Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Một số giải pháp mở rộng thị trường thẻ thanh toán tại Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 95 trang )








LUẬN VĂN:

Một số giải pháp mở rộng thị
trường thẻ thanh toán tại Ngân
hàng cổ phần Nhà Hà Nội








LỜI MỞ ĐẦU


Trong những năm qua, từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa giao thương với thế giới đến
nay, chúng ta đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc của đất nước về chính trị,
kinh tế văn hóa và xã hội. Đặc biệt là sự tăng trưởng khá ổn định của nền kinh tế, khi
mà tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục tăng với tốc độ thuộc hàng cao nhất trên thế
giới (7-8%), và đời sống xã hội thì ngày càng được cải thiện. Đi cùng với những bước
phát triển đó không thể không nhắc đến sự ra đời và lớn mạnh của một loạt các hệ thống
ngân hàng thương mại cổ phần. So với các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương
mại cổ phần tuy yếu hơn về vốn, về các điều kiện phát triển nhưng với sự năng động và


nhạy bén, các ngân hàng này đã không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng với chất lượng không hề thua kém và thực sự trở thành những nhân tố chính góp
phần quan trọng vào việc phát triển một hệ thống tài chính quốc gia lành mạnh.
Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) được thành lập năm 1989,
là ngân hàng cổ phần đầu tiên của nước ta, ra đời trong thời kỳ đổi mới. Đến nay, với
hơn 17 năm hình thành và phát triển, ngân hàng đã xây dựng được một nền tảng vững
chắc, tạo được sự tin yêu của khách hàng, đặc biệt là trong phân khúc thị trường mà
ngân hàng đã xác định, đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân cho vay tiêu
dùng,…Với mục đích không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu
năm 2004, Habubank quyết định gia nhập thị trường thẻ thanh toán Việt Nam, và khởi
đầu với một sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa. Tại thời điểm đó, khái niệm “thẻ thanh toán”
đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam khi mà chiều dài lịch sử của nó đã kéo
dài hợn một nửa thế kỷ. Chiếc thẻ đầu tiên ra đời vào năm 1949 do Frank Mc Namara,
một doanh nhân người Mỹ chế tạo và được mang cái tên “Diners Club”, từ đó thẻ thanh
toán đã nhanh chóng phổ biến và ngày càng được sử dụng rộng rãi như là một công cụ
văn minh trong giao dịch mua bán. Năm 1990, để mở rộng giao thương và nhằm phục
vụ cho lượng khách quốc tế du lịch tới Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương
(Vietcombank) đã ký kết hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa, chính thức đưa thẻ thanh



toán vào lưu hành tại Việt Nam. Nhưng chỉ từ năm 2000 trở lại đây, khi nhận thức được
đầy đủ lợi ích và xu thế tất yếu của thẻ thanh toán cùng với các điều kiện khách quan
lẫn chủ quan thuận lợi, thì hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ mới quyết định tham gia
vào thị trường và tăng cường mạnh mẽ các hoạt động thẻ, tạo nên một giai đoạn thực sự
bùng nổ. Thị trường thẻ thanh toán Việt Nam trở nên vô cùng sôi động mà biểu hiện là
những con số thống kê về mức tăng trưởng hàng năm không ngừng tăng cao và cường
độ cạnh tranh thì ngày càng quyết liêt.
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, Habubank đã tiến từng bước thận trọng
vào mảng kinh doanh thẻ. Sau hai năm hoạt động, bên cạnh những thành tựu nhất định

đã đạt được, thì những hạn chế và khó khăn cũng bộc lộ ngày càng nhiều. Trong tình
hình hiện nay, chỉ cần một nhận định, một bước đi sai lầm thì sẽ dẫn đến kinh doanh
không hiệu quả và ngày càng “tụt hậu”. Vì vậy, Habubank cần tạo nên những bước
đột phá trên cơ sở phân tích và dự báo một cách khoa học thực trạng kinh doanh để thấy
được những “điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội”.
Sau hơn 4 tuần thực tập tổng hợp và 8 tuần thực tập chuyên đề tại Habubank, nhận
thấy tính cấp thiết của vấn đề cùng với mong muốn được đóng góp một phần cho sự
phát triển của Habubank, em đã quyết định thực hiện chuyên đề thực tập với đề tài “Một
số giải pháp mở rộng thị trường thẻ thanh toán tại Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội”.
Chuyên đề được kết cầu làm 3 chương:
Chương 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Habubank
Chương 2. Thực trạng thị trường thẻ thanh toán của Habubank
Chương 3. Một số giải pháp mở rộng thị trường thẻ thanh toán của Habubank
















CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HABUBANK


1. THÔNG TIN CHUNG VỀ HABUBANK
Tên doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
HaNoi Building Commercial Joint Stock Bank.
Tên giao dịch: HABUBANK (HBB)
Slogan: Giá trị tích luỹ niềm tin
Hội sở chính: B7 Giảng Võ, Hà Nội
Tel: 04-8460135
Fax: 04-8235693
Email:
Website: www.habubank.com.vn
Mạng lưới chi nhánh:
 Tại Hà Nội
1. Chi nhánh Hàm Long
2. Chi nhánh Thanh Quan
3. Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
4. Chi nhánh Xuân Thuỷ
5. Chi nhánh Vạn Phúc
6. Phòng giao dịch Bách Khoa
7. Phòng giao dịch Thể Giao
8. Trung tâm Thẻ
 Tại Bắc Ninh
1. Chi nhánh Bắc Ninh
2. Phòng giao dịch Võ Cường
 Tại Quảng Ninh
3. Chi nhánh Quảng Ninh
4. Phòng giao dịch Bạch Đằng
 Tại TP Hồ Chí Minh




5. Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
6. Phòng giao dịch Tân Bình



2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HABUBANK
2.1. Các mốc lịch sử
 Năm 1989: Là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên thành lập tại Việt Nam
với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển
nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết
hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Hà Nội và một số
doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du
lịch. Số vốn điều lệ đầu tiên là 5 tỷ đồng Việt Nam, được phép kinh doanh các
sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm.
 Năm 1992: Vào tháng 10 năm 1992 Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cho phép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ: tiền
gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
 Năm 1995: Đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý với chiến lược kinh doanh
chuyển sang, ngoài việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà, chú
trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào các đối tượng khách hàng là
doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân và các tổ chức tài chính khác. Thêm vào
đó cơ cấu cổ đông đã mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp
tư nhân lẫn quốc doanh tham gia đầu tư đóng góp phát triển.
Tăng vốn điều lệ lên 24,396 tỷ đồng.
Trở thành thành viên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc.
Mở phòng giao dịch số 1 tại 57 Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 Năm 1996: Tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng và mở tài khoản ngoại tệ ở nước
ngoài để hoạt động kinh doanh và thanh toán quốc tế.

Khai trương phòng giao dịch số 2 tại 341 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
 Năm 1999: Tăng vốn điều lệ lên 57 tỷ đồng
Trở thành thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.



Khai trương phòng giao dịch số 3 tại 67C Hàm Long, HN.
 Năm 2000: Được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cấp chứng nhận bảo hiểm tiền
gửi.
Tăng vốn điều lệ lên hơn 70 tỷ đồng.
 Năm 2001: Sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông thôn Quảng Ninh vào Habubank.
Mở chi nhánh tại Quảng Ninh.
Trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân
hàng toàn cầu.
 Năm 2002: Tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng.
Mở chi nhánh tại Bắc Ninh.
 Năm 2003: Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.
Mở chi nhánh tại Tp.Hồ Chí Minh.
 Năm 2004: Kỷ niệm 15 năm thành lập.
Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.
Liên kết với Công ty bảo hiểm Viễn Đông thực hiện các dịch vụ bảo hiểm phi
nhân thọ.
 Năm 2005: Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng.
Thành lập công ty chứng khoán HBBS
Thành lập Trung tâm thẻ.
Gia nhập hệ thống liên minh thẻ VNBC.

2.2. Phương châm hoạt động
Habubank cung cấp một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng
có chất lượng cao, sáng tạo đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách

hàng đặc trưng với tính chuyên nghiệp cao.

2.3. Mục tiêu chiến lược dài hạn
Habubank từ những ngày đầu thành lập đã đề ra một cách rõ ràng 5 mục tiêu chiến
lược sẽ theo đuổi trong suốt quá trình hoạt động và phát triển:
 Tối đa hoá giá trị đầu tư cho các cổ đông.
 Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng đối với Habubank.
 Giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh.



 Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ.
 Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.

3. HÌNH THỨC PHÁP LÝ, LOẠI HÌNH KINH DOANH
3.1. Hình thức pháp lý
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 300 tỷ đồng.
Được thành lập và đăng ký hoạt động tại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam.
Được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 00020/NH-GP có
hiệu lực từ ngày 6 tháng 6 năm 1992 trong thời hạn 99 năm.
3.2. Loại hình kinh doanh
Ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền
gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của
Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, chiết khấu thương phiếu, trái
phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng; và dịch vụ ngân
hàng khác khi được Ngân hàng Nhà Nước cho phép.


3.3. Sản phẩm, dịch vụ của Habubank
3.3.1. Dịch vụ Tài chính ngân hàng cá nhân
a. Tiền gửi tiết kiệm.
b. Tài khoản tiền gửi.
c. Cho vay cá nhân hỗ trợ tiêu dùng và mở rộng sản xuất kinh doanh (cho vay trả
góp, cho vay có tài sản bảo đảm, chiết khấu giấy tờ có giá…), chiết khấu.
d. Chuyển tiền trong nước.
e. Chuyển tiền ra nước ngoài:
Phát hành bankdraft/séc.
Kiều hối: Thẻ chuyển tiền nhanh.
f. Nhận chi trả kiều hối – Western Union.
g. Dịch vụ nhờ thu Séc.
h. Thu đổi Séc du lịch.



i. Đầu tư chứng khoán.
3.3.2. Dịch vụ Tài chính ngân hàng doanh nghiệp
a. Tài khoản tiền gửi.
b. Trả lương qua tài khoản.
c. Cho vay doanh nghiệp.
d. Bảo lãnh.
e. Thanh toán thương mại quốc tế doanh nghiệp:
Thư tín dụng.
Nhờ thu.
Chuyển tiền.
Bao thanh toán xuất khẩu.
f. Ngoại hối:
Giao ngay.
Kỳ hạn.

Hoán đổi.
Mua bán ngoại tệ theo thoả thuận.
g. Đầu tư chứng khoán.
h. Dịch vụ nhờ thu Séc.
3.3.3. Các sản phẩm dịch vụ dành cho các đối tác là các tổ chức tài chính khác
a. Bảo hiểm.
b. Uỷ thác và đồng uỷ thác.
c. Đồng tài trợ.
d. Chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá.
e. Mua bán hẳn và mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá.
3.3.4. Dịch vụ ngân hàng tự động: thẻ ATM.
3.3.5. Dịch vụ ngân quỹ: Làm mới tài sản có giá và quản lý tiền mặt, cất, giữ hộ tài sản,
kiểm định ngoại tệ.
3.3.6. Dịch vụ chăm sóc khách hàng: SMS Banking, Phone Banking, Internet Banking.

4. CƠ CẤU TỔ CHỨC
4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn các cấp đỉnh quản trị
4.1.1. Đại hội đồng Cổ đông



 Nhiệm vụ
 Thông qua định hướng phát triển hàng năm của Ngân hàng.
 Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
 Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị cũng như Ban điều hành.
 Quyền hạn
 Quyết định mức cổ tức hàng năm.
 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
 Sửa đổi, bổ sung điều lệ của Ngân hàng.
 Quyết định tổ chức lại hoặc giải thể Ngân hàng.

4.1.2. Hội đồng quản trị
 Nhiệm vụ
 Đề ra chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng.
 Giám sát, chỉ đạo Ban điều hành trong công việc điều hành hàng ngày.
 Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng Cổ Đông.
 Quyền hạn
 Quyết định các phương án đầu tư và dự án đầu tư quy mô lớn vượt quá quyền
hạn quyết định của Ban điều hành.
 Quyết định giải pháp phát triển thị trường, công nghệ có quy mô lớn.
 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Ban
điều hành và các cấp quản lý khác.
 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ, thành lập chi nhánh, phòng
giao dịch.
 Triệu tập Đại hội đồng Cổ đông để lấy ý kiến.
4.1.3. Ban kiểm soát
 Nhiệm vụ
 Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Ban điều hành trong công việc quản lý,
điều hành hàng ngày.
 Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành công việc kinh doanh,
thống kê và lập báo cáo tài chính.
 Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo
đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.



 Trình các báo cáo lên Đại hội đồng Cổ đông.
 Quyền hạn
 Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Ngân hàng bất cứ khi nào nếu nhận
thấy cần thiết.
 Được quyền cung cấp các báo cáo của Tổng giám đốc lên Hội đồng quản trị, có

quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu, có quyền đến các địa điểm làm việc của cấp
quản lý hay nhân viên.
 Kiến nghị Đại hội đồng Cổ đông và Hội đồng quản trị về sửa đổi, bổ sung cơ cấu
tổ chức quản lý, điều hành.
 Có quyền sử dụng tư vấn độc lập.
4.1.4. Ban điều hành
 Chức năng
 Lập kế hoạch hoạt động, trực tiếp quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh
Ngân hàng theo quy định.
 Điều phối mọi hoạt động Ngân hàng, đảm bảo mọi thành viên Ngân hàng hợp tác
và làm việc vì sự phát triển của Habubank theo đúng đường lối chỉ đạo của Hội
đồng quản trị.
 Tham mưu, tư vấn cho Hội đồng quản trị về công tác quản lý.
 Nhiệm vụ
 Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
 Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư thuộc thẩm quyền
của Ban điều hành.
 Quyền hạn
 Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong thẩm quyền của
Ban điều hành.
 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý.

4.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chức năng-tham mưu
4.2.1. Văn phòng
 Chức năng
 Tham mưu tổng hợp cho các cấp quản trị.



 Giúp việc điều hành quản lý.

 Quản lý cơ sở vật chất kĩ thuật.
 Nhiệm vụ
 Thu thập, xử lý, quản lý sử dụng thông tin.
 Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
 Tổ chức công tác lễ tân.
 Tổ chức các chuyến đi công tác.
 Đảm bảo các yếu tố vật chất cho hoạt động của Ngân hàng.
 Tổ chức công tác bảo vệ trật tự, an toàn.
 Quyền hạn
 Được lãnh đạo uỷ quyền đón tiếp đại diện của các cơ quan, doanh nghiệp đến
giải quyết công việc.
 Đôn đốc các bộ phận khác thực hiện các quyết định của lãnh đạo.
 Được quyền yêu cầu các bộ phận cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu liên
quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
 Được quyền tham gia vào công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng,
kỷ luật các nhân viên văn phòng.
4.2.2. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
 Chức năng
 Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Ngân hàng.
 Kiểm tra, kiểm soát các mối quan hệ quản lý nội bộ.
 Nhiệm vụ
 Kiểm soát rủi ro, kiểm soát hoạt động mọi mặt của toàn ngân hàng.
 Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy chế của Ngân hàng.
 Kiểm tra tính chính xác các số liệu báo cáo tài chính.
 Quyền hạn
 Tham gia vào các cuộc họp chính thức của các cấp quản lý cũng như nhân viên.
 Có quyền tiếp cận mọi hồ sơ tài liệu của Ngân hàng bất cứ địa điểm nào.
 Có quyền kiến nghị về công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ của các phòng
ban.
 Có quyền kiến nghị việc sửa đổi quy chế, quy tắc thuộc thẩm quyền.




 Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên
thuộc phòng.
4.2.3. Bộ phận Công nghệ-Thông tin
 Chức năng
 Quản lý hệ thống máy tính cả phần cứng và phần mềm của toàn Ngân hàng.
 Tham mưu cho các cấp quản lý về hoạt động Công nghệ của Ngân hàng.
 Nhiệm vụ
 Lựa chọn và đổi mới công nghệ phù hợp với hoạt động của Ngân hàng thuộc
thẩm quyền của phòng ban.
 Tổ chức, thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị công nghệ.
 Thực hiện, hướng dẫn các phòng ban sử dụng và đảm bảo nghiệp vụ bảo mật
trong hệ thống máy tính.
 Quản lý các hồ sơ, tài liệu kĩ thuật có liên quan.
 Quyền hạn
 Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
 Yêu cầu, phối hợp với các phòng ban có liên quan cung cấp các tài liệu có liên
quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
 Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên
thuộc phòng.
 Có quyền yêu cầu các phòng ban tuân thủ các quy trình về việc sử dụng hệ thống
máy tính cũng như các thiết bị công nghệ khác.
4.2.4. Phòng Nhân sự
 Chức năng
 Đảm bảo nguồn nhân lực cả về lượng và chất.
 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
 Duy trì, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
 Tham mưu cho các cấp quản lý tất cả những vấn đề liên quan đến nguồn nhân

lực.
 Nhiệm vụ
 Nghiên cứu, dự báo nhu cầu về nhân lực và hoạch định chiến lược về nhân lực.
 Thiết kế, phân tích công việc.



 Thực hiện công tác tuyển mộ, sử dụng nguồn nhân lực.
 Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực làm việc và gia tăng giá trị đóng góp
của nhân viên.
 Đánh giá thực hiện công việc làm cơ sở cho hoạt động trả lương, thưởng, phúc
lợi.
 Thực hiện quản lý thù lao lao động.
 Quyền hạn
 Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc thực hiện
nhiệm vụ.
 Tham dự các cuộc họp bàn về các phương án phát triển, cải tổ tổ chức có liên
quan tới nguồn nhân lực.
 Quyền nhận, thu thập các tài liệu, thông tin từ bộ phận khác trong Ngân hàng có
liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
 Tổ chức, phối hợp hoạt động các nhân viên thuộc phòng với các nhân viên phòng
ban khác.
 Kiểm soát các hoạt động quản lý nhân lực ở các phòng ban khác.
 Ra quyết định có liên quan khi được uỷ quyền.
4.2.5. Phòng Chiến lược, Hợp tác và Marketing
 Chức năng
 Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược nâng cao hình ảnh của Habubank,
tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
 Tham mưu cho lãnh đạo Ngân hàng trong quan hệ với các cơ quan ngôn luận,
khách hàng.

 Tham mưu cho lãnh đạo (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc) phương
hướng chiến lược và mục tiêu phát triển trung, dài hạn.
 Nhiệm vụ
 Tổng hợp, phân tích đánh giá chiến lược phát triển của Habubank với mục tiêu
xác lập các lợi thế cạnh tranh và cơ hội phát triển bền vững của Habubank.
 Đầu mối tiếp nhận và quản lý tổng hợp mọi quan hệ hợp tác quốc tế và hợp tác
trong nước với các tổ chức kinh tế và phi kinh tế của Habubank. Phối hợp với



các phòng chức năng, xác lập cơ hội, đánh giá tiềm năng và triển khai phát triển
và duy trì các quan hệ.
 Nghiên cứu, phân tích và báo cáo về thị trường, đối thủ cạnh tranh, về các ngành,
nghề theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm chính trong việc
thực hiện các chương trình quảng cáo và phát hành sản phẩm mới.
 Quyền hạn
 Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
 Yêu cầu, phối hợp với các phòng ban có liên quan cung cấp các tài liệu có liên
quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
 Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên
thuộc phòng.
 Yêu cầu, đôn đốc các phòng ban có liên quan đến thực hiện các chiến lược đã đề
ra.
 Kiến nghị với các cấp quản lý về hoạch định, thực hiện, điều chỉnh, kiểm tra
giám sát chiến lược.
4.2.6. Phòng Đầu tư
 Chức năng
 Quản lý các hoạt động đầu tư của Habubank theo quy định.
 Đảm bảo các nguồn vốn đầu tư Habubank hoạt động ổn định, hiệu quả và lành
mạnh.

 Tham mưu cho lãnh đạo Ngân hàng về các hoạt động đầu tư.
 Nhiệm vụ
 Thực hiện các danh mục đầu tư của Habubank bao gồm: các khoản Habubank
trực tiếp đầu tư và/hoặc góp vốn, liên danh, liên kết; các khoản Habubank nhận
vốn uỷ thác đầu tư qua các đơn vị và cá nhân khác; các khoản Habubank uỷ thác
đầu tư qua các đơn vị, cá nhân khác.
 Làm đầu mối quan hệ với các đơn vị nhận vốn đầu tư của Habubank và các chủ
đầu tư uỷ thác vốn đầu tư qua Habubank.
 Định kỳ báo cáo lên lãnh đạo Ngân hàng về tình hình hoạt động của các đơn vị
nhận vốn đầu tư của Habubank/vốn uỷ thác đầu tư qua Habubank; phân tích hiệu
quả hoạt động của các khoản đầu tư và đưa ra các đề xuất, kiến nghị.



 Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao.
 Quyền hạn
 Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
 Yêu cầu, phối hợp với các phòng ban có liên quan cung cấp các tài liệu có liên
quan đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động đầu tư.
 Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên
thuộc phòng.

4.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng có bộ phận trực tiếp giao dịch khách hàng
4.3.1. Phòng Nguồn vốn, ngoại hối, ngân quỹ
 Chức năng
 Thực hiện quản lý và cân đối nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán, phục vụ
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
 Kinh doanh ngoại hối cho Ngân hàng và cung cấp ngoại tệ phục vụ yêu cầu
thanh toán của Ngân hàng.
 Lập và đề xuất cho Ban điều hành về mảng hoạt động của phòng.

 Nhiệm vụ
 Mảng nguồn vốn: huy động nguồn qua thị trường liên ngân hàng, thị trường mở.
 Mảng Ngân quỹ: dịch vụ làm mới các tài sản có giá, dịch vụ quản lý tiền mặt.
 Mảng Ngoại hối: mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, quyền
chọn ngoại tệ, thủ tục mua bán và chuyển ngoại tệ.
 Quyền hạn
 Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
 Quyền yêu cầu, phối hợp với các phòng ban có liên quan cung cấp các tài liệu có
liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
 Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên
thuộc phòng.
4.3.2. Phòng Tài chính, kế toán
 Chức năng
 Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn.
 Đảm bảo hoạt động tài chính thông suốt, lành mạnh, chính xác.



 Nhiệm vụ
 Huy động tiết kiệm dân cư: không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.
 Tiền gửi cá nhân và doanh nghiệp.
 Chuyển tiền trong nước.
 Cho vay: giải ngân, thu gốc, thu lãi.
 Kế toán nguồn vốn.
 Kế toán nghiệp vụ công cụ tài chính phái sinh.
 Kế toán thu chi nội bộ.
 Kế toán tổng hợp.
 Quyền hạn
 Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
 Yêu cầu, phối hợp với các phòng ban khác cung cấp các tài liệu có liên quan đến

việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
 Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên
thuộc phòng .
 Kiến nghị, đề xuất về quy trình nghiệp vụ giao dịch với khách hàng.
4.3.3. Phòng Thanh toán, quốc tế
 Chức năng
 Thực hiện dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp có hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu và các cá nhân có nhu cầu chi trả kiều hối theo đúng
các quy định hiện hành của ngành Ngân hàng và của Nhà nước.
 Nhiệm vụ
 Dịch vụ hàng nhập: thư tín dụng, DP/DA, chuyển tiền (phát hành séc/bankdraft).
 Hàng xuất: L/C xuất, DP/DA, kiều hối, thẻ chuyển tiền nhanh.
 Làm đầu mối quản lý hoạt động thanh toán quốc tế cho các phòng giao dịch.
 Kết hợp chặt chẽ với các bộ phận nghiệp vụ của Ngân hàng trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ ngân hàng khác.
 Thiết lập và duy trì mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài.
 Có kế hoạch và thực hiện chính sách tiếp thị khách hàng.
 Quyền hạn
 Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.



 Yêu cầu, phối hợp với các phòng ban khác cung cấp các tài liệu có liên quan đến
việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
 Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên
thuộc phòng.


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Habubank


























ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
VĂN PHÒNG

P. KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ
P.NGUỒN VỐN, NGOẠI HỐI, NGÂN
QUỸ
P. TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN
P. PHÁT TRIỂN KINH DOANH
P. THANH TOÁN QUỐC TẾ
CHI NHÁNH HÀM LONG
CHI NHÁNH THANH QUAN
CHI NHÁNH XUÂN THUỶ
CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
CHI NHÁNH VẠN PHÚC
CHI NHÁNH BẮC NINH
CHI NHÁNH QUẢNG NINH
BAN KIỂM
SOÁT
BAN ĐIỀU
HÀNH
BỘ
PHẬN
CN-TT
P. CHIẾN LƯỢC, HỢP TÁC,
MARKETING
P. ĐẦU TƯ
P. NHÂN SỰ








4.3.4. Phòng Phát triển kinh doanh
 Chức năng
 Phát triển kinh doanh dịch vụ ngân hàng (kể cả thanh toán quốc tế) nhằm tăng
thu nhập cho Habubank.
 Nhiệm vụ
 Cho vay tiêu dùng cá nhân.
 Cho vay doanh nghiệp.
 Cho vay phục vụ xuất nhập khẩu.
 Bảo lãnh.
 Quyền hạn
 Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
 Yêu cầu, phối hợp với các phòng ban có liên quan cung cấp các tài liệu có liên
quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
 Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên
thuộc phòng.
 Kiến nghị với ban điều hành các giải pháp phát triển kinh doanh.
4.3.5. Trung tâm thẻ
 Chức năng
 Là Trung tâm chuyên trách về thẻ của Habubank chịu trách nhiệm chính phát
triển các sản phẩm thẻ, đảm bảo sản phẩm thẻ hoạt động an toàn và giảm thiểu
rủi ro.
 Hoạch định chương trình Marketing chủ thẻ.
 Đầu mối liên hệ của Habubank với các đối tác, ngân hàng, đại lý trong việc xử lý
các vấn đề liên quan đến phát hành, quản lý sử dụng và thanh toán thẻ.
 Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao.
 Tham mưu cho các cấp quản lý về mảng kinh doanh Thẻ.
 Nhiệm vụ
TRUNG TÂM THẺ


CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH



 Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến phát hành thẻ, lắp đặt máy ATM
và máy POS. Ngoài ra phòng giao dịch của Trung tâm thẻ cũng có chức năng và
nhiệm vụ như các phòng giao dịch khác: huy động tiết kiệm, chuyển tiền, tín
dụng.
 Tiếp nhận yêu cầu phát hành thẻ do các đơn vị trong hệ thống Habubank chuyển
giao, xét duyệt và in thẻ cho các khách hàng đủ điều kiện theo đề nghị của các
đơn vị trong hệ thống Habubank.
 Đào tạo nhân viên các đơn vị trong hệ thống Habubank và các cộng tác viên thủ
tục làm thẻ và giải quyết khiếu nại
 Cung cấp brochure và các mẫu biểu liên quan đến nghiệp vụ thẻ (như đơn đề
nghị cấp thẻ, khiếu nại của chủ thẻ, hợp đồng sử dụng thẻ, biểu phí,…) cho các
đơn vị trong hệ thống Habubank để phát cho khách hàng.
 In và gửi thông báo giao dịch hàng tháng của chủ thẻ và gửi cho các đơn vị trong
hệ thống Habubank.
 Lưu trữ bản chính đơn đề nghị cấp thẻ, biên bản xét duyệt phát hành thẻ của
Trung tâm thẻ, bản xét duyệt yêu cầu.
 Tiếp nhận và xử lý các khiếu nại giao dịch khách hàng, trả lời cho khách hàng và
thông báo lại cho các đơn vị trong hệ thống Habubank phụ trách khách hàng có
khiếu nại.
 Quyền hạn
 Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
 Yêu cầu, phối hợp với các phòng ban khác cung cấp các tài liệu có liên quan đến
việc thực hiện nhiệm vụ.
 Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên
thuộc trung tâm.
4.3.6. Các chi nhánh

 Chức năng
 Quản lý các hoạt động giao dịch với khách hàng tại chi nhánh.
 Lập kế hoạch kinh doanh đối với những hoạt động mà chi nhánh phụ trách.
 Tham mưu cho lãnh đạo về phương hướng phát triển chi nhánh.
 Nhiệm vụ



 Có đầy đủ các mảng huy động tiết kiệm, tiền gửi, chuyển tiền, tín dụng, bảo lãnh,
thanh toán quốc tế, Thẻ.
 Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng ngày của chi nhánh lên các cấp quản lý.
 Quyền hạn
 Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
 Yêu cầu, phối hợp với các phòng ban, các chi nhánh có liên quan cung cấp các
tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
 Có quyền tham gia việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhân viên
thuộc chi nhánh.

Bảng 1: Quy mô các phòng có bộ phận trực tiếp giao dịch khách hàng
Các phòng có bộ phận trực tiếp
giao dịch khách hàng
Số
lượng
nhân
viên
Giới tính
Độ
tuổi
trung
bình

Trình độ học vấn
Nam

Nữ
Trên
ĐH ĐH
Dưới
ĐH
Phòng Phát triển kinh doanh 12 9 3 26 2 10 0
Phòng Thanh toán quốc tế 5 0 5 25.5 0 5 0
Phòng Nguồn vốn, ngoại hối, ngân
quỹ 21 6 15 30 1 20 0
Phòng Tài chính, kế toán 26 0 26 25 4 22 0
Chi nhánh Hàm Long 23 8 15 29 0 20 3
Chi nhánh Thanh Quan 25 5 20 27.5 0 22 3
Chi nhánh Xuân Thuỷ 23 7 16 26.5 0 19 4
Chi nhánh Hoàng Quốc Việt 25 5 20 28 1 21 3
Chi nhánh Vạn Phúc 20 6 14 25 0 16 4
Chi nhánh Bắc Ninh 30 4 26 30.5 2 25 3
Chi nhánh Quảng Ninh 29 5 24 27 0 25 4
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 31 11 20 28 3 25 3
Trung tâm thẻ 19 6 13 28.5 2 15 2




Các phòng ban có bộ phận giao dịch trực tiếp khách hàng có quy mô lao động phù
hợp với khối lượng công việc được giao, có trình độ học vấn đáp ứng được yêu cầu. Với
tuổi đời trẻ và sự tận tâm hết mình với khách hàng, đội ngũ nhân viên phục vụ khách
hàng thuộc các bộ phận trên luôn được khách hàng, cấp quản lý ngân hàng, đồng nghiệp

đánh giá cao.

5. MỘT SỐ THÀNH TỰU NỔI BẬT
Habubank sau hơn 17 năm hình thành và phát triển đã đạt được một số thành tựu
đáng tự hào. Bảy năm liền Habubank được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, được đánh
giá là một ngân hàng thương mại cổ phần đô thị phát triển hiệu quả và lành mạnh. Ngay
từ khi mới thành lập, Habubank đã xác định được 5 mục tiêu chiến lược lâu dài: một là
tối đa hoá giá trị cổ đông; hai là duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách
hàng với Habubank; ba là giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính
lành mạnh; bốn là không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ; năm là
góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước. Đến thời điểm hiện
nay Habubank đã từng bước thực hiện thành công 5 mục tiêu chiến lược trên. Đặc biệt
phải nói đến đó là những thành tựu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
Thứ nhất là vốn điều lệ đã tăng 60 lần (khi mới thành lập vốn điều lệ của Habubank
là 5 tỷ đồng, cuối năm 2005 là 300 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 812 lần (từ 7 tỷ lên gần
6000 tỷ).
Thứ hai là đã phát triển được một mạng lưới gồm nhiều chi nhánh tại các địa bàn
kinh tế trọng điểm ở trong nước và hàng ngàn đại lý ở nước ngoài (83 nước).
Thứ ba về nguồn nhân lực, từ con số 16 nhân viên lúc mới thành lập, đến nay tổng
số nhân viên của Habubank đã lên tới 351 người với trên 75% nhân viên có trình độ đại
học và trên đại học, có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt.
Kết quả các chỉ tiêu kinh doanh của Habubank trong 5 năm gần đây đều đạt và vượt
mức kế hoạch, có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục. Bảng 2 dưới đây là một số chỉ tiêu
kinh doanh chính của Habubank trong giai đoạn 2001-2005:
Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế liên tục tăng. Năm 2001, doanh thu thuần
Habubank là 29.780 triệu đồng; năm 2002 là 38.023 triệu đồng, tăng 27,68% so với
năm 2001; năm 2003 là 55.232 triệu đồng, tăng 45,26% so với năm 2002, và đến năm




2005 đã là 182.438 triệu đồng, tăng với tốc độ là 61,92% so với năm 2004 (112.670
triệu đồng). Như vậy, sau 5 năm doanh thu thuần đã tăng hơn 6 lần.
Về lợi nhuận thì lợi nhuận trước thuế năm 2001 là 18.232 triệu đồng, năm 2002 là
22.454 triệu đồng, tăng 23,16%; năm 2003 là 29.131 triệu đồng, tăng với tốc độ là
29,73%. Đặc biệt vào hai năm 2004 và 2005, lợi nhuận trước thuế đạt tới con số 60.466
triệu đồng và 108.232 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng là 107,56% và 78,99%. Như
vậy qua 5 năm từ năm 2001 đến năm 2002 thì lợi nhuận trước thuế đã tăng gấp 5,9 lần.
Đồng thời với việc lợi nhuận trước thuế tăng thì mức đóng góp ngân sách của Habubank
cũng tăng, năm 2001, đóng góp ngân sách mới là 3.046 triệu đồng thì năm 2005, đóng
góp ngân sách đã là 27.458 triệu đồng, cao gấp 9 lần so với năm 2001.
Cổ tức Habubank năm 2005 là 25%, được coi là cao nhất trong khối các ngân hàng
thương mại cổ phần. Thu nhập bình quân người lao động liên tục tăng qua các năm.
Năm 2002 chỉ là 2,86 triệu/người/tháng, thì kết thúc năm 2005, cuộc sống vật chất của
cán bộ, nhân viên đã được cải thiện đáng kể với mức thu nhập trung bình là 5,18 triệu
đồng/người/tháng.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Habubank
(2001-2005)


Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm

2001

Năm

2002


Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005


Tổng tài sản
Triệu
đồng 1.431.219

1.685.389

2.686.147

3.728.305

5.686.718


Doanh thu thuần
Triệu
đồng 29.780


38.023

55.232

112.670

182.438


Lợi nhuận trước thuế
Triệu
đồng 18.232

22.454

29.131

60.466

108.232


Cổ tức
Phần
trăm 10%

11%

14%


15%

25%


Số lao động
số
người 151

185

227

268

351










Thu nhập bình quân
tháng người lao động
Nghìn
đồng

2.860

3.129

3.682

4.580

5.189


Mức đóng góp ngân
sách
Triệu
đồng

3.046


4.719


7.378


16.881


27.458





6. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ
TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN CỦA HABUBANK
6.1. Xu hướng tiêu dùng
Trong những khái niệm về thẻ thanh toán, khái niệm “Thẻ thanh toán là một phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt
hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ”
đã chỉ rõ rằng việc người dân với thói quen và xu hướng tiêu dùng tiền mặt hay phi tiền
mặt sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển các loại hình thẻ thanh toán. Và thói quen
thanh toán tiền mặt trong đời sống, sinh hoạt này lại bị tác động bởi nhiều yếu tố trong
đó có phải kể đến 2 yếu tố chính sau:
 Thứ nhất đó là thu nhập bình quân của người lao động. Việt Nam hiện có trên 83
triệu dân với thu nhập bình quân là 640 USD/người/năm, trong đó 70% là nông
dân với thu nhập thấp. Trong khi đó để sở hữu một chiếc thẻ tín dụng quốc tế, thì
người dân phải bỏ ra từ 100 nghìn đến 1 triệu đồng chi phí các loại phí. Đối với
thẻ ghi nợ nội địa (ATM) là từ 100-200 nghìn. Bên cạnh đó do thu nhập bình
quân người lao động thấp cũng dẫn đến việc nhu cầu chi dùng cho các loại mặt
hàng cần dùng đến thẻ thanh toán không cao.
 Thứ hai, do trình độ dân trí. Những tiện lợi có được từ việc sử dụng thẻ không
phải người dân nào cũng am hiểu, ngoài ra việc sử dụng thẻ cũng không đơn giản
như khi chúng ta rút tiền mặt ra mua theo kiểu “tiền trao cháo múc”, nó liên quan
đến quy trình xin cấp thẻ, quy tắc sử dụng hay vấn đề bảo mật thẻ…mà chủ thẻ
phải nắm vững và am hiểu.
Do vậy, theo một khảo sát mới đây của tổ chức Visa Gordon Cooper, ở Việt Nam
tiền mặt vẫn chiếm một lượng chủ yếu (với trên 90% chi tiêu tiêu dùng cá nhân được




thực hiện thanh toán theo phương thức tiền mặt). Có thể thấy được tình hình này qua
hiện tượng: dân số Việt Nam trên 83 triệu người, thì chỉ có 1,5 triệu người tham gia các
giao dịch thanh toán có sử dụng thẻ, như vậy trung bình cứ 54 người VN có một thẻ
thanh toán.
Ngay trong xu hướng tiêu dùng sản phẩm thẻ thì sản phẩm thẻ tín dụng đang là xu
hướng các ngân hàng thương mại vươn tới chiếm lĩnh thị phần trên thị trường, nhưng do
thói quen thanh toán tiền mặt trong đời sống nên 89% doanh số thanh toán thẻ Visa ở
Việt Nam bắt nguồn từ du khách và khách nước ngoài, 11% còn lại từ chủ thẻ Việt Nam
nhưng chủ yếu dùng ở nước ngoài, thêm vào đó con số chi tiêu của người VN qua thẻ
Visa chỉ đạt 0,13% tổng chi tiêu, trong khi tỷ lệ này ở Malaysia là 7% và Philipines là
5%.
Nhưng theo dự báo của Hội thẻ Việt Nam thì nhu cầu thanh toán phi tiền mặt hay
thanh toán điện tử ở Việt nam đã, đang và sẽ rất lớn trong thời gian tới. Cùng với khảo
sát của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, những năm trở lại đây, số tiền được thanh toán
điện tử đang tăng nhanh. Xu hướng này được coi là một cơ hội lớn để Habubank có thể
nắm bắt để mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ.

6.2. Khung pháp lý
Khung pháp lý liên quan đến thẻ thanh toán là bao gồm những luật, những quy định
mà các cơ quan có thẩm quyền ban hành, bao gồm những quy định như điều kiện đối
với ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ, các điều kiện quy định về chủ thẻ, quy định
về quyền và trách nhiệm của những đối tượng có liên quan, quy định về nghiệp vụ thanh
toán thẻ, về hạch toán báo cáo trong hoạt động thẻ, về việc xử lý các vi phạm về thẻ.
Nếu những quy định này chặt chẽ và hợp lý, thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thị trường thẻ
phát triển lành mạnh, đúng hướng và ngược lại.
Thống kê của tổ chức thẻ Visa International cho thấy, lượng cung tiền mặt trong lưu
thông ở các nước phát triển chỉ 10-25% trong khi ở các nước đang phát triển là 75-90%,
ở Việt Nam là 99%. Chứng tỏ việc hoàn thiện khung pháp lý về quản lý tiền mặt đặc
biệt là các chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như thắt chặt quản lý
tiền mặt, tăng chi phí sử dụng tiền mặt, ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng

tiền mặt chưa được thực hiện tốt, điều này sẽ tạo ra những ảnh hưởng không hề tích cực
đến thị trường thẻ Việt Nam nói chung và thị trường thẻ của Habubank nói riêng.




6.3. Các lực lượng cạnh tranh
Ta xem xét mô hình Porter năm lực lượng cạnh tranh để thấy những nhân tố khách
quan ảnh hưởng đến sự mở rộng thị trường thẻ của Habubank như thế nào.

Sơ đồ 2: Năm lực lượng cạnh tranh ngành










Thứ nhất, sức ép cạnh tranh đến từ các ngân hàng khác trong ngành. Tính đến nay,
có khoảng trên 20 ngân hàng tại Việt Nam thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán
thẻ, sức ép từ những ngân hàng cạnh tranh này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
 Uy tín và hình ảnh của ngân hàng cũng như sản phẩm của các ngân hàng cạnh
tranh.
 Nguồn lực của ngân hàng cạnh tranh dành cho hoạt động phát triển thẻ: nguồn
lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng nghiệp vụ nhân viên, tham gia phát
hành thẻ tín dụng quốc tế.
 Tính hiệu quả trong quản trị hoạt động kinh doanh thẻ.

 Lợi thế từ những yếu tố khách quan.
Sức ép này hiện nay là rất lớn, là rào cản lớn nhất tác động đến hoạt động phát triển
thẻ của Habubank. Theo Hội thẻ Việt Nam, những năm gần đây các Ngân hàng lớn của
Việt Nam luôn chiếm một phần đáng kể trong miếng bánh “thị phần thẻ ATM”. Trong
đó Ngân hàng ngoại thương Việt Nam luôn chiếm thị phần cao nhất, trên 50%, sau đó
tới các ngân hàng như Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) là xấp xỉ 32%, còn lại các
Cạnh tranh giữa các
hãng trong ngành
Đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn
Sức ép từ phía
nhà cung cấp
Sức ép từ phía
khách hàng
Sức ép của hàng
thay thế

×