Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tài liệu Đề tài: Quan hệ tác động giữa tý giá USD /VND và kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 1990-2005 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 64 trang )


on trng i hc Ngoi thng
Cõu lc b Sinh viờn nghiờn cu khoa hc
NT-302, trng i hc Ngoi thng
91 Chựa Lỏng ng a H Ni
Email:




0

Tên công trình: QUAN Hệ TáC ĐộNG GIữA
Tỷ GIá HốI ĐOáI USD/VND Và KIM NGạCH XUấT KHẩU DầU THÔ
CủA VIệT NAM GIAI ĐOạN 1990 - 2005
bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học ngoại th-ơng

Nhóm ngành: X 1ah



1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
I. Lý thuyết về tỷ giá hối đoái: 4
1. Khái niệm tỷ giá hối đoái: 4
2. Các loại tỷ giá: 5
2.1. Tỷ giá chính thức: 5


2.2. Tỷ giá kinh doanh: 5
2.3. Tỷ giá xuất khẩu – Tỷ giá nhập khẩu: 7
3. Cơ sở hình thành và một số chế độ tỷ giá hối đoái hiện hành: 7
3.1. Cơ sở hình thành: Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là dựa trên lịch
sử phát triển của các chế độ tiền tệ trên thế giới và đƣợc chia thành các
giai đoạn sau 7
3.1.1. Tỷ giá hối đoái dƣới chế độ bản vị vàng (trƣớc chiến tranh Thế
giới lần thứ 1 – năm 1914). 7
3.1.2. Tỷ giá hối đoái trong chế độ tiền tệ Bretton Woods. 7
3.1.3. Tỷ giá hối đoái sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ
(1973) cho đến nay. 8
3.2. Một số chế độ tỷ giá hiện hành: 10
3.2.1. Chế độ tỷ giá cố định: 10
3.2.2. Chế độ tỷ giá thả nổi tự do: 11
3.2.3. Chế độ tỷ giá hỗn hợp (thả nổi kết hợp với điều tiết của Chính
phủ): 13
4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động của tỷ giá: 14
4.1. Lƣợng cung tiền: 14
4.2. Thu nhập thực tế: 15
4.3. Dự đoán lạm phát tƣơng lai: 15



2
4.4. Chênh lệch lãi suất: 15
4.5. Cán cân thƣơng mại hay tài khoản vãng lai: 16
II. Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu 17
1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu: 17
1.1. Khái niệm: 17
1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế: 17

1.3. Các tiền đề thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên bình diện quốc gia: 17
1.3.1. Sử dụng khả năng dƣ thừa: 17
1.3.2. Giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị hàng hóa đầu ra: 18
1.3.3. Tối ƣu hoá lợi ích: 18
1.3.4. Phân tán rủi ro: 18
1.3.5. Cơ hội nhập khẩu: 18
2. Mối quan hệ tác động giữa tỷ giá hối đoái và xuất khẩu: 19
2.1. Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu: 19
2.2. Quan hệ đối hợp giữa kim ngạch xuất khẩu và tỷ giá hối đoái: 21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2008
23
I. Tổng quan tình hình điều hành tỷ giá. 23
1. Giai đoạn 1: Trƣớc năm 1989. 23
2. Giai đoạn 2: 1989 – 1992: Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi 24
3. Giai đoạn 3: 1992 – 1997: Chế độ tỷ giá cố định. 25
4. Giai đoạn 4: 1997 – 1999: Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động. 26
5. Giai đoạn 5: 1999 – nay: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. 28
II. Tổng quan hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 1991-
2009. 30
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Dầu khi. 30
2. Thực trạng ngành Dầu khí hiện nay. 31



3
2.1. Tổng quan về hoạt động khai thác thƣơng mại ngành dầu khí Việt
Nam 31
2.2. Hoạt động khai thác và xuất khẩu ngành dầu khí những năm gần
đây: 33

CHƢƠNG III. KIỂM ĐỊNH SỰ TÁC ĐỘNG LẪN NHAU CỦA TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI USD/VND VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DẦU THÔ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1991-2005 BẰNG MÔ HÌNH 38
I. Xây dựng mô hình tỷ giá tác động lên kim ngạch xuất khẩu dầu. 38
1. Hồi quy mô hình 1: 39
0.000000 39
1.1. Kiểm định Hệ số với mức ý nghĩa 5%: 40
1.2. Độ phù hợp của mô hình: 41
2. Hồi quy mô hình 2: 42
2.1. Kiểm định Hệ số với mức ý nghĩa 5%: 42
2.2. Độ phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa 5%: 43
2.3. Cộng đa tuyến: 44
2.4. Tƣơng tự quan: 44
2.5. Ramsey Test về bỏ sót biến với mức ý nghĩa 5%: 45
II. Xây dựng mô hình tác động của kim ngạch xuất khẩu lên tỷ giá. 48
1. Kiểm định Hệ số với mức ý nghĩa 5%: 49
2. Độ phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa 5%: 50
3. Tự tƣơng quan với mức ý nghĩa 5%: 51
4. Ramsey Test về bỏ sót biến với mức ý nghĩa 5%: 51
LỜI KẾT 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Đoàn trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học
NT-302, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Email:





0

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CAD Đô La Canada
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
EUR Đồng Euro
GBP Đồng Bảng Anh
GDP Tổng thu nhập quốc nội
IMF Quỹ tiền tệ thế giới
JPY Đồng Yên Nhật
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM Ngân hàng Thƣơng mại
NHTW Ngân hàng trung ƣơng
PPP Sức mua tƣơng đƣơng
SGD Đô La Singapore
TGHD Tỷ giá hối đoái
THB Đồng Bạt Thái
TMCP Thƣơng mại cổ phần
USD Đô La mỹ
VND Đồng Việt Nam

Đoàn trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học
NT-302, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Email:





0

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU



Bảng 1.1 Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại
thƣơng Việt Nam ngày 10/7/2009 5
Bảng 1.2 Tỷ giá ngoại tệ tiền mặt và chuyển khoản của Ngân hàng
Techcombank ngày 6/7/2009 (Nguồn: www.techcombank.com.vn) 6
Bảng 1.3 Tỷ giá USD kì hạn ngày 6/7/2009 của Ngân hàng Techcombank 6
Bảng 1.4: Tƣơng quan giữa tỷ giá danh nghĩa với tỷ giá thực tế tính theo
ngang giá sức mua 26
Bảng 1.5 : Những lần điều chỉnh tỷ giá và biên độ giao dịch 27
Bảng 2.1 Lƣợng và Kim Ngạch xuất khẩu dầu thô qua các năm 34


Biểu đồ 2.1: Sản xuất dầu lửa và khí đốt Việt Nam giai đoạn 1986- 2025
32
Biểu đồ 2.2: Các nƣớc sản xuất dầu mỏ chính trong khu vực Châu Á- Thái
Bình Dƣơng 33
Biểu đồ 2.3 Lƣợng và kim ngạch xuất khẩu dầu thô qua các năm 35


Đoàn trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học
NT-302, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng

91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Email:




1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái là vấn đề nhạy cảm và có
tác động lớn nhất đến thị trƣờng tiền tệ nói riêng và sự vận hành của một nền
kinh tế nói chung. Việc điều hành cơ chế tỷ giá là rất khó khăn đối với những
nhà hoạch định chính sách (policy maker). Việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh
hƣởng lớn đến cán cân thƣơng mại và tình hình xuất nhập khẩu của quốc gia,
đặc biệt là xuất nhập khẩu dầu thô.
Xăng dầu luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của
mỗi nền kinh tế. Đối với những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật,… dầu thô là
nhiên liệu không thể thay thế đối với nhiều ngành công nghiệp sản xuất và các
hoạt động khác. Đối với những nƣớc khác nhƣ các nƣớc Châu Mỹ Latin hay
các nƣớc Trung Đông, đây lại là mặt hàng xuất khẩu chính, mang lại phần lớn
thu nhập quốc dân của các quốc gia đó. Có thể khẳng định dầu thô là nhân tố
duy trì, thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia.
Từ đầu năm 2008 đến nay, giá dầu trên thế giới biến động không ngừng
và rất khó lƣờng. Tháng 07/2008, giá dầu thô thế giới đã từng đạt mức kỷ lục
162 USD/thùng, tuy nhiên hiện nay giá chỉ còn xấp xỉ 60 USD/thùng. Điều
này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển nhƣ VIệt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
nền kinh tế tăng trƣởng khá “nóng” và nhu cầu về dầu thô là rất lớn. Hàng

năm, kim ngạch nhập khẩu dầu thô của nƣớc ta là rất lớn. Chính vì thế, nền
kinh tế Việt Nam khá dễ bị tổn thƣơng trƣớc những biến động của giá dầu
trên thế giới và điều này sẽ gây nhiều tiêu cực cho nền kinh tế.



2
Thêm vào đó, biến động tỷ giá trên thị trƣờng tiền tệ Việt Nam trong 2
năm gần đây là rất khó lƣờng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn. Tỷ giá USD/VNĐ
trên thị trƣờng tự do đã có lúc lên gần 19.000đ vào giữa tháng 05/2008. Có
thể thấy những bất cập của chính sách tỷ giá cố định của Việt Nam mà việc
chênh lệch tỷ giá ngân hàng và tỷ giá trên thị trƣờng tự do quá lớn là một điển
hình.
Hai mối nguy cơ này diễn ra đồng thời trong bối cảnh cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu vẫn chƣa chấm dứt hẳn đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam.
Để tạo thế chủ động, duy trì sự ổn định của cán cân thanh toán, từ đó
giúp nền kinh tế phòng vệ tốt hơn đối với những biến động của thế giới, Nhà
nƣớc cần có những biện pháp điều hành tỷ giá hợp lý, cùng với những biện
pháp phòng vệ (hedging) giá dầu xuất nhập khẩu khả thi. Với mục đích tìm
hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và kim ngạch xuất khẩu
dầu thô, vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, để góp phần vào sự ổn định và
phát triển của kinh tế Việt Nam, nhóm tác giả đã chọn đề tài:
“Quan hệ tác động giữa tỷ giá hối đoái USD/VND và kim ngạch
xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 1990-2005”
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu quan hệ tác động tỷ giá hối đoái
USD/VNĐ và giá dầu thô xuất nhập khẩu trong 15 năm gần đây.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích định lƣợng mối liên quan giữa giá dầu thô xuất

nhập khẩu và tỷ giá hối đoái, nhóm tác giả muốn chỉ ra những tồn tại trong cơ
chế điều hành tỷ giá của Việt Nam, cũng nhƣ trong các phƣơng thức giao
dịch dầu thô của Việt Nam. Từ đó, nhóm đề tài xác định mối quan hệ tác
động giữa hai biến số kinh tế trên bằng phƣơng pháp lƣợng hoá bằng mô
hình.



3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở của phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài
sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống nhƣ sau: diễn giải, quy
nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh,… để rút ra những những luận cứ logic nhất,
từ đó tổng hợp và luận giải những đối tƣợng nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài sử
dụng các mô hình kinh tế lƣợng lƣợng hóa mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá
hối đoái nhằm đƣa các luận điểm trở nên thuyết phục hơn.
5. Kết quả nghiên cứu dự kiến:
Hệ thống hóa, cơ sở hóa lý luận về chính sách tỷ giá hối đoái trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng;
Chỉ ra những bất cập trong cơ chế điều hành tỷ giá và cơ chế giao dịch
dầu thô của Việt Nam.
Luận giải một cách có logic mối liên hệ tƣơng quan chặt chẽ của hai đối
tƣợng nghiên cứu thông qua phƣơng pháp lƣợng hoá bằng mô hình kinh tế
lƣợng.
6. Kết cấu đề tài:
Ngoài Lời mở đầu và Kết luân, đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận.
Chƣơng II: Thực trạng diễn biến tỷ giá hối đoái USD/VND và hoạt
động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 1991-2008.
Chƣơng III: Kiểm chứng mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa tỷ giá hối

đoái USD/VND và kim ngạch dầu thô Việt Nam giai đoạn 1989-2005
bằng mô hình.



4
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Lý thuyết về tỷ giá hối đoái:
1. Khái niệm tỷ giá hối đoái:
Ngày nay, với xu thế mở cửa nền kinh tế, việc trao đổi hàng hóa dịch vụ
giữa các quốc gia đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Một vấn đề nảy sinh
trong thƣơng mại quốc tế là mỗi quốc gia lại có đồng tiền riêng của mình nên
việc thanh toán nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của một trong hai nƣớc, hoặc sử
dụng một đồng tiền mạnh nào đó. Vì vậy, các quốc gia phải dựa trên TGHD
để chuyển đổi đồng tiền của mình.
Theo quan điểm kinh tế học, TGHD là một phạm trù kinh tế quan trọng,
là công cụ đo lƣờng giá trị tƣơng đối giữa các đồng tiền và là phƣơng tiện
cạnh tranh hữu hiệu giữa các quốc gia trong thƣơng mại (ví dụ bán phá giá
hối đoái) hay đầu tƣ quốc tế. Tỷ giá ảnh hƣởng đến giá cả và tác động tới các
hoạt động kinh tế - xã hội trong và ngoài nƣớc nên nó còn đƣợc coi là một
công cụ của chính sách tài chính – tiền tệ của Chính phủ để Chính phủ điều
tiết nền kinh tế. Mức độ tác động của Chính phủ khác nhau tùy vào từng thời
điểm, phụ thuộc vào sự biến động của môi trƣờng kinh tế vĩ mô.
Theo quan điểm của các nhà kinh doanh, TGHD là sự so sánh mối tƣơng
quan giá trị giữa hai đồng tiền phát sinh trong các hoạt động liên quan đến
hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tƣ, giao dịch tài chính quốc tế…Hay nói một
cách khác, tỷ giá là giá của một loại tiền tệ đƣợc biểu hiện qua một loại tiền tệ
khác. Nó đƣợc coi nhƣ một loại giá quốc tế bị tác động bởi nhiều yếu tố khác
nhau trong không gian quốc tế.




5
Bảng 1.1 Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại
thƣơng Việt Nam ngày 10/7/2009
Mã NT
Tên ngoại tệ
Tên tiếng Việt
Mua
Bán
CAD
CANADIAN
DOLLAR
Đô la Canada
15,537.34
15,905.25
EUR
EURO
Euro
25,368.12
25,864.20
GBP
BRITISH POUND
Bảng Anh
29,448.59
30,085.18
JPY
JAPANESE YEN
Yên Nhật

193.96
199.15
USD
US DOLLAR
Đô la Mỹ
17,806.00
17,806.00
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank

2. Các loại tỷ giá:

2.1. Tỷ giá chính thức:
Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nƣớc thông báo.

2.2. Tỷ giá kinh doanh:
Tỷ giá kinh doanh bao gồm:
- Tỷ giá mua tiền mặt: áp dụng cho trƣờng hợp mua-bán ngoại tệ
bằng giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại.
- Tỷ giá chuyển khoản: áp dụng cho trƣờng hợp mua-bán ngoại tệ
dƣới dạng số dƣ tài khoản tại ngân hàng.




6
Bảng 1.2 Tỷ giá ngoại tệ tiền mặt và chuyển khoản của Ngân hàng
Techcombank ngày 6/7/2009 (Nguồn: www.techcombank.com.vn)
Loại
tiền
Tỷ giá mua

Tỷ giá bán
Tiền mặt/séc
Chuyển khoản
JPY
188.26
189.21
192.85
EUR
25,222
25,348
25,736
GBP
29,420
29,567
30,021
THB
484.20
486.62
591.83
SGD
12,416
12,478
12,671
- Tỷ giá kì hạn: là một mức tỷ giá cố định sẽ đƣợc thực hiện trong
một thời điểm giới hạn, là loại tỷ giá mà các ngân hàng thƣơng mại đƣa ra
nhằm kinh doanh tiền tệ, xác định dựa vào TGHD mà NHNN đƣa ra. Tỷ giá
này giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu giới hạn đƣợc
những rủi ro khi tỷ giá tăng lên hay xuống thấp.
Bảng 1.3 Tỷ giá USD kì hạn ngày 6/7/2009 của Ngân hàng Techcombank
Tỷ giá USD

Tham chiếu
Kỳ hạn (ngày)
Tỷ giá mua
Tỷ giá bán
3
17,809
17,813
7
17,818
17,826
30
17,892
17,903
90
18,048
18,103
180
18,292
18,404
365
18,615
19,021
Nguồn: www.techcombank.com.vn



7
2.3. Tỷ giá xuất khẩu – Tỷ giá nhập khẩu:

Trong kinh doanh hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp cần phải xem xét

tới tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu.
Tỷ giá xuất khẩu = Giá mua hàng hóa trong nƣớc bằng nội tệ / Giá xuất
khẩu hàng hóa đó bằng ngoại tệ
Tỷ giá nhập khẩu = Giá bán nhập khẩu tại thị trƣờng trong nƣớc bằng nội
tệ / Giá nhập khẩu hàng hóa đó bằng ngoại tệ
3. Cơ sở hình thành và một số chế độ tỷ giá hối đoái hiện hành:
3.1. Cơ sở hình thành: Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là dựa trên lịch
sử phát triển của các chế độ tiền tệ trên thế giới và được chia thành các giai
đoạn sau
3.1.1. Tỷ giá hối đoái dƣới chế độ bản vị vàng (trƣớc chiến tranh Thế
giới lần thứ 1 – năm 1914).
Thời kì này tỷ giá đƣợc xác định trên cơ sở đồng giá vàng, nghĩa là so
sánh hàm lƣợng vàng của hai đồng tiền để xác lập tỷ giá. Biến động của tỷ giá
luôn nằm trong một giới hạn nhất định, đó là chi phí vận chuyển vàng và
không vƣợt quá điểm vàng. Lợi thế của tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị
vàng là biên độ biến thiên của tỷ giá nhỏ nên quan hệ mua bán trong thƣơng
mại quốc tế và hoạch định đầu tƣ diễn ra dễ dàng hơn giữa các nƣớc.
3.1.2. Tỷ giá hối đoái trong chế độ tiền tệ Bretton Woods.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chế độ bản vị vàng sụp đổ
hoàn toàn, các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa chủ trƣơng khôi phục lại chế độ bản vị
vàng không trọn vẹn, đó là chế độ bản vị hối đoái vàng thông qua một đồng
tiền, ban đầu là đồng Bảng Anh (1924) và sau đó là đồng USD của Mỹ
(1944). Đồng USD của Mỹ đƣợc các quốc gia xác nhận trong thanh toán quốc
tế và đƣợc Quỹ tiền tệ Thế giới IMF xác định tiêu chuẩn giá cả với 1USD =



8
0,888671 gam vàng. Từ đó hình thành tỷ giá cố định giữa đồng USD với đồng
tiền các nƣớc trong IMF.

Tiền tệ các nƣớc khác muốn đạt tới vàng phải thông qua đồng USD của
Mỹ và để giữa vững tỷ giá cố định của đồng tiền nƣớc mình với đồng USD,
các quốc gia trong IMF chỉ đƣợc phép mua bán ngoại tệ theo tỷ giá trong
phạm vi biên độ ± 1% so với tỷ giá chính thức.
Để giữ vững tỷ giá vàng, IMF còn đƣa ra quy định về giá vàng là 35
USD/ounce vàng. Nhƣ vậy nếu giá vàng trên thị trƣờng thế giới vƣợt quá
35USD/ounce thì Mỹ sẽ tung vàng ra bán với giá 35 USD/ounce và ngƣợc lại
nếu giá vàng xuống dƣới 35USD/ounce thì Mỹ sẽ tung USD ra để mua vàng
về.
Với chế độ tiền tệ này, các nƣớc đã duy trì đƣợc tỷ giá cố định trong
thời gian tƣơng đối dài cho đến năm 1960. Đầu năm 1960, đồng USD đã bắt
đầu lâm vào khủng hoảng và suy yếu, các nƣớc dự trữ USD ngày càng nhiều
đã đồng loạt tấn công vào kho vàng của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển đổi USD
ra vàng. Tình hình đó đã dẫn đến hệ quả kho dự trữ vàng của Mỹ tụt xuống
mức thấp nhất trong lịch sử. Ngày 13/02/1973, Mỹ buộc phải đơn phƣơng
tuyên bố chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ và các quốc gia tue bản đều thi
hành chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi của đồng tiền nƣớc mình.
3.1.3. Tỷ giá hối đoái sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ
(1973) cho đến nay.
Sau sự sụp đổ của chế độ tiền tệ Bretton Woods năm 1973, các nƣớc chủ
yếu lƣu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng đƣợc, hàm lƣợng vàng chỉ
mang tính chất tƣợng trƣng, giá trị tiền tệ luôn thay đổi, tỷ giá hối đoái biến
đổi không ngừng nên việc xác định tỷ giá không dựa trên đồng giá vàng mà
dựa trên cơ sở so sánh sức mua của hai đồng tiền, bao gồm sức mua trong
nƣớc và sức mua quốc tế gọi là ngang giá sức mua.



9
Để xác định ngang giá sức mua tuỳ theo quy định mỗi nƣớc ngƣời ta sử

dụng các chỉ tiêu sau đây:
Chỉ số giá cả hàng hoá: so sánh biến động về giá cả của một số
mặt hàng nhất định theo 2 đồng tiền.
Hệ thống giá vàng: lấy năm thị trƣờng vàng lớn nhất hiện nay là:
New York, London, Paris, Tokyo, Frankfurt.
Hệ thống giá ngoại hối: Khảo sát một số ngoại tệ, so sánh biến
động tỷ giá hối đoái theo loại tiền.
Dựa trên các chỉ tiêu trên, ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp tính bình
quân để xác định đƣợc ngang giá sức mua. Tuy nhiên theo cách tính
trên chỉ đơn thuần về mặt kĩ thuật. Trên thực tế, tỷ giá hối đoái đƣợc
xác định hoàn toàn trên quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trƣờng vào
mỗi thời điểm nhất định tại mỗi thị trƣờng khác nhau trên thế giới, còn
gọi là cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi.
Tuỳ theo cách phân loại, tỷ giá có nhiều loại với tên gọi khác nhau.
Dƣới đây là một số loại tỷ giá thƣờng đƣợc sử dụng:
Tỷ giá hối đoái chính thức: là tỷ giá do Ngân hàng TW của mỗi
nƣớc công bố, tỷ giá này có tác dụng để hình thành các tỷ giá
trên thị trƣờng và là công cụ để đƣa ra các chính sách điều tiết
kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thƣơng.
Tỷ giá thị trƣờng: đây là tỷ giá hối đoái hình thành một cách tự
phát do quan hệ cung cầu trên thị trƣờng hối đoái hay thị trƣờng
liên ngân hàng.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá hối đoái đƣợc sử dụng hàng
ngày trong giao dịch trên thị trƣờng ngoại hối, nó chính là giá cả
của một đồng tiền đƣợc biểu thị thông qua một đồng tiền khác



10
mà chƣa đề cập đến tƣơng quan sức mua hàng hoá dịch vụ giữa

chúng.
Tỷ giá hối đoái thực tế: là tỷ giá hối đoái thực tế đƣợc điều chỉnh
bởi tƣơng quan giá cả trong và ngoài nƣớc. Có thể xác định tỷ
giá hối đoái thực tế dựa trên công thức sau:

Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa .
SAU
VN
CPI
CPI

3.2. Một số chế độ tỷ giá hiện hành:
3.2.1. Chế độ tỷ giá cố định:
Tỷ giá cố định (hay còn gọi là tỷ giá neo) là một kiểu chế độ tỷ giá hối
đoái trong đó giá trị của một đồng tiền đƣợc gắn với giá trị của một đồng tiền
khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thƣớc đo giá trị khác,
nhƣ vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của
đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối
đoái cố định gọi là đồng tiền cố định.
Tỷ giá cố định tỷ giá biến động không thƣờng xuyên, không phụ thuộc
vào quy luật cung – cầu mà chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chính phủ.
Trong một hệ thống TGHD cố định, TGHD đƣợc giữ không đổi hoặc đƣợc
phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá bắt đầu dao động quá
nhiều, các Chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng
giới hạn của phạm vi này.
Trong hệ thống TGHD cố định, việc kinh doanh và thanh toán của các
công ty không chịu ảnh hƣởng từ sự biến động hằng ngày của tỷ giá bởi tỷ giá
đã đƣợc neo tại một mức nhất định. Ngƣợc lại, Chính phủ gặp nhiều khó khăn
trong việc quản lý và điều hành tỷ giá. Dù vậy, nhiều chính phủ vẫn thích chế
độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định. Chẳng hạn nhƣ trong

trƣờng hợp Việt Nam, để bảo vệ nền kinh tế khỏi lạm phát đã thúc đẩy các



11
nhà hoạch định chính sách VN chuyển sang lựa chọn chính sách tỷ giá vì mục
tiêu chống lạm phát, bằng cách duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh
nghĩa (cố định tỷ giá). Mặt khác Chính phủ đã tăng cƣờng công tác thông tin,
cho công khi hóa một cách nhanh chóng và chính xác các chỉ số kinh tế quan
trọng nhƣ tỷ giá chính thức, tỷ giá thị trƣờng, chỉ số giá. Đồng thời Chính phủ
cũng cho thấy sự chú trọng tăng cƣờng thực lực kinh tế cho hoạt động can
thiệp vào tỷ giá bằng cách gia tăng mạnh quỹ dự trữ ngoại tệ, lập quỹ bình ổn
giá.
Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ
thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có đƣợc tỷ giá cố định so
với dollar Mỹ cho đến tận năm 1970.
Chế độ tỷ giá cố định cũng bộc lộ những nhƣợc điểm chết ngƣời của nó.
Nhiều quan điểm cho rằng duy trì chế độ quá cứng nhắc nhƣ thế sẽ che mất
những thông tin cần thiết cho thị trƣờng hoạt động đúng hƣớng bởi đồng tiền
không còn thể hiện giá trị thị trƣờng thực của chúng. Sự che đậy thông tin nào
tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ "tấn công" các đồng tiền
cố định và nhiều nƣớc sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ
đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá. Thái Lan trong cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á là một trƣờng hợp nhƣ vậy. Trong giai đoạn 1985 -
1997, đồng bạt luôn đƣợc neo vào đồng USD, chỉ dao động xung quanh 25
THB/ USD. Cán cân thƣơng mại của Thái Lan liên tục bị thâm hụt, từ 10%
năm 1990 tăng lên 60-70% vào năm 1997. Nền kinh tế Thái Lan suy giảm
nhanh chóng.
3.2.2. Chế độ tỷ giá thả nổi tự do:
Chế độ tỷ giá thả nổi là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền

đƣợc phép dao động trên thị trƣờng ngoại hối, tức là tỷ giá sẽ đƣợc ấn định
bởi các lực thị trƣờng mà không cần đến sự can thiệp của Chính phủ. Đồng
tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi đƣợc gọi là một đồng tiền thả nổi.



12
Cơ sở căn bản để xác định tỷ giá hối đoái thả nổi là quan hệ cung – cầu
ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối. Khi đó, tỷ giá đƣợc xác định gần với sức
mua thực tế của đồng tiền các nƣớc đó. Nó phản ánh tƣơng đối xác thực
những biến đổi kinh tế của mỗi nƣớc và sự thay đổi trong tƣơng quan kinh tế
giữa các nƣớc với nhau.
Những quan điểm đồng ý duy trì chế độ tỷ giá thả nổi cho rằng nó sẽ trở
thành cơ sở để thực hiện mong muốn của các nƣớc theo đuổi một chính sách
tiền tệ độc lập, tách khỏi sự rằng buộc phải neo tỷ giá lại bất chấp những thay
đổi của thị trƣờng nhƣ trong chế độ tỷ giá Bretton Woods. Chế độ tỷ giá thả
nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định ở chỗ tỷ giá thả nổi nhạy với thị trƣờng
ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh
doanh nƣớc ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, những ngƣời không đồng tình với việc duy trì chế độ tỷ giá
này cho rằng tỷ giá hối đoái thả nổi lại gây ra những biến động hết sức thất
thƣờng, làm cho sự lên xuống của giá các đồng tiền không sao dự đoán trƣớc
đó. Những rủi ro của TGHD xảy ra thƣờng xuyên. Điều này làm tăng yếu tố
gây mất ổn định của nền kinh tế, cản trở khả năng kiểm soát quá trình tăng
trƣởng và phát triển kinh tế của các chính phủ. Lấy ví dụ khi Việt Nam duy trì
chế độ tỷ giá thả nổi trong giai đoạn 1989 – 1992. Bên cạnh những thành
công vƣợt bậc do chế độ này mang lại thì cũng có những điều khiến cho
những nhà quản lý kinh tế VN phải suy nghĩ khi mà việc tỷ giá đƣợc quyết
định theo thị trƣờng với hoàn cảnh nhƣ nền kinh tế VN đã tạo ra những mặt
hạn chế nhƣ: nền kinh tế hay xảy ra những cơn sốc định kỳ cuối quý hoặc

cuối năm; lạm phát thƣờng tăng vọt bất thình lình; hiện tƣợng đôla hóa trong
hệ thống lƣu thông thanh toán ngày càng tăng nhanh; sự mất cân đối giữa các
vùng, các lĩnh vực; sự quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến hàng loạt vụ đổ bể tín dụng
vào cuối năm 1991 và đầu năm 1992; nguồn thu ngoại tệ không đƣợc quản lý
chặt chẽ mà còn bị buông lỏng làm cho dự trữ ngoại tệ tăng chậm trong 3 năm



13
1989, 1990 và 1991 mức dự trữ ngoại tệ tƣơng ứng là 24 triệu USD, 24 triệu
USD và 25 triệu USD.
Có thể thấy, trong chế độ tỷ giá thả nổi này, Chính phủ giữ vai trò thụ
động, để cho thị trƣờng quyết định giá trị đồng tiền nƣớc mình. Tuy nhiên,
trên thực tế, hiếm có Chính phủ nào lại để mặc cho thị trƣờng tự điều tiết mà
thƣờng can thiệp bằng những công cụ tài chính – tiền tệ (nghiệp vụ thị trƣờng
mở OMO, dự trữ bắt buộc, lãi suất), điều chỉnh dự trữ ngoại tệ, v.v…Vì vậy,
Chính phủ thƣờng duy trì chế độ tỷ giá linh hoạt kết hợp giữa thả nổi và điều
tiết.
3.2.3. Chế độ tỷ giá hỗn hợp (thả nổi kết hợp với điều tiết của Chính
phủ):
Chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa thả nổi và cố định (hay còn gọi là chế độ tỷ
giá thả nổi có điều tiết) là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa chế độ thả nổi
và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhƣng
trong thực tế không có một đồng tiền nào đƣợc thả nổi hoàn toàn, vì nó quá
bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc
thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định
tƣơng đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách
tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới
sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử
dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhƣng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn

toàn phản ứng theo thị trƣờng.
Việc áp dụng chế độ tỷ giá hỗn hợp này hiện nay ở các nƣớc có sự khác
nhau về mức độ của vùng mục tiêu. Bởi lẽ, mỗi nƣớc đều theo đuổi những
vùng mục tiêu nhất định và tỷ giá cần phải đƣợc điều chỉnh để duy trì sự ổn
định xung quanh vùng mục tiêu đó. Chẳng hạn nhƣ khi chính phủ muốn thực
hiện một chính sách tiền tệ độc lập, họ sẽ nghiêng về thả nổi thị trƣờng nhiều



14
hơn, hay khi muốn ổn định thị trƣờng, giảm lạm phát họ lại cần nghiêng về
phía cố định tỷ giá.
Từ tháng 2 năm 1999, Việt Nam cũng đã áp dụng chế độ tỷ giá hỗn hợp
sau 2 năm duy trì chế độ tỷ giá cố định với một biên độ dao động nhất định
(từ tháng 7/1997 đến 26/02/1999). Theo đó, nhiều lần biên độ giao dịch đã
đƣợc nới rộng và thu hẹp, gần đây nhất biên độ đã đƣợc nới lên ± 5% (tháng
3/2009).
4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động của tỷ giá:
4.1. Lượng cung tiền:
Cung ứng tiền tệ ảnh hƣởng đến tỷ giá. Trên phạm vi quốc tế cũng nhƣ
trong nƣớc, một đồng tiền sẽ hạ giá trị nếu đƣa quá nhiều tiền vào lƣu hành.
Các trƣờng hợp đặc biệt của lạm phát phi mã (mức lạm phát rất cao) chứng
minh một cách hùng hồn sự đúng đắn của luận điểm này.
Việc tăng mức cung tiền tệ hàng tỷ lần của Đức năm 1922-1923 đƣợc coi
nhƣ là nguyên nhân chính gây ra sự tăng hàng tỷ lần giá ngoại tệ và các hàng
hoá khác ở Đức trong thời gian đó.
Tiền tệ đƣợc sử dụng nhƣ là trung gian của sự trao đổi , một lƣợng tiền
mặt cần có trong tay đủ để chi trả cho giá trị hàng hoá trao đổi có thể làm xuất
hiện yêu cầu đổi tiền để lấy hàng hoá dịch vụ.Nhu cầu trao đổi này làm thay
đổi theo sự quay vòng hàng năm các giao dịch đòi hỏi tiền.

Quan điểm tƣơng tự nhƣ vậy không thay đổi đối với bất cứ một nƣớc
nào cho dù là mở cửa hay đóng cửa với thƣơng mại thế giới. Các đồng tiền
mà các nƣớc chọn để cất giữ cho các giao dịch trong tƣơng lai là các đồng
tiền của các nƣớc mà tại đó họ đoán biết là đồng tiền đó đƣợc sử dụng. Bất
kỳ ai muốn mua một sản phẩm quốc gia của Mỹ sẽ cần phải có đồng Dollar
Mỹ trong tay để thanh toán cho các giao dịch, bất kể họ đang ở Mỹ hay ở
một nƣớc nào khác vì đơn giản là ngƣời bán các sản phẩm quốc gia của Mỹ



15
thƣờng muốn đƣợc thanh toán bằng đồng Dollar Mỹ hơn cả. Vấn đề này
đúng với mọi đồng tiền của các nƣớc khác.
4.2. Thu nhập thực tế:
Việc đánh giá “ảnh hƣởng của thu nhập” lên tỷ giá tƣơng tự nhƣ các
vấn đề quen thuộc của việc đánh giá “ảnh hƣởng của thu nhập” lên giá cả ở
một nƣớc. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố làm thu nhập tự chuyển
dịch. Nếu thu nhập tăng do tăng khả năng tự cung ứng thì giá trị chuyển đổi
của đồng tiền của một nƣớc (r) sẽ tăng chỉ do sức mua của đồng tiền sẽ
tăng; ngƣợc lại, nếu thu nhập tăng do tăng nhu cầu trong nƣớc thì giá trị
chuyển đổi của đồng tiền sẽ giảm do sức mua của đồng tiền giảm.
4.3. Dự đoán lạm phát tương lai:
Một đồng tiền sẽ suy giảm sức mua nếu giá hàng hoá và dịch vụ ở nƣớc
sử dụng đồng tiền đó tăng. Các nhà đầu tƣ sẽ do dự khi nắm giữ một đồng
tiền với bất kỳ tỷ giá nào nếu họ phán đoán sẽ có lạm phát giá cả tại nƣớc sử
dụng đồng tiền đó.Vai trò của dự báo tỷ giá dựa vào giá cả có thể đƣợc thể
hiện trong các phƣơng trình lạm phát khi cho hệ số k phụ thuộc vào (tỷ lệ
lạm phát giá cả theo dự doán của chúng ta), và cho hệ số k
f
phụ thuộc vào

f

(tỷ lệ lạm phát ở nƣớc ngoài).
4.4. Chênh lệch lãi suất:
Thị trƣờng ngoại hối rất nhạy cảm với các thay đổi về lãi suất. Các thay
đổi đột biến về tỷ giá thƣờng theo sau các thay đổi (i - i
f
), sự chênh lệch giữa
lãi suất trong nƣớc (i) và nƣớc ngoài (i
f
). Sự phản ứng này thƣờng là ngay
tức thì.Nếu lãi suất của nội tệ (i) tăng vọt 1% trong khi lãi suất của nƣớc
ngoài không đổi, các nhà đầu tƣ nhận thấy thêm một lý do để mua nội tệ tại
thị trƣờng giao ngay.Một phần lợi nhuận thu đƣợc từ việc nắm giữ một đồng
tiền trong chốc lát và việc đánh đổi với trị giá của đồng tiền đó trong tƣơng
lai bao gồm các thu nhập từ lãi tiền gửi, kỳ phiếu, hay trái phiếu phát hành
bằng đồng tiền đó. Cho nên tại bất kỳ một tỷ lệ thay đổi dự đoán của giá



16
giao ngay của đồng nội tệ , tăng lãi suất bản địa kích thích mua và nắm giữ
đồng nội tệ , qua đó làm tăng giá trị giao ngay của đồng tiên đó.
Giống nhƣ vai trò của thu nhập thực sự, vai trò của lãi suất phụ thuộc
vào các yếu tố làm nó thay đổi. Khi chúng ta cho là lãi suất đang tăng tại
một nƣớc, chúng ta nghĩ ngay đến việc thắt chặt tiền tệ và lãi suất chúng ta
xét đến là lãi suất thực i - vì vậy cần cẩn thận khi cho rằng “lãi suất” đang
tăng ở một nƣớc cao hơn các nƣớc khác.
4.5. Cán cân thương mại hay tài khoản vãng lai:
Các thị trƣờng ngoại hối phản ứng nhạy cảm với các tin tức liên quan

đến các số liệu chính thức của cán cân thƣơng mại hay tài khoản vãng lai.
Một tiêu chuẩn đánh giá là cán cân thƣơng mại, một khoản thặng dƣ thƣơng
mại quốc gia tính bằng hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng
hoá. Tiêu chuẩn đánh giá còn lại là số dƣ tài khoản vãng lai, một khoản
thặng dƣ thƣơng mại quốc gia tính bằng hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu
và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cộng với số chênh lệch giữa trị giá quà
biếu trao đổi qua lại giữa hai quốc gia.
Có thể dễ dàng thấy một khoản thâm hụt trong cán cân thƣơng mại hay
số dƣ tài khoản vãng lai đều là một dấu hiệu chỉ ra rằng quốc gia đó đang
cho nhiều tiền hơn là nhận từ nƣớc ngoài. Sự mất cân đối của một quốc gia
nói trên nhất định thể hiện sự chuyển tiền từ trong nƣớc cho ngƣời nƣớc
ngoài, dẫn đến lƣợng ngoại tệ trong nƣớc bị thiếu hụt và đẩy giá của nó lên.
Ngƣợc lại, khi một quốc gia thừa ngoại tệ, đồng tiền trong nƣớc sẽ lên giá.



17
II. Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu.
1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu:
1.1. Khái niệm:
Xuất khẩu là một trong hai hoạt động chính của Ngoại thƣơng, trong đó
một quốc gia thu doanh lợi từ việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất trong
nƣớc tại thị trƣờng nƣớc ngoài.
Mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu là tạo ra lợi nhuận để nhập khẩu
những hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu nền kinh tế. Bởi vậy xuất khẩu là
điều kiện cần thiết để có nhập khẩu.
1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế:
Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu là một trong hai hoạt động cơ bản của
kinh tế đối ngoại, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động xuất khẩu đem
lại hai lợi ích căn bản: tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia và cung cấp

nguồn thu phục vụ cho hoạt động nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong
nƣớc.
Nhƣ vậy, hoạt động xuất khẩu nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung là
cầu nối cho một nền kinh tế với thế giới bên ngoài. Trên cơ sở lợi dụng lợi thế
so sánh của mình, mỗi quốc gia thông qua đó hoà nhập vào vòng quay chung
của nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, đặc biệt trong thời đại hội nhập kinh tế quốc
tế ngày nay, xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu cho một nền kinh tế
muốn tối đa hoá lợi nhuận và chuyên môn hóa sản xuất.
1.3. Các tiền đề thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên bình diện quốc gia:
1.3.1. Sử dụng khả năng dƣ thừa:
Khi năng lực sản xuất của doanh nghiệp vƣợt quá nhu cầu tiêu dùng của
thị trƣờng nội địa, đặc biệt là khi doanh nghiệp kinh doanh những hàng hóa
dịch vụ bắt nguồn từ nguồn nguyên liệu dƣ thừa trong nƣớc, các doanh nghiệp
đó sẽ nghĩ đến việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ra nƣớc ngoài. Bởi việc di
chuyển tài nguyên và quy trình sản xuất sang quy trình sản xuất khác là không



18
dễ dàng do vậy xuất khẩu là một cách để tận dụng các khả năng sản xuất dƣ
thừa.
1.3.2. Giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị hàng hóa đầu ra:
Theo tính toán, một doanh nghiệp có thể giảm đƣợc 20-30% chi phí khi
tăng gấp đôi sản lƣợng.
1.3.3. Tối ƣu hoá lợi ích:
Đa số các doanh nghiệp quyết định xuất khẩu sang một thị trƣờng khi thị
trƣờng đó đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với thị trƣờng trong nƣớc (do
tận dụng các chính sách ƣu đãi của Chính phủ nƣớc nhập khẩu; đƣợc trợ cấp
từ Chính phủ nƣớc xuất khẩu; do các chính sách thuế khoá hoặc do thị trƣờng
này chấp nhận đƣợc mức giá cao…) Đồng thời, lợi ích thứ hai đem lại đối với

doanh nghiệp xuất khẩu đó là kéo dài vũng đời sản phẩm, bởi khi một sản
phẩm đang ở vào giai đoạn “chín muồi” tại thị trƣờng trong nƣớc, việc tung
sản phẩm ra thị trƣờng ngoài nƣớc là cách kéo dài vòng đời và tăng thêm lợi
nhuận cho nhà xuất khẩu.
1.3.4. Phân tán rủi ro:
Nhờ mở rộng thị trƣờng, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu những tác
động do biến động về nhu cầu do chu kỳ kinh doanh thay đổi từ nƣớc này qua
nƣớc khác. Bên cạnh đó, do mở rộng thị trƣờng, nhà sản xuất sẽ có thêm
nhiều khách hàng, từ đó cũng giảm thiểu nguy cơ mất khác hàng hoặc nguy
cơ sụt giảm doanh thu do biến động chu kỳ kinh doanh tại một thị trƣờng nhất
định.
1.3.5. Cơ hội nhập khẩu:
Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của một quốc gia khi xuất
khẩu. Với việc tăng cƣờng xuất khẩu những mặt hàng tận dụng tài nguyên và
khả năng sản xuất dƣ thừa trong nƣớc, xuất khẩu giúp tăng dự trữ ngoại tệ và
tạo nguồn thu cho hoạt động nhập khẩu những mặt hàng mà quốc gia này kém
lợi thế so sánh hơn so với các nƣớc khác.



19
2. Mối quan hệ tác động giữa tỷ giá hối đoái và xuất khẩu:
2.1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu:
Khi xem xét đến vấn đề xuất khẩu của một quốc gia ta không thể tách rời
việc xem xét chế độ điều hàng tỷ giá mà nƣớc đó áp dụng. Cơ chế điều hành
tỷ giá sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm giá đồng nội tệ, từ đó tác
động đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Nếu đồng nội tệ được định giá quá cao (tức là tỷ giá giảm) sẽ làm cho
hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ một cách tƣơng đối đối với ngƣời tiêu dùng và
xuất khẩu trở nên đắt hơn đối với nhà sản xuất. Cụ thể là, đối với ngƣời tiêu

dùng trong nƣớc, so với trƣớc đây, nay khi mua một hàng hóa nhập khẩu họ
sẽ cần ít đồng nội tệ hơn, do vậy nhu cầu với hàng nhập khẩu tăng. Còn về
phía ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài, hàng hóa nhập khẩu sang sẽ trở nên đắt hơn
do họ phải chi nhiều tiền hơn cho mỗi đơn vị hàng hóa.
Từ đó sẽ làm giảm sản xuất nội địa, dẫn tới thâm hụt ngân sách và tăng
thất nghiệp. Đặc biệt, việc định giá đồng nội tệ quá cao so với thực tế trong
một thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ làm
giảm sức cạnh tranh của xuất khẩu, tăng mạnh dòng vốn vay bất chấp khả
năng rủi ro thanh toán, kích thích nhập khẩu dẫn đến khuếch đại tiêu dùng,
nền kinh tế phát triển quá núng cùng một loạt hệ quả tiêu cực kốm theo.
Ngƣợc lại, nếu đồng nội tệ được định giá thấp hơn (hay tỷ giá tăng), giá
hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, khiến cầu về hàng hóa nhập khẩu
giảm. Đối với những khoản vay, nợ ngoại tệ, hiện tƣợng này sẽ gây nên tình
trạng khụng có khả năng trả nợ, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động tài
chính doanh nghiệp.
Về phía nhà sản xuất xuất khẩu, tỷ giá tăng lên sẽ đem lại lợi cho xuất
khẩu do nhà xuất khẩu hƣởng lợi từ chênh lệch một đồng nội tệ đổi lấy một
đồng ngoại tệ tăng lên.

×