đó không những thể hiện ở doanh số thu nợ
tăng đều đặn qua các năm mà còn thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo &
PTNT Thành phố Vinh tương đối thấp. Năm 2007 nợ quá hạn là 402 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 0,18% so với tổng dư nợ, năm 2008 nợ quá hạn có cao
hơn năm trước 495 triệu đồng chiếm 0.19% so với tổng dư nợ tuy nhiên đây
vẫn đang ở mức cho phép (Mức cho phép của Ngân hàng đề ra là dưới 1%).
Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 274 triệu đồng, chiếm 0,09 % trong tổng
dư nợ. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng và quản lý vốn của Ngân hàng khá
cao, chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo. Sở dĩ có được điều này là do
Ngân hàng đã tích cực thu hồi các khoản cho vay có độ rủi ro cao để hạn chế
việc khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ, có sự
nỗ lực lớn của tập thể cán bộ công viên ngân hàng trong quá trình hoạt động,
thận trọng hơn trong việc thẩm định trước khi đưa ra quyết định có cho vay
hay không, đồng thời cũng do hiệu quả hoạt động của các khách hàng mang
lại.
Nói chung tình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT Thành phố Vinh
tương đối hiệu quả, Ngân hàng đã mở rộng được quy mô cấp tín dụng. Công
tác đầu tư tín dụng đã bám sát và đi đúng hướng theo chủ trương phát triển
kinh tế của tỉnh, thành phố cũng như định hướng của ngành. NHNo & PTNT
Thành phố Vinh luôn cố gắng hoạt động hiệu quả, tích cực vì mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.
1.2.2 Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng là một tổ chức thương mại trung gian, sự tồn tại và phát
triển của Ngân hàng các công tác huy động vốn và cho vay. Vì vậy, nghiệp vụ
huy động vốn cũng chính là một nghiệp vụ rất quan trọng để tạo nên nguồn
vốn giúp cho Ngân hàng có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 13 Líp
1
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh trong các năm
2007 -2009 như sau:
Bảng 1.3 Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Thành phố
Vính trong các năm 2007 - 2009
(Đơn vị triệu đồng)
Chỉ
tiêu 2007 2008 2009
số tiền
tỷ
trọng
(%) số tiền
tỷ
trọng
(%) số tiền
tỷ
trọng
(%)
Tổng NV huy động tại địa
phương
666.10
1 100 815.228 100
1.024.21
2 100
Tiền gửi kho bạc 14.787 2,22 164.024 20,12 202.794 19,8
Tiền gửi TCTD 15.720 2,36 10.353 1,27 11.676 1,14
Tiền gửi TCKT 87.259 13,1 111.686 13,7 149.842 14,63
Tiền gửi tiết kiệm
405.05
7 60,81 362.206 44,43 343.828 33,57
Tiền gửi kỳ phiếu
143.27
8 21,51 166.959 20,48 316.072 30,86
(Nguồn: Số liệu thống kê NHNo & PTNT TP Vinh 2007 – 2009)
Nhận thức được huy động vốn là hoạt động có tính chất mở đường cho
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã
thực hiện nhiều biện pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động. Nhờ đó, nguồn
vốn của Ngân hàng tương đối lớn và tăng qua các năm. Năm 2007 tổng nguồn
vốn huy động được là 666.101 triệu đồng, đến năm 2008 là 815.228 triệu
đồng tăng 149.127 triệu đồng tương đương 23,38%; sang năm 2009 Ngân
hàng huy động được 1024.212 triệu đồng, tăng 208.984 triệu đồng, tương
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 14 Líp
1
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
đương 25,63%. Có thể nhận thấy rằng quy mô và tốc độ tăng trưởng tương đối
khá. Có được điều này là do tập thể lãnh đạo của Ngân hàng đã nắm bắt kịp
thời chủ trương, giải pháp của Ngân hàng cấp trên để điều hành việc triển khai
đa dạng hoá các hình thức huy động phù hợp thị hiếu của khách hàng như tiết
kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang theo thời hạn gửi… Ngân hàng đã quảng bá
và thực hiện tốt các đợt huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng do NHNo &
PTNT Việt Nam cũng như NHNo & PTNT Thành phố Vinh tổ chức. Thực
hiện việc tổ chức lễ trao thưởng các đợt huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng
trang trọng, với các chương trình quảng cáo khuyến mãi không những nâng
cao thương hiệu của Ngân hàng mà còn nhằm tôn vinh, thu hút được số lượng
lớn khách hàng.
Năm 2008, việc tiến hành giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cá nhân,
người lao động theo đề án khoán tiền lương đã phát huy hiệu quả. Cán bộ tín
dụng được giao nhiệm vụ huy động vốn đã nâng cao nhận thức, vai trò, trách
nhiệm của bản thân, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trong cơ cấu
khoán tiền lương, làm cho mỗi cán bộ bám sát địa bàn, vừa cho vay vừa huy
động tiền gửi. Triển khai có hiệu quả việc khoán số lượng các bút toán cho
giao dịch viên, từ đó hiện tượng đùn đẩy khách hàng hạn chế, mọi người đều
có thái độ niềm nở trong giao dịch để thu hút khách hàng về mình.
Do làm tốt công tác chiến lược khách hàng và chăm sóc khách hàng,
năm 2008 đã vận động một số khách hàng lớn mở tài khoản tiền gửi, đã khơi
tăng thêm nhiều nguồn vốn rẻ, hỗ trợ cho nguồn vốn huy động từ dân cư có lãi
suất cao, góp phần làm ổn định tài chính.
Lượng tiền huy động tăng lên chủ yếu ở bộ phận tiền gửi có kỳ hạn của
khách hàng do Ngân hàng đã tăng cường khai thác thu hút thêm được các
khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức. Kết quả này cũng một phần là
do tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp, hiện nay chỉ 0,24%/ tháng; trong khi
tiết kiệm có kỳ hạn có lãi suất tương đối cao lại có khuyến mãi lớn nên khách
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 15 Líp
1
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
hàng chuyển sang gửi có kỳ hạn nhiều hơn. Sang năm 2009, lượng tiền gửi
tăng đột biến. Nguyên nhân của sự thay đổi là do sự biến động của lãi suất lên
xuống thất thường hơn so với những năm trước khiến cho khách hàng muốn
tìm kiếm lợi nhuận cao hơn từ những thời cơ tăng lãi suất.
Về phát hành giấy tờ có giá, nguồn vốn huy động bằng hình thức này
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Chi phí huy động nguồn vốn này
khá cao, do đó tỷ trọng nguồn vốn này nhỏ sẽ giúp Ngân hàng bớt tốn kém về
chi phí trả lãi. Năm 2007 nguồn vốn này tăng lên chủ yếu là theo chủ trương
của Ngân hàng cấp trên trong một số hoạt động đã được chỉ định, nó thể hiện
tình hình tài chính của Ngân hàng tương đối lành mạnh.
Tuy nhiên, trong công tác huy động vốn vẫn còn tồn tại đó là:
- Công tác tuyên truyền chưa tốt, người dân chưa thực sự quan tâm đến
việc gửi tiền tiết kiệm, việc mở các địa bàn giao dịch chưa được nhiều, thị
trường tín dụng ngầm ở nông thôn khá lớn, nhiều khoản tiền nhàn rỗi được sử
dụng để cho vay trực tiếp giữa người dân với nhau. Đồng thời ngày càng có
nhiều Ngân hàng tham gia hoạt động tạo nên sự cạnh tranh ngày càng mạnh.
- Nông dân hiện nay đang có thu nhập thấp, khả năng tích luỹ chưa cao
trong khi nhu cầu đầu tư lại lớn nên huy động rất khó khăn. Các khoản tiền
tiết kiệm trong dân cư trường rất nhỏ, nhưng món vay lại lớn dẫn đến chi phí
huy động vốn cao làm giảm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Rất khó huy
động các khoản tiết kiệm trung và dài hạn vì đa số dân cư vẫn chưa tin tưởng
vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam.
- Nguồn vốn ngoại tệ giảm mạnh, cả cơ quan và hầu hết các đơn vị trực
thuộc đều không hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn ngoại tệ.
- Số dư nguồn vốn tăng trưởng không đều trong năm, thậm chí có
những lúc giảm mạnh so với đầu năm làm mất cân đối giữa nguồn và sử dụng
vốn, ảnh hưởng mạnh đến việc mở rộng cho vay.
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 16 Líp
1
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
- Lãi suất đầu vào cao, làm ảnh hưởng lớn đến kết quả tài chính năm
2008 và cả năm 2009. So với các Ngân hàng khác cùng địa bàn, nguồn vốn
huy động của NHNo & PTNT Thành phố Vinh chiếm tỷ trọng thấp, trong khi
một số Ngân hàng khác lại có nguồn vốn huy động tương đối cao như Ngân
hàng Vietcombank, VPBank nhưng không vì thế mà hoạt động của Ngân hàng
lại kém hiệu quả. Mặc dù kém lợi thế cạnh tranh về lãi suất nhưng với sự nỗ
lực của tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng đặc biệt là các cán bộ làm
công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Thành phố
Vinh vẫn liên tục tăng qua các năm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng.
1.2.3 Các hoạt động khác
Thu nhập của NHNo & PTNT Thành phố Vinh không chỉ gói gọn trong
nghiệp vụ cho vay mà còn một số dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán,
chuyển tiền, chi trả kiều hối, thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh, kinh doanh
ngoại tệ và các hoạt động kinh doanh khác. Với hệ thống máy móc hiện đại,
thái độ phục vụ chu đáo, niềm nở, nhiệt tình của các nhân viên giao dịch đã
thu hút được số lượng đông đảo khách hàng đến với Ngân hàng.
Tính đến cuối quý III năm 2009, NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã
thực hiện chi trả 1.972 món với tổng số tiền là 2.102.873 USD. Trong đó chi
trả qua WU 1.436 món với số tiền là 1.883.376 USD, chi trả qua Ngân hàng
536 món với số tiền 219.497 USD.
Chi trả kiều hối: trong 3 năm lại đây đã có 100% các đơn vị phòng giao
dịch triển khai chi trả kiều hối. Song hoạt động kinh doanh chi trả kiều hối và
kinh doanh tệ tại đợn vị còn nhiều tồn tại các nhược điểm như: thời gian chi
trả cho khách hàng còn kéo dài, tuyên truyền chưa đầy đủ, chưa khai thác
được khách hàng để cho vay xuất nhập khẩu cũng như cho vay xuất khẩu lao
động; mặt khác, đời sống của nhân dân thành phố ngày càng nâng cao, do đó
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 17 Líp
1
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
số người đi xuất khẩu lao động giảm, làm ảnh hưởng đến nâng quy mô dư nợ
cho vay và doanh số chuyển tiền kiều hối.
Công tác bảo lãnh cũng đạt được một số kết quả nhất định. Tính đến
cuối quý III năm 2009, số món bảo lãnh là 43 món, số tiền 18.930 triệu đồng.
Tổng số phí thu được là 412 triệu đồng. Nhìn chung, cho đến nay việc thực
hiện nghiệp vụ bảo lãnh ở NHNo & PTNT Thành phố Vinh nói chung thuận
lợi, không có món bảo lãnh nào phải trả thay khách hàng. Hầu hết các món
bảo lãnh đều có ký hợp đồng thế chấp tài sản hoặc có số dư tiền gửi làm đảm
bảo cho việc bảo lãnh.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VINH
2.1 Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại NHNo &
PTNT Thành phố Vinh giai đoạn 2007 - 2009
2.1.1 Một vài nét về DNNQD - khách hàng của NHNo & PTNT
Thành phố Vinh
DNNQD là các đơn vị sản xuất kinh doanh có tính chất tư hữu, bao
gồm các DNTN, các Cty TNHH, các Cty cổ phần và các đợn vị theo hình thức
hợp tác xã.
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 18 Líp
1
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
DNNQD là thành phần kinh tế chiếm phần lớn trong nền kinh tế của
Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của thành phần này là chế độ sở hữu tư nhân vì
vậy mà các hoạt động của loại hình doanh nghiệp này thường năng động, hiệu
quả, và dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh tế khi có biến
động hơn một số loại hình khác.
Nhiệm vụ chủ yếu của NHNo & PTNT Thành phố Vinh là huy động
vốn để dùng số vốn đó đem cho vay với các mục đích như phục vụ đời sống
hay đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng. Trong đó nhóm khách hàng
DNNQD là nhóm khách hàng chủ yếu và nó giữ vai trò quan trọng trong sản
xuất, cung ứng cho xã hội nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ phụ vụ cho đời
sống con người.
Để bắt kịp sự đổi mới của thị trường và luôn đi theo đường lối chung
của Đảng và Nhà nước, việc cổ phần hoá các DN trở nên mạnh mẽ nên trong
thời gian gần đây, số lượng các DNNQD đã tăng lên về số lượng và tiếp tục
nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và trở thành những khách
hàng thường xuyên của Ngân hàng trong các hoạt động tín dụng, thanh toán,
chuyển tiền.
Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác thì DNNQD cũng có những
ưu điểm và nhược điểm của nó. Và để hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp
này chúng ta se đi nghiên cứu thêm về các ưu, nhược điểm của loại hình này:
* Ưu diểm:
DNNQD là một thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền
kinh tế quốc dân với rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay
nước ta đang có hơn 260.000 DNNQD và đang cố gắng phấn đấu đến năm
2010 sẽ có 500.000 DNNQD.
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 19 Líp
1
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
Về cơ cấu tổ chức thì DNNQD có bộ máy khá gọn nhẹ và điều hành
một cách linh động để dễ dàng bắt kịp với sự biến đổi của môi trường kinh tế
như hiện nay.
Về ngành nghề kinh doanh thì cũng rất đa dạng và phong phú với các
công nghiệp, nông nghiệp, thượng mại, dịch vụ… trong đó mỗi ngành nghề
lại có nhưng ưu thế riêng của nó dựa trên vị trí địa lý, khoáng sản hay các
chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Lực lượng lao động nước ta rất dồi dào, tiết kiệm được nhiều chi phí.
Hiện nay, với xu thế phát triển của thị trường thì các hộ kinh doanh cá thể
cũng dần chuyển sang Cty TNHH nhằm nâng cao hiểu quả sản xuất kinh
doanh.
* Nhược điểm:
Một trong những khó khăn chung của các doanh nghiệp của nước ta là
có số vốn thấp, DNNQD cũng vậy. Do điều kiện tài chính chưa cao nên nguồn
vốn của họ chủ yếu là đi vay, vì thế hiệu quả sử dụng vốn còn hạn chế, khả
năng xoay vòng vốn chậm.
Do nước ta đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp hoá
đất nước nên vẫn còn các hạn chế về trang thiết bị kỹ thuật. Với nguồn vốn
thấp nên khó có khả năng đầu tư mới, nâng cấp dây chuyền công nghiệp hiện
đại từ nước ngoài nên bị hạn chế trong cạnh tranh.
Mặc dù nhân công của chúng ta nhiều nhưng lại không được đào tạo cơ
bản. Thiếu về chuyên môn kỹ thuật, yếu kém về tác phong làm việc công
nghiệp nên không đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ làm ra theo chuẩn
quốc tế.
Do thiếu chuyên môn kỹ thuật, thiếu trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nên
sản phẩm làm ra thường có giá thành cao hơn với hàng nhập khẩu vì vậy chỗ
đứng trên thị trường chưa cao, kinh doanh không hiệu quả.
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 20 Líp
2
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
2.1.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại NHNo &
PTNT Thành phố Vinh giai đoạn 2007 - 2009
Trong những năm gẩn đây, mặc dù nền kinh tế trên thế giới có nhiều
biến động nhưng nền kinh tế tại thành phố Vinh vẫn liên tục phát triển ổn
định, giá trị sản xuất trên địa bàn tăng nhanh, các hoạt động thương mại dịch
vụ phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Để tiếp tục đáp
ứng được các nhu cầu về vốn khi các DNNQD liên tục mở rộng thị trường thì
NHNo & PTNT TP Vinh phải tìm ra được các giải pháp thích hợp để vừa
cạnh tranh với các NHTM khác vừa đáp ứng đủ và kịp thời của khách hàng.
2.1.2.1 Tình hình cho vay - thu nợ - dư nợ tại NHNo & PTNT
Thành phố Vinh giai đoạn 2007 - 2009
Trên địa bàn thành phố Vinh, các DNNQD liên tục tăng nhanh về số
lượng. Tượng tự khách hàng của NHNo & PTNT TP Vinh cũng tiếp tục tăng
trong thời gian qua. Đa số các khách hàng của NHNo & PTNT Thành phố
Vinh hoạt động kinh doanh khá hiệu quả nhưng trong đó cũng có 1 số doanh
nghiệp hoạt động thua lỗ dẫn đến phá sản, không hoàn trả được nợ cho Ngân
hàng. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi sâu phân tích các chỉ số cho vay – thu nợ - dư nợ
của NHNo & PTNT Thành phố Vinh trong các năm 2007 – 2009
+ Cho vay
Bảng 2.1 Tình hình cho vay của NHNo & PTNT Thành phố Vinh
trong giai đoạn 2007 - 2009
(đơn vị triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọn
g
Số tiền
Tỷ
trọng
Doanh số cho vay
525.962 567.769 587.451
DNNQD
285.928
54,3
6 331.571 58,4
359.81
4 61,25
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 21 Líp
2
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
(Nguồn: Số liệu thống kê NHNo & PTNT TP Vinh 2007 – 2009)
Năm 2005 Chính phủ Việt Nam đã cho ra đời Luật đầu tư 2005 và Luật
doanh nghiệp 2005 (bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2006) tạo ra bước tiến trong
việc điều chỉnh, cải tiến thêm hấp dẫn không chỉ đối với các nhà đầu tư trong
nước mà còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy đó chính là tiền đề
để các doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất
lượng.
Trong ba năm liên tiếp, 2007 – 2008 – 2009 ta thấy được tổng doanh số
cho vay đều tăng và DNNQD là khách hàng chủ yếu với tỷ trọng lớn hơn một
nửa. Đồng thời tỷ trọng cho vay của DNNQD cùng tăng hàng năm, điều này
cho thấy được sự phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp này trong
các năm qua. Để đạt được điều này, ngoài thuận lợi về nền kinh tế ít bị ảnh
hường trong đợt khung hoảng toàn cầu vừa qua, khả năng quản lý của các chủ
DNNQD thì còn phải kể đến là tập thể ban lãnh đạo của NHNo & PTNT
Thành phố Vinh đã có những hoạt động tích cực trong công tác huy động vốn
và có các chính sách, giải pháp hợp lý để huy động vốn, tạo nên nguồn cung
tiền cho các DNNQD khi họ cần mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Như
vậy vừa nâng cao hiểu quả kinh doanh của cơ quan, vừa góp phần khích lệ sự
phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
+ Thu nợ
Bảng 2.2 Tình hình thu nợ của NHNo & PTNT Thành phố Vính
trong giai đoạn 2007 - 2009
(đơn vị triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Doanh số thu nợ
555.86
4 564.214
567.54
5
DNNQD 273.86 49,2 282.780 50,12 293.40 51,75
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 22 Líp
2
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
9 7 5
Trong đó:
Ngắn hạn
266.66
6
99,3
7 278.284 98,41
289.44
6 98,55
Trung, dài hạn 7.203 2,63 4.496 1,59 3.959 1,45
(Nguồn: Số liệu thống kê NHNo & PTNT TP Vinh 2007 – 2009)
Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu phản ánh công tác thu hồi vốn của
Ngân hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho
vay, xem xét xem các khoản vay có đảm bảo đúng nguyên tắc hoàn trả đúng
hạn và có lãi không? Khách hàng vay vốn kinh doanh có hiệu quả không?
Ngân hàng có thu hồi đủ vốn không? Không để xảy ra tình trạng quá hạn mới
thể hiện khả năng quản lý nợ của Ngân hàng, hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, kinh doanh có lợi nhuận
mới có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Công tác thu nợ đối với các DNNQD
được Ngân hàng quan tâm thường xuyên do phần lớn các khoản vay của
DNNQD đều là vay dài hạn (hơn 98%). Từ bảng trên ta thấy tình hình thu nợ
của Ngân hàng được thực hiện khá tốt. Năm 2007, doanh số thu nợ là 273.869
triệu đồng, chiếm 49,27% trong tổng doanh số thu nợ, năm 2008 là 278.284
triệu đồng, chiếm 50,12 %, và năm 2009 tăng lên 293.405 triệu đồng, chiếm
51,75% tổng doanh số thu nợ. Các doanh nghiệp có quan hệ với Ngân hàng đa
số là những khách hàng được Ngân hàng đánh giá xếp loại cao, một số doanh
nghiệp được Ngân hàng cho vay tín chấp. Ngân hàng cũng đã quan tâm nhiều
đến công tác thu nợ, tiền lãi trên khế thu đạt gần 100%, công tác quản lý nợ
của Ngân hàng khá tốt. Đây là kết quả xứng đáng với sự nỗ lực hết mình của
cán bộ nhân viên của Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng đã bám sát hoạt
động của đơn vị, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay cũng như đôn đốc theo
dõi thu nợ cả gốc và lãi đúng hạn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả
cho vay.
+ Dư nợ cho vay
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 23 Líp
2
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
Bảng 2.3 Tình hình dư nợ cho vay của NHNo & PTNT Thành phố
Vinh trong giai đoạn 2007 - 2009
(đơn vị triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Dư nợ cho vay
220.36
6
324.25
8
392.45
8
DNNQD
140.11
2 42,73
171.93
6 43,21
180.93
6 43,81
Trong đó:
Ngắn hạn 68.379 72,61 96.705 69,02
115.62
7 67,25
Trung, dài hạn 25794 27,39 43407 30,98 65309 32,75
(Nguồn: Số liệu thống kê NHNo & PTNT TP Vinh 2007 – 2009)
Dư nợ cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hoạt
động cho vay của Ngân hàng. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được
mức độ phù hợp giữa kết cấu nguồn vốn huy động và kết cấu cho vay qua
từng thời kỳ, qua đó nhà lãnh đạo mới có những điều chỉnh thích hợp để nâng
cao được hiểu quả cho vay, nâng cao khả năng hoạt động và cạnh tranh của
Ngân hàng.
Trong 3 năm 2007 – 2009 ta thấy được dư nợ ngày càng tăng và dư nợ
của DNNQD tăng theo cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Điều này cho ta thấy được
hiệu quả làm việc của Ngân hàng ngày một đi lên, càng chiếm được lòng tin
với khách hàng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Mặc dù vậy nhưng
ngân hàng vẫn còn một số điều cần lưu ý để tạo điều kiện cho hoạt động kinh
doanh trở nên suôn sẻ hơn. Đó là thủ tục còn rườm rà, gây mất thời gian của
người đi vay, vì vậy hiệu quả trong công tác cho vay chưa được thật tốt.
Khi đi nghiên cứu tình hình cho vay đối với DNNQD theo thời hạn ta
thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ dài
hạn. Và hàng năm tỷ trọng của dư nợ ngăn hạn cũng tăng lên còn dư nợ trung
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 24 Líp
2
B¸o c¸o thùc tËp Khoa kinh tÕ - §¹i häc Vinh
hạn có xu hướng giảm dần và dư nợ dài hạn là không có. Nguyên nhân của
việc dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là do các DNNQD có quy mô nhỏ,
hoạt động linh hoạt nên nhu cầu về vốn lưu động thường là rất lớn chính vì
vậy nên các DNNQD thường vay vốn với kỳ hạn ngắn. Đồng thời để thực
hiện công tác cho vay cán bộ tín dụng trước tiên phải thẩm định dự án. Nếu dự
án khả thi, báo cáo tài chính đầy đủ, rõ ràng và có khả năng hoàn trả vốn cao
thì mới có thể đồng ý cho vay. Trong khi các món vay thường lớn, tài sản thế
chấp đảm bảo của doanh nghiệp lại còn nhỏ và thời gian càng dài thì rủi ro
càng cao. Chính vì thế nên các món nợ dài hạn thường mang lại rủi ro cao cho
cả 2 bên nên không có DNNQD nào đi vay dài hạn.
2.1.2.2 Tình hình nợ quá hạn của DNNQD tại NHNo & PTNT
Thành phố Vinh giai đoạn 2007 - 2009
Chủ nhân của các món nợ dài hạn này thường là các doanh nghiệp làm
ăn thua lỗ, không đạt hiểu quả. Trong hoạt động kinh doanh, ngoài khả năng
phấn tích, phán đoán tình hình để ra quyết định còn có các yếu tố may rủi tác
động vào nên nợ dài hạn vẫn tồn tại với quá trình hoạt động của Ngân hàng.
Điều quan trọng là làm thế nào để giảm chỉ số các món nợ dài hạn xuống mức
thấp nhất. Để xem xét hiệu quả của hoạt động cho vay thì nợ quá hạn là một
chỉ tiêu không thể bỏ qua. Bảng tình hình nợ quá hạn của các DNNQD đối với
NHNo & PTNT Thành phố Vinh sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng thể hơn qua
bảng tình hình nợ quá hạn NHNo & PTNT TP Vinh:
Bảng 2.4 Tình hình nợ quá hạn của các DNNQD đối với NHNo &
PTNT Thành phố Vinh trong giai đoạn 2007 - 2009
(đơn vị triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1. Tổng dư nợ
250.
258
220.
366
325.
592
Sinh viªn: §inh H÷u Trêng 25 Líp
2