Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TIỂU LUẬN ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN OHENRI QUA TÁC PHẨM CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.25 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHXH & VHDL

BÀI TIỂU LUẬN
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN O.HENRI QUA TÁC PHẨM
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

Học phần: Hệ thống thể loại và các tác gia tiêu biểu của văn học Âu -Mỹ từ
thế kỷ XIX đến nay
Mã học phần: PHI320
Họ và tên Giảng viên hướng dẫn:
Họ và tên sinh viên thực hiện:
Lớp:
Mã sinh viên:

Phú Thọ, năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHXH & VHDL

BÀI TIỂU LUẬN
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN O.HENRI QUA TÁC PHẨM CHIẾC
LÁ CUỐI CÙNG

Học phần: Hệ thống thể loại và các tác gia tiêu biểu của văn học Âu
-Mỹ từ thế kỷ XIX đến nay
Mã học phần: PHI320
Họ và tên Giảng viên hướng dẫn:
Họ và tên sinh viên thực hiện:
Lớp:


Mã sinh viên:

Phú Thọ, năm 2022


SỐ PHÁCH:

SỐ PHÁCH:

Điểm:

Họ và tên:
Mã sinh viên:

Bằng chữ:

CB chấm thi số 1

Lớp: K18 - ĐHSP Ngữ Văn hệ
liên thông

CB chấm thi số 2


Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Hoa kỳ là một nền văn học trẻ trung, đầy sức sống, phát triển
mạnh mẽ, nhanh chóng, giàu giá trị nhân văn, thẩm mỹ, cách tân liên tục về mọi
mặt, có sức thu hút lớn đối với thị trường văn chương. Tuy khơng có một bề dày
lịch sử nhưng những thành tựu xuaất sắc của vài thề kỷ đã khẳng định tầm quan

trọng và một vị trí ngang tầm với nền văn học tiên tiến Châu Âu.
1.2. Truyện ngắn bao giờ cũng là thể loại rất được người Mỹ ưa chuộng. Thể
loại này thể hiện tinh thần dân tộc Mỹ với tính chất năng động, hiệu quả và cấp
thời.
1.3. O.Henry tác gia xuất sắc của truyện ngắn Mỹ trong giai đoạn chuyển
giao giữa thế kỷ XIX - XX. Nhà văn không phải là một cách tân nhưng ông giữ
một vị trí quan trọng trong nề văn học Mỹ. tác phẩm của ông được xem là mẫu
mực của truyện ngắn truyền thống. Tài năng và cá tính sáng tạo của O.Henry đã
đem đến cho ông một phong cách riêng. Giá trị nhân văn trong những tác phẩm
của ông đã chinh phục hàng triệu độc giả người Mỹ và độc giả nhiều nước trên
thế giới và độc giả Việt Nam.
1.4. Tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Trung
học cơ sở với truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” để lại ấn tượng sâu sắc, ông
đáng là một cây bút truyện ngắn tài hoa. Tác phẩm thể hiện rõ đặc điểm truyện
ngắn của O.Henry.
1.5. Với tất cả các lý do trên người viết chọn đề tài: Đặc điểm truyện ngắn
O.Henry qua tác phẩm chiếc lá cuối cùng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về tác giả O.Henry, đặc điểm truyện ngắn của O.Henry và tìm hiểu
truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” để làm rõ đặc điểm truyện ngắn của ông.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm truyện ngắn O.Henry qua tác phẩm chiếc lá cuối cùng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tập trung vào truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả, so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.

4



Phần 2: NỘI DUNG
1. Tác giả O.Henry
O.Henry là bút danh của William Sydney Potter (1862-1910) là một nhà
văn viết truyện ngắn thiên tài của Mỹ. Ông sinh ngày 11-9-1862 tại Greensboro
bang Bắc Carolina. Cha ơng là một bác sĩ có tài nhưng nghiện rượu và không
biết lo xa, sống hoang phí. Năm 1865, mẹ ơng qua đời, ơng cùng em trai được
gửi tới ăn học tại một trường tư nhỏ do cơ ruột của ơng quản lí. Năm 15 tuổi,
ơng rời trường, đến làm việc tại hiệu thuốc của ông chú. Ông chuyển đến
Houston và kiếm được một số việc làm ở đó, trong đó có lúc ơng đã làm nhân
viên ngân hàng. Sau khi chuyển đến Austin, bang Texas, ông lấy vợ vào năm
1882.
Năm 1884, ông làm việc cho một tờ báo châm biếm hàng tuần The Rolling
Stone. Khi tờ báo đóng cửa, ơng chuyển sang làm phóng viên cho tờ The
Houston Post. Năm 1898, ông bị cầm tù vì bị kết án là biển thủ tiền tại
Columbus, bang Ohio, nhưng nhiều người cho là ông bị oan.
Trong thời gian ở tù, ông đã bắt đầu viết truyện ngắn. Ở đây, ông tiếp xúc
với đủ các thành phần bất hảo của xã hội. Tuy nhiên trong số họ không phải ai
cũng xấu. Những con người và thế giới ngục tù cùng với những trải nghiệm,
biến cố đã nếm trên trường đời là những khn hình sinh động và là kho tư liệu
vô giá để ông đưa vào các tác phẩm của mình.
Ơng ra tù vào năm 1901, ơng đến New York, kiếm sống bằng cách viết
truyện cho nhiều tạp chí nổi tiếng và trở nên lừng danh với hàng trăm truyện
ngắn in dưới bút hiệu O.Henry. O.Henry đã đưa truyện ngắn lên bản đồ thương
mại của văn học, góp phần to lớn trong việc định hình truyện ngắn.
Ngày 5-6-1910, O.Henry mất ở New York. Ba năm trước khi mất, ông cưới
cô bạn từng là người yêu thời trẻ. Nhưng cuộc hôn nhân này cũng sớm tan vỡ.
Những truyện đầu tiên của O.Henry được đăng tải trên các báo, tạp chí trong
nước là vào năm 1898. Tập truyện đầu tay của ơng là Lũ cắp vặt và những ơng
hồng (Cabbages and Kings) in năm 1904. Tiếp theo là mười ba tập truyện,

gồm Bốn triệu (The four Million, 1906), Trái tim miền tây (Heart of the West,
1907), Tiếng nói thị thành (Voice of the city, 1908), …và nhiều tác phẩm xuất
bản sau khi ông qua đời như: Quà tặng của những thầy pháp( The gift of the
wise men, 1911), Đá lăn (Rolling Stones, 1912),…
Năm mươi năm sau ngày O.Henry mất, Mindes H.Lason- một nhà nghiên
cứu có uy tín ghi nhận: “ Truyện của ơng vẫn cịn tiếng vang lớn. Bất cứ tuyển
tập tân truyện nào về những truyện ngắn tiêu biểu và bán chạy nhất ở nước Mĩ
đều in ít nhất một hai truyện dưới bút hiệu O.Henry”.
2. Đặc điểm truyện ngắn O.Henry
5


Đề tài truyện ngắn O.Henry, đặc biệt đa dạng, thể hiện được phần nào sự đa
dạng của đời sống xã hội Mỹ đương thời.
Bối cảnh mà tác giả xây dựng trong sáng tác rất phong phú: Thành phố
NewYork nhộn nhịp, những trang trại mênh mông ở miền Trung và Tây Nam
nước Mỹ, những thị trấn hoang sơ mới lập của dân đi tìm vàng. Khơng gian
nghệ thuật trong truyện O.Heniy phần lớn là không gian chật hẹp, tối tăm, ngột
ngạt của những căn buồng, những khung cửa, góc nhỏ cơng viên, những đường
phố ngoằn ngoèo, những mảnh vỉa hè (Buồng tầng thượng, Cánh cửa màu xanh,
Ơng Hồng, Tình u và đồng hồ,...) và chỉ một ít khơng gian trải rộng của rừng
núi, đồng cỏ, nông trại, làng mạc (Giáng sinh do sai khiến, Hoàng tử đồng
xanh,...).
Thế giới trong quan niệm nghệ thuật của O.Henry, thế giới mà nhà văn tái tạo
trong truyện ngắn là thế giới nhốn nháo sôi động của đồng tiền (Tiền tài và Thần
ái tình, Cú sốc trưởng giả,...) thế giới tối tăm ảm đạm của những cuộc đời khốn
khó bất hạnh (Quả lắc, Câu chuyện tình lễ,..) thế giới tươi sáng ấm áp của tình
người (Chị em bạn vàng, Một cơn gió dịu,..).
Nhân vật trong truyện của O.Henry khá đa dạng... Những tay trùm tư bản,
những quan chức cao cấp, cảnh sát cũng có mặt trong tác phẩm của O.Henry

(Phán quyết của Georgia, Bị bắt,...). Phần lớn vẫn là những người nghèo, xuất
thân bình dân, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau : những viên chức, thư ký,
nhà báo, họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên bán hàng, thợ cắt
tóc, dân tìm vàng và cả những người sống lang thang, những tay lưu manh,
những tên trộm cướp, những kẻ tội phạm (Đêm Ả Rập tại quảng trường
Madison, Dừng chân tại thiền đường hạ giới, Đứa con lạc loài,..).
Con người - trong quan niệm nghệ thuật của O.Henry - qua những hình tượng
nhân vật trong truyện ngắn - có khi mang tính thuần nhất, hoặc là xấu (Những
con đường chúng ta chọn, Dấu vết của Black Bill,..) hoặc là tốt (Hygeria ở
Solito, Một nghìn đơ la,...) nhưng cũng có khi là sự hòa hợp của những đối cực:
lưu manh nhưng hiền lương, giàu lòng nhân ái, độc ác, xấu xa nhưng cao thượng
(Con người hai mặt, Món quà Giáng sinh đồng nội,...).
Thế giới đa dạng rộng lớn vô cùng mà O.Henry tiếp xúc đã cung cấp chất liệu
cho cốt truyện truyện ngắn. Khả năng hư cấu tuyệt vời đã giúp nhà văn sáng tạo
nên những tình huống đa dạng (ngẫu nhiên, éo le, hài hước,...) Do O.Henry phải
viết nhanh để đáp ứng nhu cầu độc giả nên cũng có những cốt truyện khơng hay,
mơ típ truyện lặp lại, nhưng nhìn chung O.Henry đã xây dựng nên những cốt
truyện hấp dẫn, linh hoạt, biến hóa vơ cùng
Điểm đặc sắc nhất của truyện ngắn O.Henry là những cái kết bất ngờ. Dùng
cách kết cấu cốt truyện tài tình, tác giả đã làm cho người đọc phải ngạc nhiên ở
6


mỗi kết truyện. Kỹ thuật đột biến kép (đảo ngược tình thế hai lần) là thủ pháp tự
sự được sử dụng khá phổ biến.
Ở truyện ngắn O.Henry, ngoài những truyện mang tính khơi hài, phiêu lưu,
lãng mạn... người đọc có thể tìm thấy nhiều tác phẩm thấm đậm chất hiện thực,
lòng nhân ái và những quan niệm tiến bộ của tác giả.
Không hiện thực triệt để, không khắc họa đối kháng giai cấp gay gắt, nhưng
O.Henry đã phản ánh những sự thật hiển nhiên trong lòng xã hội Mỹ đương thời:

sự đối lập giữa hai thế giới - thế giới của những người giàu và thế giới của
những người nghèo; sức mạnh đồng tiền với mặt tích cực và những tác hại ghê
gớm của nó. Ngịi bút của tác giả ln hướng về những người nghèo khổ, ca
ngợi lịng tốt, tình thương của những kẻ có cùng cảnh ngộ bất hạnh
Ngôn từ nghệ thuật của O.Henry cũng khá đặc sắc. Người đọc có thể bắt gặp
một lối văn trần thuật rất trong sáng, nhiều giọng: khi hóm hỉnh, khơi hài, khi
thiết tha cảm động, lúc triết lý nghiêm trang... Những tiếng lóng, âm giọng địa
phương, những thành ngữ, điển tích... được O.Henry sử dụng trong truyện ngắn
với những dụng ý nghệ thuật nhất định. Ngòi bút miêu tả của O.Henry rất linh
hoạt, có khi trực tiếp, cụ thể như một nhà hiện thực nghiêm ngặt; có khi ơng, lại
phóng đại, nhân cách hóa hoặc dùng lối so sánh từ giản đơn đến hoa mỹ.
Đương thời, tác phẩm của O.Henry được người đọc mến mộ, say mê. Giờ
đây, gần một thế kỷ trôi qua, giữa bao nhiêu cây bút truyện ngắn nổi danh của
Mỹ và thế giới, vẫn cịn đó những truyện ngắn có sức sống kỳ diệu đã làm cho
tên tuổi O.Henry trở nên bất tử.
3. Quan điểm sáng tác của O.Henry
O.Henry trước hết là một nhà hiện thực. Tác phẩm của ông lấy chất liệu từ
cuộc sống, phản ánh cuộc sống, thể hiện cảm thức trước cuộc sống.
Trong một số sáng tác, O.Henry đã thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình
khi thì qua hình tượng, khi thì bằng lời người trần thuật nói với độc giả. Nghệ
thuật có thể khơi gợi những tình cảm tốt đẹp, nâng cao tâm hồn con người.
O.Henry đảm nhận được thiên chức đáng q, tác động kỳ diệu của nghệ thuật
nhưng khơng hề tuyệt đối hóa vai trị của nghệ thuật. Theo nhà văn, cịn có một
điều cao q vĩ đại hơn cả nghệ thuật đó là tình người, là lịng thương u.
Qua những tuyên ngôn nghệ thuật được phát biểu trực tiếp truyện ngắn hay
thì giống như viên thuốc đắng bọc đường, thiên chức của nghệ thuật là thanh lọc
tâm hồn, hướng thiện con người hoặc bằng lời người trần thuật hay bằng hình
tượng nghệ thuật trong truyện ngắn, O’Henry đã thể hiện quan niệm sáng tác
của một nghệ sĩ hiện thực, một nghệ sĩ của tình thương u, lịng nhân ái.
4.Truyện ngắn “Chiêc lá cuối cùng”

7


4.1. Xuất xứ tác phẩm.
Chiếc lá cuối cùng (The last Leaf) là truyện ngắn xuất sắc bậc nhất của
O.Henry. Tác phẩm được in trong tập Cây đèn thanh mảnh (The Trimmed
Lamp) xuất bản năm 1907.
Đây là một truyện ngắn nổi tiếng được biết đến nhiều nhất của O.Henry.
Truyện đã được đưa vào sách giáo khoa của nhiều nước để giới thiệu ở phần văn
học nước ngoài. Ở Việt Nam, truyện ngắn này đã được đưa vào chương trình
Ngữ văn lớp 8 để giảng dạy.
4.2. Tóm tắt truyện
Sue và Johnsy là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Behrman,
một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng
chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Johnsy bị bệnh sưng phổi rất nặng.
Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng
rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Sue vơ cùng lo lắng và hết lịng chạy chữa
cho bạn nhưng vơ ích, Johnsy vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm
đếm từng chiếc lá. Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Johnsy, cụ Behrman bộc lộ
sự khơng tán thành, nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng
để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã khơng
rụng trong đêm bão lớn khiến Johnsy suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được
sống, được sáng tạo. Johnsy từ cõi chết trở về nhưng cụ Behrman lại chết vì
bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Johnsy. Sue
lặng lẽ đến bên Johnsy báo cho bạn về cái chết của cụ Behrman và bí mật của
chiếc lá cuối cùng.
4.3. Đặc trưng truyện ngắn O.Henry qua “Chiếc lá cuối cùng”
4.3.1. Cốt truyện
4.3.1.1. Cốt truyện kép xoắn
Truyện ngắn là một thể loại cơ bản trong văn xuôi Mỹ và những sáng tác của

O.Henry đã tạo nên cho thể loại truyện ngắn Mỹ một diện mạo mới trong sự
phát triển lâu dài của nó. Ơng là một thiên tài tuyệt vời trong việc xây dựng cốt
truyện và vẽ nên các biến cố. Bên cạnh việc tạo nên thế giới nhân vật sinh động,
gần gũi với đời thực thì việc tạo nên những tình huống truyện xuất sắc đưa ta hết
tình tiết này đến tình tiết khác đã làm nên cái bất ngờ và hấp dẫn trong truyện
ngắn của ơng.
Đặc trưng điển hình của truyện ngắn O.Henry là cốt truyện kép xoắn, nó
quay về hồn cảnh trớ trêu hoặc ngẫu nhiên. Thành cơng tuyệt vời của ông là
xây dựng nên hai tuyến cốt truyện song song, ông sắp xếp câu chuyện diễn ra
theo một hướng và khi người đọc đang chăm chú đi theo hướng chung của
người kể truyện thì câu chuyện bị đảo ngược hoàn toàn. Truyện ngắn “Chiếc lá
cuối cùng” tiêu biểu cho cách xây dựng cốt truyện kép xoắn của ông.Truyện
8


ngắn này có cốt truyện khá phức tạp. Ngồi cốt truyện bề nổi ta còn bắt gặp cốt
truyện ngầm nữa .
Tuyến truyện thứ nhất: Tại một khu họa sĩ nghèo, có một cơ gái tên là Johnsy
bị ốm do gã viêm phổi hồnh hành (trình bày). Cơ tuyệt vọng đếm từng chiếc lá
thường xuân đang rụng như đang đếm đến ngày mình ra đi (thắt nút). Lá cứ rụng
từ lúc có đến gần trăm lá cho đến khi chỉ cịn mấy lá trên cây sức khỏe của
Johnsy cũng tàn dần (phát triển). Cho đến đỉnh điểm chỉ còn một chiếc lá, nếu
chiếc lá đấy rơi thì sự sống của Johnsy cũng rơi theo. Kết thúc lá không rơi và
Johnsy cũng khơng chết.
Ngồi cốt truyện bề nổi trên ta cịn có một tuyến truyện song hành, chìm
ẩn nữa: có một họa sĩ già nuôi tham vọng vẽ bức kiệt tác , có một cơ gái trẻ tuyệt
vọng muốn chết vì những chiếc lá rơi. Ơng lão muốn cứu cơ gái bằng dự định vẽ
chiếc lá vào đêm mùa đông giá rét thay thế chiếc lá thường xuân cuối cùng đã
rụng.Truyện kết thúc khi cô gái hồi phục bởi chiếc lá (được vẽ) vẫn cịn nhưng
họa sĩ già thì đã qua đời.

Như vậy với việc đan cài nhuần nhuyễn các cốt truyện trên đã tạo nên sự
hấp dẫn với độc giả bởi nó chứa đựng nhiều tình huống bất ngờ, vượt xa những
dự đoán của người đọc chúng ta.
Xem xét các cốt truyện của truyện ngắn O.Henry những sự kiện trong
truyện đựợc sắp xếp theo một trình tự nhất định, những sự việc sự kiện sảy ra
trước kể trước, sự việc sự kiện sảy ra sau kể sau, nó phát triển theo thời gian từ
lúc Johnsy và Sue gặp nhau sống chung một căn nhà đến khi Johnsy bị bệnh và
đến kết thúc đều sảy ra tuần tự. Đó là kiểu cốt truyện nhân quả, cốt truyện liền
mạch. Các truyện ngắn của O.Henry thường là kiểu cốt truyện này hoặc cốt
truyện tuyến gấp khúc nếu xét theo tiêu chí thời gian và nếu xét theo tiêu chí
nhân vật thì truyện ngắn O.Henry được phân bố ở cả ba loại cốt truyện đơn
tuyến, đa tuyến và cốt truyện tâm lí. Có thể nói rằng cốt truyện “Chiếc lá cuối
cùng là một trong những khuôn mẫu của thể loại này ở thế kỉ XIX. Cùng với
việc xây dựng hai tuyến cốt truyện là cơ sở thuận lợi để O Henry triển khai “cái
kết bất ngờ”, mang đậm phong cách của riêng mình.
4.3.1.2. Kết thúc bất ngờ
O.Henry có nhiều kiểu kết truyện. Tuy đặc điểm chung là cái kết bất ngờ
khó đốn và lường trước nhưng những biến thái của cái kết ấy không phải ít. Xét
ở phương diện nội dung ơng có những cái kết triết lí ( Quà tặng của các thầy
pháp) và kết giải thích (Dấu vết Bin Đen), cịn ở phương diện cấu trúc O Henry
có cấu trúc đóng ( Trái tim và chữ thập, Những thánh ca, Chiếc lá cuồi cùng) và
cấu trúc mở( Tên cớm và bản thánh ca, Buồng tầng thượng).
Đọc truyện của ơng ta khó có thể lường trước được kết cục bởi mâu thuẫn
lôi cuốn người đọc đôi lúc chỉ là mâu thuẫn vờ. Để thỏa mãn và tạo sức lôi cuốn
9


cho tác phẩm. Với việc xây dựng hai cốt truyện xoắn kép, hướng người đọc theo
một hướng đi chung rồi bất ngờ đảo ngược tình huống. Điều đó có nghĩa là đến
cuối truyện, trạng thái tinh thần hoặc số phận của nhân vật thay đổi một cách

kịch tính. Người đọc có thể sẽ khơng bao giờ biết được sự thật cho đến khi đọc
xong câu chuyện. Tác giả đã kích thích sự hồi hộp của độc giả cho đến tận câu
văn cuối cùng và sự bất ngờ vụt đến rất nhanh ngay sau khi câu chuyện được kết
thúc. Toàn bộ truyện vì vậy trở nên cuốn hút nhờ vào đoạn kết. Trong đó “Chiếc
lá cuối cùng” là đặc trưng tiểu biểu nhất cho kiểu kết này.
“Chiếc lá cuối cùng” được xem như là một trong những truyện ngắn có kết
thúc mẫu mực vào hạng bậc nhất của truyện ngắn cổ điển. Từ cốt truyện, nhân
vật, giọng điệu trần thuật...có thể xem như là một trong những khuôn mẫu của
thể loại này ở thế kỉ XIX. Tuy vậy nó vẫn mang những nét riêng độc đáo và hiện
đại của tác giả.
Chúng ta biết rằng kết thúc của một văn bản thường được xem như là kết
thúc nội dung của toàn văn bản đó nhưng O.Henry lại làm điều này theo một
cách kết thúc hoàn toàn mới mẻ, tạo nên một kết thúc đầy bất ngờ cịn được giới
chun mơn gọi bằng thuật ngữ là kết thúc xoắn bện. Cùng với việc tạo dựng hai
cốt truyện thì ơng đã tạo nên hai cái kết song hành cùng đảo ngược.
Tuyến truyện thứ nhất ta sẽ thấy rằng Johnsy là nhân vật chính cơ bị ốm do
bệnh viêm phổi. Ngay từ đầu Johnsy đã mang đến bao lo lắng, thương cảm trước
thái độ bi quan buông xuôi trước tử thần.Cô gắn sự sống của mình với những
chiếc lá trên cây thường xuân nhưng chiếc lá cuối cùng cơ mong đợi lìa cành lại
khơng rụng.Sự gan lì và nhẫn nại của chiếc lá khiến Johnsy nhận thức được sự
hèn nhát và yếu đuối của chính mình. Kết thúc cơ thay đổi thái độ ăn cháo, soi
gương “ Giờ đây có thể cậu mang đến cho mình chút cháo để ăn và một ít sữa có
một chút rượu vang đỏ trong đó”, “Hãy mang đễn cho mình cái gương soi cầm
tay cái đã”và muốn thực hiện ước mơ từ lâu của mình: “Đến một ngày nào đó
mình ước gì vẽ được vịnh Naples”. Nhờ đó mà Johnsy đã qua được vòng hiểm
nghèo người đọc tưởng chừng thở phào nhẹ nhõm nhưng kết thúc bất ngờ nhanh
chóng phơi bày.
Tuyến truyện thứ hai, Behrman là nhân vật chính, cảnh ngộ của Behrman,
Sue và Johnsy là giống nhau họ cùng nghèo cùng khao khát dâng hiến cuộc đời
cho nghệ thuật. Trước sự tuyệt vọng trông chờ của Johnsy vào chiếc lá cuối

cùng ông đã quyết định vẽ một chiếc lá thật giống thay vào chỗ chiếc lá cuối
cùng đã rụng. Kết thúc Behrman đã chết vì bênh viêm phổi “Ơng ấy ốm có hai
ngày thơi”, ơng“ nằm đau đớn yếu ớt trong căn phòng dưới nhà . Giày và quần
của ơng ta ướt sũng , người lạnh cóng”
Như vậy theo diễn biến của truyện khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là
lúc Johnsy muốn buông hết thảy. Thế nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng, kiệt
10


tác của cụ Behrman trên chiếc tường cao cheo leo, cũ kĩ. Chính chiếc lá ấy là
ngọn lửa nhen nhóm lên trong lịng Johnsy niềm khát khao được sống nó chuyển
hóa được nỗi vơ vọng của con người và cơ được sống. Cái chết của cụ là sự kiện
bất ngờ khơng chỉ đối với Sue và Johnsy mà cịn đối với độc giả. Hai tình huống
kết truyện song song cùng đảo ngược được thực hiện trọn vẹn. Behrman đang
sống khỏe mạnh và đã ra đi vì quyết tâm cứu sống Johnsy; Johnsy sắp chết lại
dần khỏe mạnh nhờ chiếc lá của Behrman. Đây chính là nghệ thuật xây dựng cái
kết đúp đầy bất ngờ của O.Henry. Đây cũng là nét đặc trưng trong thi pháp tự
sự của ơng ngồi truyện ngắn Chiếc là cuối cùng thì cịn có một số truyện ngắn
khác có kết thúc bất ngờ như “Tên cớm và bản thánh ca” và “Quà tặng của
những thầy pháp”.
4.2. Nhân tố tạo nên cái kết bất ngờ
O Henry sử dụng tổng thể nhiều biện pháp để tạo nên cái kết bất ngờ: Thủ
pháp đánh lừa, yếu tố hoán đổi, nhịp độ cùng bút pháp tự sự giấu kĩ và bày
nhanh
4.3. Chi tiết chiếc lá cuối cùng
Hình tượng chiếc lá là hình ảnh tinh tế, chứa đựng nhiều ý nghĩa và được
quen dùng trong văn chương. Có thể nói trong “Chiếc lá cuối cùng”, ngay từ
nhan đề ta đã thấy được tầm quan trọng của hình tượng chiếc lá, nó cùng với kết
thúc bất ngờ là phương tiện để nhà văn gửi gắm thơng điệp đầy tính nhân đạo.
Tình u thương con người yêu đồng loại. Với kết thúc bất ngờ đặc sắc trong

“Chiếc lá cuối cùng” nó làm bùng lên vẻ đẹp sâu xa của tâm hồn con người. Kết
thúc đó chứa đựng nhiều cảm xúc, thể hiện rõ nét tâm tư của mỗi con người,
đem lại bài học về tình u thương đồng loại.Trong tình cảnh nghèo khó, không
gian tù túng lạnh lẽo u ám chúng ta vẫn nhìn thấu tình bạn cao đẹp giữa hai cơ
gái vốn không ruột rà, chỉ ngẫu nhiên quen biết nhau nhưng lại dành cho nhau
tình yêu thương thật đáng trân trọng. Sue ln chăm sóc tận tình, động viên
Johnsy khi cơ bị bệnh. Tác giả còn khắc họa tâm trạng đau khổ, lo lắng khi phải
chứng kiến tấn bi kịch sắp xảy ra với bạn mình thậm trí có lúc cơ như tuyệt vọng
trước cái ý nghĩ vớ vẩn thái độ sống bng xi của Johnsy. Cịn cụ Behrman
một họa sĩ già “Luôn ấp ủ dự định vẽ một bức kiệt tác, nhưng vẫn chưa bắt đầu”.
Lão muốn vẽ bức tranh ấy để bán đi, không chỉ để hưởng cho riêng mình mà để
đổi đời cho cả hai cơ họa sĩ nghèo ở tầng áp mái bên trên. Cũng vì tình thương
đồng nghiệp cụ đã bất chấp nguy hiểm để vẽ nên chiếc lá trong một “đêm khủng
khiếp”, “trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm”. Vì
sự sống của đồng loại cụ khơng ngại hi sinh. Cụ đã dồn tất cả tình thương yêu
con người, cuộc sống cũng như khát vọng vào ngòi bút vẽ “Chiếc lá cuối cùng”
Chiếc lá ấy mãi mãi là minh chứng của tấm lòng yêu thương con người.
11


Giá trị vĩnh cửu của nghệ thuật. Không chỉ là ca ngợi tình yêu thương con
người, yêu đồng loại, mà còn ca ngợi những giá trị vĩnh cửu của nghệ thuật.
Chiếc lá cuối cùng dù chỉ là một câu chuyện rất nhỏ bé và bình dị đã trở thành
tun ngơn nghệ thuật của O.Henry. Chiếc lá là tượng trưng cho nghệ thuật.
Chiếc lá vẽ ra để đem lại niềm tin và sự sống cho con người nghĩa là nghệ thuật
phải vị nhân sinh. Suốt đời họa tác Behrman luôn tuyên bố ồn ào rằng “Một này
nào đó ta sẽ vẽ nên một kiệt tác…trời ơi đúng là phải như thế”. Để rồi ngồi sáu
mươi tuổi cụ vẫn khơng có một tác phẩm nào ra hồn. Nhưng cuối cùng,
Behrman đã đánh đổi cuộc sống của bản thân cho nghệ thuật nên nghệ thuật tồn
tại vĩnh hằng, cứu sống được người mà ông nguyện sẽ phấn đấu đổi đời cho họ.

Đó là lúc người họa sĩ già ấy hiểu thấu sự vinh quang và cao cả của nghệ thuật
hướng về con người chứ không phải nhằm tạo ra chút danh tiếng hão huyền.
Như vậy nghệ thuật vị nhân sinh chứ không phải nghệ thuật vị nghệ thuật. Nghệ
thuật chỉ bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời. Cây tuy là
thường xuân cũng không giữ được lá của mình, người tuy hữu hạn nhưng lại giữ
được lá. Vậy điều duy nhất để giữ chiếc lá kia, giữ lại nghệ thuật trên cuộc đời
này là tấm lòng. Con người dẫu có chết thì tấm lịng kia vẫn lưu tồn muôn thuở.
4.4. Nghệ thuật trần thuật
4.4.1. Người kể chuyện
Giáo sư Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện đã
viết: “ Người kể đóng vai trị thuyết minh, dẫn dắt người đọc vào truyện. Có thể
từ bối cảnh khơng - thời gian đến nhân vật; có thể đi thẳng vào nhân vật; có thể
từ nhân vật đi ra ngoài bối cảnh hoạt động”(tr56)
O.Henry đặc biệt thường xuyên sử dụng ngôi kể thứ ba trong các sáng tác của
mình. Qua khảo sát tập truyện “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả người viết nhận
thấy có tất cả 17/19 truyện ngắn được tác giả kể theo ngôi thứ ba. Người kể
chuyện ở ngôi thứ ba không xuất hiện trực tiếp mà đứng ở vị trí khách quan để
giữ khoảng cách với nhân vật nhằm đảm bảo tính khách quan của hiện thực
được phản ánh trong tác phẩm. Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện
ngắn của O.Henry có người kể chuyện ở ngơi thứ ba.
Có thể nói, ngơi kể thứ ba là yếu tố tạo lợi thế cho tác giả xây dựng kết thúc
bất ngờ - một điểm hấp dẫn đặc trưng cho truyện ngắn O.Henry nói chung và
trong “Chiếc lá cuối cùng” nói riêng.
Đặt giả thiết rằng “Chiếc lá cuối cùng” được kể lại theo ngôi thứ nhất trong
vai Sue hoặc Johnsy thì chắc chắn sẽ khó để nhà văn cố tình giấu đi khơng kể sự
việc cụ Behrman đã vẽ chiếc lá thường xuân trên tường trong đêm mưa tuyết và
kể chuyện với một giọng điệu khách quan và bình thản như này. Nếu vậy, câu
chuyện sẽ khơng cịn hấp dẫn vì khơng có yếu tố bất ngờ.
4.4.2.Thủ pháp trần thuật
12



4.4.2.1. Thủ pháp đánh lừa
Trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” tác giả đã đánh lừa người đọc ở đầu
cho đến tận cuối cùng của câu truyện mới tiết lộ sự thật. Tất cả những tuyến
truyện thứ nhất cả hai cô gái họa sĩ nghèo, cái bệnh viêm phổi, những chiếc lá
và dây thường xuân kia đang làm Johnsy chết mòn tàn lụi từng ngày, cách tự sự
rất duyên dáng từ đầu tác phẩm đến đây tất cả để đánh lừa người đọc đi theo một
hướng để rồi đến một thời điểm thích hợp ơng mới tiết lộ những gì đã lên kế
hoạch, tiết lộ những tình tiết quan trong và ở đấy các yếu tố bên trên chỉ là cái
nền ông lão Behrman xuất hiện. Với kĩ thuật tự sự này tác giả đã tạo ra độ hẫng
thẩm mĩ trong tâm lí tiếp nhận, tạo nên cái bất ngờ khó dự đốn được của độc
giả.
4.4.2.2. Yếu tố hốn đổi
Trong phần lớn truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” O.Henry đã cố gắng thu
hút người đọc chú ý đến những giờ phút cuối cùng của Johnsy và những chiếc lá
đang tiếp tục rụng. Theo quy luật nếu lá cây thường xuân già thì rụng là tất yếu
người đọc tin chắc rằng trong buổi sớm mai chiếc lá sẽ phải rụng và cuộc đời
của Johnsy sẽ kết thúc nhưng khi Sue kéo rèm lên thì chiếc lá cuối cùng vẫn cịn
đó. Kết qủa đó là một sự hốn đổi giữa đúng và sai, giữa giả và thật, giữa sự
sống và cái chết. Thế là một mạng già đổi lại một mạng trẻ, quy luật hay cũng
chính là ngoại lệ. Đó là hành trình đi từ sự sống đến cái chết của một họa sĩ già
để kéo cô ái trẻ từ cõi chết ngược về sự sống. Nhựa sống từ cơ thể già nua đã
trút hết sang chiếc lá kia để chiếc lá nhen nhóm cho Johnsy hi vọng sống. Chỉ có
những người quý cuộc sống mới giám sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì
người khác. Cụ Behrmen sẵn sàng làm chiếc lá rụng xuống để nảy mầm sự sống
mới.
4.5. Nhịp độ cùng bút pháp tự sự giấu kĩ và bày nhanh
Ở Chiếc lá cuối cùng nhịp độ kể chuyện của người kể chuyện kéo dài lúc đầu
và trong quá trình cho đến kết thúc thì lại đột ngột, bất ngờ. Nếu đo độ dài của

truyện ngắn này bằng số trang trong văn bản của nó, thì nó dài khoảng 10 trang
(từ tr 90- 99 trong tuyển tập Chiếc lá cuối cùng do Ngô Vĩnh Viễn dịch, xuất bản
năm 2007). Nhưng với độ dài đó, 9 trang đầu kể về quá trình Johnsy bị ốm do
bệnh sưng phổi và đang chán nản buông xuôi sự sống, chỉ chờ khi chiếc lá
thường xn cuối cùng rụng xuống thì cơ cũng ra đi, trong khi đó thì cụ
Behrman vẫn khỏe mạnh và làm cơng việc thường ngày của mình. Khi đọc
những trang này thì câu chuyện được kể một cách khá chi tiết với nhịp độ chậm
dãi. Và cho đến kết thúc của truyện ngắn này ở trang cịn lại thì bất ngờ xảy ra:
Johnsy sống trong khi cụ Behrman chết. Trong quá trình câu chuyện diễn ra
được kể với nhịp độ chậm, đều trước đó khơng có chi tiết nào được kể để cho
biết tại sao cụ Behrman chết mà chúng ta phải chờ đến những lời nói của Sue
13


với Johnsy ở cuối truyện để giải đáp được. Truyện ngắn này có một kết thúc
được kể khơng chỉ nói là nhanh khi liên kết với những sự việc trước đó, mà cịn
phải nói là đột ngột về cả nhịp độ và tính chất, ý nghĩa của nó. O.Henry sử dụng
nhịp độ kể chuyện như thế này đã góp phần tạo nên kết thúc bất ngờ mang đầy
giá trị nhân đạo và gây ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc cho tác
phẩm Chiếc lá cuối cùng.
Không chỉ Chiếc lá cuối cùng mà ta có thể thấy nhịp độ kể chuyện này trong
rất nhiều truyện ngắn khác của O.Henry như: Tên cớm và bản thánh ca, Một sự
giúp đỡ của tình u, Món q của các đạo sĩ,...Đây là một nét làm nên nghệ
thuật trần thuật đặc sắc cho truyện ngắn của ơng . Đồng thời nó đã đóng góp
cơng sức của mình để xây dựng nên kiểu “ kết thúc bất ngờ”- một đặc điểm có
thể coi là nổi bật nhất trong các tác phẩm truyện ngắn của O.Henry.
4.6. Nhân vật.
4.6.1. Sự lựa chọn nhân vật
Đối với hầu hết các nghệ sĩ, bối cảnh cuộc đời chi phối, ảnh hưởng rất lớn
đến sự nghiệp sáng tác của họ. Với O. Henry cũng vậy.O.Henry đã đưa những

điều ông chứng kiến trong hiện thực vào tác phẩm của mình. Truyện ngắn của
ông đa dạng về đề tài , nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất
hạnh của người dân Mĩ. Và với đề tài như vậy thì việc lựa chọn nhân vật cho
truyện ngắn cua O. Henry cũng rất phong phú đa dạng, bao gồm nhiều lứa tuổi ,
nhiều tầng lớp nhưng đa số vẫn là người lao động, người nghèo trong xã hội và
hầu hết những nghề nghiệp của nhân vật đều là những nghề mà chính tác giả đã
trải qua ở cuộc đời thực của mình.
Trong số những nhân vật thuộc vào lớp người lao động nghèo trong xã hội ấy,
ta phải kể đến những người nghệ sĩ nghèo gồm cả nam lẫn nữ. Truyện
ngắn Chiếc lá cuối cùng (The last leaf) sẽ cho ta thấy được sự lựa chọn nhân vật
này của O.Henry.
Mở đầu truyện qua một vài dòng văn, tác giả đã bước đầu giới thiệu cho độc
giả nhân vật trong tác phẩm này là những họa sĩ nghèo. Tại làng Greenwich cổ
kính ở phía Tây cơng viên Oasinhton có người họa sĩ già thất bại trong nghệ
thuật Behrman, có hai cơ bạn thân là Sue và Johnsy đều là những nữ họa sĩ
nghèo, hơn thế, Johnsy cịn mang trong mình căn bệnh sung phổi...
Các nhân vật trong Chiếc lá cuối cùng người già, người trẻ đều có. Họ là
những họa sĩ nghèo, đều có phẩm chất tốt, có khát khao ước mơ đối đối với
nghệ thuật nhưng thực tế thì để thực hiện được vơ cùng khó khăn, khó khăn
trong cả việc trang trải cuộc sống hàng, dù vậy họ vẫn không ngừng ước mơ và
theo đuổi nghệ thuật. Đây là một trong số những kiểu nhân vật mà được
O.Henry lựa chọn và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả qua tác phẩm của
mình.
14


Ngồi truyện ngắn này ta cũng có thể kể đến một số tác phẩm khác của
O.Henry có nhân vật chính là những nghệ sĩ nghèo như: Nhà họa sĩ trong Một
sự giúp đỡ của tình yêu, nhà văn trong Câu chuyện tỉnh lẻ, nhà soạn kịch
trong Buồng tầng thượng... “Tất cả họ đều giống nhau ở chỗ là cùng nghèo,

cùng sống trong những căn phịng tồi tàn.Khơng gian thì tối tăm trật hẹp nhưng
không ngăn nổi ước mơ cháy bỏng của họ.”
Có thể nói đây là một đặc điểm khá tiêu biểu của truyện ngắn O.Henry mà
ta có thể nhận thấy qua tác phẩm Chiếc lá cuối cùng. Nói chung trong truyện
ngắn của mình, O.Henry có sự lựa chọn đa dạng phong phú về nhân vật , có
nhân vật tốt xấu, nam nữ, già trẻ thuộc tầng lớp khác nhau trong xã hội . Nhưng
chiếm phần lớn trong số nhân vật được nhà văn lựa chọn vẫn là những người lao
động nghèo, những nghệ sĩ nghèo thất nghiệp hoặc có thu nhập thấp.
Qua cách lựa chọn nhân vật trong truyện ngắn của O.Henry và qua ngôn
ngữ, giọng điệu của người kể chuyện chúng tôi thấy được thái độ của tác giả đối
với các nhân vật của mình hiện lên khá rõ ràng. Đối với các nhân vật nghèo khổ,
đó là sự cảm thơng , thương u thậm chí là đồng cảm , khám phá ra bản chất tốt
đẹp trong con người họ. Và ngược lại tác giả có thái độ phê phán đối với các
nhân vật đại diện cho quyền lực trong xã hội Mĩ và có phẩm chất xấu như: luật
sư Guts trong truyện những giả định phá sản, đại tá Telfair và Thacker ở Bông
hồng Dixie, Pakơ trong Buồng tầng thượng,...
4.6.2. Mơ-típ“ người cứu nguy”
Trong một số truyện ngắn của mình, O.Henry đã xây dựng nhân vật có vai
trò là “người cứu nguy”. Và các “nhân vật cứu nguy” ấy là đàn ông. Cách xây
dựng nhân vật này cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa nhân vật nam và nhân vật
nữ trong tác phẩm của ông. “Người phụ nữ của ơng thường mềm yếu nên có khi
bị chán nản, buông xuôi chờ đợi cái chết,...Nhưng vào những giây phút nguy
hiểm thì người cứu họ là những người đàn ông. Những nhân vật nam xuất hiện
như những điều diệu kì, như những người anh hùng để giúp đỡ, thậm chí cứu
sống nhân vật nữ. Chúng ta có thể thấy rõ mơ-típ “ người cứu nguy” này trong
truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Henry.
Ở Chiếc lá cuối cùng nhân vật đóng vai trị người cứu nguy là cụ Behrman.
Johnsy bị bệnh sưng phổi nặng đang buông xuôi hy vọng sống đợi cái chết đến
với mình theo từng chiếc lá thường xuân rụng xuống. Và khi Sue mời cụ
Behrman làm mẫu vẽ cho mình, cơ kể cho cụ nghe ý nghĩ ấy của Johnsy, cụ

Behrman đã “ hét lên sự khinh bỉ và nhạo báng của mình đối với những chuyện
tưởng tượng ngốc nghếch ấy”. Và có lẽ trong chính lúc ấy, cụ đã suy nghĩ rằng
làm cách nào để cứu được Johnsy. Cụ Behrman đã cứu sống được Johnsy, kiệt
tác duy nhất “ chiếc lá cuối cùng” được vẽ trong đêm mưa bão đã gieo hy vọng
sống cho cơ. Cụ đã mang sự sống của mình để cứu sống được một cô gái trẻ vẫn
15


còn nhiều điều hứa hẹn trong tương lai. Cụ Behrman không phải là một người xa
lạ được đưa đến chỉ để cứu Johnsy mà đã có những liên hệ và quan điểm đối với
ý nghĩ buông xuôi sự sống của cơ trước đó. Nó góp phần cho thấy sự hợp lí của
“hành động cứu nguy” của cụ. Hành động cứu nguy này của cụ Behrman không
được người kể chuyện nhắc đến một cách cụ thể mà để Johnsy và cả độc giả
nhận ra qua lời nói của Sue ở phần kết của truyện. Đây cũng chính là dụng ý
nghệ thuật của tác giả, nó càng làm tăng thêm sự bất ngờ, làm tấm lòng cao cả
của cụ Behrman càng tỏa sáng- càng thể hiện vai trị khơng thể thiếu của nhân
vật cứu nguy đối với truyện ngắn này.
Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là một ví dụ điển hình cho mơ-típ “người
cứu nguy” - một nét đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện
ngắn của O.Henry. Ngoài cụ Behrman trong truyện ngắn này thì ta có thể kể đến
nhân vật cứu nguy khác như William Jackson trong Buồng tầng thượng. Những
nhân vật cứu nguy được “ông khéo đan cài, đặt họ vào những mối giây nhân quả
rất nghệ thuật chứ khơng phải đưa từ bên ngồi vào…chồm chỗm làm người ra
tay tế độ như các truyện cổ” ( Tạp chí văn học Nghệ thuật truyện ngắn O.Henry
– Lê Huy Bắc).
4.7. Không gian, thời gian
Trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện của GS Nguyễn Thái Hòa (Nhà
xuất bản Giáo dục, 2000) có đề cập đến vấn đề “Không gian như một nhân tố
nghệ thuật của truyện” (trang 87); “Thời gian như một nhân tố cấu trúc nghệ
thuật của truyện” (trang 109). Qua đó ta thấy khơng gian và thời gian là hai nhân

tố quan trọng của truyện. Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng O.Henry đã thành
công trong việc xây dựng nên không gian, thời gian nghệ thuật.
4.7.1. Khơng gian tù túng
Khơng gian trong truyện có vai trị hết sức quan trọng. Nhờ có khơng gian
trong truyện, người đọc có thể hiểu được hồn cảnh nhân vật hay dụng ý của nhà
văn khi đặt nhân vật vào không gian ấy.
Chiếc lá cuối cùng được O.Henry đặt trong không gian cụ thể, tù túng.
O.Henry khai truyện bằng “Trong một khu nhỏ…”. Câu chuyện chỉ xoay quanh
căn phòng “áp mái tịa nhà ba tầng thấp tịt”. Cái khơng gian “thấp tịt” kia là
xưởng vẽ kiêm phòng ngủ của Sue và Johnsy và đó cũng là nơi Johnsy ngã
bệnh. Bên kia không gian tù túng đấy là bức tường nẻ nứt theo thời gian. Cái
cửa sổ của căn phòng như bị phong kín bởi bức tường già nua với cây trường
xuân già nua. “Trong tầm mắt chỉ có một cái sân trơ trụi, ảm đạm và bức tường
trống trơn của ngôi nhà gạch cách trừng sáu mét. Một dây trường xuân già, rất
già, gốc cong queo và mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo
của mùa thu đã bứt dần lá của nó ra khỏi thân cho đến lúc chỉ còn trơ đám cành
cây gần trụi hết lá bám vào những viên gạch nẻ sứt”. Đó thật sự là một khơng
16


gian vô cùng ảm đạm, trật hẹp, tù túng.Từ tầng ba ấy, chỉ có mấy bước là các
họa sĩ trẻ xuống đến tầng trệt, nơi có lão họa sĩ Behrman sống bằng nghề ngồi
mẫu cho các họa sĩ nghèo. Không gian mà lão họa sĩ tồn tại cũng thật tối tăm u
ám.
Như vậy khơng gian eo hẹp, gị bó, tù túng như phô ra trước mắt người đọc.
Tồn tại trong không gian vừa chật hẹp vừa ảm đạm như vậy con người ắt hẳn
khó có thể lạc quan. Có lẽ vì thế mà bệnh của Johnsy ngày một nặng hơn.
Khơng gian eo hẹp của tác phẩm cịn mang tính ẩn dụ, tính khái qt cao.
Khơng gian đó khơng thể chơn vùi đi những ước mơ, những hoài bão của con
người. Nó có thể kìm hãm bước đi, giam giữ thể xác nhưng khơng thể giam giữ

tình người. Bởi vì trong cuộc sống nghèo khó, tù túng, quẩn quanh con người
vẫn không ngừng nuôi dưỡng ước mơ và hi vọng. Cụ Behrman suốt cả cuộc đời
mình vẫn mơ về một kiệt tác để đời để thay đổi số phận “Đã bốn mươi năm ông
cầm cây bút lông mà không sao đến gần được Nàng hội họa của mình. Lúc nào
ơng cũng đau đáu định vẽ một kiệt tác”. Còn Johnsy vẫn ln mơ ước “Đến một
ngày nào đó mình ước gì vẽ được vịnh Naples”. Ước muốn ấy đã được nhắc lại
hai lần trong tác phẩm (một lần là lời Sue nói với bác sĩ, một lần là lời Johnsy
nói với Sue) hàm chứa một ý đồ nghệ thuật về không gian rộng mở, không gian
bên kia những eo thường nhật của con người.
Không chỉ là những khát khao, ước mơ về một cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp
hơn mà theo chúng tôi sáng bừng lên trong không gian tù đọng ấy chính là tình
người. Cụ Behrman đã đánh đổi, hi sinh cả cuộc đời mình cho nghệ thuật nhưng
sâu xa hơn là để cứu sống Johnsy. Công việc sáng tạo nghệ thuật ấy quả thật
không đơn giản. Chúng ta cứ thử hình dung giữa trời mưa giá lạnh lẽo của một
đêm đông ảm đạm, một ông lão một chiếc thang chới với, một ngọn đèn, một
bảng màu… trên bức trường cao eo hẹp, cũ kĩ đang sáng tạo nghệ thuật sẽ khó
khăn, vất vả như thế nào. Phải nghị lực, dũng cảm, khát vọng, đặc biệt phải yêu
thương con người thì cụ mới có thể tạo ra một chiếc lá hồn mĩ như vậy - đó là
kiệt tác trường tồn.
O.Henry xây dựng câu chuyện của mình xoay quanh khơng gian tù túng
đó lại làm chúng tơi liên tưởng đến khơng gian nhà tù trong Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân - một không gian đen tối, tàn ác, bần thỉu: Chỉ ngọn đèn dầu tù
mù, dưới đất chỉ toàn phân chuột, phân gián, nơi mà cái ác đang ngự trị. Nhưng
con người vẫn giữ được thiên lương trong sáng và chính nơi đó lại diễn ra cảnh
cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Như vậy nơi tăm tối đó cũng là nơi
sáng tạo ra nghệ thuật, thể hiện hoài bão tung hoành của một đời người, hơn thế
nữa ở đó con người ta vẫn tìm được tri âm tri kỉ, tìm thấy sự đồng điệu về tâm
hồn.
4.7.2. Thời gian
17



Thời gian của truyện được quan tâm không phải do ý muốn chủ quan của
người đọc mà là do đặc trưng của nghệ thuật xử lí thời gian của O.Henry. Thời
gian là một nhân tố góp phần tạo nên ý nghĩa, sức hấp dẫn trong Chiếc lá cuối
cùng của O.Henry.
Truyện Chiếc lá cuối cùng được đặt trong thời gian vài ngày. Truyện ngắn
này được nhà văn kể về một đoạn đời của nhân vật Sue, Johnsy, cụ Behrman.
Không những thế O.Henry còn lựa chọn những thời điểm chủ chốt của cuộc đời
nhân vật để đưa vào truyện. Mỗi nhân vật trong truyện đều được đặt vào một
thời điểm chủ chốt của cuộc đời để mỗi nhân vật quyết định sự tồn tại của mình.
Johnsy tự cho rằng cuộc sống của mình dần ra đi theo những chiếc lá trường
xuân, khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cơ sẽ chết. Nhưng khi thấy chiếc lá trơ trọi
trên bức tường kia vẫn bám vững mặc cho mưa quật gió quét, Johnsy đã thay đổi
ý định đợi cái chết đến với mình. Cụ Behrman khơng ngại khó khăn, vất vả, đã
dũng cảm hi sinh, quyết định vẽ chiếc lá trong đêm đông mưa lạnh, sáng tạo
một tác phẩm nghệ thuật để đời, đặc biệt là để cứu sống Johnsy.
Trong Chiếc lá cuối cùng, nếu khu phố dễ khiến người ta vòng vèo rồi đi
nhầm trở lại vị trí xuất phát thì thời gian cũng gây sửng sốt cho người đọc. Thời
gian theo cái nhìn vật lí ln trải đều về phía trước. Nếu dùng số đếm biểu thị
thời gian thì sẽ là: một, hai, ba, bốn, năm…Đấy là quy luật vĩnh hằng của tự
nhiên. Nhưng trong Chiếc lá cuối cùng ta thấy thời gian được biểu thị khác đi,
cũng vẫn những con số ấy nhưng lại được đếm ngược: năm, bốn, ba, hai, một…
Những con số đếm ngược ấy được đếm bởi Johnsy và đây cũng là lời nói đầu
tiên của cơ trong tác phẩm. Lời nói ấy là lời độc thoại của Johnsy với chính bản
thân mình: lời khai tử. Bởi vậy, mỗi buổi sáng Johnsy tàn nhẫn bảo bạn kéo rèm
lên đâu chỉ có hai cơ gái kia hồi hộp mà cả độc giả cũng phập phồng theo nỗi lo
của họ.
Trong tác phẩm ta cịn nhận thấy có sự mâu thuẫn giữa vận động thời gian
ngược của người bệnh để đi đến chỗ chết và sự vận hành của thời gian vũ trụ là

đi đến sự sống, luân hồi. Và rồi sáng hôm thứ ba xung đột, mâu thuẫn ấy dừng
lại khi hai vận động ấy gặp nhau. O.Henry đã đưa ra cái kết bất ngờ. Dường như
ở cái kết ấy, người muốn chết thì khơng chết cịn người khơng muốn chết thì lại
chết. Nếu dừng ở góc độ này thì O.Henry thật tàn nhẫn “Chiếc lá cuối cùng” sẽ
có một cái kết thúc buồn. Ở đây tác giả như đang xoay dịng thời gian về đúng
chu trình của nó: một, hai, ba, bốn, năm…khi quyết định để cho cụ Behrman ra
đi và để cho Johnsy tiếp tục sống. Cái chết của cụ Behrman như một người già
ra đi, là sự tiếp nối hòa trong cái vĩnh hằng của vũ trụ vơ biên và truyện có kết
thúc có hậu.
Như vậy, thời gian ngược và thời gian xuôi là yếu tố nghệ thuật rất đặc biệt
của truyện. Tác giả không thể xoay ngược thời gian giống như cô gái Johnsy
18


không thể chết. Johnsy tiếp tục sống, cụ Behrman ra đi là quy luật của sự sống,
luân hồi.

Phần 3. KẾT LUẬN
O.Henry – nhà văn Mỹ có duyên viết truyện ngắn. Đọc truyện ngắn của ông
ta vừa cảm nhận được hiện thực đầy rẫy những đau thương cho lớp người nghèo
19


khổ vừa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn những con người ấy qua tình huống
truyện bất ngờ, cảm động.
Chiếc lá cuối cùng được coi là giọt nước trong biển cả của nền văn học Mỹ.
Truyện ngắn tràn đầy tình thương yêu và niềm tin của con người. Không chỉ có
vậy Chiếc lá cuối cùng cịn là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài gợi
lên cho chúng ta nhiều say mê và suy nghĩ. Qua tài nghệ thuất viết truyện ngắn
của O.Henry ta thấy được bức thông điệp xanh mãi mãi tươi non trong lịng mỗi

người. Đó là tình bạn, là tình u thương con người, tấm lịng nhân hậu và đức
hi sinh cao cả của người nghệ sĩ già càng làm cho ta tin thêm về lòng tốt của
con người. O.Henry muốn nhắn nhủ nhân loại hãy phấn đấu cho hạnh phúc con
người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người. Bởi nghệ thuật hướng con người
tới những gì đẹp nhất, lâu bền nhất – đó là tình thương “nơi lạnh lẽo nhất khơng
phải là bắc cực mà là nơi khơng có tình thương”.
Chiếc lá cuối cùng của O.Henry với vẻ đẹp của giá trị nhân văn, giá trị nhân
bản đã trở thành một trong những truyện ngắn mẫu mực nhất của nền văn học
Mỹ nói riêng nền văn học nhân loại nói chung. Truyện ngắn làm rung động tâm
hồn mỗi thế hệ người đọc hôm qua, hôm nay và mai sau.
Đặc sắc trong truyện ngắn của O.Henry là những tình tiết ngẫu nhiên đơi khi
đến phi lí, những kết thúc mở bỏ nửa, có lúc khắc nghiệt hoặc oái ăm tác động
vào người đọc hoặc bất ngờ thích thú nhưng khơng q thỏa mãn, hoặc bâng
khng nhưng không nặng nề. Đây là phong cách lãng mạn kết hợp cổ điển của
O.Henry, nhưng đặc biệt ở truyện ngắn của ơng cịn có các dấu ấn của hậu hiện
đại, một yếu tố khó kiếm vào khoảng đầu thế kỉ XIX. Những dấu ấn này xuất
hiện từ tư tưởng cho đến kết cấu nghệ thuật, từ đó tạo nên những nét riêng, mới
trong truyện ngắn của ông.
Truyện ngắn O.Henry luôn nổi bật với những thủ pháp nghệ thuật đặc biệt
từ kết cấu truyện đến xây dựng hình tượng nhân vật, điều đó làm truyện ngắn
của ơng ấn tượng và khác biệt hơn cả so với các nhà văn Mỹ đương thời.Cách
tiếp cận của O.Henry mang phong cách cổ điển với giọng điệu triết lí và hướng
đến những kết thúc có hậu. Tuy nhiên, các yếu tố hậu hiện đại vẫn được ơng tiếp
nhận góp phần làm mới ngịi bút và hướng đến những khía cạnh khác biệt trong
chủ đề.Vì vậy có thể nói, dấu ấn hậu hiện đại trong sáng tác của O.Henry không
chỉ thể hiện rõ ở ý thức, tư tưởng phản ánh mà trước cả và rõ nhất là ở phương
thức, kĩ thuật phản ánh.
Trong truyện ngắn O.Henry, dấu ấn “trộn lẫn” các bút pháp, thủ pháp sáng
tác khá phong phú và rõ nét như: truyền thống, cổ điển với hiện đại, hiện thực
với phi lí, triết lí với diễu nhại, hài hước… Các thủ pháp nghệ thuật được

O.Henry kết hợp “trộn lẫn” và sáng tạo đẩy lên các tầng đối lập, khác biệt, từ đó
20


tạo nên những tác phẩm có sức sống riêng, hơi thở riêng của O.Henry làm người
đọc chú ý và để lại nhiều chiều suy ngẫm.
O.Henry lại mờ nhòe đi những nét cá tính riêng tiêu biểu ở nhân vật,
truyện ngắn của ơng khơng có độc thoại nội tâm mà thiên về kiểu người hành
động, khác hẳn so với bút pháp truyền thống.
Đặc biệt trong sáng tác của O.Henry đã xuất hiện tính “liên văn bản” dù
đơi lúc cịn mờ nhạt, được nhà văn thực hiện một cách tự giác và khơng tự giác.
Tính này được xét trong 2 mối quan hệ: thứ nhất là mối quan hệ giữa những tác
phẩm (truyện ngắn) của O.Henry với nhau; thứ hai là mối quan hệ giữa truyện
ngắn O.Henry với các “văn bản-loại hình nghệ thuật” khác như: mĩ thuật, kiến
trúc, điện ảnh, âm nhạc, sắp đặt,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thị Lan Anh, Kết thúc bất ngờ trong truyện ngắn O.Henry
21


2. Lê Huy Bắc, Tạp chí văn học Nghệ thuật truyện ngắn O.Henry
3. Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi, Giáo trình Văn học phương
Tây
4.Trần Đình Sử, Lý luận văn học tập hai: Tác phẩm và thể loại văn học , NXB
Đại học Sư phạm, năm 2012
5.Lưu Thị Bích Thủy , Nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của O. Henry
6. Ngô Vĩnh Viễn, Tuyển tập “Chiếc lá cuối cùng”, NXB Văn học, 2007

22




×