1
Gíao dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan
A.MỞ ĐẦU:
1/ Lí do chọn đề tài:
*Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng
ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động
mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được
với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục
phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Và thực sự ngành giáo dục
đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói
đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là :
“Tài và Đức”.
Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài
là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu
quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình trạng này
không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong cả trường học. Biểu hiện
rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh chưa ngoan, yếu kém về đạo
đức. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học lực yếu, học lực
kém, làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học.
Là người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp học
sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em có điều
2
kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn nắn kịp thời tiến bộ qua
từng ngày.
-Mặt khác trong những năm qua các mặt hoạt động Đội và phong trào Thanh
thiếu nhi của Liên Đội Trường Tiểu học Cẩm Long luôn đạt được những thành tích
rất xuất sắc. Bên cạnh việc đạt được thứ hạng cao trong các hội thi do Hội đồng Đội
tỉnh, Hội đồng Đội huyện và Hội đồng Đội xã tổ chức thì việc thực hiện nội qui, nề
nếp của học sinh từng bước được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Các em
học sinh đã ngày càng ý thức hơn, chấp hành tốt hơn các nội qui, qui định của nhà
trường cũng như Liên đội.
-Trong việc thực hiện các nề nếp, việc tham gia thực hiện các phong trào do
Liên đội cũng như nhà trường phát động trong học sinh, nhà trường và Liên đội luôn
quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan từ những việc làm đơn
giản như: Đi thưa về trình, biết chào hỏi lễ phép với ông bà, cha mẹ, với thầy cô và
người lớn…
-Qua công tác giáo dục tư tưởng, tổ chức tổ chức các hoạt động theo chủ điểm
như: Nhớ ơn thầy cô giáo, yêu quí mẹ và cô, giữ gìn văn hoá dân tộc…, Nhà trường
và Liên đội thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá tuyên dương-phê bình. Từng
ngày các em sẽ ý thức được việc biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô
-Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh cá biệt, thiếu ý thức, thiếu sự quan tâm
của cha mẹ, lại thường hay giao du với các phần tử xấu ngoài xã hội dẫn đến việc
các em thiếu lễ phép với người lớn, không vâng lới thầy cô, cha mẹ…v..v. Nhằm
khắc phục tình trạng trên tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học
sinh chưa ngoan” để nghiên cứu thực hiện trong năm học này.
2/Đối tượng nghiên cứu:
3
-Đội viên khối 4 và khối 5
-Hướng dẫn học sinh có thói quen đi thưa về trình, biết lễ phép với người lớn,
biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Không nói tục, chửi thề…
3/Phạm vi nghiên cứu:
-Vì đây là đề tài khá nhạy cảm, gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, sử
dụng các phương pháp nghiên cứu và được thực hiện lần đầu tiên tại đơn vị. Nên
việc nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan”
chỉ giới hạn trong phạm vi lớp 5B.
4/Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp khảo sát-quan sát.
-Phương pháp kiểm tra-đánh giá.
-Phương pháp trò chuyện.
-Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.
*Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong đề tài này.
Vì mỗi phương pháp điều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu chúng ta
áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả đạt được rất
tốt trong việc thực hiện đề tài: “Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa
ngoan”
B.NỘI DUNG:
1/Cơ sở lí luận:
4
*Một số khái niệm có liên quan đến đề tài:
a/Giáo dục là gì:
- Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài: Từ nhà trường, gia
đình , xã hội, từ môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo.
- Theo nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách người được giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm nhà
trường, liên quan đến các mặt giáo dục, đức dục, mỹ dục, thể dục và giáo dục lao
động.
b/Đạo đức là gì:
Đạo đức là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những qui
tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh các hành vi
của mình sao cho phù hợp với lợi ích, với hạnh phúc của bản thân của cộng đồng và
sự tiến bộ xã hội trong mới quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với
xã hội.
c/Thế nào là học sinh chưa ngoan và dấu hiệu của học sinh chưa ngoan:
-Học sinh chưa ngoan là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình
thường của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ thường
ngày trẻ chưa ngoan còn được gọi là trẻ “khó dạy”, “ Chậm tiến”…
*Những dấu hiệu của học sinh chưa ngoan:
- Tính mâu thuẩn trong hành vi do những mâu thuẩn trong sự phát triển nhân
cách tạo nên. Trí tuệ phát triển nhưng tình cảm hầu như không phát triển, hoặc
5
ngược lại. Hay tầm hiểu biết rất hạn chế nhưng kinh nghiệm xấu trong cuộc sống
hàng ngày lại phong phú.
- Thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh.
- Lập trường sống ít kỹ.
- Tính không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng lúc thế này, lúc thế khác.
- Luôn chống đối các tác động giáo dục.
2/Cơ sở thực tiễn:
-Đối với học sinh trong quá trình hình thành thì trường học chính là nơi các
em chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất. Bước vào
trường học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ về
nghĩa vụ, trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của mình.
-Trong môi trường, mới các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa
dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng. Song,
bên cạnh đó các em hầu như chưa thật sự nổ lực, phấn đấu để trở thành người học
sinh toàn diện, mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp, vẫn còn tồn tại những cái xấu,
cái chưa hoàn hảo. Hay nói cách khác học sinh khá giỏi về học lực, tốt về đạo đức
rất nhiều nhưng học sinh yếu về học lực, có đạo đức chưa tốt vẫn còn. Hầu như các
em có đạo đức không tốt là những học sinh có hành vi đạo đức xuất phát từ những
động cơ xấu, không theo một chuẩn mực đạo đức nào.
-Như đã nói ở trên, những học sinh cá biệt chưa ngoan có tầm hiểu biết hạn
chế nhưng kinh nghiệm “xấu” trong cuộc sống hàng ngày lại rất phong phú, có thái
độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh, lập trường sống ít kỷ, luôn
chống đối các tác động giáo dục. Các em thường lập thành một nhóm riêng không