Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phòng tránh bệnh loãng xương doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.52 KB, 5 trang )

Phòng tránh bệnh loãng
xương
Loãng xương là căn bệnh làm cho xương trở nên bị giòn và dễ gãy. Mật
độ của xương được xác định bởi chất lượng của xương trên một đơn vị
thể trọng nhất định.
Chứng loãng xương được chẩn đoán khi mật độ xương bị giảm đến mức
xương có thể bị gãy ngay cả khi không bị chấn thương. Nên làm gì để tránh
khỏi nguy cơ này?

Ý thức phòng bệnh

Cần có ý thức phòng bệnh, biết được những rắc rối sẽ mắc phải nếu bị bệnh.
Nên xem xét lại những thói quen của mình. Biện pháp tốt nhất để phòng
bệnh loãng xương là có một lối sống lành mạnh cũng như bổ sung đủ lượng
canxi và vitamin D. Định mức đối với những người từ 50 tuổi trở xuống là
1000mg can-xi và 10-20 microgram vitamin D. Từ trên 50 tuổi thì định mức
này sẽ là 1200mg can-xi và 20-25microgram vitamin D.

Chế độ dinh dưỡng giàu canxi

Những nguồn dinh dưỡng giàu can-xi nhất là sữa, pho mát, sữa chua và các
sản phẩm khác từ sữa. Tiếp đến là các loại rau quả như bắp cải, bông cải
xanh, cá, cá mòi, cá hồi (ăn cả xương). Ngoài ra, nguồn thực phẩm giàu
canxi còn có lòng đỏ trứng, gan, nước cam hoặc sữa đậu nành. Có một số
loại thực phẩm cản trở đến sự hấp thụ can-xi, đặc biệt là những loại chứa
nhiều oxalat như rau bi-na, củ cải, hoặc phytates (đậu Hà lan, cám lúa mỳ).
Chế độ ăn với hàm lượng cao protein động vật, natri hoặc chất caffein cũng
có thể cản trở hấp thụ canxi




Uống bổ sung thuốc vitamin D và canxi

Nếu đã hấp thụ lượng canxi đầy đủ từ thức ăn thì không nhất thiết phải uống
thêm thuốc chứa canxi, nhưng trẻ em nếu bị còi xương chậm lớn thì nên
uống bổ sung canxi theo đúng liều lượng chỉ định. Có thể uống thuốc bổ
sung vitamin D, nhất là vào mùa lạnh có ít ánh nắng mặt trời để tạo nguồn
vitamin D tự nhiên. Hơn nữa, đối với người có tuổi khi sự sản sinh vitamin
D bị chậm lại cũng nên uống thuốc bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, cần lưu ý
những nguồn bổ sung vitamin D và canxi có thể tăng nguy cơ phát sinh sỏi
thận, vì thế nếu cần uống thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Ngoài ra, những thuốc bổ sung canxi có thể làm đầy hơi, gây chướng bụng
và táo bón. Có thể dễ dàng tránh được các triệu chứng này nếu uống nhiều
nước và ăn các loại rau quả có nhiều chất xơ. Canxi cũng có thể làm cản trở
hoạt động của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh dòng Tetracyline, các
thuốc ức chế bơm proton và kích thích tố tuyến giáp. Ngoài ra không nên
uống đồng thời viên sắt cùng với các thuốc bổ sung canxi.



Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Rèn luyện thể lực

Các bài tập thể dục cũng là cách thức quan trọng để chống loãng xương. Tập
luyện thường xuyên, điều độ và với cường độ vừa phải (ít nhất là 3 lần và
tổng cộng không dưới 90 phút/tuần) sẽ làm giảm phát sinh chứng loãng
xương. Các bài tập phù hợp với sức khỏe cần thực hiện thường xuyên và
suốt đời. Điều này sẽ mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể là với cách thức
phòng ngừa này thì mật độ xương ở những người trẻ tuổi sẽ tăng 2-8% trong

một năm. Tuy nhiên, đối với người già thì không nên áp dụng các bài tập thể
dục nhịp điệu bởi sẽ chỉ làm tăng nguy cơ gãy xương, bơi lội và đi xe đạp
cũng không làm cho xương đặc thêm.

Lối sống lành mạnh

Hạn chế uống cà phê, rượu và bỏ thuốc lá. Đối với người có tuổi dễ phát
sinh các yếu tố nguy cơ như bước đi chậm và không đều bước, đi lại trên
những tuyến đường mấp mô hoặc trơn trượt dễ ngã, huyết áp thấp vào buổi
sáng, thị lực kém, một số loại thuốc (thuốc an thần và thuốc ngủ làm chậm
phản ứng). Do đó, điều quan trọng nhất là có những biện pháp cụ thể để
giảm thiểu nguy cơ gây loãng xương.

×