Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dùng cây rau má lá rau muống chữa bệnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.12 KB, 5 trang )




Dùng cây rau má lá rau
muống chữa bệnh
Ở nước ta, cây rau má lá rau muống mọc hoang dọc bờ ruộng, hàng
rào, bãi cát. Ông cha ta thường dùng cây tươi, giã nát đắp chữa mụn
nhọt; sắc uống chữa ho lâu ngày hoặc ho lao và chữa sốt.
Theo Đông y, cây rau má lá rau muống có vị đắng, tính mát; có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, lương thuyết. Dưới đây là những ứng dụng
của cây rau má lá rau muống đã được chứng minh:


- Chữa cảm sốt, đau họng , lở miệng: 30 – 50 g tươi hoặc 15-30 g cây rau
má lá rau muống khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml, chia 3 lần uống/ngày
hoặc ngậm và nuốt từ từ. Dùng tiên lục cho đến khi khỏi hẳn.


Theo Đông y, cây rau má lá rau muống có vị đắng, tính mát; có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc

- Chữa viêm họng: Cây rau má lá rau muống tươi và rễ cỏ tranh, mỗi thứ
30 g, sắc nước uống trong ngày. Dùng đến khi hết đau họng.


- Mụn nhọt: Dùng 50-100 g toàn cây rau má lá rau muống tươi, nấu nước
rửa hằng ngày. Bên ngoài dùng lá tươi và hoa giã nhỏ đắp vào chỗ bị mụn
nhọt.
- Ho lâu ngày: 30 g cây rau má lá rau muống, mộc hồ điệp 10 g, nga bất
thực thảo 20 g, sắc với 500 ml nước còn 100 ml, chia 2-3 lần uống trong
ngày. Dùng liên tục 10-30 ngày.





- Chữa viêm tai giữa: Dùng cây rau má lá rau muống tươi giã nát, vắt lấy
nước cốt, nhỏ vào tai bị viêm, ngày nhỏ 3-4 lần, mỗi lần 2 giọt.


- Viêm đường tiết niệu: Cây rau má lá rau muống 40 g, mã đề 30 g, dây
bòng bong 30 g, cây chó đẻ 20 g. Sắc uống 7-10 ngày.


- Chữa tiêu chảy: Cây rau má lá rau muống 12 g, lá ổi 12 g, sắc lấy nước,
chia 2 lần uống trong ngày.


- Chữa chín mẻ (sưng buốt đầu ngón tay): Hái một nắm cây rau má lá rau
muống tươi giã nát, đắp lên chỗ sưng đau, băng cố định lại.

×